Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

590 Thực trạng và các giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.48 KB, 101 trang )

-1-
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU ..................... 1
1. Khái niệm........................................................................................................... 1
2. Phân loại trái phiếu............................................................................................ 1
2.1 Theo chủ thể phát hành............................................................................ 1
+ Trái phiếu Chính phủ.................................................................................. 2
+ Trái phiếu Chính quyền đòa phương............................................................ 2
+ Trái phiếu công ty....................................................................................... 2
2.2 Theo hình thức phát hành......................................................................... 2
+ Trái phiếu được phát hành theo mệnh giá................................................... 2
+ Trái phiếu được phát hành theo hình thức chiết khấu ................................. 3
2.3 Theo đối tượng sở hữu.............................................................................. 3
+ Trái phiếu ký danh....................................................................................... 3
+ Trái phiếu vô danh ...................................................................................... 3
3. Những vấn đề chung về thò trường trái phiếu .................................................... 3
3.1 Thò trường sơ cấp (phát hành) ................................4
3.1.1 Phát hành bán lẻ thông qua Kho bạc Nhà nước.................................... 4
(đối với trái phiếu Chính phủ)
+ Kho bạc nhà nước phát hành trực tiếp........................................................ 4
+ Kho bạc nhà nước phát hành thông qua các đại lý..................................... 4
3.1.2 Bảo lãnh phát hành ............................................................................... 5
3.1.3 Đấu thầu qua NHNN và TTGDCK. 6
+ Đấu thầu kiểu Hà Lan (hay còn gọi đấu thầu ngang giá)........................... 6
+ Đấu thầu kiểu Anh (hay còn gọi đấu thầu cạnh tranh giá) ......................... 6
3.2 Thò trường thứ cấp (thò trường giao dòch trái phiếu)................................. 7



-2-
3.2.1 Thò trường tập trung............................................................................... 7
3.2.2 Thò trường phi tập trung (OTC) ............................................................. 7
II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN KINH TẾ............................................................................................ 8
1. Thò trường trái phiếu là kênh huy động vốn ...................................................... 8
2. Thò trường trái phiếu Chính phủ là công cụ giúp Chính phủ hoạch đònh và điều
tiết chính sách tiền tệ quốc gia ............................................................................ 10
3. Làm đa dạng hoá sản phẩm tài chính .............................................................. 11
4. Tạo ra hình thức đầu tư mới có hiệu quả ......................................................... 11
5. Sự lựa chọn thích hợp cho các công ty............................................................. 12
III. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TẠI MỘT
SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.......................... 13
1. Sơ lược một số nét đặc trưng về thò trường trái phiếu ở các nước đang phát
triển trong khu vực Châu Á.................................................................................. 13
1
.1 Về khuôn khổ thò trường........................................................................ 13
1.2 Về chuẩn mực lãi suất............................................................................ 14
1.3 Về thò trøng sơ cấp ............................................................................... 14
1.4 Về thò trøng thứ cấp.............................................................................. 15
1.5 Về lưu ký và thanh toán bù trừ .............................................................. 15

2. Những tồn tại trên thò trường trái phiếu ở các nước đang phát triển hiện nay 15
2.1 Thò trường trái phiếu Chính phủ thiếu độ sâu, tính thanh khoản thấp và
gần như không có hoạt động giao dòch thứ cấp.................................................... 16
2.2 Thò trường nợ là nơi đầu tư của các tổ chức có độ tín nhiệm cao .......... 17
3. Những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng thò trường trái phiếu ở Việt
Nam ...................................................................................................................... 18
3.1 Tập trung quản lý thò trường nợ thông qua việc xây dựng một cơ quan

quản lý nợ Chính phủ........................................................................................... 18
3.2 Công khai hóa chương trình thu hút nợ của Chính phủ.......................... 19


-3-
3.3 Thực hiện phát triển song song thò trường nợ Chính phủ và thò trường nợ
công ty.................................................................................................................. 19
3.4 Phát hành nhiều loại trái phiếu có thời gian đáo hạn khác nhau nhằm
thiết lập các điểm lãi suất chuẩn cho đường cong lãi suất .................................. 20
3.5 Hình thành các nhà tạo lập thò trường cho giao dòch trái phiếu............. 20
3.6 Khuyếch trương năng lực của các nhà đầu tư có tổ chức....................... 20
3.7 Thực hiện xu hướng toàn cầu hóa về cập nhật thông tin thò trường nợ . 21
3.8 Thành lập và phát triển các tổ chức đònh mức tín nhiệm ...................... 21
3.9 Phát triển thò trường các công cụ phái sinh dựa trên chứng khoán nợ
(đặc biệt là nợ Chính phủ) ................................................................................... 22
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM ...........................................................................23
II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM....................27
1. Thò trường phát hành trái phiếu ..................................................................................29
1.1 Trái phiếu Chính phủ ............................................................................. 29
1.1.1 Phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước........................................ 29
1.1.2 Đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua Ngân hàng nhà nước ....................... 30
1.1.3 Đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua TTGDCK.................................... 34
1.1.4 Bảo lãnh phát hành ............................................................................. 40
1.2 Trái phiếu Chính quyền đòa phương....................................................... 42
1.3 Trái phiếu Công ty ................................................................................. 45
2. Thò trường giao dòch trái phiếu......................................................................... 47
2.1 Trái phiếu Chính phủ ............................................................................. 47

2.2 Trái phiếu Chính quyền đòa phương....................................................... 51
2.3 Trái phiếu Công ty ................................................................................. 52
III. CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở
VIỆT NAM CHẬM PHÁT TRIỂN .................................................................... 54


