i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi Cao Thế Anh, sinh ngày 20 tháng 4 năm 1980 tại Quảng Bình, xin cam
đoan luận văn thạc sỹ mang tên “Đánh giá hiện trạng phân bố và đề xuất giải pháp
bảo tồn nhóm thực vật nguy cấp và quý hiếm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng
Bình” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Tôi xin cam đoan đề tài này là của tôi, các kết quả phân tích nêu trong đề tài là
khách quan, trung thực và chưa được công bố. Nếu có thừa kế kết qu ả nghiên c ứu c ủa
người khác thì đều được trích dẫn rõ nguồn gốc.
Huế, ngày 6 tháng 3 năm 2014
Người cam đoan
Cao Thế Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn cao học “Đánh giá hiện trạng phân bố và đề xuất giải pháp
bảo tồn nhóm thực vật nguy cấp và quý hiếm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng
Bình” đến nay đã hoàn thành.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Tùng Đức giáo viên
Trường Đại học Nông Lâm Huế đã định hướng đề tài và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban quản lý Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng, Lãnh đạo Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Dự án
Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ
Bàng, đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hỗ trợ kinh phí để tôi hoàn thành đề tài này.
Nhân nhịp này cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo,
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ nhiệt tình và động viên tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, địa hình khó khăn, kinh nghiệm
còn thiếu nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được s ự
góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học v à bạn bè đồng nghi ệp để đề t ài ho àn
thiện hơn.
Huế, ngày 6 tháng 3 năm 2014
Tác giả
Cao Thế Anh
MỤC LỤC
iii
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT .................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................................................vi
.............................................................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH.....................................................viii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương
1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................................3
1.1. Tổng quan nghiên cứu...........................................................................................4
1.1.1. Các quan điểm cơ bản liên quan đến thực vật nguy cấp và quý hiếm..............4
1.1.2. Thực trạng về các loài thực vật nguy cấp và quý hiếm ....................................4
1.1.3. Các loài thực vật nguy cấp và quý, hiếm thuộc đối tượng nghiên cứu...........10
Chương
2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................13
2.1.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................13
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................13
2.3. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................13
2.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................14
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................14
2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...........................................................14
2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................................14
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................16
2.4.2.1. Mô tả, xác định tên khoa học........................................................................16
2.4.2.3. Diện tích khu phân bố (EOO), diện tích khu cư trú (AOO) ........................16
2.4.2.4. Phương pháp đánh giá tình trạng bảo tồn ....................................................17
Chương
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN...........................................................18
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.............................18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................18
3.1.2. Đặc điểm dân sinh - kinh tế - xã hội................................................................25
3
iv
3.2. Đặc điểm đa dạng thực vật..................................................................................27
3.2.1. Khu hệ thực vật.................................................................................................27
3.2. 1. Đánh giá chung về điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu..............................31
3.2.1.1. Thuận lợi........................................................................................................31
3.2.1.2. Khó khăn........................................................................................................32
3.3. Đặc điểm phân bố khả năng tái sinh, hiện trạng của các loài nghiên cứu ở VQG
PN - KB.......................................................................................................................32
3.3.1. Loài Vù hương .................................................................................................32
3.3.2. Loài Gụ Lau.....................................................................................................39
3.3.3. Loài Mun sọc....................................................................................................46
3.3.4. Loài Đỉnh tùng.................................................................................................52
3.3.5. Loài Lim xanh.................................................................................................58
3.3.6. Loài Kiêng quang.............................................................................................63
3.4. Diện tích phân bố các loài thực vật nghiên cứu tại VQG PN-KB......................67
3.5. Hiện trạng bảo tồn của các loài thực vật nghiên cứu tại VQG PN - KB ...........67
3.6. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thực vật nghiên cứu tại Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng.................................................................................................73
3.6.1. Giải pháp về kỹ thuật........................................................................................73
3.5.1.1. Bảo tồn nguyên vị (in-situ conservation)......................................................73
3.6.1.2. Bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation).....................................................74
3.6.2. Giải pháp về tuần tra, bảo vệ............................................................................74
3.6.3. Giải pháp về chính sách và kinh phí................................................................75
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................77
Kết luận.......................................................................................................................77
Tồn tại.........................................................................................................................78
Kiến nghị.....................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................79
PHỤ LỤC................................................................................................................. 1
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Viết tắt
AOO
BQL
BTTN
BVNN
CPC
D1.3
Dt
ĐTQHR
DVHC
EN
EOO
Hdc
HN
Hvn
IUCN
LE
LR
Viết đầy đủ
Diện tích cư trú (Area of Occurence)
Ban quản lý
Bảo tồn thiên nhiên
Bảo vệ nghiêm ngặt
Trung tâm bảo tồn thực vật
Đường kính ngang ngực
Đường kính tán
Điều tra quy hoạch rừng
Dịch vụ hành chính
Nguy cấp/ Đang bị đe dọa tuyệt chủng (Endangered)
Diện tích khu phân bố (Extent of Occupancy )
Chiều cao dưới cành
Phòng tiêu bản Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Chiều cao vút ngọn
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
Phòng tiêu bản Viện thực vật Cô ma rốp - Liên bang Nga
Ít nguy cấp (Lower risk)
vi
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
NE
OTC
PHST
PNKB
SĐVN
UBND
UNESCO
VMR
VQG
VQG PN-KB
VU
WWF
Chưa đánh giá (Not evaluated)
Ô tiêu chuẩn
Phục hồi sinh thái
Phong Nha - Kẻ Bàng
Sách đỏ Việt Nam
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Giáo dục, Khoa hoc và Văn hóa của Liên hợp quốc
Vùng mở rộng
Vườn quốc gia
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Sẽ nguy cấp/sẽ bị đe dọa tuyệt chủng (Vulnerable)
Quỹ Bảo tồn Động vật hoang dã quốc tế
