Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

583 Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên hệ với các quyết định đầu tư chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.01 MB, 215 trang )



1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


LÊ THỊ MỸ HẠNH


THÔNG TIN TÀI CHÍNH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÀI CHÍNH TRONG
MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN


CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
MÃ SỐ : 60.34.30


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS VÕ VĂN NHỊ



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006


2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1


Chƣơng 1
Tình hình thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và báo cáo tài chính của các công
ty niêm yết ............................................................................................................. 1
1.1 Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ....................................... 1
1.1.1 Giới thiệu tình hình hoạt động và tổ chức TTCK Việt Nam .......................... 1
1.1.2 Sơ lược về tình hình hoạt động của các công ty niêm yết .............................. 5
1.2 Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính trong mối liên hệ với
các quyết định đầu tƣ .......................................................................................... 6
1.2.1 Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết .................................................. 7
1.2.2 Phân tích báo cáo tài chính trong mối liên hệ với các quyết định đầu tư ....... 9
1.2.2.1 Mục tiêu phân tích BCTC ......................................................................... 9
1.2.2.2 Kỹ thuật và các phương pháp trong phân tích tài chính ........................... 11
1.3 Một số quan điểm truyền thống về vai trò của thông tin BCTC đối với
quyết định của nhà đầu tƣ ......................................................................... 15
1.3.1 Các yếu tố cơ bản quyết định đến giá cổ phiếu ............................................ 15
1.3.2 Vai trò của thông tin tài chính đối với quyết định của nhà đầu tư .............. 18
1 .............................................................................................. 26
Chƣơng 2
Thực trạng thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính của các công ty
niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP.HCM ..............27
2.1 Tình hình công ty niêm yết đang hoạt động tại TTGDCK TP.HCM
2.1.1 Theo thời gian lên sàn ..................................................................................27
2.1.2 Theo ngành nghề .........................................................................................27
2.1.3 Theo quy mô vốn .........................................................................................27
2.2 Thực trạng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết hiện nay ............28
2.2.1 Bảng cân đối kế toán ....................................................................................28
2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: ........................................................30


3

2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ...........................................................................30
2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính ....................................................................31
2.3 Thực trạng công bố thông tin của các công ty niêm yết đối với quy định
của Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc .........................................................31
2.4 Thực trạng về nhu cầu của ngƣời sử dụng đối với thông tin báo cáo tài
chính ..........................................................................................................33
2.5 Khảo sát giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trong thời gian
qua…………………………………………………………………....35
2.5.1 Mô tả dữ liệu ...............................................................................................35
2.5.2 Diễn biến giá toàn thị trường (VN_Index) ...................................................37
2.6 Nhận xét về mối quan hệ giữa thông tin tài chính với quyết định đầu tƣ
chứng khoán tại TTGDCK TP.HCM .......................................................44
2.6.1 Đánh giá ảnh hưởng của chỉ số tài chính các công ty niêm yết và giá cổ phiếu
qua từng năm ...............................................................................................44
2.6.2 Đánh giá chung ............................................................................................47
2.7 Kinh nghiệm công bố thông tin tại Thái Lan và bài học cho Việt Nam ..48
2.7.1 Công bố thông tin tài chính của công ty niêm yết .........................................48
2.7.1.1 Quá trình công bố thông tin .........................................................................48
2.7.1.2 ..........................................................49
2.7.2 CBTT thị trường của Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan ...........................49
2.7.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình CBTT ..........................52
2 ................................................................................................54
Chƣơng 3
Giải pháp tăng cƣờng tính hữu dụng của thông tin tài chính và công bố thông
tin tài chính trong mối liên hệ với các quyết định đầu tƣ chứng khoán ............55
3.1 Quan điểm thiết lập quan hệ giữa thông tin tài chính và quyết định đầu
tƣ chứng khoán .........................................................................................55
3.1.1 Quan điểm định lượng .................................................................................55
3.1.2 Quan điểm định tính ....................................................................................56
3.1.3 Quan điểm dựa trên sự phát triển, thay đổi và hội nhập của TTCK

Việt Nam ....................................................................................................58
3.2 Giải pháp thông tin tài chính đƣợc trình bày và công bố ........................59


4
3.2.1 Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng công bố thông tin từ tổ chức phát hành, tổ
chức niêm yết ..............................................................................................59
3.2.2 Tăng cường hoàn thiện hệ thống thông tin tại TTGDCK ..............................67
3.2.3 Giải pháp đối với công ty chứng khoán trong hoạt động CBTT ...................71
3.2.4 Tăng cường giám sát hoạt động CBTT về tình hình tài chính trên TTCK .....73
3.2.5 Tăng cường các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ CBTT
trên TTCK Việt Nam ..................................................................................74
3.2.6 Giải pháp về việc sử dụng thông tin của các nhà đầu tƣ .........................76
3.2.7 Tăng cường khả năng đọc hiểu BCTC cho nhà đầu tư..................................76
3.2.8 Đổi mới quá trình thông tin của các công ty niêm yết ..................................77
3.2.9 Triển khai mô hình công ty định mức tín nhiệm ...........................................79
3.3 Giải pháp hỗ trợ khác ................................................................................80
3.3.1 Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán ..........................................................80
3.3.2 Giải pháp về sự phối hợp của các phương tiện thông tin đại chúng ..............81
3.4 Thiết lập mô hình về sự tác động của các chỉ số tài chính đến giá cổ
phiếu ..........................................................................................................83
3.4.1 Các nhân tố cơ bản để thiết lập quan hệ .......................................................84
3.4.2 Thiết lập mô hình tổng quát .........................................................................85
3.4.3 Thu thập dữ liệu ...........................................................................................86
3.4.3.1 Chọn mẫu dữ liệu nghiên cứu ...................................................................86
3.4.3.2 Mô tả dữ liệu .............................................................................................86
3.4.4 Ước lượng mô hình kinh tế lượng ...............................................................87
3.4.5 Kiểm định giả thiết ......................................................................................87
3.4.6 Diễn dịch kết quả ........................................................................................87
3.4.7 Kết luận và đề xuất ......................................................................................88

