Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU KÝ TÚC XÁ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.87 KB, 13 trang )

Tiểu luận
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU KÝ TÚC XÁ ĐẠI HỌC THỦ
DẦU MỘT
Trường: đại học Thủ Dầu Một.
Khoa: Môi trường.
Lớp: D11MT02
Nhóm 8:
1. Huỳnh Minh Trung
2. Nguyễn Long rin
3. Dương Việt Thuận
4. Lê Tuấn Thanh
5. Vũ Nam Phương
6. Nguyễn Huỳnh Trúc Ngân
Ngày 23 tháng 12 năm 2013
Page 1
Mục lục
Mục lục 2
1. QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG TỔNG THỂ 3
2. Đánh giá các tác động môi trường: 4
2.1 Tác động đến môi trường tự nhiên 5
Tác động đến môi trường không khí 5
2.2 Tiếng ồn, rung động và chấn động: 6
Tác động ô nhiễm do nước mưa chảy tràn 8
2.5 Tác động đến tài nguyên sinh học và con người 9
3.2 Sự cố cháy nổ 12
4. Tài liệu tham khảo: 13
Page 2
CÂU 8: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN
XÂY DỰNG:


1. QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG TỔNG THỂ.
R: khu tập trung xử lý rác
C: cổng phụ
P: phong quản lý
 phòng y tế
H: máy phát điện dự phòng.
Page 3
2. Đánh giá các tác động môi trường:
Các hoạt động và tác động chính đến môi trường trong giai đoạn xây dựng:
Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động Các chất gây ô nhiễm
1
Chuẩn bị mặt bằng
-Phát quang dọn mặt
bằng, Xe ủi san lấp mặt
bằng; xe tải vận chuyển
vật liệu san lấp.
-Quá trình san lấp mặt
bằng
-Bụi, tiếng ồn.
-chất thải rắn: cành ,
nhánh cây…
2
Quá trình đào,
khoan móng, xây
dựng công trình và
cơ sở hạ tầng
-Quá trình bê tông móng
Xe tải vận chuyển vật
liệu xây dựng, đất, cát,
đá, ximăng,…

-Hoạt động của máy móc
thi công, trộn bêtông,
-Quá trình thi công có
gia nhiệt: cắt, hàn, đốt
nóng chảy.
-Quá trình xây dựng ở
nhiệt độ cao
- Tiếng ồn, độ rung, bụi,
chât thải rắn, dầu mở
thải, nhiệt độ, nước thải
từ nước rửa máy móc
trộn bêtông . . .
3
Vận chuyển nguyên
Vật liệu, thiêt bị phục
vụ dự án.
-Xe tải vận chuyển vật
liệu xây dựng, đất, cát,
đá, ximăng,…
-Tiếng ồn, độ rung, bụi,
chât thải rắn, giẻ lau dính
dầu mở trong quá trình
bảo trì, dầu mở thải ra…
4
Hoạt động dự trữ bảo
quản nhiên liêu và
nguyên vật liệu phục
vụ công trình
-Các thùng chứa xăng,
dầu, dung môi pha sơn.

-Sự cố rò rỉ, hỏa hoạn,
mùi dung môi hữu cơ
bay hơi,…
5
Bảo trì máy móc
thiêt bị công trình
-Dâu nhớt thải, giẻ vệ
sinh máy móc thiêt bị
-Chất thải thuộc thành
phần chất thải nguy hại
6
Sinh hoạt của công
nhân tại công trường
-Sinh hoạt của khoảng
100 công nhân viên trên
công trường
-Chât thải rắn sinh hoạt,
Nước thải sinh hoạt, tác
động dến môi trường xã
hôi…
Page 4
2.1 Tác động đến môi trường tự nhiên
Tác động đến môi trường không khí
Các tác động đến môi trường không khí do quá trình thi công xây dựng bao gồm:
− Bụi sinh do quá trình san ủi đất đá, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu (đá, cát, xi
măng, sắt thép, ).
− Bụi và các chất khí SO
2
, NO
2

, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển
nguyên vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng.
− Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn,
đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường).
- Ô nhiễm bụi từ vật liệu xây dựng :
Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường xây dựng sẽ gây phát tán bụi
ra môi trường xung quanh.
Để giảm bớt các tác động đến môi trường không khí, những biện pháp sau đây
được đề nghị:
Phun nước để giảm bụi trong khi thi công đất.
Các thiết bị máy móc xây dựng cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo điều
kiện vận hành tối ưu, lập tiến độ thi công tốt cũng có thể giảm bớt ô nghiễm.
Vì dự án nằm gần đường nên trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải có các
biện pháp che chắn khu vực xây dựng để giảm thiểu các tác động từ tiếng ồn và bụi đến
môi trường.
Page 5
2.2 Tiếng ồn, rung động và chấn động:
Bên cạnh nguồn ô nhiểm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận
hành các phương tiện và thiết bị thi công như máy đào, máy xúc, cần trục, cần cẩu,
khoan, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi, máy phát điện,… cũng gây ra ô nhiểm tiếng ồn và
chấn động khá lớn. Dự báo mức ồn phát sinh từ thiêt bị thi công được trình bày trong
bảng dưới đây.
Page 6
Trong quá trình thi công dự án các phương tiện máy móc gây tiếng ồn chủ yếu ảnh
hưởng đến công nhân trực tiếp tham gia xây dựng. Tiếng ồn từ 80 dBA trở lên sẽ làm
giảm sự chú ý, dễ mệt mổi, nhức đầu chóng mặt, tăng cường sự ức chế thần kinh trung
ương và ảnh hưởng tới thính giác của con người. Khi tiêp xúc với tiếng ồn cường độ cao
trong thờii gian dài sẽ dẫn đến bệnh điếc tai. Tiếng ồn cũng gây nên thương tổn cho hệ
tim mạch và làm tăng bệnh đường tiêu hóa. Dự án sẽ quan tâm khác phục các nguồn gây
ồn để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, người dân ở khu vực lân cận. Dự án sẽ quan tâm

khống chế các nguôn gây ồn để độ ồn không vượt quá tiêu chuẩn cho phép, QCVN
26:2010/BTNMT–Quy chuẩn kỷ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Vì dự án nằm gần đường nên lượng xe lưu thông vào các giờ cao điểm đông nên
đơn vị thi công cần phải hoạch định và điều tiết tiến độ thi công, thời điểm vận chuyển
đất cát, vật liệu xây dựng phục vụ cho công tác thi công xây dựng, tránh gây ùn tắc giao
thông tại khu vực.
Bên cạnh đó, cần thông báo cho chính quyền địa phương và dân cư khu vực dự án
lịch thi công nhằm tránh ảnh hưởng đến người dân.
Rung động và chấn động trong quá trình thi công xây dựng dự án có thể sẽ ảnh
hưởng đến các công trình khu vực thực hiện dự án. Tuy nhiên, theo hiện trạng tại khu vực
thực hiện dự án thì khu này hiện tại là đất trống và không có công trình nào đặc biệt,
xung quanh cũng không có tòa nhà cao tầng. Ngoài ra, theo thiết kế xây dựng dự án thì
khu vực xây dựng nhà cao tầng là khu vực nam ở trung tâm khu đất dự án cách khá xa
khu dân cư xung quanh. Như vậy, chấn động tại dự án đối với khu vực dự án đối với khu
vực xung quanh là không đáng kể, không ảnh hưởng đến các công trình tại khu vưc xung
quanh.
Áp dụng phương pháp thi công phân ngầm hiện đại và tiên tiến như dùng công
Nghệ khoan cắt nhầm giảm thiểu mức độ chấn động.
Tránh sự vân chuyển và bốc dở nguyên vật liệu cùng môt lúc.
Page 7
Quản lý chặt chẻ nhầm tránh phát sinh tiếng ồn lớn trong quá trình đóng tháo
côtpha.
Thiết kế bạc lưới bao phủ tứ cận của công trình cao tầng nhầm tránh sự rơi vãi
cát, đá và bui…
Đối với các máy có độ rung lớn phải có bệ đỡ đúng với công suất và trọng lượng.
2.3 Tác động ô nhiễm do nước thải và nước mưa:
Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh
hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất
cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể
gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý.

