Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm paecilomyces SP và khả năng sử dụng trong phòng trừ rầy nâu hại lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.09 MB, 127 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM








TRẦN VĂN HUY



NGHIÊN C
ỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC
CỦA NẤM PAECILOMYCES SP. VÀ KH
Ả NĂNG
SỬ DỤNG TRONG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP










HÀ NỘI - 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*




TRẦN VĂN HUY



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH H
ỌC
CỦA NẤM PAECILOMYCES SP. VÀ KH
Ả NĂNG
SỬ DỤNG TRONG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA




Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.01.12




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Văn Trịnh



HÀ NỘI – 2012



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CẢM ƠN

Qua một thời gian nỗ lực học tập và nghiên cứu, tới nay tôi đã hoàn
thành luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của nấm
Paecilomyces sp. và khả năng sử dụng trong phòng trừ rầy nâu hại lúa”.
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận

tình của các thầy cô, đồng thời cũng nhận được sự giúp đỡ và động viên của
các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Đào tạo sau đại học, Viện Bảo vệ thực
vật, Viện Khoa học nông nghiệpViệt Nam đã đào tạo và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Lê Văn
Trịnh, người đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho tôi và hơn cả thầy là tấm
gương về lòng say mê nghiên cứu khoa học. Thầy đã truyền đạt cho tôi tính
chính xác, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học cũng như tinh thần trách
nhiệm với những công việc mình làm.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị em trong Nhóm nghiên cứu
Nấm côn trùng, các cán bộ của Trung tâm Đấu tranh sinh học, cùng các đồng
nghiệp nơi tôi công tác và bạn bè, đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới những người thân
trong gia đình, bố, mẹ, vợ con, anh chị em đã động viên, giúp đỡ tôi cả về vật
chất lẫn tinh thần trong quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 nãm 2012
Tác giả




Trần Văn Huy


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn
là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012
Tác giả


Trần Văn Huy

























Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC


Danh mục Trang
Lời cảm ơn
i
Lời cam đoan
ii
Mục lục
iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
vi
Danh mục các bảng
vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
ix
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1

2. Mục tiêu của đề tài
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3
Chương 1 - TỔNG QUAN

1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
4
1.1. 1. Nghiên cứu sử dụng nấm có ích phòng trừ sâu hại
4
1.1.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm hình thái cấu tạo của vi nấm
9
1.1.3. Vị trí phân loại của chi nấm Paecilomyces
11
1.1.4. Một số đặc điểm chung của chi nấm Paecilomyces
và loài
Paecilomyces javanicus
16
1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
23
1.2.1. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nấm có ích phòng trừ sâu hại
23
1.2. 2. Tình hình gây hại của rầy nâu và một số kết quả nghiên cứu sử
dụng nấm có ích để phòng trừ
25


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv
Chương 2 - VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
30
2.1.1 Vật liệu nghiên cứu
30
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
30
2.2. Nội dung nghiên cứu
30
2.2.1. Điều tra thu thập, phân lập và xác định nguồn nấm Paecilomyces
có khả năng ký sinh gây chết cao đối rầy nâu hại lúa
30
2.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của nấm
Paecilomyces javanicus ký sinh rầy nâu hại lúa
31
2.2.3. Đánh giá khả năng sản xuất, ứng dụng nấm Paecilomyces
javanicus để chế phẩm phòng trừ rầy nâu hại lúa
31
2.3. Phương pháp nghiên cứu
31
2.3.1. Điều tra thu thập, phân lập và xác định nguồn nấm Paecilomyces
có khả năng ký sinh gây chết cao đối rầy nâu hại lúa
31
2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của nấm
Paecilomyces javanicus ký sinh trên rầy nâu hại lúa
34

2.3.3. Đánh giá thử nghiệm khả năng sử dụng nấm Paecilomyces
javanicus để sản xuất chế phẩm phòng trừ rầy nâu hại lúa
37
2.3.4. Xử lý số liệu
41
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra thu thập và phân lập các mẫu nấm ký sinh tự nhiên
trên rầy hại lúa tại một số tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ
42
3.1.1 Điều tra thu thập và phân lập các mẫu nấm ký sinh tự nhiên trên
rầy hại lúa
42
3.1.2. Đánh giá tuyển chọn dòng nấm Paecilomyces sp. có hiệu lực gây
chết rầy nâu cao trong điều kiện nhà lưới
49


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

3.1.3. Kết quả định danh dòng nấm tím Paecilomyces sp. (PaeR1) bằng
kỹ thuật sinh học phân tử
51
3.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái cơ bản của nấm
Paecilomyces javanicus (PaeR1) ký sinh trên rầy nâu hại lúa.
52
3.2.1. Các đặc điểm hình thái, sinh học cơ bản của nấm P. javanicus
52
3.2.2. Điều kiện phát triển thích hợp của nấm Paecilomyces javanicus

57
3.3. Khả năng sử dụng nấm Paecilomyces javanicus để sản xuất chế
phẩm sinh học phòng trừ rầy nâu hại lúa
62
3.3.1. Khả năng nhân sinh khối sản xuất nấm P. javanicus
62
3.3.2. Hiệu quả phòng trừ rầy nâu của chế phẩm P. javanicus trong điều
kiện nhà lưới và đồng ruộng.
66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
73
2. Kiến nghị
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
75
PHỤ LỤC





















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các ký hi
ệu,
các chữ viết tắt
Diễn giải
Pae Paecilomyces
Ma Metarhizium anispliae
T
o
C Nhiệt độ
H (%)
Ẩm độ tương đối của không khí
TB
Trung bình
bt Bào tử
BVTV
Bảo vệ thực vật
NNC
Ngày nuôi cấy

