Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Đề án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía bắc việt nam theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN





NGUYỄN THANH HẢI




ph¸t triÓn n«ng nghiÖp c¸c tØnh trung du
miÒn nói phÝa b¾c viÖt nam theo h-íng bÒn v÷ng

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 62.31.01.05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

- GS.TSKH. LÊ DU PHONG
- PGS.TS. PHẠM NGỌC LINH


HÀ NỘI, NĂM 2014




i
LỜI CAM ĐOAN

Nghiên cứu sinh cam đoan trong luận án này:
- Các thông tin, số liệu trích dẫn được trình bày theo đúng quy định.
- Các thông tin, số liệu sử dụng là trung thực, xác đáng, tin cậy, có
căn cứ.
- Những luận cứ, phân tích, đánh giá, kiến nghị được trình bày trong
luận án là nghiên cứu và quan điểm cá nhân riêng của nghiên cứu
sinh. Không sao chép nguyên văn của bất kỳ tài liệu nào đã được
công bố.
Nghiên cứu sinh cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập và
hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận án.

Tác giả luận án




ii
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài luận án “Phát triển nông nghiệp các
tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững”, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện của ban lãnh đạo, các nhà khoa
học, cán bộ, chuyên viên của viện Chiến lược phát triển, bộ Kế hoạch và Đầu
tư, tập thể Ban giám hiệu, khoa sau Đại học trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH.Lê Du Phong,
PGS.TS Phạm Ngọc Linh, những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực

hiện luận án. Tôi xin cám ơn các nhà khoa học đã có những ý kiến, nhận xét,
phản biện giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tài luận án này.
Tôi xin cám ơn các cơ quan, đơn vị, các cá nhân đã hỗ trợ cung cấp các
thông tin, số liệu giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn TU-HĐND-UBND tỉnh Phú Thọ, bạn bè,
đồng nghiệp của tôi đang công tác tại huyện Ủy, HĐND, UBND huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ và các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn gia đình đã động viên, khích lệ tôi trong
xuốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận án





iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 10
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ 10
NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10
1.1. Những nghiên cứu của thế giới 10

1.2. Các nghiên cứu trong nước 12
CHƯƠNG 2 28
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 28
2.1. Những nhận thức cơ bản về phát triển bền vững 28
2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững 31
2.2.1. Nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 31
2.2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững và các tiêu chí đánh giá 35
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp 43
2.4. Kinh nghiệm phát triển bền vững nông nghiệp của một số nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới 46
2.4.1. Kinh nghiệm của Hà Lan 46
2.4.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc 53
2.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan 59
2.4.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc 61
2.4.5. Những bài học có thể rút ra cho Việt Nam nói chung, cho các tỉnh trung du miền
núi phía Bắc nói riêng về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững 63
CHƯƠNG 3 66
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở
CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2000- 2012 66
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc ảnh
hưởng đến phát triển bền vững nông nghiệp 66
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 66
3.1.2. Đặc điểm kinh tế 70
3.1.3. Đặc điểm xã hội 71
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc
giai đoạn 2000- 2012 72
3.2.1. Sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng liên tục và khá ổn định 73



iv
3.2.2. Ngành trồng trọt phát triển đều qua các năm 74
3.2.3. Ngành chăn nuôi của các địa phương trong vùng đã từng bước phát triển theo
hướng sản xuất hàng hoá 79
3.2.4. Ngành lâm nghiệp đã được các tỉnh trong vùng quan tâm phát triển 81
3.2.5. Thuỷ sản cũng đã được các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc quan tâm phát
triển 83
3.2.6. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp 85
3.3. Đánh giá tính bền vững của phát triển nông nghiệp ở các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc Việt Nam thời gian qua 87
3.3.1. Bền vững về kinh tế 87
3.3.2. Bền vững về mặt xã hội 96
3.3.3. Bền vững về môi trường 101
3.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc 105
CHƯƠNG 4 112
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG ĐỐI VỚI 112
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC TỈNH TRUNG DU 112
MIỀN NÚI PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2020 112
4.1. Dự báo tình hình thế giới và trong nước có thể tác động đến phát triển bền vững
sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020 112
4.1.1. Bối cảnh quốc tế 112
4.1.2. Bối cảnh trong nước 114
4.1.3. Bối cảnh của vùng 116
4.2. Những quan điểm chủ yếu cần được quán triệt trong phát triển nông nghiệp các
tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững đến năm 2020 118
4.3. Những định hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các
tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020. 120
4.3.1. Đối với ngành trồng trọt 120
4.3.2. Đối với ngành chăn nuôi 122