-4-
1. Đối với thò trường phát hành ............................................................................ 54
+ Cơ chế điều hành lãi suất còn quá cứng nhắc .......................................... 54
+ Thò trường trái phiếu còn thiếu một cơ cấu lãi suất chuẩn....................... 54
+ Bất cập trong việc ràng buộc trách nhiệm của các thành viên tham gia
đấu thầu................................................................................................................ 55
+ Cơ chế bảo lãnh phát hành còn thiếu các quy đònh nhằm đảm bảo việc
phân phối trái phiếu ra công chúng ..................................................................... 55
+ Thiếu vắng một hệ thống phân phối trái phiếu trên thò trường sơ cấp và
các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp ..................................................... 55
+ Chưa có chính sách thu hút đầu tư hợp lý và chính sách khuyến khích huy
động vốn trên thò trường....................................................................................... 56
+ Việc công bố thông tin đối với TPCT và TPCQĐP chưa đầy đủ ............. 56
+ Phê duyệt phát hành trái phiếu căn cứ theo năng lực mà không dựa trên
cơ sở công bố thông tin......................................................................................... 56
2. Đối với thò trường giao dòch.............................................................................. 57
+ Các đối tượng tham gia thò trường giao dòch trái phiếu còn rất hạn chế về
số lượng và năng lực tài chính ............................................................................. 57
+ Chưa gắn kết được hoạt động của thò trường vốn và thò trường tiền tệ nên
tính thanh khoản của thò trường trái phiếu còn thấp ............................................ 58
+ Chưa thành lập công ty đònh mức tín nhiệm ............................................. 58
+ TTGDCK Tp. HCM hiện sử dụng một hệ thống giao dòch chung cho cả
trái phiếu và cổ phiếu .......................................................................................... 58
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
TRÁI PHIẾU VIỆT NAM ................................................................................... 60
II. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM NÓI
CHUNG VÀ TTTP VIỆT NAM NÓI RIÊNG ĐẾN NĂM 2010 ......................... 62


-5-
1. Quan điểm........................................................................................................ 62
2. Đònh hướng phát triển TTCK Việt Nam nói chung và TTTP Việt Nam nói
riêng đến năm 2010.............................................................................................. 63
III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VN.......................65
1. Đối với thò trường phát hành trái phiếu............................................................ 65
1.1 Đối với trái phiếu Chính phủ.................................................................. 65
1.1.1 Tạo môi trường kinh tế vó mô thuận lợi ............................................ 66
1.1.2 Kế hoạch hóa và chiến lược hóa chính sách huy động vốn thông qua
việc phát hành TPCP............................................................................................ 66
1.1.3 Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn...................................................... 66
1.1.4 Đa dạng hóa các kỳ hạn phát hành TPCP........................................... 67
1.1.5 Cơ chế điều hành lãi suất TPCP cần linh hoạt hơn và phù hợp với lãi
suất thò trường....................................................................................................... 67
1.1.6 Tạo lập hệ thống các nhà giao dòch hàng đầu .................................... 67
1.1.7 Phát hành TPCP ra thò trường quốc tế................................................. 68
1.2 Đối với trái phiếu Chính quyền đòa phương........................................... 68
1.2.1 Khuyến khích và tạo điều kiện cho các đòa phương phát hành trái
phiếu..................................................................................................................... 68
1.2.2 Điều chỉnh luật ngân sách theo hướng trao quyền chủ động cho các
đòa phương ............................................................................................................ 69
1.2.3 Công khai hóa ngân sách chính quyền đòa phương............................. 70

1.2.4 Thành lập các tổ chức đònh mức tín nhiệm ......................................... 70
1.3 Đối với trái phiếu Công ty ..................................................................... 71
1.3.1 Thành lập công ty đònh mức tín nhiệm ở Việt Nam............................ 72
1.3.2 Xây dựng đường cong lãi suất tham chiếu.......................................... 72
1.3.3 Xây dựng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái
phiếu công ty........................................................................................................ 72
1.3.4 Đẩy mạnh công tác bảo lãnh phát hành trái phiếu............................. 73
1.3.5 Phát huy vai trò của các tổ chức bảo lãnh thanh toán trái phiếu........ 73


-6-
1.3.6 Xây dựng các thể chế thò trường trong việc giám sát nguồn vốn phát
sinh từ trái phiếu, minh bạch hóa các thông tin về tổ chức phát hành ................ 74
1.3.7 Đa dạng hóa hình thức các loại trái phiếu .......................................... 74
2. Đối với thò trường giao dòch trái phiếu............................................................. 74
2.1 Tạo lập một thò trường giao dòch thứ cấp mà ở đó các tổ chức Tài chính-
Ngân hàng, Công ty bảo hiểm, các Quỹ đầu tư đóng vai trò chủ đạo................. 75
2.2 Xây dựng những chính sách, cơ chế hướng công chúng đến với thò
trường giao dòch trái phiếu ................................................................................... 75
2.3 Tạo sự gắn kết hữu cơ giữa các loại thò trường...................................... 76
2.4 Khuyến khích thành lập và tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các
Quỹ đầu tư, Quỹ hưu trí trong nước hoặc liên doanh........................................... 76
2.5 Đẩy mạnh phát triển sàn giao dòch riêng các loại trái phiếu nhằm nâng
cao tính thanh khoản cho trái phiếu ..................................................................... 77
2.6 Đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống giao dòch ......................................... 77
2.7 Phát triển các công cụ, các sản phẩm phái sinh liên quan đến TP........ 77
2.8 Từng bước xây dựng các chuẩn mực kế toán- kiểm toán quốc tế áp
dụng cho các đơn vò phát hành trái phiếu ............................................................ 78

