Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH







DƯƠNG QUỐC LÂM




GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO
CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2012-2020





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chun ngành: Quản lý kinh tế









THÁI NGUN, NĂM 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH







DƯƠNG QUỐC LÂM



GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO
CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2012-2020


Chun ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đồn Quang Thiệu







THÁI NGUN, NĂM 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> i


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hồn tồn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng mọi thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc./.
Thái Ngun, ngày 20 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn




Dương Quốc Lâm


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn “Giải pháp thu hút đầu tư vào các Khu cơng
nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2020” ngồi sự cố gắng của bản thân,

tơi còn nhận được sự giúp đỡ q báu của Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học,
các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các thầy cơ trong Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Ngun đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn
tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Trước hết, tơi xin trân trọng cảm ơn các Q cơ quan: Uỷ ban nhân dân
tỉnh Phú Thọ, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, Ban quản lý các Khu
cơng nghiệp Phú Thọ, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong các Khu
cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ… cùng các bạn đồng nghiệp và gia
đình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi về mọi mặt trong thời gian học tập,
nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế, cung cấp tài liệu, số liệu để tơi hồn
thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự hướng dẫn tận tình
của Thầy giáo hướng dẫn khoa học: TS Đồn Quang Thiệu - Đại học
Thái Ngun.
Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn có thể còn nhiều
thiếu sót. Tơi mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo chân thành của các thầy, các
cơ và các bạn đồng nghiệp./.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, ngày 20 tháng 12 năm 2012
Tác giả

Dương Quốc Lâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng, hình vii
MỞ ĐẦU 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU
CƠNG NGHIỆP 5

1.1. Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư vào các Khu cơng nghiệp 5

1.1.1. Khái niệm về Khu cơng nghiệp, dự án đầu tư vào khu cơng nghiệp 5

1.1.2. Đặc điểm của Khu cơng nghiệp: 7

1.1.3. Sự cần thiết phải thu hút dự án đầu tư vào KCN 7

1.1.4. Vai trò của các dự án đầu tư vào KCN trong tiến trình CNH -
HĐH đất nước 8

1.2. Sự quản lý Nhà nước đối với các KCN 16

1.3. Quan điểm về đẩy mạnh thu hút dự án đầu tư vào các KCN: 17

1.4. Kinh nghiệm về thu hút các dự án đầu tư vào khu cơng nghiệp trên
thế giới và Việt Nam 18

1.4.1. Kinh nghiệm về thu hút các dự án đầu tư vào KCN ở một số
nước trên thế giới 18

1.4.2. Kinh nghiệm về thu hút các dự án đầu tư vào KCN ở một số địa
phương 20


1.4.3. Khái qt một số bài học kinh nghiệm 23

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1. Câu hỏi nghiên cứu 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> iv

2.1.1. Thực trạng thu hút các dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 1997 – 2012 28

2.1.2. Thu hút dự án đầu tư phù hợp với với nhu cầu phát triển của các
KCN tỉnh Phú Thọ? 28

2.2. Phương pháp nghiên cứu 28

2.2.1. Phương pháp thu thập thơng tin 28

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu. 30

2.2.3. Phương pháp phân tích 30

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu: 31

2.3.1. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút các dự án đầu tư của KCN 31

2.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư vào các KCN. 32


Tiểu kết chương 2 33

Chương 3. THỰC TRẠNG THU HÚT CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO
CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ 35

3.1. Đặc điểm của tỉnh Phú Thọ 35

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 35

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 36

3.2. Thực trạng thu hút dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Phú Thọ 41

3.2.1. Sự hình thành và phát triển Khu cơng nghiệp Phú Thọ 41

3.2.2. Thực trạng thu hút dự án đầu tư vào các KCN của Phú Thọ 46

3.3. Nhận xét, đánh giá 50

3.3.1. Những kết quả đạt được 50

3.3.2. Những hạn chế tồn tại, ngun nhân 51

3.3.3. Mơ hình ma trận swot: 56

Tiểu kết chương 3 58

Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT
ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2012-2020 62


4.1. Mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 – 2015
của tỉnh Phú Thọ 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> v

4.1.1. Mục tiêu tổng qt 62

4.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu 62

4.1.3. Định hướng phát triển, nhiệm vụ trọng tâm các ngành, lĩnh vực
kinh tế xã hội 5 năm 2010 – 2015 của tỉnh Phú Thọ 63

4.2. Định hướng, phát triển KCN trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của ở Việt Nam 64

