Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học thảm thực vật rừng đặc dụng hương sơn dưới các mức độ tác động hiện trường khác nhau và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 128 trang )


VIỆN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI & TÀI NGUYÊN SINH VẬT
o0o






LÊ THÀNH CÔNG




NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC
THẢM THỰC VẬT RỪNG ĐẶC DỤNG HƯƠNG SƠN
DƯỚI CÁC MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG HIỆN TRƯỜNG
KHÁC NHAU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN,
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG








LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

















HÀ NỘI, 2012







VIỆN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI & TÀI NGUYÊN SINH VẬT




LÊ THÀNH CÔNG



NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC
THẢM THỰC VẬT RỪNG ĐẶC DỤNG HƯƠNG SƠN
DƯỚI CÁC MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG HIỆN TRƯỜNG
KHÁC NHAU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN,
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chuyên ngành: THỰC VẬT
Mã số: 60 42 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC





Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ QUỐC HUY












HÀ NỘI, 2012


Luận văn Thạc sỹ Sinh học

i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc tiến hành trong thời gian gần 2 năm, Để hoàn thành đƣợc luận văn
này tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự hƣớng dẫn, cộng tác, giúp đỡ của rất nhiều tập thể và
các cá nhân trong nghiên cứu của mình.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Quốc Huy, ngƣời thầy đã
hƣớng dẫn và luôn theo sát Tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình, luôn chỉ
bảo tận tình và dịnh hƣớng nghiên cứu cho tôi, giúp tôi hoàn thành Luận văn này.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, những ngƣời đã đem lại
cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng hữu ích trong những năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Thái Nguyên,
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Phòng đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện
thuận lợi, hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn cơ quan, cán bộ đồng nghiệp Trung tâm Công nghệ sinh học
Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện về thời gian,
cộng tác và giúp tôi về chuyên môn để thực hiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý rừng đặc dụng Hƣơng sơn, ngƣời dân tại Hƣơng
sơn, đã tạo điều kiện thuận giúp tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời đã luôn bên tôi,
động viên và khuyến khích tôi.
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn



Lê Thành Công
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác . Tôi cũng xin
cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Luận văn Thạc sỹ Sinh học

iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.3.1. Trên thế giới 3
2.3.2. Trong nước 9
CHƢƠNG II. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 1514
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. 1514
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội. 1716
2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực RĐD Hương Sơn 1918

CHƢƠNG III : MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU. 2220
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 2220
3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2220
3.3. Nội dung nghiên cứu 2220
3.3.1. Nghiên cứu đánh giá các chỉ số đa dạng sinh học loài thảm thực vật rừng đặc dụng Hương Sơn
2220
3.3.2. Đa dạng sinh học thảm thực vật rừng dặc dụng Hương sơn dưới ảnh hưởng của các tác động hiện
trường 2220
3.3.3. Tổng hợp đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học 2321
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2422
3.4.1. Phương pháp kế thừa: 2422
3.4.2. Phương pháp điều tra đánh giá định lượng đa dạng sinh học loài thảm thực vật rừng. 2422
Tuyến vuông góc với đƣờng đồng mức 2523
3.4.3. Phương pháp đánh giá chỉ số tác động hiện trường SDI (Site Disturbance Index) các khu vực
nghiên cứu 2927
3.4.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn: 3028
3.4.5. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm 3028
3.4.6. Phương pháp phân tích xử lý thông tin số liệu. 3129
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ - BÀN LUẬN 3230
4.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá các chỉ số đa dạng sinh học loài thảm thực vật rừng đặc
dụng Hƣơng Sơn 3230
4.1.1. Tính toán phân tích chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) 3230
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rất rõ, tại Thung chò cả, khu vực chùa Hinh bồng, cật mét, có dạng hình
học thẳng đứng, bên cạnh đó một số khu vực như Chùa tuyết sơn, Thung sâu, Giếng chén thì biểu đồ có
dạng logaris bình thường. Error! Bookmark not defined.38
4.1.2. Phân tích tỷ lệ A/F 4039
4.1.3. Phân tích đánh giá định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thảm thực vật 4240
4.1.4. Phân tích đường cong đa dạng ưu thế (D-D curve) 4443
4.1.5. Danh lục các loài thực vật cây gỗ xuất hiện trong các khu vực nghiên cứu tại rừng đặc dụng

Hương Sơn. 4846
4.2. Đa dạng sinh học thảm thực vật rừng dặc dụng Hƣơng sơn dƣới ảnh hƣởng của các tác
động hiện trƣờng 5048
4.2.1. Nghiên cứu đánh giá chỉ số tác động hiện trường (Site Disturbance Index - SDI) các khu vực
nghiên cứu. 5048
4.2.2. Kết quả Phân tích mối tương quan giữa Đa dạng sinh học (H’) thảm thực vật với chỉ số tác động
hiện trường SDI 5553
4.3. Tổng hợp đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học
5755
4.3.1. Tổng hợp đề xuất giải pháp về chính sách và quản lý bền vững tài nguyên rừng. 5755
4.3.2. Tổng hợp đề xuất giải pháp nâng cao sự nhận thức cộng đồng, phát triển các hình thức tiếp cận
tham gia về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. 5957
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6159
5.1. Một số kết luận 6159
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5.2. Tồn tại và kiến nghị 6260
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 6462

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Phƣơng pháp xác định độ tàn che (Rastogi, 1999). 27
Bảng 2: chỉ số tác động hiện trƣờng (Site Disturbance Index - SDI) 30
Bảng 3: Kết quả phân tích chỉ số IVI tại 1 số khu vực điển hình thuộc nhóm 1 33
Bảng 4: Kết quả phân tích chỉ số IVI tại 1 số khu vực điển hình thuộc nhóm 2 35
Bảng 5: Kết quả phân tích chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index- IVI) đối với

cây Bụi tại Thung Chò Cả 39
Bảng 6: Kết quả phân tích chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index- IVI) đối với
cây thân thảo tại Thung Chò Cả 40
Bảng 7: Kết quả thống kê tỷ lệ A/F từng địa điểm khu vực nghiên cứu 40
Bảng 8: Kết quả phân tích định lƣợng các chỉ số đa dạng sinh học thảm thực vật các khu vực
nghiên cứu Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn (địa điểm 1-15): 42
Bảng 9: Bảng kết quả đánh giá chỉ số tác động hiện trƣờng (Site Disturbance Index - SDI)
các khu vực nghiên cứu tại RĐD Hƣơng sơn. 54
Bảng 10. Hàm tƣơng quan giữa chỉ số đa dạng sinh học H’ với chỉ số tác động hiện trƣờng
SDI của thảm thực vật cây gỗ, cây bụi và cây thảo các khu vực nghiên cứu 55

