Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

550 Phòng và chống hoạt động rửa tiền ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.54 KB, 69 trang )

Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Rửa tiền là một loại tội phạm xuất hiện từ rất lâu đời. Rửa tiền chính là hoạt
động biến đồng tiền phi pháp thành hợp pháp do đó rửa tiền luôn đồng hành với
tội ác.
Ngày nay, với sự bành trướng của nạn tham nhũng, buôn ma túy và buôn lậu
vũ khí trên toàn thế giới với doanh số lớn đã làm tăng nhu cầu rửa tiền. Để đáp
ứng nhu cầu này, “dòch vụ rửa tiền” ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở nên
tinh vi với những kỹ thuật cao cấp hơn.
Và dần dần rửa tiền đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho nền kinh tế xã
hội của toàn thế giới, đòi hỏi sự hợp tác để ngăn chặn hiểm họa này.
Việt Nam là một quốc gia hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động rửa
tiền như nền kinh tế tiền mặt, đang cần nhiều vốn đầu tư cho nền kinh tế đang
phát triển, hệ thống pháp luật còn nhiều lỗ hổng và đặc biệt là về luật chống rửa
tiền. Hiện nay, đã có những dấu hiệu cho thấy hoạt động rửa tiền đã xâm nhập
vào Việt Nam, và theo thời gian rửa tiền sẽ dần trở thành vấn nạn nhức nhối mà
Việt Nam cần phải giải quyết. Vì vậy, nhằm hạn chế những thiệt hại có thể do
rửa tiền gây ra, Việt Nam cần đánh giá đúng về thực trạng rửa tiền hiện nay và
triển khai các biện pháp phòng chống rửa tiền. Và đó cũng chính là lý do khiến
em chọn đề tài:”Phòng và chống hoạt động rửa tiền ở Việt Nam hiện nay”

2. Xác đònh vấn đề nghiên cứu:
Hiện nay, rửa tiền đã có dấu hiệu xuất hiện tại Việt Nam và có nguy cơ sẽ
phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, công tác phòng và chống rửa tiền tại Việt
Nam chỉ mới ở những bước đầu tiên. Vấn đề đặt ra cho người viết là làm sao xác
đònh thực trạng rửa tiền tại Việt Nam như thế nào, tìm ra những khó khăn tồn

Trang 2
đọng trong công tác phòng chống rửa tiền nhằm đề xuất những giải pháp khắc
phục.


Đề tài nghiên cứu này thể hiện hai tính chất:
- Tính mới mẽ : rửa tiền là khái niệm còn khá mới mẽ tại Việt Nam, nhận
thức của người dân về vấn đề này chưa cao. Mặc dù đã có Nghò đònh
phòng chống rửa tiền nhưng tính thực tế và hiệu quả thực sự chưa cao.
- Tính hữu ích: trong giai đoạn đầu của công tác phòng chống rửa tiền nên
không thể tránh khỏi sơ xuất, do đó rất cần những nghiên cứu các bài
học kinh nghiệm của các quốc gia khác cũng như những đề xuất có hiệu
quả cho công tác phòng chống rửa tiền. Mặc dù thời gian nghiên cứu
ngắn nhưng người viết cũng cố gắng đưa ra được những giải pháp cơ bản
giúp cho giai đoạn đầu của việc phòng chống rửa tiền tại Việt Nam
được thực hiện hiệu quả hơn.

3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhiệm vụ quan trọng của đề tài nghiên cứu này là phải đạt được các mục
tiêu sau đây:
- Hệ thống lại những lý luận cơ bản có liên quan đến rửa tiền
- Đánh giá thực trạng rửa tiền tại Việt Nam đồng thời nêu lên những tồn
đọng của công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam
- Đưa ra những kiến nghò nhằm tháo gỡ những khó khăn đồng thời cũng
đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cho việc phòng chống rửa tiền.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
nhằm tận dụng được hết tính ưu việt của từng loại phương pháp như phương
pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu thứ cấp…

Trang 3
5. Nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được trình bày thành 3 phần
:

- Phần 1 là phần mở đầu, giới thiệu đề tài và trình bày những vấn đề liên
quan đến phương pháp luận trong nghiên cứu.
- Phần 2 là phần nội dung của đề tài được trình bày thành 3 chương:

Chương 1: Rửa tiền và những ảnh hưởng xấu của nó đến nền kinh tế

Chương 2: Thực trạng hoạt động rửa tiền tại Việt Nam hiện nay và
một số quốc gia trên thế giới.

Chương 3: Những giải pháp phòng và chống rửa tiền hiện nay tại nước
ta
- Phần 3 là phần kết luận, nêu một cách khái quát những nội dung đề tài
nghiên cứu và những vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu của đề tài khá phức tạp và liên quan đến nhiều lónh vực
nên đề tài trình bày chưa đầy đủ và mang tính chủ quan, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn được hoàn thiện và mang tính thực
tiễn hơn.
Xin chân thành cảm ơn.









Trang 4
CHƯƠNG 1: RỬA TIỀN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG XẤU
CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ

1.1. Rửa tiền
1.1.1. Khái niệm
Rửa tiền không phải là một tội danh mới trong hệ thống luật pháp của thế
giới và hiện nay đang có dấu hiệu xuất hiện và phát triển tại Việt Nam. Do đó
đòi hỏi Việt Nam phải có cơ chế hoàn thiện để ngăn chặn và phòng chống rửa
tiền có hiệu quả. Muốn vậy, chúng ta phải trả lời được câu hỏi “rửa tiền là gì ?”
4000 năm trước công nguyên đã có dấu hiệu rửa tiền: các thương nhân Trung
Quốc đã che dấu tài sản thực có của mình để tránh bò phát hiện và sung công.
Tuy nhiên, đến thế kỷ 20 thì thuật ngữ “rửa tiền” được sử dụng rộng rãi – nhằm
chỉ việc che dấu nguồn gốc của số tiền khổng lồ thu được từ hoạt động buôn lậu
rượu, đánh bài và các hoạt động bất hợp pháp khác của gangster Mỹ.
Đònh nghóa pháp lý đầu tiên về rửa tiền được xác đònh trong Công ước
Vienna về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần
năm 1988 của Liên hiệp quốc: yêu cầu các nước thành viên nghiên cứu đưa vào
Luật của nước mình “Hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng
tài sản đó đã thu được từ buôn bán ma túy hoặc từ việc tham gia vào hoạt động
phạm tội với mục đích che giấu nguồn tài sản hoặc giúp người khác thực hiệc các
hành vi trên, trốn tránh trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của mình”. Đến
tháng 12/2000 khi Công ước Parlemo về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia của Liên hợp quốc được ký kết vấn đề tội phạm có tổ chức và tội phạm rửa
tiền được xác đònh đầy đủ, cụ thể hơn.

Trang 5
Nhìn chung ta có thể hiểu rửa tiền theo nghóa chung nhất là hoạt động của
các cá nhân hay tổ chức thông qua việc sử dụng các phương tiện và các công cụ
để che giấu nguồn gốc thật sự của các khoản thu nhập bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, để nhận biết chi tiết hơn thuật ngữ rửa tiền ta có thể tham khảo
các đònh nghóa sau:
- Theo Liên Hiệp quốc: rửa tiền chính là việc sử dụng (nghóa là với bất cứ
hình thức nào của cả hành động cho và nhận) bất kỳ tài sản nào mà nó

được cho là có nguồn gốc từ hoạt động hoàn toàn hay một phần của phạm
tội mà có hoặc từ hoạt động che đậy, trá hình nhằm giúp đỡ người phạm
tội đó thoát khỏi luật pháp.
- Tại mục 1 điều 3 của Nghò đònh số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 về
phòng chống rửa tiền: rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm các hợp
pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể
sau đây:

Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dòch liên quan đến
tiền, tài sản phạm tội mà có;

Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dòch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận
chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên gới tiền, tài sản do phạm tội mà
có;

Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp
hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh
nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vò trí, quá trình di chuyển hay quyền
sở hữu đối với tiền, tài sản phạm tội mà có.
1.1.2. Quy trình cơ bản của hoạt động rửa tiền
Quy trình rửa tiền về cơ bản có 03 giai đoạn:

Trang 6
- Đổi chỗ: giai đoạn trực tiếp phân bổ lượng tiền mặt thu được từ các hoạt
động phi pháp. Lượng tiền phi pháp này có thể để tại các ngân hàng với
điều kiện chia nhỏ để tránh bò nghi ngờ hay có thể chuyển sang các công
cụ tài chính có thể dễ dàng sử dụng.
- Tạo vỏ bọc: tạo nên những vỏ bọc phức tạp thông qua những giao dòch tài
chính nhằm che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của khoản tiền này, cản trở
việc kiểm tra dấu vết. Chẳng hạn, những kẻ rửa tiền sẽ thành lập các

công ty buôn bán ở những nước mà quy đònh ngân hàng không khắt khe,
quy đònh chống rửa tiền còn lỏng lẻo, sau đó chúng trà trộn tiền bất hợp
pháp với hàng tỷ USD hợp pháp giao dòch mỗi ngày. Ngoài ra bọn chúng
còn có thể mua những mặt hàng có giá trò lớn như chứng khoán, ô tô, máy
bay… được đăng ký với tên người khác để tránh gây chú ý. Hay họ có thể
sử dụng các sòng bạc để rửa tiền vì tại đây sẵn sàng nhận tiền mặt:
chuyển tiền thành thẻ, chơi bài sau khi chuyển ngược lại số tiền này đã
trở thành số tiền được bạc.
- Hợp thức hóa: đưa tiền đã được rửa vào lưu thông trong nền kinh tế theo
cách thức giống như các khoản này là kết quả của các hoạt động kinh
doanh hợp pháp: như đầu tư bất động sản, góp vốn kinh doanh, mua bán
các hàng hóa xa xỉ.
1.1.3. Những biểu hiện của rửa tiền
Không dễ để nhận dạng được hoạt động rửa tiền vì nó được che dấu bởi các
thủ đoạn rất tinh vi. Tuy nhiên, ta có thể nhận biết rửa tiền thông qua các hoạt
động sau:
- Các hoạt động đầu tư đáng nghi ngờ:

Về chủ đầu tư:

Trang 7
8
Chủ đầu tư là cá nhân hay tổ chức có liên quan đến các hoạt động
tội phạm.
8
Những thông tin khả năng tài chính của chủ đầu tư này không rõ
ràng minh bạch, không nhất quán. Chẳng hạn như nhà đầu tư cá
nhân đầu tư vào dự án hàng trăm ngàn tỷ nhưng thông tin về khả
năng tài chính của người này không có thì sẽ gây nghi ngờ cho đối
tác. Các báo cáo tài chính của công ty đầu tư không minh bạch hay

không có cơ sở để đánh giá độ tin cậy (như không có kiểm toán hay
thuế kiểm tra)
8
Chủ đầu tư không quan tâm nhiều lợi nhuận thu được từ hoạt động
đầu tư của mình.

Về phía doanh nghiệp được đầu tư :
8
Tổ chức được đầu tư hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn được
đầu tư với nguồn vốn lớn.
8
Việc đầu tư không tương xứng với quy mô và lónh vực hoạt động
trước nay của doanh nghiệp.