KẾT LUẬN

ĐỀ XUẤT CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC






-7-
PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của quá trình hội nhập kinh tế và xu hướng
toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và rộng lớn mà nền kinh
tế của tất cả các nước trên thế giới đều không thể đứng ngoài vòng xoáy của
quá trình đó. Và vấn đề đặt ra là mỗi nước có sự chuẩn bò như thế nào để hòa
nhập với xu hướng đó.
Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu một cách
chủ động mặc dù xuất phát điểm là thấp nhưng những thành tựu đạt được rất
đáng kể. Với chiến lược “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Việt Nam đã đạt tốc
độ tăng trưởng khá cao và liên tục trong những năm 1994 – 1997, tránh được
dòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực trong những năm
1997 – 1998, hạn chế tác động tiêu cực của sự sút giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế toàn cầu, đưa quy mô năm 2004 so với năm 1990 về giá trò GDP lớn gấp trên
2,74 lần, về công nghiệp gấp gần 6,5 lần, về xuất khẩu gấp gần 10,8 lần ….và
đang phấn đấu thực hiện mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và chiến lược 10
năm 2001 – 2010. Những thành tựu đạt được này đã làm bước đệm vững chắc để
nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ngày càng cao và có
những bước phát triển nhanh và bền vững, nhắm đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở
thành một nước công nghiệp. Tuy vậy, để có thể đạt được những điều này thì

nhu cầu vốn hỗ trợ cho đầu tư phát triển là rất lớn và cách sử dụng chúng sao
cho hợp lý.


-8-
Hiện nay, các nguồn tài trợ chủ yếu cho nhu cầu đầu tư phát triển này là
từ nguồn thu ngân sách, tiết kiệm và nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn
ngân sách của Việt Nam hiện nay thường xuyên mất cân đối, tiết kiệm không
đảm bảo cùng với nguồn vốn nước ngoài như ODA, FDI…. trong thời gian gần
đây cũng gặp nhiều khó khăn. Quy luật cung cầu về vốn và nhu cầu bức xúc đòi
hỏi phải huy động nội lực để đáp ứng lượng vốn đầu tư quốc gia đã thể hiện
bằng sự ra đời của thò trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 07/2000 mà
trong đó trái phiếu được xem là hàng hóa chủ đạo trên thò trường, Tuy nhiên,
thực tế qua hơn bốn năm hoạt động của thò trường giao dòch chứng khoán cho
thấy trái phiếu chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của công chúng đầu tư, số
lượng giao dòch ít ỏi, tính thanh khoản kém.
Mặc dù thò trường trái phiếu Việt Nam đã hoạt động nhưng chưa có sự
phát triển căn cơ và chưa tương xứng với khả năng, đòi hỏi phải đầu tư thêm
nhiều công sức nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra các giải pháp tốt hơn để phát
triển thò trường này.
Xuất phát từ nguyên nhân trên, tác giả đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề
tài:
“ THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM”


-9-
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vấn đề trung tâm mà đề tài muốn giải quyết là trên cơ sở xem xét thực
trạng, phân tích những mặt tồn tại và đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển

thò trường trái phiếu Việt Nam. Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là thông
qua sự phát triển của thò trường trái phiếu giúp cho nền kinh tế huy động vốn
hiệu quả hơn nhằm đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, mạnh hơn, nâng
cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.
III. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến thực trạng
hoạt động của thò trường phát hành lẫn thò trøng giao dòch trái phiếu và những
giải pháp để phát triển cả hai loại thò trường này tại Việt Nam.
Về không gian, luận văn nghiên cứu trên đòa bàn cả nước.
Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài là hoạt động của thò trường
trái phiếu ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2004.
Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở pháp lý cho sự hình
thành và phát triển thò trường trái phiếu ở Việt Nam, tình hình hoạt động của thò
trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua mà đặc biệt là thò trường trái
phiếu Chính phủ. Trên cơ sở những nghiên cứu trên, luận văn sẽ đề xuất một số
giải pháp để phát triển thò trường trái phiếu ở Việt Nam.


-10-
IV. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc, luận văn đóng góp một số luận điểm
về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:
¾ Đã tổng hợp một cách tương đối hệ thống và đầy đủ số liệu hoạt động
của thò trường trái phiếu ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
¾ Đề xuất một số giải pháp phát triển cả thò trường phát hành lẫn thò
trường giao dòch trái phiếu ở Việt Nam như tạo môi trường kinh tế vó mô thuận
lợi cho nhà đầu tư tham gia vào thò trường trái phiếu, đa dạng hoá các loại trái
phiếu, tạo lập các tổ chức đònh mức tín nhiệm và các nhà tạo lập thò trường,

khuyến khích phát hành trái phiếu ra thò trường quốc tế…
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả đã sử dụng chủ
yếu phương pháp nghiên cứu đònh lượng và phương pháp nghiên cứu đònh tính
như:
¾ Sử dụng phương pháp thống kê lòch sử và phương pháp tổng hợp để
đánh giá về tình hình hoạt động của thò trường trái phiếu ở Việt Nam thời gian
qua.
¾ Sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để liên hệ
kinh nghiệm các nước làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển
thò trường trái phiếu ở Việt Nam.