3.4.8 Hạn chế của mô hình và hướng mở rộng ......................................................88
3 ...............................................................................................89
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì Thị trường chứng khoán
Việt Nam đang trên đà phát triển. Tính đến đầu năm 2007 đã có hơn 100 công ty
niêm yết tại TTGDCK TP.HCM. Trong tất cả các hoạt động nói chung thì thông tin
luôn là những yếu tố không thể thiếu khi thực hiện các hoạt động đầu tư. Thông tin
lại càng quan trọng hơn đối với nhà đầu tư khi họ tham gia trên thị trường chứng
khoán. Trong các thông tin nói chung thì thông tin tài chính lại càng có ý nghĩa
quan trọng trong các quyết định của nhà đầu tư.
Thực tế kinh nghiệm trên thế giới và thực tiễn Việt Nam vừa qua cho thấy
thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính càng đúng sự thật, càng kịp thời và hiệu quả
bao nhiêu, niềm tin của nhà đầu tư với hoạt động của thị trường chứng khoán càng
lớn. TTCK Việt Nam là thị trường mới nổi, mặc dù đã hoạt động được gần 7 năm
nhưng nó chỉ thật sự sôi động trong vòng hơn 1 năm trở lại đây. Do vậy, thông tin
nói chung và thông tin tài chính nói riêng trên thị trường chứng khoán được công bố
như thế nào, mức độ công bố ra làm sao? Liệu đã đáp ứng được nhu cầu của nhà
đầu tư hay chưa? thì chưa có cuộc nghiên cứu nào thực hiện.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của thị trường chứng khoán Việt Nam,
yêu cầu về hoạt động CBTT nói chung, CBTT tài chính nói riêng càng cao và cần
được hoàn thiện. Thông qua việc tìm hiểu quá trình công bố thông tin của thị trường
hiện những cuộc khảo sát nhỏ; đề tài sẽ thực hiện nghiên cứu và tìm ra giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động công bố thông tin tài chính tại trung tâm gia dịch chứng

khoán TP.HCM với tên gọi:
THÔNG TIN TÀI CHÍNH VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÀI CHÍNH TRONG
MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Với việc nghiên cứu về thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính để
tìm ra giải pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động công bố thông tin cho TTCK
Việt Nam nói chung, tại TTGDCK TP.HCM nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa


6
thiết thực và cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa rất quan trọng đối
với các chủ thể tham gia trên TTCK. Nó cung cấp thông tin cho các chủ thể tham
gia trên thị trường để họ đưa ra cách hành xử phù hợp với mục tiêu làm cho thị
trường chứng khoán phát triển bền vững.

Trên cơ sở tìm hiểu những cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của thông tin tài
chính đến quyết định đầu tư và tìm
6 năm vừa qua tại TTGDCK TP.HCM, đề tài đưa
ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động công bố thông tin
tài chính trên TTCK, góp phần quan trọng vào quá trình hoạt động của TTCK nhằm
giúp cho sự vận hành của TTCK diễn ra an toàn, hiệu quả, minh bạch để TTCK
Việt Nam ngày càng phát triển bền vững.

Để có thể giải quyết được các vấn đề cần nghiên cứu trên đây, nhiệm vụ
quan trọng đầu tiên của đề tài là tìm hiểu tình hình hoạt động của các chủ thể tham
gia trên thị trường, vai trò của thông tin tài chính trong các quyết định đầu tư…
Mục tiêu của phần này sẽ được trả lời trong chương 1 của luận văn.
Nhiệm vụ tiếp theo của đề tài là xem xét thực tiễn về thực trạng thông tin tài
chính và quá trình công bố thông tin tài chính của các công ty niêm yết diễn ra như
thế nào? Đồng thời khảo sát thực trạng về ảnh hưởng quyết định của nhà đầu tư đối
với các thông tin tài chính được công bố thông qua chỉ số VN_Index và đánh giá sơ

lược về mối quan hệ giữa thông tin tài chính và giá cổ phiếu. Ngoài ra, đề tài cũng
nghiên cứu mô hình công bố thông tin tài chính của Sở giao dịch chứng khoán Thái
Lan và kết hợp với các nghiên cứu khác để rút ra bài học kinh nghiệm cho thị
trường chứng khoán Việt Nam. Mục tiêu thứ 2 này sẽ được thể hiện ở chương 2
Mục tiêu cuối cùng: trên cơ sở những vấn đề được nghiên cứu ở hai phần
trên, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình thông tin tài chính


7
và quá trình công bố thông tin tài chính của các công ty niêm yết nói riêng, các chủ
thể khác có liên quan khác nói chung. Mục tiêu này sẽ được làm rõ ở chương 3.
Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu cũng như một số khó khăn
khách quan khác, đề tài chỉ đề cập đến thông tin tài chính và chủ yếu là thông tin
trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết, đồng thời chỉ thực hiện nghiên cứu
và khảo sát trên thị trường tập trung tại TTGDCK TP.HCM. Trong đó báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết chỉ tập trung vào những báo cáo tài chính của công
ty mẹ (nếu công ty niêm yết là tập đoàn) mà chưa tìm hiểu đến báo cáo hợp nhất.
Việc nghiên cứu còn dựa nhiều trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt
động của hệ thống công bố thị trường tài chính trên thị trường chứng khoán Việt
Nam hiện nay.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như thống kê mô tả, điều tra
kết hợp với phân tích, tổng hợp. Đồng thời luận văn cũng khảo sát thực trạng,
phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp, sử dụng dữ liệu quá khứ kết hợp với hiện tại thông
qua biểu đồ, hình ảnh để đưa ra đánh giá và đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên
cứu trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc thống nhất như đảm bảo tính khoa học, thực tiễn
và khách quan của các nội dung được trình bày.
Sản phẩm của đề tài, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả
Về mặt khoa học: đề tài có ý nghĩa nghiên cứu tầm quan trọng của

thông tin tài chính và quá trình công bố thông tin tài chính, đồng thời giúp hiểu rõ
hơn thực trạng về tình hình công bố thông tin tài chính đã và đang diễn ra trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, đề tài cũng chắt lọc và đưa ra định hướng
về mô hình lý thuyết giú
tham gia thị trường nói riêng.
Về mặt thực tiễn: Đề tài đưa ra phương hướng và một số giải pháp
hoàn thiện quá trình công bố thông tin tài chính, giúp cho các nhà quản lý, công ty