4.3. Mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới 65

4.3.1. Mục tiêu tổng qt 65

4.3.2. Mục tiêu cụ thể 65

4.4. Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh thu hút dự án đầu tư vào các KCN tỉnh
Phú Thọ 66

4.4.1. Hồn thiện cơ chế chính sách, thủ tục hành chính 66

4.4.2. Nâng cao chất lượng cơng tác quản lý qui hoạch và đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng các KCN 67

4.4.3. Tăng cường cơng tác xúc tiến thu hút các dự án đầu tư 74


4.4.4. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ đáp ứng u
cầu của nhà đầu tư; Quản lý nhà nước sau cấp phép đầu tư 77

4.4.5. Tăng cường cơng tác bảo vệ mơi trường trong KCN 84

4.5. Điều kiện thực hiện giải pháp 86

Tiểu kết chương 4 87

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> vi

BẢNG CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

1 CCN Cụm cơng nghiệp
2 CN Cơng nghiệp
3 DA Dự án
4 DN Doanh nghiệp
5 FDI Vốn đầu tư nước ngồi
6 GĐ Giai đoạn
8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
9 LĐ Lao động
10 KCN Khu cơng nghiệp
11 KCX Khu chế xuất
12 KKT Khu kinh tế
13 NXB Nhà xuất bản

14 NĐ-CP Nghị định - chính phủ
15 UBND Uỷ ban nhân dân
16 USD Đơ la Mỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Trang
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu của các khu cơng nghiệp tồn quốc năm 2011 9

Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2011. 40

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế Phú Thọ năm 2005-2010 - 2011 40

Bảng 3.3: Các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 42

Bảng 3.4: Vị trí các KCN tỉnh Phú Thọ 42

Bảng 3.5. Phân bố lao động các KCN Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2011 45

Bảng 3.6. Tổng hợp thu hút DA đầu tư vào KCN Phú Thọ 46

Bảng 3.7. Thực trạng hoạt động của các dự án đầu tư vào các Khu cơng
nghiệp Phú Thọ đến 31/12/2011 47


Hình 3.1: Bản đồ qui hoạch phát triển giao thơng tỉnh Phú Thọ đến 2025 37
Hình 3.2: Bản đồ qui hoạch phát triển các KCN Phú Thọ đến 2020 43

Hình 3.3: Cơ cấu DN đã đi vào hoạt động theo ngành 49





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình phát triển kinh tế đất nước bằng các nguồn lực đầu
tư, nhất là trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, để hấp dẫn và thu hút các
nguồn lực đầu tư nhằm phát triển kinh tế đất nước, việc phát triển cơng
nghiệp là đòn bẩy quan trọng để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước.
Ở Việt Nam Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế hình thành
và phát triển gắn liền với cơng cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được khởi
xướng từ Đại hội đại biểu tồn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI
(năm 1986). Kể từ khi Khu cơng nghiệp đầu tiên của Việt Nam được thành
lập năm 1991 đến nay (tính đến thời điểm tháng 12/2011) cả nước đã có
267 KCN được thành lập ở 57 tỉnh, thành phố, với tổng diện tích đất tự
nhiên quy hoạch hơn 72.000 ha, trong đó có hơn 46.000 ha đất cơng nghiệp
có thể cho th chiếm khoảng 61% tổng diện tích đất quy hoạch. Đã có 180
KCN đã đi vào hoạt động và 87 KCN đang trong q trình đền bù giải
phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ban quản lý các KCN Phú Thọ được thành lập và hoạt động theo Quyết
định số 971/1997/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm
1997 về việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Khu cơng nghiệp
và theo ủy quyền của các bộ, ngành và của các cơ quan quản lý nhà nước phù
hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo số liệu báo cáo của Ban quản lý các KCN Phú Thọ đến hết năm
2012, tồn tỉnh đã có 7 KCN được Thủ tướng chính phủ phê duyệt vào danh

mục các khu cơng nghiệp tập trung đến năm 2020, định hướng 2025. Hiện
nay đã có 02 KCN đã xây dựng cơ bản xong hạ tầng và đi vào hoạt động, đã
cấp phép đầu tư cho 84 dự án, 2 KCN đang làm thủ tục đầu tư và trình Thủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 2

tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bổ sung và thành lập mới. Từ khi các
KCN trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động đã đóng góp tích cực vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực, các
KCN của tỉnh Phú Thọ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: chưa thu hút được
nhiều các dự án đầu tư có hiệu quả, chưa đạt được hiệu quả về kinh tế, xã hội
và bảo vệ mơi trường, tỷ lệ thu nộp ngân sách tỉnh còn thấp… Vì vậy các cấp,
các ngành trong tỉnh ln mong muốn các giải pháp hữu ích tìm nguồn vốn
đầu tư cơ sở hạ tầng để cải thiện tình hình, thu hút các dự án có hiệu quả đầu
tư vào địa bàn tỉnh mà trọng tâm là các Khu cơng nghiệp.
Với những kiến thức đã được học từ chương trình đào tạo cao học Quản lý
Kinh tế của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái
Ngun, với sự hướng dẫn của các thầy cơ và thực tế cơng tác tại Ban quản lý
các KCN tỉnh Phú Thọ, tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp thu hút đầu tư
vào các Khu cơng nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2020” làm luận văn
tốt nghiệp cao học chun ngành Quản lý Kinh tế của mình. Hy vọng cơng
trình nghiên cứu này sẽ giúp cơng tác thu hút các dự án đầu tư vào các Khu cơng
nghiệp tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả cao hơn cả về số lượng và chất lượng nhằm
góp phần đưa KCN thành nơi phát triển cơng nghiệp của tỉnh, thực hiện cơng
nghiệp hố, hiện đại hố và là mục tiêu phấn đấu để tỉnh Phú Thọ cơ bản trở
thành tỉnh cơng nghiệp vào năm 2020.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng q trình thu hút dự án đầu tư vào các
Khu cơng nghiệp của tỉnh Phú Thọ, các chủ trương chính sách thu hút đầu tư
hiện tại. Tìm ra các những ưu điểm, nhược điểm và ngun nhân nhằm rút ra

những bài học kinh nghiệm, xác định được những thời cơ, thuận lợi và những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 3

thách thức, khó khăn, giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư vào
các Khu cơng nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012-2020.
2.1. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đẩy mạnh thu hút các dự án
đầu tư vào các Khu cơng nghiệp.
- Đánh giá thực trạng thu hút các dự án đầu tư vào các Khu cơng
nghiệp của tỉnh Phú Thọ, phân tích những ngun nhân dẫn đến những yếu
kém và tụt hậu trong cơng tác thu hút các dự án đầu tư vào các Khu cơng
nghiệp của tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút dự án đầu tư vào KCN Phú
Thọ giai đoạn 2012-2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là các Khu cơng nghiệp
và các dự án đầu tư vào các Khu cơng nghiệp, chính sách thu hút đầu tư của
tỉnh Phú Thọ. Dựa trên cơ sở thực tế thu hút dự án đầu tư vào tỉnh Phú Thọ và
các dự án đã đầu tư vào Khu cơng nghiệp tỉnh Phú Thọ thời gian qua đề xuất 1
số giải pháp đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư vào khu cơng nghiệp Phú Thọ
giai đoạn 2012-2020.
* Giới hạn của đề tài
Đề tài căn cứ vào thực trạng về thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1997-2005, 2006-2010, 2011-2012 đề xuất các giải
pháp chủ yếu có tính đột phá để đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư vào các
khu cơng nghiệp Phú Thọ giai đoạn 2012-2020. Trên cơ sở đó giúp Ban quản
lý các Khu cơng nghiệp Phú Thọ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh có
những định hướng, cơ chế chính sách cụ thể thu hút dự án đầu tư đạt hiệu quả
về các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ mơi trường, sử dụng đất đã quy hoạch có
hiệu quả để phát triển khu cơng nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 4

4. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ tính đặc thù của thu hút dự án đầu tư vào khu cơng nghiệp
trong điều kiện của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thơng qua phân tích thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng của thu hút
các dự án đầu tư vào khu cơng nghiệp Phú Thọ và những bài học kinh nghiệm
để đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư vào các KCN
tỉnh Phú Thọ phù hợp với điều kiện của tỉnh Phú Thọ trong chiến lược phát
triển giai đoạn 2012 - 2020.
5. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành bốn chương;
Chương 1: Cơ sở khoa học về thu hút đầu tư vào KCN.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng thu hút các dự án đầu tư vào các Khu cơng
nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1997-2012.
Chương 4: Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các
Khu cơng nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 5