-11-
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
Chương này sẽ trình bày những vấn đề chung về thò trường trái phiếu và
vai trò của thò trường trái phiếu trong nền kinh tế. Cũng trong chương này, tác
giả sẽ điểm qua một số tồn tại trên thò trường trái phiếu ở một số nước khu vực
Châu Á, thông qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng
và phát triển thò trường trái phiếu tại Việt Nam.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
1. Khái niệm
Cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về trái phiếu từ các học
giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tựu trung lại khái niệm về trái phiếu thường
được đề cập đến như là sự thể hiện cam kết của người phát hành sẽ thanh toán
một số tiền xác đònh vào ngày xác đònh trong tương lai với một mức lãi nào đó,
các trái phiếu thường có mệnh giá, ngày đáo hạn và lãi suất. Khi thực hiện việc
mua trái phiếu, người mua trái phiếu được xem như đã cho tổ chức phát hành
vay một khoản tiền và trái phiếu là bằng chứng thể hiện liên hệ giữa người cho

vay (người mua trái phiếu) và người đi vay (tổ chức phát hành trái phiếu), và nó
được xem là một loại chứng khoán nợ. Thông thường, thời gian phát hành trái
phiếu tối thiểu là một năm. Các loại chứng khoán nợ khác với thời hạn thanh
toán dưới một năm gọi là tín phiếu.
2. Phân loại trái phiếu
2.1 Theo chủ thể phát hành: gồm có:
+ Trái phiếu Chính phủ:


-12-
Trái phiếu Chính phủ là loại chứng khoán nợ do Bộ Tài Chính (BTC) phát
hành nhằm mục đích sử dụng để bù đắp thiếu hụt Ngân sách nhà nước (NSNN),
cho đầu tư phát triển và được Chính phủ đảm bảo, có mệnh giá, có kỳ hạn, có
lãi, xác nhận nghóa vụ của Chính phủ đối với người chủ sở hữu trái phiếu.
+ Trái phiếu Chính quyền đòa phương:
Là loại giấy ghi nợ do đòa phương phát hành nhằm huy động vốn để xây
dựng cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện, hệ thống điện nước và các dự án
khác phục vụ cho mục đích công cộng tại đòa phương.
+ Trái phiếu Công ty:
Là một công cụ vay nợ có kỳ hạn, có mệnh giá, có lãi, do các công ty
(công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn….) phát hành nhằm huy động vốn
trung và dài hạn trên thò trường để đầu tư mở rộng qui mô sản xuất và đổi mới
thiết bò, công nghệ của công ty. Khi mua trái phiếu loại này, nhà đầu tư sẽ trở
thành chủ nợ của công ty.
2.2 Theo hình thức phát hành: gồm
+ Trái phiếu được phát hành theo mệnh giá:
Là loại trái phiếu mà người sở hữu trái phiếu phải trả cho người phát hành
một số tiền bằng đúng mệnh giá trái phiếu để có được trái phiếu đồng thời người
sở hữu trái phiếu sẽ nhận được một cam kết chi trả lãi đònh kỳ và nhận lại số
vốn gốc bằng đúng mệnh giá trái phiếu khi đáo hạn từ người phát hành.

+ Trái phiếu được phát hành theo hình thức chiết khấu (discount):


-13-
Là loại trái phiếu không có kỳ lãnh lãi. Nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu này
với giá thấp hơn mệnh giá, tiền lãi trái phiếu chính là phần chênh lệch giữa giá
mua và mệnh giá.
2.3 Theo đối tượng sở hữu: gồm
+ Trái phiếu ký danh:
Là loại trái phiếu có ghi tên cơ quan, đơn vò, cá nhân sở hữu trái phiếu
(gọi là người mua trái phiếu) trên chứng chỉ trái phiếu hoặc đăng ký tại cơ quan
phát hành trái phiếu. Dạng ghi danh được sử dụng phổ biến hiện nay là hình
thức ghi sổ, trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu
được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và đòa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.
+ Trái phiếu vô danh:
Là loại trái phiếu không ghi tên người mua trái phiếu trên chứng chỉ trái
phiếu hoặc không đăng ký tại cơ quan phát hành trái phiếu. Người cầm giữ trái
phiếu chính là người sở hữu trái phiếu.
3. Những vấn đề chung về thò trường trái phiếu
Thò trường trái phiếu được cấu thành bởi hai bộ phận. Đó là thò trường
phát hành (hay còn được được gọi là thò trường sơ cấp) và thò trường giao dòch
(thò trường thứ cấp). Trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ đi sâu vào xem xét thò
trường phát hành và thò trường giao dòch dành cho TPCP vì phân nhóm này
chiếm tỷ trọng chủ yếu trên thò trường tài chính Việt Nam, là điểm xuất phát và
là chuẩn mực cho các thò trường TPCQĐP và TPCT. Bên cạnh đó, tác giả cũng
điểm qua một vài nét về hai loại thò trường TPCQĐP và TPCT.


-14-
3.1 Thò trường sơ cấp (phát hành):

Là thò trường mua bán lần đầu các loại trái phiếu. Có một số hình thức
phát hành chủ yếu như:
3.1.1 Phát hành bán lẻ thông qua Kho bạc Nhà nước (đối với TPCP):
¾ Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp:
Các đơn vò Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố, các quận, huyện trực
tiếp tổ chức phát hành các loại trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình cho
các đối tượng mua trái phiếu theo quy đònh của BTC và hướng dẫn cụ thể của
Kho bạc Nhà nước Trung ương.
¾ Kho bạc Nhà nước phát hành thông qua các đại lý:
- Đại lý phát hành trái phiếu bao gồm: Các ngân hàng thương mại, các
công ty tài chính, công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng thuộc cấp ỉnh và cấp trung
ương quản lý.
- Các Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố lựa chọn và ký hợp đồng với đơn
vò đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ theo hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước
Trung ương.
Cuối mỗi ngày, đại lý bán trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình phải
chuyển tiền thu bán trái phiếu vào Kho bạc Nhà nước.
3.1.2 Bảo lãnh phát hành:
Bảo lãnh phát hành là việc một hoặc một số tổ chức đứng ra giúp tổ chức
phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán trái phiếu như chuẩn