4.3.3. Đối với ngành lâm nghiệp 123
4.3.4. Đối với ngành thuỷ sản 124
4.4. Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp ở các tỉnh vùng trung du miền
núi phía Bắc theo hướng bền vững đến năm 2020 124
4.4.1. Tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn toàn
vùng cũng như ở từng địa phương trong vùng. 125
4.4.2. Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá ở các tỉnh hoặc liên tỉnh có
lợi thế 126
4.4.3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất của toàn vùng,
cũng như của từng tỉnh trong vùng 128
4.4.4. Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện và đặc
điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc 129


v
4.4.5. Lựa chọn phương thức canh tác phù hợp với điều kiện của vùng trung du miền
núi phía Bắc nói chung, của từng tỉnh trong vùng nói riêng 132
4.4.6. Ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
của các địa phương trong vùng 133
4.4.7. Đầu tư thoả đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất
nông nghiệp của vùng 135
4.4.8. Đầu tư phát triển các loại dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp 137
4.4.9. Mở rộng thị trường tiêu thụ các loại nông sản hàng hoá do người dân trong vùng
làm ra 139
4.4.10. Giải quyết có hiệu quả vấn đề an sinh xã hội cho người nông dân 140
4.4.11. Mạnh dạn điều chỉnh một số chính sách đối với vùng dân tộc miền núi nói
chung với sản xuất nông nghiệp nói riêng 142
KẾT LUẬN 144
CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 146
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
PHỤ LỤC 151
Phụ lục số 1: Năng suất, sản lượng lúa của các địa phương vùng trung du 151
và miền núi phía Bắc giai đoạn 2000- 2012 151
Phụ lục số 2: Năng suất và sản lượng ngô của các địa phương 153
vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2000- 2012 153
Phụ lục số 3: Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi các tỉnh vùng 155
trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2012 155
Phụ lục số 4: Hoa hồng pháp giữa núi rừng Sapa 158
Phụ lục số 5: Trồng vải thiều Lục Ngạn 159
Phụ lục số 6: Phát triển nuôi bò tại Mộc Châu 160
Phụ lục số 7: Đề án phát triển trồng dược liệu tại Hà Giang 161



vi
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

CHND
Cộng hòa nhân dân
EU
Cộng đồng Châu Âu
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
FAO
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc

Lao động
NCS
Nghiên cứu sinh

NSBQV
Năng suất bình quân vùng
NXB
Nhà xuất bản
IUNC
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế
PTBV
Phát triển bền vững
SWOT
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
UNDP
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
VNĐ
Việt Nam Đồng
XB
Xuất bản
WCED
Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp Quốc


vii
DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Vị thế của hàng nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới 47
Bảng 3.1: Khái quát tình hình cơ bản của các địa phương vùng trung du miền
núi phía Bắc năm 2012 69
Bảng 3.2: Lượng lương thực có hạt tính bình quân đầu người của vùng Trung

du miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2012 76
Bảng 3.3: Giá trị sản phẩm trồng trọt thu được trên 1 ha đất trồng trọt của các
tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc 78
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất thuỷ sản của các tỉnh vùng Trung du và miền núi
phía Bắc giai đoạn 2000-2010 (giá 1994) 84
Bảng 3.5: Thực trạng tổ chức sản xuất Nông nghiệp của vùng trung du miền
núi phía Bắc 86
Bảng 3.6: Năng suất, sản lượng lúa và ngô vùng trung du miền núi phía Bắc
giai đoạn 2000-2012 89
Bảng 3.7: Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản tính trên một ha
của các địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn
2008-2011 90
Bảng 3.8: Giá trị sản xuất lâm nghiệp tính trên 1 ha của các tỉnh vùng Trung
du miền núi phía Bắc năm 2010 944
Bảng 3.9: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của các địa phương vùng
trung du miền núi phía Bắc 966
Bảng 3.10: Tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương vùng Trung du và miền núi phía
Bắc từ năm 2006-2011 977
Bảng 3.11: Kết quả phát triển giáo dục và đào tạo của vùng Trung du và miền
núi phía Bắc giai đoạn 2000-2012 988
Bảng 3.12: Diện tích rừng bị cháy ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc
giai đoạn 2000-2012 104




viii
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 : Ba trụ cột của phát triển bền vững 29

Hình 3.1: Diện tích các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc 677
Hình 3.2 : Giá trị sản xuất nông- lâm- thuỷ sản vùng Trung du và miền núi
phía Bắc giai đoạn 2000-2010 73
Hình 3.3: Giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh vùng Trung du và miền
núi phía Bắc giai đoạn 2000-2012 - (giá năm 1994 - năm 2012
theo giá 2010) 83
Hình 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp vùng Trung du miền núi phía Bắc giai
đoạn 2000-2010 (giá 1994)* 88
Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp vùng trung du miền núi phía
Bắc giai đoạn 2000-2010 89
Hình 3.6: Năng suất lúa và ngô của các vùng giai đoạn 2000-2012 92
Hình 3.7: Giá trị sản phẩm trồng trọt và thủy sản thu được trên 1ha của các
vùng trong cả nước năm 2008 - 2011 933
Hình 3.8: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc
giai đoạn 2000-2010 955