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
VÀO KHU CƠNG NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư vào các Khu cơng nghiệp
1.1.1. Khái niệm về Khu cơng nghiệp, dự án đầu tư vào khu cơng nghiệp
Với xu thế hội nhập và tồn cầu hố, cùng với các cuộc cách mạng về
khoa học kỹ thuật thì cuộc cách mạng về cơng nghệ thơng tin đã làm cho tổng

quan kinh tế thế giới đã bước sang một giai đoạn mới. Việc ứng dụng cách
mạng cơng nghệ thơng tin đã làm cho thị trường tồn cầu dần rộng mở với tốc
độ vận chuyển và truyền thơng nhanh hơn bao giờ hết. Các cơng ty, doanh
nghiệp có thể dễ dàng tận dụng chi phí nhân cơng và ngun vật liệu rẻ ở nơi
khác để cạnh tranh về giá thành. Người ta khơng còn cần phải tập trung vào
các khu vực dồi dào tài ngun và nguồn lao động khi xây dựng cơ sở sản
xuất kinh doanh. Xuất phát từ thực tế trên nền kinh tế mới đang dần xố bỏ
vai trò của vị trí địa lý trong các quyết định chiến lược.
Để tìm hiểu khu cơng nghiệp tập trung như thế nào? Theo định nghĩa
của Porter, "cluster" là tập hợp các cơng ty cùng với các tổ chức tương tác qua
lại trong một lĩnh vực cụ thể. Xung quanh nhà sản xuất hình thành các nhà
cung cấp chun mơn hố các phụ kiện và dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng.
Khu cơng nghiệp tập trung bao trùm lên cả các kênh phân phối và khách
hàng, và bên cạnh đó là những nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ, các cơng ty
thuộc các ngành liên quan về kỹ thuật, cơng nghệ hoặc cùng sử dụng một loại
đầu vào. Các khu cơng nghiệp tập trung còn hình thành cả các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ như các trường đại học, các viện cơng nghệ, các trung
tâm nghiên cứu, hiệp hội thương mại cung cấp các dịch vụ đào tạo chun
mơn, giáo dục, thơng tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.
Theo Luật Đầu tư của Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2005 và theo nghị định số 29/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2008 của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 6

Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT thì định nghĩa về các KCN, KCX
và KKT như sau:
Khu cơng nghiệp là khu chun sản xuất hàng cơng nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo quy định của Chính phủ.
Khu chế xuất là khu cơng nghiệp chun sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh

giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng
đối với khu cơng nghiệp quy định của Chính phủ.
Khu cơng nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu cơng nghiệp, trừ
trường hợp quy định cụ thể.
Khu kinh tế là khu vực có khơng gian kinh tế riêng biệt với mơi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của
Chính Phủ.
Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế
quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu cơng nghiệp, khu giải trí, khu du lịch,
khu đơ thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp
với đặc điểm của từng khu kinh tế.
Khái niệm về dự án đầu tư:
Dự án đầu tư xét trên góc độ quản lý là một cơng cụ quản lý việc sử
dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội
trong một thời gian dài.
Dự án đầu tư vào KCN xét trên góc độ quản lý là tài liệu quan trọng để
các cấp có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư với mục tiêu là sử
dụng các nguồn lực để tạo ra lợi nhuận vừa đảm bảo cho doanh nghiệp vừa
đảm bảo cho KCN phát triển bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 7

Sự hình thành và phát triển các KCN gắn với q trình thu hút vốn và
các dự án đầu tư vào KCN một cách đồng bộ. Hàng sản xuất cơng nghiệp và
hàng xuất khẩu trong khu cơng nghiệp được thực hiện bởi các dự án đầu tư
phù hợp và thuận lợi.
1.1.2. Đặc điểm của Khu cơng nghiệp:
Về mặt pháp lý: Các khu cơng nghiệp là phần lãnh thổ của đất nước,
các doanh nghiệp hoạt động trong các khu cơng nghiệp của Việt Nam chịu sự
điều chỉnh của pháp luật Việt Nam như: Luật đầu tư nước ngồi, luật lao

