Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

khuynh hướng yêu nước – cách mạng trong thơ ca nam bộ 1900 - 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.57 KB, 32 trang )

1

























ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









NGUYỄN VĂN TRIỀU






KHUYNH HƯỚNG YÊU NƯỚC – CÁCH MẠNG
TRONG THƠ CA NAM BỘ 1900-1945



CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62.22.34.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN













Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2012
2


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh –
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:
1.PGS.TS. Lê Tiến Dũng
2.TS. Lê Ngọc Thúy


Phản biện 1:………………………………………

Phản biện 2:………………………………………

Phản biện 3:………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
án cấp cơ sở đào tạo họp tại………………………………
vào hồi… giờ… phút….ngày…tháng…năm 2012


Phản biện độc lập1:………………………………

Phản biện độc lập2:………………………………


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia tại
Hà Nội; thư viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí
Minh; thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh







3

CÁC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Cảm hứng phương Nam trong thơ Huỳnh Văn Nghệ,
Niên giám Bình luận văn học năm 2009, Hội nghiên cứu và giảng
dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Văn hóa Sài Gòn.
2. Vài đặc điểm về phong cách ngôn ngữ trong thơ ca
mang khuynh hướng yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn
1900 – 1945, Kỷ yếu Hội thảo khoa học xã hội và nhân phát triển
bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, Ủy ban nhân dân
thành phố Cần Thơ – Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ – Viện Phát triển
bền vững vùng Nam Bộ thực hiện, năm 2010.
3. Sự tiếp nhận các thể thơ truyền thống của dân tộc trong
thơ ca mang khuynh hướng yêu nước cách mạng ở Nam Bộ giai
đoạn 1900 – 1945, Bình luận văn học niên giám 2010, Hội
nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh, (Số

chuyên đề của tạp chí Đại học Sài Gòn).
4. Tâm sự, cảm hoài về đất nước, về dân tộc trong thơ ca
mang khuynh hướng yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn
1900 – 1945, Bình luận văn học niên giám 2011, Hội nghiên cứu
và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh, (Số chuyên đề
của tạp chí Đại học Sài Gòn).
4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thơ ca yêu nước – cách mạng được sáng tác bằng chữ quốc ngữ ở Nam
Bộ giai đoạn 1900 – 1945 là một bộ phận quan trọng cấu thành diện mạo văn
học quốc ngữ Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XX. Văn học Nam Bộ nói chung và
thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 nói riêng tồn tại
và phát triển song song với các mảng văn học khác cùng thời. Nó xứng đáng
được ghi nhận như một dòng song lưu của văn học yêu nước, chống thực dân
của dân tộc. Nói rõ hơn, nó là một bộ phận không thể tách rời trong bức tranh
“toàn cảnh” của trào lưu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Các công trình, bài viết nghiên cứu trước năm 1975: Tác giả Mộc
Khuê trong công trình Ba mươi năm văn học, Tân Việt xb., Hà Nội, 1941;
Thanh Lãng, với Biểu nhất lãm văn học cận đại (1862-1945), tập 1, Nxb. Tự do,
S.1958; năm 1959, nhóm tác giả Hoàng Ngọc Phách, Huỳnh Lý, Phan Cự Đệ
cho ra mắt độc giả tập Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng (Nxb. Giáo dục
Hà Nội,1959); Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX của Đặng Thai Mai
(Nxb. Văn học năm 1960); Phạm Thế Ngũ: Việt Nam văn học sử giản ước tân
biên (tập 3: Văn học Việt Nam hiện đại 1865-1945), Quốc học tùng thư, SG,
1963, 1964, 1966; Nguyễn Văn Xuân: Khi những lưu dân trở lại, Thời Mới xb.,
S.1968; Chim Hải Yến: Lược thảo phong trào văn chương ở Nam Kỳ (1865-
1942), Kỷ yếu Hội Khuyến học Nam Kỳ, Nhà in An Ninh SG, 1957; Phạm Việt

Tuyển: Văn học miền Nam, Khai trí xb., SG, 1965; Nguyễn Văn Trung: Chữ,
văn quốc ngữ hồi đầu thuộc Pháp, Nam Sơn xb., S.1974; Lê Văn Siêu: Văn học
thời kháng Pháp 1858-1945, Trí Đăng xb., SG, 1974; Trần Văn Giáp, Nguyễn
Tường Phượng, Nguyễn Văn Phú và Tạ Phong Châu: Lược truyện các tác gia
Việt Nam, tập 2- tác gia các sách chữ La-tinh (từ đầu thế kỉ XX đến 1945), Nxb.
KHXH Hà Nội, 1972; Phạm Công: Hai nhà thơ phụ nữ miền Nam: Trần Kim
Phụng và Trần Ngọc Lầu, Văn hữu, 4-1961, 10, SG; Thơ ca quốc cấm thời
5

thuộc Pháp (do nhà sách Khai Trí Sài Gòn xb., năm 1968 của tác giả Thái
Bạch); Thơ ca cách mạng 1925 – 1945 của tác giả Hoàng Thị Đậu Nxb. KHXH
Hà Nội xb., năm 1973) với các tác phẩm thơ ca cả ba miền Bắc, Trung, Nam
vào các thời kỳ thành lập Đảng (1925 – 1929).
- Các công trình, bài viết nghiên cứu sau năm 1975: Đó là trong công
trình Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900 – 1930, Nxb. Văn
học 1976); Thơ văn cách mạng (1930 – 1945) do Phan Cự Đệ chọn lọc và giới
thiệu, Nxb. Giáo dục năm 1976; Hợp tuyển thơ văn Việt Nam giai đoạn 1858 –
1920 do Huỳnh Lý chủ biên, Nxb. Văn học năm 1985; Văn học Nam Bộ từ đầu
thế đến giữa thế kỷ XX (1900 – 1954)” của các tác giả Hoài Anh – Thành
Nguyên – Hồ Sĩ Hiệp, Nxb. Tp. HCM năm 1988); Văn học Việt Nam (1900 –
1945) do Phan Cự Đệ chủ biên, Nxb. Giáo dục năm 1999); Nguyễn Q. Thắng
đã phác thảo diện mạo của văn học miền Nam trong công trình Tiến trình văn
nghệ Miền Nam do Nxb. Tổng hợp An Giang xuất bản và công trình đồ sộ có
tổng cộng 5151 trang với tên gọi Văn học miền Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin
năm 2005; Văn học Việt Nam thế kỷ XX – Thơ ca chữ quốc ngữ Việt Nam từ đầu
thế kỷ XX – Quyển bốn – Tập II, do Mai Quốc Liên chủ biên, Lưu Hồng Sơn và
Trung tâm nghiên cứu Quốc học (Hội Nhà văn Việt Nam) sưu tầm và soạn
tuyển, Nxb. Văn học năm 2005; Nguyễn Thị Thanh Xuân, trong quyển sách phê
bình – tiểu luận với nhan đề: “Tiếng vọng những mùa qua”, Nxb. Trẻ, năm
2004; Trần Hữu Tá với bài viết

“Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn
cảnh của văn học Việt Nam hiện đại”, Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn
đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb. Giáo dục năm 2005.

