Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TÍNH MINH BẠCH CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN QUA KÊNH LÃI SUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.83 KB, 28 trang )

Tài Chính Quốc Tế ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Nhóm 4 - TCDN Ngày 1 - K20
Tìm hiểu bài viết khoa học :
TÍNH MINH BẠCH CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CƠ
CHẾ TRUYỀN DẪN QUA KÊNH LÃI SUẤT
Tác giả:
Ming-Hua Liu, Dimitri Margaritis và Alireza Tourani-Rad
GVHD:
Ts. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Nhóm báo cáo:
Nhóm 4 – Lớp Tài Chính Doanh Nghiệp Ngày 1 – K20
Hoàng Trần Trâm Anh
Trương Thị Quỳnh Anh
Nguyễn Phạm Thùy Dương
Nguyễn Thị Thu Hằng
Phạm Minh Hiền (Nhóm trưởng)
Lê Thị Thanh Huyền
Mai Thị Thanh Nga
Phan Vũ Phong
Dư Thị Thanh Sang
Nguyễn Thị Hạnh Thục
Bùi Thị Thanh Thúy
Lê Huy Thư
Trần Bảo Trung
Lê Kim Uyên
CẤU TRÚC BÀI BÁO CÁO Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
CẤU TRÚC BÀI BÁO CÁO:
PHẦN 1: DẪN NHẬP & GIỚI THIỆU 3
1.1 Dẫn nhập 3
1.2 Giới thiệu: 3
1.2.1 Cơ sở hình thành : 3
1.2.2 Nội dung nghiên cứu: 4


1.2.3 Ý nghĩa của nghiên cứu: 5
1.2.4 Kết quả nghiên cứu: 6
1.2.5 Bố cục bài nghiên cứu: 6
PHẦN 2: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NEW ZEALAND 7
PHẦN 3: TÍNH CỨNG NHẮC TRONG CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT 9
PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
4. 1 Mô hình định lượng trong dài hạn: 12
4.1.1 Phương pháp kiểm định đồng liên kết 12
4.1.2 Mô hình ước lượng Phillips – Lorenta: 12
4. 2 Mô hình định lượng trong ngắn hạn: 13
4.2.1 Mô hình hiệu chỉnh sai số cấu trúc (SEC – Structural Error Correction) 13
PHẦN 5: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU & KẾT QUẢ 14
5.1 Dữ liệu nghiên cứu & kết quả thống kê mô tả 15
5.1.1 Dữ liệu nghiên cứu: 15
5.1.2 Thống kê mô tả: 15
PHẦN 6: KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Monetary Policy Transparency and Pass-Through of Retail Interest Rates 2/28
Tài Chính Quốc Tế ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Nhóm 4 - TCDN Ngày 1 - K20
PHẦN 1: DẪN NHẬP & GIỚI THIỆU
1.1 Dẫn nhập
Bài viết nghiên cứu mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh của lãi suất ngân hàng
thương mại tức từ những thay đổi của lãi suất cơ bản ở New Zealand trong suốt thời kỳ
1994-2004. Đồng thời ,bài viết cũng xem xét ảnh hưởng của tính minh bạch chính sách
và cấu trúc tài chính trong cơ chế lan truyền. New Zealand là quốc gia đầu tiên trong
khối tổ chức OECD – (Organization for Economic Co-operation and Development - Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế ) áp dụng chế độ lạm phát mục tiêu rõ ràng với những
điều khoản có trách nhiệm pháp lý và có tính minh bạch cao. Tính minh bạch chính sách
tiền tệ đã được nâng cao bởi sự chuyển đổi từ chiến lược tăng trưởng kinh tế (đề cao cơ

chế thanh toán bù trừ) sang mục tiêu bình ổn giá cả (áp dụng mức lãi suất đáp ứng mục
tiêu lãi suất - OCR) vào năm 1999.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự truyền dẫn dài hạn hoàn toàn cho tất cả
các loại lãi suất ngân hàng . Và bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức lãi suất đáp ứng
lạm phát mục tiêu - OCR đã làm gia tăng mức độ truyền dẫn lên lãi suất tiền gửi, lãi suất
vay thế chấp có điều chỉnh ngoại trừ lãi suất vay thế chấp cố định.
Nói chung, kết quả nghiên cứu khẳng định mức lãi suất theo chính sách tiền tệ qui
định có ảnh hưởng nhiều hơn đối với lãi suất ngắn hạn và chính sự gia tăng tính minh
bạch của chính sách tiền tệ đã làm giảm sự biến động tài chính và tăng hiệu quả điều
hành của chính sách.
1.2 Giới thiệu:
1.2.1 Cơ sở hình thành :
• Đặt vấn đề:
Chính sách tiền tệ là công cụ cơ bản điều hành kinh tế vĩ mô trong hầu hết tất cả
các quốc gia công nghiệp. Khi chính sách tiền tệ cần được thắt chặt (hoặc lới lỏng), Ngân
hàng trung ương hoặc cơ quan tiền tệ có thẩm quyền sẽ tăng (hoặc giảm) lãi suất cơ
bản(lãi suất được NHTW qui định),các ngân hàng và các định chế tài chính khác sẽ phản
ứng tương tự bằng cách tăng (giảm) lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Đối mặt với chi
phí tài chính cao hơn (thấp hơn), người tiêu dùng và các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh tiêu
dùng và chi tiêu, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và lạm phát. Do đó, hiệu quả của
Phần 1: Dẫn nhập & giới thiệu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
chính sách tiền tệ phụ thuộc vào mức độ truyền dẫn của việc thay đổi lãi suất cơ bản đến
đến những thay đổi trong lãi suất thị trường của các định chế tài chính.
Hiện nay, mặc dù có nhiều nghiên cứu về cơ chế lan truyền của chính sách tiền tệ,
nhưng sự truyền dẫn qua kênh lãi suất lại ít được tìm hiểu nhất.
• Tổng quan về các nghiên cứu trước đây:
Nghiên cứu của Bernanke và Gertler, 1995; Kashyap và Stein, 2000; Altunbas et al,
2002: giả định mức truyền dẫn hoàn toàn và ngay lập tức khi sự thay đổi lãi suất cơ bản
đến lãi suất ngân hàng .
Nghiên cứu của Chong et al, 2005; Kleimeier và Sander,2005: chỉ ra rằng tốc độ điều

