Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGOẠI KHÓA TẠI BA VÌ CỦA SINH VIÊN KHOA NÔNG LÂM NGƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 73 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP NGOẠI KHÓA
TẠI BA VÌ
CỦA SINH VIÊN KHOA NÔNG LÂM NGƯ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay học đi đôi với hành là vấn đề luôn được quan tâm. Với sinh
viên cũng như học sinh không chỉ học trong sách vở mà còn học ở ngoài
thực tế để có thể nắm được bản chất,hiểu mọi vấn đề một cách cụ thể, sâu
sắc và không xa rời với thực tế. Đặc biệt với lĩnh vực nông nghiệp nói
chung và ngành chăn nuôi thú y nói riêng là lĩnh vực hay ngành phải luôn
luôn gắn liền với thực tế. Vì vậy việc học tập trong giáo trình chưa đủ mà
chúng ta phải thường xuyên thực hành và đi thực tế, nếu không chúng ta sẽ
xa rời thực tế.
Do đó khoa Nông - Lâm – Ngư Trường ĐHHV luôn chú trọng đến
việc thực hành và thực tập của sinh viên. Từ đó nhà trường và khoa đã tạo
điều kiện tổ chức 2 đợt thực tập ngoại khóa tại Ba Vì và Trường Đại Học
Nông Nghiệp Hà Nội cho sinh viên K9 CNTY + K10 CNTY, để sinh viên
có diều kiện học tập, thực hành và tiếp xúc với thực tế nhiều hơn. Qua đó
sinh viên có thể nắm được những kiến thức cơ bản một cách dễ dàng và
hiểu rõ hơn sâu sắc hơn.
Tại Ba Vì chúng ta đã được học tập và thăm quan tại, Trung tâm
nghiên cứu Bò sữa và Đồng cỏ Ba Vì, một số trại bò sữa và đồng cỏ, sở
thú, trung tâm nghiên cứu bò Moncada, trung tâm nghiên cứu Dê Thỏ Sơn
Tây… Đây đều là những trung tâm có điều kiện thuận lợi cho ta học tập và
giúp ta có vốn hiểu biết phong phú hơn về các giống cỏ, giống bò sữa, bò
thịt, bò đực giống, phương pháp kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đối với từng
giống, kĩ thuật thụ tinh nhân tạo ở bò, kĩ thuật thu nhận sản phẩm từ chăn
nuôi.
Còn tại Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội cụ thể là ở khoa Thú
y, một ngôi trường đầy đủ phương tiện kĩ thuật khoa học tiến bộ cùng với
đó là đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi và nhiệt tình là một điều kiện vô cùng
thuận lợi để ta học tập tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Ở chúng ta đã


được thực hành một số nội dung như:
1.Thực hành giải phẫu động vật để nắm được cấu tạo chung của bộ
xương của 1 số gia súc tiêu biểu, cấu tạo các loại xương,nhận dạng được vị
trí, đặc điểm cấu tạo và chức năng của chúng trong cơ thể. Đồng thời biết
được vị trí cấu trúc đặc điểm cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa, tiết
niệu, hệ sinh dục trên tiêu bản ngâm focmon và trên tiêu bản mổ khám…
2.Thực hành bệnh lý – Truyền nhiễm – vi sinh vật học để nắm chắc
được quy trình mổ khám gia súc gia cầm, phương pháp lấy mẫu bệnh
phẩm, phương pháp nuôi cấy vi sinh vật…
3. Thực hành nội khoa - ngoại khoa nhằm nắm được phương pháp cố
định gia súc lớn bằng going, bằng cách buộc chân, kĩ thuật tiêm truyền cho
gia súc lớn, phương lấy máu tĩnh mạch của bò…
4. Thực hành dinh dưỡng động vật để nắm bắt được trang thiết bị
dùng phân tích thức ăn gia súc, đồng thời nắm được quy trình phân tích
một số chỉ tiêu về dinh dưỡng và thức ăn, biết cách phối hợp khẩu phần ăn
trên máy tính…
5. Thực hành di truyền - giống nhằm nắm được hoạt động của một số
máy móc đánh giá các chất lượng như: máy siêu âm độ dày mỡ lưng, máy
đo pH thịt, máy đo màu sắc da thịt, máy xác định độ dai của thịt, máy đánh
giá chất lượng trứng gia cầm…
6. Thực hành chăn nuôi lợn nhằm nắm được kĩ thuật chăm sóc lợn
con sơ sinh, biết cách bấm nah cho lợn con đảm bảo đúng yêu cầu kỹ
thuật,phương pháp khai thác tinh cho lợn đực, nắm được yêu cầu kĩ thuật
xây dựng chuồng trại…
Như vây qua các nội dung học tập và thực hành chúng ta có thể nắm
được rất nhiều kiến thức bổ ích, hiểu nó một cách cụ thể và sâu sắc để ứng
dụng trong cuộc sống. Song không phải ai cũng có thể nắm chắc và đầy đủ
mọi nội dung mình được học. Vì vậy mà sau mỗi đợt thực tập chúng ta cần
tổng kết đánh giá lại xem mình đã học những gì, nắm được gì, chưa nắm
được gì và ở mức đọ như thế nào? Để từ đó bổ sung cho mình. Xuất phát từ

nhu cầu trên tôi xin báo cáo về đợt thực tập ngoại khóa vừa qua tại Ba Vì
và Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội như sau:
PHẦN II: NỘI DUNG
A. THỰC TẬP TẠI BA VÌ
I. Trung tâm nghiên cứu Bò sữa và Đồng cỏ Ba Vì
1. Giới thiệu chung
Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì thuộc xã Tản Lĩnh,
huyện Ba Vì, Hà Nội. Đây là trung tâm trực thuộc Viện Chăn nuôi, có tiền
thân từ Nông trường Quốc doanh Ba Vì, được thành lập từ năm 1958. Năm
1989, Nông trường được đổi tên và chuyển chức năng nhiệm vụ thành
Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. Trong thời gian qua trung tâm
đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể như: Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo
các giống bò và giống cây thức ăn gia súc phù hợp với các vùng sinh thái
nông nghiệp, hợp tác với quốc tế và chuyển giao công nghệ…
2. Nội dung
2.1 Giới thiệu một số giống cỏ
Tại trung tâm nghiên cứu rất nhiều giống cỏ phục vụ cho chăn nuôi và đem
lại hiệu quả đặc biệt cho việc chăn nuôi bò sữa như: cỏ voi, cỏ GhineTD58,
cỏ tín hiệu, cỏ Ruzi, cỏ Hybrid, cỏ longpara, cây keo dậu, cỏ Cảlliandra, cỏ
Stylo…
a. Cỏ voi
- Đây là loại cỏ thân đứng, có khả năng sản xuất sinh khối cao, sinh
trưởng nhanh trong mùa mưa.
- Được nhập vào nước ta từ năm 1960, hiện nay các giống vẫn đang
được trồng trong sản xuất : cỏ voi Napier VA06 được nhập từ Trung
Quốc, cỏ voi Seleceron1, Kinggrass được nhập từ Cu Ba.
- Được trồng bằng hom có 3 – 4 mắt.
- Sản lượng đạt khoảng 290 – 300 tấn chất xanh/ha/năm.
- Tỷ lệ vật chất khô đạt 15,6%, Protein thô đạt 8,8%.
- Mục tiêu: nhằm thu được sản lượng sinh khối cao.