8
niêm yết và các công ty chứng khoán có cơ hội nhìn lại mình và hoàn thiện hơn vai
trò của mình khi tham gia trên thị trường chứng khoán. Đồng thời giúp nhà đầu tư
có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của thông tin tài chính khi thực hiện quyết
định đầu tư. Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ góp phần cho TTCK Việt Nam
hoạt động hiệu quả hơn và ngày càng phát triển một cách bền vững.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được chia thành 3 chương
Chƣơng 1: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam và báo cáo tài chính của
các công ty niêm yết
Chƣơng 2: Thực trạng thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính của các
công ty niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP.HCM
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cường tính hữu dụng của thông tin tài chính và công bố
thông tin tài chính trong mối liên hệ với các quyết định đầu tư chứng khoán



9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ tắt Tiếng việt Tiếng Anh (nếu có)
ASSET

động
Automated System for Stock
Exchange of Thailan
BCTC
Báo cáo tài chính
BTC
Bộ tài chính
CBTT
Công bố thông tin
CĐKT

CK
Chứng khoán
CTCK
Công ty chứng khoán

CTCP
n

CTNY
Công ty niêm yết

ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
ELCID
Hệ thống CBTT về tổ chức niêm yết
Electronic Listed Company
Information Disclosure)
KQKD




PRS
Hệ thống báo giá
SET
Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan
Securities & Exchange
Thailand
SETINF
O
Hệ thống dịch vụ thông tin SET Information Services
SIMS
Hệ thống quản lý thông tin
SGDCK
Sở giao dịch chứng khoán
TTCK
Thị trường chứng khoán
TT
Thông tư
TTGDCK
Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCKNN
Ủy ban chứng khoán Nhà nước
VAS
Viet Nam Accounting System
VN_Inde
x
Chỉ số giá toàn thị trường Việt Nam_Index



10

Tên gọi
Bảng 1.1

Bảng 1.2
Quy mô giao dịch trung bình của các cổ phiếu của các
công ty thuộc 2 nhóm nghiên cứu qua 6 năm
1.1

1.2

1.3

1.4




















11
CHƯƠNG I:
TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
1.1. Tổng quan về thò trường chứng khoán Việt Nam
Với ý tưởng hình thành thị trường chứng khốn để thực hiện các mục tiêu cơ bản là
thúc đẩy q trình cổ phần hóa và tạo thêm một kênh huy động vốn mới cho nền
kinh tế.
Ngày 28/11/1996, Chính phủ ban hành Nghị định 75/CP về việc thành
lập ủy ban chứng khốn.
Ngày 14/07/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP
về chứng khốn và thị trường chứng khốn.
Sau gần 5 năm triển khai với nhiều lần trì hỗn, ngày 20/07/2000, thị
trường chứng khốn Việt Nam chính thức ra đời với trung tâm giao dịch chứng
khốn đặt tại TP.Hồ Chí Minh.
1.1.1. Giới thiệu tình hình hoạt động và tổ chức thị trƣờng chứng khốn VN
Trong phạm vi của luận văn, để thuận lợi cho q trình phân tích và so sánh,
luận văn lấy mốc thời gian là ngày giao dịch đầu tiên là 28/07/2000, đến năm thứ 6
được tính đến ngày 28/7/2006.
Quy mơ niêm yết qua các năm
1
:


1
Xem thêm phụ lục 1.1

Quy mơ giá trị niêm yết
29.660.631
25.488.832
13.024.349
5.270.971
3.372.955
1.504.248
-
5.000.000
10.000.000
15.000.000
20.000.000
25.000.000
30.000.000
35.000.000
2005 2004 2003 2002 2001 2000
Năm
Giá trị niêm yết
Quy mơ giá trị niêm yết
Hình 1.1 – Quy mơ giá trị niêm yết qua các năm


12

1
Quy mô giao dịch trên thị trường (khớp lệnh + thỏa thuận):



2:

a) Kết quả đạt đƣợc
mẻ nhưng cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều công chúng. Từ khi đi vào hoạt
động, TTCK VN đã đạt được một số thành tựu như:
Hình 1.2 – Quy mô giá trị giao dịch (khớp lệnh & thỏa thuận) qua các năm


13
Qua 6 năm hoạt động (tính đến thời điểm 28/07/06), Trung tâm giao dịch
chứng khoán TP.HCM đã tổ chức thực hiện được 1.343 phiên giao dịch với giá trị
bình quân của toàn thị trường liên tục tăng từ 1,4 tỷ đồng trong năm 2000 lên 81 tỷ
đồng trong 6 tháng đầu năm 2005. TTCK cũng đã từng bước thể hiện rõ vai trò là
một kênh huy động vốn với tổng giá trị niêm yết trên 31.000 tỷ đồng, trong đó có
264 trái phiếu chiếm 29.021 tỷ đồng, 30 cổ phiếu chiếm 1.541 tỷ đồng và 1 chứng
chỉ quỹ đầu tư đạt 300 tỷ đồng. Ngoài ra, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
cũng đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động từ ngày 8.3.2005. Như vậy, với việc
vận hành song song hai TTGDCK tại 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TTCK
VN được kỳ vọng sẽ trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng, và hơn thế nữa, tiến
đến trở thành kênh dẫn vốn chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động giao dịch tại thị trường cũng từng bước có những khởi sắc nhất
định. Số lượng các nhà đầu tư tham gia vào thị trường liên tục tăng qua các năm,
nếu như vào cuối năm 2000 mới chỉ có hơn 2.500 tài khoản giao dịch thì
thang 4/05 đã có hơn 21.000 tài khoản. (xem bảng 1.1).
BẢNG 1.1 - SỐ LƢỢNG TÀI KHOẢN NHÀ ĐẦU TƢ QUA CÁC
NĂM
NĂM
Số lƣợng
nhà đầu