chỉnh sẽ khác nhau phụ thuộc vào lãi suất đang cao hơn hay thấp hơn so với lãi suất cân
bằng dài hạn
Một số cuộc nghiên cứu gần đây cho rằng truyền dẫn này có thể không hoàn toàn và
tốc độ điều chỉnh có thể diễn ra chậm chạp. Sự truyền dẫn và mức độ điều chỉnh sẽ khác
nhau tùy thuộc vào các định chế tài chính và các sản phẩm tài chính khác nhau.
1.2.2 Nội dung nghiên cứu:
Trong bài viết này, nội dung chính là nghiên cứu mức độ truyền dẫn và tốc độ điều
chỉnh lãi suất ngân hàng thương mại khi có sự thay đổi lãi suất cơ bản (lãi suất được
NHTW qui định), ở quốc gia New Zealand.
Đặc biệt, tài liệu phân tích ba vấn đề sau:
Thứ nhất, áp dụng mô hình hồi qui Phillips-Loretan (1991) để xem xét tác động
dài hạn của lãi suất cơ bản và lãi suất liên ngân hàng lên lãi suất ngân hàng thương mại.
Thứ hai, sử dụng mô hình sai số cấu trúc, và phương pháp kiểm định tốc độ điều
chỉnh bất đối xứng để kiểm tra mức truyền dẫn trong ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh của
lãi suất ngân hàng.
Cuối cùng, kiểm tra xem việc áp dụng công cụ OCR (mức lãi suất theo lạm phát
mục tiêu ) vào tháng 3/1999 và tăng tính minh bạch trong chính sách tiền tệ đã có ảnh
hưởng như thế nào đến mức độ truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh của lãi suất ngân hàng tại
New Zealand.

Monetary Policy Transparency and Pass-Through of Retail Interest Rates 4/28
Phần 1: Dẫn nhập & giới thiệu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
1.2.3 Ý nghĩa của nghiên cứu:
Có ít nhất 3 lý do lý giải thích tầm quan trọng của việc nghiên cứu cơ chế truyền
dẫn tại New Zealand.
Trước tiên, New Zealand là quốc gia đầu tiên áp dụng chế độ lạm phát mục tiêu rõ
ràng với những điều khoản có trách nhiệm pháp lý và có tính minh bạch cao. Chế độ này
đã trở thành mô hình mẫu cho các khuôn khổ chính sách được áp dụng tại các nước khác
trong khối OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Organization for Economic
Cooperation and Development), và gần đây ở nhiều các quốc gia phát triền.

Thứ hai, không như các quốc gia khác, New Zealand đã có một chuyển dịch trong
cơ chế điều hành chính sách tiền tệ cụ thể là từ bỏ thanh toán bù trừ tiền mặt và áp dụng
mức lãi suất đáp ứng lạm phát mục tiêu (OCR). Mặc dù với cơ chế nào thì mức độ truyền
dẫn của chính sách tiền tệ sẽ được điều hành qua kênh lãi suất, câu hỏi đặt ra là sự thay
đổi & tốc độ điều chỉnh của các công cụ thuộc chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng lên lãi
suất ngân hàng & tính hiệu quả của chính sách tiền tệ ở mức độ nào.
Thứ ba, quốc gia New zealand là một trong những quốc gia trong khối OECD nợ
nần nhiều nhất và có lãi suất tiết kiệm khu vực tư nhân âm. Khối ngân hàng, hầu hết các
ngân hàng nước ngoài ngày càng phụ thuộc vào nợ nước ngoài. Do đó việc thấy sự mất
hiệu quả hoạt động của chính sách tiền tệ khi có một sự rò rỉ trong hệ thống là rất cần
thiết Theo thông kê chính thức từ Ngân hàng trung ương New Zealand , vào tháng
03/2005, nợ nước ngoài khu vực tư nhân là 149 tỷ đôla New Zealand , bằng 101% GDP
cả nước và gấp 8.8 lần nợ nước ngoài của chính phủ (NZ$ 17 tỷ , 12% GDP). Trong khi
lãi suất tiết kiệm khu khu vực doanh nghiệp tăng do lơi nhuận cao hơn, lãi suất tiết kiệm
khu vực hộ tư nhân giảm đều đặn. Lãi suất tiết kiệm khu vưc hộ tư nhân New Zealand có
mức thấp nhất trong khối OECD. Theo thống kê New Zealand, các hộ tư nhân thường
không tiết kiệm từ khoản thu nhập nhưng thay vào đó là vay nợ khoảng 12% mức thu
nhập hàng năm. Vay nợ bất động sản có thế chấp chiếm khoản 90% trong tổng nợ khu
vực hộ gia đình. Khoản vay khu vực này chiếm trên 50% trong tổng danh mục các khoản
vay tại các định chế tài chính New Zealand. Do khan hiếm nguồn tiết kiệm trong nước,
các ngân hàng New Zealand đã ngày càng vay nợ từ các nguồn tài chính lớn ở thị trường

Monetary Policy Transparency and Pass-Through of Retail Interest Rates 5/28
Phần 1: Dẫn nhập & giới thiệu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
nước ngoài để đáp ứng được nhu cầu vay thế chấp .Và điều này đã ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa OCR và lãi suất vay cố định có thế chấp.
1.2.4 Kết quả nghiên cứu:
Mức độ truyền dẫn trong dài hạn của lãi suất thị trường lên lãi suất ngân hàng
khác nhau tùy theo các sản phẩm tài chính khác nhau. Một số loại lãi suất có mức truyền
dẫn hoàn toàn; một số khác thì không

Mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn & tốc độ điều chỉnh khác nhau giữa các sản
phẩm tài chính khác nhau.
Nghiên cứu không đưa ra được chứng cứ nào cho thấy các ngân hàng tại New
Zealand đã điều chỉnh lãi suất (vay và tiết kiệm) tăng chậm hơn là điều chỉnh lãi suất hạ
xuống.
Việc áp dụng mức lãi suất OCR đã làm tăng mức độ truyền dẫn trong dài hạn của
lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh & lãi suất huy động cố định.
1.2.5 Bố cục bài nghiên cứu:
Bố cục bài nghiên cứu gồm phần sau đây:
• Phần 2: tổng quan về chính sách tiền tệ của New Zealand
• Phần 3: giới thiệu cơ sở lý thuyết cùng các nghiên cứu liên quan
• Phần 4: trình bày phương pháp nghiên cứu
• Phần 5: mô tả dữ liệu nghiên cứu và kết quả thực nghiệm
• Phần 6: kết luận