- Dự trữ cỏ voi bằng phương pháp ủ xanh ( ủ chua). Hầu hết là ủ vào
mùa đông, nhưng hiện nay ủ quanh năm giúp vi sinh vật ở dạ cỏ tiêu
hóa hấp thu tốt hơn. Từ đó tăng được hiệu quả trong chăn nuôi.
Hình 1. Cỏ voi
b. Cỏ Ghine TD58 (Pancium Maximum TD58)
- Đây là giống cỏ mọc thành bụi, sinh trưởng phát triển nhanh, nhiệt
độ thích hợp 25 – 30
0
C, khả năng chịu bóng râm tốt có trồng trong
vườn cây ăn quả chưa khép tán.
- Cỏ Ghine nhập từ 1980 và nhập từ CuBa, Úc, Thái Lan với các
giống như: Likoni, Common K820, Uganda, ,Reverdable, TD58.
- Có thể thu hoạch hạt , trồng bằng hạt và hom ( thu hoạch 2 lần/năm).
- Sản lượng chất xanh 170 – 180 tấn/ha/năm.
- Tỷ lệ vật chất khô khoảng 20,3%, Protein thô đạt khoảng 11,1%.
- Dự trữ bằng phương pháp ủ xanh hoặc phơi khô
Hình 2. Cỏ Ghine TD58
c. Cỏ tín hiệu
- Là giống cỏ mọc thành từng bụi, dạng tương tự cỏ tín hiệu là
Brachiaia Brizantha có lá rộng hơn.
- Có thể trồng dưới tán cây ăn quả hoặc rừng chưa khép tán.
- Sản lượng chất xanh đạt 120 – 130 tấn /ha/năm.
- Được sử dụng để cắt ăn tươi, ủ xanh hoặc phơi khô.
- Tỷ lệ vật chất khô đạt khoảng 21,2%, Protein thô đạt khoảng 11,5%.

Hình 3. Cỏ tín hiệu
d. Cỏ Ruzi
- Cỏ Ruzi: Là loại cỏ sinh trưởng nhanh, phát triển thành cụm khóm,
có năng suất cao, có khả năng chịu hạn.
- Khả năng nảy mầm tốt, trên thảm cỏ trồng sau khi thu hoạch có thể

làm đất lại, bón phân không cần gieo hạt , thảm cỏ tự mọc từ những
hạt còn lại trong đất.
- Năng suất đạt 150 – 200kg/ha, sản lượng cỏ thu được 110 – 120
tấn /ha.năm.
- Thiết lập thảm cỏ bằng hạt bằng hom hoặc phục trang thảm cỏ sau
khi thu hạt.
- Tỷ lệ vật chất khô khoảng 21,5%, Protein thô khoảng 9,2%.
- Dự trữ cỏ chủ yếu bằng phương pháp phơi khô hoặc ủ xanh.

Hình 4. Cỏ Ruzi
e. Cỏ Hybrid
- Là giống cỏ lai tiếp hợp vô tính giữa Brachiara ruziziensis với
Brachiara Decunbens.
- Cỏ Hybrid sinh trưởng mạnh, chịu khô, nhánh khỏe, nên nhân giống
nhánh có tỷ lệ cao.
- Không có khả năng sản xuất hạt,
- Sản lượng đạt 130 -140 tấn/ha/năm.
- Tỷ lệ vật chất khô khoảng 24,2 % ,Protein tho khoảng 9,7%.
- Có thể thu cắt ăn tươi phơi khô và ủ xanh.
-
Hình 5. Cỏ Hybrid
f. Cỏ Stylo
- Đây là loài thuộc họ đậu lâu năm mọc thẳng đứng hoặc phân cành có
khả năng sản suất hạt, tỷ lệ nảy mầm cao, không kén đất, nhưng yêu
cầu đát thoát nước,
- Có thể cắt ăn tươi hoặc ủ xanh, ra hoa vào tháng 10.
- Sản lượng chất xanh thu được 60 – 70 tấn/ha/năm.
- Tỷ lệ vật chất khô khoảng 24,3%, Protein thô khoảng 17,1%.

Hình 6. Cỏ stylo

g. Cây keo dậu
- Là loại cây thân bụi, sống lâu năm họ trinh nữ, bộ đậu
- Yêu cầu đất trồng pH >= 5,5
- Hạt trước khi gieo phải được sử lí trong nước sôi trong vòng 5 phút.
- Đốn cây cao 0,8 – 1,2m so với mặt đất.
- Sản lượng thu đc 60 – 65 tấn chất xanh/ha/năm.
- Tỷ lệ vật chất khô 23,9%, Protein thô 22,3%.
Hình 7. Cây keo dậu
h. Cỏ lông Para
- Có thân bò dài tới 5m, khả năng chịu úng chua tốt, là loại có khả năn
sản xuất thức ăn xanh trong mùa đông ở vùng úng.
- Năng suất không cao nhưng hàm lượng dinh dưỡng cao.
- Sản lượng cỏ thu được 80 – 100 tấn chất xanh/ha/năm.
- Tỷ lệ vật chất khô 23,8%, Protein khoảng 12,7%.
- Dự trữ cỏ bằng phương pháp phơi khô hoặc giữ xanh.
Hình 8. Cỏ lông Para

