Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách tổ chức hiện nay_11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.6 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
TIỂU LUẬN MÔN
QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ HÀ
Người thực hiện: Đặng Văn Minh
Lớp: Cao học Hành chính công 16M
Huế - 2013
1. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ
VÀ ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
HIỆN NAY
Trước yêu cầu đẩy mạnh ự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
tiến trình hội nhập quốc tế, một trong những vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động quản lý của hệ thống hành chính nhà nước đối với nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước
cùng với những sự thay đổi to lớn của bối cảnh quốc tế đặt ra những yêu cầu và
thách thức mới, đòi hỏi cải cách hành chính trong giai đoạn tới phải thay đổi ngay
từ trong lòng tổ chức công, mà cụ thể là đổi mới phương thức quản lý và điều hành
tổ chức.
Phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là “phương pháp, cách thức
tổ chức hoạt động, biện pháp có tính công nghệ vận dụng hoạt động của bộ máy
quản lý để giải quyết công việc” của tổ chức hoạt động trong khu vực công.
Cải cách hành chính đặt ra nhiều nhiệm vụ cấp bách mà mục tiêu chung là
hướng tới việc đảm bảo cho các cơ quan hành hành chính Nhà nước đủ năng lực
hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Đấy cũng chính là mục tiêu của việc đổi mới
phương thức quản lý và điều hành tổ chức công. Vậy cho nên muốn thực hiện cải
cách hành chính thành công thì phải đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ
chức, mà cụ thể ở đây là tổ chức công. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành
là một trong những là cơ sở thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính. Nếu không
đổi mới phương thức quản lý và điều hành thì cải cách hành chính sẽ bị rơi vào cái
gọi là “bình mới, rượu cũ”. Đây không chỉ đơn giản là mối quan hệ song hành mà
mối quan hệ giữa cải cách hành chính và đổi mới phương thức quản lý và điều


hành tổ chức công là mối quan hệ điều kiện.
Phương thức quản lý và điều hành đang được áp dụng ở nước ta từ trước đến
nay đã được hình thành và gắn liền với những đặc điểm của truyền thống văn hóa
Việt Nam. Trong khi đó, đất nước ta lại đang thực hiện quá trình cải cách hành
2
chính, chuyển đổi kinh tế một cách sâu rộng và mới đây nhất là ta đã gia nhập vào
Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Hơn nữa, trong bối cảnh khoa học kĩ thuật,
nhất là công nghệ thông tin đang bùng nổ như hiện nay với những mô hình như e-
Government, cyberadministration…thì tổ chức công nhất thiết phải tự đổi mới, mà
cụ thể và trước tiên hết là đổi mới phương thức quản lý và điều hành để phù hợp
với tình hình xã hội luôn chuyển biến và phát triển cũng như hội nhập thế giới.
Trong bộ máy tổ chức công, việc đổi mới phương thức quản lý và điều hành
giúp tổ chức có thể quản lý được các công việc được tốt hơn, thuận lợi cho việc
kiểm tra thực hiện các quyết định quản lý hành chính nhà nước. Giúp cho tổ chức
làm việc một cách khoa học, logic, chặt chẽ, tạo ra thói quen, nề nếp làm việc khoa
học trong tổ chức. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành góp phần làm giảm
bớt các thủ tục hành chính rườm rà, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thêm nhịp
điệu hoạt động của cơ quan. Ví dụ như: Cơ chế một cửa, một dấu và một cửa liên
thông như hiện nay chính là kết quả của sự đổi mới từ nhận thức đến phương thức
quản lý và điều hành của người cán bộ quản lý hành chính.
Những kết quả đạt được từ việc đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức
công tạo ra ý nghĩa khác trên bình diện kinh tế - xã hội - chính trị.