Monetary Policy Transparency and Pass-Through of Retail Interest Rates 6/28
Phần 1: Dẫn nhập & giới thiệu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
PHẦN 2: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NEW ZEALAND
New Zealand là nước đầu tiên trong số các nước phát triển áp dụng khuôn khổ
chính sách tiền tệ đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát. New Zealand đã bắt đầu áp dụng
chính sách này từ năm 1989 bằng cách trao cho Ngân hàng dự trữ New Zealand quyền
độc lập thực thi chính sách tiền tệ để đạt được sự ổn định về giá, tức là đạt được mức lạm
phát đo bằng mức tăng của CPI hàng năm theo thỏa thuận với Chính phủ.
- Đầu tiên Ngân hàng dữ dữ New Zealand đã sử dụng tỷ giá hối đoái như mục tiêu
trung gian để đạt được mức lạm phát mục tiêu. Vì giá cả thế giới sẽ tác động đến
mức giá trong nước thông qua tỷ giá hối đoái. Tháng 7 năm 1997 đến tháng 3 năm
1999, Ngân hàng dự trữ New Zealand (RBNZ) sử dụng chỉ số trạng thái của
chính sách tiền tệ (MCI). MCI là chỉ số kết hợp các biến số lãi suất và tỷ giá hối đoái
thành một con số duy nhất. Mục đích của MCI là cung cấp những thông tin tổng quát và
dễhiểu về thị trường tài chính vào một thời điểm xác định Tuy nhiên công cụ này

tỏ ra không hiệu quả trong giai đoạn những năm cuối thập niên 1990 , buộc Ngân
hàng dự trữ New Zealand phải điều chỉnh khung lạm phát mục tiêu từ 0-2% lên 0-
3% nhưng lạm phát vẫn liên tục vượt ngưỡng 3%. Cuộc khủng khoảng tài chính
vào cuối năm 1997 làm cho MCI giảm đáng kể, Ngân hàng Dự trữ New Zealand
phản ứng bằng điều chỉnh tăng lãi suất. Tuy nhiên, sự giảm giá này là do cú sốc
thương mại âm, nên thắt chặt chính sách tiền tệ đã làm cho cuộc suy thoái trở nên
trầm trọng hơn, lạm phát tăng cao. Cuối cùng, Ngân hàng Dự trữ New Zealand
nhận thấy sai lầm và đảo ngược tiến trình bằng việc giảm nhanh lãi suất vào tháng
7/1998 sau khi nền kinh tế đã rơi vào suy thoái, thế nhưng quá muộn. Ngân hàng
Dự trữ New Zealand nhận thấy sự bất hợp lý khi sử dụng MCI như là chi số của
chính sách tiền tệ và đã từ bỏ vào năm 1999
- Từ Tháng 3/1999, New Zealand đã từ bỏ MCI và áp dụng mức lãi suất đáp ứng
lạm phát mục tiêu OCR , cụ thể là sử dụng lãi suất qua đêm như một công cụ của
chính sách tiền tệ; & ít bị ảnh hưởng hơn so với việc sử dụng công cụ tỷ giá
- Điều hành chính sách tiền tệ bằng OCR. Ngân hàng dự trữ New Zealand điều
hành chính sách tiền tệ trên cơ sở điều tiết lãi suất thay cho điều tiết khối lượng
tiền mặt. Trong 1 năm, OCR được Ngân hàng New Zealand xem xét và điều
chỉnh 8 lần. Với hệ thống OCR ngân hàng dữ trữ New Zealand là nhà tạo lập thị
trường sẽ cho các định chế tài chính, ngân hàng thương mại vay qua đêm với mức
lãi suất cao hơn 0,25% OCR, và vay lại của các định chế tài chính với mức thấp
hơn 0,25% OCR. Quan trọng hơn tổng số tiền vay hay cho vay từ ngân hàng dự

Monetary Policy Transparency and Pass-Through of Retail Interest Rates 7/28
Phần 1: Dẫn nhập & giới thiệu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
trữ là không giới hạn. Bằng cách cho vay hoặc vay tiền qua đêm với số lượng
không giới hạn, Ngân hàng dự trữ có thể để duy trì ngắn hạn tỷ lệ lãi suất liên
ngân hàng theo mức OCR. Bằng cách thiết lập các lãi suất đáp ứng lạm phát mục
tiêu (OCR), Ngân hàng dự trữ có thể ảnh hưởng đáng kể đến các loại lãi suất ngắn
hạn, ví dụ như lãi suất hối phiếu 90 ngày, Lãi suất đáp ứng lạm phát mục tiêu
(OCR) còn có thể ảnh hưởng đến lãi suất bán lẻ khác của các ngân hàng thương

mại và các tổ chức tài chính. Kết quả là, những thay đổi trong lãi suất đáp ứng lạm
phát mục tiêu (OCR) sẽ ảnh hưởng đến tổng thể của hoạt động kinh tế trong quốc
gia và lạm phát . Tuy nhiên, quá trình này cần có thời gian và tốc độ điều chỉnh
thay đổi giữa các sản phẩm và qua thời gian