Bên cạnh đó còn có một số công trình và bài viết có liên quan đến mảng
thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ từ 1900 – 1945, như: Hoài Anh, Hồ Sĩ
Hiệp: Những danh sĩ miền Nam – Nxb. Tổng hợp Tiền Giang, 1999; Hoài Anh:
Chân dung văn học - tiểu luận phê bình, Nxb. Hội nhà văn, 2000; Nguyễn Kim
Anh, Vũ Ngọc, Hà Thanh Vân, Hoàng Tùng: Thơ văn nữ Nam Bộ TK.XX, Nxb.
Tp.HCM, 2002; Bằng Giang: Sai Côn cố sự, Nxb. Văn học, 1994; Trần Văn
6

Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (Chủ biên): Địa chí văn hóa
TP.HCM, (tập 2), Nxb. Tp.HCM, 1998; Trần Đình Hựu, Lê Chí Dũng: Văn học
Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nxb. ĐH và THCN, HN, 1988,
Nxb.Giáo dục tái bản 1996; Nhiều tác giả: Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb. Thế
giới, Hà Nội, 2004; Nhiều tác giả: Tổng tập văn học Việt Nam, tập 20, Nxb.
KHXH, Hà Nội, 1997; Nhiều tác giả: Tổng tập văn học Việt Nam, tập 26, Nxb.
KHXH, HN, 1990; Nhiều tác giả: Tuyển tập văn học chữ viết Bến Tre: từ khởi
thủy đến 1975, Nxb. KHXH, 1996; Thiếu Sơn: Những văn nhân chính khách
một thời, in lần 1, Nxb. Lao Động, H., 1993, Nxb.CAND, H. tái bản, 2006; Bùi
Đức Tịnh: Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới, Lửa thiêng xb,
S.1974; Nxb.TP.HCM 1992, tái bản 2002.
Và các tác giả có đăng các bài nghiên cứu ở một số báo như: Vũ Tuấn
Anh: Ba mươi năm đầu thế kỷ: sự định hình tính chất mới, hệ thống thể loại mới
của văn học VN hiện đại, TCVH số 12/ 2002 và Nghiên cứu văn học hiện đại
trong tiến trình văn học nửa thế kỷ qua, Tạp chí Văn học, số 11, năm 2003; Phan
Cự Đệ: Những bước tổng hợp mới trong văn học VN TK.XX, TCVH số
10/2001; Mã Giang Lân: Chữ quốc ngữ và sự phát triển thơ ca đầu thế kỷ XX,
Tạp chí Văn học, số 8, năm 1998 và Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam

1900 – 1945, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội 2000; Phong Lê: Trên quá trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam vào nửa đầu thế kỉ XX, Tạp chí Văn học, số 1
năm 2001; Đoàn Lê Giang trong bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học
số 7 năm 2006 với tiêu đề: “Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đến
1945 – thành tựu và triển vọng nghiên cứu”,
3. Mục đích nghiên cứu
- Xác định những tiền đề hình thành và phát triển của thơ ca yêu nước –
cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945.
- Qua việc sưu tầm, thống kê, phân loại, tiến tới việc xác định các giai
đoạn hình thành và phát triển, các bộ phận chính; các đặc điểm về nội dung tư
7

tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ
trong từng thời kỳ của giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
- Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu.
- Góp phần vào việc hình thành cái nhìn đầy đủ hơn trong việc nghiên
cứu và giảng dạy văn học Việt Nam thế kỷ XX.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mảng thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ từ 1900 – 1945 rất phong
phú với nhiều đề tài, chủ đề được chuyển tải bằng nhiều phương thức nghệ thuật
khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ tập trung vào mảng thơ ca yêu
nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 bao gồm:
Về phương diện tác giả
- Những nhà thơ vốn cũng là nhà yêu nước, nhà trí thức sinh sống tại
Nam Bộ, đã được biết đến nhiều, đã được giới thiệu rộng rãi trên tài liệu, sách,
báo.
- Những nhà thơ không phải quê quán ở Nam Bộ, nhưng có quá trình
sinh sống, làm việc, hoạt động yêu nước tại Nam Bộ.
- Các tác giả không chuyên và tác giả quần chúng và một bộ phận tác
giả khuyết danh đã đóng góp nhiều tác phẩm cho mảng thơ ca yêu nước – cách

mạng (phần nhiều được sưu tầm từ báo chí giai đoạn 1900 – 1945).
Về phương diện tác phẩm
Luận án sưu tầm và sử dụng những tác phẩm thơ ca yêu nước chống
thực dân giải phóng dân tộc được sáng tác với các ảnh hưởng của: Tư tưởng yêu
nước truyền thống Việt Nam; tư tưởng yêu nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo;
tư tưởng yêu nước – cách mạng Minh Tân; tư tưởng yêu nước – cách mạng
Cộng sản chủ nghĩa.
Bên cạnh việc sử dụng các tác phẩm thơ đã được sưu tầm, giới thiệu từ
8

trước, có một phần của các tác phẩm thơ được tác giả luận văn thu thập được
trên báo chí Nam Bộ thời kỳ từ 1900 –1945 (micrifilm, chụp ảnh).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:
phương pháp sưu tầm, phương pháp thống kê – phân loại, phương pháp lịch sử,
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp,
6. Đóng góp của luận án
Luận án này được thực hiện trong chủ đích hướng tới việc phác hoạ cái
nhìn toàn cảnh về thơ ca yêu nước – cách mạng xuất hiện ở Nam Bộ giai đoạn
1900 – 1945 ở các phương diện chủ yếu là nội dung, nghệ thuật và một số tác
giả, tác phẩm tiêu biểu.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 4 chương theo cách triển khai như sau:
Chương 1: Những tiền đề hình thành thơ ca yêu nước Nam Bộ 1900 –
1945;
Chương 2: Thơ ca yêu nước Nam Bộ 1900 – 1945: Những khuynh
hướng chính;
Chương 3: Thơ ca yêu nước Nam Bộ 1900 – 1945: Những tính chất chủ
yếu;
Chương 4: Thơ ca yêu nước Nam Bộ 1900 – 1945: Một số tác giả tiêu

biểu.
9

Chương 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
THƠ CA YÊU NƯỚC NAM BỘ 1900 – 1945

1.1. Tiền đề lịch sử, xã hội Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
Từ nửa sau thế kỷ XIX, đất Nam Kỳ bước qua một giai đoạn đầy gian
nan thử thách sau một loạt biến cố lịch sử bắt đầu từ cuộc xâm lăng của thực dân
Pháp. Cao trào kháng chiến ngày càng sôi sục với liên tiếp nhiều cuộc khởi
nghĩa ở đều khắp Nam Kỳ do nhiều hào kiệt, sĩ phu yêu nước chiêu mộ quần
chúng nổi dậy, Tuy nhiên, sang đầu thế kỷ XX, các phong trào Cần Vương,
Văn Thân ở cả ba miền, đa số dưới hình thức khởi nghĩa quân sự đều bị Pháp
đẩy lùi chỉ vì một lý do là không ngang sức về lực lượng.
1.1.1. Phong trào Minh Tân ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX
Sang đầu thế kỷ XX, khi những cuộc đấu tranh vũ trang đều thất bại thì
ngay sau đó đã xuất hiện hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trên các mặt
kinh tế, văn hóa xã hội và chính trị. Phong trào Duy Tân được dấy lên trong
phạm vi toàn quốc bắt đầu bởi những điều trần của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn
Lộ Trạch, sau đó là các tác phẩm tuyên truyền tư tưởng Duy Tân của các thế hệ
sau xuất hiện đều khắp ở ba miền Trung, Nam, Bắc. Những biến cố chính trị xã
hội có nguồn gốc từ tư tưởng Duy Tân đã diễn ra gần như đồng loạt khắp ba
miền, trong đó, đáng chú ý nhất là phong trào Đông Du gửi thanh niên Việt Nam
đi du học ở Nhật Bản, Trung Hoa hoặc các nước châu Âu.
1.1.2. Phong trào yêu nước ở Nam Bộ trong giai đoạn chuyển tiếp
Cuối thập kỷ 20 sang 30 thế kỷ XX, tư tưởng yêu nước – Minh Tân ở
Nam Kỳ đi vào giai đoạn thoái trào. Những dư âm của nó tuy vẫn còn nhưng
không đáng kể. Cuộc tìm kiếm một nền tảng tư tưởng thích hợp cho cuộc đấu
tranh giành độc lập tự do và giải quyết những vấn đề dân tộc trở thành bức thiết.