Xét trên bình diện kinh - tế, đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ
chức công là điều kiện quan trọng tạo ra và nâng cao năng suất lao động của tổ
chức. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành còn góp phần làm giảm nhiều chi
phí không cần thiết trong quá trình vận hành công việc hằng ngày của cơ quan nhà
nước. Ví dụ như: Rút ngắn thời gian giải quyết công việc; Mang lại lợi ích kinh tế
thiết thực; Giảm quỹ tiền lương, tức là giảm chi phí hành chính. Ngoài ra còn là
điều kiện giảm bớt biên chế hành chính nhà nước. Mặc dù vậy, ta vẫn thấy tình
trạng hoạt động kém hiệu quả, cồng kềnh, cho nên đổi mới phương thức quản lý và

điều hành yếu tố cần thiết.
Về bình diện chính trị, đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức
công là thực hiện chủ trương về cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3
Xét về mặt xã hội, những hoạt động đổi mới phương thức quản lý và điều hành
tổ chức công với những kết quả khả quan hơn sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa cơ
quan tổ chức công và người dân do làm việc thiết thực hơn, từ đó sẽ làm tăng thêm
lòng tin của nhân dân với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, muốn đổi
mới các phương thức quản lý và điều hành tổ chức công thì các tổ chức công phải tiếp
thu những kinh nghiệm của các nước tiên tiến. Đây cũng là quá trình tiệm cần nhu cầu
xã hội ở quy mô thế giới, chắt lọc những thành quả để vận dụng phù hợp thực tiễn đất
nước, đáp ứng tốt hơn cho xã hội. Mặt khác, như đã nói ở trên, hiện nay nhiều phương
thức quản lí và điều hành tổ chức công còn mang nặng tư tưởng, dáng dấp của văn hoá
cũ chưa phù hợp với tình hình mới thì đổi mới phương thức quản và điều hành tổ chức
góp phần tạo nên những người cán bộ, công chức văn hoá hơn.
Như vây, đổi mới phương thức quản lý và điều hành trong tổ chức công hiện
nay cần phải hướng theo việc xây dựng và áp dụng phương thức quản lý và điều
hành hiện đại kết hợp với truyền thống; Bảo đảm tính khoa học của quá trình điều
hành; Tạo được sự điều hành thuận lợi, đơn giản và phù hợp; Giảm nhẹ cường độ
và nâng cao năng suất lao động, góp phần tinh giảm biên chế.
Các biện pháp đổi mới phương thức quản lý và điều hành có thể kể đến: Xây
dựng mô hình mẫu và quy trình chuẩn cho quá trình điều hành hoạt động của các
cơ quan; Tăng cường sử dụng thiết bị hiện đại để xử lý công việc, đặc biệt là thu
thập, xử lý thông tin, truyền đạt các quyết định; Xây dựng các định mức cần thiết
và thực hiện việc tiêu chuẩn hoá trong công việc; Đổi mới quy trình kiểm tra hoạt
động của cơ quan, công sở; Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chức.
Các biện pháp đổi mới phương thức quản lý và điều hành khi tiến hành cần đảm
bảo được mục tiêu cải cách hành chính.
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng và mối quan hệ giữa đổi mới phương

thức quản lý và điều hành trong bối cảnh cải cách hành chính của đất nước ta hiện
nay, chúng ta cần quyết tâm thực hiện đổi mới phương thức quản lý và điều hành
tổ chức công một cách toàn diện và sâu sắc để có thể hoàn thành tốt quá trình cải
cách hành chính.
4
2- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HOÁ TỔ CHỨC CÔNG.
VAI TRÒ VĂN HOÁ TRONG TỔ CHỨC CÔNG
Từ khi hình thành xã hội loài người đến nay, con người có những nhu cầu tự
thân tối thiểu gồm: ăn, mặc và nhu cầu giao tiếp (nói cách khác đó là nhu cầu thể
hiện chính mình). Trong ba nhu cầu trên, nhu cầu nào cũng quan trọng. Và đặc biệt
nhu cầu giao tiếp cùng với quá trình lao động đã làm cho tư duy trí tuệ, tư duy ngôn
ngữ của loài người phát triển như ngày nay. Đồng thời quá trình đó đã hình thành
nên nét đẹp văn hoá ứng xử trong từng cộng đồng người, tộc người và rộng hơn là
trong từng quốc gia, dân tộc.