Về đòa điểm đầu tư: đòa điểm đầu tư khó khăn về nguồn lực và nguồn
nguyên liệu có sẵn…
- Các giao dòch mua bán đáng ngờ: mua bán khống, mua bán hàng hóa
không liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức, mua bán hàng hóa
với giá trò cao hơn rất nhiều so với thò trường…
- Các giao dòch tài chính đáng ngờ: tiền được chuyển qua nhiều tài khoản
mà không quan tâm đến phí giao dòch, có sự thay đổi đột biến so với
doanh số giao dòch bình thường, giá trò giao dòch không cân xứng với khả
năng tài chính của khách hàng, …

Trang 8
- Các hoạt động khác: lợi dụng sổ tiết kiệm của những cá nhân, cá cược,
mua xổ số, đánh bạc…
Theo điều 10 của nghò đònh 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 về phòng chống
rửa tiền: các giao dòch bò coi là đáng ngờ khi có một trong các dấu hiệu sau
- Các bên liên quan tới giao dòch cung cấp thông tin nhận biết khách hàng

không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán hoặc thuyết phục cá
nhân, tổ chức cung ứng dòch vụ không báo cáo giao dòch đến cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo quy đònh của pháp luật;
- Các giao dòch được thực hiện theo lệnh hay ủy quyền của các cá nhân, tổ
chức có liên quan đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê
và cảnh báo do Bộ Công an lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa
tiền và chống sử dụng tiền hay tài sản để tạo điều kiện hay tài trợ cho
hoạt động phạm tội trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam;
- Các giao dòch mà thông tin nhận dạng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế
và pháp lý của các bên tham gia giao dòch có thể xác đònh được mối liên
hệ giữa các bên tham gia giao dòch với các hoạt động phạm tội hoặc có
liên quan tới cá nhân, tổ chức nêu tại điểm 2 trên;
- Các cá nhân, tổ chức tham gia giao dòch với số tiền có giá trò lớn không
tương xứng hoặc không liên quan tới hoạt động thường ngày hay bất cứ
hoạt động hợp pháp nào;
- Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dòch trên tài khoản, tiền gửi
vào và rút nhanh ra khỏi tài khoản, doanh số giao dòch lớn trong ngày,
nhưng số dư tài khoản rất nhỏ hoặc bằng không;
- Các giao dòch chuyển tiền có giá trò nhỏ từ nhiều khoản khác nhau về một
khoản tiền lớn hay chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau về tài khoản

Trang 9
trong một thời gian ngắn hoặc ngược lại, tiền được chuyển lòng vòng qua
nhiều tài khoản, các bên liên quan không quan tâm tới phí giao dòch;
- Sử dụng tín dụng thư và các phương thức tài trợ thương mại khác có giá trò
lớn, chiết khấu với giá trò cao nhằm chuyển tiền giữa các quốc gia khi
giao dòch này không liên quan đến hoạt động thường xuyên của khách
hàng;
- Pháp nhân không thực hiện giao dòch trong một thời gian dài trên tài
khoản của mình kể từ khi mở, doanh nghiệp trong nước mở và sử dụng tài

khoản ở nước ngoài dưới tên pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài;
- Chuyển lượng tiền lớn từ tài khoản ngoại hối của doanh nghiệp ra nước
ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng
chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu;
- Doanh nghiệp nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài ngay sau khi nhận
được vốn đầu tư hoặc chi trả tiền ra nước ngoài không phù hợp với tính
chất và nhu cầu của hoạt động kinh doanh;
- Các công ty bảo hiểm thường xuyên đền bù hoặc chi trả bảo hiểm với số
tiền lớn cho cùng một khách hàng;
- Các tổ chức chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với các hoạt động
kinh doanh chứng khoán;
- Bất cứ giao dòch nào khác mà các đònh chế tài chính thấy có biểu hiện bất
thường hoặc cơ sở pháp lý không đáng tin cậy
1.1.4. Những ảnh hưởng xấu của rửa tiền đến hoạt động của nền kinh tế
xã hội
1.1.4.1. Sự sai lệch và mất ổn đònh về kinh tế
Những kẻ rửa tiền không quan tâm đến hiệu quả kinh tế từ những khoản lợi
nhuận bằng việc bảo vệ những khoản tiền của họ. Vậy nên, họ cũng không quan

Trang 10
tâm đến lợi ích các quốc gia mà họ đầu tư vào, cũng như không quan tâm đến
hậu quả do việc đầu tư gây ra, cụ thể như:
- Hoạt động rửa tiền dẫn đến sai lệch trong phân bổ các nguồn lực đối với
các khu vực từ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế kém tại những khu vực trọng
yếu.
- Do có sự cấu kết mà dẫn đến việc khuyến khích sai lệch danh mục đầu tư
làm giảm nguồn vốn và hiệu quả của các nhà đầu tư chính thức. Về lâu
dài nó sẽ làm giảm việc tiếp thu được công nghệ, kỹ năng, kiến thức lao
động … từ các nhà đầu tư này. Hơn nữa, kết quả của sự cấu kết còn là sự
phát triển các ngành nghề không cân xứng với quy mô, điều kiện cũng

như nhu cầu của nền kinh tế.
- Hoạt động rửa tiền liên tục có thể tạo ra một thế cân bằng giả tạo cho thò
trường. Sau khi hoàn tất các công đoạn rửa tiền các nhà “đầu tư” rút về
để lại cho các quốc gia những hậu quả to lớn như khủng hoảng tiền tệ,
khủng hoảng ngân hàng, thâm thụt cán cân ngoại thương …
Như vậy, tính ổn đònh của nền kinh tế quốc gia đã bò lung lay khi hiện tượng
rửa tiền xảy ra càng nhiều về số lượng lẫn quy mô, hay nói cách khác tính ổn
đònh của nền kinh tế tỷ lệ nghòch vơí sự phát triển của hoạt động rửa tiền.
1.1.4.2. nh hưởng đến việc đề ra, thực hiện và kiểm soát chính sách
kinh tế
Như chúng ta đã biết, hệ thống tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối
với nền kinh tế của các quốc gia. Hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả thì
sẽ làm gia tăng lượng vốn đầu tư và làm tăng hiệu quả đầu tư. Kết quả tất yếu là
làm tăng trưởng nền kinh tế.
Ngược lại, sự yếu kém của hệ thống tài chính dẫn đến việc không kiểm soát
được hoạt động đầu tư và hiệu quả thực sự của nền kinh tế. Do đó, nếu chính