Trong nƣớc Nƣớc ngoài
Tổ

chức

nhân
Tổ
chức Cá nhân
2000 2.484 22 2.438 3 21
2001 5.171 23 5.127 7 14
2002 4.760 49 4.684 8 19
2003 2.792 40 2.725 1 26
2004 5.423 43 5.246 10 124
2005 913 10 827 2 74
Tổng
cộng 21.543 187 21.047 31 278
(* )Số liệu năm 2005: tính đến hết ngày 30/04/2005
Nguồn: P.Tuyên truyền thông tin - TTGCCK TP.HCM
Cũng tính từ năm 2000, toàn thị trường có 4 công ty chứng khoán thành viên,
1 tổ chức lưu ký chứng khoán nước ngoài, thì đến nay thị trường đã có một hệ
thống lưu ký chứng khoán hoạt động ổn định với 13 công ty chứng khoán thành
viên, 2 tổ chức lưu ký trong nước và 3 tổ chức lưu ký chứng khoán nước ngoài.


14
Hàng hoá được giao dịch trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Một số giải pháp kỹ thuật mới cũng đã được đưa vào áp dụng như điều chỉnh biên
độ, chia nhỏ lô giao dịch,… cho phép đa dạng hóa loại hình và phương thức giao
dịch, đồng thời đã tạo được những tiền đề hết sức cơ bản trong việc chuẩn hóa các
loại hình nghiệp vụ kỹ thuật của thị trường.
Hệ thống văn bản pháp luật điều tiết hoạt động của thị trường cũng được
quan tâm. Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã từng bước xây dựng được một
hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và các chính sách khuyến khích thị

trường tương đối đầy đủ để điều chỉnh các hoạt động trên TTCK trong thời gian
đầu. Trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khoá XI, Luật chứng khoán 70/2006/QH 11 đã
ra đời đánh dấu một bước phát triển cho hoạt động của TTCK Việt Nam.
Vai trò của công tác tuyên truyền và phổ cập kiến thức về TTCK cũng có
những bước tiến đáng kể.
Trong 5 năm qua, Việt Nam đã tranh thủ được sự trợ giúp song phương và đa
phương từ hơn 20 quốc gia, các Uỷ ban chứng khoán, các Sở giao dịch chứng
khoán và các tổ chức tài chính quốc tế khác như Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB), Công ty tài chính quốc tế (IFC) trong xây dựng khuôn khổ pháp lý, thực
hiện thông lệ quốc tế về quản trị công ty, xây dựng lộ trình phát triển thị trường vốn
cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho TTCK VN.
b) Một số mặt hạn chế
Tuy nhiên, so sánh với tiềm năng phát triển và nhu cầu vốn đầu tư của nền
kinh tế cũng như kinh nghiệm phát triển TTCK ở các nước trong khu vực, TTCK
VN vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, có thể kể ra một số hạn chế chủ yếu :
0,66% GDP năm 2004; tính cả giá
trị thị trường của trái phiếu và chứng chỉ quỹ thì tổng giá trị thị trường mới đạt
32.507 tỷ đồng, bằng 4,87% GDP. Nếu so sánh với mục tiêu phát triển TTCK đến
năm 2010 chiếm 10-15% GDP như Chính phủ đề ra thì con số này là quá nhỏ bé.


15
Số lượng và chất lượng hàng hóa trên TTCK chưa cao nên kém hấp dẫn nhà
đầu tư. Số lượng người đầu tư chứng khoán cũng còn hạn chế. Hệ thống văn bản
pháp quy liên quan đến thị trường có tính pháp lý chưa cao, thiếu đồng bộ và vẫn
còn nhiều bất cập như chính sách ưu đãi về thuế cho công ty niêm yết,…
Chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ trên TTCK cũng chưa cao, tính
minh bạch và hiệu quả còn hạn chế, thể hiện ở chất lượng công tác công bố thông
tin, chất lượng hoạt động của TTGDCK cũng như các thành viên thị trường. Các
biểu hiện vi phạm trên thị trường ở một số CTCK cũng như công ty niêm yết đã ảnh