Để có thể tồn tại phát triển trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế đang ngày càng
trở nên gay gắt trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, mọi loại hình thiết chế tổ chức
xã hội phải tái cấu trúc lại chính mình để thích nghi và phát triển, dựa trên cơ sở
phát huy nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, kết hợp các nguồn lực ngoại sinh. Lý luận
và thực tiễn cho thấy, văn hóa là một nguồn lực nội sinh có thể tạo nên sự phát triển
đột phá và bền vững cho một tổ chức, khi tổ chức đó biết khai thác, vận dụng các
yếu tố văn hóa vào hoạt động của mình. Với những lý do như vậy, các tổ chức, đặc
biệt là các tổ chức cũng cần nhận thức được vai trò quan trọng của xây dựng văn hóa
tổ chức phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra khả năng phát triển bền vững.
Xét trong khuôn định nghĩa văn hoá tổ chức thì văn hóa được hiểu là những
hành vi ứng xử, thái độ, suy nghĩ của con người, trình độ văn hóa, giao tiếp của con
người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Và tổ chức công là một bộ phận hợp
thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước, luôn gắn với một chức năng
chuyên biệt, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi
phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Vậy thì, ta có thể
hiểu văn hoá tổ chức công là một hệ thống những giá trị, những niềm tin, sự đối xử,

giao tiếp của các thành viên trong tổ chức được hình thành trong quá trình hoạt
động của tổ chức công, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm
việc trong tổ chức công, ảnh hưởng đến cách làm việc trong tổ chức.
5
Các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công rất đa dạng, phong phú và mỗi
yếu tố đều có ảnh hưởng nhất định tới tâm lý, thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán
bộ, công chức. Có một số cách để phân loại các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức,
như yếu tố vật thể, phi vật thể; khách quan hay chủ quan Tuy nhiên, ta sẽ phân
loại các yếu tố cấu thành văn hoá công sở thành yếu tố cấu thành bên trong và bên
ngoài công sở.
Các yếu tố bên trong cấu thành văn hoá tổ chức công bao gồm:
- Con người: là nhân tố quan trọng và then chốt nhất. Trong các nguồn lực có
thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa học - công nghệ, nguồn lực
con người thì nguồn lực con người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác
chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy. Văn hoá là
thứ được tạo ra bởi con người, được nhận thức và biến đổi cũng bởi con người. Con
người tác động đến việc hình thành văn hóa công sở thì đồng thời văn hóa công sở
với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với việc hoàn thiện nhân
cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong nó. Giá trị văn hoá tổ chức
được hình thành từ mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức mà bản chất
cũng chỉ là mối quan hệ giữa con người với nhau trong khuôn khổ thiết chế tổ
chức, công việc… Mối quan hệ đó có thể mang tính thoả hiệp hay xung đột, được
tiết chế bằng quy định tổ chức tạo nên động lực cạnh tranh và hình thành giá trị văn
hoá cho tổ chức.
- Thể chế: Văn hoá tổ chức, đặc biệt là tổ chức công không thể hình thành
một cách tự phát giữa mối quan hệ các cá nhân trong tổ chức mà được hình thành
thông qua các hoạt động, thể chế của tổ chức. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế,
đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hoá tác
động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện văn hoá tổ chức. Thể chế trong
tổ chức công đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động

của tổ chức diễn ra theo quy định, chuẩn mực đề ra một cách hệ thống, có sự phối
hợp đồng bộ giữa các cá thể, bộ phần trong tổ chức. Thể chế được ví như đường
“trung đạo”, “xương sống” cho các hoạt động kỉ luật của tổ chức công.