Trang 11
phủ không có giải pháp kòp thời cho sự phát triển của nền kinh tế thì quốc gia đó
sẽ phải gánh chòu những hậu quả khó lường.
Bên cạnh đó, ngân sách yếu làm giảm tính khả thi của các chính sách kinh
tế, Trong điều kiện lượng tiền bất hợp pháp lớn được sử dụng để gây nhũng
nhiễu cho nền kinh tế dẫn đến việc chính phủ mất quyền kiểm soát chính sách
kinh tế của mình. Trong một số trường hợp, lượng tài sản khổng lồ này được sử
dụng làm lũng đoạn thò trường trong khu vực và những nền kinh tế nhỏ.
Không kiểm soát được nạn rửa tiền dẫn đến việc chính phủ mất quyền kiểm
soát các chính sách kinh tế. Đây là một trong những yếu tố gây khó khăn cho
chính phủ trong việc xây dựng một nền kinh tế lành mạnh.
1.1.4.3. Gây tổn hại đến ngân sách quốc gia
Về bản chất, rửa tiền là che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của một khoản tiền

và hiển nhiên đi kèm theo nó là hành vi trốn thuế. Thêm một khoản tiền bất hợp
pháp được rửa sạch là chính phủ mất một khoản thuế trên thu nhập đó.
Đồng thời chính phủ lại phải bỏ ngân sách ra để giải quyết hậu quả của nạn
rửa tiền như là buôn bán ma tuý, vũ khí… : Chính phủ phải tăng ngân sách để
thực hiện yêu cầu về việc thực thi pháp luật và tăng những chi phí cho việc
chăm sóc sức khỏe cộng đồng (điều trò cho người nghiện ma túy)…
1.1.4.4. Làm suy yếu toàn bộ thò trường tài chính
- Hoạt động rửa tiền không ổn đònh: có khi các tổ chức tài chính thu được
khoản tiền lớn nhưng cũng có lúc phải đối mặt với sự “mất tích đột ngột”
của các khoản tiền này. Như vậy, tính thanh khoản nói riêng và hoạt động
của các tổ chức này nói chung ít nhiều cũng gặp khó khăn.
- Rửa tiền một khi được phát hiện tại các tổ chức tài chính sẽ làm giảm uy
tín của tổ chức này đối với công chúng. Hoạt động của các đònh chế tài
chính là kinh doanh dựa trên uy tín nên bất cứ dấu hiệu nào khiến khách

Trang 12
hàng cho rằng các tổ chức này gian lận hay tiếp tay cho các hoạt động
phạm pháp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tổ chức này:
các cá nhân, tổ chức kinh tế không dám gửi tiền hay vay tiền hay sử dụng
các hoạt động dòch vụ của các tổ chức này vì nếu một khi bò chính quyền
phát hiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của chính bản thân
họ.
- Nếu được đào tạo kỹ càng và sử dụng các công cụ hỗ trợ trong việc kiểm
tra và phát hiện việc rửa tiền thì chắc chắn các tổ chức tài chính sẽ nhận
biết được các giao dòch đáng ngờ. Tuy nhiên, hoạt động rửa tiền vẫn xảy
ra có nghóa là vẫn tồn tại hành vi tham nhũng và tìm kiếm các quyền lợi
của tổ chức này. Hay nói cách khác, rửa tiền có thể dẫn đến sự tha hóa
của các cán bộ trong tổ chức này. Với nguồn nhân lực bò lôi kéo vào hoạt
động phạm pháp ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các tổ chức này.

Ư Một khi các tổ chức tài chính này suy yếu thì khả năng đứng vững của thò
trường tài chính là không có cơ sở. Nhiều tổ chức tài chính suy yếu ảnh hưởng
xấu đến hoạt động của thò trường tài chính. Do vậy, có thể nói rửa tiền làm
suy yếu toàn bộ thò trường tài chính.
1.1.4.5. Làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân hợp pháp
Những người rửa tiền đã trộn lẫn tiền bất chính vào các khoản tiền hợp pháp
của một số công ty ngụy trang. Những công ty này do có nguồn tiền bất chính để
hỗ trợ nên giá thành sản phẩm và dòch vụ thấp hơn thò trường rất nhiều. Do đó,
các công ty này có lợi thế cạnh tranh hơn các công ty hợp pháp khác. Điều này
gây khó khăn không nhỏ cho các công ty hợp pháp.
Về lâu dài, khả năng tài chính của các công ty hợp pháp không chống cự
được dẫn đến phá sản, các doanh nghiệp khác muốn đầu tư vào lónh vực này

Trang 13
nhưng không dám mạo hiểm. Và kết quả là khu vực kinh tế tư nhân hợp pháp
dần suy yếu.
1.1.4.6. Nguy cơ tổn hại danh tiếng
Hiện nay, không một quốc gia nào chấp nhận uy tín bò sút giảm do các công
ty tài chính có liên quan đến hoạt động rửa tiền. Đi liền với tội rửa tiền là hàng
loạt các tội danh khác như gian lận tài chính, mua bán thông tin mật, tham ô hối
lộ…Tiếng xấu này không những làm giảm cơ hội phát triển hợp pháp và vững
mạnh của quốc gia này mà còn thu hút các tổ chức tội phạm quốc tế xâm nhập
vào với mục tiêu thu lợi nhuận trong ngắn hạn.
Hơn nữa, việc gầy dựng lại danh tiếng đã mất là việc làm cực kỳ khó khăn
và đòi hỏi chính phủ phải có một tiềm lực tài chính mạnh trong khi đó chính phủ
đã có thể ngăn ngừa bằng sự kiểm soát, chống lại nạn rửa tiền.
1.1.4.7. Những tác động khác
Nạn rửa tiền có thể phá hủy nền kinh tế, an ninh và gây nên những hậu quả
xấu cho xã hội. Nó khuyến khích các hoạt động phạm pháp tăng cao như buôn
bán ma tuý, khủng bố, buôn bán vũ khí trái phép, quan chức nhà nước tham