Từ đó, ở Nam Kỳ nói chung và đặc biệt ở Sài Gòn đã xảy ra những sự kiện liên
tiếp có liên quan đến những xu hướng chính trị đã ra đời sau tư tưởng Minh Tân,
10

trước khi chủ nghĩa Cộng sản được phổ biến và trở thành nền tảng cho cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc. Đây là một quá trình chuyển tiếp rất đáng ghi nhận
trong tư tưởng yêu nước Việt Nam với từng bước nhận thức ra con đường thích
hợp nhất cho công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, giải phóng đất nước và
giải phóng giai cấp.

1.1.3. Phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương
Tư tưởng Cộng sản đã manh nha, các tổ chức Công hội ra đời năm 1921
ở Sài Gòn, cuộc bãi công của công nhân Ba Son 1925 đòi Pháp phải thực hiện
các yêu sách về lương bỗng, giờ làm việc, chống sa thải Thập niên 20 sang 30
của thế kỷ XX, tại Sài Gòn đã xuất hiện Thanh niên cách mạng đồng chí hội với
ủy viên quan trọng là Tôn Đức Thắng. Cùng lúc đó, Tân Việt Cách mạng Đảng
có khuynh hướng cộng sản cũng ra đời. Trên cơ sở những tiền đề lịch sử trên,
mảng thơ ca yêu nước – cách mạng chịu ảnh hưởng tư tưởng Cộng sản chủ
nghĩa đã ra đời.
1.1.4. Sự tác động lịch sử trong quá trình thay đổi quan niệm văn
học
Sự ra đời của mảng thơ ca yêu nước – cách mạng bằng quốc ngữ ở
Nam Kỳ từ đầu thế kỷ XIX đến 1945 đã cho thấy nhận thức của người Việt
Nam về những hạn chế không thể tránh khỏi của tư tưởng yêu nước truyền
thống, của tư tưởng yêu nước chịu ảnh hưởng Nho giáo và kể cả trong tính chất
chưa triệt để của tư tưởng Minh Tân.
Trong tư tưởng Minh Tân, về phương diện con người, văn học phải là
người đồng hành cùng cuộc đấu tranh thực hiện nhiệm vụ khai dân trí, chấn dân
khí, hậu dân sinh. Về phương diện xã hội, chính trị, văn học góp phần xây dựng

nền tảng dân quyền trong mô hình xã hội dân chủ, từ đó thực hiện khát vọng đưa
dân tộc hội nhập vào thế giới tấn hóa, văn minh,
Nhờ tiếp cận được với hai luồng tư tưởng tiên tiến của hai thời đại, là tư
tưởng khai sáng nền tảng cho cách mạng dân chủ tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
và tư tưởng Mác Lênin được phổ biến đầu thế kỷ XX nên so với thơ ca yêu
nước Hán Nôm thế kỷ XIX, thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ nửa đầu thế
11

kỷ XX phong phú hơn nhiều về cảm hứng, hiện đại hơn về nền tảng tư tưởng, đa
dạng hơn về phương thức nghệ thuật, đông đảo hơn về đội ngũ sáng tác và chắc
chắn phải được rộng mở hơn về công chúng tiếp nhận.
1.2. Tiền đề văn hóa tinh thần
1.2.1. Vai trò của chữ quốc ngữ
Ở Nam Kỳ, đến thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX, việc thay thế chữ
Nho bằng chữ quốc ngữ trong nhiều lĩnh vực về cơ bản đã hoàn thành về
phương diện chính sách lẫn thực tế. Chữ quốc ngữ (với ưu điểm tuyệt đối là dễ
học) được người Việt Nam tiếp nhận và sử dụng trước hết là ở mục tiêu văn hóa.
Sau đó, nó đã được sử dụng trong mục tiêu đấu tranh chính trị. Nhờ nó, sự
truyền bá các nội dung của tư tưởng yêu nước – Minh Tân trong cộng đồng
được dễ dàng và rộng rãi. Trong thời kỳ sau 1930, chữ quốc ngữ còn là công cụ
để tuyên truyền tư tưởng Mác xít, tư tưởng Quốc tế vô sản trong mục tiêu giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Mảng thơ ca yêu nước – cách mạng tại Nam Bộ 1900 – 1945 với việc
lấy chữ quốc ngữ làm chất liệu đã xuất hiện song trùng với những bước ngoặt
lớn trong cuộc hành trình của chữ quốc ngữ trong lịch sử văn hóa, văn học dân
tộc Việt Nam.
1.2.2. Vai trò của báo chí quốc ngữ, nhà in và nhà xuất bản
Trong suốt thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, ở Nam Kỳ, báo chí
là một công cụ mà cả thực dân và những người yêu nước Việt Nam đều muốn
nắm lấy, sử dụng theo mục tiêu của mình.

1.2.2.1. Vai trò của báo chí thời Minh Tân
Tại Nam Kỳ, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, phong trào Minh Tân
hoạt động dưới hình thức công khai, chủ yếu là qua hình thức báo chí. Vì thế nên
các nhà Minh Tân tiên phong ở Nam Kỳ phải chấp nhận những biểu hiện bên
ngoài có hình thức nhìn như là“hợp tác”, khéo léo dấu kín mục tiêu thực sự bên
trong. Chính vì chủ yếu hoạt động trên mảnh đất công khai nên các hình thức thể
hiện tinh thần yêu nước cũng phải khéo léo và đa dạng nhằm tránh sự để ý của
12

thực dân.
1.2.2.2. Báo chí chịu ảnh hưởng tư tưởng Mác xít
Sau khi phong trào Minh Tân tan rã, tư tưởng Minh Tân vẫn còn tiếp tục
những âm hưởng của nó trong các thập kỷ 2 và 3 của thế kỷ XX. Nhưng rõ ràng,
hệ tư tưởng mang màu sắc dân chủ tư sản này vẫn còn nhiều nhược điểm, chưa
đủ sức mạnh hiệu triệu nhân dân trên con đường giải phóng dân tộc. Trong các
thập kỷ sau, liên tiếp nhiều trào lưu tư tưởng khác đã xuất hiện tại Nam Kỳ nhằm
mục đích tìm ra một ý thức hệ thích hợp dẫn dắt con đường đấu tranh giành độc
lập của người Việt Nam, trong đó có tư tưởng Mác xít.
1.2.2.3. Vai trò của các nhà in, nhà xuất bản
Sau hiệp ước 1881, trên danh nghĩa thì “quyền tự do báo chí” là một
việc mặc nhiên đối với người dân thuộc địa. Người dân thuộc địa, nhất là những
trí thức có tấm lòng với dân tộc đã nhanh chóng nắm bắt điều này để làm
phương tiện thực hiện những ấn phẩm chuyển tải mục tiêu văn hóa, văn học, kể
cả chính trị của mình. Đặc biệt là khi phải giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng
là nhân bản chúng thật nhiều với giá rẻ để dễ dàng đến tay nhiều đối tượng, nhất
là quần chúng nhân dân.