động, luật doanh nghiệp, luật mơi trường…. và quy chế về khu cơng nghiệp
và khu chế xuất.
Về mặt kinh tế: Khu cơng nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển
cơng nghiệp, các nguồn lực trong nước của các nhà đầu tư trong và ngồi nước
tập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào
phát triển cơ cấu kinh tế, những ngành mà nước sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư.
Bên cạnh đó, thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh,
an tồn xã hội tốt, tại đây thuận lợi cho việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa
hơn các khu vực khác. Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng khu cơng nghiệp
là thu hút vốn đầu tư với quy mơ lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát
triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao cơng nghệ kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường.
1.1.3. Sự cần thiết phải thu hút dự án đầu tư vào KCN
Trong q trình phát triển kinh tế đất nước bằng các nguồn lực đầu tư, nhất
là trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, để hấp dẫn và thu hút đầu tư trong, ngồi
nước và huy động mọi nguồn lực trong nước nhằm phát triển kinh tế đất nước, các
quốc gia trên thế giới đều cần có một mơi trường đầu tư thuận lợi bao gồm ổn
định chính trị, mơi trường pháp lý hồn thiện, mơi trường hạ tầng cơ sở thuận lợi,
nguồn lao động, nguồn cung cấp và vận chuyển vật tư hàng hóa… và mơi trường
kinh doanh thuận lợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 8

Mục tiêu chung của việc hình thành KCN tập trung để các doanh
nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh là làm tăng trưởng nhanh và vững chắc
tổng sản phẩm quốc nội, tạo việc làm, đơ thị hố các vùng nơng thơn lạc hậu,
nâng cao dân trí. Phát triển các KCN cũng đồng thời với việc tiết kiệm đầu tư
hạ tầng, có điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, cung cấp các dịch vụ hành
chính cơng cho các doanh nghiệp và có mơi trường tốt để tiếp nhận và chuyển
giao cơng nghệ tiên tiến.
Thành cơng của các KCN đã được khẳng định trên thế giới và bước đầu
được khẳng định ở Việt Nam, như một đòn bẩy quan trọng để đẩy nhanh tiến

trình CNH, HĐH đất nước. KCN là nơi tập trung các nguồn lực để phát triển
kinh tế, là nơi diễn ra sự phân cơng lao động xã hội trình độ cao, thực hiện các
mối liên kết kinh tế quốc tế. Phát triển KCN là phù hợp với xu thế kinh tế thế
giới, phù hợp với chủ trương ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, phát huy năng
lực của mọi thành phần kinh tế trong và ngồi nước của Đảng và Nhà nước ta.
1.1.4. Vai trò của các dự án đầu tư vào KCN trong tiến trình CNH - HĐH
đất nước
(1) Thúc đẩy tăng trưởng cơng nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Thực tiễn phát triển KCN thời gian qua cho thấy, các doanh nghiệp
hoạt động trong các KCN đã góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh q
trình tăng trưởng sản lượng cơng nghiệp; góp phần đẩy mạnh q trình cơng
nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khai thác tốt nhất mọi nguồn lực và
những lợi thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển
chung của nền kinh tế. Trong những năm qua, doanh thu và giá trị kim ngạch
xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN, KCX liên tục tăng nhanh đều
qua các năm. Doanh thu trung bình của các doanh nghiệp trong KCN, KCX
tăng trưởng trung bình gần 48%/năm, gấp hơn 6 lần tốc độ tăng trưởng GDP
bình qn của cả nước (nguồn: Vụ QL các KKT – Bộ KHĐT).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 9

Giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong các
KCN, KCX tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh
nghiệp KCN, KCX giai đoạn từ năm 2005-2010 là 38,1%, cao hơn nhiều tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Năm 2005, các doanh nghiệp trong
KCN, KCX đã nộp ngân sách đạt 650 triệu USD, đến năm 2010, các doanh
nghiệp này đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt 2.620 triệu USD, cao gấp 4
lần so với năm 2005. Năm 2011, giá trị sản xuất cơng nghiệp đạt 31.350 triệu
USD, nộp ngân sách đạt 4.200 triệu USD.
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu của các khu cơng nghiệp tồn quốc năm 2011


Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
GTSX Cơng nghiệp Triệu USD 31.350
Giá trị xuất khẩu " 14.950
Giá trị nhập khẩu " 15.930
Nộp ngân sách " 4.200
Lao động cuối kỳ 1000 người 1.760
(Nguồn: Vụ quản lý các KKT – Bộ KHĐT năm 2011)