1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trung du miền núi phía Bắc là vùng có núi non hùng vĩ nhất Việt Nam, là nơi
có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống nhất đất nước (35/54 dân tộc) và cũng
là nơi có đường biên giới trên bộ rất dài với hai nước: Cộng hoà Nhân dân (CHND)
Trung Hoa (trên 1500 km) và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào (560 km).
Chính vì vậy, Trung du miền núi phía Bắc là địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng trong
phát triển kinh tế xã hội, gìn giữ môi trường và bảo đảm an ninh quốc phòng của đất
nước.
Thấy rõ vị trí quan trọng của vùng trung du miền núi phía Bắc trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nên trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ khi thực
hiện đường lối đổi mới đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam

luôn quan tâm đến việc đầu tư phát triển mọi mặt đối với vùng này. Nhờ đó, kinh tế
của toàn vùng đã có sự phát triển khá nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của
đồng bào các dân tộc sinh sống trong vùng đã có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là
các mặt: ăn, ở, đi lại, học tập, điện, nước sinh hoạt và nghe nhìn, an ninh quốc
phòng trên địa bàn cơ bản được giữ vững.
Song do là vùng núi cao, địa hình bị chia cắt phức tạp, cơ sở hạ tầng thấp kém,
dân cư sống phân tán và trình độ dân trí còn quá thấp, nên kinh tế của vùng dù đã có
phát triển khá, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới được hình thành và phát
triển, đáng chú ý là các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nhưng ngành
sản xuất rộng lớn nhất, quan trọng nhất vẫn là ngành nông nghiệp. Sản xuất nông
nghiệp, trong đó quan trọng nhất là các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và lâm
nghiệp vẫn là lĩnh vực chính giải quyết việc làm, thu nhập và bảo đảm đời sống cho
đại bộ phận lao động và dân cư trong vùng.
Tuy nhiên, hiện tại sản xuất nông nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc
đang đứng trước những thách thức hết sức nghiêm trọng trong sự phát triển, đó là:
- Thứ nhất, đất sản xuất nông nghiệp ít, chỉ có 1.570.600 ha, chiếm 15,13%


2
diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả nước, nhưng phân bố rất phân tán trên
nhiều cấp độ địa hình khác nhau và độ màu mỡ của đất khá thấp. Điều đáng nói là
diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng không ngừng bị suy giảm về số lượng
do việc chuyển đổi mục đích sử dụng (phát triển công nghiệp, nhất là thuỷ điện,
khai thác hầm mỏ; phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và phát triển đô thị), và
suy giảm về chất lượng do bị xói mòn và rửa trôi vì mưa lũ tác động.
- Thứ hai, vùng trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất lâm nghiệp lớn
nhất trong các vùng của cả nước (5.662.700 ha, chiếm 34,79% diện tích đất lâm
nghiệp của cả nước). Rừng của vùng trung du miền núi phía Bắc không chỉ là nơi
bảo vệ nguồn đất, nguồn nước, điều hoà khí hậu cho vùng này, mà còn cho cả vùng
Đồng bằng Bắc bộ. Thế nhưng, điều hết sức đáng quan ngại là diện tích rừng của

vùng bị giảm hết sức nhanh trong những năm gần đây, có tỉnh như Sơn La độ che
phủ của rừng chỉ còn trên 10%.
- Thứ ba, vùng trung du miền núi phía Bắc là vùng có nguồn tài nguyên nước
rất phong phú (sông, suối, ao, hồ nhiều), song do việc sử dụng không hợp lý nên
hiện nay nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đang hết sức
khó khăn. Nguồn tài nguyên nước trên địa bàn ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm nặng.
- Thứ tư, do nhiều lý do khách quan và chủ quan mang lại, như: phát triển theo
chiều rộng, chạy theo lợi ích trước mắt, hiểu biết hạn chế .v.v, nên trong sản xuất
nông nghiệp, người dân đã dùng các loại phân hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực
vật cho các loại cây trồng, các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh cho các loài vật nuôi,
các loại hoá chất trong bảo vệ, cất trữ nông sản.v.v, không đúng quy định đã làm
cho đất đai, nguồn nước của vùng bị ô nhiễm và huỷ hoại khá nặng, ảnh hưởng lớn
đến sản xuất nông nghiệp của vùng trong tương lai.
- Thứ năm, cùng với sự thấp kém, sự lạc hậu của kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội
toàn vùng nói chung, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp của
vùng nói riêng, thì điều hết sức đáng lo ngại của nông nghiệp vùng này là phương
thức sản xuất còn hết sức lạc hậu. Tổ chức theo hộ gia đình và dựa trên phương thức
quảng canh là chính.


3
- Thứ sáu, hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng dựa vào sức lao động của
con người là chính, song người lao động ở trình độ mọi mặt, nhất là trình độ hiểu
biết về khoa học kỹ thuật nông nghiệp khá hạn chế, thu nhập và đời sống tuy có khá
hơn trước, những vẫn thuộc loại thấp nhất trong cả nước.
- Thứ bảy, vùng có biên giới chung với Trung Quốc trên 1500 km, một thị
trường có trên 1,3 tỷ người là một lợi thế không nhỏ trong việc tiêu thụ các loại
nông sản làm ra. Tuy nhiên, Trung Quốc là một thị trường hết sức phức tạp, sức ép
của họ đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng là hoàn toàn không nhỏ, nhất là
trong tương lai.