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích các phân khu chức năng VQG PN-KB................................19
Bảng 3.2. Diện tích VQG PN - KB phân theo địa bàn các xã/huyện..................19
Bảng 3.3. Thống kê các loại đất chính trong khu vực VQG PN - KB................21
Bảng 3.4. Dân số của các xã vùng đệm của VQG PN-KB...................................25
Bảng 3.5. Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh cảnh....................................28
Bảng 3.6. Các điểm phân bố của Vù hương tại VQG PN - KB..........................34
Bảng 3.7. Tổ thành loài cây mọc cùng với Vù hương..........................................35
Bảng 3.8. Đặc điểm đường kính và chiều cao của loài Vù hương......................35
Bảng 3.9. Cấu trúc quần xã thực vật....................................................................35
Bảng 3.10. Hệ số tổ thành loài Vù hương.............................................................36
Bảng 3.11. Mật độ và khả năng tái sinh của Vù hương......................................36
Bảng 3.12. Nguồn gốc tái sinh loài Vù hương.....................................................37
Bảng 3.13. Cấp chiều cao cây tái sinh của Vù hương..........................................37
Bảng 3.14. Các điểm phân bố của Gụ lau tại VQG PN-KB................................40
Bảng 3.15. Tổ thành loài cây mọc cùng với Gụ lau.............................................41
Bảng 3.16. Đặc điểm đường kính và chiều cao của loài Gụ lau..........................42
Bảng 3.17. Cấu trúc quần xã thực vật..................................................................42
Bảng 3.18. Hệ số tổ thành loài Gụ lau..................................................................43
Bảng 3.19. Mật độ và khả năng tái sinh của Gụ lau............................................43
Bảng 3.20. Nguồn gốc tái sinh loài Gụ lau...........................................................44
vii
Bảng 3.21. Cấp chiều cao cây tái sinh của Gụ lau...............................................44
Hình 3.10. Hình thái lá 2, thân cây loài Mun sọc................................................46
Bảng 3.22. Các điểm phân bố của loài Mun sọc tại VQG PN - KB....................47
Bảng 3.23. Tổ thành loài cây mọc cùng với loài Mun sọc...................................48
Bảng 3.24. Đặc điểm đường kính và chiều cao của loài Mun sọc tại VQG PN - KB
................................................................................................................................. 49
Cấu trúc quần xã thực vật tại các tuyến điều tra của Mun sọc được thể hiện ở
bang 3.25.................................................................................................................49
Bảng 3.25.Cấu trúc quần xã thực vật...................................................................49
Bảng 3.26. Hệ số tổ thành loài Mun sọc...............................................................50
Bảng 3.27. Mật độ và khả năng tái sinh của Mun sọc tại VQG PN - KB..........51
Bảng 3.28. Nguồn gốc tái sinh loài Mun sọc tại VQG PN - KB..........................51
Bảng 3.29. Cấp chiều cao cây tái sinh của loài Mun sọc.....................................52
Bảng 3.30. Các điểm phân bố của Đỉnh tùng tại VQG PN-KB..........................53
Bảng 3.31. Tổ thành loài cây mọc cùng với Đỉnh tùng........................................54
Bảng 3.32. Đặc điểm đường kính và chiều cao loài Đỉnh tùng tại VQG PN - KB55
Bảng 3.33. Cấu trúc quần xã thực vật..................................................................55
Bảng 3.34. Hệ số tổ thành loài Đỉnh tùng.............................................................56
Bảng 3.35. Mật độ và khả năng tái sinh của Đỉnh tùng......................................56
Bảng 3.35a. Nguồn gốc tái sinh loài Đỉnh tùng tại VQG PN - KB....................56
Bảng 3.36. Cấp chiều cao cây tái sinh của Đỉnh tùng..........................................57
Bảng 3.37. Các điểm phân bố của Lim xanh tại VQG PN - KB.........................59
Bảng 3.38. Tổ thành loài cây mọc cùng với Lim xanh........................................60
Bảng 3.39. Sinh trưởng loài Lim xanh tại VQG PN - KB...................................60
Bảng 3.40. Cấu trúc quần xã thực vật..................................................................61
Bảng 3.41. Hệ số tổ thành loài Lim xanh.............................................................61
Bảng 3.42. Mật độ và khả năng tái sinh của Lim xanh.......................................62
Bảng 3.43. Nguồn gốc tái sinh loài Lim xanh.......................................................62
Bảng 3.44. Cấp chiều cao cây tái sinh của Lim xanh..........................................63
Bảng 3.45. Các điểm phân bố của loài Kiềng quang tại VQG PN - KB............65
Ghi nhận từ các tuyến điều tra cấu trúc của loài Kiêng quang, có 5 tầng: tầng
cây gỗ - 1 loài ưu thế là loài Kiêng quang chiều cao >25 m, đường kính ngang
ngực 60 – 100 với độ tàn che 0,1, tầng cây gỗ - 2 độ tàn che 0,07, tầng cây bụi với
độ tàn che 0,5, ngoài ra còn có tầng cỏ và tầng Rêu, địa y..................................66
Bảng 3.46. Diện tích phân bố các loài thực vật nghiên cứu tại VQG PN - KB..67
Chú thích: EOO - Diện tích khu phân bố; AOO - Diện tích nơi cư trú.............67
viii
Bảng 3.47. Hiện trạng bảo tồn các loài nguy cấp quý, hiếm tại VQG PN - KB 68
Chú thích: Nguy cấp (EN), Sẽ nguy cấp (VU), Ít nguy cấp (LR)......................68
Bảng 3.48. Danh sách một số cá thể thực vật rừng nguy cấp quý hiếm cần được
bảo vệ...................................................................................................................... 73
.................................................................................................................................
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính VQG Phong Nha – Kẻ Bàng................................19
Hình 3.2. Bản đồ thảm thực vật rừng VQG PN - KB [25] [26]..........................30
Hình 3.3. Hình thái lá (a), Thân cây Vù hương (b).............................................33
Hình 3.4. Bản đồ phân bố Vù hương tại VQG PN-KB.......................................34
Hình 3.5. Dấu tích Vù hương còn sót lại sau khai thác.......................................38
Hình 3.6. Lá, Thân cây loài Gụ lau......................................................................39
Hình 3.7. Bản đồ phân bố Gụ lau tại VQG PN-KB.............................................40
Hình 3.8. Tái sinh hạt (a), Tái sinh chồi (b).........................................................44
...................................................................................................................... 45
Hình 3.9. Gụ lau bị khai thác..............................................................................45
Hình 3.11. Bản đồ phân bố Mun sọc tại VQG PN - KB......................................47
Hình 3.12. Loài Mun sọc.......................................................................................50
Hình 3.13. Tái sinh hạt, tái sinh chồi...................................................................51
Hình 3.14. Tái sinh hạt, Tái sinh chồi, Thân cây Đỉnh tùng...............................53
Hình 3.15. Bản đồ phân bố loài Đỉnh tùng tai VQG PN - KB............................53
Hình 3.16. Lá, Thân loài Lim xanh.....................................................................58
Hình 3.17. Bản đồ phân bố Lim xanh tại VQG PN - KB....................................59
Hình 3.18. Lán của người khai thác gỗ lậu................................................63
Hình 3.19. Hình thái lá loài Nghiến , Kiêng quang..............................................64
Hình 3.19b. Loài Kiêng quang..............................................................................66
Hình 3.20. Bản đồ phân khu quản lý và tuyến tuần tra......................................75
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng - Di sản thiên nhiên thế giới là nơi
phân bố của nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm được WWF đánh giá là một
trong 200 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới (WWF, 2000)[26]. Nằm ở vùng sinh
thái Bắc Trung Bộ, về mặt địa lý thực vật hệ thực vật của Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (VQG PN-KB) thuộc tiểu vùng địa lý thực vật Bắc Đông Dương khu hệ sinh
địa Ấn Độ - Mã Lai [9], là nơi giao thoa của thực vật phía Bắc xuống và phía Nam lên.