hưởng đến lòng tin của công chúng đầu tư.
Nhìn chung, khối lượng giao dịch khớp lệnh cổ phiếu trên thị trường có sự
gia tăng qua các năm, ngoại trừ năm 2003 quy mô giao dịch thu hẹp đáng kể so với
năm trước (giảm 25% khối lượng giao dịch). Tuy nhiên, nếu tính đến yếu tố số
phiên giao dịch tăng 3 lên 5 phiên/tuần kể từ 1/3/2005 thì trên thực tế, quy mô giao
dịch chỉ tăng rõ rệt trong hai năm 2001 và 2004 (tăng lần lượt là 113% và 165% so
với năm trước); năm 2002 tăng 7% so với năm 2001. Tính chung cho cả giai đoạn
2004 – 2005, tốc độ tăng khối lượng giao dịch bình quân mỗi năm khoảng > 200%.
1.1.2. Sơ lƣợc về tình hình hoạt động của các công ty niêm yết
Thị trường chứng khoán ra đời ngày 20/7/2000, phiên giao dịch đầu tiên bắt
đầu từ ngày 28/7/2000 với sự có mặt của 2 công ty niêm yết đầu tiên là Ree (Công
ty cổ phần cơ điện lạnh) và Sam (Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông), rồi
hàng loạt các công ty xuất hiện. Tính đến thời điểm ngày 28/7/2006, TTGDCK
TP.HCM có 44 cổ phiếu của 44 công ty đã niêm yết và 1 chứng chỉ Quỹ, với tổng
số vốn đăng ký 7.907.962.468.341 đồng, chiếm hơn 1,1%GDP.
Phụ lục 3: Danh sách các công ty niêm yết (tính đến 28/7/2006)
Đây là kết quả khả quan đối với tình hình kinh tế trong nước vì các công ty
niêm yết là loại hình công ty cổ phần có khả năng huy động vốn nhanh nhất và hiệu
quả nhất cho nền kinh tế. Mỗi công ty niêm yết hoạt động trên mỗi lĩnh vực khác
nhau. Hiện nay các công ty niêm yết được chia thành các ngành chính như: thương
mại; vật liệu xây dựng; năng lượng, dầu khí & gas; tài chính-ngân hàng; đồ ăn và


16
thức uống; đồ dùng trong nhà; khách sạn; giấy và bao bì; chất dẻo và chất hoá học;
hải sản; viễn thông; vận chuyển. Một số công ty trước đây là doanh nghiệp nhà
nước, thực hiện cổ phần hóa chuyển thành công ty cổ phần, trong đó nhà nước vẫn
nắm một tỷ lệ cổ phần nhất định.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp niêm yết đã thành lập ra một câu lạc bộ các
công ty niêm yết. Câu lạc bộ này ra đời nhằm tạo điều kiện cho các công ty niêm

yết trao đổi kinh nghiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp, giúp tìm kiếm các cơ hội
đầu tư, tìm tiếng nói chung về các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực chứng
khoán với tinh thần hợp tác và đoàn kết.
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp niêm yết giai đoạn hiện nay nhìn
chung khá khả quan. Ví dụ như một vài công ty tiêu biểu sau:
CTCP xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang (AGIFISH) hiện là doanh
nghiệp đứng đầu về sản lượng xuất khẩu cá Tra và cá Basa đô
định được nguồn nguyên liệu đầu vào, trang thiết bị máy móc hiện đại với công suất
lớn và đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều bạn hàng lớn trên thế giới.

, kinh nghiệm và
đội ngũ nhân sự, là một trong những công ty hàng đầu của ngành cơ điện lạnh VN.
Ở thị trường Bưu chính viễn thông: CTCP cáp và vật liệu viễn thông
(Samco) đã và đang có ưu thế, hiện tại đang chiếm 35% nhu cầu của mạng lưới,
trong những năm kế tiếp sẽ hoạt động hết công suất thiết bị nhằm cạnh tranh và
chiếm lĩnh thị trường. Phấn đấu giành thị trường khu vực thông tin quân đội, thông
tin an ninh, dự kiến cung cấp cáp cho lĩnh vực này từ 15 đến 20% nhu cầu về cáp
đồng và các loại vật liệu viễn thông khác. Vươn ra xuất khẩu qua các nước: Lào,
Campuchia, Nga, Srylanca...
Chưa bao giờ công ty niêm yết lại có cơ hội huy động vốn tốt như hiện nay.
Do đó, các công ty niêm yết thay phiên nhau phát hành cổ phiếu mới. Nếu như


17
trước đây, trong và sau Đại hội đồng cổ đông, nhà đầu tư thường hỏi nhau về tình
hình kinh doanh, kế hoạch năm tới của doanh nghiệp thì hiện nay, họ thường quan
tâm đến việc doanh nghiệp có chia cổ phiếu thưởng không và có phát hành cổ phiếu
mới hay không? Hiện tượng này nói lên một điều: nhà đầu tư tin tưởng và kỳ vọng
vào sự phát triển của doanh nghiệp niêm yết cũng như sự tăng trưởng của TTCK.
Theo đánh giá của UBCKNN tình hình kinh doanh của các công ty niêm yết

trong các năm qua và đặc biệt trong năm 2004, 2005 khá ổn định và có tăng trưởng
so với cùng kỳ năm 2003. Phần lớn các công ty có lợi nhuận sau thuế đạt và vượt kế
hoạch đề ra, đặc biệt một số công ty có lợi nhuận tăng mạnh so với những năm
trước như công ty nước giải khát Sài Gòn, công ty viễn thông VTC, công ty chế
biến hàng xuất khẩu Long An (240%) và đặc biệt là công ty Bánh kẹo Biên Hòa sau
một thời gian gặp khó khăn về tài chính nay có mức tăng lợi nhuận rất cao (223%).
Tuy nhiên, trong năm 2004 một số công ty niêm yết cũng gặp khó khăn trong kinh
doanh, duy trì và mở rộng thị trường như: Nhựa Đà Nẵng, Bông Bạch Tuyết; cá biệt
công ty cơ khí Bình Triệu năm thứ 2 liên tiếp kinh doanh thua lỗ và mức lỗ lũy kế
qua 2 năm lên tới 5,8 tỷ đồng, bằng 50% vốn điều lệ.
Tóm lại, sự ra đời của TTCK nói chung và sự xuất hiện của công ty niêm yết
nói riêng đã đưa ngành chứng khoán đến với mọi đối tượng từ các cơ quan quản lý
đến công chúng, thu hút ngày càng đông nhà đầu tư tham gia thị trường làm cho thị
trường chứng khoán nước ta ngày càng phát triển về lượng và chất.
Phụ lục 4 : Bảng tổng hợp số phiên giao dịch của các cổ phiếu đang niêm
yết tại TTGDCK TP.HCM qua 6 năm (T7/2000 – T4/2005)
1.2. Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính trong mối liên hệ với các
quyết định đầu tƣ
1.2.1. Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết
Hệ thống báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK cũng giống
như báo cáo tài chính của loại hình doanh nghiệp khác. Báo cáo tài chính của các
công ty niêm yết chủ yếu nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, lãi, lỗ và lợi nhuận được chia giúp cho người sử
dụng phân tích đánh giá tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của công ty.