Những khó khăn, thách thức nêu trên cho thấy nếu cứ tiếp tục duy trì phương
thức phát triển nông nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc như hiện nay chắc
chắn sẽ mang lại cho vùng nói riêng và đất nước nói chung những hậu quả hết sức
nghiêm trọng về nhiều mặt.
Xuất phát từ đó, nghiên cứu sinh (NCS) chọn vấn đề “Phát triển nông nghiệp
các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững” làm đề tài luận
án Tiến sĩ kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển bền vững nói chung,
phát triển bền vững nông nghiệp nói riêng, luận án vận dụng để phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền
vững trong những năm đã qua và đề xuất giải pháp thúc đẩy nông nghiệp của vùng
phát triển nhanh theo hướng bền vững giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Mục tiêu cụ thể:
- Trình bày rõ lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam thời gian qua.



4
- Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy nông nghiệp
các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam phát triển theo hướng bền vững tới
năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững. Trong đó, nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng là gồm: nông nghiệp, lâm
nghiệp và thuỷ sản. Tuy nhiên, do điều kiện của vùng trung du miền núi phía Bắc
Việt Nam diện tích mặt nước không nhiều, ngành thuỷ sản có vị trí khá hạn chế, nên

luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và
lâm nghiệp là chính.
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững được hiểu là sản xuất nông
nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, đạt hiệu quả cao, mang lại thu
nhập tốt cho người lao động và bảo vệ được môi trường sinh thái. Tuy nhiên, do
những hạn chế về liệu, nên mảng xã hội và môi trường luận án cũng chỉ có thể đề
cập được ở một mức độ nhất định, không thể bảo đảm như những gì lý luận đã nêu
ra.
Về phạm vi không gian: luận án tiến hành nghiên cứu ở 14 tỉnh của vùng (có
so sánh với các vùng khác trong nước). Trong nghiên cứu, luận án nghiên cứu phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững của toàn vùng trung du miền núi phía Bắc
và nhìn từ khía cạnh của kinh tế phát triển, không nghiên cứu sâu từng địa phương
cũng như từng sản phẩm cụ thể.
Về phạm vi thời gian: luận án tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát
triển nông nghiệp ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2000-2012
và về đề xuất các giải pháp nâng cao tính bền vững của nông nghiệp cho vùng đến
đến năm 2020.
4. Về cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận nghiên cứu:
Để giải quyết thành công các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra, NCS


5
sử dụng các cách tiếp cận nghiên cứu sau đây:
- Thứ nhất, đi từ lý luận đến thực tiễn. Tức là từ khái niệm, nội dung, các tiêu
chí đánh giá về phát triển nông nghiệp đã được các nhà khoa học đúc kết và được
cộng đồng quốc tế thừa nhận, tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, rút
ra những mặt thành công cũng như những mặt còn hạn chế và nguyên nhân chủ yếu
của thực trạng đó. Từ đó có được những đề xuất có cơ sở khoa học, có tính khả thi

cho việc phát triển nông nghiệp của vùng theo hướng bền vững trong giai đoạn tới.
- Thứ hai, đi từ vĩ mô đến vi mô. Tức là xuất phát từ các chủ trương, chính
sách của Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam về phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững để xem xét, đánh giá việc triển khai thực hiện của các
địa phương, các cơ sở sản xuất và người dân như thế nào.
- Thứ ba, đi từ thực tiễn tới lý luận, từ vi mô đến vĩ mô. Tức là từ thực tiễn
phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của các địa phương vùng trung du
miền núi phía Bắc Việt Nam có thể đúc kết thành một số vấn đề để bổ sung cho lý
luận về phát triển bền vững nông nghiệp nói chung, cũng như bổ sung, hoàn thiện
các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ đối với vấn đề này.
- Thứ tư, tiếp cận theo hướng liên ngành và liên vùng. Tức là nghiên cứu phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc
phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, các lĩnh vực khác
trên địa bàn, cũng như với các vùng khác trong cả nước.
- Thứ năm, tiếp cận theo hướng hệ thống là cách nhìn nhận vấn đề qua cấu trúc
hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng, đó là một tiếp cận toàn diện và động. Tiếp
cận này giúp cho việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố trong
phát triển bền vững bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.
- Thứ sáu, tiếp cận thể chế, tiếp cận này góp phần cho việc phân tích việc thực
thi các chính sách, quy định của chính phủ từ đó xác định được các giải pháp phù
hợp với đặc điểm riêng của vùng trung du miền núi phía Bắc, tạo được động lực cho
phát triển.