=> Như vậy thì mỗi loại cỏ khác nhau đều mang giá tri dinh dưỡng
khác nhau và đạt sản lượng nhất định. Chúng đều có ý nghĩa rất lớn
trong chăn nuôi đặc biệt đây đều là những giống cỏ được trồng tại Ba Vì
cung cấp đảm bảo số lượng thức ăn cho bò sữa, góp phần phát triển kinh
tế.
- Qua đó chúng ta cần phải hiểu rõ về từng loại cỏ từ đó ứng dụng vào
sản xuất thức ăn xanh cho vật nuôi ăn cỏ:
+ Đa dạng hóa nguồn thức ăn xanh, đảm bảo cho vật nuôi có nguồn
thức ăn thô xanh phong phú, nhằm nâng cao khả năng sản xuất, sức
khỏe cho vật nuôi đồng thời là đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người
chăn nuôi.
+ Căn cứ vào điều kiện đất đai quy mô đàn vật nuôi mà xác định cơ cấu
các giống cỏ hợp lí, đảm bảo cung cấp đủ đều thức ăn thô xanh quanh

năm, cân đối giữa thức ăn xanh và thức ăn dự trữ.
+ Nâng cao chất lượng thức ăn xanh bằng bổ sung từ 15 – 20% cỏ cây
họ đậu trong thức ăn hang ngày cho vật nuôi ăn cỏ.
2.2 Phương pháp làm ủ chua bảo quản và sử dụng hiệu quả
- Ủ chua là một trong những phương pháp dự trữ thức ăn phổ biến và hiệu
quả trong chăn nuôi.
* Lý do ( mục đích ) cần phải ủ chua vì:
+ Do điều kiện khí hậu từ tháng 4 đến tháng 11 cung cấp đủ ánh sáng,
lượng mưa, nhiệt độ thời tiết thích hợp nên thảm cỏ phát triển tốt. Nhưng từ
khoảng tháng 11 trở đi đến tháng 4 năm sau thì điều kiên khí hậu thời tiết
nước ta có nhiều thay đổi, do đó cỏ phát triển rất kém hay không phát triển
được.
+ Dự trữ thức ăn để tránh hiện tượng: Lúc ăn không hết, lúc lần chẳng ra!
+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng cao cho bò trong cả năm để thu
được năng suất cao nhất.
- Việc ủ chua phải hợp lí và lượng thức ăn ủ chua cần làm phụ thuộc vào:
+ Số lượng bò nuôi trong trại
+ Lượng thức ăn ủ chua 1 con bò ăn hàng ngày
+ Khoảng thời gian thiếu thức ăn xanh (>4tháng)
Để làm được lượng TĂ ủ chua đã dự định thì nguyên liệu (cây ngô) là
thứ quan trọng nhất => diện tích đất trồng ngô?
* Chuẩn bị:
a.Cây ngô, ngọn ngô, cỏ voi (trưởng thành) :
+ Cây ngô cả bắp,
đây là nguyên liệu làm ủ chua rất tốt. Nhưng phải tiến hành khi hạt ngô
đã vào bánh tẻ, tức là khi bấm thấy chắc tay nhưng vẫn còn sữa. Khi đó
hàm lượng nước trong thân cây ngô sẽ khoảng 70-75%.
+ Ngọn ngô là nguồn phụ phẩm của những nơi trồng ngô thu bắp, cũng
dùng để ủ chua rất tốt.
+ Cỏ voi trưởng thành cũng có thể làm nguyên liệu để ủ chua nhưng cần

cho thêm một số nguyên liệu (như: cám gạo, bột ngô, rỉ mật) vào trong quá
trình ủ để thu được thức ăn ủ chua chất lượng tốt.
b.Hố ủ: kiểu và kích cỡ tuỳ từng gia đình
+ Hố ủ có thể là hố xây bằng gạch, hố đào dưới đất, ….
+ Kích thước hố ủ tuỳ thuộc vào lượng thức ăn ủ chua cần dự trữ của
từng hộ. Một hộ có thể làm vài hố ủ.
+ Không nên làm hố ủ quá rộng mà nên làm hố ủ rộng vừa phải (đủ để
máy cày đi vào nén cỏ) nhưng dài để khi lấy thức ăn ủ chua ra phần tiếp
xúc với không khí sẽ ít hơn.
+ Góc hố ủ nên làm tù để nén tốt hơn, ko nên làm nhọn sẽ khó nén chặt ở
góc, phần thức ănbên trong ít bị ảnh hưởng hơn.
+ Góc hố ủ nên làm tù để nén tốt hơn, ko nên làm nhọn sẽ khó nén chặt ở
góc.
Hình 9. Hố ủ xây bằng gạch
- Tính toán kích thước hố ủ theo lượng TĂ ủ chua cần làm:
1m3 hố ủ chứa được khoảng 600-700kg cây ngô sau khi đã nén chặt.
Vậy nếu muốn làm 20tấn TĂ ủ chua thì hố ủ phải có thể tích là:
20000/600/0.8 = 42m3
(0,8: Khối lượng TĂ ủ chua thu được bằng khoảng 80% khối lượng cây
ngô tươi đem ủ).
c. Máy thái cỏ
Máy thái cỏ có nhiều kiểu dáng và công suất khác nhau.
Máy thái cỏ tốt là máy:
+ Thái cỏ thành những đoạn ngắn (2-4cm)
+ Dễ sử dụng và di chuyển
+ Công suất cao
+ Tốn ít nhiên liệu
+ Bền, rẻ, ….
Hình . Máy thái cỏ
d. Vật liệu phủ kín (Nilon hay bạt dứa)

- Vật liệu phủ kín là phần rất quan trọng nhưng nhanh hỏng sau khi sử
dụng.
- Không nên tiết kiệm phần chi phí này. Vì nếu phủ không kín, không
khí lọt vào trong sẽ gây thối hỏng thức ăn => tổn thất sẽ nhiều hơn rất
nhiều lần so với chi phí mua nilon mới.
- Cần cải tiến vật liệu phủ kín đang dùng hiện nay. Nên đặt mua nilon
đủ rộng so với bề rộng của hố ủ để phủ nilon theo chiều dọc của hố ủ
chứ không phải theo chiều ngang như hiện nay.
e. Vật liệu nén (đất, cát)
Vật liệu nén: có thể là đất hoặc cát đóng bao hay những vật nặng khác.
Những vật liệu này dùng để đè lên trên hố ủ sau khi đã phủ kín, nhằm
tránh không khí lọt vào trong.
*) Quy trình ủ chua:
1. Chuẩn bị
- Hố ủ: dọn dẹp sạch sẽ nếu là hố ủ cũ
- Nilon để phủ kín: mua sẵn và các vật dụng khác: vật liệu nén,…
2.Chặt ngô về, thái nhỏ bằng máy thái
3.Đưa ngô đã thái nhỏ xuống hố ủ, nén chặt
4.Phủ nilon và bạt nhanh chóng, cẩn thận.
5. Đè các vật liệu nén lên phía trên
*) Nguyên tắc để có chất lượng cao
1. Nguyên liệu tốt: cây ngô chặt về ủ chua không quá non, không quá
già
2. Nén càng chặt càng tốt, phủ kín, đè nặng => phải đảm bảo kín khí
3. Toàn bộ quá trình làm ủ chua phải được tiến hành nhanh chóng
(càng nhanh càng tốt). Nên cố gắng hoàn tất một hố ủ trong vòng 1
ngày.
*) Bảo quản và sử dụng hiệu quả
- Ngô sau khi ủ 30 ngày là có thể lấy ra sử dụng được
- Nếu chưa mở hố ủ, TĂ ủ chua có thể dự trữ được trong thời gian rất