1.2.3. Sự vận động của tư tưởng yêu nước trong thơ ca Nam Bộ 1900 –
1945
1.2.3.1. Tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam

Niềm tự hào về lãnh thổ, dân tộc, về nguồn cội thiêng liêng của con
người Việt Nam. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tiếp nhận
ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa khác nhau, từ Nam Á (Ấn Độ) cho đến
Đông Á (Trung Hoa). Trong quá trình Nam tiến lại có thêm ảnh hưởng của các
luồng văn hóa Đông Nam Á. Thời Pháp thuộc lại thêm ảnh hưởng Tây phương.
Một lần nữa, tinh thần yêu nước truyền thống Việt Nam cũng phải tiếp nhận và
13

dung nạp những giá trị mới, những khái niệm mới về quốc gia, dân tộc để có thể
tránh việc ngừng lại không vận động và phát triển.
1.2.3.2. Tư tưởng yêu nước chịu ảnh hưởng văn hóa Nho giáo
Tư tưởng yêu nước mang màu sắc Nho giáo đã hiện diện trong đời sống
văn hóa tinh thần của con người Việt Nam một cách sinh động. Nó đã lần lượt
trải qua các chặng đường từ xu hướng chính thống coi trọng đạo đức kinh điển,
gắn liền với “ái quốc với trung quân, vua với nước”, cho tới xu hướng phi chính
thống, rồi tiến đến phản phong, quan tâm đến số phận con người chứ không
nặng về số phận một triều đại. Sang đầu thế kỷ XX nó đã được cách tân trong
một số phương diện về nội dung, rồi từ từ nhường bước cho những hệ tư tưởng
khác năng động và tích cực hơn. Xã hội Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói
riêng chỉ giữ lại một số nét chính của Nho học thể hiện qua nền văn hóa Nho
giáo đã được bản địa hóa sâu sắc, và đặc biệt nó còn được “cập nhật hóa không
ngừng”.
1.2.3.3. Tư tưởng yêu nước – Minh Tân ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX đến1945
Tính cách mạng trong tư tưởng Minh Tân ở Nam kỳ giai đoạn đầu thế
kỷ XX bắt nguồn từ các Tân thư được du nhập vào Việt Nam và được tiếp nhận
nhiệt tình. Nó được thể hiện trong cách nhìn nhận về vai trò quan trọng của việc
phát triển các lĩnh vực quân sự, khoa học, kỹ thuật, kinh tế thương mại; tư tưởng
tinh thần trong sự tồn tại và phát triển của dân tộc.
Gần cuối thập kỷ đầu thế kỷ XX, phong trào Duy Tân ở cả ba miền bị
thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Tuy nhiên, do có chứa nhiều nhân tố đúng đắn

và tích cực nên nó còn để lại nhiều âm hưởng khá mạnh mẽ trong mảng văn học
yêu nước mà một phần lớn được chuyển tải trên báo chí tiến bộ ở Nam Bộ trong
gần nửa đầu thế kỷ XX.
1.2.3.4. Tư tưởng yêu nước của giai cấp vô sản
Khi tư tưởng Duy Tân đi vào giai đoạn thoái trào tại các nước Đông Á,
đặc biệt là Việt Nam và Trung Hoa, thì chủ nghĩa Cộng sản đang thu hút sự chú
14

ý và tình cảm của thế giới bằng sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Với
những nội dung lớn xoay quanh vấn đề thực trạng áp bức bóc lột và nhu cầu
bức thiết phải giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp thì chủ nghĩa cộng sản trở
thành một định hướng tư tưởng cho nhiều dân tộc (nhất là các dân tộc đang
trong vấn nạn nghèo khó và nô lệ) đang cần một lối thoát để ra khỏi tình trạng
bế tắc của đất nước.
1.3. Một số vấn đề về lực lượng sáng tác và nội dung tư tưởng của tác
phẩm
1.3.1. Lực lượng sáng tác
1.3.1.1. Phân nhóm tác giả theo địa phương bao gồm 2 nhóm chính
là nhóm tác giả tại chỗ (sinh sống tại Nam Bộ), nhóm tác giả “vãng lai” (gồm
các tác giả gốc miền Bắc, Trung vào làm việc hoặc tham gia các hoạt động yêu
nước tại Nam Bộ một thời gian), hoặc do tham gia hoạt động yêu nước rồi bị
Pháp cầm tù hay “an trí” ở các địa phương Nam Bộ.
1.3.1.2. Phân nhóm tác giả theo tầng lớp xã hội, nghề nghiệp ta sẽ có
các nhóm tác giả là những nhà tư tưởng, nhà yêu nước, nhà hoạt động chính trị,
nhà báo, nhà văn, nhà thơ,… hoặc có thể là một người mà cuộc đời hoạt động và
sáng tác của họ có tất cả, hoặc một số phương diện của các yếu tố trên. Đó là
những người nổi tiếng trong hoạt động báo chí, hoạt động chính trị, hoạt động
văn hóa xã hội đã được giới nghiên cứu nhắc đến nhiều như Nguyễn Thần Hiến,
Nguyễn Quang Diêu, Lương Khắc Ninh, Sương Nguyệt Anh, Trương Gia Mô,
Đặng Thúc Liêng, Trần Huy Liệu, Nguyễn Quyền

Tiếp đó là thế hệ sau như Đồ Mới, Đông Hồ, Bửu Đình (Hà Trì), Trần
Ngọc Lầu, Trần Kim Phụng, Bảo Lương, Huỳnh Văn Nghệ
1.3.2. Phương diện nội dung, tư tưởng
Khi khảo sát một số tư liệu báo chí trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX,
điều đầu tiên có thể thấy ngay chính là một số lượng thơ ca rất dồi dào và phong
phú đã được đăng tải trên báo chí Nam Bộ. Tuy nhiên, trong số các tác phẩm thơ
15

đó, rất nhiều những bài thơ chỉ mang nội dung bộc bạch tâm sự, nỗi lòng, thân
thế, các quan hệ tình cảm cá nhân, thơ vịnh cảnh, vịnh nhân vật, sự việc, sự
kiện, mà không có dấu hiệu của yếu tố đổi mới, yếu tố cách mạng trong tinh
thần yêu nước. Những thập niên 30, 40 thế kỷ XX trở về sau còn xuất hiện nhiều
thơ lãng mạn, thơ về tình yêu nam nữ.
1.4. Thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ 1900 – 1945, những chặng đường phát
triển
1.4.1. Từ thập kỷ 10 đến 20 của thế kỷ XX
Đây là thời kỳ hình thành và phát triển lên thành cao trào của thơ ca Minh
Tân với các tác giả tiêu biểu của từng thời kỳ như Lương Khắc Ninh, Nguyễn
Thần Hiến (thập niên 10), Sương Nguyệt Anh, Trương Duy Toản, Trương Gia
Mô (thập niên 20, 30).
1.4.2.Thập niên 30 của thế kỷ XX
Là thời kỳ tư tưởng Minh Tân đã đi vào thoái trào, nhưng dư âm của nó
vẫn còn khá sâu sắc với các tên tuổi như: Thượng Tân Thị, Bửu Đình, Trần Kim
Phụng, Trần Ngọc Lầu, Bảo Lương Nguyễn Trung Nguyệt…
1.4.3. Thập niên 30 của thế kỷ XX đến 1945
Đây cũng là thời kỳ của thơ ca yêu nước – cách mạng Cộng sản chủ
nghĩa, nhất là sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo cuộc đấu tranh
giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam.
1.5. Tiểu kết