nhũng và hàng loạt các tội phạm khác.
Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ và toàn cầu hóa của dòch vụ tài chính
đã làm gia tăng tội phạm trên phạm vi quốc tế và hình thức phạm tội ngày càng
tinh vi và phức tạp hơn rất nhiều. Với sự dễ dãi của hệ thống tài chính đã khiến
cho lượng tiền được rửa có cơ hội thâm nhập vào hệ thống tài chính toàn cầu,
thao túng toàn bộ hệ thống tài chính này, làm suy yếu nền kinh tế của một quốc
gia. Nền kinh tế không phát triển dẫn đến đời sống vật chất của người dân bò
giảm sút.

Trang 14
Nạn rửa tiền còn gây ra tham nhũng tại mọi bộ phận của xã hội, đạo đức của
con người suy giảm. Và nguy hại cho xã hội hơn nữa nếu bộ phận tham nhũng
này nắm giữ những vò trí quan trọng trong chính phủ.
1.2.
Sự cần thiết phải thực hiện biện pháp phòng chống rửa tiền
1.2.1. Sự cần thiết
Rửa tiền không chỉ ảnh hưởng xấu đến uy tín của các quốc gia trên thế giới
mà còn tác động đến cơ cấu chính trò, tác động đến tính hiệu quả của thò trường
tài chính, tác động tới môi trường đầu tư…Vì vậy, kiểm soát được nạn rửa tiền là
một trong những cách thức bảo vệ hữu hiệu nhất cho nền kinh tế xã hội chính trò
của mỗi một quốc gia.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, khối lượng chu
chuyển tài chính toàn cầu đã đạt đến mức khổng lồ (khoảng 1.700 tỷ USD mỗi
ngày) thì vấn đề chống rửa tiền trở thành mối quan tâm không chỉ của chính phủ
của mỗi quốc gia mà còn của cả cộng đồng quốc tế. Một quốc gia nếu có nạn
rửa tiền thì các quốc gia khác khi quan hệ với nó cũng phải gặp nhiều khó khăn:
làm sao kiểm soát được tội phạm trong nước rửa tiền tại nước ngoài, nền tài
chính của quốc gia đó có đáng tin cậy để giao dòch không, sự phát triển của quốc
gia này có phải là hiện tượng “ảo” không… Như vậy, có thể nói một quốc gia có
nạn rửa tiền điều đó đồng nghóa với việc cánh cổng hội nhập đối với quốc gia

này chưa được rộng mở, còn các quốc gia còn lại mất đi một thò trường tiềm
năng.
1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản thực hiện việc phòng chống rửa tiền
- Nguyên tắc xác đònh hành vi tội phạm: mỗi quốc gia phải xác đònh rõ các
hành vi phạm pháp có liên quan đến hoạt động rửa tiền, quy đònh cụ thể
thành luật làm cơ sở cho việc phát hiện và phòng chống rửa tiền.

Trang 15
- Nguyên tắc giám sát chặt chẽ: tổ chức tài chính phải ghi chép cẩn thận về
khách hàng và giao dòch khách hàng để thống kê và theo dõi nguồn tiền,
khi phát hiện giao dòch đáng ngờ thì thực hiện theo đúng quy trình xử lý
hiện hành
- Nguyên tắc giữ bí mật: các tổ chức tài chính phải đảm bảo giữ bí mật
thông tin khách hàng tránh ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng.
- Nguyên tắc lưu giữ thông tin: thông tin phải được các tổ chức tài chính lưu
giữ cẩn thận và ở trạng thái sẳn sàng cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền
làm bằng chứng phạm tội
- Nguyên tắc hợp tác: phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức
năng có liên quan cũng như hợp tác trao đổi với các quốc gia khác, các tổ
chức quốc tế để hỗ trợ việc thực hiện tốt công tác chống rửa tiền
Tại Việt Nam việc phòng chống rửa tiền phải đảm bảo 02 nguyên tắc sau:
- Việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý rửa tiền phải thực hiện theo
đúng quy đònh của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quôc
gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; chống lạm quyền; lợi dụng
việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Hợp tác quốc tế trong lónh vực phòng, chống rửa tiền phải trên nguyên tắc
tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, các bên cùng có lợi và được thực
hiện theo quy đònh của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp các Điều ước

quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập có quy đònh khác.



Trang 16
1.2.3. Mối quan hệ giữa các ngành nghề và cơ quan chức năng trong
công tác chống rửa tiền
Hoạt động rửa tiền có quan hệ đến rất nhiều hoạt động tội phạm khác và
cũng như liên quan đến tất cả các lónh vực trong đời sống xã hội. Do đó, việc
phòng chống rửa tiền không thể chỉ do một cơ quan chức năng thực hiện mà cần
có sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng. Một cơ quan không thể tìm hiểu tất cả
hoạt động của mọi lónh vực mà cần có sự hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan khác
trong hoạt động phòng chống rửa tiền. Cách thức làm việc này làm giảm thiểu
chi phí và thời gian cho cơ quan phụ trách công tác chống rửa tiền, đồng thời
cũng mang lại hiệu quả cao cho hoạt động này: những thông tin cần thiết được
các cơ quan chức năng, ban ngành lưu trữ và khi có yêu cầu sẽ cung cấp cho cơ
quan chống rửa tiền, cơ quan này chỉ tập trung vào công tác tìm hiểu, điều tra về
hoạt động nghi ngờ là rửa tiền cùng với sự trợ giúp của Bộ Công an, Bộ tư pháp…
Tại Việt Nam, mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng được quy đònh trong
Nghò đònh 74/NĐ-CP ngày 07/06/2005 tại điều khoản quy đònh trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền:
- Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chủ trì và phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan hữu quan xây dựng
và thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác
phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam; nghiên
cứu và có giải pháp để hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trên lãnh thổ
Việt Nam


Đònh kỳ hàng năm hoặc khi Chính phủ yêu cầu, trao đổi kết quả công
tác phòng, chống rửa tiền với các cơ quan hữu quan và làm đầu mối
tổng hợp báo cáo trình Chính phủ.