-15-
bò hồ sơ xin phép phát hành, phân phối trái phiếu … Bảo lãnh phát hành gồm hai
khâu cơ bản đó là tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán. Nguyên nhân
chính giới thiệu phương pháp bảo lãnh phát hành là để giảm áp lực trên thò
trường sơ cấp, đặc biệt là trong những giai đoạn hình thành thò trường khi tình
trạng cung vượt cầu về các loại trái phiếu.
Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ
hoa hồng nhất đònh trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh phát

hành chính là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số
tiền tổ chức phát hành nhận được.
Các tổ chức được lựa chọn bảo lãnh phát hành trái phiếu như: các công ty
chứng khoán, NHTM, công ty tài chính sẽ phân phối rộng rãi các loại trái phiếu
đến nhà đầu tư.
Tùy theo khối lượng phát hành của mỗi đợt mà một hoặc một số đơn vò
đứng ra bảo lãnh hoặc đồng bảo lãnh phát hành. Nhóm tổ chức đồng bảo lãnh
bao gồm các đònh chế tài chính khác nhau. Các thành viên đồng ý với Chính phủ
bảo lãnh toàn bộ đợt phát hành trái phiếu. Bất kỳ lượng trái phiếu nào mà các
thành viên không thể bán cho công chúng trong thời gian đăng ký sẽ được tổ
chức bảo lãnh bao tiêu.
3.1.3 Đấu thầu qua NHNN và Trung tâm giao dòch chứng khoán:
Ở các quốc gia phát triển, phương pháp đấu thầu là phương pháp chủ yếu
được sử dụng khi phát hành thương phiếu, tín phiếu và trái phiếu kho bạc. Mặc
dù có một số phương pháp đấu thầu khác nhau được sử dụng nhưng tất cả các kỹ


-16-
thuật có nhiều đặc điểm giống nhau. Hiện nay trên thế giới có 2 phương pháp
đấu thầu được sử dụng phổ biến là đấu thầu kiểu Hà Lan và kiểu Anh.
¾ Đấu thầu kiểu Hà Lan (hay còn gọi đấu thầu ngang giá)
Là kiểu đấu thầu mà trong đó các mức đặt thầu được sắp xếp theo giá từ
cao nhất đến thấp nhất và tất cả chứng khoán trúng thầu trong đợt đấu thầu được
bán ở cùng một mức giá. Giá trúng thầu là mức giá thấp nhất mà tại đó khối
lượng trái phiếu lũy kế được bán hết với những mức bỏ giá tương ứng từ cao
xuống thấp. Giá được thanh toán bởi những người trúng thầu là thống nhất và
thường tiến khá gần đến giá thống nhất trên thò trường.
Phương thức đấu thầu này tuy không giúp tổ chức phát hành thu được số
tiền nhiều nhất nhưng nó có lợi cho người mua trái phiếu bởi lẽ nó giúp người
mua được mua với giá trúng thầu thấp nhất. Do vậy, phương thức này khuyến

khích việc đặt thầu nhiều hơn và khuyến khích nhiều cá nhân và tổ chức tham
gia đặt thầu, tạo lượng cầu tiềm năng cao hơn về chứng khoán kho bạc và có thể
hạ thấp chi phí huy động của Chính phủ.
¾ Đấu thầu kiểu Anh (hay còn gọi đấu thầu cạnh tranh giá)
Là hình thức đấu thầu mà theo đó những người trúng thầu là những người
bỏ giá cao nhất và đó cũng chính là mức giá họ phải thanh toán. Do đó trong
một đợt đấu thầu cạnh tranh giá sẽ có nhiều mức giá trúng thầu khác nhau tùy
theo mức giá bỏ thầu và khối lượng trúng thầu.
Phương thức đấu thầu kiểu Anh sẽ có lợi cho tổ chức phát hành do họ bán
được trái phiếu với nhiều mức giá theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Nhờ
vậy, số tiền họ thu được nhiều hơn. Tuy phương thức này khuyến khích người đặt


-17-
thầu phải đặt mua giá cao nếu muốn trúng thầu nhưng do đặc điểm phải thanh
toán bằng giá đặt mua nên tỷ lệ thu nhập của họ sẽ thấp đi so với những người
được mua cùng loại chứng khoán với giá thấp hơn.
3.2 Thò trường thứ cấp (thò trường giao dòch trái phiếu):
Là nơi mua đi bán lại các loại trái phiếu, giúp tạo tính thanh khoản cho
các loại trái phiếu. Tính thanh khoản của thò trường thứ cấp càng cao thì sự quan
tâm của người đầu tư đối với thò trường trái phiếu sẽ tăng lên. Đây là điều kiện
tốt để phát triển thò trøng phát hành trái phiếu. Thò trường thứ cấp bao gồm:
3.2.1 Thò trường tập trung:
Là thò trường mà các loại trái phiếu được giao dòch theo phương thức khớp
lệnh hoặc thỏa thuận tại một đòa điểm tập trung là Sở giao dòch chứng khoán.
3.2.2 Thò trường phi tập trung (OTC)
1
:
Là thò trường mà không có đòa điểm cụ thể, trái phiếu chỉ được giao dòch
trực tiếp thông qua các nhà môi giới trái phiếu.