18
Báo cáo tài chính của bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào cũng rất quan trọng và
cần thiết vì cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng. BCTC của
các công ty niêm yết càng trở nên quan trọng hơn các doanh nghiệp khác vì nó là

căn cứ giúp cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định kinh tế một cách hợp lý nhất.
Do tính chất và đặc điểm quan trọng như thế nên BCTC của các công ty niêm yết
càng phải tuân thủ theo những nguyên tắc, quy định của Bộ Tài Chính và Uỷ ban
chứng khoán một cách nghiêm ngặt. BCTC phải đáp ứng yêu cầu của người sử
dụng thông tin là thông tin phải phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu. Hệ
thống BCTC c
, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị
tài sản. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết tổng giá trị thuần tài sản hiện có,
cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, nhà
đầu tư có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là BCTC tổng hợp phản ánh tổng
quát tình hình và khả năng hoạt động kinh doanh của công ty. Có thể nói đây là
BCTC được các nhà đầu tư quan tâm và chú trọng nhất. Để đầu tư chứng khoán vào
bất cứ một công ty niêm yết nào không phải là điều dễ dàng, tất cả c
.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
lượng tiền phát sinh theo các hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ giúp nhà đầu tư thấy được năng lực tài chính của doanh nghiệp, đánh giá khả
năng tạo ra tiền và việc sử dụng các luồng tiền.
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận của hệ thống báo cáo tài
chính. Các công ty niêm yết lập thuyết minh báo cáo tài chính để giải th
hoạt động của các công ty niêm yết để xác định hướng đầu tư đúng đắn.


19
Nội dung và phương pháp lập BCTC của công ty niêm yết cũng được quy
định trong chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp (ban hành theo quyết định
167/2000/QĐ-BTC và sửa đổi, bổ sung lần lượt theo thông tư 89/2002/TT-BTC,
105/2003/TT-BTC, thông tư 23/2005/TT-BTC...), quyết định 15/2006/QĐ-BTC.

Để được phép niêm yết trên TTCK, các công ty niêm yết phải được kiểm
toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập. Vì vậy, BCTC được lập theo những tiêu chuẩn
chung, có chất lượng và độ chính xác cao hơn. Công ty niêm yết phải luôn tuân thủ
ch
toán. Công tác kiểm toán không chỉ có giá trị chứng thực về độ tin cậy của thông tin
được trình bày mà còn xem xét các vấn đề khác mà nhà đầu tư quan tâm. Mặc dù
kiểm toán không thể đảm bảo chắc chắn không có hiện tượng gian lận tồn tại nhưng
kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết luôn tạo cho nhà đầu tư một
độ tin cậy nhất định so với các báo cáo tài chính không được kiểm toán. Hiện nay
đa số BCTC của các công ty niêm yết đến với các nhà đầu tư đều được kiểm toán.
Nhìn chung, hệ thống BCTC của doanh nghiệp niêm yết cũng giống như hệ
thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp khác. Tuy n
, tin cậy để đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư.
1.2.2. Phân tích báo cáo tài chính trong mối liên hệ với các quyết định đầu tƣ
1.2.2.1. Mục tiêu phân tích BCTC
Câu hỏi trước tiên mà nhà phân tích thông thường tự hỏi khi phân tích báo
cáo tài chính của một đơn vị nào đó là “Ta đang tìm kiếm điều gì?”. Để trả lời câu
hỏi này cần có một sự hiểu biết về các quyết định đầu tư.
Một nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào thông
thường sẽ quyết định trên cơ sở mức sinh lợi và mức rủi ro dự kiến từ mỗi loại hình
đầu tư. Giả sử nhà đầu tư mới có được số tiền là 100 triệu đồng và phải quyết định
làm gì với số tiền này. Giả định chỉ giới hạn quyết định mua một chứng chỉ tiền gởi
ở một ngân hàng uy tín hoặc là mua cổ phần tại công ty A, với giá bán hiện hành là
50.000 đồng/cổ phiếu. Vậy lựa chọn đầu tư ở đâu?


20
Với thông tin là ngân hàng hiện nay trả lãi suất là 8%/năm đối với chứng chỉ
tiền gửi. Ngân hàng thông thường sẽ khó có khả năng bị ngừng hoạt động, như vậy
gần như chắc chắn là nhà đầu tư khi lựa chọn mua chứng chỉ tiền gửi sẽ có mức thu