Bảng
Tên bảng
Trang
1
Chỉ số tác động hiện trƣờng (Site Disturbance Index - SDI)
28
2
Phƣơng pháp xác định độ tàn che (Rastogi, 1999).
31
3
Kết quả phân tích chỉ số IVI tại 1 số khu vực điển hình thuộc nhóm 1
(Các loài có trật tựu ƣu thế và phát triển ổn định)
34
4
Kết quả phân tích chỉ số IVI tại 1 số khu vực điển hình thuộc nhóm 2
(cạnh tranh, lấn át chiếm ƣu thế)
36
5
Kết quả phân tích chỉ số giá trị quan trọng IVI đối với cây bụi tại

Thung Chò cả
39
6
Kết quả phân tích chỉ số giá trị quan trọng IVI đối với cây thảo tại
Thung Chò cả
40
7
Kết quả thống kê tỷ lệ A/F từng địa điểm khu vực nghiên cứu
42
8
Kết quả phân tích định lƣợng các chỉ số đa dạng sinh học thảm thực vật
các khu vực nghiên cứu Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn (địa điểm 1-15):
43
9
Bảng kết quả đánh giá chỉ số tác động hiện trƣờng (Site Disturbance
Index - SDI) các khu vực nghiên cứu tại RĐD Hƣơng sơn.
55
10
Hàm tƣơng quan giữa chỉ số đa dạng sinh học H’ với chỉ số tác động
hiện trƣờng SDI của thảm thực vật cây gỗ, cây bụi và cây thảo các khu
vực nghiên cứu
56
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ so sánh chỉ số IVI của cây gỗ tại các khu vực nghiên cứu 37
Biểu đồ 2: Phân tích Đƣờng cong Đa dạng ƣu thế (D-D curve) quần xã cây gỗ một số khu vực
nghiên cứu điển hình. 44
Biểu đồ 3: Đồ thị quan hệ giữa chỉ số tác động hiện trƣờng SDI (Site Disturbance Index) với
chỉ số đa dạng sinh học H (Shannon & Weiner) 55



Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
1
Biểu đồ so sánh chỉ số IVI của cây gỗ tại các khu vực nghiên cứu
38
2
Biểu đồ so sánh chỉ số IVI cây bụi tại các khu vực nghiên cứu
40
3
Biểu đồ so sánh chỉ số IVI cây thân thảo tại các khu vực nghiên cứu
41
4
Phân tích Đƣờng cong Đa dạng ƣu thế (D-D curve) quần xã TV NC
46
5
Đồ thị quan hệ giữa chỉ số tác động hiện trƣờng SDI (Site Disturbance
Index) với chỉ số đa dạng sinh học H (Shannon & Weiner)
56

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ
lục
Tên phụ lục
Trang
1
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ: Bến
đá - rừng vài.
70
2
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ:
Thung sâu
72
3
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ: Chùa
Hinh bồng
74
4
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ: Cật
Long vân
76
5
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ: Cật
mét
77
6
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ:
Thung Vƣơng
79
7
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ:

Giếng chén
81
8
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ:
Thung con gà
83
9
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ:
Thung tiêu
85
10
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ: Chò
cả
87
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ: Đồi
tuyết sơn
89
12
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ: Núi
đền trình
91
13
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ:

Thung cháu
92
14
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ:
Thung Râu
93
15
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Gỗ: Đồi
tiên sơn
94
16
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Bụi:
Điển hình tại Thung Chò Cả
97
17
Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index) của cây Thân
thảo: Điển hình tại Thung Chò Cả
98
18
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Bến Đá – Rừng Vài…………………
99
19
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Thung Sâu
100
20
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Chùa Hinh Bồng
101
21
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Cật Long Vân
103

22
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Cật Mét
104
23
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Thung Vƣơng
105
24
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Giếng chén
106
25
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Thung Con Gà
108
26
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Thung Tiêu
110
27
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Thung Chò Cả
111
28
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Đồi Tuyết Sơn
112
29
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Núi Đền Trình
113
30
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Thung Cháu
114
31
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Thung Râu
115

32
Tính toán các chỉ số SR, Cd & H: Đồi Tiên Sơn
116
33
Danh lục các loài cây gỗ tại Rừng đặc dụng Hƣơng sơn.
118
34
Một số hình ảnh khảo sát nghiên cứu


Luận văn Thạc sỹ Sinh học

vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH M ỤC CHỮ VIẾT TẮT
(Xếp theo thứ tự A B C)
BDS
Hệ thống chia sẻ lợi ích
CBD
Công ƣớc đa dạng sinh học
Cd
Chỉ số mức độ chiếm ƣu thế
ĐDSH
đa dạng sinh học
FAO
Tổ chức Nông - Lƣơng của LHQ
FCPF
Quỹ đối tác lâm nghiệp Carbon

GoV
Chính phủ
H’
Chỉ số đa dạng sinh học Shannon & Weiner
IVI
Chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index)
MARD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
MONRE
Bộ tài nguyên và Môi trƣờng
OTC
Ô tiêu chuẩn
RBA
Diện tích tiết diện tƣơng đối (Relative basal area)
RC
Độ tàn che tƣơng đối (RC)
RD
Mật độ tƣơng đối (Relative density)
RĐD
Rừng đặc dụng
REDD+
Giảm phát thải nhà kính do phá rừng, suy thoái rừng và tăng
cƣờng trữ lƣợng carbon ở các nƣớc đang phát triển
RF
Tần xuất xuất hiện tƣơng đối (Relative frequency )
SDI
Chỉ số tác động hiện trƣờng (Site Disturbance Index)
SNV
Tổ chức phát triển Hà Lan
SR

Chỉ số Độ phong phú loài (Species Richness)
UNREDD
Chƣơng trình hợp tác của Liên hợp quốc về Giảm phát thải nhà
kính do phá rừng, suy thoái rừng và tăng cƣờng trữ lƣợng carbon ở
các nƣớc đang phát triển rừng, suy thoái rừng và tăng cƣờng trữ
lƣợng carbon ở các nƣớc đang phát triển
VQG
Vƣờn Quốc Gia
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 1

MỞ ĐẦU
Quần thể di tích Hƣơng Sơn, Mỹ Đức là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Hà
Nội, không những thế đây còn là niềm tự hào của thiên nhiên Việt Nam với “Nam
Thiên đệ nhất động’’. Sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện tự nhiên với các điều kiện văn
hoá xã hội của Hƣơng Sơn đã thu hút hàng chục vạn khách du lịch trong nƣớc và quốc
tế hàng năm. Từ hàng trăm năm nay, trẩy hội chùa Hƣơng đã là nhu cầu không thể
thiếu của du khách bốn phƣơng mỗi dịp xuân về.
Về lịch sử hình thành và phát triển, khu di tích Hƣơng Sơn có trong danh sách các khu
rừng đặc dụng Việt Nam theo Quyết định số 194/CT, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trƣởng, là Khu Văn hoá-Lịch sử Chùa Hƣơng Tích với diện tích 500 ha (Bộ
NN&PTNT, 1997). Mục tiêu của khu Rừng đặc dụng này là "Bảo vệ rừng trên núi đá
vôi và cảnh quan nổi tiếng của vùng" (Sung 1994)

