ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
_____________________________________
VŨ THỊ KIM MINH HUỆ
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Đạt
Thái Nguyên, 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu thực sự của cá nhân đƣợc
thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển, nghiên cứu khảo
sát tình hình thực tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn
Hữu Đạt. Nội dung luận văn có tham khảo, sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, và các trang web theo danh mục tài liệu của
luận văn.
Các số liệu, mô hình toán và những kết quả trong luận văn là trung thực
xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm .
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Kim Minh Huệ
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu và hoàn thành Luận văn, tôi
đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài
trƣờng, các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Hữu Đạt đã trực
tiếp hƣớng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở
Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh, các Sở, Ban, ngành trong tỉnh đã
nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu giúp tôi
triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân trong gia đình đã
quan tâm, động viên, đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình hoàn
thiện đề tài.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Kim Minh Huệ
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
x
MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
1
2. Mục đích của đề tài
3
3. Đối tƣợng nghiên cứu
3
4. Giới hạn của đề tài
3
5. Những đóng góp mới của luận văn
4
6. Bố cục của luận văn
4
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
5
1.1. Cơ sở lý luận
5
1.1.1. Khái quát một số vấn đề lý luận về dự án đầu tƣ và quản lý dự án đầu
tƣ ứng dụng CNTT
5
1.1.1.1. Quan niệm về dự án đầu tư và dự án đầu tư ứng dụng CNTT
5
1.1.1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư
5
1.1.1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư ứng dụng CNTT
6
1.1.1.2. Quan niệm về quản lý dự án và quản lý dự án đầu tư ứng dụng
CNTT
7
1.1.1.2.1. Khái niệm về quản lý dự án
7
1.1.1.2.2. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT
9
1.1.2. Vai trò và trách nhiệm của ngƣời lãnh đạo dự án
14
1.1.2.1. Tổ chức quản lý dự án theo chức năng
14
1.1.2.2. Tổ chức chuyên trách quản lý dự án
14
1.1.2.3. Tổ chức quản lý dự án mạng ma trận
14
1.1.3. Nội dung quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT
14
1.1.3.1. Quản lý vĩ mô đối với hoạt động dự án
14
1.1.3.2. Quản lý vi mô đối với hoạt động dự án
15
1.1.3.3. Lĩnh vực quản lý dự án CNTT
15
1.1.3.4. Mô hình tổ chức dự án
17
1.1.4. Vai trò của CNTT
19
iv
1.1.5. Đặc điểm của hoạt động đầu tƣ các dự án CNTT
20
1.1.5.1. Các nhân tố tác động ảnh hưởng tới quản lý dự án đầu tư ứng
dụng CNTT
20
1.1.5.1.1. Nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng chất lượng và
hiệu quả dự án đầu tư ứng dụng CNTT
20
1.1.5.1.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả dự
án đầu tư ứng dụng CNTT
21
1.1.5.2. Tầm quan trọng của dự án ứng dụng CNTT trong việc xây dựng
chính quyền điện tử và phát triển KT – XH
21
1.1.5.3. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước
22
1.1.5.4. Trao đổi thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
23
1.1.5.5. Điều hành hoạt động tác nghiệp của các cơ quan QLHCNN
24
1.1.5.6. Tạo ra kênh thông tin mới giúp người dân tham gia vào công
tác xã hội
26
1.2. Cơ sở thực tiễn
26
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý triển khai các dự án ứng dụng CNTT ở một số
đơn vị ở Hà Nội
26
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra
26
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
32
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
32
2.1.1. Phƣơng pháp phân tích thống kê, tổng hợp, điều tra, khảo sát
32
2.1.2. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia
32
2.1.3. Phƣơng pháp thu thập, xử lý số liệu
32
2.1.4. Phƣơng pháp tính toán, so sánh
32
2.1.5. Phƣơng pháp phân tích thông tin
32
2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
33
2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
33
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội
34
2.2.3. Nhóm chỉ tiêu giá trị tăng thuần (NPV – Net Value Added)
34
2.2.4. Nhóm chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án
34
2.2.5. Nhóm chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ hay tỷ lệ nội hoàn (IRR –
Internal Rate of Retur)
35
2.2.6. Nhóm chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (T)
35
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
36
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
36
3.1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên
36
v
3.1.2. Khái quát đặc điểm KT-XH
38
3.1.2.1. Về phát triển kinh tế và các ngành sản xuất kinh doanh, dịch
vụ
44
3.1.2.2. Tập trung chăm lo bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, góp
phần thiết thực vào ổn định và cải thiện đời sống nhân dân
44
3.1.2.3. Khoa học công nghệ, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
đạt được những kết quả tích cực
45
3.1.2.4. Công tác xây dựng chính quyền; cải cách hành chính; phòng