Trang 17

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong việc thực
hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy đònh của pháp luật
và Nghò đònh này.

Tổ chức tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, xử lý, lưu giữ, cung cấp thông
tin, tài liệu, hồ sơ theo quy đònh tại các Điều 12,13 Nghò đònh này;
chuyển cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tài liệu, hồ sơ vụ
việc có thể liên quan tới rửa tiền để thanh tra, điều tra, xử lý theo quy
đònh của pháp luật

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
xử lý thông tin về phòng, chống rửa tiền;

Đào tạo cán bộ chuyên trách cho các đơn vò có liên quan của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và các đònh chế tài chính về phân tích, xử lý
thông tin và phát hiện rửa tiền
- Trách nhiệm của Bộ Công an:

Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền; tổ chức
tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm có liên quan đến rửa tiền.

Chủ trì và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan tuyên
truyền, giáo dục về phòng, chống rửa tiền.


Tổ chức lực lượng điều tra tội phạm có liên quan đến rửa tiền; hướng
dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tội phạm có liên
quan đến rửa tiền theo quy đònh của pháp luật tố tụng hình sự và Nghò
đònh này; thông báo kết quả điều tra các vụ việc có liên quan tới rửa
tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biết.

Trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết về phương thức, thủ đoạn hoạt
động mới của bọn tội phạm trong lónh vực rửa tiền ở trong nước và

Trang 18
nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nan qua Trung tâm thông
tin phòng, chống rửa tiền.

Đào tạo, bồi dưởng cán bộ làm công tác điều tra đấu tranh phòng,
chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền.
- Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ

Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vò thuộc quyền quản lý của mình thực
hiện các quy điïnh tại Nghò đònh này.

Trong phạm vi quyền hạn được pháp luật quy đònh, kòp thời phối hợp
với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác trong phòng, chống rửa tiền.

Phối hợp hỗ trợ các cơ quan thuộc Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong việc điều tra, truy tố và xét
xử tội phạm rửa tiền

Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, tổng hợp công tác phòng, chống

rửa tiền thuộc lónh vực quản lý của mình; gửi báo cáo kết quả về Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp trình Chính phủ.
- Trách nhiệm của các tổ chức Thanh tra Bộ:

Thông báo về Trung tâm phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền những thông tin, báo cáo nhận được hoặc phát hiện
được về các giao dòch nêu tại điều 9,10 Nghò đònh này và lưu giữ thông
tin, hồ sơ liên quan ít nhất 05 năm.

Cung cấp thông tin đầy đủ, kòp thời theo đề nghò của Trung tâm thông
tin phòng, chống rửa tiền và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều
tra, truy tố, xét xử.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vò thuộc đối tượng quản lý
của Bộ, ngành mình khi có những giao dòch liên quan tới rửa tiền theo

Trang 19
đề nghò của Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền

Xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy
đònh tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghò đònh này
- Trách nhiệm của y ban nhân dân các cấp

Hướng dẫn các đơn vò, bộ phận trực thuộc nghiên cứu, thực hiện các
quy đònh tại Nghò đònh này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
mình.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai
và đôn đốc thực hiện các chính sách, đường lối, chiến lược, kế hoạch

phòng, chống rửa tiền.















Trang 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI.
2.1. Tình hình rửa tiền ở các quốc gia trên thế giớiù và trong khu vực
Bản báo cáo điều tra về tội phạm kinh tế quốc tế năm 2003 của
Pricewaterhouse Cooper (PWC) dựa trên 3.600 cuộc phỏng vấn tiến hành tại 50
quốc gia trên thế giới cho thấy tội phạm kinh tế đang tăng mạnh. Cứ ba doanh
nghiệp được hỏi có một doanh nghiệp là nạn nhân của tội phạm kinh tế.
Báo cáo cho thấy công ty càng lớn, khả năng bò tội phạm kinh tế “thăm viếng
càng cao”, không có lónh vực nào an toàn trước các loại tội phạm kinh tế. Nhưng
rủi ro cao nhất lại tập trung vào lónh vực tài chính như ngành ngân hàng và bảo
hiểm. Số liệu thống kê năm 2001, cứ sáu ngân hàng đang hoạt động là có một
ngân hàng không thể kiểm soát nạn rửa tiền. Loại hình tội phạm kinh tế phổ

biến nhất là chiếm dụng vốn, rồi đến tội phạm rửa tiền, tội phạm trên mạng và
thông tin tài chính không trung thực.
Lực lượng đặc nhiệm tài chính chống rửa tiền (FATF) và Liên hiệp quốc dự
đoán hiện có khoảng 1.5 nghìn tỷ USD bò rửa mỗi năm trên thế giới. Số tiền trên
chiếm từ 2% đến 5% GDP của toàn thế giới, trong đó ½ số tiền trên được rửa tại
thò trường Mỹ.
Một nguồn tin của Hãng tin Reuters chỉ ra rằng hàng năm trên thế giới có
gần 150.000 công ty ma được thành lập trên khắp thế giới. Tiền bẩn được
chuyển qua các công ty này và đến hơn 60 “thiên đường tài chính” lên đến hàng
tỷ USD. Trong những năm 70, người ta chỉ thấy có 25 quốc gia được xem là
thiên đường tài chính thì hiện nay con số này đã vọt lên 63 và khoảng phân nữa