Chính vì vậy khu hệ thực vật của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có tính đa
dạng với 193 họ, 907 chi, 2.694 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 6 ngành thực vật
khác nhau là Quyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Mộc tặc
(Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và Hạt kín
(Magnoliophyta) (Nguồn tài liệu tham khảo). Trong số đó có 79 loài được thống kê
trong Sách Đỏ Việt Nam, 35 loài được pháp luật bảo vệ tại Nghị định số 32/2006/NĐCP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng [26].
Bên cạnh ưu thế với các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù và thành phần loài sinh vật đa
dạng, trong hơn 20 năm qua, nhiều loài sinh vật mới cho khoa học được phát hiện đã khẳng
định tầm quan trọng toàn cầu của ĐDSH Việt Nam. Một loài thú móng guốc lớn mới là
sao la (Pseudoryx nghetinhensis) đã được phát hiện vào năm 1992. Đây là loài động vật
trên cạn lớn nhất thế giới được phát hiện kể từ năm 1937 (năm phát hiện loài bò xám - Bos
sauveli) ở Đông Dương. Ba loài thú mới khác cũng cũng được phát hiện trong thời gian
qua, đó là: cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor), mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis) và mang trường sơn (Munticus truongsonensis) [24]. Gần đây nhất, năm
2011, loài chồn bạc má cúc phương (Melogale cucphuongensis) được tìm thấy tại Vườn
Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Nhiều loài sinh vật mới khác cũng đã được phát hiện
và mô tả ở Việt Nam. Đó là: 3 loài rùa, 15 loài thằn lằn, 4 loài rắn, 31 loài ếch, 55 loài cá,
hơn 500 loài động vật không xương sống và hơn 200 loài thực vật có mạch (tập hợp nhiều
nguồn dẫn liệu từ Viện STTNSV, Tạp chí Sinh học và các Tạp chí Zoo Taxa,
Crustaceana...).
Công tác bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên đây là một trong những vấn đề
quan tâm của toàn nhân loại. Trong thời gian qua, công tác bảo tồn đa dạng sinh học
cũng đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều văn bản chính sách,
pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học đã được ban hành và tổ chức thực hiện rộng
khắp trên cả nước. Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội thông qua năm 2008
khẳng định cam kết và quyết tâm bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam [21].
2
Để triển khai thực hiện Luật Đa dạng sinh học 2008, hiện nay Bộ Tài nguyên và
Môi trường đang khẩn trương xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể về bảo tồn đa dạng sinh học
của cả nước [21]. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường làm đầu
mối phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế, các chuyên gia
trong lĩnh vực đa dạng sinh học xây dựng Dự thảo Chiến lược quốc gia về đa dạng
sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược được xây dựng nhằm đảm
bảo sự đóng góp vào mục tiêu chiến lược của toàn cầu và phù hợp với bối cảnh của
Việt Nam trong giai đoạn mới.
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao
của thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú và đặc
hữu. ĐDSH ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn, các hệ sinh thái với nguồn tài nguyên sinh vật
phong phú đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn cho nền
kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho
xây dựng và các nguồn dược liệu, thực phẩm… Ngoài ra, các hệ sinh thái còn đóng vai trò
quan trọng trong điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường. ĐDSH còn là nguồn cảm hứng văn
hoá nghệ thuật của con người từ hàng ngàn năm nay, được thể hiện qua các bức vẽ tạc khắc
từ xa xưa.
Cho đến nay ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cơ sở dữ liệu khoa học của nhóm
thực vật nguy cấp và quý hiếm đàng còn thiếu. Để xây xựng cơ sở dữ liệu cho công tác
bảo tồn, quản lý thì việc nghiên cứu toàn diện, chính xác về thành phần, đánh giá tình trạng
bảo tồn các loài vấn đề hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong việc hoạch định chiến
lược bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Di sản thiên nhiên
thế giới. Việc quản lý và bảo tồn các loại thực vật, giữ được sự đa dạng sinh học trong quần
thể trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng những năm trở lại đây rất được sự quan tâm nhằm
bảo tồn và phát triển quần thể sinh thái đa dang, tạo cảnh quan xanh tươi, thu hút khách
tham quan du lịch của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, với mong muốn nắm được hiện trạng của các
loại thực vật nguy cấp và quý hiếm ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng để làm cơ sở cho
việc đề xuất các định hướng bảo tồn, quản lý và phát triển hệ thực vật, tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn nhóm
thực vật nguy cấp và quý hiếm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình”.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
3
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu về hiện trạng phân
bố, mức độ phong phú của các loài thực vật nguy cấp và quý hiếm làm góp phần
làm phong phú thêm hệ thống dữ liệu về đa dạng sinh học.
Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá tình hình bảo tồn và phát triển nhóm thực vật nguy cấp, quý, hiếm
tại VQG PN – KB. Đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát triển nhóm thực vật này một
cách có hiệu quả nhất.
Những điểm mới của đề tài
Đề tài cung cấp chính xác các dữ liệu còn thiếu liên quan đến hiện trạng
và xu thế phát triển của các loài thực vật nguy cấp và quý hiếm cho VQG PN KB. Đây sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài
này trong tương lai.
Về giải pháp bảo tồn thực vật nguy cấp quý hiếm
Chưa có nghiên cứu nào làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn và
phát triển các loài thực vật rừng nguy cấp quý hiếm. Việc bảo tồn các loài thực
vật rừng quý hiếm đang được thực hiện dựa trên các hoạt động bảo tồn chung
hướng tới bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, ít có những quan tâm đến
việc bảo tồn hoặc bảo vệ sinh cảnh của các loài đe dọa cao.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Các quan điểm cơ bản liên quan đến thực vật nguy cấp và quý hiếm
Loài được xem là nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong
tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp
(IUCN).
Loài được xem là đang nguy cấp (đang bị đe dọa tuyệt chủng) là những taxon
đang bị đe dọa tuyệt chủng và không chắc còn có thể tồn tại nếu các nhân tố đe dọa cứ
tiếp diễn. Gồm những taxon có số lượng giảm đến mức báo động ở trong điều kiện
sống bị suy thoái mạnh mẽ đến mức có thể bị tuyệt chủng (Sách đỏ VN).
Loài được xem là hiếm (có thể có nguy cấp) gồm những taxon có phân bố hẹp
(nhất là những chi đơn loài) có số lượng ít, tuy hiện tại chưa phải là đối tượng đang
hoặc sẽ bị đe dọa nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng là mỏng manh (Sách đỏ VN).