lâu (9-10 tháng hoặc cả năm)
- Khi đã mở hố ủ nên lấy thức ăn ủ chua 1 lần đủ để đàn bò nhà mình
sử dụng trong 1 ngày. Nhằm giảm tối đa lượng không khí có thể lọt vào
trong hố ủ, gây mốc, hỏng phần thức ăn còn lại.
- Khi chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, không nên chuyển đột ngột từ
TĂ ủ xanh sang cỏ tươi và ngược lại.
- Sau khi mở hố ủ lấy TĂ phải đậy kín lại ngay, tuyệt đối không được
để mở bạt và nilon vì:
• Khi đậy kín: chỉ một phần rất nhỏ TĂ tiếp xúc với 1 ít không
khí đã lọt vào khi ta mở hố.
• Khi mở tung: phần thức ăn sát phía ngoài tiếp xúc trực tiếp
với không khí bị giảm chất lượng, phần thức ăn phía trong
cũng bị giảm chất lượng từng ngày do ta “mở cửa” đón không
khí vào.
 Phương này đem lại hiệu quả cao và luôn đảm bảo cung cấp đủ
lượng thức ăn cho gia súc vào những mùa ngập úng khan hiếm thức
ăn, hơn nữa là phương pháp này sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho
gia súc để gia súc có thể tiêu hóa hấp thu tốt hơn nhờ vào hệ vi sinh
vật của dạ cỏ. Song để đem lại hiệu quả cao thì từng khâu ta phải
đảm bảo đúng kĩ thuật và chọn được nguồn nguyên liệu phù hợp. Do
đó yêu cầu chúng ta phải nắm chắc được từng bước, từng kĩ thuật,
từng yêu cầu của phương pháp này để ứng dụng đem lại hiệu quả
cao
II. Tại trại thú Ba Vì ( Trung tâm NC bò và đồng cỏ Ba Vì)
1. Giới thiệu chung.
- Đây là 1 trại thú nhỏ tại Ba vì số lượng thú và các loài thú còn hạn
chế chưa đa dạng và phong phú. Ở đây gồm có 1 số loài như nhím,
gấu, hươu sao, nai, lợn rừng…
2. Nội dung
- Trước hết ta được thăm quan sở thú nhận biết 1 số loài.

- Tìm hiểu đặc điểm tập tính và cách chăm sóc nuôi dưỡng bảo tồn
chúng.
a. Loài nhím
- Đây là 1 trong những loài đang được nuôi dưỡng tại trại thú ở Ba Vì
- Nhím là loại lớn nhất trong bộ gặm nhấm, nặng trung bình từ 15 –
20kg, thân và đuôi dài từ 80 – 90cm. Hình dáng nặng nề, mình tròn
đầu to, mõm ngắn có 4 răng cửa dẹp và rất sắc, mắt nhỏ, tai nhỏ,
chân ngắn (4 chi) 2 chi sau ngắn hơn 2 chi trước, móng chân nhọn
sắc.
- Trên lưng lông biến thành gai cứng, nhọn nhất là nửa lưng phía
sau (có 2 loại lông cứng: 1 loại dài nhỏ và 1 loại dài to, ngắn), lông
biến thành những tiêm tròn cứng dài từ 10 – 30cm và nhọn có
khúc trắng, khúc đen mọc thành chùm từ 3 – 4 cái.
- Ở vùng bụng lông nhím biến thành sợi cứng có màu đen. Sau gáy
có một dải lông trắng dựng ngược như cái mào, xung quanh cổ
viền lông trắng, đuôi ngắn có những sợi lông phía đầu phình ra
thành hình cốc rỗng ruột màu trắng. Nhím đực có mõ dài hơn, đầu
nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn, tính tình hung dữ, hay lùng
sục, đánh lại con đực khác để “bảo vệ lãnh thổ”.
Khi cần thiết gặp kẻ thù thì nhím rung đuôi, những lông chuông này tạo
thành một tiếng kêu “lách cách”, “lè xè” để doạ nạt kẻ thù và thông báo với
những con vật cùng đàn những tín hiệu để lẩn tránh kẻ thù.
-
- Thức ăn của chúng thường là sắn ngô khoai và các loại rau củ quả.
- Nhím thường được nhốt theo chuồng có 2con hoặc 4 con la do chúng
phải có sự ghép căp giữa đực và cái chỉ trừ khi chưa ghép được cặp thì
ta mới nhốt 1 con riêng lẻ.
- Bộ phận sinh dục:
Lúc nhỏ, lỗ sinh dục con đực có “gai”, và con cái không có. (Để phân biệt,
chúng ta có thể vật ngửa nhím con, vạch lố sinh dục để xem).