nhập là 8%/năm (tương đương 8 triệu đồng/1năm).
Mức sinh lợi đầu tư trong cổ phiếu của công ty A có hai yếu tố. Đầu tiên,
trong nhiều năm liền công ty trả cổ tức bằng tiền mặt là 3.000 đồng/cổ phần; giả
định nó sẽ tiếp tục trả cổ tức như vậy trong tương lai. Đồng thời giá thị trường của
cổ phiếu có thể thay đổi trong khoảng thời gian mua cổ phiếu đến lúc bán cổ phiếu
trong tương lai. Sự khác biệt giữa giá bán và giá mua, thường được gọi là lời vốn
(hoặc lỗ vốn), là yếu tố thứ hai của mức sinh lợi trong việc mua cổ phiếu.
Việc đầu tư vào cổ phiếu thường có nhiều rủi ro hơn là chứng chỉ tiền gửi.
Khả năng sinh lợi trong tương lai của công ty có thể tác động đến sự thay đổi cổ tức
và giá thị trường trong tương lai. Nếu đối thủ cạnh tranh giới thiệu sản phẩm mới có
sức cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm của công ty A trên
.
Các yếu tố kinh tế quan trọng như lạm phát và những thay đổi trong các mối
quan hệ quốc tế và các yếu tố ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh cũng sẽ tác
động đến giá thị trường cổ phiếu công ty A. Bởi vì cá nhân mọi người thường thích
rủi ro thấp hơn rủi ro cao, nếu mua cổ phiếu của công ty A có lẽ nhà đầu tư sẽ trông
đợi mức sinh lợi cao hơn khi đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi.
Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy lợi nhuận dự kiến trong
việc đầu tư vào một công ty có liên quan với khả năng sinh lợi của công ty. Các
quyết định đầu tư cũng yêu cầu các nhà phân tích đánh giá rủi ro trong mối quan hệ
với lợi nhuận dự kiến. Một công ty có thể thấy rằng nó đang thiếu tiền mặt và
không thể chi trả một khoản nợ ngắn hạn đã đến hạn hoặc là một khoản nợ dài hạn
cung cấp các
thông tin để đánh giá các yếu tố rủi ro tác động đến lợi nhuận dự kiến.


21
Vì vậy, các bản phân tích báo cáo tài chính khảo sát một vài khía cạnh về
khả năng sinh lợi hoặc mức rủi ro của một công ty. Hình dưới đây tóm tắt mối quan
hệ giữa bản phân tích báo cáo tài chính và các quyết định đầu tư.

Chiều thời gian
Quá khứ Hiện tại Tƣơng lai
Phân tích báo cáo tài
chính

Khả năng sinh lợi

Lợi nhuận dự kiến
Rủi ro (khả năng thanh
toán ngắn và dài hạn)

Rủi ro

Quyết định đầu tƣ



Như v
doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ
quan tâm. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tất cả các BCTC đều là tài liệu có tính lịch sử,
chúng cho thấy những gì đã xảy ra trong một kỳ cá biệt. Mục đích của phân tích
BCTC là giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định hợp lý và những hành
động trong tương lai sẽ dựa vào các thông tin có tính lịch sử của BCTC.











Hình 1.3 - Mối liên hệ giữa phân tích báo cáo tài chính và các quyết định đầu tư
Xem xét mục tiêu của
quyết định

Để ra quyết định tài chính

So sánh giữa lợi ích và chi
phí

Lợi ích và chi phí:
- Đo lƣờng bằng tiền
- Quy về cùng mốc t/gian
- Xem xét gắn với mức độ
rủi ro

Quyết định vì lợi ích của ai?
- Vì lợi ích xã hội
- Vì lợi ích CSH
- Vì lợi ích cá nhân
Sử dụng các
công cụ tài
chính

Phân tích
tài chính

Hình 1.4 – Quá trình phân tích tài chính




22
*) Kỹ thuật và các phƣơng pháp trong phân tích tài chính
+ Các phƣơng pháp dùng trong phân tích tài chính
(1) Phƣơng pháp so sánh
So sánh bằng số tuyệt đối.
So sánh bằng số tương đối
So sánh bình quân
(2) Phƣơng pháp xác định nhân tố
Phương pháp thay thế liên hoàn: các nhân tố lần lượt được thay thế theo
một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đối với chỉ tiêu cần
phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
Phương pháp số chênh lệch: sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ
gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.
(3) Phƣơng pháp liên hệ
Liên hệ cân đối
Liên hệ trực tuyến
Liên hệ phi tuyến
(4) Phƣơng pháp hồi quy
Phương pháp hồi quy đơn: dùng để xét mối quan hệ tuyến tính giữa một
biến kết quả và một biến giải thích hay biến nguyên nhân.
Phương pháp hồi quy bội: còn gọi là hồi quy đa biến, cho phép thành lập
một mô hình có nhiều biến số độc lập tác động ảnh hưởng đến một biến phụ thuộc.
+ Các kỹ thuật phân tích BCTC
Phân tích cơ bản: là phương pháp dựa trên việc tính toán các chỉ số trên
BCTC, so sánh và rút ra kết luận về ảnh hưởng của các chỉ số này. Gồm phân tích
theo dãy thời gian, phân tích so sánh, phân tích dọc – ngang, phân tích chỉ số …
Phân tích kỹ thuật: phân tích kỹ thuật chỉ chú trọng về biểu đồ, sự giao

động giá cả và số lượng cổ phiếu được mua mà phán đoán sự lên xuống của nó, ít
chú tâm vào công ty cổ phần hoạt động về lĩnh vực gì và cũng không cần biết
BCTC của công ty ra sao.


23
Các loại biểu đồ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật
Biểu đồ đơn giản: chỉ niêm yết giá cổ phiếu và số lượng mua bán
Biểu đồ bar – chart: biểu đồ này cũng tương tự như biểu đồ đơn giản
nhưng thêm vào đó nó còn cho ta biết thêm về những dao động giá cả khác.
Biểu đồ candlestick: biểu đồ này được một thương gia người Nhật tên
Homma phát minh và sử dụng từ thế kỷ 18.
, còn khi cung nhiều hơn cầu thì giá cổ
phiếu sẽ xuống. Ngày nay hầu hết những người theo trường phái kỹ thuật đều sử
dụng biểu đồ candlestick vì ưu điểm tuyệt đối candlestick là chỉ nhìn sơ qua những
hình tượng là có khái niệm rõ ràng về sự mạnh yếu giữa hai bên mua và bán do đó
có thể đoán trước sự lên xuống của cổ phiếu chính xác hơn nhiều loại biểu đồ khác.
Tuy nhiên mọi hệ thống phân tích kỹ thuật nào cũng đều có khuyết điểm của nó và
candlestick cũng không ngoại lệ, đó là nó có thể đưa những dấu hiệu sai lầm l
.
Trên đây là những kỹ thuật phân tích BCTC thường được áp dụng để phân
tích BCTC . Như đã nói ở trên mục đích của việc phân tích BCTC là thông qua kết
quả phân tích sẽ đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ đó
đưa ra những kết luận về giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ngày nay do sự
phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán ngày càng có thêm nhiều kỹ
thuật phân tích BCTC mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phân tích
chứng khoán của các nhà đầu tư. Sau đây là ví dụ về một kỹ thuật phân tích chứng
khoán hiện đại được rất nhiều chuyên gia đánh giá là một trong những công cụ phân
tích chứng khoán hiệu quả nhất hiện nay : kỹ thuật CANSLIM của William J.Oneil.
CANSLIM là tập hợp bảy chữ cái đầu tiên của bảy yếu tố mà theo William