Loài thực vật rừng quý, hiếm là những loài thực vật có giá trị về kinh tế, khoa
học và môi trường nhưng số lượng cá thể của chúng còn lại rất ít ngoài tự nhiên. Việc
quản lý bảo vệ thực vật rừng quý, hiếm được thực hiện theo quy định của pháp luật và
quy trình, hướng dẫn Quốc tế và Quốc gia Việt Nam.
1.1.2. Thực trạng về các loài thực vật nguy cấp và quý hiếm
• Ở Việt Nam và ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong Nghị định 32, bao gồm 52 loài và
nhóm loài, là những loài có giá trị cao về kinh tế, khoa học, bảo tồn nguồn gen và cũng
là đối tượng bị tác động mạnh, dễ có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên [8]. Dựa
trên kết quả điều tra ban đầu của các loài thực vật nguy cấp quý hiếm theo nghị định
32 trên toàn quốc, đặc biết chú trọng đến các khu rừng đặc dụng được thiết lập với
mục đích để bảo tồn loài [24]:
Nhóm loài bị khai thác mạnh đang có nguy cơ sắp biến mất trong tự nhiên (7
loài và nhóm loài) như: hoàng đàn, sưa, thông nước, sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, tam
thất hoang, các loài lan hài và thạch hộc.
Nhóm loài do có vùng phân bố hẹp, số lượng quần thể/cá thể nhỏ nhưng ít bị
khai thác vì mục đích thương mại cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng do bị mất môi
trường sống (9 loài) như: bách vàng, bách đài loan, vân sam phanxipang, thông đỏ bắc,
thông đỏ nam, thông Pà cò, đỉnh tùng, bách xanh và bách xanh đá.
Nhóm loài có số lượng cá thể tương đối lớn, vùng phân bố rộng nhưng do giá
trị kinh tế cao nên đang bị săn lùng rất mạnh (bất hợp pháp) sẽ dẫn tới nguy cơ suy
5
giảm nghiêm trọng về số lượng cá thể trưởng thành (8 loài) như: gõ đỏ, cẩm lai bà rịa,
trắc, mun, trai lý, lim xanh, vù hương và gù hương.
Nhóm loài có vùng phân bố rộng bị khai thác nhiều nhưng vẫn còn nhiều khả
năng tái sinh phục hồi nếu được quản lý tốt như (5 loài và nhóm loài): các loài lan một
lá, hoàng đằng, vàng đắng, đẳng sâm, các loài tế bần, các loài bình vôi.
Đối với thảm thực vật, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có mặt của 419
loài thực vật đặc hữu của Việt Nam (trong đó có 28 loài Lan). Ngoài ra, loài Táu đá
(Hopea sp) đang được phân loại để công bố là loài mới cũng là loài đặc hữu của Vườn
quốc gia.
Một số loài có giá trị thương mại lớn, rất khó gặp trong tự nhiên, nhưng được
thuần dưỡng, gây trồng tại các vườn cây cảnh, vườn rừng của các hộ gia đình (công ty
nhỏ). Đối tượng này hiện chưa được và rất khó điều tra cụ thể số lượng như: các loài
lan hài, thạch hộc và sưa.
Hiện trạng bảo tồn chuyển vị cho một số loài gặp khó khăn về tái sinh, có nguy
cơ bị tuyệt chủng cao trong tự nhiên chưa đạt về quy mô và hiệu quả. Các hoạt động
này phần lớn dưới hình thức các dự án nhỏ được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế hoặc từ
chính phủ Việt Nam. Cần có một chương trình bảo tồn ngoại vi với quy mô Quốc gia
đối với những loài thực sự nguy cấp.
Các nghiên cứu về nhân giống theo phương pháp sinh dưỡng (cả nuôi cấy mô)
cho một số loài còn hạn chế, chưa thể áp dụng rộng rãi.
Công tác bảo tồn tại chỗ có hiệu quả ở một số khu rừng đặc dụng, nhưng chưa
thực sự ngăn chặn được tình trạng khai thác bất hợp pháp.
Tình trạng khai thác, sử dụng, buôn bán các loài nguy cấp quý hiếm vẫn diễn ra
mặc dù theo luật định thì các hoạt động này bị cấm.
Theo số liệu thống kê mới, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là rừng
nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại đặc trưng như
Nghiến (Burretiodendron hsienmu), chò đãi (Annamocarya spp.), chò nước
(Plantanus kerii) và sao (Hopea spp.) [9].
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng còn ẩn chứa trong đó là sự đa dạng của
các loài sinh vật tự nhiên. Cho đến nay, đã xác định sự có mặt của 2.651 loài thực vật
bậc cao có mạch, 845 loài động vật có xương sống, 370 loài côn trùng [28]. Chúng hầu
hết là các loài bản địa tự nhiên trong khu vực. Trong số đó có tới 116 loài thực vật và
166 loài động vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007 và sách đỏ IUCN 2006.
6
Các loài thực vật năm trong Nghị định 32 của Chính phủ đang đứng trước nguy
cơ diệt vong do khai thác quá mức, môi trường sống bị tác động, các chính sách quản
lý bảo tồn chưa được áp dung hay thực hiện đúng và có hiệu quả. Với giá trị của
thương mại quá lớn nên các loại thực vật ở vườn quốc gia Phong nha – Kẻ Bàng càng
bị đe dọa về sự khai thác.
Dự án bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha Kẻ Bàng đang có những hoạt động hỗ trợ như: Phát triển kính tế xã hội cho các xã
vùng đệm nhằm giảm thiểu các tác động của người dân vào VQG, nâng cao năng lực,
thực thi pháp luật cho cán bộ, qui hoạch phát triển du lịch bền vững cho VQG PN KB [14] [15].
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được đưa vào quy hoạch phát triển kinh
tế của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 1997 - 2010. Vườn quốc gia này cũng được
đưa vào kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới Phong Nha - Kẻ Bàng
và Hin Namno giữa Lào và Việt Nam. Nhiều cuộc hội thảo đã được chính quyền hai
tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn tổ chức để phối hợp bảo tồn khu vực Phong Nha - Kẻ
Bàng và Hin Namno của Lào [28].
Các dự án hoạt động nhằm cứu hộ điều trị, nuôi dưỡng, hiện có một khu bán
hoang dã dành cho linh trưởng với diện tích 18 ha tại vườn quốc gia này với hàng rào
điện tử. Dự án này do Hội động vật Frankfurt (Zoologische Gesellschaft Frankfurt)
(Đức) đầu tư dành riêng cho Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng để bào tồn 10 loại
linh trưởng, trong đó có voọc Hà Tĩnh, voọc chà vá chân nâu quý hiếm. Khu vực này
có có hệ sinh cảnh với đầy đủ thức ăn cho linh trưởng phát triển tốt [30].
Ban quản lý dự án vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hiện có đội ngũ nhân
viên bao gồm các chuyên gia về động vật học, thực vật học, lâm sinh học, kinh tế - xã
hội học nhưng lại không có thẩm quyền xử lý các vi phạm và thiếu các phương tiện
quản lý hữu hiệu đối với các mối đe dọa đối với vườn quốc gia này [28].
Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật đã phối kết hợp với các xã
thành lập các câu lạc bộ bảo tồn thiên nhiên nhằm nâng cao nhân thức cho người dân
giảm tác động của người dân vào VQG [28].
• Các chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát triển của loài thực vật
nguy cấp và quý hiếm
Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo tồn và phát
triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã. Điều này được thể hiện bằng một loạt
các văn bản, chính sách đã ra đời. Ba mốc quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo tồn của
Việt Nam là sự ra đời của Nghị định 18/HĐBT (1992), Nghị định 48/2002/NĐ-CP
7
(2002) và Nghị Định 32-CP (2006). Nghị định 18/HĐBT nhằm thực hiện Điều 19 của
Luật bảo vệ rừng năm 1991. Nghị định này quy định danh mục các loài động thực vật
rừng quý hiếm cần được bảo vệ. Đây là nghị định đầu tiên có định nghĩa về các loài
quý, hiếm và các loài động vật hoang dã thông thường ở Việt Nam. Năm 2002, Chính
phủ ban hành Nghị định số 48/2002/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật,
động vật hoang dã quý hiếm ban hành theo Nghị định 18/HĐBT và chế độ quản lý bảo
vệ. Việc ban hành và thực hiện Nghị định này đã đem lại nhiều cơ hội tồn tại cho
nhiều loài động thực vật hoang dã. Ví dụ, trước năm 1992, nhiều loài cây lấy gỗ bị
khai thác kiệt, do không có chính sách và cơ chế quản lý, bảo vệ. Sau khi Nghị định
18/HĐBT được ban hành rất nhiều các vụ việc liên quan đến việc khai thác, buôn bán
và sử dụng các loài quí hiếm được quy định trong Nghị định đã bị xử phạt, truy tố theo
đúng quy định.
Tuy nhiên, Nghị định 28/HĐBT cũng còn một số vấn đề tồn tại. Ví dụ, việc
điều tra giám sát các loài quy định trong Nghị định (Điều 5; 6) cũng chỉ được thực
hiện một phần ở các khu rừng đặc dụng mà không được thực hiện ở các khu rừng
khác, nơi có các loài đó phân bố. Do thiếu các tư liệu và thông tin cần thiết, việc thực
thi Nghị định cũng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, việc nhận dạng các loài thực vật quý
hiếm, đặc biệt các sản phẩm của chúng là rất khó khăn đối với hầu hết các cơ quan
thực thi như kiểm lâm, hải quan, công an và quản lý thị trường. Hầu như chưa có tài
liệu nhận dạng hoặc hỗ trợ nhận dạng nào được xuất bản để trợ giúp cho việc thực thi
Nghị định. Việc xử phạt cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ, vi phạm đối với các loài
động vật thường được quan tâm hơn là đối với các loài thực vật, mặc dù chúng đều có
tên trong cùng một nhóm của Nghị định.
Để khắc phục hạn chế trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
Đây là Nghị định mới nhất được ban hành nhằm thay thế Nghị định 18/HĐBT và
Nghị định 48/2002/NĐ-CP để phù hợp với Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004).
Về cơ bản, Nghị định 32/2006/NĐ-CP đã được soạn thảo kỹ lưỡng hơn, các quy định
đã được nêu rõ ràng, đặc biệt các quy định để thực thi. Tuy nhiên, việc thực thi Nghị
định cũng gặp các vấn đề tương tự như Nghị định 18/HĐBT. Ví dụ, không có hướng
dẫn nhận dạng các loài được quy định trong Nghị định, đặc biệt là các sản phẩm. Việc
tiến hành xử phạt các vụ vi phạm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP cũng gặp khó khăn
vì khó định giá được các loài quý hiếm, do đó không áp dụng được mức độ xử phạt
hoặc truy cứu trách nhiệm thích hợp.
Ngày 1 tháng 7 năm 2009, luật đa dạng sinh học của Việt Nam chính thức có
hiệu lực. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được luật đa dạng sinh học ưu tiên bảo
vệ, lưu giữ và bảo quản lâu dài. Luật đa dạng sinh học là một bước tiến quan trọng, tạo
8
cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh
học của Việt Nam.
Nghị định 32/2006 CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 3
năm 2006 nhằm quy định các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm cần được bảo vệ.
Theo Nghị định này, các loài thực vật được chia thành 2 nhóm; nhóm Ia là nhóm thuộc
diện nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, nhóm IIa là nhóm bị hạn
chế khai thác sử dụng. Nhóm Ia có 15 loài và nhóm loài thực vật; nhóm IIa có 37 loài
và nhóm loài.
• Nghiên cứu tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Những nghiên cứu cụ thể về các loài thực vật tại VQG PN - KB không có. Tuy
nhiên những nghiên cứu về khu hệ và thảm thực vật tại VQG PN - KB từ trước đến
nay đã có một số tài liệu điều tra bước đầu bao gồm: Điều tra xây dựng luận chứng
kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn Phong Nha của Viện điều tra quy hoạch rừng (1991)
[25]; dự án bảo tồn liên quốc gia (RAS/93/102/) (1996-1997); Kouznetsov, A.N. và
Phan Lương, Viện sinh học nhiệt đới Việt - Nga (2001); GS.TSKH Nguyễn Nghĩa
Thìn và cộng sự (2001 - 2003). Trong năm 2005, các nhà thực vật thuộc Viện Sinh
thái và tài nguyên sinh vật hợp tác với Viện thực vật Cô ma rốp, Viện Hàn lâm khoa
học Liên bang Nga đã tiến hành cuộc khảo sát đầu tiên về thảm thực vật và tính đa
dạng thực vật ở VQG PN-KB có kèm theo các mẫu vật khô và mẫu cây sống thu thập
làm bằng chứng khoa học.
Cuộc khảo sát này được FFI tổ chức với sự hỗ trợ của Counterpart International
Vietnam, Food for Progress Program và có nhiệm vụ kiểm kê họ Lan Orchidaceae
kèm theo mô tả chi tiết các kiểu môi trường sống và kiểu thảm thực vật ở VQG PNKB. Kết quả đã thu được 558 số hiệu mẫu vật và mẫu cây sống, khoảng 355 số hiệu là
Lan (tất cả đều là mẫu cây sống), thuộc 208 loài và 69 chi [28]. Các mẫu cây sống
được trồng trong Vườn thực vật của VQG PN - KB.