Monetary Policy Transparency and Pass-Through of Retail Interest Rates 8/28
Phần 1: Dẫn nhập & giới thiệu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
PHẦN 3: TÍNH CỨNG NHẮC TRONG CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH
LÃI SUẤT
Có một sự truyền dẫn lãi suất từ lãi suất cơ bản đến các loại lãi suất thị trường, tuy
nhiên sự truyền dẫn lãi suất này có thể không hoàn toàn do có các yếu tố gây nên sự cứng
nhắc( khó thay đổi) trong quá trình điều chỉnh lãi suất.Các yếu tố đó là:
- Chi phí thực đơn - Dutta et al, năm 1999. Theo giả thuyết chi phí thực đơn, các
ngân hàng không muốn thay đổi lãi suất của họ nếu những thay đổi của lãi suất cơ
bản là rất nhỏ hoặc chỉ là tạm thời. Vì có các chi phí điều chỉnh liên quan đến việc
thay đổi lãi suất cho khách hàng như chi phí in ấn, phân phối lại bảng giá, tờ rơi,
…Do đó ngân hàng có thể phản ứng chậm chạp trước những thay đổi tạm thời
trong chính sách tiền tệ nhưng sẽ thay đổi nhanh chóng trước những thay đổi vĩnh
viễn trong chính sách lãi suất.
- Chi phí chuyển đổi - Heffernan, 1997. Theo giả thuyết chi phí chuyển đổi, khách
hàng không thích chuyển đổi các sản phẩm tài chính, các thể chế trong việc tìm
kiếm tài trợ hoặc các khoản đầu tư có chi phí chuyển đổi cao Khách hàng phải
mất nhiều thời gian và công sức để tìm ra ngân hàng cung cấp các sản phẩm tốt
nhất và nhận ra rằng nó quá bất tiện hoặc quá tốn kém để chuyển đổi ngân hàng.
Ví dụ, trong trường hợp thanh toán trước các khoản cho vay và thu hồi sớm tiền
gửi có kỳ hạn của khách hàng, một số ngân hàng có thể tính môt khoản phí khi các
khách hàng thực các quyền chọn này. Sự cứng nhắc trong lãi suất có thể do tâm lý
của khách hàng trong chuyển đổi sản phẩm tài chính. Nếu ngân hàng có thể định
giá sản phẩm của họ để khai thác tâm lý của khách hàng thì ngân hàng có thể điều
chỉnh tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay chậm hơn. Điều này sẽ dẫn

đến sự bất cân xứng trong tốc độ điều chỉnh lãi suất.
- Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo - Hannan and Berger 1991, Neuman and
Sharp 1992. Theo giả thuyết thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, bởi vì có sự
thống nhất giữa các ngân hàng nên việc điều chỉnh lãi suất ở các thị trường không
cạnh tranh có thể bất cân xứng, nghĩa là có sự cứng nhắc trong tăng lãi suất huy
động và giảm lãi suất cho vay
- Thông tin bất cân xứng - Stiglitz and Weis 1981. Cuối cùng, theo giả thuyết thông
tin bất cân xứng, các ngân hàng phải đối mặt với hai lựa chọn trái ngược nhau và
các vấn đề rủi ro đạo đức khi họ được yêu cầu nâng cao lãi suất cho vay để tăng lãi
suất thị trường. Sự hiện diện của chi phí cơ hội làm cho nhiều ngân hàng muốn
tăng lãi suất cho vay đáng kể trong một thời gian ngắn. Lãi suất cho vay cao hơn

Monetary Policy Transparency and Pass-Through of Retail Interest Rates 9/28
Phần 1: Dẫn nhập & giới thiệu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
làm cho việc thanh toán các khoản nợ trở nên khó khăn hơn cho các khách hàng
vay dẫn đến các khoản vay quá hạn và trở thành nợ xấu. Trừ khi lãi suất của họ
đang dưới mức qui định và lãi suất thị trường dự kiến sẽ được duy trì ở mức cao,
các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay. Thay vào đó các ngân hàng sẽ hạn chế số
lượng tín dụng mở rộng cho khách hàng vay khi có sự gia tăng áp lực lên lãi suất
cho vay. Kết quả là lãi suất cho vay dự kiến sẽ trở nên cứng nhắc theo mô hình
thông tin bất cân xứng.
Một sự kết hợp của các yếu tố trên có thể đóng vai trò khác nhau trong cơ cấu điều
chỉnh lãi suất ngắn hạn và dài hạn. Chi phí chuyển đổi và chi phí thực đơn là yếu tố chính
ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh trong ngắn hạn trong khi thị trường cạnh tranh không
hoàn hảo và thông tin bất cân xứng là yếu tố chính ảnh hưởng đến các tác động trong dài
hạn. (xem Bondt 2002).
Chính vì vậy, lãi suất huy động và lãi suất cho vay cứng nhắc hay linh hoạt trở
thành một câu hỏi theo lối kinh nghiệm. Hơn nữa, nó cũng giải thích cho sự khác nhau về
lãi suất giữa các sản phẩm tài chính. Ví dụ như sự khác nhau giữa lãi suất cho vay so với
lãi suất tiền gửi, lãi suất cố định có thế chấp và không thế chấp, lãi suất ngắn hạn so với

dài hạn, tùy thuộc tương đối vào tâm lý khách hàng và tầm quan trọng của chi phí chuyển
đổi. Tâm lý của khách hàng có thể là việc ưa thích tiền gửi tiết kiệm hơn là tiền gửi
không kỳ hạn.
Hannan and Berger (1991) và Nueman and Sharp (1992) là người đầu tiên nghiên
cứu tính cứng nhắc của lãi suất huy động. Trong khi giả định về sự đầy đủ và tác động
ngay lập tức thông qua lãi suất cho vay, họ nghiên cứu sự ảnh hưởng của thị trường tiền
gửi lên lãi suất huy động tại Mỹ. Họ phát hiện ra rằng có sự điều chỉnh bất cân xứng
trong lãi suất huy động, tức là các ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động của họ
chậm hơn điều chỉnh giảm và nó được cho là sức mạnh của các ngân hàng trong thị
trường tiền gửi. Cottarelli and Kourelis (1994) là người đầu tiên nghiên cứu tác động của
chính sách đến lãi suất cho vay. Họ sử dụng mô hình ADL để kiểm tra sự tác động trở lại
của lãi suất cho vay làm thay đổi lãi suất thị trường ở hai nước phát triển và đang phát
triển. Họ nhận thấy rằng sự tác động của lãi suất khác nhau giữa các quốc gia và tính
cứng nhắc của các khoản cho vay có thể được giảm bởi một số yếu tố: sự tồn tại của một
thị trường thương phiếu ngắn hạn, ổn định hơn lãi suất thị trường và rào cản tương đối
yếu của cạnh tranh.
Paisley (1994) và Heffernan (1997) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất thị
trường và lãi suất ngân hàng ở Mỹ. Whilst Paisley (1994) đã không tìm thấy tác động của