6
Phương pháp nghiên cứu: Những phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng
trong luận án bao gồm:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu thông qua các tài liệu, báo cáo: Đây là các số liệu được
thu thập qua các niêm giám thống kê, các báo cáo của các tỉnh trung du miền núi

phía Bắc Việt Nam và các nghiên cứu liên quan đã được triển khai trên địa bàn.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Để có cơ sở vững chắc cho việc
phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, từ đó có thể đề xuất được một số kiến nghị
có cơ sở khoa học cho quá trình phát triển này trong tương lai, NCS đã tiến hành
khảo sát thực tế tại một số địa bàn trong vùng có sự nổi trội trong phát triển nông
nghiệp.
+ Phương pháp chuyên gia: Đây là hình thức thu thập thông tin thông qua
việc tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý am hiểu về vấn nghiên
cứu, cụ thể:
 NCS đã gặp gỡ, trao đổi với một số đồng chí lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn một số địa phương trong vùng như: Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Phú Thọ, tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La về thực trạng phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững của địa phương họ trong thời gian qua và những dự
định cho tương lai về vấn đề này.
 NCS cũng đã đến một số huyện có những sản phẩm nông nghiệp đặc sản và
trong thực tiễn họ đã phát triển các sản phẩm đó khá tốt như: huyện Lục Ngạn tỉnh
Bắc Giang (trồng vải); huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (trồng cam); huyện Mộc
Châu. tỉnh Sơn La (nuôi bò, trồng hoa); huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (trồng hoa, nuôi cá
hồi, cá tầm) v.v. để tìm hiểu thực tế khai thác các lợi thế trong phát triển nông nghiệp
theo hướng bền vững của các địa phương này.
 NCS cũng đã gặp gỡ, xin ý kiến của một số nhà khoa học, nhà quản lý am hiểu
về phát triển bền vững đặc biệt là phát triển nông nghiệp bền vững ở Bộ Kế hoạch và


7
Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
Đại học Kinh tế quốc dân v.v. Về các vấn đề có liên quan đến luận án của mình.
+ Phương pháp phân tích cây vấn đề và phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức). Phương pháp phân tích cây vấn đề giúp cho NCS phân

tích được gốc rễ của vấn đề ảnh hưởng đến phát triển bền vững (PTBV) tại các tỉnh
trung du miền núi phía Bắc. Phân tích SWOT, giúp cho NCS phân tích được cụ thể
về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đưa ra được những giải pháp
phù hợp với điều kiện của đặc thù của vùng.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu:
Luận án đã tổng hợp các lý luận, các nghiên cứu có liên quan đến phát triển
bền vững, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nói chung, phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững đối với các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc Việt
Nam nói riêng. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng trong việc thu thập và xử
lý các tài liệu thực tiễn có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án.
Việc tổng hợp các tư liệu được triển khai theo nhiều bước:
+ Tìm kiếm, tổng hợp các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ
chức quốc tế trên thế giới nói về phát triển bền vững đối với một quốc gia, một
vùng lãnh thổ, hoặc một ngành, một lĩnh vực kinh tế cụ thể.
+ Sưu tầm các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý,
các Viện Nghiên cứu, các trường đại học ở Việt Nam đã được xuất bản nói về phát
triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước nói chung hoặc phát triển bền vững đối
với một vùng, một ngành hoặc một lĩnh vực nào đó nói riêng.
+ Sưu tầm các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu đề cập đến các
vấn đề có liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các địa
phương vùng trung du miền núi phía Bắc (phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có
ưu thế, phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho
người nông dân. v.v.)
+ Tập hợp số liệu thống kê về phát triển nông nghiệp của cả nước nói chung


8
của từng tỉnh trên địa bàn vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng. Ngoài ra,
NCS cũng đã cố gắng đến một số huyện trong vùng để thu thập một số tư liệu về
phát triển nông nghiệp để phục vụ cho việc nghiên cứu, viết luận án.

- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp biện chứng: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt
luận án, đặc biệt khi phân tích về tác động qua lại giữa lĩnh vực kinh tế-xã hội và
môi trường trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, cũng như
tác động của việc đầu tư các nguồn lực đến quá trình phát triển đó. Mặt khác, các
tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc có quan hệ mật thiết với các tỉnh vùng đồng
bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam của nước CHND Trung Hoa, các tỉnh phía
Bắc của nước CHDCND Lào, nên cũng phải phân tích để thấy được tác động qua
lại trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng này với các vùng
phía trên như thế nào, từ đó có được những giải pháp hợp lý cho tương lai.
+ Phương pháp so sánh, lịch sử: Quá trình phát triển nông nghiệp của các tỉnh
trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững không chỉ được phân tích, so sánh,
đối chiếu qua từng giai đoạn phát triển của bản thân vùng này, mà còn được so sánh
với các địa phương, các vùng khác trong cả nước.
5. Những đóng góp chủ yếu của luận án
- Luận án đã hệ thống hoá và làm rõ các khái niệm có liên quan đến phát triển
bền vững nông nghiệp, đặc biệt là khái niệm, nội dung và các tiêu chí chủ yếu đánh
giá. Trên cơ sở đó đã xây dựng được khung lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng
phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc
Việt Nam.
- Đã vận dụng khung lý luận được xây dựng đánh giá đúng thực trạng phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt
Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
- Trên cơ sở dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế có thể tác động đến phát


9
triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững giai
đoạn từ nay đến năm 2020, luận án đã đưa ra hệ thống quan điểm, định hướng và
giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển theo hướng bền vững của nông

nghiệp vùng này.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững nông nghiệp.
Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh
trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2000-2011.
Chương 4: Giải pháp nâng cao tính bền vững đối với phát triển nông nghiệp ở
các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam đến năm 2020.