Giá trị sản xuất cơng nghiệp và xuất khẩu của các KCN, KCX tăng
trưởng mạnh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành của Việt Nam theo
hướng tăng nhanh tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP, từ 23,79% năm 1991 lên
41% năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng ngành nơng lâm ngư nghiệp giảm
tương ứng từ 40,49% năm 1991 xuống còn 22% năm 2010 (nguồn: Niên giám
thống kê Việt Nam, 2010).
Việc phát triển các KCN, KCX có vai trò quan trọng trong việc góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế đất nước theo hướng cơng
nghiệp hóa.
(2) KCN là nơi tiếp nhận cơng nghệ mới, thu hút và tạo ra lực lượng lao
động có trình độ tay nghề cao, thích ứng với nền cơng nghiệp hiện đại; đội
ngũ cán bộ có trình độ quản lý giỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 10

KCN, KCX là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng
cùng với chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây là điểm đến lý tưởng để
các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngồi. Đây cũng là yếu tố quan
trọng góp phần để nước ta thực hiện việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
KCN là nơi tiếp nhận cơng nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngồi đầu tư vào các dự án sản xuất kinh
doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền

sản xuất với cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án cơng
nghiệp kỹ thuật cao như Cơng ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor,
Toyota những lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu kém chưa phát triển như cơ
khí chính xác, điện tử.
Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động cơng nghiệp sử dụng
và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm
vững cơng nghệ, có tác động lan tỏa và nâng cao trình độ tay nghề của lao động
Việt Nam lên một bước. Việc được trực tiếp làm việc trong mơi trường có kỷ
luật cao, u cầu tay nghề cao đã rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh
làm việc giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền cơng nghiệp
tiên tiến, hiện đại.
(3) Thu hút các lượng vốn đầu tư lớn phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước:
Các KCN, KCX với những chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận
lợi về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ngày càng là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư
nước ngồi tính đến cuối tháng 12/2011, các KCN, KCX đã thu hút được
4.113 dự án có vốn đầu tư nước ngồi còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng
ký đạt 59.600 triệu USD. Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào
KCN, KCX chiếm từ 35 -40% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đăng ký
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 11

tăng thêm của cả nước. Nếu xét riêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi
trong ngành cơng nghiệp thì các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi sản xuất
cơng nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi vào ngành cơng nghiệp cả nước.
Riêng trong năm 2011, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đã đăng ký
vào các KCN, KCX đạt 6.470 triệu USD; tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7.280
triệu USD; tương đương 44% và 67% tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện của
cả nước trong năm 2011 (nguồn: Vụ quản lý các KKT – Bộ KHĐT).

Ngồi ra, KCN, KCX còn là một trong những giải pháp để thực hiện
chủ trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Nếu như
trong 5 năm 1991-1995, chỉ có gần 50 dự án đầu tư trong nước đầu tư vào
KCN, KCX, thì đến giai đoạn 5 năm 1996- 2000 đã thu hút thêm được 450 dự
án, tăng 9 lần so với giai đoạn 5 năm 1991-1995; giai đoạn 5 năm 2001-2005
thu hút được 1.870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so với giai đoạn 5 năm trước.
Tổng vốn đầu tư trong nước tăng thêm tương ứng trong các thời kỳ kế hoạch
là 200 tỷ VNĐ (1991-1995), 35.000 tỷ VNĐ (1996-2000) và 80.000 tỷ VNĐ
(2001-2005) và 218.860 tỷ VNĐ (2006-2010). Đến cuối tháng 12/2011, có
4.681 dự án trong nước còn hiệu lực trong KCN, KCX với tổng vốn đầu tư
xấp xỉ 420 nghìn tỷ đồng.
Bảng 1.2: Số lượng dự án và nguồn vốn đầu tư vào các KCN
1991 - 1995

1996 – 2000

2001 – 2005 2006 – 2010

S
ố dự
án
Vốn
ĐT
S
ố dự
án
Vốn
ĐT
Số dự
án

Vốn
ĐT
Số dự
án
Vốn
ĐT
Đầu tư trong
nước (Tỷ VND)