CT
Công thức

Đ/C
Đối chứng
CS Cộng sự





















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng Tên bảng Trang

Bảng 3.1 Kết quả thu thập mẫu nấm ký sinh tự nhiên trên rầy hại
lúa tại một số tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ (Năm 2011,
2012) 42
Bảng 3.2 Kết quả phân lập, định loại mẫu nấm ký sinh trên rầy nâu
thu được tại một số vùng của Đồng bằng Bắc Bộ (Năm
2011, 2012)
45
Bảng 3.3 Hiệu lực ký sinh gây chết trở lại trên rầy nâu của một số
nguồn nấm thu thập và phân lập được ở ngoài tự nhiên
(Phòng TN, Viện BVTV, 2011) 47
Bảng 3.4 Kết quả tách đơn bào tử tạo các dòng nấm thuần
Paecilomyces sp.ký sinh rầy hại lúa (Viện BVTv, 2011) 49
Bảng 3.5 Hiệu lực gây chết rầy nâu của các dòng nấm tím
Paecilomyces sp. (Nhà lưới Viện BVTV, 2012) 50
Bảng 3.6 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của nấm P. javanicus
(PaeR1) sau các thời gian nuôi cấy trên môi trường PDA
(Viện BVTV, 2012) 53
Bảng 3.7 Đặc điểm hình thái, sinh học cơ bản của chủng nấm P.
javanicus (PaeR1) ký sinh trên rầy nâu hại lúa (Viện
BVTV, 2011-2012)
54
Bảng 3.8 Khả năng phát triển của nấm tím P. javanicus (PaeR1)
trên các loại môi trường nuôi cấy khác nhau (Viện BVTV,
3/2012)

58


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii
Bảng 3.9 Khả năng phát triển của nấm P. javanicus (PaeR1)ở nhiệt
độ khác nhau trên môi trường PDA (Viện BVTV, 2012) 59
Bảng 3.10

Khả năng phát triển của nấm tím P. javanicus (PaeR1)
trong các điều kiện pH môi trường khác nhau (Viện
BVTV, 2012)
60
Bảng 3.11

Khả năng phát triển sinh khối nấm P. javanicus (PaeR1)
và nấm xanh M. anisopliae (MaR1) trên môi trường gạo
(Viện BVTV, 2012) 62
Bảng 3.12

Số lượng bào tử nấm P. javanicus (PaeR1) sau 10 ngày
nhân sinh khối trên các loại môi trường nhân sinh khối
khác nhau (Viện BVTV, 2012) 64
Bảng 3.13

Khả năng sinh bào tử của nấm P. javanicus (PaeR1) trong
các môi trường nhân sinh khối với các ngưỡng ẩm độ
khác nhau (Viện BVTV, 2012)
65

Bảng 3.14

Hiệu quả hạn chế rầy nâu của chế phẩm nấm P. javanicus

(PaeR1)

với các liều lượng khác nhau (Nhà lưới Viện
BVTV, 2012) 66
Bảng 3.15

Hiệu lực hạn chế rầy nâu của chế phẩm nấm P. javanicus
trên đồng ruộng (Vân Nội - Hà Nội, vụ Mùa, 2012) 68
Bảng 3.16

Ảnh hưởng của chế phẩm nấm P. javanicus (PaeR1) đối
với các thiên địch chính của rầy nâu trên đồng ruộng (Vân
Nội, Đông Anh, Hà Nội - Vụ mùa, 2012)
69
Bảng 3.
17
Hiệu lực hạn chế rầy nâu của chế phẩm nấm P.javanicus
(PaeR1) trên đồng ruộng tại xã Tây Sơn, Tiền Hải, Thái
Bình (Vụ mùa, 2012) 71



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ðỒ THỊ


Hình Tên hình Trang

Hình 3.1 Tỷ lệ các loại mẫu nấm ký sinh tự nhiên trên rầy hại lúa

43
Hình 3.2. Mẫu nấm xanh lục ký sinh trên rầy nâu hại lúa 43
Hình 3.3 Mẫu nấm xanh nhạt ký sinh trên rầy nâu hại lúa 44
Hình 3.4 Mẫu nấm tím xám ký sinh trên rầy nâu hại lúa 44
Hình 3.5 Mẫu nấm tua mực ký sinh trên rầy nâu hại lúa 45
Hình 3.6 Các khuẩn lạc của nấm tím xám Paecilomyces sp. trên
môi trường PDA sau 12 ngày phân lập 46
Hình 3.7 Thí nghiệm đánh giá khả năng ký sinh rầy nâu của các
nguồn nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm (Viện
BVTV, 2011) 48
Hình 3.8
Nấm Paecilomyces sp. ký sinh trở lại trên rầy nâu hại lúa
sau 10 ngày nhiễm trong điều kiện phòng thí nghiệm 48
Hình 3.9 Triệu chứng ký sinh Paecilomyces javanicus trên rầy nâu

55
Hình 3.10

Khuẩn lạc nấm Paecilomyces javanicus nuôi cấy trên
môi trường PDA ở nhiệt độ 30
0
C: A: sau 9 ngày, B: sau
14 ngày 55
Hình 3.11


Cuống sinh bào tử trần của nấm Paecilomyces javanicus 56
Hình 3.12

Bào tử của nấm Paecilomyces javanicus ký sinh trên rầy
nâu 56
Hình 3.13

Kích thước bào tử của nấm Paecilomyces javanicus 57
Hình 3.14

Khuẩn lạc nấm Paecilomyces javanicus phát triển trên 2 mức
nhiệt độ khác nhau:A :Nhiệt độ 25
0
C, B: Nhiệt độ 30
0
C
59


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

x

Hình 3.15

Khuẩn lạc nấm P. javanicus sau 5 ngày nuôi c
ấy
trong các ngưỡng pH môi trường (PDA) khác nhau 61
Hình 3.16