Monetary Policy Transparency and Pass-Through of Retail Interest Rates 10/28
Phần 1: Dẫn nhập & giới thiệu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
chính sách tiền tệ lên lãi suất thế chấp cho các công trình xây dựng xã hội của nước Anh,
Heffernan (1997) đã tìm ra rằng các chính sách này tác động hoàn toàn lên các khoản vay
nhưng không tác động hoàn toàn lên tài khoản tiền gửi hiện tại và tài khoản tiết kiệm của
các ngân hàng Anh và các xây dựng xã hội. Hofmann và Mizen (2004) đã sử dụng mô
hình phi tuyến tính để nghiên cứu 13 tài khoản tiền gửi và các sản phẩm thế chấp của các
tổ chức tài chính Anh và tìm thấy sự tác động hoàn toàn của các chính sách tiền tệ lên lãi
suất huy động nhưng lại không thấy được sự tác động lên lãi suất thế chấp.
Mojon (2000) đã nghiên cứu các tác động của chính sách tiền tệ trong ngắn hạn
lên lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong khu vực các nước Châu Âu (Bỉ, Đức,

Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha), và giả sử có sự tác động đầy đủ trong dài hạn. Ông tìm
ra rằng lãi suất ngân hàng thay đổi chập chạp trước sự thay đổi của lãi suất của thị
trường, lãi suất dài hạn chậm thay đổi hơn lãi suất ngắn hạn và có một sự bất cân xứng
trong mức độ tác động của chính sách. Tác động của chính sách đến lãi suất cho vay làm
cho lãi suất cho vay cao hơn khi lãi suất thị trường đang tăng và ngược lại đối với lãi suất
huy động. Bondt (2002) đã xem xét mối quan hệ giữa lãi suất trái phiếu Chính phủ, lãi
suất tiền gửi, lãi suất cho vay trên cơ sở kết hợp ngày đáo hạn cho khu vực Châu Âu như
một tổng thể. Ông thấy rằng chính sách tiền tệ tác động hoàn toàn lên hầu hết các lãi suất
cho vay nhưng nó tác động không hoàn toàn cho cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.
Kleimeier và Sander (2005) đã nghiên cứu thị trường ngân hàng bán lẻ của khu vực đồng
tiền chung Châu Âu và thấy rằng lãi suất cho vay đáp ứng nhanh hơn với những thay đổi
trong chính sách tiền tệ.
Chong et al (2005) nghiên cứu lãi suất huy động giữa các kỳ hạn khác nhau và lãi
suất cho vay của cả ngân hàng thương mại và các công ty tài chính tại Singapore và thấy
rằng các định chế tài chính điều chỉnh tăng lãi suất thì chậm hơn so với điều chỉnh giảm.
Họ cũng tìm ra sự khác nhau về tốc độ điều chỉnh giữa các sản phẩm tài chính, giữa các
ngân hàng và các tổ chức tài chính. Nhưng họ lại không tìm thấy sự tác động của lãi suất.

Monetary Policy Transparency and Pass-Through of Retail Interest Rates 11/28
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ài nghiên cứu xem xét cơ chế truyền dẫn ( sự tác động) của lãi suất theo chính
sách tiền tệ qui định đến lãi suất ngân hàng thương mại cũng như tốc độ điều chỉnh của
những biến động ngắn hạn đến mối quan hệ cân bằng dài hạn.
4. 1 Mô hình định lượng trong dài hạn:
Mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất ngân hàng thương mại và lãi suất thị trường
được mô tả theo mô hình hồi qui đơn và sử dụng mô hình ước lượng Phillips - Lorenta
để ước lượng mối quan hệ dài hạn:
Trong đó:
• y

t
(biến phụ thuộc) : lãi suất cho vay hoặc lãi suất tiền gửi( lãi suất huy động;
• x
t
( biến độc lập) : lãi suất thị trường hoặc mức lãi suất được chính sách tiền tệ qui
định;
• ɛ
t
là sai số;
• α
0
v: hệ số tự do, cho biết giá trị trung bình của Y sẽ thay đổi như thế nào khi X =
0 – hệ số đo lường giá trị thêm vào
• α
1
: hệ số đo lường mức độ truyền dẫn trong dài hạn (theo Rousseas (1985)
Mức độ truyền dẫn dài hạn là hoàn toàn nếu về mặt thống kê α
1
không khác 1.
4.1.1 Phương pháp kiểm định đồng liên kết
Trước khi xây dựng và phân tích mô hình, cần phải có kiểm định thuộc tính dừng
của các biến chuỗi thông qua mô hình kiểm định đồng liên kết , để tránh hiện tượng “
tương quan giả”
Dựa vào lý thuyết về Đồng liên kết, bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kiểm
định và phân tích mô hình như sau:
• Kiểm tra thuộc tính dừng của dữ liệu qua phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị;
• Kiểm tra thuộc tính dừng của phần dư (residual) từ kết quả hồi quy trên. Nếu
phần dư là một biến chuỗi tĩnh thì hai biến số trong mô hình là đồng liên kết. Từ
đó phân tích kết quả mô hình.
4.1.2 Mô hình ước lượng Phillips – Lorenta:

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình ước lượng của Phillips – Lorenta theo phương
pháp bình phương tối thiểu (OLS) ; kết hợp với mô hình hồi qui biến giả ; để phân tích cơ
chế truyền dẫn của lãi suất trong dài hạn .
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
Phương trình (1) là mô hình trong dài hạn. Khi chính sách tiền tệ thay đổi, ngân
hàng sẽ không điều chỉnh lãi suất bán lẻ của họ ngay lập tức. Lãi suất ngắn hạn được
mong đợi điều chỉnh nhanh hơn lãi suất trung và dài hạn bởi vì lãi suất trung và dài hạn
phụ thuộc vào lãi suất ngắn hạn tương lai cũng như lãi suất ngắn hạn hiện tại.
4. 2 Mô hình định lượng trong ngắn hạn:
4.2.1 Mô hình hiệu chỉnh sai số cấu trúc (SEC – Structural Error Correction)
Để xem xét sự biến động ngắn hạn của lãi suất ngân hàng thương mại đối với sự
thay đổi lãi suất thị trường tiền tệ và lãi suất theo chính sách; bài nghiên cứu áp dụng mô
hình hiệu chỉnh sai số cấu trúc (SEC – Structural Error correction).
Phương trình chỉnh sửa sai số (ECM) theo mô hình ADL (p,q) tổng quát có dạng
như sau:
Trong đó:
• chỉ ra sự khác biệt
• thể hiện sự bất cân bằng tại thời điểm (t-1) và nó thể
hiện phần dư của mối quan hệ dài hạn được cho bởi phương trình (1);
• v
t
là sai số.
• đo lường tỷ lệ của cơ chế truyền dẫn;

và Г
t
là hệ số điều chỉnh biến động
• thể hiện tốc độ điều chỉnh sai số khi tỷ lệ này khác mức cân bằng của chúng.
Dấu của được mong đợi là âm do tính chất tự điều chỉnh về giá trị trung bình
của lãi suất.