50 200 450 35000

1870

80000

2010

218860

Đầu tư nước
ngồi(Triệu
USD)
155 1550

590 7213 1380

8080 1860

36800
Nguồn: Vụ quản lý các KKT – Bộ KHĐT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 12

Theo Báo cáo năm 2011 của Vụ quản lý các KKT - Bộ KHĐT. Tổng số
vốn đầu tư phát triển hạ tầng của 255 KCN trên cả nước đạt gần 3 tỷ USD và
gần 110.000 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy cơng nghiệp có thể cho th của các KCN
cả nước đạt khoảng 50%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng
65%. Giải quyết việc làm cho gần 1,76 triệu lao động và tạo ra giá trị sản xuất
cơng nghiệp mỗi năm từ 20-25 tỷ USD (nguồn: Báo cáo năm 2011 của Vụ
quản lý KKT – Bộ KHĐT).
(4) KCN, KCX góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng:
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện hết sức quan trọng và
cấp thiết của nền kinh tế quốc dân. Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai nhanh dự án. Việc phát triển các
KCN trong thời gian qua khơng những thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển,
thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, mà còn đẩy
nhanh tốc độ đơ thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống kết
cấu hạ tầng trong và ngồi KCN, KCX. Điều này được thể hiện qua một số
khía cạnh sau:
Thứ nhất là
: Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng
kích thích sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát
triển giữa nơng thơn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân, cùng với q trình phát triển KCN, KCX các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng
trong khu vực đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, góp
phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở dịch vụ trong vùng.
Thứ hai là
: Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và cơng tác
quản lý thuận lợi của nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư
xây dựng hồn thiện và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN, KCX có vai
trò quyết định trong việc thu hút đầu tư. Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều

thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, KCX
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 13

khơng những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX
hoạt động hiệu quả, mà còn tạo sự đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham
gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp
cơng nghiệp vào KCN, KCX.
Thứ ba là
: việc đầu tư hồn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN, KCX
khơng những thu hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp mở rộng quy mơ để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc
di chuyển ra khỏi các khu đơng dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải
quyết các vấn đề ơ nhiễm, bảo vệ mơi trường đơ thị, tái tạo và hình thành quỹ
đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng trong khu vực như KCN
Tân Tạo (thành phố Hồ Chí Minh), Việt Hương (Bình Dương).
Thứ tư là
: Q trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngồi hàng rào
KCN, KCX còn đảm bảo sự liên thơng giữa các vùng, định hướng cho quy
hoạch phát triển các khu dân cư mới, các khu đơ thị vệ tinh, hình thành các
ngành cơng nghiệp phụ trợ, dịch vụ, các cơng trình hạ tầng xã hội phục vụ đời
sống người lao động và cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh
viện, khu giải trí.
Thứ năm là
: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu
tư các ngành như điện, giao thơng vận tải, hệ thống thơng tin liên lạc, cảng
biển, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư,
phát triển thị trường địa ốc… đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các
KCN, KCX.
(5) KCN góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo
nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động,

nâng cao trình độ của đội ngũ cơng nhân lao động và cán bộ quản lý.
Các KCN có khơng gian kinh tế rộng lớn với nhiều doanh nghiệp sản
xuất đã tạo ra kênh hiệu quả để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 14

động xã hội, gồm người lao động tại chỗ và lao động nhập cư. Lực lượng lao
động trong KCN gia tăng cùng với sự gia tăng các KCN thành lập mới và mở
rộng, các dự án hoạt động trong KCN. Đến tháng 12 năm 2011, các KCN đã
thu hút được trên 1,76 triệu lao động trực tiếp với tỷ trọng lao động có chun
mơn kỹ thuật tăng dần và đạt gần 40%, ngồi ra nếu tính cả số lao động gián
tiếp thì tổng số việc làm được tạo ra từ chương trình phát triển KCN khoảng
trên 1,9 triệu người.
Ngồi ra, KCN còn là nơi sử dụng lao động có chun mơn kỹ thuật
cao đạt trình độ khu vực và quốc tế. Các lao động trong các KCN còn được
làm quen với mơ hình tổ chức và quản lý tiên tiến của các nước phát triển như
Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kơng, Đài Loan, EU, Mỹ. Một số KCN đã xây dựng
các cơ sở dạy nghề riêng phục vụ cho hoạt động của KCN. Do vậy, có thể
nói, KCN đóng góp rất lớn vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho
Việt Nam để giúp hình thành đội ngũ lao động có ý thức, kỹ năng lao động
của một nền cơng nghiệp hiện đại.
(6) Phát triển KCN góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác sản xuất và mở
rộng mối liên kết liên ngành, liên vùng:
Bước đầu liên kết ngành và liên kết vùng trong KCN đã có những kết
quả nhất định thực hiện trong phạm vi nội bộ trong KCN bởi những ngành
nghề bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong KCN đã tạo
điều kiện cho các ngành sản xuất ngun liệu đầu vào cho các doanh nghiệp
KCN hoặc bản thân các doanh nghiệp trong các KCN có điều kiện tiêu thụ
sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xung quanh KCN.
Ngồi ra, các KCN cũng có tác động lan tỏa rất lớn đến cơng nghiệp
của địa phương. Các dự án đầu tư trong KCN là các dự án đầu tư mới, phần