Năm 1992, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã xây dựng dự án đầu tƣ lấy tên là Khu
Văn hoá-Lịch sử Chùa Hƣơng với diện tích đề xuất là 4.354 ha (Anon 1992). Dự án
đầu tƣ trên đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt ngày
14/4/1993 và đƣợc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt ngày 6/5/1993 theo
Quyết định số 230/QĐ-UB. Ngày 19/3/1994 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây(cũ) đã có
Quyết định số 316/QĐ-UB về việc thành lập Ban quản lý Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn
hoạt động dƣới sự quản lý của Sở NN&PTNT tỉnh và đƣợc chính phủ công nhận có
trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010, do Cục Kiểm lâm (nay
là Tổng cục Lâm nghiệp) - Bộ NN&PTNT đề xuất xây dựng với diện tích 4.355 ha.
Về Đa dạng sinh học, Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn nằm trong hệ thống các dãy núi đã
vôi. Thiên nhiên phong phú đa dạng đan xen giữa các hệ sinh thái rừng núi đá vôi,
thung lũng núi đất, ven khe suối và hệ thuỷ sinh suối Yến nổi tiếng tạo cho nơi đây là
nơi cƣ trú thuận lợi của nhiều thể loại sinh vật khác nhau, cái nôi của nhiều nguồn gen
quý giá. Với vùng chính 4.355 ha và 1.191 ha vùng đệm. Theo số liệu điều tra năm
2011, hệ thực vật rừng đặc dụng Hƣơng Sơn Hà Nội có 185 họ, 577 chi, 873 loài,
trong đó có 25 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ. Hệ động vật của rừng có
288 loại thuộc 84 họ, 26 bộ, trong đó có 40 loài động vật quý hiếm có giá trị kinh tế
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 2

cao và một số loài mới phát hiện đƣợc trong năm 2011. Thành phần côn trùng của
rừng đặc dụng Hƣơng Sơn Hà Nội cũng rất phong phú với 374 loài thuộc 65 họ, 13 bộ
(Giáp 2012). Đó chính là những tiềm năng rất to lớn của một khu hệ sinh thái cho các
khía cạnh nghiên cứu, bảo tồn, phát triển bền vững du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng
và tham quan thám hiểm.
Tuy nhiên, tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học thực vật cần
phải đƣợc đánh giá cụ thể và đƣợc thể hiện bằng những chỉ số định lƣợng khoa học
trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá phân tích hệ thống cho toàn bộ khu hệ .
Để tạo dựng đƣợc đầy đủ các dữ liệu khoa học cần thiết về đa dạng sinh học thảm thực

vật của khu hệ, thông qua các chỉ số định lƣợng khoa học, đề tài “Nghiên cứu đánh
giá đa dạng sinh học thảm thực vật rừng đặc dụng Hương sơn dưới các mức độ tác
động hiện trường khác nhau và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững” cần
đƣợc thực hiện nhằm phân tích đánh giá định lƣợng các chỉ số đa dạng sinh học thảm
thực vật, đánh giá ảnh hƣởng của các mức độ tác động khác nhau của con ngƣời tới
các chỉ số đa dạng sinh học loài thảm thực vật rừng đặc dụng Hƣơng Sơn, làm cơ sở
cho đề xuất các giải pháp phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, du lịch sinh
thái, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng và cộng đồng.
Các nội dung thực hiện chủ yếu của đề tài bao gồm (1) Nghiên cứu đánh giá các chỉ
số đa dạng sinh học loài thảm thực vật rừng đặc dụng Hƣơng Sơn (2) phân tích đánh
giá các mức độ tác động hiện trƣờng của các khu vực nghiên cứu (3) Tổng hợp đề xuất
giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 3

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3.1. Trên thế giới
Công ƣớc Quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học (CBD 1992) đã đƣợc 179 nƣớc trên thế
giới thông qua, trong đó có Việt Nam. Đa dạng sinh học là một dạng tài nguyên thiên
nhiên, đƣợc quản lý ở các cấp địa phƣơng khu vực nhƣng lại có tầm ảnh hƣởng quốc
gia và toàn cầu. Một lĩnh vực quan trọng trong quản lý đa dạng sinh học đó là đánh giá
bao gồm đánh giá định lƣợng đa dạng sinh học với các chỉ số cụ thể, đánh giá các giá
trị của tài nguyên đa dạng sinh học cũng nhƣ các tác động và sản phẩm của sự đa dạng
này.
Về nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học và định lượng đa dạng sinh học. Đây là
lĩnh vực nghiên cứu mà từ lâu đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan
tâm, vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố. Đa dạng sinh học
thu hút sự quan tâm của tất cả cộng đồng và các nhà khoa học bởi nhu cầu tìm hiểu và
tầm quan trọng của nó đối với con ngƣời. Thế giới sinh học trên thái đất đã phải mất

hàng triệu năm để phát triển đƣợc đến ngày nay, lại đang bị tàn phá một cách nhanh
chóng (Sharma 2003). Khoảng 20% tổng số các loài hiện có đã bị biến mất trong vòng
30 năm và 50% hoặc hơn nữa sẽ bị mất đi vào cuối thế kỷ 21 (Sharma 2004). Nguyên
nhân của sự suy thoái tài nguyên sinh học chính là do những hoạt động của con ngƣời
nhƣ là sự tàn phá các khu vực sinh sống tự nhiên, khai thác bừa bãi, ô nhiễm, du nhập
và xản xuất ồ ạt các loài cây trồng và vật nuôi vv Đa dạng sinh học chƣa từng bao
giờ chứng tỏ vai trò giá trị của nó nhƣ hiện nay trong bối cảnh khủng hoảng môi
trƣờng khu vực và toàn cầu ngày một tăng cao không ngừng. Do vậy nỗ lực yêu cầu
đặt ra là nhằm bảo tồn phát triển và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh
học ở cả 3 mức là gen, loài và hệ sinh thái (Verma 2000). Trên trái đất có khoảng 10 –
100 triệu loài sinh vật đang sinh sống, trong đó khoảng 1,7 triệu loài đã đƣợc định tên,
mô tả (Hawksworth 1995). Mỗi loài bao gồm nhiều quần thể trong đó có nhiều cá thể
khác nhau. Các loài chung sống cạnh tranh, tƣơng tác và trao đổi với nhau và với môi
trƣờng sống dƣới nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên các hệ sinh thái. Hơn
thế nữa, Rừng đƣợc coi là sinh cảnh cực kỳ quan trọng xét về mặt đa dạng sinh học mà
chúng sở hữu. Lấy số lƣợng loài làm ví dụ minh chứng cho tính đa dạng sinh học.
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 4