Lúc trưởng thành: Con đực có dương vật và dịch hoàn nhô ra phía bụng,
cách lỗ hậu môn khoảng 2-3 cm. Con cái có “lỗ sinh dục” cũng cách hậu
môn 2-3 cm.
Nhím cái có 6 vú chia đều ở 2 bên sườn. Khi cho con bú nhím mẹ nằm úp
bụng xuống đất để.
* Sinh trưởng của nhím
Khối lượng cơ thể của nhím khá dao động. Sau đây là số đo trung bình ở
đàn nhím ở Trại thú Ba vì (Trung tâm NC Bò và Đồng cỏ Ba vì).
Tháng tuổi Khối lượng trung bình (kg)
Sơ Sinh 0,32 ± 0,38
3 tháng 3,25 ± 0,48
6 tháng 4,72 ± 1,02
9 tháng 6,96 ± 0.32
12 tháng 8,75 ± 0.4
- Nhìn chung từ sơ sinh đến 1 năm tuổi, nhím sinh trưởng đều đều, mỗi
tháng có thể đạt 1- 2 kg, tuỳ theo chế độ nuôi dưỡng và phẩm chất con
giống. Sau tuổi này sự phát triển bắt đầu chậm lại và đi theo đường cong.
- Như vậy, nếu nuôi nhím vỗ béo, thì kéo dài quá một năm, tốc độ tăng
trọng không còn tốt nữa. Lúc này ta phải tính toán kinh tế, liệu kéo dài thời
gian vỗ béo sẽ có lãi hay không.
- Tuy nhiên đối với nhím hậu bị (nuôi sinh sản), chúng ta không nên vỗ
béo. Hãy hạn chế lượng thức ăn sao cho tăng trọng 1 kg / tháng là vừa đủ.
- Tỉ lệ thịt xẻ so với khối lượng sống chiếm từ 62% đến 69%. Tỉ lệ thịt đùi
so với thịt xẻ là 20%. Thịt nhím 1 năm tuổi rất ít mỡ
* Một số bệnh thường gặp và cách điều trị
- Bệnh ký sinh trùng ngoài da:
Do ve, mò cắn gây ghẻ lở. Chữa trị bằng cách bôi thuốc hoặc nhím tự liếm
cũng khỏi. Vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh mỗi tháng 1- 2 lần để
phòng bệnh.


- Bệnh đường ruột:
Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên
nên nhím có thể bị tiêu chảy. Chữa trị bằng cách dùng thuốc phòng
chống tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng – chát như lá ổi
xanh, củ cà rốt, rễ cau, rễ dừa, trái điều… Mặt khác, cần cân đối
khẩu phần thức ăn; không cho ăn thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu.
b. Loài hươu nai
- Là động vật có tập tính khác với các loài gia súc khác là tính bảo thủ
cao, cho dù được nuôi dưỡng, chăm sóc nhưng tập tính bản năng hoang dã
vẫn tồn tại như: Thận trọng, nhút nhát và khó tiếp cận, thấy người từ xa
chúng đã lẩn tránh.
- Có thính giác và khứu giác rất phát triển, có vai trò quan trọng trong đời
sống của chúng để canh chừng nguy hiểm từ kẻ thù. Hươu nai nhạy cảm
với những kích thích, khi có tiếng động đột ngột hoặc người lạ đi vào là
chúng dậm chân xuống đất, ngẩng cao đầu nhìn chăm chú về phía phát ra
tiếng động hoặc người lạ.
- Hươu nai thường sống theo nhóm, chúng có tập tính đàn cao, khi một con
chạy là cả đàn chạy theo. Khi có tín hiệu cho ăn, con đầu đàn đi là cả đàn
chạy theo. Khi nằm nghỉ hay nhai lại chúng thường tụ tập theo loài riêng rẽ.
- Hươu nai đực không đóng vai trò trong việc nuôi con chung. Hươu nai
đực chỉ quan hệ với nhóm hươu cái trong thời gian động dục. Mùa động
dục hươu nai đực ăn ít, tính tình dữ tợn, có khi gây nguy hiểm cho người.
- Hươu nai chủ yếu hoạt động vào ban đêm, thời gian còn lại hươu nai nghỉ
và nhai lại.
- Quan hệ với con người: Hươu nai có tập tính phòng thủ bị động, ít khi
chúng tấn công con người.
Trong điều kiện nuôi bán tự nhiên tại Ba Vì, thức ăn xanh cung cấp 2 bữa
trong ngày vào 9 giờ và 17 giờ. Thức ăn tinh cung cấp lúc 15 giờ, do đó tập
tính hoạt động ăn nghỉ của hươu nai đã phần nào thay đổi so với những con
sống ở điều kiện môi trường tự nhiên.


Sự phát triển nhung - sừng
Ở hươu nai chỉ có con đực mới có sừng, con cái không có sừng. Sự mọc
sừng là dấu hiệu của sự phát triển sinh dục. Sừng non được gọi là nhung.
Về mặt sinh học, sừng hươu nai được thay thế hàng năm. Sừng hàng năm
mọc mới và rụng đi diễn ra theo thời gian nhất định trong năm.
Hiện tượng đổ đế
Trong điều kiện nuôi tại Ba Vì, hươu nai có tuổi bắt đầu mọc sừng lần đầu
tiên ở con đực vào đầu năm thứ hai của đời sống, thường là lúc từ 12 đến
15 tháng tuổi. Trên xương đầu của hươu nai đực non bắt đầu xuất hiện hai
u lồi, tức là phần đế sừng và sau đó 2 - 3 tháng phát triển thành cặp sừng
đầu tiên. Cặp sừng này đơn giản, khẳng khiu, không phân nhánh dài từ 8 -
10cm đến 20 - 25cm, thường được gọi là sừng chìa vôi. Người ta không cắt
sừng năm đầu tiên và đến năm sau sừng chìa vôi rụng và được thay thế
bằng cặp nhung mới, được gọi là hiện tượng đổ đế.
Mùa đổ đế (rụng sừng)
Mùa đổ để ở hươu thường diễn ra từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm
sau.
Mùa đổ để của nai thường thấy từ giữa tháng 5 cho đến tháng 7.
III.Tại các trại Bò sữa của nông hộ
- Ta được học và quan sát mô hình trang trại, chuồng chăn nuôi bò
sữa, khu dự trữ và bể ủ chua thức ăn cho bò, đàn bò sữa gồm có đàn bê, đàn
bò hậu bị và bò đang sinh sản.
1. Một số đặc điểm chung
- Hầu hết bò sữa ở các trang trại hộ gia đình đều được trung tâm
nghiên cứu bò sữa và đồng cỏ Ba Vì cung cấp giống, đó là bò những con
được lai bởi bò Hà Lan ( HF) x bò Laishin.
- Bò từ 0 đến 6 tháng tuổi được gọi là bò bê, từ 7 đến 18 tháng được
gọi là bò lỡ, từ 19 tháng đến trước khi sinh sản lứa đầu gọi là bò tơ hay bò
hậu bị (tức bò chưa sinh sản), sau khi đã sinh sản lứa đầu thì được gọi là bò