Sinh khối nấm tím P. javanicus (PaeR1) và nấm xanh

M. anisopliae (MaR1) sau 10 ngày nuôi cấy trên cơ chất
gạo (Viện BVTV, 2012)
63
Hình 3.17

Thí nghiệm xác định môi trường nhân sinh khối nấm P.
javanicus 64
Hình 3.18

Thí nghiệm đánh giá hiệu lực trừ rầy của chế phẩm P.
javanicus (PaeR1) trong điều kiện nhà lưới (Viện
BVTV, 2012)
67
Hình 3.19

Điều tra mật độ rầy nâu và thiên địch trên ruộng phun
chế phẩm tại Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội (Vụ mùa,
2012)
70
Hình 3.20

Phun chế phẩm nấm P. javanicus (PaeR1) trừ rầy nâu
hại lúa tại xã Tây Sơn, (Tiền Hải, Hải Phòng) Vụ mùa,
2012 72
Hình 3.21

Mô hình thử nghiệm phun chế phẩm nấm P. javanicus
(PaeR1) trừ rầy nâu tại xã Tây Sơn, (Tiền Hải, Hải

Phòng) Vụ mùa 2012
72





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Hiện nay, sản xuất lúa gạo ở nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn
và Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu trong việc xuất khẩu lúa gạo trên thế
giới. Tuy nhiên, cùng với một số đối tượng dịch hại khác, rầy nâu vẫn được
coi là nguy cơ đe dọa đến sản xuất lúa gạo ở nước ta.
Rầy nâu (Nilaparvata lugens) là một trong những đối tượng gây hại
nguy hiểm trên cây lúa ở nước ta và các nước trồng lúa khác ở châu Á. Chúng
chích hút dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa, khi mật độ
rầy nâu cao dẫn đến hiện tượng cháy rầy. Đặc biệt, rầy nâu là tác nhân lan
truyền vi rút gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Năm 2010, diện tích lúa bị rầy
nâu gây hại trên toàn quốc lên tới 1,082,309 ha. Các tỉnh Nam Bộ rầy nâu
gây hại trên diện tích 332,941 ha. Ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng và ven
biển Trung Bộ rầy nâu luôn là đối tượng nguy hiểm gây hại trực tiếp trên lúa
và luôn là mối nguy hiểm tiềm ẩn tham gia truyền bệnh vi rút lùn xoắn lá với
diện tích gây hại trong năm là 749 368 ha [19].
Theo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về rầy nâu hại lúa
đã chỉ rõ, việc phòng trừ rầy nâu bằng thuốc hóa học trong một thời gian dài
đã làm tổn hại tới các loài ký sinh, thiên địch của rầy nâu. Mặt khác, lạm dụng

thuốc hóa học trong phòng chống rầy nâu còn thúc đẩy hình thành tính kháng
thuốc. Điều đó, đã góp phần làm rầy nâu phát triển nhanh và bộc phát thành
dịch như đã xảy ra trong những năm vừa qua, mặc dù người dân đã sử dụng
nhiều loại thuốc hoá học với số lượng ngày càng tăng để phòng chống.
Hiện nay, việc phát triển sử dụng nấm ký sinh để phòng trừ rầy hại lúa
đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Coi đây như một nhân tố rất
hữu dụng trong hệ thống quản lý sâu hại tổng hợp, đặc biệt là những vùng
nhiệt đới nóng ẩm (Gillespie A. T., 1986; Rombach M. C., 1986) [36; 52]. Do
rầy nâu sống trong tiểu khí hậu của hệ sinh thái ruộng lúa, đặc biệt là phần
thân và gốc lúa, có độ ẩm cao rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài nấm


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

[36]. Mặt khác, rầy nâu sống tập trung với mật độ cao nên thuận lợi cho sự
lây lan của nấm từ cá thể này sang cá thể khác.
Trong tự nhiên, rầy nâu thường hay bị một số loài nấm ký sinh gây chết
như: Metarhizium spp., Paecilomyces spp., B. bassiana, Hirsutella sp., v.v.
[21; 36; 40; 41]. Trong các nguồn nấm ký sinh thì nấm Paecilomyces có nhiều
tiềm năng trong việc hạn chế quẩn thể rầy nâu hại lúa. Do vậy việc đánh giá
khả năng ký sinh gây chết rầy nâu của các nguồn nấm này trong tự nhiên để
tìm ra được loài có hiệu lực cao trong phòng trừ rầy nâu là rất thiết thực
Để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của nấm Paecilomyces sp. và khả
năng sử dụng trong phòng trừ rầy nâu hại lúa” nhằm khai thác, sử dụng có
hiệu quả nguồn gen nấm tím xám Paecylomyces sp. để sản xuất chế phẩm
sinh học, góp phần vào công tác phòng trừ rầy nâu hại lúa có hiệu quả theo
hướng an toàn bền vững với môi trường ở nước ta.

2. Mục tiêu của ñề tài
Xác định được một số đặc điểm hình thái, sinh học cơ bản của nấm tím
xám Paecilomyces sp. và đánh giá được khả năng ứng dụng loài nấm này
trong phòng trừ rầy nâu hại lúa.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ ðối tượng nghiên cứu
Nấm Paecilomyces sp. ký sinh rầy nâu hại lúa thu thập tại (Hà Nội, Hải
Phòng, Vĩnh Phúc)
+ Phạm vi nghiên cứu
- Xác định đặc điểm hình thái sinh học và điều kiện nhân nuôi nấm
Paecilomyces sp. ký sinh rầy nâu hại lúa
- Xác định khả năng ứng dụng nguồn nấm này để sản xuất chế phẩm sinh
học để phòng trừ rầy nâu hại lúa.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

Rầy nâu Nilaparvata lugens là đối tượng gây hại nguy hiểm tr ên cây
lúa và rất khó phòng trừ một cách hiệu quả và bền vững. Việc lạm dụng thuốc
hóa học để phòng trừ rầy nâu đã làm tăng khả năng kháng thuốc của rầy, đồng
thời làm giảm mật độ quần thể thiên địch của rầy, dẫn đến làm tăng nguy cơ
rầy nâu bộc phát thành dịch. Do vậy, việc tìm kiếm sử dụng các tác nhân sinh
học để giảm thiểu lượng thuốc hoá học trừ rầy nâu là yêu cầu cấp bách của
sản xuất lúa gạo ở nước ta. Kết quả của đề tài sẽ đóng góp vào giải quyết yêu
cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất lúa. Đồng thời, có ý nghĩa to lớn trong
việc nghiên cứu, khai thác nguồn tài nguyên vi sinh vật hữu ích trong tự nhiên
để phát triển chế phẩm sinh học phục vụ phòng chống rầy nâu hại lúa.