Tổng số sinh vật đƣợc mô tả và phát hiện lên đến khoảng 1,75 triệu loài và ngƣời ta
phỏng đoán rằng con số này chỉ chiếm 13% số lƣợng thực tế. Có nghĩa là số loài thực
tế có thể là 13,6 triệu (Hawksworth 1995, Stork 1999). Bao nhiêu trong tổng số này trú
ngụ ở các cánh rừng trên thế giới vẫn là điều chƣa đƣợc biết đến. Theo Wilson
(Wilson 1992) cho rằng có lẽ một nửa trong số các loài đƣợc biết đến sống ở rừng
nhiệt đới và còn rất nhiều loài sẽ tiếp tục đƣợc khám phá ở các khu rừng nhiệt đới. Mất
rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới – môi trƣờng sống quan trọng của đa dạng sinh học,
đồng nghĩa với việc mất đi tính đa dạng sinh học của nhân loại. Theo thống kê của Tổ
chức Nông Lƣơng thế giới (FAO), ƣớc tính khoảng 24% các loài động vật có vú trên
trái đất và khoảng 12% các loài chim đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên

nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài vật kể trên là chúng bị mất đi môi
trƣờng sống quen thuộc, mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng (FAO 2005). Theo Viện
Tài nguyên thế giới việc chặt phá rừng nhiệt đới ƣớc tính sẽ làm mất đi 5 – 15% các
loài sinh vật trên trái đất trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2020. Trung
Quốc là 1 trong những nƣớc rất quan tâm đến bảo tồn đa dạng sinh học và giá trị to lớn
của nó. Theo kết quả mà các nhà nghiên cứu nƣớc này công bố thì giá trị đa dạng sinh
học của rừng Trung Quốc là 7.030,8 tỷ NDT (khoảng 878 tỷ USD). Trong đó giá trị đa
dạng sinh học của rừng nhiệt đới là cao nhất, khoảng 59.346 NDT/ha (tƣơng đƣơng
7.418 USD/ha) và thấp nhất là rừng ở khu cao nguyên Thanh Tạng, bình quân là
4.395NDT/ha (khoảng 549,4 USD). Giá trị đa dạng sinh học của rừng Trung Quốc
bình quân cho mỗi hécta mỗi năm là 58.474 NDT (khoảng 7.039 USD) dẫn theo (Mai
2006).
Đánh giá đa dạng sinh học đƣợc nhiều ngƣời thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm và đƣợc
tiến hành ở cả phạm vi địa phƣơng khu vực, quốc gia và quốc tế. Đa dạng sinh học
phức tạp đến mức khó có thể đánh giá một cách đầy đủ kỹ lƣỡng. Thậm chí trên một
hiện trƣờng chúng ta cũng không thể đánh giá định lƣợng đƣợc đầy đủ tất cả khía cạnh
của đa dạng sinh học loài. Phƣơng pháp đánh giá và giá trị đa dạng sinh học phụ thuộc
nhiều vào các giá trị cộng đồng và quan điểm xã hội tồn tại bên trong nó (Vermeulen
and Koziell 2002). Nguồn lợi từ đa dạng sinh học bao gồm các giá trị sử dụng trực
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 5

tiếp, giá trị gián tiếp và các giá trị không sử dụng, trong đó quan trọng nhất là “giá trị
lựa chọn” cho việc sử dụng tài nguyên sinh học trong tƣơng lai.
Trƣớc đây, các nghiên cứu về đa dạng sinh học thƣờng tập trung ở mức độ quy mô lớn
chẳng hạn nhƣ phạm vi khu vực và toàn cầu (Sharma 2004). Một khối lƣợng lớn thời
gian và nhân lực đã tiêu tốn mà chỉ để liệt kê những tên loài, tên chi, trong khi đó
những hiểu biết quan trọng về cấu trúc và chức năng của các cộng đồng/quần thể lại
đạt đƣợc rất ít. Do đó, hiện nay các nghiên cứu đã chuyển từ quy mô lớn sang những

quy mô nhỏ địa phƣơng nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao hơn (Sharma 2004)
Về các nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học loài thảm thực vật: Theo Mooney
(1992), số loài cây gỗ có D1,3 >2,5cm trong một ô tiêu chuẩn có diện tích 0,1 ha thì ở
vùng Địa Trung Hải (24-136 loài) tƣơng tự nhƣ trong rừng khô nhiệt đới và rừng mƣa
bán thƣờng xanh (41-125 loài); trong rừng mƣa thƣờng xanh nhiệt đới số loài cao hơn
nhiều (118-136 loài). Số loài bình quân trong rừng ôn đới khoảng 21- 48 loài. Sự đa
dạng về loài của rừng mƣa nhiệt đới đƣợc diễn đạt bằng công thức Shannon-Weiner
(1971) nhƣ là một thông số so sánh mật độ tham gia của mỗi loài với H = 6,0 (cực đại
có thể 6,2 = 97%) lớn gấp 10 lần so với rừng lá rộng ôn đới (0,6). Thông số này giảm
dần từ vùng nhiệt đới đến hai cực và phụ thuộc vào các lục địa khác nhau. Theo lý
thuyết ốc đảo của Mac Arthur-Wilson (1971) thì số lƣợng loài tƣơng tự bằng căn bậc
bốn của diện tích ốc đảo. (Công thức tính nhanh: diện tích tăng lên 10 lần có nghĩa là
số loài tăng lên gấp đôi). Ngƣợc lại, diện tích bị thu hẹp lại có nghĩa là một số loài
tƣơng ứng sẽ bị tiêu diệt hoặc phải đấu tranh để tồn tại (Wilson 1992)
Theo Verma (Verma 2000) khi nghiên cứu cấu trúc phân bố của thảm thực vật thảo
mộc trong rừng trồng Tectona grandis (rừng tếch 7 tuổi) cho thấy là hầu hết các loài
trong quần thể nghiên cứu đều có giá trị A/F >0.05, và có dạng phân bố Contagious,
các điều kiện sống ổn định, không chịu những tác động hay thay đổi lớn của điều kiện
môi trƣờng. Kết quả IVI cho thấy đƣợc chật tự ƣu thế trong quần thể thực vật nghiên
cứu, trong đó loài Hyptis suaveolens là ƣu thế cao nhất với giá trị IVI cao nhất là
62,66, tiếp theo là Cassia mimosoides (47,39) và Cassia absus (41.27). Tuy nhiên
mức độ ƣu thế giữa các loài trong quần thể nghiên cứu này chƣa cao đến mức mà một
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 6

hoặc hai loài chiếm giữ hầu hết giá trị IVI trong tổng số 300 và do đó lấn át mạnh các
loaì còn lại.
Trong kết quả nghiên cứu của Pandey et al (2002) khi nghiên cứu chỉ số đa dạng sinh
học H’ của thảm thực vật một số hiện trƣờng hệ sinh thái rừng ôn đới ẩm Tây