đang sinh sản (hay bò mẹ).
- Đặc điểm ngoại hình của bò sữa ở đây có hình giống cái nêm bầu vú
phát triển phần sau phát triển hơn phần trước, chân sau mông phát triển bởi
nó đặc trưng cho khả năng sinh sản tốt,khả năng mang thai.
- Bầu vú của bò thường có gân xanh, nếu càng nhiều gân xanh thì
càng tốt, sản lượng sữa càng nhiều.
- Bò ở đây thường chăn nuôi tại chỗ, không thả, thức ăn chủ yếu là cỏ
tươi, thức ăn ủ chua, rơm rạ khô.
- Khối lượng tiêu thụ thức ăn không cố định với từng loại bò cho ăn tự
do, đối với bê giai đoạn từ 0 đến 4 tháng tuổi cho ăn sữa lượng cỏ và cám
rất ít.
- Bê sơ sinh thường nặng khoảng 30 – 35kg, bò trưởng thành khoảng
400 – 600kg.
- Nếu chăm sóc tốt và điều kiện khí hậu phù hợp thì sản lượng sữa
trung bình đạt 15 – 20l/con/ngày, hoặc cao hơn cũng có thể đạt 20 –
30l/con/ngày.
- Bò ở đây có khả năng sinh trưởng tương đối tốt. Bò cái có hoạt động
tính dục bình thường khi đạt 18 - 24 tháng tuổi xuất hiện chu kỳ động đầu
tiên. Chu kỳ động dục của bò cái từ 18 - 21 ngày.
- Thời gian chửa đẻ là 9 tháng 10 ngày ( khoảng 270 – 280 ngày).
Trong thời gian chửa đẻ cần cung cấp đủ lượng thức ăn và có chế độ chăm
sóc hợp lí.
- Bò đẻ sau 60 ngày thì phối giống trở lại, nếu sau 5 - 6 tháng mà
không phối giống được tức bò lại chậm thì chúng ta phải có biện pháp can
thiệp.
3. Cách chăm sóc nuôi dưỡng
• Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò chửa đẻ
- Bò sau khi đẻ 30 - 60 ngày nếu động dục cần phối giống ngay. Sau khi
phối 3 tháng nếu không động dục trở lại, khám thai xác định bò có chửa
cần được bổ sung thêm thức ăn để nuôi thai.

Vào tháng thứ 7 - 9, mỗi ngày ăn thêm 0,5kg thức ăn tinh hỗn hợp (theo
CT1 hoặc CT2). Chú ý chăm sóc quản lý tốt, không được đánh đập bò, đi
lại nhẹ nhàng không cho đi ăn xa và không để cho bò húc và đánh lẫn nhau.
- Trước khi đẻ 10 - 15 ngày bò nhốt tại chuồng riêng chờ đẻ và trực đỡ đẻ
kịp thời.
- Ngày cho ăn ba bữa theo khẩu phần bò cai sữa, uống nước sạch đầy đủ.
- Hàng ngày lau bầu vú nhưng không tác động, chải lông ve 2 phút/ngày.
- Bò phải tắm chải sạch sẽ, chuồng trại vệ sinh thường xuyên.
- Trước khi bò đẻ cần phải rửa phần sau của bò sạch sẽ, lót rơm cho bò đẻ.
- Bình thường để bò tự đẻ (thai thuận), nếu thai không thuận (thai ngược)
qua kỹ thuật kiểm tra thì phải can thiệp, xoay lại ngôi thai để cho bò tự đẻ.
- Nếu bê to, bò mẹ yếu, có thể hỗ trợ bằng cách nắm hai chân trước của bê
kéo ra theo nhịp rặn của bò mẹ.
- Bình thường sau khi đẻ 30 phút đến 4 giờ thì nhau thai sẽ ra hết.
Để tránh hiện tượng sát nhau, có thể dùng lá rau ngót, lá dâm bụt cho bò ăn
trước và sau khi đẻ. Sau khi giã lá râm bụt, hoà vào nước cho bò uống, như
vậy nhau thai sẽ ra nhanh hơn.
Nếu sau 8 - 12 giờ mà nhau thai chưa ra có thể tiêm oxytocin từ 1 - 2 ống
(tốt nhất nên mời bác sĩ (thú y đến xử lý).
- Khi nhau thai ra hết, dùng nước sát trùng rửa sạch phần sau mình bò, nên
cho uống nước ấm có hoà ít muối. Trong tuần đầu cho bò ở nhà, bồi dưỡng
cám ngon hoặc uống nước cháo, ăn cỏ non để bò nhanh hồi phục sức khoẻ.
- Khi bê mới đẻ ra, lấy khăn (cỏ khô) lau sạch mồm, mũi. Móc hết nhớt và
nước ở trong mồm, làm cho bê thở đều, tiếp đến bóc móng cho bê, lau khô
toàn thân (hoặc để mẹ liếm) rồi để vào ổ rơm, nếu trời rét phải sưởi cho bê.
Rốn bê thường khô và tự đứt sau khi đẻ vài ngày. Nhưng tốt nhất sau khi
lau khô cho bê, cầm đầu cuống rốn vuốt máu hướng vào bụng bê, buộc
cách bụng 5 - 10cm rồi cắt phía ngoài và sát trùng bằng cồn 90
0
-Trong tuần bò đẻ, hàng ngày phải dùng nước sát trùng rửa phần sau của bò

sạch sẽ, theo dõi bò ăn uống, sức khoẻ, đặc biệt là bầu vú và âm hộ, nếu
thấy bò bỏ ăn, nhiệt độ lên cao, bầu vú và âm hộ không bình thường phải
báo thú y kịp thời xử lý.
- Sau khi 7 - 10 ngày bò đẻ ăn theo chế độ cho bò sữa bình thường, người
chăn nuôi phải chú ý theo dõi bò động dục trở lại để phối giống chuẩn bị
cho lứa tiếp theo.
• Thời gian vắt sữa
Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và vắt sữa phải tuân thủ theo trình tự
công việc, đúng kỹ thuật và cố định người v.v tạo nên một phản xạ có
điều kiện cho gia súc. Người chăn nuôi cần có thời gian biểu là công
việc trong ngày. Vắt sữa thường là:
Mùa hè: Sáng từ 4 giờ 30’ - 5 giờ 30'
Chiều từ 5 giờ - 6 giờ
Mùa đông: Sáng từ 5 giờ - 6 giờ
Chiều từ 4 giờ 30' - 5 giờ 30'
• Kĩ thật vắt sữa