Tuy nhiên trên thực tế các nước, giá trò trái phiếu được giao dòch trên thò
trường OTC đóng vai trò quan trọng (gấp 2 lần khối lượng được giao dòch tại Sở
giao dòch). Lý do dẫn đến vấn đề trên là do có nhiều loại trái phiếu được phát
hành nên điều kiện kỹ thuật không cho phép có thể niêm yết toàn bộ trên Sở
giao dòch.
Tuy nhiên, việc giao dòch tại Sở giao dòch cũng hết sức cần thiết vì nó
đóng vai trò tạo lãi suất chuẩn và đường cong lãi suất cho thò trường. Thêm vào


-18-
đó, tại Sở giao dòch có hệ thống báo giá qua lãi suất, tạo điều kiện cho người
đầu tư dễ dàng so sánh các công cụ tài chính có cùng thời hạn. Khác với thò
trường OTC, tại đây các nhà đầu tư không phải tìm đối tác, giảm chi phí giao
dòch và giá cả sẽ không bò bóp méo.
II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN KINH TẾ
Sự xuất hiện của TTTP trong hệ thống thò trường tài chính là một yếu tố
khách quan và góp phần làm đồng bộ hóa các khu vực thò trường. Vai trò của
TTTP thể hiện ở chỗ:
1. Thò trường trái phiếu là kênh huy động vốn
Trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, tất cả các nước trên thế
giới đặc biệt là các nước đang phát triển rất cần nguồn vốn dài hạn mà các
nguồn vốn này thường được tài trợ từ các khoản thu thuế, hệ thống ngân hàng và
các nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, những nguồn vốn này thường không đủ
đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ở các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Vì
vậy, các nước đang phát triển đã đề ra mục tiêu trước tiên là phải huy động được
các nguồn vốn trong và ngoài nước tương ứng với tổng nhu cầu cần thiết cho kế
hoạch phát triển kinh tế. Một trong những kênh huy động nhanh chóng và hiệu
quả các nguồn vốn trên đó là TTTP. Đây là thò trường có khả năng huy động
được các nguồn vốn phân tán, tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội với chi phí hợp

lý, tập trung thành những nguồn vốn khổng lồ đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế trọng
điểm, các vùng gặp nhiều khó khăn…. Đặc biệt, TTTP có thể đáp ứng nhu cầu

1
Over The Counter Market


-19-
vốn ngắn hạn để bù đắp thâm hụt ngân sách mà không phải phát hành thêm tiền
vì dễ gây ra áp lực lạm phát. Điều này có ý nghóa rất quan trọng đối với các
nước đang phát triển do các nước này thường xuyên ở trong tình trạng ngân sách
nhà nước bò mất cân đối.
Đối với thò trường TPCP, Chính phủ có thể sử dụng trái phiếu để bù đắùp
thiếu hụt Ngân sách nhà nước, đảm bảo bù đắp sự mất cân đối giữa thu nhập và
chi tiêu hàng năm của Chính phủ, duy trì tăng trưởng của khu vực nhà nước trong
các ngành kinh tế quốc dân. Việc vay nợ dưới hình thức trái phiếu tạo cơ hội cho
Chính phủ vay vốn một cách dễ dàng với thời hạn dài, chi phí thấp, hơn nữa điều
đó sẽ tạo điều kiện cho thò trường vốn phát triển mà trong đó Chính phủ là nhà
phát hành lớn.
Đối với thò trường TPCQĐP, Chính quyền đòa phương có thể thu hút các
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng của đòa phương. Giúp cho Chính quyền đòa phương cân đối ngân sách, thực
hiện phát triển kinh tế đòa phương theo đònh hướng của mình qua đó làm tăng
tính chủ động, giảm bớt sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách trung ương đầu tư
cho các dự án của đòa phương.
Đối với thò trường TPCT, đây là một kênh huy động khác ngoài ngân
hàng nhằm giúp các công ty có thể huy động được nguồn vốn dồi dào từ xã hội
nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh và góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế
của xã hội.

Như vậy, với vai trò này, TTTP góp phần điều hòa, phân bổ nguồn vốn
hợp lý trong nền kinh tế từ nơi thừa sang nơi thiếu, làm giảm sức ép đối với hệ


-20-
thống ngân hàng, đồng thời cũng làm giảm bớt sự phụ thuộc đối với các nguồn
tài trợ của nước ngoài vốn không ổn đònh và thường gặp rủi ro tỷ giá.
2. Thò trường trái phiếu Chính phủ là công cụ giúp Chính phủ hoạch đònh và
điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia
Thò trường tiền tệ là thò trường giao dòch các công cụ tài chính ngắn hạn.
Lãi suất chuẩn trên thò trường tiền tệ dựa vào lãi suất của tín phiếu kho bạc. Thò
trường tiền tệ đóng vai trò tạo đường cong lãi suất
2
trong ngắn hạn, từ đó làm cơ
sở để ước tính chi phí nắm giữ chứng khoán dài hạn. Mức lãi suất của các công
cụ nợ khác trên thò trường tiền tệ sẽ thay đổi dựa trên sự thay đổi của lãi suất
các loại trái phiếu kho bạc và tín phiếu có cùng kỳ hạn.
Ngoài ra, lãi suất trên thò trường tiền tệ còn là cơ sở để xác đònh lãi suất
cho vay của các ngân hàng thương mại và lãi suất chiết khấu của Ngân hàng
Trung ương. Thông qua nghiệp vụ thò trường mở, Ngân hàng Trung ương có thể
điều tiết lượng cung và cầu tiền tệ của nền kinh tế bằng cách mua vào hoặc bán
ra các loại TPCP. Qua đó tác động trực tiếp tới mức dự trữ của các ngân hàng
thương mại, gián tiếp tác động tới lãi suất của thò trường, làm cho thò trường tiền
tệ hoạt động hiệu quả và ổn đònh hơn. Với vai trò này, thò trường trái phiếu
Chính phủ có thể trở thành một công cụ gián tiếp nhằm thực hiện các mục tiêu