Để tránh ô nhiễm nước tại công trường, nơi có các lán trại tạm thời cho công nhân
ở, phải có những quy định vệ sinh chặt chẽ, nhất là việc xả nước thải và phế thải rắn sinh
hoạt.
Tác động ô nhiễm do nước mưa chảy tràn
Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án nếu không được tiêu thoát hợp lý có
thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công… Ngoài ra, nước mưa còn cuốn theo đất cát,
và các thành phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào nguồn nước mặt gây bồi lắng và tác động
xấu đến nguồn tài nguyên nước, ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên sinh vật thuỷ sinh.
Xây dựng các rãnh thoát nước mưa tạm thời tại khu vực dự án.
Khai thông các vũng tồn đọng nước mưa trong khu vực công trường sau khi mưa.
Quản lý tốt chất thải trong khu vực dự án trong giai đọan xây dự.ng.
2.4 Tác động ô nhiễm do chất thải rắn
Quá trình thi công công trình còn phát sinh các loại chất thải rắn gây ô nhiễm, các
loại chất thải rắn phát sinh chủ yếu bao gồm:
Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh do quá trình sinh hoạt của công nhân tại công
Page 8
trường, thành phần chủ yếu của CTRSH là túi nilông, giấy vụn, bao gói thức ăn thừa, )
Theo ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra khoảng 1,0 – 1,5
kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa
nhiều chất hữu cơ, dễ phân huỷ (trừ bao bì, nylon).
Nếu tính trung bình mỗi ngày tại khu vực dự án có 100 công nhân làm việc, thì
tổng khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày có thể ước tính được là 70 – 100 kg/ngày.
Nếu không có phương án che chắn cẩn thận các thùng xe trong quá trình vận
chuyển nguyên vật liệu xây dựng thì CTR cũng có thể rơi vãi trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, sau quá trình xây dựng có thể còn phát sinh một số dạng chất thải rắn
như gạch vụn, sắt thép vụn, bao xi măng, cọc gỗ làm dàn giáo, Tuy nhiên đây là loại chất
thải rắn có giá trị sử dụng nên chủ dự án sẽ cho tận thu để sử dụng lại hoặc bán cho các
đơn vị có nhu cầu vì vậy các loại chất thải rắn này ít có khả năng phát thải ra môi trường
ngoài.
Quá trình tập kết và lưu giữ nguyên vật liệu tại công trường ít phát sinh chất thải

rắn cũng như các loại chất thải gây ô nhiễm
Hoạt động bảo dưỡng phương tiện nếu thực hiện ngay tại công trường cũng có thể
gây phát sinh căn dầu nhớt, vỏ chai đựng dầu nhớt và giẻ lau nhiễm dầu nhớt, Đây là các
dạng chất thải nguy hại, mặc dù khối lượng phát sinh rất ít nhưng khi phát sinh Chủ dự án
cho thu gom ngay để xử lý theo quy chế CTNH, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi
trường khu vực.
Đối với chất thải rắn thuộc thành phần chất thải nguy hại sẽ được thu gom và hợp
đồng với đơn vị có chức năng thu gom.
2.5 Tác động đến tài nguyên sinh học và con người
Tất cả các hoạt động nêu trên đều có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến tài nguyên sinh học và con người tại khu vực dự án.
Page 9
 Đối với tài nguyên sinh học
Nhìn chung tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án khá nghèo nàn (đã phân tích ở phần
tài nguyên sinh học). Tác động tiêu cực của dự án lên tài nguyên sinh học chủ yếu diễn ra
trong quá trình giải toả và san lấp mặt bằng.
Quá trình trộn, đổ bê tông trên mặt đất, các chất thải rơi trên bề mặt, các chất thải sinh
hoạt khác,…tác động đến môi trường đất gây ảnh hưởng xấu đến các sinh vật sống trong
đất như giun đất, dế, côn trùng khác.
Nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu đất dự án có thể mang theo các chất ô nhiễm
trên mặt đất như xi măng, váng dầu nhớt, chất thải sinh hoạt của công nhân, gây ô
nhiễm nguồn tiếp nhận.
Nhìn chung các tác động tiêu cực đối với sinh vật nói trên là không nhiều và có thể
giảm thiểu hậu quả khi đơn vị Chủ dự án quản lý tốt quá trình xây dựng và thực hiện
công tác thu gom, xử lý chất thải phát sinh tại công trường.
 Đối với con người
Một số tác động của quá trình xây dựng dự án đến con người tại khu vực có thể tóm tắt
như sau :
− Bụi đất, bụi khói và các chất khí phát sinh như SO
X