Báo cáo của đợt khảo sát kèm theo Trích yếu tất cả các mẫu vật thu thập và chỉ
ra các nhóm Lan có triển vọng nhất để nuôi trồng rộng rãi vì mục đích thương mại và
lần đầu tiên phát hiện quần thể Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris). Nghiên cứu
một số đặc tính sinh học và xác định vùng phân bố của loài Bách xanh đá tại VQG PN
- KB, đã xác định được đặc điểm phân bố của Bách xanh đá từ 600 - 800 m và diện
tích phân bố tiềm năng của loài gần 4.000 ha [13]. Tháng 7/8/2011, Trung tâm Bảo tồn
Thực vật thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam hợp tác với VQG
Phong Nha - Kẻ Bang và Dự án về Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên
thiên nhiên khu vực VQG PN - KB của tỉnh Quảng Bình thuộc, chương trình hợp tác
phát triển Việt Đức đã tổ chức 35 ngày điều tra nghiên cứu hệ thực vật và thảm thực
9
vật tại vùng mở rộng (VMR) của VQG PN - KB tại hai xã Thượng Hóa, Hóa Sơn,
huyện Minh Hóa.
Mục tiêu chính của dự án này là xác định và mô tả các đặc điểm điển hình của
thảm thực vật và hệ thực vật làm cơ sở khoa học để đánh giá giá trị của tại vùng mở
rộng trong việc bảo tồn tính đa dạng thực vật. Kết quả đã thu thập khoảng 4500 mẫu
thực vật làm bằng chứng thuộc 1101 số hiệu tiêu bản. Từ đó đã ghi nhận được 598 loài
Thực vật bậc cao có mạch thuộc 386 chi và 127 họ. Đồng thời đã xác định và mô tả 15
kiểu quần xã thực vật đã xác định được những nhóm loài “khóa” là đối tượng quan
trọng nhất cần ưu tiên bảo tồn và các cảnh quan có tính đa dạng thực vật phong phú
nhất. Trong số đó có 1 chi và 9 loài mới cho khoa học. Tất cả các quan sát và mô tả
đều kèm theo bằng chứng mẫu thực vật khô, được lưu trữ lâu dài tại tập mẫu thực vật
khô của Trung tâm bảo tồn thực vật và VQG PN - KB. Cuộc khảo sát này đã khẳng
định về mặt khoa học việc đưa VMR thành một bộ phận cấu thành của VQG PN - KB
là hết sức kịp thời và xác đáng cho việc bảo tồn tương lai [11].
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi sinh sống tự nhiên quan trọng và
có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học. Những giá trị đa dạng sinh học
cũng như những giá trị tiềm ẩn của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ rất quý
báu cho công tác nghiên cứu khoa học đồng thời rất có giá trị cho công tác bảo tồn
thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội [7]. Do vậy, việc bảo tồn di sản Phong Nha - Kẻ
Bàng chính là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của Việt Nam mà đối với toàn nhân loại.
Hy vọng trong tương lai không xa, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được tiếp tục
công nhận thêm một Di sản thiên nhiên thế giới nữa là giá trị đa dạng sinh học với tiêu
chí: “Có giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học trong đó có các loài nguy cấp có ý nghĩa
toàn cầu về khoa học và bảo tồn” [27].
Hầu hết các nghiên cứu chỉ mới tập trung vào điều tra, kiểm kê về thành phần
loài nói chung và các thảm thực vật mà chưa có nghiên cứu chuyên sâu về thành phần
phân bố của các nhóm loài cụ thể, cũng như chưa đánh giá hiện trạng của các loài, đặc
biệt là các loài thuộc nhóm quý hiếm, nguy cấp kèm theo các mẫu vật làm bằng chứng
khoa học.
• Đánh giá tình hình khai thác sử dụng các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm ở
VQG PN - KB
Tình hình khai thác một số loài cây nguy cấp, quý hiếm có giá trị sử dụng cao
là
những vấn đề rất ít được đề cập trong các luận văn, công trình nghiên cứu từ trước đến
nay. Tuy nhiên trong các báo cáo cũng chỉ mới đề cập đến những nội dung chung nhất
10
về tình hình khai thác của một số loài chủ yếu trong phạm toàn quốc. Báo cáo không
chỉ rõ cho từng khu vực nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về loài Huê mộc như đề tài “Một số kết quả khảo sát loài cây
Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) và tình hình gây trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế của
tác giả Trần Minh Đức, Lê Thái Hùng (2012). Nghiên cứu dưới dạng gốc độ sinh học,
xuất xứ và hiện trạng bảo tồn tại khu vực thừa thiên Huế.
• Về giải pháp bảo tồn thực vật nguy cấp quý hiếm
Chưa có nghiên cứu nào làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn và phát
triển các loài thực vật rừng nguy cấp quý hiếm. Việc bảo tồn các loài thực vật rừng
quý hiếm đang được thực hiện dựa trên các hoạt động bảo tồn chung hướng tới bảo vệ
rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, ít có những quan tâm đến việc bảo tồn hoặc bảo vệ
sinh cảnh của các loài đe dọa cao.
1.1.3. Các loài thực vật nguy cấp và quý, hiếm thuộc đối tượng nghiên cứu
-
Loài Vù hương
+ Tên khoa học: Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn, 1864
+ Tên đồng nghĩa: Laurus parthenoxylon Jack, 1820; Laurus porrecta Roxb,
1832; Sassafras parthenoxylon (Jack) Nees, 1836; Cinnamomum simondii Lecomte,
1913; Cinnamomum porrectum (Roxb) Kosterm. 1952.
+ Tên phổ thông: Vù hương, Re hương
+ Tên địa phương: Re dầu, Re cứu mộc, Xá xị, Dầu de, Vàng rè.
+ Họ Long não (Lauraceae)
Phân hạng:
+ Sách đỏ IUCN 2011: DD
+ Sách đỏ Việt Nam 2007: CR A1a,c,d
+ Nghị định 32/2006/NĐ-CP: nhóm IIA
Phân bố:
+ Trong nước: Cao Bằng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Trị,
Đà Nẵng.
+ Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ.
-
Loài Gụ lau
+ Tên khoa học: Simdora tonkinensis A. Chev.ẽ K. & S. S. Larsen, 1980
+ Tên phổ thông: Gụ lau
+ Tên địa phương: Gọ, Gõ, Gõ lau, Gõ dầu, Gõ sương.
11
+ Họ: vang (Caesalpiniaceae)
Phân hạng:
+ Sách đỏ IUCN 2011: DD
+ Sách đỏ Việt Nam 2007: EN A1a,c,d+2d
+ Nghị định 32/2006/NĐ-CP: nhóm IIA
Phân bố:
+ Trong nước: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Khánh Hòa.
+ Thế giới: Campuchia.