Thơ ca yêu nước Nam Bộ 1900 – 1945 đã cho thấy sự gắn bó chặt chẽ
của nó với từng bước thăng trầm của lịch sử trong cuộc hành trình không ngừng
để tìm kiếm một nền tảng vững chắc cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do,
nâng cao vị thế dân tộc về kinh tế, văn hóa, chính trị… Điều này thể hiện qua các
giai đoạn phát triển của những chặng đường quan trọng trong tư tưởng yêu nước
Việt Nam đầu thế kỷ XX như tư tưởng Minh Tân, tư tưởng Cộng sản chủ nghĩa.

16

Chương 2
THƠ CA YÊU NƯỚC NAM BỘ 1900 – 1945:
NHỮNG KHUYNH HƯỚNG CHÍNH
Thơ ca yêu nước – cách mạng Nam Bộ 1900 – 1945 được hình thành
trên nền tảng lịch sử nêu trên, nên nó đã thể hiện sâu sắc dấu ấn của các trào lưu
tư tưởng tiên tiến, mang tính giải pháp của các cộng đồng dân tộc đang từng
bước thực hiện các vấn đề về độc lập tự do, về tồn tại và phát triển, trong đó có
Việt Nam.
2.1. Khuynh hướng yêu nước truyền thống trong thơ ca Nam Bộ 1900 – 1945
Tư tưởng yêu nước truyền thống Việt Nam phát sinh trong những điều
kiện cụ thể của xã hội Việt Nam, mang đậm màu sắc của lịch sử và văn hóa Việt
Nam, gần như rất ít bị chi phối bởi các yếu tố ngoại lai đến Việt Nam bằng con
đường giao lưu văn hóa. Trên căn bản đó, điểm đặc biệt của tinh thần yêu nước
truyền thống Việt Nam đã có một số biểu hiện có giá trị nhận diện rất rõ ràng và
độc đáo, cụ thể qua các phương diện nội dung dưới đây trong thơ ca yêu nước –
cách mạng ở Nam Bộ 1900 – 1945.
2.1.1. Niềm tự hào về dân tộc, đất nước
Trong những năm đầu thế kỷ, với những “cựa mình” đầu tiên của nhận
thức hoàn cảnh bị ngoại bang xâm chiếm, hình ảnh đất nước đã bùng lên mạnh
mẽ trong nhiều cảm nhận khác nhau trong thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam
Bộ 1900 – 1945.

Đó là Tổ quốc đã từng rất tươi đẹp hào hùng “Rừng vàng biển bạc thiếu
chi, / Bốn ngàn năm lẻ còn y đấy mà” (Đạo Nam kinh ), hay “Nước Nam ta từ
thời Hồng Lạc, / Mấy ngàn năm khai phá đến nay, Á châu riêng một cõi này…”.
2.1.2. Tâm sự, cảm hoài về đất nước, về dân tộc
Thơ ca cảm hoài về đất nước, về dân tộc là sự giải bày nỗi niềm của
người dân mất nước, mất độc lập tự do nhưng chưa biết có điều kiện để tiến tới
những biểu hiện hay những hành động tích cực. Trong sáng tác của các nhà thơ
đã được biết đến nhiều có thể kể các bài Xuân nhựt hí đề, Viên ngâm của Lê
17

Sum, Thưởng bạch mai của Sương Nguyệt Anh, Trời mưa, Vịnh tân xuân của
Trần Kim Phụng,…
Với những tác giả quần chúng, tác giả không chuyên, tình cảm với thiên
nhiên quê hương thường được thể hiện bằng phong cách đậm màu sắc đại chúng
như các bài như: Điện Bà tức cảnh, Phong cảnh núi Bà Đen của Trương Đăng
Mạo đăng trên báo TGTV năm 1937, Chơi núi Sam của Hồng Vân đăng trên
báo TTNT năm 1929. Nằm bãi Vũng Tàu của Tuấn Anh trên ĐPTB năm 1924,
Yết núi Điện Bà của Thanh Thuỷ trên ĐPTB năm 1925, Chơi Vũng Tàu cảm tác
của Phương Lan trên báo PNTV năm 1931,…
2.2. Thơ ca yêu nước – Minh Tân và sự thay đổi quan niệm về đất nước
2.2.1 Nhận thức về thực trạng dân tộc trong thời đại mới
Cảnh nghèo khó của dân và nước do nhiều nguyên nhân là một nỗi băn
khoăn lớn trong thơ ca yêu nước – Minh Tân. Đó là cảnh của nông dân ‘‘Nai
lưng cuốc bẩm cày sâu, / Mang sao đội nguyệt dãi dầu nắng mưa…” (Khóc tố
đồng bào, Trần Ái Nam), cảnh người nghèo ‘‘Thuế má ngược xuôi tiền chẳng
có, / Nợ nần van lạy chủ không xong” (Anh nghèo kêu trời, Nguyễn Văn Đính).
Cảnh nghèo đó do chính sách bóc lột cũng có, mà cũng do bản thân người Việt
Nam còn nhiều hạn chế trong nhận thức, trong lề thói làm ăn sinh sống đã nhiều
thế kỷ “Hai chục triệu dân mơ chửa tỉnh, / Bốn ngàn năm bịnh thuốc lâu
thuyên…” (Trần Huy Liệu, Họa bài Nhắn khách của cụ Phan Chu Trinh),

2.2.2. Hiện tượng hiện đại hóa tư tưởng yêu nước Nho giáo trong
thơ ca Minh Tân
Quá trình vận động từ xu hướng chính thống coi trọng đạo đức kinh
điển, gắn liền ái quốc với trung quân, vua với nước cho tới xu hướng phi chính
thống tiến đến phản phong, quan tâm đến số phận con người chứ không nặng về
số phận một triều đại chính là những nét cơ bản của Nho giáo cách tân. Từ đó ta
thấy hiện tượng dùng lại những từ ngữ cũ để chuyển tải những khái niệm mới
như “thời” và “thế” (vốn có gốc Nho giáo) còn được hiểu là tình hình cụ thể
của đất nước được đặt trong mối liên quan vận động phát triển với khu vực và
thế giới. Trong thơ ca Minh Tân, những câu thơ có hình tượng “gió Âu mưa
Mỹ”, “năm châu sóng gió”, “mưa Âu gió Á”,… xuất hiện rất nhiều. Với phụ
18