là rất hiệu quả khi đánh giá cổ phiếu
C: Current Quaterly Earning Per Share (lãi ròng trên mỗi cổ phiếu của
quý gần nhất): William nhận định rằng hầu hết các cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng
lợi nhuận so với cùng quý năm trước đó và tỷ lệ tăng càng cao thì chứng tỏ cổ phiếu


24
càng có nhiều triển vọng. Tuy nhiên ông cho rằng các nhà đầu tư cần coi trọng độ
tin cậy và tính đồng nhất của thông tin, chẳng hạn có thể có điều gì đó không đúng
nếu doanh thu công ty tăng 20% trong khi lãi ròng chỉ tăng 5%.
A: Annual Earning Increases (sự gia tăng lãi ròng hằng năm): theo
William cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức tăng lợi nhuận đều đặn trong vòng 5 năm
trước đó. Nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức tăng lợi nhuận hằng
năm ổn định và đạt trên 25%, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng
ngành, từng công ty. Để có được sự chính xác về mức gia tăng lợi nhuận, nhà đầu
tư cần nghiên cứu tất cả thông tin liên quan đến công ty muốn đầu tư, gồm lịch sử
và đặc điểm công ty, tình hình tài chính, các chỉ tiêu của đợt phát hành cổ phiếu và
tổ chức bảo lãnh phát hành. Nhà đầu tư có thể tìm các thông tin này trong Bảng
thông cáo phát hành, BCTC của công ty hoặc từ các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư.
N: New products, New management, New highs (sản phẩm mới, sự quản
lý mới, mức giá trần mới): những nghiên cứu của William chỉ ra rằng giá cổ phiếu
tăng bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là sản
phẩm mới của công ty, ban giám đốc mới, phương thức quản lý mới, mức giá trần
mới của cổ phiếu trên thị trường. Nếu xét thấy những nhân tố này có sự ổn định,
không có biểu hiện đột biến theo chiều hướng xấu thì sẽ là một cổ phiếu có nhiều
triển vọng tăng trưởng trên thị trường chứng khoán.
S: Supply and Demand (nguồn cung và cầu): trong kinh doanh quy luật
cung cầu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm và đầu tư chứng khoán
cũng không là một ngoại lệ. Giá cổ phiếu cũng chịu tác động từ quy luật cung cầu.
William đặc biệt lưu ý tới cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ

sở hữu vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêu công ty sẽ phải
đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấy nhiêu. Các nhà đầu tư nên so
sánh tỷ số này ở công ty mình dự định đầu tư với tỷ lệ nợ bình quân ở các công ty
trong cùng ngành, đồng thời phân tích thêm khả năng thanh toán để có đánh giá xác
thực hơn về mức độ nợ của công ty.


25
L: Leader and Laggard (cổ phiếu đầu bảng và cổ phiếu tụt hậu): theo
William nhà đầu tư trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 loại cổ phiếu tốt nhất trong
nhóm những cổ phiếu đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những cổ phiếu
có khả năng sinh lời trong tương lai. Đặc biệt các nhà đầu tư cần tránh mua những
cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững chẳng hạn như cổ phiếu
lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật…bởi vì các cổ phiếu này được đánh giá là
những cổ phiếu tụt hậu, không sớm thì muộn cũng mất giá.
I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính đầu tư):
định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan chính
phủ chuyên về tài chính đầu tư. Các cơ quan này có thể nắm giữ một số lượng cổ
phiếu nhất định của các công ty nào đó nhờ vậy mà công ty sẽ có sự ủng hộ và trợ
giúp mạnh mẽ từ những cơ quan này – một điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh – khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Tuy nhiên một số lượng lớn các định chế tài
chính đầu tư nắm giữ cổ phiếu lại trở thành yếu tố bất lợi vì điều đó đồng nghĩa với
việc nguồn cung sẽ hạn chế bởi các cơ quan ít khi muốn bán từng phần cổ phiếu của
mình, đẩy tính thanh khoản của cổ phiếu xuống thấp.
M: Market Direction (định hướng thị trường): yếu tố thị trường rất quan
trọng bởi nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu. Khi hàng loạt các cổ phiếu cùng
ngành trên thị trường bị mất giá, thị giá cổ phiếu của công ty lựa chọn chắc chắn sẽ
sụt giảm theo. Ngược lại nếu giá cổ phiếu của các công ty này tăng theo sự phát
triển của thị trường thì cổ phiếu mua vào cũng được ăn theo những chỉ số tích cực
đó. Do đó William nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu đồ thị biến

động giá cổ phiếu theo ngày, theo tuần và theo tháng trước mỗi quyết định đầu tư.
Chìa khóa phân tích trong đầu tư cổ phiếu là tìm ra những cổ phiếu có tiềm
năng tăng trưởng lớn nhất trong thời điểm mua chúng. Nói cách khác phải có kỹ
năng phán đoán, xem xét và phân tích vấn đề cùng với việc hoạch định một kế
hoạch đầu tư thích hợp để xác định thời điểm mua vào những cổ phiếu mạnh và bán
đi những cổ phiếu yếu.
( Theo BWPORTAL/ GLOBAL – investor)

×