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học và khả năng ký sinh gây chết
của nấm Paecilomyces sp. đối với rầy nâu sẽ góp phần cung cấp những dẫn
liệu khoa học mới, cần thiết cho việc ứng dụng nguồn nấm này để phòng trừ
rầy nâu, cũng như mở rộng hướng nghiên cứu và ứng dụng các loài nấm ký
sinh sâu hại khác thuộc chi nấm Paecilomyces, trong công tác đấu tranh sinh
học với sâu hại cây trồng ở nước ta.
Về nghiên cứu ứng dụng, kết quả tìm hiểu các điều kiện sinh thái (môi
trường, nhiệt độ, pH) thích hợp để nuôi cấy và nhân sinh khối nấm tím xám
Paecilomyces sp. sẽ là cơ sở để xây dựng quy trình công nghệ phát triển chế
phẩm sinh học từ những nguồn nấm này. Góp phần mở ra khả năng sản xuất,
sử dụng chế phẩm nấm Paecilomyces vào quản lý rầy nâu hại lúa và tăng
cường nguồn vi sinh vật có ích trên đồng ruộng, góp phần bảo vệ môi trường
sinh thái đồng ruộng.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1. Nghiên cứu sử dụng nấm có ích phòng trừ sâu hại
Nấm gây bệnh cho côn trùng là một tác nhân sinh học quan trọng trong
việc khống chế côn trùng gây hại. Vai trò trấn áp những trận dịch lớn do côn
trùng gây hại của các chủng nấm ký sinh được trình bày rất rõ trong nhiều
công trình của các tác giả trên thế giới: V.P. Paspelop (1932- 1940), Dusky
S.R. (1959), Tanada I. (1959 -1964), Hall I. M. (1964)…(dẫn theo Nguyễn
Ngọc Tú, 1997) [18]. Đây là một nhân tố hữu dụng trong hệ thống quản lý sâu
hại tổng hợp IPM (Gillespie; Rombach và CS., 1986) [36; 52]. Trên thế giới,

việc sử dụng nấm ký sinh gây bệnh để phòng trừ sinh học đối với các loài côn
trùng đã được quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỷ 19.
Năm 1815, Agostino Bassi đã mô tả tỷ mỷ về nấm trắng Muscardin
trên tằm dâu và đưa ra biện pháp phòng trừ. Sau đó, một số công trình nghiên
cứu về nấm có ích của các tác giả như Oduen (1837), Luis Pasteur (1885-
1890), Carte A và Levrat D (1909) .v.v (dẫn theo Tạ Kim Chỉnh, 1996;
Nguyễn Ngọc Tú và CS., 1997) [1; 18] đã công bố những tài liệu trong đó
miêu tả tỉ mỉ về hình thái các chủng vi nấm ký côn trùng và sự phân bố của
chúng trong tự nhiên. Trong giai đoạn này vấn đề sử dụng nấm có ích trong
đấu tranh sinh học cũng được quan tâm nghiên cứu. Người đi tiên phong
trong lĩnh vực này chính là nhà khoa học người Nga Ilya Ilich Mechnikov
(1884). Ông cùng người học trò của mình là nhà côn trùng học Isac Krasirsik,
đã tiến hành sản xuất bào tử nấm M. anisopliae, trộn với đất bột tung ra đồng
để diệt sâu non và trưởng thành bọ đầu dài hại củ cải đường (Bothinoderes
punctiventris). Hiệu quả gây chết của nấm đối với bọ đầu dài đạt đến 55- 80%
sau 10-14 ngày (dẫn theo Tạ Kim Chỉnh, 1996) [1].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

Đến đầu thế kỷ 20 đã có nhiều công trình nghiên cứu sản xuất và ứng
dụng nấm có ích để phòng trừ sâu hại cây trồng. Các công trình tập trung
nghiên cứu khả năng nhân nuôi nấm và đã xác định được môi trường thích
hợp để nhân sinh khối một số chủng nấm như Cordyceps norvegica (Sopp U.
J., 1911), Euprocties phacorhoca (Speare A. G., 1912), Entomophthorales sp
(Wolff M., 1925). Ở thời kỳ đó thì thành tựu này là một tiến bộ rất to lớn. Nó
giúp vạch ra phương hướng sử dụng vi sinh vật để đấu tranh với côn trùng hại
trên quy mô lớn. Sau giai đoạn này các thí nghiệm về nhân sinh khối và sử