MAL(mean adjustment lag) - độ trễ điều chỉnh bình quân của quá trình điều chỉnh
điều chỉnh đến điểm cân bằng, được tính theo công thức của Hendry (1995). Đối với
trường hợp đặc biệt của một mô hình ADL (1,1), công thức được đơn giản như sau:

MAL đơn giản là trung bình có trọng số của tất cả độ trễ và nó đo lường tốc độ mà
lãi suất bán lẻ phản ứng đến biến động của lãi suất chính sách.
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
4.2.2 Phương pháp kiểm tra tốc độ điều chỉnh bất đối xứng:
Theo nghiên cứu của Chong et al, 2005 và Scholnick, 1996; thì rằng điều chỉnh
ngắn hạn có thể bất đối xứng, nói cách khác, tốc độ điều chỉnh có thể khác nhau khi lãi
suất trên mức cân bằng và khi lãi suất thấp hơn mức cân bằng.
Như vậy,để kiểm tra tình hiện hữu của việc điều chỉnh bất cân xứng trong lãi suất
ngân hàng thương mại ở New Zealand,bài nghiên cứu sử dụng phương trình mô tả biến
động ngắn hạn bất cân xứng như sau:
Trong đó:
• λ là biến giả được thêm. λ bằng 1 nếu phần dư, là dương và 0 cho trường hợp
khác
• mô tả tốc độ điều chỉnh sai số khi lãi suất trên giá trị cân bằng
• mô tả tốc độ điều chỉnh sai số khi lãi suất thấp hơn giá trị cân bằng. Và sử dụng
kiểm định Wald chuẩn để xác định xem về mặt thống kê khác hay không.
Bài nghiên cứu xác định độ trễ điều chỉnh bình quân bất cân xứng (MAL) theo
công thức của Hendry (1995). Đối với trường hợp đặc biệt của mô hình ADL(1,1), công
thức như sau:
Trong đó :
• MAL
+
là độ trễ điều chỉnh trung bình khi lãi suất ngân hàng trên giá trị cân bằng
• MAL
-
là độ trễ giá trị trung bình khi lãi suất ngân hàng thấp hơn giá trị cân bằng

PHẦN 5: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU & KẾT QUẢ
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
5.1 Dữ liệu nghiên cứu & kết quả thống kê mô tả
5.1.1 Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu về lãi suất ngân hàng tại New Zeleand được thu thập từ tháng 8/1994 đến
tháng 12/2004 ( 10 năm). Với cỡ mẫu là một chuỗi gồm 125 mức lãi suất.
Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ hai nguồn:
Từ một ngân hàng thương mại lớn ở New Zealand: sử dụng dữ liệu của các mức
lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn một đến 3 năm
Từ Ngân hàng dự trữ (NHTW) New Zealand : sử dụng dữ liệu của các mức lãi suất
vay cơ bản; lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh; lãi suất tiền gửi (huy động) kỳ hạn sáu
tháng, lãi suất đáp ứng lạm phát mục tiêu ( OCR – Official cash rate); và mức lãi suất
qua đêm liên ngân hàng
5.1.2 Thống kê mô tả:
Bảng 1 ( 1. A & 1. B) cho ta thấy kết quả thống kê mô tả của các mức lãi suất
được nghiên cứu trong các giai đoạn khác nhau
Diễn giải các ký hiệu:
• OCR: mức lạm phát đáp ứng chính sách lạm phát mục tiêu
• Interbank: lãi suất qua đêm liên ngân hàng
• Floating_rate: lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh
• Fixed_1YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 1 năm
• Fixed_2YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 2 năm
• Fixed_3YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 3 năm
• Base_Lending: lãi suất vay cơ bản
• Time_deposit(6MTH): lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng
• Mean: giá trị trung bình
• Median: Trung vị
• Maximum: giá trị lớn nhất
• Minimum : giá trị nhỏ nhất
• Std Dev : độ lệch chuẩn

• Obs.: số biến quan sát ( cỡ mẫu)
Bảng 1.A – Kết quả thống kê trong giai đoạn từ tháng 08/1994 đến 12/2004
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
-
Bảng 1 .B – Kết quả thống kê trong giai đoạn từ tháng 03/1999 đến 12/2004 ( sau khi
New Zealand áp dụng mức lãi suất đáp ứng lạm phát mục tiêu – OCR)
Như vậy từ Bảng 1.A & Bảng 1.B cho thấy:
Trước khi áp dụng mức lãi suất OCR ( theo kết quả 1.A) , thì độ biến động ( độ
lệch chuẩn) của hầu hết các loại lãi suất đều khá cao trên 1%, và mức lãi suất qua đêm
liên ngân hàng có độ lệch chuẩn cao nhất là 1.72.
Sau khi áp dụng OCR ( so sánh 1.A & 1.B) , độ lệch chuẩn của các loại lãi suất
giảm đáng kể, chỉ còn nằm trong khoảng 0.6 đến 0.75.
Kết quả thống kế mô tả cũng cho thấy lãi suất vay thế chấp cố định trung bình có
quan hệ cùng chiều với kỳ hạn thanh toán, và đã tạo thành một đường cong dốc lên
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
5.2 Xác định hệ số tương quan
Để biết được biến động của OCR sẽ tác động như thế nào đến các loại lãi suất, tác
giả đã xác định mối quan hệ tuyến tính ( hệ số tương quan) giữa các loại lãi suất, đặc biệt
là giữa mức lãi suất OCR với các loại lãi suất ngân hàng khác.
Diễn giải các ký hiệu:
• OCR: mức lạm phát đáp ứng chính sách lạm phát mục tiêu
• Interbank: lãi suất qua đêm liên ngân hàng
• Floating_rate: lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh
• Fixed_1YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 1 năm
• Fixed_2YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 2 năm
• Fixed_3YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 3 năm
• Base_Lending: lãi suất vay cơ bản
• Time_deposit(6MTH): lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng
Bảng 2 thể hiện hệ số tương quan từng đôi một giữa các loại lãi suất
Kết quả Bảng 2, cho thấy :