, CO, NO
X
, THC làm giảm chất
lượng môi trường khí khu vực dân cư xung quanh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư
(có thể gây nên các bệnh về hô hấp).
− Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn )
tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.
− Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, máy trộn bê tông,… gây tác động
mạnh đến khu vực xung quanh.
− Diện tích cây xanh, thảm thực vật bị mất làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh
của khu vực, gây nóng bức, khó chịu.
Page 10
− Một số sự cố như tai nạn lao động, cháy nổ, cũng có thể xảy ra gây thiệt hại về con
người và vật chất.
− Ngoài những tác động nêu trên, sự gia tăng mật độ xe trong một khoảng thời gian
ngắn sẽ làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông trong khu vực dự án, gây phát sinh
bụi, tiếng ồn trên đường vận chuyển, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân dọc theo
các tuyến đường vận chuyển.
3. Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng
3.1 Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông
Nhìn chung, sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông có thể xảy ra bất ngờ trong nhiều
tình huống của giai đoạn thi công xây dựng dự án, tai nạn lao động và tai nạn giao thông
có khả năng xảy ra tại khu vực dự án trong giai đoạn xây dựng do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân khách quan: do điều kiện thời tiết nóng bức hoặc mưa nhiều.
- Nguyên nhân chủ quan:
- Do công nhân bất cẩn trong quá trình làm việc hoặc không tuân thủ các chương trình
bảo hộ và an toàn lao động;
- Do không tập huấn an toàn lao động cho chỉ huy trưởng công trình và công nhân xây
dựng.
- Do không trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân.

- Sự cố sụt lún xảy ra khi quá trình thi công không được đảm bảo theo quy định hoặc có
những tình tiết xảy ra ngoài tầm kiểm soát của các kỷ sư tại công trình.
Tuy nhiên vấn đề này sẽ giảm đến mức đáng kể do trong quá trình khảo sát và
khoan thăm dò trac địa, công tác này đã được làm rõ chi tiết và các chuyên gia xây dựng
cũng sẽ có những phương án nham khống chế các sự cố này có thể xảy ra tại công trình.
Page 11
Nhận thức được tầm quan trọng và tính chất nguy hiểm của tác động do tai nạn lao
động gây ra, Công ty sẽ xây dựng và áp dụng nghiêm ngặt chương trình bảo hộ lao
động,đồng thời, huấn luyện và thường xuyên kiểm tra việc thực hien của công nhân.
Ngoài ra, trong suôt quá trình thi công xây dựng, tai nạn giao thông có khả năng
xảy ra do số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng lên.
Như vậy nếu các rủi ro về tai nạn lao động và tai nạn giao thông xảy ra sẽ gây ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng của công nhân, gây tổn thất lớn vô cùng
lớn về tinh thần cho các gia đình có người gặp nạn. Vì vậy vấn đề đảm bảo an toàn cho
công nhân tham gia xây dựng được chủ dự án đặc biệt quan tâm.
3.2 Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu
hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và
của trong quá trình thi công. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau :
Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho máy móc, thiết bị kỹ thuật
trong quá trình thi công (sơn, xăng, dầu DO, ) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy
ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, vật chất và môi trường.
Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố
giật, chập, cháy nổ…, gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân.
Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (hàn xì, đun, đốt nóng chảy
Bitum để trải nhựa đường, ) có thể gây ra cháy, phỏng hay tai nạn lao động nếu như
không có các biện pháp phòng ngừa.
Nhìn chung, sự cố cháy nổ thường ít khi xảy ra trong quá trình thi công. Tuy nhiên
nếu sự cố này xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người, tài sản và môi trường khu vực.
Sự cố chủ yếu trong giai đoạn xây dựng là tai nạn lao động và tai nạn giao thông,

và sự cố sụt lún khi thực hiện các công trình.
Page 12
4. Tài liệu tham khảo:
Page 13

×