dụng nấm ký sinh để đấu tranh sinh học với các loại sâu hại đã được bổ xung
và hoàn thiện hơn bởi các nhà khoa học người Nga như: V. P. Pospelov
(1932), L. V. Chesnova (1959), v.v. Cũng trong khoảng thời gian này, tại Mỹ,
Edward Steinhaus (1944) là người đầu tiên thành lập phòng thí nghiệm về
bệnh lý học côn trùng thuộc trường Đại học tổng hợp Califonia (theo Nguyễn
Ngọc Tú và CS., 1997) [18].
Trong những thập kỷ 60 đến 80 của thể kỷ trước, việc nghiên cứu nuôi
cấy các nấm ký sinh gây bệnh cho côn trùng hại đã được phát triển rất mạnh
mẽ. Trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu của Muller Cogler E.
(1961), Hall I. M. (1963- 1964), Camera J. W., Mac Bain (1963- 1967),
Madelin M. F. (1965- 1966), Ignoffo C. M. (1977), H. D Burges và CS.
(1982), N. K. Maniania và CS. (1984) (theo Nguyễn Ngọc Tú và CS.,1997)
[18], Ferron P. (1978) [34]. Các công trình đã tập trung nghiên cứu rất tỷ mỷ
về phương pháp để nhân giống, các môi trường dinh dưỡng, các thiết bị nuôi
cấy, phương pháp thu bào tử từ sinh khối nấm, tạo chế phẩm sinh học và sử
dụng chúng để phòng trừ sâu hại trên đồng ruộng.
Trong những năm gần đây, một loạt các công trình nghiên cứu sản xuất
và ứng dụng chế phẩm sinh học từ các nguồn nấm kí sinh côn trùng. Các chế
phẩm sinh học từ các nguồn nấm ký sinh có một vai trò quan trọng trong việc
phòng chống sâu hại cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường và sức khỏe con
người (Noris và CS., 2002) [48].


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Ở Mỹ, các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu và sử dụng nấm
Paecilomyces spp, M. anisopliae và B. bassiana trong việc phòng trừ nhiều
loại sâu hại, bao gồm sâu hại khoai tây, bông, lúa mì đậu đỗ và ngô (Campell

và CS., 1985; Hajek và CS., 1987; Anderson và CS., 1988; Quintela và CS.,
1990; Bing, 1991) (theo Nguyễn Thị Lộc, 2009) [10]. Ở Canada đã nghiên
cứu ứng dụng nấm Paecilomyces farinosus để phòng trừ châu chấu hại lúa
(Khachatourians G. G., 1992) [44] và loài rệp hại vừng (Thomas P. H. và
CS., 1992) [57]. Còn tại các nước Mỹ La-tinh mà điển hình là tại Brazil đã có
nhiều công trình nghiên cứu với xu hướng sử dụng nấm Paecilomyces spp.,
M. anisopliae và B. Bassiana, để phòng trừ côn trùng trong đất hại cây trồng
(Quintela và CS., 1998;
D
iogo Robl và CS, 2009; Zengzhi Li và Sérgio B.
Alves, 2010) [51; 31; 45]. Hiện nay, tại Bzazil các chế phẩm nấm ký sinh đã
được ứng dụng tới vài triệu héc ta cây trồng.
Còn tại Châu Á, các tác giả ở Trung Quốc, Đài Loan đã sử dụng nấm
Paecilomyces farinosus, Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae để
phòng trừ sâu róm thông Dendrolimus punctatus (Am Wu J. W., 1988; Wu
Jinwen 1996) [26; 62], sâu đục thân (Li D. B. và CS., 1990) và châu chấu hại
lúa Locusta migratoria (Lu Q.G. và CS., 1993) [dẫn theo Tạ Kim Chỉnh,
1996) [1]. Còn tại Nhật Bản cũng có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng vi
nấm để phòng trừ sâu hại cây trồng của các tác giả Kawamoto và CS. (1986),
Kai I. và CS. (1990), Kaaya (1990, 1993) (dẫn theo Tạ Kim Chỉnh, 1996) [1].
Hiện nay trên thế giới đã sản xuất sử dụng thành công nhiều loại chế
phẩm sinh học có nguồn gốc từ nấm Paecilomyces spp. để phòng trừ nhiều
loại sâu hại cây trồng quan trọng như sâu tơ (Plutella xyllostella) (Yin Fei và
CS., 2010) [63], sâu khoang (Spodoptera litura) hại rau thập tự (Ma J. và CS.,
2007; Hu Q. B. và CS., 2007) [47; 38] và các loài bọ phấn (Bemisia tabaci,
Bemisia argentifolii) hại cây trồng (Wraight S. P. và CS., 1998; Huang Zhen
và CS., 2004) [61; 39]. Các chế phẩm nấm Paecilomyces spp. còn phòng trừ
rất hiệu quả đối với rầy nâu (Nilaparvata lugens) hại lúa (Jeanne M. M. và
CS., 1986) [40], rệp hại lúa mì (Diuraphis noxia) và các loại nhện



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

Tetranychus urticae, Panonychus ulmi, Byrobia rubrioculus, A. schlectendali)
hại cây ăn quả [69].
* Một số nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nấm ñể phòng trừ rầy nâu
Đối với rầy nâu, do sinh trưởng và phát triển trong tiểu khí hậu ẩm thấp
của hệ sinh thái ruộng lúa nên rất thuận lợi cho sự lây nhiễm của bệnh nấm.
Thành phần nấm ký sinh là yếu tố gây chết chủ yếu đối với rầy nâu hại lúa,
đặc biệt là những vùng nhiệt đới nóng ẩm (Gillespie A. T., 1986) [36]. Trên
thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm chế phẩm nấm có ích
trừ rầy nâu với điều kiện và quy mô khác nhau.
Năm 1986, nhóm tác tác giả Rombach, M. C., Aguda R. M., Shepard
B. M.; Roberts, D. W. [52] đã tiến hành nuôi cấy các loài nấm: M. anisopliae,
M. f1avoviride, B. bassiana. và H. citriformis và thử nghiệm đánh giá hiệu lực
trừ rầy của chúng trên đồng ruộng với liều lượng từ 4- 5 x 10
12
bt/ha. Đặc biệt
nhóm tác giả đã tiến hành phối trộn 2 loại nấm Paecilomyces lilacinus và M.
anisopliae với nhau và phun với liều lượng 4- 5 x 10
12
bt/ ha để phòng trừ rầy
nâu. Hiệu lực trừ rầy nâu của hỗn hợp 2 loại nấm này đạt rất cao từ 63 đến
trên 90% sau 3 tuần thí nghiệm trên đồng ruộng.
Cùng thời gian này tác giả Jeanne M. M. I. và CS. (1986) [40] đã thử
nghiệm nuôi cấy nấm Paecilomyces fumosoroseus bằng phương pháp lên men
chìm để phòng trừ rầy nâu hại lúa. Tác giả đã tiến hành thử nghiệm các điều
kiện nhân sinh khối tạo bào tử chồi (