2
Khái niệm đường cong lãi suất được phát triển như một hình vẽ để các nhà phân tích
thò trường sử dụng trong một loạt cách thức để hình dung ra cơ cấu lãi suất thò trườmg,
để tổng hợp sự nhạy cảm của thò trường và có thể xác đònh diễn biến bất thường đối với

một số loại trái phiếu nhất đònh. Các loại trái phiếu có lãi suất khác nhau tùy thuộc vào
thời hạn của loại trái phiếu và có thể biểu thò những lãi suất này trên cùng một đồ thò.
(Bản dòch của Viện khoa học tài chính – Nhà xuất bản tài chính xuất bản năm 1995-từ
quyển “Thò trường Chứng khoán” của Bernad J.Forley).


-21-
của chính sách tiền tệ và làm giảm áp lực lạm phát khi nền kinh tế có dấu hiệu
phát triển nóng.
3. Làm đa dạng hoá sản phẩm tài chính
Trong một nền kinh tế thò trường, các sản phẩm tài chính ngày càng hoàn
thiện và phát triển đa dạng nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu của xã hội. Thò
trường trái phiếu truyền thống và những sản phẩm phái sinh của nó đã và sẽ tiếp
tục góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, cung cấp cho các nhà đầu
tư ngày càng nhiều lựa chọn phù hợp với những khẩu vò rủi ro khác nhau.
Riêng tại Việt Nam, TTTP tuy mới phát triển nhưng cũng đã giới thiệu
tương đối đầy đủ các sản phẩm của nó từ TPCP cho đến TPCQĐP (ví dụ: trái
phiếu đô thò Tp. HCM), từ công trái giáo dục (một dạng trái phiếu công trình)
đến TPCT (ví dụ: trái phiếu tổng công ty sông Đà). Ngoài ra, các nghiệp vụ repo
trái phiếu cũng đã được các công ty chứng khoán như Công ty chứng khoán NH
nông nghiệp, Công ty chứng khoán NH ngoại thương… triển khai khá mạnh mẽ
trong thời gian qua đã giúp đa dạng hóa các sản phẩm trên thò trường tài chính
Việt Nam.
4. Tạo ra hình thức đầu tư mới có hiệu quả
Việc phát hành và giao dòch các loại TPCP với nhiều kỳ hạn khác nhau
một cách đều đặn sẽ hình thành mức lãi suất chuẩn trên thò trường. Khi đó,
TPCP, với độ rủi ro thấp và tính thanh khoản cao sẽ có mức lãi suất thấp nhất
trên thò trường.
Tổ chức thò trường vốn trước hết là động viên mọi nguồn tiết kiệm, để
dành trong công chúng. Vì thế, khi công chúng có nhu cầu đầu tư, sẽ có ba vấn



-22-
đề đặt ra đó là: Bỏ tiền vào thò trường chứng khoán có an toàn hay không? Đầu
tư qua chứng khoán có hơn gửi tiết kiệm hoặc mua tín phiếu Kho bạc không? Và
khi cần tiền người có chứng khoán có thể bán nó đi một cách dễ dàng mà vẫn có
lãi không? Câu trả lời được đưa ra là: nếu đầu tư dưới hình thức gửi tiết kiệm
trung dài hạn thì nhà đầu tư sẽ chòu thiệt hại khi muốn rút tiền trước hạn. Trong
khi đó trên thò trường vốn, nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán thành tiền một
cách nhanh chóng. Nếu đầu tư vào chứng khoán vốn (mua cổ phiếu) nhà đầu tư
có thể hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn tương ứng với mức rủi ro cao hơn, nhà
đầu tư có thể bò mất trắng nếu công ty mà họ đầu tư bò phá sản. Ngược lại, nếu
đầu tư vào chứng khoán nợ (mua trái phiếu), nhà đầu tư có thể nhận được hiệu
quả thấp hơn nhưng ổn đònh tương ứng mức độ rủi ro thấp hơn và nếu đầu tư vào
TPCP thì hầu như độ rủi ro bằng không (dựa trên đặc quyền về thu thuế để đảm
bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của Chính phủ).
Với mức độ rủi ro thấp, trái phiếu là sự lựa chọn hàng đầu trong danh mục
đầu tư của các đònh chế tài chính như: các Công ty bảo hiểm, các NH, các Quỹ
đầu tư do nó có thể giúp đa dạng danh mục đầu tư và cân bằng rủi ro cho danh
mục đầu tư.
5. Sự lựa chọn thích hợp cho các công ty
Để tăng nguồn vốn hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, các công ty có thể
phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu. Nếu công ty phát hành cổ phiếu thì công ty
sẽ chòu thuế thu nhập doanh nghiệp và phần trả lãi cho cổ đông dựa vào thu
nhập sau thuế, đồng thời cũng sẽ bò chi phối về vấn đề chủ sở hữu. Trong khi đó,
nếu phát hành trái phiếu thì số tiền trả lãi cho trái phiếu được xem như là chi phí