-
Loài Mun sọc
+ Tên khoa học: Diospyros salletii Lecomte
+ Tên phổ thông: Mun sọc, Thị sallet
+ Tên địa phương: Thị bong
+ Họ: Thị (Ebenaceae)
Phân hạng:
+ Sách đỏ IUCN 2011: Không
+ Sách đỏ Việt Nam 2007: Không
+ Nghị định 32/2006/NĐ-CP: nhóm IA
Phân bố:
+ Trong nước: Quảng Bình,
+ Thế giới:
-
Loài Đỉnh tùng
+ Tên khoa học: (Cephalotaxus mannii Hook. f)
+ Tên phổ thông: Đỉnh tùng
+ Tên địa phương: Phỉ ba mủi, Phỉ lược
+ Họ Đỉnh tùng (Cephalotaxaceae)
Phân hạng:
+ Sách đỏ IUCN 2011: VU A1,c,d, B1+2b,c
+ Sách đỏ Việt Nam 2007: VU A1,c,d B1+2b,c
+ Nghị định 32/2006/NĐ-CP: nhóm IIA
Phân bố:
12
+ Trong nước: Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng, Hoà Bình, Hà Nội (Ba
Vì), Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình ,Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Lâm
Đồng Ninh Thuận
+ Thế giới: Đông Bắc Ấn Độ, Lào, Bắc Myanma, Bắc Thái Lan tới Nam
Trung Quốc.
-
Loài Lim xanh
+ Tên khoa học: Erythrophloeum fordii
+ Tên phổ thông: Lim xanh
+ Tên địa phương:
+ Họ: Vang (Caesalpiniaceae)
Phân hạng:
+ Sách đỏ IUCN 2011: DD
+ Sách đỏ Việt Nam 2007: DD
+ Nghị định 32/2006/NĐ-CP: nhóm IIA
Phân bố:
+ Trong nước: Lạng sơn, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình,
Quảng Trị.
Thế giới:
13
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về thành phần, phân bố và hiện trạng của các
loài thực vật nguy cấp, quý hiếm (theo ND32/CP) làm cơ sở cho việc đề xuất các biện
pháp bảo tồn, phát triển chúng tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định hiện trạng phân bố các loài thực vật nguy cấp và quý hiếm tại Vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Đánh giá thực trạng bảo tồn của các loài thực vật nguy cấp và quý hiếm tại
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài thực vật nguy cấp và quý
hiếm tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào nghị định 32/CP chính phủ năm 2006 về thực vật nguy cấp, quý,
hiếm và các loại thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007.
Trên tình hình thực tế tại VQG PN - KB, tính cấp thiết cần bảo tồn, giá trị kinh
tế của một số loài. Theo sự chỉ đạo của tỉnh sau vụ 3 cây Sưa bị khai thác ở VQG PN KB, Trung tâm nghiên cứu khoa học và cứu hộ bây giờ là Trung tâm cứu hộ bảo tồn
và phát triển sinh vật, trình Sở khoa học công nghệ một số loài nguy cập, quý, hiếm có
tại VQG PN - KB tôi chọn ra một số loài nghiên cứu sau:
Lim xanh (Erythrophleum fordii), Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon,)
Gụ lau (Sindora tonkinensis), Mun sọc (Diospyros salleti Lecomte), Đỉnh tùng
(Cephalotaxus mannii Hook. f.)
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của VQG PN - KB
2.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố, tổ thành, tái sinh của các loài thực vật thuộc
nhóm nghiên cứu tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
14
2.3.3. Xác định diện tích cư trú (Area of Occurence - AOO), diện tích khu phân bố (Extent of
Occurrence - EOO) của các loài thực vật thuộc nhóm nghiên cứu tại Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng
2.3.4. Đánh giá tình trạng bảo tồn của các loài thực vật thuộc nhóm nghiên cứu tại VQG
PN - KB
2.3.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thực vật thuộc nhóm nghiên cứu tại Vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Tùy theo nội dung nghiên cứu để đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp. Một
nội dung có thể có nhiều phương pháp nghiên cứu và một phương pháp nghiên cứu có
thể áp dụng cho nhiều nội dung khác nhau. Chúng tôi nêu tóm tắt một số phương pháp
nghiên cứu chính đã sử dụng trong đề tài như sau:
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra sẵn có để tiến hành phân tích, tổng hợp các
vấn đề liên quan đến đề tài. Cụ thể các tài liệu cần thu thập như sau:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu: Dựa trên Luận
chứng thành lập VQG PN - KB năm 2001; Hồ sơ đăng ký Di sản thiên nhiên thế giới
VQG PN - KB năm 2007; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình.
- Các tài liệu, sách báo nghiên cứu về nhóm thực vật nghiên cứu trong nước và
thế giới.
- Các loại bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch VQG PN - KB, bản đồ quy hoạch
3 loại rừng của tỉnh Quảng Bình...
2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
a. Điều tra thực địa theo tuyến
- Thiết lập các tuyến điều tra: Nhằm thực hiện đạt được các nội dung của đề tài đề
ra nhưng vẫn đảm bảo về mặt thời gian và các điều kiện cần thiết khác. Sau khi xem xét
tất cả các yếu tố có liên quan như: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, điều kiện địa hình
của VQG PN - KB, các đặc điểm phân bố, sinh thái của các loài thực vật thuộc nhóm
nghiên cứu và ý kiến tham vấn từ các chuyên gia thực vật, các cán bộ khoa học có kinh
nghiệm và người dân các địa phương cũng như kinh nghiệm thực địa của bản thân.
Chúng tôi đã thiết lập các tuyến điều tra như sau:
+ Tuyến 1: (Cây Trường - Cợp Bộ Binh) chiều dài của tuyến 4,1 km
+ Tuyến 2: (Km 35, 38 - Khe Rung - Bản Đòong - Hang Én) chiều dài tuyến 4,6 km
+ Tuyến 3: (Vực Trô - Bánh lái - Eo gió) chiều dài tuyến 4,3 km
15
+ Tuyến 4: (Khe sến - Hung máy bay - Cà Tớt) chiều dài tuyến 6,5 km
+ Tuyến 5: (Bản Arem - Đỉnh Km 37), chiều dài tuyến 4,1 km
Ngoài ra chúng tôi đã tiến hành điều tra thêm một số tuyến phụ để thu thập
bổ sung các thông tin về khu phân bố của các loài. Các tuyến phụ đã thực hiện bao
gồm các tuyến đỉnh núi sau bản Arem, Động km 28, đường 20, đỉnh núi km 35
đường 20, núi cầu Trạ Ang, Dốc đất đỏ - Thung Trẹ, khe Ván, Cha nòi, Vườn thực
vật, khu vực rừng giống Re gừng...
- Thu thập các thông thông tin trên tuyến: Trên các tuyến điều tra tiến hành thu
thập các thông tin về loài gặp, sử dụng máy định vị GPS map 78CSX để xác định vị
trí, độ cao phân bố. Đánh giá mật độ bắt gặp, cách mọc, tình hình sinh trưởng phát
triển, tái sinh, hiện trạng quần thể... chụp ảnh, thu tiêu bản phục vụ cho công tác mô tả
định loài và lưu trữ làm bằng chứng khoa học.