- Người chăn nuôi cần chấp hành đúng những quy định về kỹ thuật, trình tự
công việc mới đảm bảo vắt được nhiều sữa, sữa đảm bảo tiêu chuẩn vệ
sinh, đảm bảo sức khoẻ cho bò sữa.
- Trước khi vắt sữa tắm cho bò và tẩy rửa chuồng sạch sẽ, buộc đuôi vào
chân bò, sau đó dùng khăn lau khô bầu vú và núm vú.
- Tác động kích thích bầu vú trước khi vắt, đặc biệt bò đẻ lứa đầu: 1 bàn tay
đặt trước bầu vú, còn một tay đặt phía sau, dùng khăn sạch nhúng vào nước
nóng 40 - 50
0
C, vắt kiệt nâng lên hạ xuống hoặc xoay tròn quanh bầu vú từ
1 - 2 phút.
- Dụng cụ vắt sữa phải rửa sạch, tráng nước sôi (kể cả xô vắt, và thùng
đựng), vải màn đảm bảo trắng, sạch dùng 6 - 8 lớp vải màn để lọc sữa sau

khi vắt. Không được dùng xô và thùng đựng sữa vào việc khác.
Người vắt sữa phải ngồi lên ghế, phía trái bò hướng về phái bầu vú, có thể
vắt hai vú trước, 2 vú sau, cũng có thể vắt chéo góc. Khi sữa gần cạn (nghĩa
là sữa không còn chảy thành tia mạnh nữa) thì tập trung hai tay vắt lần lượt
từng vú một cho kiệt sữa
- Khi đã vắt xong phải sử dụng thuốc nhúng vú để cơ vòng co lại nếu
không sẽ rất khi cơ vòng vẫn còn mở mà bò thường được chăn nuôi
theo kiểu tại chỗ sẽ có lúc chúng ta không vệ sinh chuồng trại kịp bò
năm trên nền chuồng sẽ dẫn đến viêm vú là rất cao.
- Sau khi bò đẻ sữa được vắt ra chưa được đưa vào chế biến mà phải
thử đến khi nào không còn tủa, trong và đặc thì mới được đưa vào
chế biến.
- Ngoài ra còn chú ý giữ yên lặng nơi vắt sữa, không hút thuốc, không
gây cảm giác khó chịu đối với bò. Công nhân vắt sữa phải rửa tay
sạch sẽ, móng tay cắt ngắn, đeo khẩu trang và không mắc bệnh
truyền nhiễm, nếu gây tiếng ồn sẽ làm bò có thể aay viêm vú lúc đó
thì bò không có giá trị và phải loại bỏ
- Không sử dụng sữa lấy từ gia súc mới tiêm kháng sinh trong vòng
24 giờ, gia súc chích vaccine nhiệt thán trong vòng 15 ngày.
* Một số bệnh thường gặp đối với bò sữa và cách phòng bệnh
- Một số bệnh thường gặp ở bò sữa:
+ Bệnh viêm vú: là bệnh phổ biến và gây tổn thất lớn nhất trong chăn
nuôi bò sữa, dễ lây lan và gây thiệt hại kinh tế lớn. Bệnh gây ra do vệ sinh
chuồng trại, vệ sinh vắt sữa không tốt, tạo điều kiện cho vi khuẩn ( liên cầu
khuẩn, song cầu khuẩn, trực cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn hay trực khuẩn gây
mủ) hay nấm Candida albicals xâm nhập vào bầu vú gây nên, hoặc có thể
do tiếng động quá mạnh làm bò hoảng sợ. Bò khi đã mắc bệnh thì rất khó
chữa thường sẽ loại bỏ vì khả năng sản xuất sữa và chất lượng sữa kếm
không sử dụng được.
+ Bệnh lở mồm long móng: là bệnh lây lan nhanh.Ban đầu miệng sưng,

mím chặt và phát ra tiếng lép bép.Sau 2-3 ngày xuất hiện các mụn nước ở
mồm, móng, chân, vú. Con vật đi lại khó khăn. Các mụn sau khi vỡ ra thấy
vết loét màu hồng, nông và dễ bị nhiễm trùng và kế phát các bệnh
khác.Đây là bênh do vi rut gây ra vì vậy đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu bệnh này. Do vậy định kỳ tiêm phòng vacxin hàng năm là biên
pháp tốt nhất và hiệu quả nhất cho người chăn nuôi.
+ Bệnh tụ huyết trùng: Đây là bệnh do vi khuẩn Gram (-) gây ra vì vậy có
thể dùng một số loại kháng sinh sau Penicinin kết hợp Streptomycin,
Kanamycin, Gentamycin,Tylosin
Tiêm liên tục 3-5ngày, liều lượng như phần bệnh viêm phế quản – phổi
Ngoài việc dùng kháng sinh cần kết hợp với các thuốc hạ sốt, trợ sức, trợ
lực và hộ lý chăm sóc chu đáo.
Ngoài ra còn rất nhất các loài bệnh khác như : viêm móng, viêm rốn, các
bệnh về đường ruột. Vì vây chúng ta cần chú ý chăm sóc nuôi dưỡng đẻ bò
không mắc bệnh không ảnh hưởng lớn đến người chăn nuôi.
- Cách phòng bệnh
+ Nên tiêm phòng 2 lần/năm bệnh tụ huyết trùng và lở mồm long móng,
dịch tả.
+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bảo đảm chuồng trại luôn trong tình
trạng sạch sẽ, thông thoáng
+ Diệt ruồi, muỗi và các loài ký sinh ngoài da
+ Nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật
+ Áp dụng các biện pháp phòng bệnh viêm vú
+ Tiêm điều trị dự phòng ký sinh trùng đường máu.
IV. Tại trung tâm thu gom sữa Ba Vì
- Tại đây ta đã được biết đến quy trình cũng như các yêu cầu thu gom sữa
trước khi đưa vào chế biến.
- Sữa bò tươi là một sản phẩm hang hóa nông nghiệp đặc biệt, đòi hỏi
phương pháp thu mua cũng phải đặc biệt để đáp ứng cho việc bảo đảm chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tại các trang trại chăn nuôi, sữa bò sau khi được vắt ra luôn được nhanh
chóng đưa đén hệ thống bảo quản lạnh trong vong 1 giờ. Sau đó được đánh
giá kiểm tra chất lượng sữa dựa trên 3 chỉ tiêu chính là chất khô, béo, vi
sinh. Riêng đối với sữa có tồn dư kháng sinh sẽ không thu mua nhằm mục
đích bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Sữa tươi từ hộ chăn nuôi bò sứaau khi vắt nhanh chóng đưa đến trạm thu
gom sữa tươi nguyên liệu ( trạm trung chuyển). Tại trạm trung chuyển,cán
bộ kiểm tra chất lượng sản của nhà máy sẽ tiến hành các thử nghiêm phân
tích độ tủa hay chua bằng cách là ta nhúng sữa vào cồn 90
0
. Sau đó cảm
quan mùi vị, kiểm tra xem sữa đó chứa nhiều vi khuẩn nhiều hay ít bằng
metylen, ta đưa 1 ml metylen vào sữa ở điều kiện tiêu chuẩn nếu dưới 4
tiếng metylen mất màu xanh thì sữa đó nhiễm vi khuẩn.Tiếp theo lên mem
lactic để phát hiện dư lượng kháng sinh,khi ta cho men vào để sau 1 giờ
đồng hồ nếu sữa đông là tốt tức không có kháng sinh còn nếu không đông
tức là có kháng sinh → không đạt yêu cầu. Ngoài ra còn sử dụng tỷ trọng
kế để kiểm tra xem sữa có pha thêm nước không.
- Các thử nghiệm này được thực hiện đều đặn vào mỗi lần thu mua sữa
buổi sáng và chiều. Sữa đạt yêu cầu sẽ được lấy mẫu cho vào bồn bảo quản
lạnh tại trạm trung chuyển. Sữa sẽ được chuyển vào tanh và đảo lên cho
đều nếu không sẽ đông vón ở nhiệt độ cao. Sau đó đưa sữa vào máy thanh
trùng ở nhiệt độ 95
0
C rồi giảm đột ngột xuống 5
0
C. Sauk hi đã được làm
lạnh các xe bồn chuyên dụng sẽ đến và chuyển về nhà máy chế biến.
- Các bước thu gom sữa phải đúng quy trình kĩ thuật để bảo đảm cho chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng đồng thời cũng