Blastospore)
bằng các nguồn nitơ và cacbon
khác nhau. Kết quả cho thấy trong các nguồn nitơ thử nghiệm thì (NH
4
)
2
SO
4

thích hợp nhất cho nấm P. fumosoroseus phát triển, tạo bào tử chồi.
Về công nghệ lên men xốp tạo bào tử trần nấm P. fumosoroseus và
Paecilomyces farinosus, nhóm tác giả Gabriel Moura Mascarin; Sergio
Batista Alves; Rogerio Biaggioni Lopes (2010) [35] đã tiến hành thử nghiệm
nhân sinh khối loại nấm này trên các môi trường là gạo trắng, gạo lứt, tấm
gạo, ngô mảnh, cám gạo, lúa mì, đậu tương, bã mía. Kết quả đã xác định trên


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

môi trường gạo trắng nấm P. fumosoroseus phát triển tốt nhất với lượng bào
tử

đạt 1,1 x 10
9
bt/g, tiếp đến là gạo lứt (5,7 x 10
8
bt/g), tấm gạo (4,3 x 10
8

bt/g), đậu tương (3,4 x 10
8
bt/g), trên các nguồn nguyên liệu khác lượng bào
tử đạt dưới 10
8
bt/g. Trước đó năm 2008 nhóm tác giả Sahayaraj K. và CS.,
[53] cũng đã tiến hành nuôi cấy 2 loại nấm này trên môi trường gạo trắng với
lượng bào tử thu được đạt 8,76 x 10
8
bt/g. Như vậy gạo là nguồn nguyên liệu
quan trọng để sử dụng làm môi trường nhân sinh khối một số loài nấm
Paecilomyces. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm các nguồn nguyên liệu rẻ
tiền hơn để có thay thế gạo, nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Về nghiên cứu chọn tạo chủng nấm ký sinh có hiệu quả phòng trừ đối
với rầy nâu hại lúa, nhóm tác giả Jin S. F., Feng M. G. và Chen J. Q., (2008)
[41], Viện Vi sinh vật, Đại học Chiết Giang, Trung Quốc đã xác định có sự
khác biệt lớn về hiệu lực trừ rầy nâu của các chủng nấm ký sinh được phân
lập từ chính rầy nâu với các chủng phân lập ở các loài sâu khác. Các tác giả
này đã tiến hành thử nghiệm, đánh giá hiệu lực diệt trừ rầy nâu của 35 chủng
nấm thu thập và phân lập trên nhiều loại côn trùng, tại các vùng địa lý khác
nhau trên thế giới. Kết quả thử nghiệm cho thấy, sau 9 ngày lây nhiễm ở cùng
một mật độ là 1000 bào tử/ mm
2
, trong điều kiện 25
0
C với chu kỳ sáng tối là
theo tỷ lệ 14: 12 giờ, hiệu lực phòng trừ rầy nâu các chủng nấm là rất khác
nhau với biên độ giao động lớn, từ 6,5- 64,2% . Trong số các chủng trên thì 2
chủng nấm ký sinh được phân lập trên rầy nâu có nguồn gốc từ Philippines và
Indonesia có hiệu lực cao đối với rầy nâu. Liều lượng bào tử gây chết 50% cá

thể rầy nâu (LC
50
) của 2 chủng này là rất thấp 284 và 306 bt/m
2
sau 10 ngày
lây nhiễm [41].
Những kết quả nghiên cứu trên của tác giả Jin S. F (2008) [41] cũng
phù hợp với một số nghiên cứu trước đó của một số nhà bệnh lý học côn trùng
trên thế giới như Fernandes, P. M., (1991); Moorhouse E. R., (1993);
Balavenkatasubbai M. và CS., (1994) [dẫn theo Nguyễn Ngọc Tú và CS.,


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

1997 [18]. Các tác giả này nhận thấy để sản xuất chế phẩm nấm cho năng suất
và độc lực trừ sâu cao phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc chủng phân lập
(nguồn gốc địa lý và nguồn cơ chất, phân lập từ côn trùng hay từ đất) Đó là
những khía cạnh quan trọng, giúp định hướng cho việc chọn lọc chủng giống
để sản xuất chế phẩm vi nấm phòng trừ dịch hại cây trồng nông, lâm nghiệp.
1.1.2. Một số nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái cấu tạo của vi nấm
+ Tế bào, sợi nấm, hệ sợi và khuẩn lạc
Cũng như trong cấu tạo của các loài nấm lớn (nấm quả thể) và các
nhóm sinh vật có nhân khác, tế bào vi nấm gồm thành tế bào, chất nguyên
sinh, nhân tế bào, không bào và thể ẩn nhập. Thành phần hoá học của các tế
bào vi nấm có thể thay đổi theo loài, theo vị trí tế bào trên sợi nấm so với
ngọn nấm (Gibatt, 1969). Các thành phần nguyên tố hoá học ở tế bào nấm,
quan trong nhất là Cacbon (40%), Oxy (40%), Nitơ (7-8%) và Hydro (2-3%).
Hydrat cacbon quan trọng ở các tế bào nấm là glicogen và trehaloza. Glicogen