nữ, cũng là thời “hội năm châu trường tranh cạnh phấn son”,
2.2.3. Hình ảnh dân mới, nước mới trong thơ ca Minh Tân
Hình ảnh đất nước mới, dân tộc mới đã thể hiện sự gặp gỡ, giao thoa
giữa cái nhìn xưa và nay lúc này đã được hội tụ trong thơ ca yêu nước – Minh
Tân có nội dung kêu gọi nhân dân tích cực góp phần vào việc xây dựng một đất
nước Việt Nam mới theo những tiêu chí của thế giới hiện đại. Hình ảnh dân mới
và nước mới đã bắt đầu xuất hiện với những tiêu chí mới của thời đại về kinh tế,
chính trị, văn hóa, như “Nối đuốc văn minh đoàn hậu tấn, / Soi hăm lăm triệu
giống rồng tiên.” (Báo Thanh niên tân tiến ra đời, Ngươn Thắng), hay “ Phải coi
nghĩa đồng bang là trọng, / Phải gìn lòng chung cộng là hơn, / Phải nguôi chớ
chác dạ hờn, / Phải coi nghĩa cả quốc dân là đầu… ” (Sự đoàn thể, Cao Hải
Để),
2.3. Tư tưởng Cộng sản chủ nghĩa trong thơ ca yêu nước Nam Bộ 1900 –
1945
Khác với thơ ca Minh Tân, mảng thơ ca yêu nước – cách mạng Cộng
sản chủ nghĩa ở Nam Bộ giai đoạn này chủ yếu được sáng tác, lưu truyền trong
vòng bí mật và có nhiều bài phải dùng hình thức khuyết danh, truyền khẩu.


2.3.1. Thực trạng xã hội và mâu thuẫn giai cấp
Rất nhiều bài thơ nêu rõ sự tương đồng về hoàn cảnh của lực lượng
công – nông do họ cùng có chung một gánh nặng bao đời. Đó là áp bức bóc lột
dẫn tới nhiều hậu quả trong cảnh khốn cùng của công nông như “Thợ thuyền
thất nghiệp tứ tung, / Dân cày phá sản không đường sinh nhai ” (Gây nền tự do,
Khuyết danh),
2.3.2. Tội ác của thực dân đế quốc đối với nhân dân Việt Nam
Nhận thức về tội ác của thực dân là một nội dung lớn trong thơ ca của
nhiều người Việt Nam có hoạt động chống Pháp, từ những trí thức nổi tiếng gốc
Nho học, những chiến sĩ cộng sản cho đến nhiều quần chúng đã tham gia vào
các phong trào yêu nước. Chẳng hạn như “Chẳng biết rằng mình có tội chi, / Tội
19

chi dầu có có nao gì? / Phép thần công lý đành không hiệu, / Luật nước văn minh
gẫm cũng kỳ.” (Bị giam ở Mạc xây cảm tác, Nguyễn Quang Diêu). Hay
“Khoanh tay bó gối thương cùng giống, / Nếm mật nằm gai giận lũ thù.” (Ngục
trung cảm tác, Trần Huy Liệu),
Ý chí vững chắc và tinh thần lạc quan của người yêu nước là một cảm
hứng lớn của thơ ca được các tác giả sáng tác trong tù. Nhà tù là nơi “Cựu giao
tân thức đều thanh khí, / Quốc kế dân sinh góp luận đề, / Muôn thuở nơi đây còn
vận sự, / Cái nhà tù nghĩa ấy Banh bê ” (Đến Côn Đảo, Dương Bá Trạc),
2.3.3. Hình ảnh dân mới, nước mới trong thơ ca Cộng sản chủ
nghĩa
Từ việc tuyên truyền nhận thức về bất công giai cấp, thơ ca yêu nước –
cách mạng Cộng sản chủ nghĩa ở Nam Bộ đã đi đến hành động cụ thể, tích cực
là kêu gọi nhân dân lao động hướng về cách mạng và thực hiện những hành
động cách mạng như: “Thề một lòng diệt quân sài lang / Quyết bẻ gông xiềng
giành lấy tự do…”(Bài ca đoàn kết, Khuyết danh). Hay cụ thể hơn là mục tiêu
“Làm cho Việt Nam độc lập, / Làm cho hai mươi triệu đồng bào, / Khỏi vòng áp

bức, / Khỏi vòng khổ cực, / Được tự do bình đẳng dồi dào…” (Khuyên đồng
bào, Khuyết danh). Ngoài ra, còn có cả hình ảnh của thế giới đại đồng mà chủ
nghĩa Cộng sản sẽ tiến tới “Nhà máy, hầm mỏ, ruộng đồng, / Núi sông, rừng
biển của chung một nhà, / Người người áo ấm cơm no, / Người người có đủ tự
do con người…”(Giấc mơ, Nguyễn Văn Hoan). Đó là kết quả của cuộc đấu
tranh được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lực lượng tiên phong của
giai cấp cần lao, “Đảng tiên phong lãnh đạo cao trào, / Kìa năm châu vang lừng
tiếng súng đấu tranh” (Nêu cao ngọn cờ hồng, khuyết danh),…
2.4. Tiểu kết
Mảng thơ các được các tác giả là những chiến sĩ cách mạng sáng tác
trong quá trình bị bắt giam ở các nhà tù ở Nam Bộ 1900 – 1945 đã tiến tới cái
nhìn mang tính yêu nước – cách mạng về về tương lai, không phải chỉ là tương
20

lai của cá nhân người tù, mà còn là tương lai của dân tộc và cộng đồng nhân loại.
Một số nhà yêu nước đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng con đường Minh Tân
như Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Quang Diêu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Đình
Kiên,… sau đó đã nhanh chóng tiến đến sự đồng cảm hoặc cùng chung một
đường với chủ nghĩa Cộng sản mà không chút trở ngại nào.
Từ những đặc điểm về nền tảng ý thức hệ, quan niệm về giai cấp và đấu
tranh giai cấp, từ sự xác định mục tiêu và phương hướng đấu tranh, xác định vai
trò chủ động, tích cực của giai cấp vô sản, thơ ca yêu nước – cách mạng Cộng
sản chủ nghĩa ở Nam Bộ đã tỏ ra có khả năng tiếp cận với những tư tưởng tiên
tiến nhất của thời đại, thể hiện một bước phát triển mới của tư tưởng yêu nước
Việt Nam, đóng góp đáng kể vào sự hình thành một nền thơ ca yêu nước dân tộc
rất đa dạng và phong phú.