Himalaya, cho thấy rằng, chỉ số đa dang sinh học H’ của thảm thực vật rừng ôn đới
ẩm này là tƣơng đối thấp so với rừng nhiệt đới ẩm, giá trị H của cây gỗ đạt cao nhất là
2,25, cây bụi là 2,31 và cây thảo là 2,69.
Ngoài ra chỉ số H còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ đặc điểm khí hậu, vĩ độ,
độ cao tƣơng đối, mức độ ô nhiễm của môi trƣờng. Các rừng mƣa nhiệt đới ẩm thƣờng
có chỉ số H rất cao từ 5.06- 5.40 so với 1.16 – 3.40 cho rừng ôn đới (Braun 1950);
Monk 1967; Riser and Rice, 1971; Singhal et al., 1986) và cũng cho cả rừng trồng
nhiệt đới (Pandy et al., 1988) . Chỉ số H sẽ thấp dần nếu đi từ xích đạo tới cực bắc và
cực nam, và đi từ các vùng núi thấp lên vùng núi cao. Chỉ số H của các lƣu vực nƣớc ô
nhiễm nặng chỉ là 1 hoặc nhỏ hơn, trong khi đó ở các lƣu vực nƣớc sạch có thể là 2, 3
hoặc cao hơn.
Về lĩnh vực nghiên cứu tƣơng quan giữ chỉ số tác động hiện trƣờng (Site
Disturbance Index – SDI) với chỉ số đa dạng sinh học. Đây là vấn đề rất quan trọng,
là cơ sở cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách thực hiện các giải pháp nhằm bảo
tồn phát triển bền vững đa dạng sinh học. Bongers và cộng sự (2009) đã xác định rằng
trong các khu rừng nhiệt đới, đa dạng cao và đạt giá trị đỉnh tại mức yếu tố tác động
hiện trƣờng ở mức trung bình, nhƣng mối tƣơng quan này khác nhau giữa khu rừng
khô và các khu rừng ẩm ƣớt, vì cấu trúc và chức năng của các loại rừng này khác nhau
nên dẫn đến phản ứng khác nhau ở các loài (Bongers et al. 2009). Theo kết quả nghiên
cứu đã đƣợc công bố thì trong các hiện trƣờng nghiên cứu, chỉ số Shannon-Wiener (H)
dao động trong khoảng từ 2.63-5.08. Sự khác biệt lớn trong Shannon H' trong các hiện
trƣờng nghiên cứu phản ánh sự khác biệt về điều kiện hiện trƣờng sinh thái và điều
kiện ảnh hƣởng tác động đến hiện trƣờng. Giá trị cao nhất của chỉ số 'H đạt đƣợc ở
hiện trƣờng có sự tác động trung bình. Theo Risser và Rice (1971) báo cáo rằng, trong
rừng mƣa nhiệt đới thì đa dạng loài thực vật cao hơn nhiều so với các khu rừng ôn đới.
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 7

Ở những khu rừng ôn đới, giá trị H’ cao nhất chỉ từ 2,0 đến 3,0. Trong khi theo Braun

(1950) thì giá trị H’ đạt khoảng từ 1,7 đến 3,4 trong rừng ở miền đông Bắc Mỹ. Đối
với rừng mƣa nhiệt đới, thì sự đa dạng cao hơn (5.4) (Knight 1975).
Các nghiên cứu cho đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng
sinh học: Đây là một vấn đề đang đƣợc rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm, bởi vai trò và giá trị của đa dạng sinh học chƣa đƣợc khai thác đúng với giá trị
thực tế của nó, nếu chỉ tính riêng giá trị hữu hình (giá trị sử dụng trực tiếp) từ tài
nguyên rừng và đa dạng sinh học thì rất nhỏ, nhƣng nếu xét về mặt giá trị dịch vụ và
môi trƣờng của rừng thì vô cùng lớn, vì vậy nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên
cứu đánh giá giá trị của đa dạng sinh học trên nhiều khía cạnh khác nhau, cả giá trị
trực tiếp và giá trị gián tiếp. Theo kết quả đánh giá của Hamilton (1983) về vai trò to
lớn của rừng trong việc phòng hộ đầu nguồn đã đƣợc khẳng định. Các chức năng này
bao gồm: giữ đất – và do đó kiểm soát xói mòn và quá trình lắng đọng bùn cát; điều
tiết dòng chảy hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn nƣớc, kiểm soát chất lƣợng nƣớc, Việc
mất đi lớp rừng che phủ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu diễn ra việc khai
thác gỗ bừa bãi hoặc sử dụng đất không hợp lý (Hamilton 1983). Vai trò của Lƣợng
giá giá trị của rừng trong phòng hộ đầu nguồn cũng đã đƣợc nghiên cứu. Giá trị của
rừng trong hạn chế xói mòn là rất đáng kể. Xói mòn đất ở nơi phát rừng làm rẫy cao
gấp 10 lần ở những khu vực có rừng tự nhiên. Song song với quá trình xói mòn là sự
tích tụ chất lắng đọng tại các vùng lòng chảo gây ra thiệt hại cho các công trình thuỷ
lợi, ƣớc tính khoảng 4USD/ha/năm và các hồ nhân tạo ƣớc tính lên tới 6 tỷ USD/năm
(Mahmood, 1987). Trong khi đó, nếu đƣợc rừng bảo vệ, lợi ích về chống xói mòn,
rửa trôi, kiểm soát dòng chảy có thể lên tới 80 USD/ha/năm (Cruz et al, 1988).
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về nguyên nhân biến đổi khí hậu, đã đánh giá thực vật có
vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu hiện tƣợng nóng lên toàn cầu. Sự phân hủy
hoặc đốt các vật chất hữu cơ sẽ trả lại cácbon vào khí quyển. Nhiều nghiên cứu đã xác
định lƣợng các bon và các bon hấp thụ ở nhiều loại rừng khác nhau. Brown và Pearce
(1994) có đƣa ra các số liệu đánh giá lƣợng carbon và tỷ lệ thất thoát đối với rừng
nhiệt đới. Một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thu đƣợc 280 tấn carbon/ha và sẽ giải
phóng 200 tấn carbon nếu bị chuyển thành du canh du cƣ và sẽ giải phóng nhiều hơn
Luận văn Thạc sỹ Sinh học