6
- Điều kiện tài chính và vật chất của công sở: Tài chính của tổ chức công
phần lớn xuất phát nguồn ngân sách nhà nước. Nguồn tài chính trong tổ chức công
không chỉ dùng để duy trì đảm bảo các hoạt động của tổ chức mà còn góp phần xây
dựng nên văn hoá tổ chức. Bởi đặc thù tài chính trong tổ chức công phải tuân theo
các nguyên tắc: Công khai; Liên tục; Phân công rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong công sở; Dân chủ hoá trong quá
trình điều hành; Tuân thủ pháp luật. Tất cả những nguyên tắc đặc thù này của tài
chính trong khu vực công tạo cho khu vực công một giá trị văn hoá khó mà xen lẫn
với văn hoá tổ chức doanh nghiệp.
- Yếu tố tổ chức: Nền tảng văn hóa của tổ chức là yếu tố ảnh hưởng lớn đến
đạo đức, tác phong làm việc của các thành viên trong tổ chức công. Vấn đề đạo đức
và trách nhiệm của người quản lý và các thành viên trong tổ chức là nhân tố tinh
thần, tác động. Văn hóa tổ chức là cách ứng xử, giao tiếp, cách phối hợp thực hiện
công việc giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các nhân viên với công dân.
Phải làm sao để nhân viên trong tổ chức thấy rằng họ có cơ hội để làm việc tốt
nhất. Họ tin rằng ý tưởng của mình được tính đến, họ cảm thấy những đồng nghiệp
của họ có cam kết với chất lượng. Họ tạo ra một sự liên kết trực tiếp giữa công việc
của mình với sứ mệnh của tổ chức. Tạo được niềm tin giữa các thành viên trong tổ
chức với nhau và giữa khách hàng với tổ chức đặc biệt là coi trọng vấn đề đạo đức
công vụ, nhấn mạnh nền hành chính phục vụ nhân dân thì hiệu quả cũng như chất
lượng của tổ chức công cũng theo đó mà tăng lên.
- Thông tin: trong tổ chức công có vai trò rất khác biệt đối với thông tin bình
thường. Thông tin trong tổ chức công là tài sản của Chính phủ có giá trị liên tục
nhất. Thông tin góp phần tạo nên văn hoá tổ chức công. Bởi tuỳ theo đặc điểm tổ
chức công, mà thông tin công mang những nguyên tắc khác nhau: công khai hay bí
mật, phục vụ cho đối tượng, tầng lớp chính trị nào. Ngoài ra, văn hoá tổ chức công

như đã trình bày ở phần định nghĩa là hệ thống giá trị, niềm tin và giá trị, niềm tin
đó được cổ vũ bởi sự sự tín nhiệm của công chúng rất nhiều. Và chính sự công
7
khai, cung cấp thông tin đối với công chúng lại tác động ngược lại vào sự tín nhiệm
nhà nước, ảnh hưởng lên văn hoá tổ chức công.
- Mục tiêu tổ chức: Các mục tiêu được đề ra thích đáng và mức độ hoàn
thành công việc theo mục tiêu cao hay thấp. Có những trường hợp đề ra mục tiêu
quá cao trong khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức độ hoàn
thành công việc cũng không cao. Cho nên khi đề ra các mục tiêu cần chú ý tới điều
kiện hoàn cảnh ở trong tổ chức đó.
- Cơ cấu tổ chức: Việc sắp xếp bố trí nhân sự trong các tổ chức công có phù
hợp hay không cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng. Nhân viên
làm việc trong các cơ quan tổ chức có được sắp xếp vào đúng vị trí, đúng ngành
nghề, phù hợp với năng lực mà họ có, có phát huy được năng lực làm việc hay
không cũng là vấn đề cần chú ý vì nó liên quan đến chất lượng, đến hiệu quả làm
việc trong các tổ chức công.