Chương 3
THƠ CA YÊU NƯỚC NAM BỘ 1900 – 1945:
NHỮNG TÍNH CHẤT CHỦ YẾU


3.1. Tính thời sự, chính trị
3.1.1. Hệ thống chủ đề thể hiện những vấn đề thời sự, chính trị
- Nhóm chủ đề tình yêu quê hương đất nước theo tư tưởng yêu nước
truyền thống thể hiện trong nhiều bài thơ có ý nghĩa khơi dậy tình yêu đất nước,
dân tộc xuất hiện nhiều trong thơ ca đầu thế kỷ và trong thơ ca Minh Tân.
- Nhóm thơ ca Minh Tân hướng về chủ đề canh tân xã hội xuất hiện từ
những năm tháng đầu tiên của phong trào Minh Tân đầu thế kỷ XX.
- Nhóm thơ ca chịu ảnh hưởng tư tưởng cộng sản chủ nghĩa kêu gọi đấu
tranh chống phong kiến, thực dân, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Tính thời sự, chính trị đã góp phần làm cho thơ ca yêu nước – cách
mạng tăng cường khả năng chuyển tải những sắc thái, cung bậc khác nhau của
tâm tư con người trong sự chuyển biến từ tình cảm sang nhận thức mang đậm
cảm hứng vĩ mô, hướng về lịch sử, hướng về dân tộc, đất nước.
21

3.1.2. Hệ thống hình tượng thơ thể hiện lý tưởng thời đại
Hình tượng chỉ đất nước lầm than, lạc hậu và đau thương. Đó lớp từ
được nhiều tác giả thể hiện trong thơ yêu nước của mình như hình tượng đất
nước trong nỗi ray rứt trước thực trạng “Nước ấy non này có giống xưa, / Gọi
hồn cố quốc chẳng nghe thưa” khi đất nước đã lâm vào cảnh “Giang sơn bốn
mặt xếp cơ đồ” (Thứ Khanh). Đó là đất nước mà nay chỉ còn là: hồn xưa, cố
quốc, cựu trào. Đó là: nước cũ đang trong những bước cáo chung với lớp từ
hình dung về sự suy tàn của nền quân chủ như nét rêu mờ, dấu cố đô, dấu chân
thánh đế cỏ xanh rì,…
Đó cũng là đất nước lạc hậu trì trệ sau “Bốn ngàn năm bệnh” đang nằm
trong cảnh “Mù mịt cơn mưa gió, / Pháo tan nhà Việt” (Trần Huy Liệu), của
“cuộc phế hưng” (Tinh Huy). Người Việt Nam mất nước luôn bị ray rức giữa
nỗi nhớ “hồn xưa, hồn cựu chủ” và sự thống trị của “ngọn tân trào” (Thứ
Khanh). Đất nước ấy giờ đây đang đứng trước sức ép của bạo lực phương Tây,

là “non nước tan tành” (Nguyễn Quang Diêu), là đất nước trong “vòng lệ nô”
(Lê Trọng Đình). Đất nước ấy đã “rách tả tơi” (Tản Đà), đã “khuyết lủng lằn
mối”, bị “hư mòn miệng mọt, sâu” (họa thơ Vịnh bức địa đồ rách). Tình trạng
“quốc hồn” tản lạc khiến nhiều người Việt Nam yêu nước khắp ba miền đều
nhận thức là cần Chiêu hồn nước (Phạm Tất Đắc, miền Bắc). Riêng trên báo chí
Nam Bộ đã xuất hiện Tỉnh quốc hồn ca (Phan Chu Trinh), Gọi tỉnh hồn quốc
dân (Phan Bội Châu), Chiêu hồn dân ruộng (Nguyễn Quang Diêu),…
Đi kèm với với nhận thức về nỗi đau của đất nước, ta thấy một loạt từ
được dùng rất phổ biến trong thơ ca mang khuynh hướng yêu nước – cách mạng
như quốc sỉ, quốc hận, quốc thể, quốc thù, quốc nhục…
Hình tượng đất nước tương lai là một nét nổi bật trong viễn ảnh “nước
mới” với nhiều cách thể hiện khác nhau trong thơ ca yêu nước – cách mạng thời
kỳ này.
Với thơ ca yêu nước – cách mạng Cộng sản chủ nghĩa, hình tượng đất
nước mới gắn liền với thế giới theo hình tượng gương Nga xô viết, chánh quyền
22

vô sản bình dân, cờ đỏ, búa liềm, Liên xô, nước Nga xô viết, thế giới đại đồng,
bốn phương vô sản, khắp năm châu thu lại một nhà,…
Hình tượng nhân dân: Hình tượng đau buồn về người Việt Nam hiện tại
thể hiện qua cả một lớp hình tượng mang dấu ấn đặc thù của nhận thức phản tỉnh
thời Minh Tân về thực trạng dân tộc.
Đó là các hình tượng nước nhược, dân bần (trong thơ Đạo Nam kinh),
nhơn bần, trí đoản dìm dân tộc quá lâu trong trạng thái trì trệ mà ta thấy nhiều
bài thơ hình dung nó là giấc mê, giấc mê man, giấc huỳnh lương, giấc nồng,…
của dân tộc. Từ một nòi giống anh hùng, đã thành ra Hai chục triệu dân mơ
chửa tỉnh (trong thơ Trần Huy Liệu), dân mù mịt, trí non khí mỏng, nước mất
còn chẳng biết chẳng hay, anh em rời rạc (trong thơ Nguyễn Quang Diêu) nên
tới tình cảnh Họ Tiên rồng xác nổi trôi (trong thơ Minh châu), Con cháu rồng
tiên một lũ tù (trong thơ Nguyễn Đình Kiên),

Hình tượng người Việt Nam tương lai có hai lớp hình tượng thể hiện hai
lý tưởng khác nhau.
Thơ ca yêu nước – MinhTân có cả một lớp từ đặc tả hình tượng người
Việt Nam thức tỉnh theo lý tưởng Minh Tân. Đó là người có phẩm chất đoàn kết,
trọng đoàn thể, hiệp quần, hiệp bổn, lòng chung cộng, chữ thân chữ ái, tương
liên, đồng lực, sức đông hiệp lại, ái tộc tích quần,… Trong tư tưởng Minh Tân
không có mâu thuẫn giai cấp, mà mỗi tầng lớp đều có khả năng của mình, ai
cũng có giá trị nếu làm đúng chức trách của mình, biết đoàn kết làm nên sức
mạnh từ hình tượng trang tuấn kiệt, người phú hộ cho tới kẻ lực điền, vì giàu thì
ra của nghèo thì ra công (Nguyễn Chánh Sắt) để cùng chen chúc với tha bang
(báo NCMĐ). Đó còn là con người biết phương tấn bộ, bỏ đường mê sang nẻo
mới, tồn tại trong một xã hội lý tưởng Công cổ sĩ nông chuyên đặng một (là xã
hội lý tưởng đậm tính chất thỏa hiệp trong tư tưởng Minh Tân),
Người Việt Nam tương lai là người biết nhận thức và đấu tranh cho tư
tưởng Cộng sản chủ nghĩa. Hình tượng con người trong giai cấp chủ lực của lý
tưởng Cộng sản như dân công nông, vô sản anh em, thợ thuyền, dân cày, đồng
23

chí, bạn công nông, bốn phương vô sản, vô sản hùng anh. Đó cũng là người biết
nhận thức về tinh thần đấu tranh giai cấp, trung thành với lý tưởng “Chí sắt đá,
dạ bá tòng / Chết vì chủ nghĩa chết trung bậc nào” (khuyết danh). Quan trọng
nhất, đó cũng là con người hành động tích cực và quyết liệt như“bẻ gông xiềng,
đạp đổ cường quyền, đấu tranh, tấn công,…”. Ngoài ra, hình tượng con người
ấy còn gắn bó với tình yêu giai cấp, nên từ đó xuất hiện sự gắn bó giữa hình
tượng đồng bào truyền thống với hình tượng đồng chí hiện đại, mang ý nghĩa
tích cực tiên tiến nhất của hình tượng công dân trong xã hội Cộng sản chủ nghĩa
của nước Việt Nam tương lai.
Tính thời sự còn thể hiện trong ngôn ngữ thơ có rất nhiều các tân từ:
Với thơ ca yêu nước – Minh Tân, khát vọng đổi mới, canh tân đất nước
đã dẫn đến sự du nhập vào thơ ca nhiều khái niệm chính trị xã hội có nguồn gốc