Lê Thành Công Trang 8

một chút nếu đƣợc chuyển thành đồng cỏ hay đất nông nghiệp. Rừng trống có thể hấp
thụ khoảng 115 tấn carbon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi
sang canh tác nông nghiệp (Brown 1994). Đa số các nhà khoa học môi trƣờng cho
rằng việc gia tăng các khí nhà kính gây ra hiện tƣợng nóng lên toàn cầu, có thể sẽ làm
nhiệt độ trái đất tăng thêm nhanh chóng từ 1 đến 5 độ C. Hiện tƣợng này có thể dẫn
đến việc tan băng, từ đó sẽ gây ra những thay đổi đối với các hệ sinh thái ở dãy
Himalaya, dãy Andes, và các vùng đất thấp hơn chịu ảnh hƣởng của các dãy núi này.
Nhằm hạn chế phát thải và sự biến đổi khí hậu toàn cầu, Nghị định thƣ Kyoto đƣợc
180 quốc gia ký kết năm 1997, đạt đƣợc cam kết của 38 nƣớc công nghiệp phát triển
trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2012 xuống mức 5,2%, thấp hơn so
với mức phát thải năm 1990 (FCCC 1997). Với sự ra đời của Nghị định thƣ Kyoto, vai
trò của rừng trong giảm phát thải khí nhà kính và sự nóng lên toàn cầu đã đƣợc khẳng
định. Giá trị này của rừng đã phần nào đƣợc ƣớc tính. Giá trị hấp thụ CO2 của các khu
rừng tự nhiên nhiệt đới thì khoảng từ 500 – 2.000 USD/ha và giá trị này với rừng ôn
đới đƣợc ƣớc tính ở mức từ 100 – 300 USD (Zhang, 2000). Giá kinh tế về giá trị hấp
thụ CO2 ở rừng Amazon đƣợc ƣớc tính là 1.625USD/ha/năm, trong đó rừng nguyên
sinh là 4.000 – 4.400 USD/ha/năm, rừng thứ sinh là 1.000 – 3.000 USD/ha/năm và
rừng thƣa là 600 – 1.000 USD/ha/năm (Camille Bann và Bruce Aylward, 1994).
Nhƣ đã trình bày ở trên, rừng có vai trò không thể thiếu đƣợc trong việc cung cấp các
sản phẩm cho một số ngành sản xuất và đặc biệt là cung cấp các dịch vụ môi trƣờng.
Các sản phẩm từ rừng và các dịch vụ của rừng đã và đang mang lại những lợi ích cho
cộng đồng địa phƣơng và Quốc tế.
Thị trƣờng về dịch vụ môi trƣờng của rừng trên phạm vi toàn cầu đã đƣợc xem xét và
đánh giá. Theo đó rừng có tác dụng cung cấp các dịch vụ môi trƣờng gồm: Bảo tồn đa
dạng sinh học, hấp thụ các bon, bảo vệ đầu nguồn, vẻ đẹp cảnh quan, vv. Nghiên cứu
đã xác định cơ cấu giá trị cho các loại dịch vụ môi trƣờng của rừng là: Hấp thụ các bon
chiếm 27%; Bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; Bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%; Vẻ

đẹp cảnh quan chiếm 17% và giá trị khác chiếm 10% (Porras. 2002).
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 9

Giá trị dịch vụ do hệ sinh thái rừng trên toàn trái đất đƣợc ƣớc tính là khoảng 33.000 tỷ
USD/năm. Riêng ở Bristish Clubia, rừng đã giúp cho các cộng đồng địa phƣơng tránh
đƣợc chi phí xây dựng các nhà máy lọc nƣớc, ƣớc tính khoảng 7 triệu USD/nhà máy
và 300.000 USD vận hành mỗi năm (bank 1998).
Nhƣ vậy có thể thấy, giá trị của rừng là rất to lớn mà đặc biệt là giá trị môi trƣờng và
dịch vụ môi trƣờng của rừng. Với tầm quan trọng này nhiều tổ chức, quốc gia đã hình
thành các cơ chế khác nhau nhằm quản lý dịch vụ môi trƣờng rừng trên quan điểm coi
dịch vụ môi trƣờng là một loại hàng hoá. Một sốquốc gia đã tiến hành nghiên cứu và
xây dựng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trƣờng - PES (Payment for Environment
Services - PES) nhằm quản lý bền vững các dịch vụ môi trƣờng rừng. Theo đó, các
khái niệm và thuật ngữ đƣợc thừa nhận để chỉ sự thƣơng mại các dịch vụ môi trƣờng
nhƣ: chi trả (Payments), đền đáp (Reward), thị trƣờng (Market), Bồi thƣờng
(Compensation)(Wunder 2005). Đây đƣợc coi là những xu hƣớng mới nhằm quản lý
dịch vụ môi trƣờng rừng và hƣớng tới phát triển bền vững.
2.3.2. Trong nƣớc
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt Nam là
một trong 16 nƣớc có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới. Đặc điểm về vị
trí địa lý, khí hậu của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái, đa
dạng về các loài sinh vật và trở thành một trong những khu vực có tính ĐDSH cao của
thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của
thế giới. (MARD 2002)
ĐDSH có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng
sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vƣợng của loài ngƣời và sự bền vững
của thiên nhiên trên trái đất. Theo ƣớc tính, giá trị của tài nguyên ĐDSH toàn cầu cung
cấp cho con ngƣời là 33.000 tỷ đô la mỗi năm. Đối với Việt Nam, nguồn tài nguyên

ĐDSH trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hàng năm cung cấp cho đất
nƣớc khoảng 2 tỷ đô la.(Nguyễn Huy Dũng 2008)
Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, đƣợc
công nhận là một quốc gia ƣu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Các hệ sinh thái của Việt
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 10

Nam giàu có và đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, cùng tạo nên môi
trƣờng sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động,
thực vật độc đáo của Việt Nam không có ở nơi nào khác trên thế giới, đã khiến cho
Việt Nam trở thành nơi tốt nhất – trong một số trƣờng hợp là nơi duy nhất - để bảo tồn
các loài đó.
Năm 2008, Việt Nam có khỏang 19,2 triệu ha đất lâm nghiệp, nhƣng trong đó chỉ có
13,1 triệu ha có rừng, diện tích còn lại chủ yếu là đất trống đồi núi trọc. Trong số diện
tích có rừng, 10,3 triệu ha là rừng tự nhiên và 2,8 triệu ha rừng trồng. Xét về góc độ
quản lý, rừng Việt Nam đƣợc phân làm 3 loại: rừng đặc dụng với 2,2 triệu ha; rừng
phòng hộ với 5,7 triệu ha và rừng sản xuất với 8,3 triệu ha
Độ che phủ của rừng Việt Nam có sự thay đổi rất lớn trong vòng 50 năm gần đây. Từ
năm 1943 đến đầu những năm 90, khoảng 5 triệu ha rừng bị mất, chủ yếu là do chuyển
đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang canh tác nông nghiệp, do chiến tranh tàn
phá và do nhu cầu phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Độ che phủ của rừng đã xuống tới
mức kỷ lục vào năm 1990 với khoảng 27%. Tuy nhiên, trong khỏang 10 năm, từ 1990
đến 2000, với nỗ lực tột bậc về tái trồng rừng, Việt Nam đã đạt đƣợc tốc độ trồng rừng
bình quân vào khỏang 236.000 ha/năm, tƣơng đƣơng với 2,5% độ che phủ mỗi năm.
Trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2005, mức độ tăng bình quân là 2,1%/ năm và vào
năm 2008, độ che phủ của rừng đã đạt 38,7% ((MARD) 2009b)
Tuy nhiên, con số này không giống nhau ở các vùng. Tại Tây Nguyên, mất rừng và
suy thoái rừng chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Ở các vùng
khác, ví dụ nhƣ Bắc Trung Bộ, mất rừng có xảy ra nhƣng với tốc độ thấp hơn nhiều và