Các yếu tố bên ngoài cấu thành văn hoá tổ chức công bao gồm:
Môi trường chính trị, hệ thống chính sách hay hệ thống cơ sở pháp luật của
Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và cách thức hoạt động của tổ chức
công cho nên ảnh hưởng lên văn hoá tổ chức công.
Xu thế vận động, phát triển của thế giới: Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và giao tiếp khiến cho cơ hội và tốc độ
giao tiếp của con người tăng vượt bậc và cách thức giao tiếp trở nên phong phú hơn
rất nhiều ví dụ như giao dịch diện tử được tăng cường (yếu tố khoa học công
nghệ) Văn hóa tổ chức công cũng là sự dung nạp những cái mới, hiện đại và phù
hợp cho nên cùng với xu thế vận động, phát triển thế giới thì văn hóa tổ chức cũng
sẽ phải chắt lọc những giá trị mới chứ không thể phủ nhận, bởi “lội ngược dòng”
thì sớm muộn cũng sẽ bị “loại bỏ” dù giá trị văn hóa trong quá khứ của nó có tốt
đến đâu đi chăng nữa.
- Các yếu tố của môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội cũng ảnh

hưởng lên văn hoá tổ chức công. Ví dụ như địa lý và khí hậu của vùng miền khác
8
nhau có thể có ảnh hưởng những phong cách ăn mặc hay giờ giấc hoạt động của tổ
chức công từ đấy mà hình thành nét riêng biệt tổ chức công.
Ngoài ra, yếu tố đời sống kinh tế văn hoá của đất nước cũng như văn hóa
hành chính của hệ thống công vụ là không thể không nhắc đến khi đề cập yếu tố
cấu thành nên văn hoá tổ chức công.
Trong các yếu tố bên trong và bên ngoài cấu thành nên văn hoá tổ chức công,
có hai điểm cần lưu ý là:
Một là, có thể nói yếu tố con người (bao gồm cả các cán bộ công chức, các
nhà quản lý, công dân, nhân viên của các tổ chức đối tác của tổ chức công) là yếu
tố mang tính quyết định. Nó quyết định việc các thời cơ được kịp thời nắm bắt,
các nguy cơ và các vấn đề được kịp thời phát hiện; các chiến lược và bước đi cụ
thể để tận dụng thời cơ, hạn chế nguy cơ, phòng ngừa rủi ro cũng như sai lầm. Nói
cách khác, nó quyết định các truyền thống của quá khứ được tiếp nối, các sai lầm
của quá khứ tránh bị lặp lại và các cơ hội của tương lại được nghênh đón và tận
dụng tốt nhất vì sự phát triển của mỗi thành viên trong công sở, sự phát triển của
công sở và lợi ích của công dân.
Hai là, trong khi có thể nhìn nhận các yếu tố trên với tư cách là các yếu tố
cấu thành nên văn hoá tổ chức công thì ta không thể bỏ qua một thực tế là chúng
cũng đồng thời là sản phẩm, là kết quả của hiệu quả điều hành tổ chức công và tác
động ngược lại lên tổ chức. Nói cách khác, ở đây luôn có mối quan hệ hai chiều
giữa hai yếu tố này.
Từ các phân tích trên, ta có thể thấy các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức
công không hề đơn giản. Để có thể khơi dậy, phát huy hết nguồn nội lực của tổ
chức công thì cần xác định vai trò của văn hóa tổ chức công. Sơ lược thì vai trò văn
hóa tổ chức công bao gồm ba nội dung, đó là:
Thứ nhất, văn hóa tổ chức công cũng như ở văn hóa các lĩnh vực khác, cũng
có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài
tổ chức công, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ

9
giúp tổ chức công tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản
thể của các thành viên. Hướng các thành viên trong tổ chức công đến một giá trị
chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của tổ chức
công. Đó chính là làm cho các thành viên trong tổ chức hoàn thiện mình. Yếu tố
dân tộc, hiện đại và hệ giá trị này thấm nhuần trong mỗi thành viên tổ chức công,
được chắt lọc, kế thừa và phát triển, phát huy theo quá trình đi lên của tổ chức
công, được vật chất hoá trong các cấu trúc thiết chế hành chính và công nghệ hành
chính.