10
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Vào những năm cuối của thế kỷ XX, do sự bùng nổ về dân số, sự phát triển
vượt bậc về kinh tế, nên con người khai thác và sử dụng quá mức làm cạn kiệt các
nguồn tài nguyên, huỷ hoại môi trường đến mức báo động. Trước thực trạng đó,
phạm trù phát triển bền vững được ra đời. Phạm trù phát triển bền vững xuất hiện
lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” được công
bố bởi Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) với
nội dung là:
“ Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà
còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường
sinh thái học”.
Bắt đầu từ đó, phát triển bền vững của một quốc gia nói chung, của từng ngành,

từng lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực có liên quan mật thiết đến
các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: đất đai, nguồn nước, rừng và biển và liên
quan đến cuộc sống của con người nói riêng, đã được nhiều tổ chức, các viện
nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đưa
vào ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Dưới đây là một số nghiên cứu đáng quan
tâm của thế giới và trong nước có liên quan đến vấn đề này:
1.1. Những nghiên cứu của thế giới
1-Robert Goodland, George Ledec đã có công trình nghiên cứu: Neoclasical
economics and Principles of sustainable Development, Elsevier B.V, USA-1987,
nghiên cứu về chuyển đổi các mô hình kinh tế-xã hội từ chủ yếu dựa vào khai thác,
sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên sang mô hình kinh tế xã hội phát
triển bền vững, vừa bảo đảm đáp ứng được sự phát triển hiện tại của xã hội loài
người, vừa tạo ra được cơ sở phát triển cho các thế hệ tương lai. [40]


11
2- Sudhir Anand và Amartya Sen, trong công trình nghiên cứu: Phát triển bền
vững: Khái niệm và các ưu tiên, do UNDP công bố tại New York, January 1996
cũng đã khẳng định rằng: Phát triển bền vững cần được hiểu một cách toàn diện,
đầy đủ trên cả ba khía cạnh là, tăng trưởng kinh tế ổn định, thực hiện tốt tiến bộ và
công bằng xã hội, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường sống. Để bảo đảm phát triển
bền vững các NCS cũng đã đưa ra nhiều điều cần lưu ý, trong đó đáng quan tâm là:
Sử dụng hợp lý đất đai, bảo về rừng và nguồn tài nguyên nước, tiết kiệm năng
lượng và giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. [41]
3- Dakley, Peter et al trong nghiên cứu: Projects with People: The Practice of
Participation in Rural Development, Geneva: International Labour Offic, đã nêu rõ:
muốn phát triển kinh tế xã hội nông thôn nhanh, theo hướng hiện đại, con đường
đúng nhất là phải phát triển theo hướng bền vững, tức là phải kết hợp hài hoà trong
việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên với nguồn lực con người. Trong đó,

nghiên cứu cho rằng việc để người nông dân tham gia vào thực thi, cũng như kiểm
tra, giám sát các chương trình, dự án Phát triển nông thôn là yếu tố cực kỳ quan
trọng cho sự phát triển bền vững của khu vực này. [42]
4- Frank Ellis (1995) đã có công trình nghiên cứu: Chính sách nông nghiệp
trong các nước đang phát triển, nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành, đã phân tích
khá toàn diện những mặt tích cực cũng như những mặt còn hạn chế trong chính
sách phát triển nông nghiệp của các nước đáng phát triển, đặc biệt là những mặt
còn hạn chế. Do muốn phát triển mạnh, muốn nhanh chóng nâng cao mức sống
của người dân, nhất là về tiêu thụ lương thực và thực phẩm, các nước này thường
vấp phải sai lầm là khai thác một cách quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và sử dụng quá mức các loại phân hoá học, các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh và
dịch bệnh, các loại hoá chất kích thích tăng trưởng cây trồng, các loại tăng trọng
cho gia súc gia cần, cũng như bảo quản các loại nông sản đã sản xuất ra. Hậu quả
là môi trường sinh thái và môi trường sống của con người bị huỷ hoại. Xuất phát
từ đó, Frank Ellis khuyên các nước đang phát triển nên nhanh chóng điều chỉnh lại


12
chính sách phát triển nông nghiệp, trong đó quan trọng là nên phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững. [43]
5-World Bank (1998) trong nghiên cứu: Agriculture and Environment,
Perspectives on Sustainable Rural Development, Ernst Lutz cũng đã khuyến cáo với
các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển rằng: Trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn, phải đặc biệt coi trọng việc gắn kết hài hoà giữa
phát triển sản xuất với gìn giữ và bảo vệ môi trường, nhất là môi trường đất, môi
trường nước, môi trường không khí và môi trường rừng. Các quốc gia chỉ có thể đạt
được sự thành công trong phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn khi và chỉ
khi đi theo hướng phát triển bền vững. [44]
6-World Bank (2003): Phát triển bền vững trong một thế giới năng động, thay
đổi thể chế, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống. Công trình nghiên cứu này đã chỉ