-23-
và được khấu trừ thuế. Do đó, các doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng phát hành

trái phiếu hơn khi có nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
Cuối cùng, sự phát triển của TTTP còn giúp nền kinh tế giảm sự phụ
thuộc quá mức vào nợ vay ngân hàng.
III. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TẠI MỘT
SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Sơ lược một số nét đặc trưng về TTTP ở các nước đang phát triển trong
khu vực Châu Á
Trong một vài thập kỷ gần đây, các nước đang phát triển ở Châu Á đã
chú trọng đến việc phát triển thò trường TPCP. Hầu hết các nước này đều sử
dụng chiến lược tài trợ thiếu hụt ngân sách bằng cách phát hành TPCP ở thò
trường vốn trong nước. Các Chính phủ có xu hướng phát hành trái phiếu dài hạn
để tránh những trở ngại của việc hoàn trả nợ ngắn hạn và để tạo ra khả năng
phát triển thò trường vốn. Trong khi đó, một số nước có lòch sử bội chi ngân sách
thì có thể phát hành các công cụ nợ ngắn hạn như tín phiếu kho bạc. Qua nghiên
cứu thò trường TPCP ở 10 nước đang phát triển của Châu Á cho phép rút ra
những thông tin cơ bản về thò trường này như sau:
1.1 Về khuôn khổ thò trường:
Khuôn khổ TTTP các nước đang phát triển ở Châu Á khác nhau với quy
mô từ 5%GDP của Indonesia đến 97% của Singapore. Năm 1998, quy mô TTTP
của Trung Quốc là 776 tỷ USD, chiếm 30% GDP, trong đó TPCP chiếm 72%;


-24-
Hàn Quốc là 269 tỷ USD, chiếm 84%GDP, trong đó TPCP chiếm 68%;
Singapore là 84 tỷ USD, bằng 97% GDP, trong đó TPCP chiếm 80%
3
.
1.2 Về chuẩn mực lãi suất:
Nhiều nước đang phát triển ở Châu Á đã nghiên cứu và nhận thức được
tầm quan trọng của chuẩn mực này, vì thế họ đã phát hành trái phiếu với kỳ hạn

dài hơn. Thò trường Singapore đã đưa ra tỷ lệ lãi suất theo lãi suất thò trường và
mở rộng kỳ hạn trên 10 năm; Hongkong cung cấp đường cong lãi suất chuẩn
bằng HK đôla và đường cong rất gần với trái phiếu kho bạc Mỹ. Trên thực tế, tỷ
lệ lãi suất của Trung Quốc vẫn được quy đònh bởi cơ quan quản lý; Chính phủ
mới chỉ cho tự do hóa lãi suất đối với khoản vay ngắn hạn còn vay trung và dài
hạn thì quy đònh tỷ lệ lãi suất cố đònh. Indonesia sử dụng tỷ lệ lãi suất tiền gửi
(loại 6 tháng) làm cơ sở cho trái phiếu có lãi suất thả nổi với các ngân hàng
thuộc sở hữu Nhà nước, tuy nhiên điều không thuận ở đây là tỷ lệ lãi suất tiền
gửi không phản ánh được lãi suất thò trường. Malaysia đưa ra một giao dòch với
tỷ lệ lãi suất khác nhau, đường cong lãi suất là đường cong dương với các kỳ hạn
đến 13 năm. Ở Thailand, cho đến năm 1999 mới có chuẩn mực lãi suất, vì trước
đó chỉ có đường cong lợi tức phát triển từ tỷ lệ lãi suất thò trường hoán đổi và kỳ
hạn. Sau năm 1998 các thông tin về đấu thầu TPCP của Thailand bắt đầu trở nên
phổ biến hơn.
1.3 Về thò trøng sơ cấp:
Chính phủ phát hành trái phiếu qua NHTW hoặc Kho bạc (đối với
Philippine). Phương pháp phát hành truyền thống là đấu thầu. Nhờ có công nghệ

3
Nguồn: Tạp chí Chứng khoán VN, số 08 tháng 08 năm 2004



-25-
thông tin nên việc đấu thầu, xét thầu, hạch toán kết quả trúng thầu và thanh toán
tiền được thực hiện qua hệ thống đấu thầu điện tử được kết nối với các nhà thầu.
Đối với hình thức bảo lãnh cũng được áp dụng nhất là Trung Quốc.
1.4 Về thò trøng thứ cấp:
Ở một số nước, NHTW sử dụng tương đối có hiệu quả giao dòch repo như
là một công cụ thò trường tiền tệ để giúp phát triển thò trường thứ cấp. Tuy

nhiên, thò trường thứ cấp ở các nước đang phát triển hầu như chưa phát triển.
1.5 Về lưu ký và thanh toán bù trừ:
Các nước đang phát triển ở Châu Á có trình độ khác nhau về phương diện
lưu ký và thanh toán bù trừ. Một số nước thiết lập trung tâm lưu ký thanh toán bù
trừ chứng khoán như Hongkong (năm 1994), Indonesia (năm 1993), Philippine
(năm 1995), Thailand (1999) và Trung Quốc (năm 2000). Nhờ thiết lập hệ thống
này nên các hoạt động chuyển giao trái phiếu và thanh toán tiền diễn ra nhanh
chóng và thuận lợi hơn.
2. Những tồn tại trên TTTP ở các nước đang phát triển hiện nay
Cùng với những thành tựu đạt được, quá trình mở rộng và phát triển thò
trường TPCP tại các nước Châu Á hiện nay đang có những vấn đề nổi cộm cần
được tập trung giải quyết nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho thò trường phát
triển. Một số vấn đề nổi bật như sau:




×