từ tư tưởng Khai sáng được truyền bá vào Việt Nam qua các tân thư. Lần đầu
tiên trong thơ ca Việt Nam, trăng, gió, hoa, nguyệt, bị lấn át bởi những lớp từ
mới thể hiện khát vọng diệt cựu duy tân, hướng về cuộc tương lai. Trong thơ ca
yêu nước của hầu hết tất cả các tác giả đều xuất hiện rất phổ biến những từ: “tân
học, tân thư, đường tấn hóa, đuốc văn minh, đường văn minh, chước văn minh,
đường tấn bộ, cuộc cải lương, nghề công thương, kinh tế, thực nghiệp, bá nghệ,
chiêu thương hiệp bổn, cuộc kinh dinh, cuộc thương chiến, cấp báo lợi quyền,
giàu nước mạnh dân, quốc phú dân cường, tự lực tự cường, cuộc đại
thương,…”. Đây là lớp từ chiếm vị trí tối ưu trong việc chi phối cảm hứng về sự
định hình đất nước về phương diện vật chất của thơ ca yêu nước – Minh Tân.
Các nhà yêu nước – Minh Tân dùng lớp từ này thông báo về tình hình
thế giới hiện đại, tiến tới kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của đồng bào trong việc
định hình và xây dựng đất nước tương lai như: cuộc cạnh tranh,cuộc doanh
hoàn, cuộc tiến hóa, chính thể, Đạo Mạnh Lư, phương Âu Mỹ, Mạnh Đức, Lư
thoa, Nột nhĩ tốn, Mã chi ni, chuông dân chủ, cộng hoà khởi xướng…
Với thơ ca yêu nước – cách mạng Cộng sản chủ nghĩa, đó là lớp từ chỉ
thực tại xã hội và đời sống cực khổ của nhân dân nhìn dưới góc độ mâu thuẫn
24

giai cấp như quân đế quốc, chủ tư bản, địa chủ, phong kiến, bóc lột, xã hội bất
công, áp bức giai cấp, chính sách bạo tàn, thợ thuyền, dân cày, thất nghiệp, phá
sản, cúi đầu nô lệ, đời nô lệ, nỗi bất bình, kiếp ngựa trâu, dân công nông, đói
rách, dân nghèo,quần chúng khốn khổ, lợi quyền,…
Khát vọng xã hội tương lai trong thơ ca yêu nước – cách mạng Cộng
sản chủ nghĩa ở Nam Bộ cũng dẫn đến sự hình thành một lớp từ đặc biệt có
nguồn gốc từ định hướng xây dựng thế giới đại đồng của chủ nghĩa cộng sản
như nghề Mác lý (cách gọi chủ nghĩa Mác Lê-nin ở Nam Bộ), chủ nghĩa Lênin,
giải phóng dân tộc, chính đảng, giai cấp công nhân, xã hội bất công, cách
mạng, nền tự do, quốc tế vô sản, khởi nghĩa võ trang, cờ đỏ, búa liềm, Liên xô,
nước Nga xô viết, thế giới đại đồng, bốn phương vô sản, khắp năm châu thu lại

một nhà,…
3.2. Tính bình dân, đại chúng
3.2.1. Tính bình dân, đại chúng được thể hiện qua việc lựa chọn và sử
dụng thể thơ
Các thể thơ du nhập của Trung Hoa, phổ biến nhất là thơ Đường luật,
với hai thể cơ bản là thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt trong một số hình thức
khác nhau của nó là thể thơ chiếm số lượng tối đa với 212/414, chiếm 51,20%.
Các thể thơ truyền thống Việt Nam (Lục bát, song thất lục bát, hát nói,
và rất phổ biến một hình thức tạm gọi là thể tổng hợp) xuất hiện khá nhiều với số
lượng khoảng hơn 112/414, chiếm 27,05%.
Các thể thơ hiện đại, có dấu ấn của thơ mới, hoàn toàn theo xu hướng
cách tân về câu thơ, vần, nhịp,… xuất hiện không nhiều, có khoảng gần 20 bài
chủ yếu vào cuối thập niên 30 và đầu 40.
- Tính bình dân, đại chúng của thơ ca yêu nước – cách mạng thể hiện
qua việc khai thác tính đa năng của các thể thơ truyền thống như thơ lục bát,
song thất lục bát và các biến thể của nó. Ngoài ra, còn có thể Hát nói, có các bài
thơ có gốc từ ca Huế hay đờn ca tài tử Nam Bộ (Hành vân, Sa mạc, Khổng
Minh tọa lầu, Tứ đại cảnh, Giang Nam cửu khúc, và có cả hát xẩm, có bài được
25

ghi là “theo điệu vọng cổ hoài lang”), hoặc có hình thức nửa hát nửa nói lối, nửa
hát nửa ngâm,… Trong thơ ca yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ, các bài này
hướng về tính đa dụng (hát, đọc, ngâm, ).
3.2.2. Tính bình dân đại chúng được thể hiện trong ngôn ngữ thơ
- Phong cách bình dân, đại chúng, in đậm dấu ấn văn học dân gian thể
hiện qua:
+ Lớp từ bình dân, khẩu ngữ và phương ngữ luôn dành vị trí ưu tiên
trong sự hình thành ngôn ngữ thơ với các thành ngữ, cụm từ, cách diễn đạt gần
gũi với lời ăn tiếng nói và cách biểu cảm của quần chúng bình dân.
+ Các tân từ chính trị xã hội còn thâm nhập rất sâu vào thơ Đường luật,

đã tồn tại bên cạnh ngôn ngữ quần chúng bình dân trong cả hai dòng thơ ca yêu
nước đã làm nên một màu sắc mới cho thể thơ có nguồn gốc bác học và vốn
thuộc về nền văn học trung đại này.
- Phong cách dân gian thể hiện trong cách sử dụng các “mẫu” có nguồn
từ văn học dân gian như than thân, đối đáp, cha khuyên con, vợ khuyên chồng,
anh chị em khuyên nhau, hay lấy điệu dân ca, hò, các vùng miền. Chẳng hạn
như các bài có hình thức “lời nói với chị em” trong bài Cô gái kén chồng, cùng
chị em đất Bắc, hay mẫu “vợ chồng khuyên nhau” trong Chồng nhà nông
khuyên vợ, Vợ nhà nông khuyên chồng, Khuyên chồng diệt cựu Duy Tân, hay lời
“cha dạy con” trong bài Gây nền tự do,…
- Đặc biệt, sự hiện diện của nhiều phương ngữ Nam Bộ trong thơ ca
yêu nước – cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1900 – 1945 như phang (phương
cách), bậu (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít), lục tặc (lặt vặt, không có giá trị),
mòi (có thể), đều (điều), treo bẹo (cho thấy), trối kệ (mặc kệ), nói nhây (nói dai),
nong toan (lo toan), ngoan (khôn), xơ rơ (xác xơ), cùng trời (khắp nơi), thuông
(thông), thoàn (thuyền), giàu xộn (rất giàu), bêu (đem ra cho thấy), tứ dăng
(nhiều, rộng khắp), mần (làm), bợm (kẻ), mựa (chớ nên), tua (nên), chia phui
(chia phôi), trượng (lớn),…

×