ra rằng, trong thời đại ngày nay, thời đại khoa học và công nghệ phát triển hết sức
nhanh chóng và toàn cầu hoá là một xu thế phát triển khách quan, xu thế tất yếu, các
quốc gia muốn phát triển nhanh, muốn không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân, con đường duy nhất là phải phát triển bền vững. [45]
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Quan điểm phát triển bền vững kinh tế xã hội nói chung, phát triển bền vững
từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể nói riêng đã đi vào Việt Nam khá sớm và đã được
Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, các nhà khoa học Việt Nam cũng
như các ngành, các địa phương ở Việt Nam tiếp nhận, nghiên cứu và triển khai ứng
dụng khá nhanh. Đã có nhiều hội nghị, hội thảo, nhiều chủ trương, chính sách và
nhiều công trình nghiên cứu về phát triển bền vững đất nước nói chung, phát triển
bền vững nông nghiệp nói riêng được thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua.
Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:
1- Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam: "Định hướng chiến lược phát triển
bền vững ở Việt Nam”. Đây có thể coi là tuyên ngôn của Việt Nam về phát triển bền
vững đất nước giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2020. Trên cơ sở thấy rõ sự cần thiết
phải phát triển đất nước theo hướng bền vững, Chiến lược này đã đưa ra những định


13
hướng cơ bản về sử dụng các nguồn lực (các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn
lực con người, nguồn lực khoa học-công nghệ ) để phát triển nhanh và có hiệu quả
nền kinh tế, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện ngày càng tốt hơn sự
công bằng và dân chủ xã hội, gìn giữ và bảo vệ tốt môi trường sinh thái. [8]
2- Hội nghị Quốc gia về phát triển bền vững tại Hà Nội tháng 12/2014 về
“Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững” đã chỉ rõ sự cần thiết phải phát
triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam bền vững, theo hướng: Phải bảo vệ và sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất và nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phải
đẩy mạnh việc trồng rừng và bảo vệ rừng, phải khai thác hợp lý các nguồn lợi thuỷ hải
sản, phải bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học và phải kiểm soát chặt chẽ việt sử dụng

các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, cũng như phải quan tâm đúng mức đến
xây dựng và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn, đến việc giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện dân chủ và công bằng xã
hội đối với mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn. [18]
3- Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi “Phát triển bền vững ở Việt Nam”,
Nhà xuất bản (NXB) Xã hội, HN 2007. Công trình này đã đưa ra các quan niệm về
phát triển bền vững, đặc biệt đã đi sâu phân tích những kết quả bước đầu, cũng như
những mặt còn hạn chế của Việt Nam trong phát triển bền vững trên cả ba phương
diện: Kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó công trình nghiên cứu cũng đã
khuyến nghị các chính sách và giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm thực hiện tốt hơn vấn đề
phát triển bền vững ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. [22]
4-TS Đinh Văn Ân: “Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội tốc độ
nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam”. NXB Thống kê, HN 2005. Công
trình nghiên cứu này đã hệ thống hoá và đưa ra quan niệm về phát triển bền vững
kinh tế-xã hội của một quốc gia. Trên cơ sở đó, công trình đã đi sâu nghiên cứu,
phân tích thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam những năm đã qua, chỉ
ra những gì là phù hợp với phát triển bền vững, cái gì là chưa phù hợp, thậm chí đi
ngược lại với phát triển bền vững, và kiến nghị các giải pháp nhằm phát huy những
mặt tốt và khắc phục những mặt còn hạn chế để giúp kinh tế-xã hội Việt Nam phát


14
triển ngày càng bền vững hơn. [2]
5- PGS.TS Bùi Tất Thắng: “Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt
Nam (thời kỳ 2011-2020)”. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2010. Công trình nghiên
cứu này đã tập trung phân tích các lý thuyết về phát triển nhanh và bền vững của
các học giả trên thế giới. Trên cơ sở đó đã đưa ra khái niệm về phát triển nhanh và
bền vững cũng như các tiêu chí đánh giá đối với nó có cơ sở khoa học và phù hợp
với Việt Nam. Từ đó công trình đã đi sâu phân tích, đánh giá quá trình phát triển
nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, chỉ ra những mặt phát triển đúng,

phù hợp với xu thế của thời đại, cũng như những mặt còn yếu kém, chưa phù hợp
với các tiêu chí bền vững cần quan tâm khắc phục. Công trình nghiên cứu cũng đã
đề xuất nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm giúp nền kinh tế
Việt Nam có thể phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn từ 2011-2020. [31]
6- Ngô Thắng Lợi: "Phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến
năm 2020". Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp bộ, Hà Nội 2010.
1

Nhờ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sự nỗ lực to lớn của các địa phương
trên địa bàn, thời gian qua vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có sự phát triển khá
tốt, nhất là trên các mặt: Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mạng lưới
kết cấu hạ tầng và thu hút vốn đầu tư. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đã trở thành
trung tâm kinh tế - chính trị - khoa học kỹ thuật, cung cấp dịch vụ cho khu vực phía
bắc và cả nước.
Tuy vậy, sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ còn bộc lộ nhiều
yếu kém và hạn chế đứng trên góc độ phát triển bền vững.
Đề tài đã tập trung phân tích sự chưa bền vững trong phát triển của vùng trên
các khía cạnh: Tăng trưởng của các ngành, các lĩnh vực kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng
theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo từng địa phương, việc phát triển các
ngành các lĩnh vực kinh tế có hàm lượng công nghiệp cao, việc toàn dụng lao động


1
Công trình nghiên cứu này đã cho thấy: Theo quyết định số 147/TTg ngày 11-9-1997, vùng kinh
tế trọng điểm Bắc bộ được xác định gồm 5 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải
Dương, Hưng Yên. Đến năm 2004, theo quyết định 145/2004/QĐ-TTg vùng có thêm 3 tỉnh nửa là:
Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.