là hydrat cacbon dự trữ của nấm, tương đương với tinh bột ở thực vật. Tỷ lệ
hydrat cacbon cũng như các thành phần khác của tế bào, thay đổi theo từng
loài vi nấm (dẫn theo Nguyễn Lân Dũng, 1982) [3].
Vi nấm cấu tạo bởi sợi nấm ngăn vách, đó là bộ máy sinh dưỡng của vi
nấm. Toàn bộ sợi nấm và các nhánh phát triển từ 1 bào tử nấm gọi là hệ sợi
nấm. Sợi nấm phát triển từ ống nảy sợi mọc ra từ bào tử. Sợi nấm chỉ tăng
trưởng ở ngọn theo thời gian (dẫn theo Nguyễn Lân Dũng và CS., 1982, Tạ
Kim Chỉnh, 1996) [3; 1].
Trên môi trường nuôi cấy nhân tạo và trên cả một số cơ chất tự nhiên,
hệ sợi của vi nấm thường phát triển thành một khối có hình dạng nhất định,
thường có tiết diện hình tròn hoặc gần cầu gọi là khuẩn lạc. Một khuẩn lạc có
thể phát sinh từ một đoạn sợi nấm, nhưng thông thường nhất là từ bào tử. Tốc
độ tăng trưởng của các loài vi nấm thường được tính bằng đường kính khuẩn


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
lạc. Khuẩn lạc của một vài loại nấm còn được đặc trưng bởi màu sắc của sợi
nấm. Bề mặt khuẩn lạc của nấm có thể mượt, nhẵn bóng, dạng bột, dạng hạt,
dạng sợi, dạng xốp (dẫn theo Nguyễn Lân Dũng và CS., 1982) [3].
Tuy chưa có nhiều dẫn liệu về những biến đổi sinh lý, sinh hoá trong
bào tử nảy mầm thuộc các nhóm phân loại khác nhau. Song vẫn có những
công trình công bố nói về sự biến đổi này. Trong quá trình nảy mầm, sợi nấm
rất cần glucoza hoặc các đường đơn khác từ môi trường bên ngoài, ngược lại
không cần cung cấp lipit . Glucoza cũng được chứng minh là nguồn cacbon
rất cần đối với sự nảy sợi của nhiều loài vi nấm. Chẳng hạn đối với sự nảy sợi
của bào tử trần nấm Penicillium griseofulvum (Fletcher và Morton) [dẫn theo
N. L. Dũng và CS., 1982) [3]. Trong quá trình nảy mầm, sinh trưởng và hình
thành bào tử nấm Metarhizium anisopliae cũng rất cần cacbon, nitơ và

vitamin (Li và Holdom) (dẫn theo N. L. Dũng và CS., 1982) [3].
+ Bào tử và tế bào sinh bào tử nấm
* Bào tử nấm: Ngoài loại bào tử không có ý nghĩa sinh sản như bào tử
áo (chlamydospore), nấm còn có các loại bào tử sinh sản, giúp chúng phát tán
rộng rãi trong tự nhiên. Tùy theo phương thức hình thành (có qua quá trình
trao đổi nhân hay không) mà người ta chia ra thành 2 loại bào tử ở nấm: bào
tử vô tính và bào tử hữu tính. Bào tử vô tính được chia ra thành các nhóm:
Động bào tử (zoospore), Bào tử kín (sporangiospore, angiospore), Bào tử trần
(conidium, gymnospore) [3].
- Bào tử trần (conidium, gymnospore): Gồm các loại bào tử vô tính
thường gặp nhất ở nấm. Chúng có hình dạng, kích thước, kết cấu hết sức
phong phú. Bào tử trần có loại không màu có loại có màu [4; 5]. Kích thước
bào tử trần thay đổi tùy loài, ngắn nhất là 1-2 µm, dài nhất là 80-100 µm.
Hình dạng bào tử trần khác nhau tùy loài: không vách ngăn, 1 vách ngăn, từ 2


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
vách ngăn trở lên, vừa có vách ngang vừa có vách dọc, hình xoắn, hình sao
hay dạng sợi [3].
* Tế bào sinh bào tử trần: Còn gọi là giá bào tử trần (hay cuống sinh
bào tử trần (conidiophore). Giá bào tử trần có khi đứng riêng rẽ, có khi mọc
thành cụm từ 2 tới nhiều chiếc trên sợi nấm. Giá bào tử trần trong một cụm có
khi đứng riêng rẽ, có khi dính liền với nhau để tạo thành bó giá (synnema,
coremium) hoặc tạo thành cụm giá (sporodochium), hoặc tạo thành túi giá
(pycnidium), hoặc tạo thành đĩa giá (acervulus). Bó giá gồm nhiều giá bào tử
trần dài, xếp song song với nhau và dính liền với nhau hoặc ở phần gốc hoặc
suốt dọc chiều dài. Các bào tử trần sinh ra ở phần ngọn hay sinh ra suốt chiều
dọc của giá bào tử. Cụm giá cấu tạo bởi các giá bào tử trần ngắn, xếp liền

nhau thành một khối. Các giá này có thể tách rời nhau hoặc dính liền nhau
một phần. Bào tử trần tạo thành ở phần ngọn các giá trong cụm. Cụm giá ở
một số nấm hình thành trên các đệm nấm (stroma). Có hai kiểu phát sinh bào
tử trần là kiểu nẩy chồi và kiểu đứt đoạn [3].
1.1.3. Vị trí phân loại của chi nấm Paecilomyces
+ Vị trí phân loại của chi nấm Paecilomyces theo hệ thống phân loại
thuộc lớp Nấm bất toàn Deuteromycetes
Theo hệ thống phân loại thuộc lớp nấm bất toàn thì chi nấm
Paecilomyces thuộc họ Moniliaceae, bộ nấm bông Monilales, lớp nấm bất
toàn Hyphomycetes và thuộc ngành phụ Nấm bất toàn Deuteromycotina
(Wang. X. X., 2007) [60].
Ngành phụ nấm bất toàn (Deuteromycotina) có khoảng 2600 chi với
15.000 loài (Hawksworth và CS., 1995) (dẫn theo Bùi Xuân Đồng và CS.,
2000) [2], trong đó có nhiều loài được sử dụng rộng rãi để sản xuất chế phẩm
sinh học phòng trừ sâu hại cây trồng nông lâm nghiệp.
Ở các loài nấm bất toàn, các đặc điểm phân loại bao gồm các đặc điểm
phát sinh hoặc hình thái của bào tử trần, giá mang bào tử trần và các đặc điểm