Trang 21
trong số đó là những quốc gia hay lãnh thổ nằm dưới quyền bảo hộ của Anh hay
là các quốc gia thuộc đòa cũ.
Ư Thế giới hiện nay khó kiểm soát được lượng tiền bẩn.
2.1.1 Những phi vụ rửa tiền ở các quốc gia trên thế giới được phát hiện
2.1.1.1 Tại My
õ
¾
Chiến dòch Mule train
Ngày 01 tháng 07 năm 1998, trưởng phòng tài chính, chủ tòch và phó chủ tòch
của công ty Supermail.Inc., một công ty séc chuyển khoản đã bò bắt vì tham gia
vào một vụ rửa tiền trong một cuộc điều tra kéo dài hai năm do Văn phòng ở
Los Angeles của Cục điều tra Liên bang và Phòng cảnh sát Los Angeles tiến
hành.
Theo hồ sơ, công ty này là một trong những công ty séc chuyển khosản lớn
nhất hoạt động ở Tây Hoa Kỳ và là một trong những đại lý chuyển tiền hàng
đầu ở Hoa Kỳ cung cấp dòch vụ cho Mexico và Châu Mỹ La tinh.
Ba thành viên ban quản trò cùng với sáu nhân viên và các cộng sự đã bò bắt

sau khi Bồi thẩm đoàn đưa ra bản cáo trạng với 67 điểm kết tội 11 bò cáo bao
gồm cả công ty Supermail có âm mưu rửa tiền, né tránh yêu cầu báo cáo về lưu
hành tiền tệ và chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp.
Mục tiêu đầu tiên của cuộc điều tra là quỹ của công ty ở Reseda, California.
Những người điều tra dưới vỏ bọc bí mật đã tiếp cận với người quản lý, người đã
đồng ý rửa những khoản tiền “ma túy” với khoản phí tiền mặt. Đặc biệt người
quản lý đã chuyển một số lượng lớn tiền mặt thành giấy lệnh chuyển tiền của
công ty. Khi có một lượng tiền lớn cần được rửa người quản lý sẽ yêu cầu các
cộng sự làm việc ở những khu vực khác giúp đỡ. Khi người quản lý mới điều
hành những hoạt động ở chi nhánh Reseda vào tháng 4 năm 1997 thì anh ta đã
đưa tới công ty một số nhân viên. Những nhân viên này được phép phát hành

Trang 22
những phiếu gửi tiền và chuyển một lượng lớn tiền bất chính tới một tài khoản bí
mật ở Miami, trong khi đó số tiền để duy trì hoạt động vẫn nằm trong quỹ của
công ty.
Tổng cộng các bò cáo đã rửa hơn ba triệu USD tiền”ma túy”. Người ta cho
rằng đây là một trong những vụ điều tra chống lại nạn rửa tiền nhằm vào giới
kinh doanh séc chuyển khoản lớn nhất trong lòch sử nước Mỹ.
¾
Chiến dòch Risky business
Chiến dòch Risky business do Cục Hải quan Liên quan và FBI tiến hành vào
năm 1994 sau khi một bọn lừa đảo đăng quảng cáo trên một số tờ báo và ấn
phẩm lớn của Mỹ. Những tin quảng cáo này đưa ra những đề nghò cho vay vốn
đối với các chủ hãng kinh doanh với “khoản phí trả trước”. Các nạn nhân trên
toàn thế giới bắt đầu trả khoản tiền lãi trả trước từ 50.000 đến 2.2 triệu USD để
có thể vay được vốn.
Sau khi trả khoản tiền này, các nạn nhân được yêu cầu ký một bản hợp đồng
yêu cầu họ ngay lập tức cung cấp thư tín dụng từ 2 đến 20 triệu USD làm tiền
thế chấp cho khoản vay. Nếu các nạn nhân không thể mở thư tín dụng với một

khoản tiền lớn như vậy ngay lập tức, bọn lừa đảo bảo rằng họ đã vi phạm điều
khoản hợp đồng và giữ tiền lãi trả trước của họ. Trên thực tế những kẻ chủ mưu
của kế hoạch này biết rằng các nạn nhân sẽ không thể đáp ứng được các điều
khoản của hợp đồng và bằng cách đó chúng đã chiếm của các nạn nhân những
khoản tiền lãi trả trước.
Để che đậy số tiền chúng đã ăn cắp, những kẻ lừa đảo này đã mở Ngân hàng
Caribean American Bank ở Antigua và Barbuda vào năm 1994. Cục Hải quan
Liên bang và FBI đã phát hiện ra rằng ngân hàng này chỉ hoạt động bề ngoài, là
một trong 18 ngân hàng hoạt động dưới sự kiểm soát của Ngân hàng quốc tế
Châu Mỹ (A.I.B,Ltd) ở Antigua. Cả hai ngân hàng này đã bò đóng cửa do tội lừa

Trang 23
đảo. Dùng những ngân hàng này và vô số bình phong khác bọn lừa đảo này có
thể mua máy bay, thuyền đua, xe cộ, bất động sản, và những tài sản khác bằng
khoản tiền lừa đảo. Một số bò cáo phát hành những thẻ tín dụng lớn – dưới tên
của nhưng công ty bình phong – qua hệ thống ngân hàng ở Antigua, vì vậy
chúng có thể tiêu thụ những khoản tiền ăn cắp bằng thẻ tín dụng ở khắp nơi trên
thế giới.
Ít nhất là 400 người trên thế giới bò mất tiền vào vụ lừa đảo này. Tổng số tiền
lừa đảo không được tiết lộ nhưng người ta ước tính khoảng 60 triệu USD. Tổng
cộng 19 người bò kết án trong chiến dòch này.
¾
Chiến dòch Skymaster
Một trong những chiến dòch thành công nhất là chiến dòch Skymaster do Cục
Hải quan Liên bang tiến hành: tấn công vào hệ thống thò trường chợ đen chuyển
đổi đồng peso.
Từ tháng 3 năm 1997 đến tháng 5 năm 1999, các nhân viên tham gia chiến
dòch Skymaster đã chiếm được lòng tin của bọn môi giới buôn bán đồng peso
Colombia làm việc cho các trùm buôn ma túy ở Colombia, chúng trao cho các
nhân viên mật những khoản tiền mặt khổng lồ thu được từ việc buôn ma túy.