lớn được trang bị máy móc, thiết bị thế hệ mới, đồng bộ. Nhiều dự án có cơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 15

nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao. Với thế mạnh về cơng nghệ, thiết bị
và phương pháp quản lý tiến bộ, các DN này sản xuất ra những sản phẩm có
chất lượng và ổn định. Vì vậy, để cạnh tranh có hiệu quả và tồn tại được trên
thị trường, các doanh nghiệp khác sản xuất các sản phẩm cùng loại khơng
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra. Như vậy, các DN trong KCN đã
góp phần giúp cơng nghiệp địa phương từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ là
chính đã vươn ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tác động lan tỏa đã cho thấy vai trò của KCN trong q trình đơ thị
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Các KCN khơng chỉ trực tiếp thúc
đẩy cơng nghiệp của địa phương trong vùng có KCN mà còn tác động lan tỏa
tới các nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế từng địa phương và
cả nước. Đó chính là hạt nhân của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nền kinh tế.
(7) KCN đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ mơi trường sinh thái:
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp cơng nghiệp, do đó có điều kiện
tập trung, xử lý chất thải, tránh tình trạng khó kiểm sốt hoạt động của các
doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất.
KCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất ơ nhiễm ra
khỏi thành phố, do vậy, góp phần giải quyết ơ nhiễm đơ thị, tạo điều kiện quy
hoạch đơ thị hiện đại.
Tính đến tháng 12 năm 2011, trong tổng số KCN đã vận hành có 118
KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 65% tổng số KCN đã vận
hành và hơn 30% KCN đang xây dựng cơng trình xử lý nước thải tập trung
(nguồn: Báo cáo năm 2011 của Vụ quản lý KKT – Bộ KHĐT).
(8) Các KCN góp phần tạo ra cơng nghệ, năng lực sản xuất mới:
Cùng với việc đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư
đã đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với cơng nghệ được đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 16

giá là tiên tiến, hiện đại. Trong đó, có những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu
kém và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử.
Trước đây, các dự án đầu tư vào KCN chủ yếu thuộc ngành cơng
nghiệp nhẹ như dệt may, da giầy, cơng nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm
trên 50% tổng số dự án), đây là các dự án thu hút nhiều lao động, có tỷ lệ xuất
khẩu cao và đó góp phần nâng cấp các ngành này về dây chuyền cơng nghệ,
chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, đến nay, các KCN đã có nhiều dự án đầu tư
vào lĩnh vực cơng nghệ cao, mới như dầu khí, cơ khí chính xác, sản xuất phụ
tùng ơ tơ Nhiều cơng ty sản xuất cơng nghiệp đa quốc gia lớn đã có mặt tại
Việt Nam như: Sam Sung, Hồng Hải, Robert Bosch, Cannon. Một số dự án
sản xuất cơng nghiệp có vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD như Dự án
của Tập đồn Foxcon (Đài Loan) tại Bắc Ninh, Dự án sản xuất linh kiện máy
điện thoại di dộng của Tập đồn Hồng Hải tại Vĩnh Phúc sẽ tạo ra năng lực
sản xuất mới của nền kinh tế.
1.2. Sự quản lý Nhà nước đối với các KCN

Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn cả nước
đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của cơng tác quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực này, trước năm 1998 cả nước có chung một Ban quản lý các khu
cơng nghiệp Việt Nam trực thuộc Chính phủ, sau này đã thành lập Vụ quản lý
KCN, KKT thuộc Bộ KH và ĐT và các địa phương có KCN được Thủ tướng
Chính phủ thành lập một Ban quản lý các KCN trực thuộc UBND cấp tỉnh.
Tuy Ban quản lý các KCN của các tỉnh đã được thành lập nhưng cơ sở
pháp lý về chế tài quản lý các KCN chưa được hồn thiện, cơng tác quản lý
Nhà nước về các KCN, KCX được qui định trong Nghị định 36/CP của Chính
phủ ban hành ngày 14 tháng 4 năm 1997 nhưng Nghị định 108/2006/NĐ-CP
ra đời năm 2006 đã bãi bỏ Nghị định 36/CP. Cho đến tháng 3/2008 Thủ tướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

×