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
hình thái của sợi nấm. Trong các bộ phận cấu tạo của nấm thì giá mang bào tử
trần là bộ phận quan trọng để phân loại nấm bất toàn. Cơ quan này là các
nhánh sợi nấm phân hoá hình thái ít hay nhiều, có khả năng trực tiếp sinh bào
tử trần. Về mặt hình thái có thể phân biệt hai loại giá bào tử trần: Giá bào tử
trần không phân hoá hình thái, ngắn và có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn
đường kính của sợi nấm; Giá bào tử trần phân biệt hình thái rõ rệt so với sợi
nấm, loại này có thể ngăn vách hoặc không ngăn vách. Có tế bào sinh bào tử
trần không phân hoá, có tế bào sinh bào tử phân hoá thành dạng hình thái đặc

biệt gọi là thể bình (dẫn theo Tạ Kim Chỉnh, 1996; Bùi Xuân Đồng và CS.,
2000) [1; 2].
Căn cứ vào kiểu hình thành bào tử trần của tế bào sinh bào tử trần,
người ta phân biệt các kiểu phát sinh bào tử trần là kiểu tản (thallic) và kiểu
chồi (blastic) (theo Enllis, 1971). Nếu tế bào sinh bào tử chồi trong, nhưng bị
bào tử trần đẩy ra ngoài qua một miệng nhỏ và tạo thành chuỗi hướng gốc, người
ta gọi kiểu chồi trong này là thể bình (Tulloch, Latch và Veen). Một số nhà nấm
học đã dùng kiểu tế bào sinh bào tử trần làm đặc điểm phân loại cơ bản của nấm
bất toàn (Ellis, 1978; Suttpn, 1973; dẫn theo Tạ Kim Chỉnh, 1996) [1].
Dựa vào các đặc điểm hình thái của bào tử trần, bộ máy bào tử trần, giá
bào tử trần, hệ sợi nấm, lớp nấm bất toàn trong hệ thống phân loại Saccardo
(1880, 1886) được chia thành 4 bộ:
- Bộ Nấm túi giá (Sphaeropsidales) gồm các nấm bất toàn có túi giá
(pycnidium) và có 1 họ (Sphaeropsidaceae) gồm các loài ký sinh trong thực vật.
- Bộ Nấm đĩa giá (Melanconiales) gồm các nấm bất toàn có đĩa giá và
cũng có một họ (Melanconiaceae) ký sinh trên thực vật.
- Bộ Nấm bông (Hyphomycetales, Moniliales) gồm các Nấm bất toàn
không có túi giá hoặc đĩa giá, nghĩa là bào tử trần (conidiophore) mọc từ các
sợi nấm không phân hoá, các sợi nấm không tập hợp thành các bộ phận đặc


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13
biệt của hệ sợi nấm, gồm các loài vi nấm hoại sinh hoặc ký sinh (dẫn theo Tạ
Kim Chỉnh, 1996; Bùi Xuân Đồng và CS., 2000) [1; 2] [1; 2].
- Bộ Nấm bất thụ (Agonomycetales) gồm các nấm bất toàn không có một
dạng bào tử thực nào kể cả bào tử trần (dẫn theo Bùi Xuân Đồng, 2000) [2].
Trong 4 bộ kể trên thì bộ nấm bông (Hyphomycetales, Moniliales) có
số lượng loài nhiều nhất (khoảng 7500 loài) (theo Ainsworth, 1971, dẫn theo

Tạ Kim Chỉnh, 1996) [1]. Chúng được chia làm 4 họ căn cứ vào màu sắc hệ
sợi, bào tử trần và đặc điểm hình thái học của giá bào tử trần. Đa số các nấm
bất toàn ký sinh côn trùng thuộc bộ nấm bông Moniliales, trong đó nổi tiếng
gồm các đại diện loài thuộc chi Beauveria, Metarhizium, Paecilomyces,
Spicaria, Cephalosporum, Sorospolla.
Hệ thống Saccado trước đây và hiện nay giúp cho việc định loại các
loài nấm bất toàn dễ dàng nhanh chóng, tuy nhiên vì dùng một số dấu hiệu
phân loại kém chính xác, nên thiếu độ tin cậy cần thiết ở một số nhóm phân
loại. Để khắc phục nhược điểm này Hughes (1953) đã thiết lập hệ thống phân
loại trước hết căn cứ vào đặc điểm phát sinh của bào tử trần gọi tắt là hệ thống
phát sinh [1; 2]. Trong hệ thống phân loại phát sinh, trừ loài và chi là những
nhóm phân loại được thành lập với nghĩa là những giai đoạn vô tính (giai
đoạn bào tử trần, status conidi) của các nhóm phân loại tương ứng ở nấm túi
và nấm đảm.
Nhiều nhà nấm học không dùng các đơn vị phân loại chính thức trên
chi cho các nhóm phân loại khác [3]. Theo hệ thống phân loại này Nấm bất
toàn (Deuteromycota) được chia làm 3 nhóm tương đương với 3 lớp:
Lớp Hyphomycetes gồm các nấm bất toàn không có túi giá và đĩa giá;
Lớp Coelomycetes gồm các nấm bất toàn có túi giá hoặc đĩa giá;
Lớp Agonomycetes gồm các nấm bất toàn không có bào tử thực.

×