là bảo đảm quyền lợi cho người chăn nuôi.
V. Tại trung tâm nghiên cứu bò Moncada
Tại đây chúng ta đã được biết đến trung tâm bò Moncada (Công ty gia súc
trung ương Vinalaca) được thành lập năm 1970 dưới sự giúp đỡ của CuBa.
Nhiệm vụ chức năng chính của công ty là tuyển chọn, nhập và nuôi dưỡng
các giống bò cao sản; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp
tác quốc tế; xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới thụ tinh nhân tạo…
Hơn nữa là học được quy trinh khai thác và sản xuất tinh đông lạnh, kĩ
thuật truyền tinh nhân tạo cho bò…
1. Cách khai thác tinh bò đực và sản xuất tinh đông lạnh
* Quy trình khai thác tinh bò đực sản xuất tinh đông lạnh
1. Lấy tinh bò đực giống bằng âm đạo giả
Phương pháp này như sau: có giá nhảy để bò đực nhảy lên. Giá nhảy có thể
bằng hình nộm, bằng bò đực hoặc bò cái đứng giá. Bò đực được dắt đến giá
nhảy. Nhờ phản xạ có điều kiện bò đực nhảy giá và xuất tinh vào âm đạo
giả. Ta thu nhận tinh từ âm đạo giả.
Giá nhảy :
- Cách đơn giản nhất là làm chuồng ép và sử dụng bò sống làm giá cho bò
đực nhảy. Bò làm giá có thể là bò cái hoặc bò đực. Ưu điểm của phương
pháp này là gần với tự nhiên, đơn giản, đầu tư ít. Nhược điểm là dương vật
đực giống bị bẻ cong và cần kỹ thuật viên lấy tinh dũng cảm và nhiều kinh
nghiệm.
- Sử dụng gía gỗ có gắn âm đạo giả bên trong để lấy tinh có ưu điểm là
không bẻ cong dương vật của đực giống. Điều này sẽ làm tăng cường việc
đẩy và phóng tinh, ảnh hưởng tốt đến số lượng và chất lượng tinh dịch.
Nhược điểm là mua giá nhảy rất đắt tiền.
Chuẩn bị âm đạo giả
Trước khi lấy tinh ta phải chuẩn bị âm đạo giả, các bước như sau:
- Lấy vỏ và ruột âm đạo đã được sấy khô và khử trùng ra
ngoài. Lắp ruột âm đạo giả vào vỏ cho căng và thẳng, lật ngược 2 đầu ruột

âm đạo vào 2 đầu thân vỏ, chú ý không để ruột cao su bị xoắn vặn và trùng.
- Lắp phễu hứng tinh vào một đầu của âm đạo giả. Lắp ống hứng tinh vào
cuối phễu hứng tinh. Dùng vòng cao su hoặc dây thun cố định thật chắc 2
đầu âm đạo giả để giữ chặt ruột cao su và phễu.
- Giót nước nóng 42- 43
0
C vào khoang ngăn cách giữa thân (vỏ) và ruột
âm đạo thông qua van trên vỏ âm đạo giả. Mục đích là duy trì nhiệt độ
trong âm đạo giả tương đương với nhiệt độ trong âm đạo bò khi lấy tinh
(39-

40
0
C). Nếu trời lạnh, bò đực chậm có phản xạ nhảy giá thì nhiệt độ
của nước đổ vào âm đạo có thể cao hơn 43
0
C . Không đổ đầy nước vào
khoang giữa vỏ và ruột âm đạo vì sẽ làm tăng áp suất trong xoang âm đạo
giả khi lấy tinh.
- Thổi thêm không khí qua van để cho ruột cao su căng lên tạo áp suất và
ma sát trong lòng âm đạo giả, kích thích bò đực xuất tinh.
- Dùng đũa thũy tinh bôi vazơlin vào lòng âm đạo giả, sâu khoảng 1/3 kể từ
mép ngoài, mục đích làm trơn ân đạo. Chú ý không bôi quá nhiều đề phòng
sự nhiễm bẩn tinh dịch.
Vì một lí do nào đó khi âm đạo giả đã chuẩn bị rồi mà chưa sử dụng, hoặc
chờ lâu để nước trong đó nguội đi thì phải chuẩn bị lại. Sau mỗi lần sử
dụng, âm đạo giả cần được cọ rửa cẩn thận và hấp tiệt trùng. Sau đó, bảo
quản ở nơi sạch, không có bụi. Tốt nhất là sử dụng tủ ấm 40 – 42
0
C bảo

quản âm đạo giả.
Nơi lấy tinh

×