Kết quả ghi vào phiếu điều tra theo tuyến (mẫu phiếu)
b. Điều tra theo ô tiêu chuẩn điển hình, tạm thời
+ Lập ô tiêu chuẩn: Ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời, được thiết lập trên các
tuyến điều tra tại những điểm có các loài thực vật trong đối tượng nghiên cứu tập
trung. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn 500 m2 (25 m x 25 m). Sử dụng máy định vị GPS
map 78CSX để xác định vị trí và độ cao các ô tiêu chuẩn, địa bàn cầm tay và thước
dây để lập ô với sai số khép gốc nhỏ hơn1/200. Trong ô tiêu chuẩn mô tả các chỉ tiêu
như vị trí, độ cao, hướng phơi và điều tra các nội dung như sau:
+ Điều tra tầng cây gỗ:
- Xác định tên loài (loài nào chưa biết thì thu thập tiêu bản để giám định) và các
chỉ tiêu sinh trưởng của tất cả các cây gỗ có đường kính ≥ 10 cm như sau:
- Đo đường kính ngang ngực D1.3 bằng thước dây.
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng sào có khắc
vạch đến dm đối với 3-5 cây làm chuẩn, sau đó mục trắc các cây còn lại trong ô.
- Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây theo hai chiều Đông Tây - Nam Bắc
sau đó tính trị số bình quân. Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây gỗ.
+ Điều tra cây tái sinh:
Trong mỗi ô tiêu chuẩn, thiết lập 5 ô dạng bản để điều tra đánh giá cây tái
sinh, gồm 4 ô ở vị trí 4 gốc và 1 ô ở vị trí tâm ô tiêu chuẩn. Ô dạng bản có diện tích
4 m2 (2 m x 2 m).
Trong mỗi ô dạng bản tiến hành xác tên loài cây tái sinh, đo chiều cao bằng
thước dây có khắc vạch đến mm và phân cấp chiều cao theo 3 cấp: < 0,5 m; 0,5 - 1,0
m; >1,0 m. Đánh giá cây tái sinh theo 3 cấp: tốt, trung bình, xấu (cây tốt là cây có thân
thẳng, sinh trưởng tốt, không bị cụt ngọn, không sâu bệnh; cây xấu là các cây công
16
queo, cụt ngọn, sinh trưởng kém, sâu bệnh; cây cong lại là cây có phẩm chất trung
bình). Kết quả ghi vào phiếu điều tra cây tái sinh.
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
2.4.2.1. Mô tả, xác định tên khoa học
Căn cứ các tiêu bản và các dẫn liệu thu thập được từ nghiên cứu thực địa, kết
hợp với các mẫu vật nghiên cứu đã thu được từ các chương trình trước đây tại VQG
PN - KB. Chúng tôi đã sử dụng các tài liệu chuyên khảo về Vù hương, Gụ lau, Đỉnh
tùng, Nghiến, Lim xanh Việt Nam và thế giới, Sách đỏ Việt Nam 2007 (phần II - thực
vật), các công bố liên quan trong Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam; Thực vật
chí Trung Quốc, Thái Lan, Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ tập 1 (1999)...và
tham vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về thực vật để định tên và mô tả chính
xác các loài.
2.4.2.2. Mật độ, tổ thành cây gỗ và cây tái sinh
a. Mật độ cây gỗ
Xác định theo công thức sau: N/ha =
n
x10.000
S
(2.1)
Trong đó:
n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ô tiêu chuẩn;
S: Diện tích ô tiêu chuẩn (m2)
b. Tổ thành cây gỗ
ni
Xác định tỷ lệ tổ thành theo công thức: n% =
m
∑ ni x100
(2.2)
i =1
Nếu: n% ≥ 5% thì loài đó tham gia vào công thức tổ thành
n% < 5% thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành
Theo Thái Văn Trừng 1978, trong lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50%
tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế [22]
c. Mật độ cây tái sinh
Mật độ cây tái sinh là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện
tích. Mật độ cây tái sinh được xác định theo công thức:
N/ha =
n
x10.000
S
Trong đó:
n: Số lượng cây tái sinh điều tra được
S: Tổng diện tích các ô dạng bản điều tra (m2)
2.4.2.3. Diện tích khu phân bố (EOO), diện tích khu cư trú (AOO)
(2.3)
17
Xác định diện tích khu phân bố (EOO), và diện tích khu cư trú (AOO) theo
IUCN RedList Guidelines 2011 phiên bản 9.0 [36].
Cách tính như sau:
a. Diện tích khu phân bố (EOO):
Diện tích khu phân bố được xác định theo phương pháp đa giác lồi. Bước đầu
tiên là tạo ra các tam giác Delauney trong những điểm xuất hiện của loài nghiên cứu.
Tam giác được tạo ra bởi các đường vẽ tham gia các điểm, hạn chế để không có đường
giao nhau giữa các điểm. Bước thứ hai là đo độ dài của tất cả các cạnh của tam giác,
và tính toán đường trung bình chiều dài. Bước thứ ba là xoá tất cả các cạnh dài hơn 2
lần trung bình chiều dài. Bước cuối cùng là tính toán diện tích khu phân bố (EOO)
bằng cách tính tổng diện tích của tất cả các tam giác còn lại.
b. Diện tích khu cư trú (AOO)
Diện tích khu cư trú được xác định diện bằng cách đếm số lượng của ô cư trú
trong toàn bộ bản đồ lưới có các ô bằng nhau của khu phân bố (mỗi ô có diện tích 4
km2), sau đó kiểm đếm tổng diện tích của tất cả các ô cư trú.
c. Bản đồ phân bố
Trên cơ sở tọa độ các điểm gặp của các loài ngoài thực địa kết hợp với bản đồ
quy hoạch của VQG PN - KB. Chúng tôi sử dụng phần mềm MapInfor để số hóa, biên
tập xây dựng bản đồ phân bố của nhóm thực vật nghiên cứu tại VQG PN-KB.
2.4.2.4. Phương pháp đánh giá tình trạng bảo tồn
Dựa vào tiêu chuẩn phân hạng của IUCN (2011), bảng tóm tắt tiêu chuẩn của
các thứ hạng IUCN 2011 (xem phụ lục 6a và 6b), tiêu chuẩn phân hạng bảo tồn
trong Sách đỏ và Dạnh lục đỏ Việt Nam (2007), để đánh giá hiện trạng bảo tồn
của các loài theo các thứ hạng như sau: Tuyệt chủng (EX - Extinct), Tuyệt
chủng ngoài thiên nhiên (EW - Extinct in the wild), Rất nguy cấp (CR
-Critically Endangered), Nguy cấp (EN - Endangered), Sẽ nguy cấp (VU Vulnerable), Ít nguy cấp (LR - Lower risk), Thiếu dẫn liệu (DD - Data
deficient), Không đánh giá (NE - Not evaluated) và Nghị định 32/2006/NĐ- CP
[5].