Thứ hai, trình độ học vấn và trình độ văn minh trong hoạt động của các tổ
chức công thể hiện và chuyển hóa vào văn hóa tổ chức công.
Trong đó, trình độ học vấn và văn minh trong tổ chức công chính là trình độ
của những con người trong tổ chức ấy. Và trình độ văn minh ấy thể hiện qua các
tiêu chí, chuẩn mực trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính
trị mang đậm màu sắc văn hoá nhân văn, nhân ái và nhân bản, với các giá trị chân,
thiện, mỹ. Những kết quả của việc nâng cao trình độ học vấn và văn mình ấy là thứ
tài sản vô hình ở các tổ chức công hiện nay bao gồm các yếu tố như: thông tin khoa
học - công nghệ, tổ chức bộ máy và nghệ thuật quản lý, sự tín nhiệm của nhân dân
đối với cán bộ, công chức nhà nước.
Thứ ba, vai trò của văn hóa thể hiện là nền tảng mang tính nhân bản (chân),
tính nhân ái (Thiện), tính nhân văn (Mĩ) trong tổ chức công.
Tính nhân bản biểu hiện qua giá trị của "cái thật" trong hoạt động tổ chức
công, đó là: giá trị của cái đúng, của chân lý; giá trị của tri thức khoa học, sự hiểu
biết, trí tuệ; giá trị của các qui phạm pháp lý, các qui phạm đạo đức, hướng về cội
nguồn của mỗi cán bộ, công chức. Tất cả các giá trị ấy là giá trị đặc thù bắt buộc
trong tổ chức công.
Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh thì không có sự phát triển công
sở bền vững. Vận dụng các yếu tố văn hoá trong việc thúc đẩy mọi hoạt động của
công sở như có hệ thống khuyến khích thi đua khen thưởng, tạo ra bầu không khí
làm việc thoải mái, sẽ kích thích mọi người hăng say làm việc. Ngoài ra , khả năng

10
phát triển của trí tuệ, của khoa học - công nghệ là điều kiện giải phóng và phát triển
con người.
Và từ cái “Chân”, “Thiện” ấy mà ta hướng đến cái “Mĩ”. Cái đẹp được biểu hiện
trong văn hóa tổ chức công là vẻ đẹp hành vi, ngôn ngữ ứng xử, diện mạo, trang
phục của công chức trong thi hành công vụ. Đồng thời cũng thể hiện ở việc bố trí
trụ sở làm việc khoa học, văn minh, khang trang, sạch đẹp, thuận tiện, đủ ánh sáng,
trang trí, cây cảnh v.v bố trí phòng làm việc minh bạch, lịch sự, trang trọng của
nơi công quyền.
Văn hóa tổ chức công được hình thành theo tính kế thừa và tiếp thu có sáng
tạo, có chọn lọc qua các giai đoạn, do đó văn hóa tổ chức công không ngừng được
bổ sung và ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện
đại. Để tạo nét văn hóa riêng cho mỗi tổ chức công đòi hỏi phải có sự đồng thuận
và cố gắng trên tinh thần tự giác của các cá nhân trong từng tổ chức nói riêng và
toàn hệ thống nói chung. Xây dựng văn hóa tổ chức công thực chất là xây dựng con
người mới. Cần làm tốt chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, phụ cấp, tạo môi trường
và động cơ làm việc cho CBCC. Hoàn thiện xây dựng văn hóa tổ chức công có ý
nghĩa và tầm quan trọng to lớn vì nó thể hiện chất lượng và hiệu quả khi xử lý, giải
quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ CBCC nhằm góp
phần vào quá trình cải cách hành chính mà nghị quyết TW5 (khóa X) của Đảng đã
đề ra.
11

×