Lãi suất OCR có tương quan cao với lãi suất thế chấp thả nổi,lãi suất qua đêm liên
ngân hàng, lãi suất tiền gởi có kỳ hạn, và lãi suất cho vay cơ bản, nhưng ít có tương quan
với lãi suất thế chấp cố định.
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
5.3 Phân tích cơ chế truyền dẫn trong dài hạn
5.3.1 Kiểm định tính dừng qua phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị
Trước khi xây dựng và phân tích mô hình, cần phải thực hiện kiểm định tính dừng
của biến chuỗi , để tránh trường hợp “tương quan giả” ( Granger và New Bold, 1974),
dẫn đến các kiểm định thống kê bị lệch.
Và Bảng 3 là kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi lãi suất qua phương pháp
kiểm định nghiệm đơn vị , được thực hiện theo mô hình Phillips – Perron & mô hình
ADF của Dickey – Fuller .
Diễn giải các ký hiệu:
• OCR: mức lạm phát đáp ứng chính sách lạm phát mục tiêu
• Interbank: lãi suất qua đêm liên ngân hàng
• Floating_rate: lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh
• Fixed_1YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 1 năm
• Fixed_2YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 2 năm
• Fixed_3YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 3 năm
• Base_Lending: lãi suất vay cơ bản
• Time_deposit(6MTH): lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng
• First Difference: sai phân cấp 1
• Prob.: mức ý nghĩa kiểm định
• Lag: độ trễ
• Obs: số biến
Giả thiết kiểm định:
• Giả thiết Ho (giả thiết null) : có 1 nghiệm đơn vị hay Yt là một chuỗi không dừng
• Giả thiết H1 : Yt là chuỗi dừng
Bảng 3.A– Kiểm định nghiệm đơn vị theo mô hình Phillips - Perron
Bảng 3.B – Kiểm định nghiệm đơn vị theo mô hình ADF ( Dickey – Fuller)

Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
Bảng 3 cho ta thấy : Chấp nhận giả thiết Ho, có nghĩa là đây là một chuỗi không
dừng ở mức ý nghĩa 1% .
5.3.2 Kiểm định đồng liên kết theo mô hình kiểm định của Johansen
Kiểm định đồng liên kết được thực hiện để kiểm định xem phần dư của chuỗi
không dừng ( chuỗi lãi suất) là một chuỗi dừng hay không. Vì khi đó kết quả hồi qui mới
là thực và có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình.
Diễn giải các ký hiệu:
• Floating_rate: lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh
• Fixed_1YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 1 năm
• Fixed_2YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 2 năm
• Fixed_3YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 3 năm
• Base_Lending: lãi suất vay cơ bản
• Time_deposit(6MTH): lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng
• Cointegration of series (y) with interbank rate(x) : mối quan hệ đồng liên kết giữa
biến y(lãi suất vay / lãi suất huy động) & biến x (lãi suất liên ngân hàng)
• Cointegrating Vector: Vectơ đồng liên kết
Giả thiết kiểm định:
• Giả thiết Ho (giả thiết null) : không có đồng liên kết
• Giả thiết H1 : có một mối quan hệ đồng liên kết
Bảng 4: Kết quả kiểm định đồng liên kết
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
Số liệu trong ngoặc là giá trị xác suất ( trị số p) theo MacKinnon-Haug-Michelis
(1999)
Kết quả Bảng 4 đã thể hiện mối quan hệ đồng liên kết giữa các loại lãi suất vay
hay lãi suất gửi với lãi suất liên ngân hàng. Hay nói cách khác có mối quan hệ cân bằng
trong dài hạn giữ lãi suất liên ngân hàng và lãi suất của ngân hàng thương mại.
5.3.3 Phân tích cơ chế truyền dẫn trong dài hạn
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình ước lượng Phillips – Lorenta theo phương pháp
bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng cơ chế truyền dẫn trong dài hạn của lãi suất.

i. Cơ chế truyền dẫn trong dài hạn
Diễn giải các ký hiệu:
• Floating_rate: lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh
• Fixed_1YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 1 năm
• Fixed_2YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 2 năm
• Fixed_3YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 3 năm
• Base_Lending: lãi suất vay cơ bản
• Time_deposit(6MTH): lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng
• Dependent Variable (y) : Biến phụ thuộc Y
• Constant & Constant (OLS) : Hằng số & Hằng số tính theo phương pháp OLS
• Slope & Slope (OLS) : Độ dốc & độ dốc tính theo phương pháp OLS
• : giá trị đo lường mức độ truyền dẫn
• Biến RHS : là lãi suất qua đêm liên ngân hàng
• * : giá trị tại mức ý nghĩa 5%
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
Giả thiết kiểm định:
• Giả thiết Ho (giả thiết null) : = 0 – không có sự truyền dẫn
• Giả thiết H1 : = 1 – truyền dẫn hoàn toàn
Kết quả Bảng 5 cho thấy:
Sự truyền dẫn trong dài hạn không hoàn toàn trừ lãi suất vay thế chấp có điều
chỉnh & lãi suất vay thế chấp cố định có kỳ hạn 1 năm ở mức ý nghĩa 5 %.
Truyền dẫn trong dài hạn cao hơn truyền dẫn trong ngắn hạn đối với các lãi suất có
kỳ hạn dài ( điều này cũng phù hợp với thuyết kỳ vọng về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất).
Mức lãi suất đáp ứng lạm phát mục tiêu (OCR) có mối tươmg quan với lãi suất
ngắn hạn hơn lãi suất dài hạn, vì OCR là lãi suất qua đêm.
Lãi suất trong dài hạn bị ảnh hưởng bởi lãi suất ngắn hạn hiện tại và cả lãi suất
ngắn hạn tương lai.
ii. Khảo sát sự thay đổi cấu trúc
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
Để kiểm tra sự tác động của mức lãi suất OCR đến lãi suất ngân hàng thương mại,

bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi qui với biến giả để ước lượng cơ chế truyền dẫn
trong dài hạn.
Biến giả ( biến giả định lượng) trong mô hình chính là việc thay đổi chính sách
tiền tệ cụ thể là áp dụng mức lãi suất đáp ứng lạm phát mục tiêu (OCR).
Giả định:
• D = 0 : giai đoạn trước khi áp dụng OCR ( trước T3/1999)
• D = 1 : giai đoạn sau khi áp dụng OCR ( sau T3/1999)
• Cột Độ dốc biến giả (Slope Dummy) : đo lường mức độ truyền dẫn trong dài hạn
khi áp dụng OCR
Diễn giải các ký hiệu:
• Floating_rate: lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh
• Fixed_1YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 1 năm
• Fixed_2YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 2 năm
• Fixed_3YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 3 năm
• Base_Lending: lãi suất vay cơ bản
• Time_deposit(6MTH): lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng
• Dummy : Biến giả
• Slope dummy : Độ dốc biến giả
• * : giá trị tại mức ý nghĩa 5%; ** : giá trị tại mức ý nghĩa 10%
Kết quả Bảng 6 cho thấy, sau khi áp dụng mức lãi suất đáp ứng lạm phát mục
tiêu(OCR) thì:
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
Mức độ truyền dẫn lên lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh, lãi suất cho vay cơ bản,
lãi suất huy động tăng.Lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh, lãi suất cho vay cơ bản có
mức truyền dẫn hoàn toàn tại mức ý nghĩa 5%.Lãi suất huy động có mức truyền dẫn hoàn
toàn tại mức ý nghĩa 10%.
Đồng thời khi tính minh bạch của chính sách tiền tệ tăng lên thì mức độ truyền
dẫn của lãi suất huy động cố định; và lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh cũng tăng. Tuy
nhiên chính sách minh bạnh tiền không ảnh hưởng đến lãi suất vay thế chấp cố định.
Bảng 6 cũng cho thấy rằng trong dài hạn, rủi ro ngoại hối không được bảo hộ hiệu

quả.
5.4 Phân tích cơ chế truyền dẫn trong ngắn hạn
5.4.1 Mô hình hiệu chỉnh sai số cấu trúc
Hệ số α
1
là các kết quả ban đầu của hệ số đo lường mức truyền dẫn dài hạn của lãi
suất(từ mô hình đồng liên kết). Bước tiếp theo là ước lượng phương trình động, trong đó
có các hiệu số khác biệt thứ nhất (first difference) của biến độc lập và sai số trễ (lag
residuals) từ phương trình đầu tiên được gọi là “biến điều chỉnh sai số” (error-correction
term). Cụ thể mô hình SEC (Structural Error – correction) có dạng sau:
Với MAL mức độ trễ trung bình của quá trình điều chỉnh đến trạng thái cân bằng
dài hạn .Điều này có nghĩa là giá trị tuyệt đối của β càng lớn thì quá trình điều chỉnh diễn
ra càng nhanh.
Diễn giải các ký hiệu:
• Floating_rate: lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh
• Fixed_1YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 1 năm
• Fixed_2YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 2 năm
• Fixed_3YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 3 năm
• Base_Lending: lãi suất vay cơ bản
• Time_deposit(6MTH): lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng
• MAL(mean adjustment lag) : độ trễ điều chỉnh bình quân của quá trình điều chỉnh
điều chỉnh đến điểm cân bằng
• β
o
đo lường mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
Kết quả Bảng 7 cho thấy: trong ngắn hạn, lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 1
năm , và lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng có mức độ truyền dẫn cao hơn ; và có tốc độ
điều chỉnh về trạng thái trung bình nhanh hơn.
5.4.2 Xác định tính đối xứng về tốc độ điều chỉnh lãi suất

Diễn giải các ký hiệu:
• Floating_rate: lãi suất vay thế chấp có điều chỉnh
• Fixed_1YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 1 năm
• Fixed_2YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 2 năm
• Fixed_3YR: lãi suất vay thế chấp cố định kỳ hạn 3 năm
• Base_Lending: lãi suất vay cơ bản
• Time_deposit(6MTH): lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng
• MAL(mean adjustment lag) : sai số trễ của quá trình điều chỉnh điều chỉnh đến
điểm cân bằng
• Ghi chú: giá trị T –value trong ngoặc .
• * : giá trị tại mức ý nghĩa 5%; ** : giá trị tại mức ý nghĩa 10%
• MAL
+
:độ trễ điều chỉnh bình quân khi lãi suất ngân hàng trên mức
cân bằng
• MAL
-
đại diện cho độ trễ điều chỉnh bình quân khi lãi suất ngân
hàng dưới mức cân bằng
• β
o
đo lường mức độ truyền dẫn trong ngắn hạn
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Nhóm 4 – TCDN Ngày 1 – K20
Từ kết quả bảng 8, cho thấy:
Không có bằng chứng thể hiện sự điều chỉnh bất đối xứng của lãi suất. Việc áp
dụng mức lãi suất OCR cũng không gây ra sự điều chỉnh lãi suất bất đối xứng của lãi
suất ngân hàng.
Chỉ có một số bằng chứng cho thấy lãi suất cho vay cơ bản có tốc độ điều chỉnh
khác nhau, nhưng kết quả này không mang tính thuyết phục.
Có một số bằng chứng yếu ớt cho thấy các ngân hàng điều chỉnh tăng các mức lãi

suất khác lên nhanh hơn so với mức lãi suất cho vay căn bản theo OCR; và cũng điều
chỉnh giảm các mức lãi suất khác nhanh hơn đối với lãi suất vay thế chấp cố định 1 năm.
Tuy nhiên, kết quả này cũng có thể chỉ là do sự cạnh tranh mạnh mẽ giữac các ngân
hàng.

×