15

đời sống của người dân và vấn đề ô nhiễm môi trường.
Từ thực trạng đó, đề tài đã kiến nghị nhiều chính sách và giải pháp nhằm phát
huy lợi thế của vùng và khắc phục những hạn chế, yếu kém còn đang tồn tại bảo
đảm cho vùng phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn. [21]
7- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000): “Chiến lược phát triển
nông nghiệp, nông thôn trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ 2001-2010”.
Trong chiến lược này, Bộ đã đưa ra những định hướng chủ yếu, cũng như những
chính sách và giải pháp cơ bản nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực,
đặc biệt là đất đai, nguồn nước, rừng, biển, vốn, lao động, khoa học và công nghệ nhằm
phát triển nhanh , theo hướng bền vững nông nghiệp và nông thôn nước ta, từ đó tạo
điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. [7]
8- Hà Ban: “Thách thức và triển vọng phát triển bền vững nông nghiệp và
nông thôn tỉnh Kon Tum”, NXB Đà Nẵng, 11/2007. Công trình nghiên cứu này đã
hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững nói chung, phát triển bền
vững nông nghiệp và nông thôn nói riêng, từ đó vận dụng vào phân tích thực trạng
phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum trong thời gian trước đó, chỉ ra
những thành công cũng như những mặt còn hạn chế trong phát triển hai lĩnh vực
này theo hướng bền vững. Trên cơ sở đó, công trình nghiên cứu đã đề xuất các cơ
chế, chính sách và giải pháp nhằm tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn tỉnh
Kon Tum phát triển theo hướng bền vững trong những năm tiếp theo. [6]
9- Nguyễn Hồng Cư: “Phát triển nông sản xuất khẩu theo hướng bền vững ở
Tây Nguyên”. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đà Nẵng 2010. Công trình này tập trung
nghiên cứu thực trạng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm: cà phê, chè, cao su, hạt
tiêu và hạt điều theo hướng bền vững ở vùng Tây Nguyên trong những năm vừa qua.
Từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm giúp sản xuất và xuất khẩu
các loại nông sản này trên địa bàn theo hướng bền vững hơn, hiệu quả hơn trong
những năm tiếp theo. [9]
10- PGS.TS Lê Du Phong, PTS. Hoàng Văn Hoa: “Phát triển kinh tế-xã hội



16
các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998. Công trình nghiên cứu này đã tập trung phân tích
thực trạng phát triển kinh tế-xã hội và môi trường của các vùng miền núi và dân tộc
ở Việt Nam, đặc biệt là những khó khăn, bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh
và bền vững (nhất là vùng miền núi phía Bắc). Trên cơ sở đó công trình nghiên cứu
đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm giúp các vùng này tháo gỡ khó
khăn để phát triển nhanh và theo hướng bền vững trong quá trình thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. [16]
11- PGS.TS Lê Du Phong, PTS. Hoàng Văn Hoa: “Kinh tế thị trường và sự
phân hoá giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”. NXB
Chính trị Quốc gia, Hà nội 1999. Công trình nghiên cứu này đã đi sâu phân tích
thực trạng phát triển nền kinh tế thị trường ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc kể
từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là phân tích thực trạng
phân hoá giàu nghèo trên địa bàn này trong quá trình phát triển đó, chỉ ra những vấn
đề bức xúc cần quan tâm giải quyết để kinh tế xã hội của vùng phát triển theo đúng
định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra là: Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. [15]
12- Từ Thái Giang: "Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên địa
bàn tỉnh Đăclăk", Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội 2012. Công trình nghiên cứu:
Đăclăk được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam, với diện tích trồng cà phê lớn
nhất so với các tỉnh trong cả nước. Năm 2010, Đăclăk có hơn 190 nghìn ha cà phê
chiếm khoảng 40% diện tích cà phê của cả nước; sản lượng đạt khoảng 400 nghìn tấn,
chiếm trên 30% sản lượng cà phê của cả nước, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt xấp xỉ
600tr USD/năm (chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, chiếm 30% kim ngạch
xuất khẩu cà phê của cả nước). Cà phê giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Đăclăk (đóng góp trên 40% GDP của tỉnh).
Bên cạnh những thành tựu, đóng góp ở trên, sản xuất cà phê của tỉnh Đăclăk
cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, thể hiện sự phát triển chưa bền vững: quy hoạch
phát triển sản xuất cà phê còn chưa tốt, vẫn còn nhiều nơi trồng cà phê phân tán,

×