Những nhân viên này đưa các khoản tiền mặt đó vào các tài khoản do Chính phủ
kiểm soát.
Sau mỗi mỗi phi vụ, những kẻ đổi tiền peso lại chỉ thò cho các nhân viên mật
chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng đã được chỉ đònh. Thông qua hệ thống
thò trường chợ đen chuyển đổi đồng peso Colombia, bọn môi giới đã lấy đồng
peso thu được từ việc nhập khẩu hàng hóa Mỹ để đổi thành đồng USD ở các tài
khoản bí mật. Bọn này sẽ gửi vào các tài khoản ngân hàng của các nhà xuất
khẩu Mỹ khoản tiền US như một khoản thanh toán cho hàng hóa mà nhà nhập
khẩu Colombia đã nhận được cũng như cho các bên thứ ba liên quan đến hệ

Trang 24
thống chuyển đổi này. Kết thúc chu kỳ rửa tiền đó, các nhà nhập khẩu
Colombia nhận được lời xác nhận là việc chuyển tiền USD đã hoàn tất và trả
cho bọn môi giới buôn bán đồng peso khoản tiền tương đương bằng đồng peso.
Sau đó, bọn này sẽ nộp peso cho các trùm buôn ma túy Colombia.
Chiến dòch Skymaster đạt được kết quả với 14 bản cáo trạng và 29 bò cáo,
trong đó 12 tên bò kết án về tội rửa tiền hoặc tham gia mua bán ma túy đã bò
tống giam. Ngoài ra, còn khởi tố việc các tài khoản ngân hàng nhận những
khoản thu từ buôn bán ma túy ở Mỹ cũng như ở các nước khác.
¾
Chiến dòch Juno
Chiến dòch Juno là sự phối hợp giữa Cục phòng chống ma túy, Phòng điều tra
hình sự hải quan nội đòa và Văn phòng chưởng lý Liên bang ở Atlanta : các bộ
phần này đã hình thành một lực lượng đặc nhiệm chống rửa tiền.
Vào tháng 12 năm 1999, bồi thẩm đoàn liên bang đặt tại Atlanta kết án năm
bò cáo từ Colombia dính líu đến hệ thống rửa tiền và buôn bán ma túy với vòng
quay hàng triệu USD.
Theo sự chỉ đạo của các bò cáo, các nhân viên bí mật tham gia chiến dòch
Juno đã từng giữ những khoản lợi nhuận thu được từ ma túy từ 100.000 đến
500.000 USD. Các khoản thu được từ ma túy cũng được rải ở những thành phố

khác của Mỹ như Dallas, Huston, New York, Newark, Providence, Chicago,
cũng như ở Madrid và Rome.
Những người tham gia chiến dòch Juno sau đó đã chuuyển tiền từ các thành
phố nói trên đến tài khoản bí mật ở Atlanta. Theo chỉ thò của những kẻ hiện nay
đã bò kết án, tiền được chuyển tiếp đến hàng loạt các tài khoản ở Mỹ và trên
toàn thế giới.
Tương tự như trong chiến dòch Skymaster, lợi nhuận thu được từ ma túy được
hợp pháp hóa thông qua hệ thống chuyển đổi đồng peso chợ đen, khi bọn môi

Trang 25
giới đổi tiền peso đã lấy đồng peso thu được từ việc nhập khẩu hàng hóa Mỹ để
đổi thành đồng USD ở các tài khoản bí mật.
Và một lần nữa, các vụ kiện lại được khởi xướng để thu hồi các khoản tiền
đã chuyển vào tài khoản nội đòa và nước ngoài.
2.1.1.2 Tại Argentina
Trong cuốn sách được xuất bản bằng 2 thứ tiếng Đức và Tây Ban Nha mang
tên “The German Connection: The Laundering of Nazi Money in Argentina”,
nhà báo người Argentina gốc Đức Gaby Weber đã khẳng đònh rằng nhà độc tài
Perón đã tài trợ cho một chiến dòch bí mật nhằm chuyển những tài sản của Đức
quốc xã từ Đức sang Argentina và sau đó chuyển trả lại Đức.
Trong cuốn sách này, Weber đã đưa ra những bằng chứng chứng minh nhà
độc tài Perón và vợ ông ta, Evita, cùng một số kẻ thân cận đã hưởng một phần
lợi nhuận từ chiến dòch rửa tiền này.
Cơ sở để Weber thực hiện cuốn sách này: bằng việc nghiên cứu các tư liệu
của hãng Mercedes Benz, tiến hành phỏng vấn các quan chức Argentina và Đức
tham gia vào chiến dòch này, nghiên cứu các tài liệu lưu trữ của Chính phủ Đức,
Mỹ, và đặc biệt là của Chính phủ Argentina với các biên bản hỏi cung những
người đã tham gia vào chiến dòch này sau khi Perón bò lật đổ vào tháng 9/1955
cùng nhiều tài liệu khác được giải mật trong thời gian gần đây.
Theo nghiên cứu của Weber thì chiến dòch được thực hiện bằng việc trả tiền

quá cao cho những hàng hóa được xuất từ Đức sang Argentina và việc thanh
toán cho những hợp đồng làm ăn khống. Ngân hàng Trung ương Argentina cũng
đã hợp tác rửa tiền bằng cách cho phép thực hiện những hợp đồng kinh tế với tỷ
giá hối đoái có lợi cho phía Đức. Những hợp đồng kinh tế này thường được ký
kết giữa một bên là đối tác Argentina và một bên là các công ty của Đức chẳng
hạn như các hãng sản xuất xe hơi, các công ty cung cấp thiết bò điện, đường sắt,

×