độ che phủ của rừng đƣợc duy trì khá ổn định ((MARD) 2009a)
Về nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học và định lƣợng đa dạng sinh học.
Hiện nay, nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt
Nam bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trƣờng sống bị thu hẹp diện tích và nhiều
taxon loài (bậc phân loại) và dƣới loài đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng trong
một tƣơng lai gần. Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 11

biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH
của đất nƣớc. Trong đó có chính sách đầu tƣ cho nghiên cứu bảo tồn, đánh giá thực
trạng tài nguyên đa dạng sinh học. Mặc dù chƣa có con số chính thức đánh giá giá trị
đa dạng sinh học của Việt Nam, nhƣng không thể phủ nhận giá trị to lớn và tầm quan
trọng của bảo tồn đa dạng sinh học. Do vậy, đầu tƣ cho bảo tồn đa dạng sinh học từ
Chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm gần
đây. Trong giai đoạn 1996 – 2004, tổng đầu tƣ cho bảo tồn đa dạng sinh học đạt 256
triệu USD, trong đó từ ngân sách chính phủ là 81,6 triệu USD (chiếm 32%) và từ các
nhà tài trợ quốc tế là 177 triệu USD (chiếm 68%). Riêng trong năm 2005, tổng đầu tƣ
cho bảo tồn đa dạng sinh học có thể đạt 51,8 triệu USD ((MONRE) 2005)
Các kết quả nghiên cứu về định lƣợng đa dạng sinh học cũng đã đƣợc các nhà nghiên
cứu quan tâm, vì nó là cơ sở cho các giải pháp bảo tồn phát triển bễn vững tài nguyên
đa dạng sinh học. Theo kết quả nghiên Hoàng Việt Anh và cộng sự (Anh et al. 2008,
Cong and Huy 2009) báo cáo đa dạng sinh học (H ') tại Rừng đặc dụng hƣơng sơn, thì
H’ dao động trong khoảng 3,83 - 5,50. Những kết quả này phù hợp với các nghiên cứu
hiện nay, kết quả đó cho rằng: chỉ số Shannon-Wiener (H) dao động trong khoảng từ
2.63-5.08. Sự khác biệt lớn trong Shannon H' trong các hiện trƣờng nghiên cứu phản
ánh sự khác biệt về điều kiện hiện trƣờng sinh thái và điều kiện ảnh hƣởng tác động
đến hiện trƣờng. Giá trị cao nhất của chỉ số 'H đạt đƣợc ở hiện trƣờng có sự tác động
trung bình. Theo Risser và Rice (1971) báo cáo rằng, trong rừng mƣa nhiệt đới thì đa

dạng loài thực vật cao hơn nhiều so với các khu rừng ôn đới. Ở những khu rừng ôn
đới, giá trị H’ cao nhất chỉ từ 2,0 đến 3,0. Trong khi theo Braun (1950) thì giá trị H’
đạt khoảng từ 1,7 đến 3,4 trong rừng ở miền đông Bắc Mỹ. Đối với rừng mƣa nhiệt
đới, thì sự đa dạng cao hơn (5.4) (Knight 1975).
Cũng theo tác giả Lê Quốc Huy, khi nghiên cứu chỉ số tác động hiện trƣờng SDI đối
với lâm phần Ƣơi tại 3 khu vực sinh thái khác nhau là VQG Cát tiên, RĐD Đăk uy và
VQG Bạch mã, kết quả cho thấy: Trong các hiện trƣờng nghiên cứu, Chỉ số Đa dạng
Shannon (H’) giao động mạnh từ 1.19 đến 5.08 và tốc độ tăng trƣởng quần thể (λ) giao
động từ 0.981 đến 1.022. Trong đó, hiện trƣờng Bạch Mã có giá trị H’ cao nhất, nơi có
SDI trung bình và ở đó cây ƣơi có sinh trƣởng tốt nhất, với giá trị λ cao nhất. Giá trị
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 12

H’ thấp nhất tại Nam Cát Tiên, nơi có chỉ số tác động hiện trƣờng SDI cao nhất và tốc
độ tăng trƣởng λ của cây ƣơi đạt đƣợc thấp nhất . Trong các hiện trƣờng nghiên cứu,
chỉ số đa dạng sinh học H’ tƣơng quan tỷ lệ nghịch với giá trị quan trọng tƣơng đối
của cây ƣơi trong lâm phần và chỉ số H’ cũng tƣơng quan với chỉ số tác động hiện
trƣờng SDI theo một đƣờng cong xác định (H’ = -1.381 + 25.095 SDI – 27.441SDI2,
r2= 0.76, p<0.001), trong đó H’ tăng dần và đạt giá trị cực đại tại giá trị SDI tƣơng
ứng là 0,45 (giá trị trung bình) (Huy 2012)
Theo Phạm Thị Kim Thoa (Thoa 2012) khi nghiên cứu đa dạng sinh học của thảm
thực vật thân gỗ trong khu vực bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – Tp. Đà Nẵng cho rằng tại
khu vực nghiên cứu, chỉ số H’ khá cao, dao động từ 1,62 đến 4,76 (rừng tự nhiên Chò
chỉ từ 3,61 đến 4,76, rừng trồng từ 1,86 đến 2,60, trảng cỏ 1,62, rừng tự nhiên nghèo
kiệt 1,97 và đất trống từ 2,62 đến 2,82). Tuy nhiên mức độ đa dạng sinh học của các
quần xã đang có chiều hƣớng giảm xuống do bị tác động bởi môi trƣờng và các hoạt
động phát triển.
Các nghiên cứu cho đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh
học. Đây là vấn đề đang rất nóng tại Việt Nam và đƣợc chính phủ đặc biệt quan tâm.

Là 1 trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới. ĐDSH đã và đang góp
phần quan trọng không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật mà cả
với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của con ngƣời, tuy nhiên, đa dạng
sinh học của Việt Nam đã và đang bị suy thoái và sự suy thoái này đang diễn ra với tốc
độ rất nhanh trong những năm gần đây. Ngƣời ta thƣờng nói rằng, mất rừng kèm theo
sự suy giảm đa dạng sinh học, chính vì vậy mà Liên hợp quốc đã chọn Việt Nam là 1
trong 12 nƣớc trên thế giới để thực hiện dự án của UNREDD (Pham 2012)
Chính phủ Việt Nam (GoV) đã xác định việc thiết kế một hệ thống chia sẻ lợi ích minh
bạch, rõ ràng và công bằng cho REDD, Hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) đƣợc coi là ƣu
tiên để UNREDD hỗ trợ. Đây là một sáng kiến rất mới vì hiện nay mới chỉ có rất ít
quốc gia quan tâm đến việc làm thế nào để chia sẻ lợi ích từ REDD. Đây cũng là một
việc làm rất mạnh dạn và nhiều thách thức, vì không giống nhƣ quá trình theo dõi
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 13

giám sát các bon cũng nhƣ các vấn đề kỹ thuật khác, BDS là vấn đề quản lý nhạy
cảm.((MARD) 2009a)
Việt Nam rất phù hợp cho việc xây dựng hệ thống chia sẻ lợi ích từ REDD với nhiều
năm kinh nghiệm về vấn đề này nhƣ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, bắt đầu từ năm
1998 và các dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng có sự đóng góp của các đối
tác trong nƣớc. Việc ƣu tiên tập trung cho BDS cũng dựa trên cơ sở hệ thống quản lý
hành chính của Việt Nam, tình hình ổn định về mặt xã hội và mức độ bảo đảm quyền
sở hữu rừng và sử dụng đất cao. Điều đó có nghĩa rằng Việt Nam có thể cạnh tranh tốt
với hệ thống cơ chế REDD trong tƣơng lai.
Có thể nói đây là một dự án rất lớn và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác
bảo vệ và phát triển rừng, mang lại nguồn lợi to lớn về kinh tế- xã hội, khoa học, và
môi trƣờng, góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học. Việc phân tích
đánh giá định lƣợng các chỉ số đa dạng sinh học, hy vọng sẽ giúp cho các đánh giá tiếp
theo và hình thành cơ chế REDD ở Việt Nam đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc đánh giá giá trị của tài nguyên rừng, và lƣợng giá kinh tế rừng cũng
đang đƣợc quan tâm nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Tấn Phƣơng (cs
2008), Giá trị lƣu giữ các bon và hấp thụ các bon của rừng là rất đáng kể, đặc biệt là
rừng tự nhiên và rất khác biệt giữa các loại rừng. Giá trị lƣu giữ các bon và hấp thụ các
bon tỷ lệ thuận với trữ lƣợng và sinh khối rừng. Với rừng tự nhiên giá trị lƣu giữ các
bon cao nhất là ở rừng tự nhiên giàu, tiếp đến là rừng trung bình, nghèo, phục hồi và
thấp nhất là tre nứa. Giá trị lƣu giữ các bon của rừng gỗ tự nhiên (giàu, trung bình,
nghèo, phục hồi) là 35 – 84 triệu đồng/ha và giá trị hấp thụ các bon hàng năm là
khoảng 0,4-1,3 triệu đồng/ha/năm với miền Bắc; ở miền Trung giá trị lƣu giữ các bon
từ 37 – 91 triệu đồng/ha và giá trị hấp thụ các bon là từ 0,5 – 1,5 triệu đồng/ha/năm; ở
miền Nam giá trị lƣu giữ các bon là 46 – 91 triệu đồng/ha và giá trị hấp thụ các bon là
0,6 – 1,5 triệu đồng/ha/năm
Với nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, và nhiều chƣơng trình, dự án đã đƣợc chính
phủ quan tâm đầu tƣ, hy vọng rằng trong tƣơng lai, Việt Nam sẽ trở thành 1 trong
những nƣớc đi đầu trong việc thực hiện có hiệu quả chƣơng trình, dự án nhằm bảo tồn
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 14

đa dạng sinh học, phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, góp phần thực hiện thành
công Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xóa đói giảm
nghèo, hƣớng tới phát triển bền vững.
Luận văn Thạc sỹ Sinh học

Lê Thành Công Trang 15

CHƢƠNG II. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.
 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính.

Khu vực rừng đặc dụng Hƣơng Sơn nằm gọn trên địa bàn xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ
Đức, Hà Nội, có vị trí địa lý 23O29’ đến 20O34’ – vĩ độ Bắc và 1050 41’ kinh độ
Đông. Phía Bắc giáp xã Hùng Tiến và xã An Tiến; Phía Đông giáp tỉnh Hà Nam; phía
Tây và nam giáp tỉnh Hòa Bình.
Đặc điểm về vị trí và ranh giới hành chính có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao
lƣu hàng hóa và đi lại với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền núi Tây
Bắc, là cơ sở để phát triển các cơ sở hạ tầng nhất là giao thông vận tải để thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội nhất là ngành kinh tế du lịch và tham quan vãn cảnh chùa
Hƣơng.
Tuy nhiên, ở vị trí và ranh giới nhƣ vậy cũng gây rất nhiều khó khăn trong việc quản
lý bảo vệ và phát triển rừng. Bởi Hƣơng Sơn nằm giữa khu dân cƣ đông đúc với những
nhu cầu rất lớn về gỗ củi và các lâm sản khác.
 Điều kiện địa hình – thổ nhƣỡng đất đai
Hƣơng Sơn là một xã tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng núi tỉnh Hòa Bình. Phần lớn
diện tích của xã thuộc địa hình vùng đồi núi đá vôi, tồn tại kiểu địa hình vùng đồi và
núi thấp với đỉnh cao nhất là 381m. Mức độ chia cắt theo chiều ngang dày đặc và khá
sâu đƣợc hình thành bởi các hệ thống khe, dòng chảy và các hố sụt, phễu và máng
trũng. Chính sự chia cắt này đã tạo cho vùng núi Hƣơng Sơn có địa hình đa dạng,
phong cảnh hùng vĩ có giá trị du lịch sinh thái và thắng cảnh thêm nhiều kỳ thú hấp
dẫn khách du lịch.
Địa hình địa mạo Hƣơng Sơn đƣợc tạo nên do hai nhóm yếu tố chủ yếu bao gồm:
Nhóm địa hình Casto: là quá trình hòa tan của đá vôi Nhóm vùng chủ yếu là khối
núi Hƣơng Sơn bao gồm casto bề mặt và casto ngầm tạo nên các hang động nhƣ

×