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo được quan tâm chỉ đạo và đạt những kết quả thiết
thực
46
3.1.2.5. An ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được
giữ vững; quan hệ đối ngoại được tăng cường
48
3.2. Các câu hỏi đặt ra
49
3.3. Tình hình ứng dụng CNTT tại tỉnh Quảng Ninh
49
3.3.1. Ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng và Nhà nƣớc
53
3.3.2. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống văn hóa xã hội
57
3.3.3. Ứng dụng CNTT trong phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
61
3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn
63
3.3.4.1. Thuận lợi
63
3.3.4.2. Khó khăn
6
3.4. Thực trạng quy trình chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án đầu tƣ ứng
dụng CNTT tại tỉnh Quảng Ninh
65
3.4.1. Quy trình thực hiện và quản lý dự án tại Sở Thông tin và Truyền thông
tỉnh Quảng Ninh
65
3.4.1.1. Tiếp nhận dự án – Xác định nhu cầu
67
3.4.1.2. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư)
67
3.4.1.3. Phê duyệt
67
3.4.1.4. Các công việc chuẩn bị gọi thầu
68
3.4.1.5. Thủ tục xét thầu
68
3.4.1.6. Xét thầu
68
3.4.1.7. Thương thảo hợp đồng
68
3.4.1.8. Theo dõi thực hiện dự án
68
3.4.1.9. Tổng kết nghiệm thu dự án
68
3.4.1.10. Các tiêu chuẩn của một quy trình chuẩn bị, thực hiện và quản
lý dự án CNTT tại Sở TT&TT tỉnh QN
69
vi
3.4.2. Thực trạng công tác chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án tại sở Thông
tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh
70
3.4.2.1. Giới thiệu chung về dự án “Xây dựng điểm cầu hội nghị truyền
hình trực tuyến phục vụ cho các cơ quan trong trụ sở liên cơ quan số
2”
70
3.4.2.2. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
73
3.4.2.3. Giai đoạn thực hiện đầu tư
83
3.4.3. Đánh giá chung về công tác chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án đầu
tƣ tại Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh
99
3.4.3.1. Những kết quả đã đạt được
99
3.4.3.2. Một số hạn chế
99
3.5. Đánh giá chung về công tác chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án đầu tƣ
CNTT tại tỉnh QN
101
3.5.1. Những kết quả đạt được
101
3.5.2. Một số hạn chế
101
3.5.3. Các kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công tác quản lý dự án đầu tư
ứng dụng CNTT của tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây
103
CHƢƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP
104
4.1. Quan điểm định hƣớng
104
4.1.1. Các quan điểm chỉ đạo phát triển CNTT tỉnh Quảng Ninh
104
4.1.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển
CNTT
104
4.1.1.2. Ứng dụng CNTT trong việc đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh
mạnh về CNTT
105
4.1.2. Những căn cứ, định hƣớng, mục tiêu phát triển CNTT tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2015
106
4.1.2.1. Những căn cứ chủ yếu phát triển CNTT tỉnh Quảng Ninh
106
4.1.2.2. Định hướng phát triển CNTT tỉnh Quảng Ninh
107
4.1.2.3. Mục tiêu phát triển CNTT tỉnh Quảng Ninh
108
4.2. Đề xuất một số giải pháp QLDA đầu tƣ ƢDCNTT ở tỉnh QN
109
4.2.1. Đổi mới cơ cấu tổ chức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
109
4.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý chung đối với các dự án về đầu tƣ ứng
dụng CNTT
110
4.2.3. Phân bổ vốn đầu tƣ ứng dụng CNTT và xây dựng kế hoạch ứng dụng
phát triển CNTT hợp lý
110
4.2.4. Tổ chức, điều hành
110
vii
4.2.5. Bảo đảm ứng dụng CNTT đồng bộ
111
4.2.6. Giám sát, đánh giá
111
4.2.7. Nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực
111
4.2.8. Bảo đảm môi trƣờng pháp lý
112
4.2.9. Học tập kinh nghiệm quốc tế
113
4.3. Một số kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan
113
4.3.1. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông
114
4.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh
115
4.3.3. Đối với các sở, ban, ngành liên quan
115
4.3.4. Đối với Ban QLDA các đơn vị
116
4.3.5. Đối với các đơn vị tƣ vấn
116
4.3.6. Đối với các đơn vị triển khai
116
KẾT LUẬN
117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
119
viii
DANH MỤC VIẾT TẮT
BCĐT
:
Báo cáo đầu tƣ
BCNCKT
:
Báo cáo nghiên cứu khả thi
CĐT
:
Chủ đầu tƣ
CNCNTT
:
Công nghiệp công nghệ thông tin
CNTT
:
Công nghệ thông tin
CNTT-TT
:
Công nghệ thông tin – Truyền thông
CSDL
:
Cơ sở dữ liệu
HĐND
:
Hội đồng Nhân dân
HNTH
:
Hội nghị truyền hình
KS
:
Khảo sát
KSTK
:
Khảo sát thiết kế
KTKT
:
Kinh tế kỹ thuật
KT-XH
:
Kinh tế xã hội
QLDA
:
Quản lý dự án
QTDA
:
Quản trị dự án
TKTC&TDT
:
Thiết kế thi công và tổng dự toán
TMĐT
:
Thƣơng mại điện tử
TT&TT
:
Thông tin và Truyền thông
UBND
:
Ủy ban Nhân dân
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Công việc trong từng giai đoạn vòng đời của dự án
10
Hình 1.1: Các quy trình trong mỗi giai đoạn phát triển dự án
12
Hình 1.2: Lĩnh vực cơ bản trong quản lý dự án
16
Hình 1.3: Mô hình chủ đầu tƣ trực tiếp thực hiện dự án
17
Hình 1.4: Mô hình tổ chức chủ nhiệm điều hành dự án
18
Hình 1.5: Mô hình tổ chức dạng chìa khóa trao tay
19
Bảng 3.1: Hạ tầng phần cứng CNTT tại các cơ quan Đảng năm
2011
53
Bảng 3.2: Số liệu khảo sát hiện trạng tại các đơn vị trƣờng học
57
Bảng 3.3: Số liệu khảo sát tại trƣờng ĐH, CĐ, TC chuyên nghiệp, TT đào
tạo ĐHTC
58
Bảng 3.4: Thống kê phần mềm ứng dụng tại một số đơn vị trƣờng
học
59
Bảng 3.5: Số liệu về Internet của tỉnh Quảng Ninh
60
Bảng 3.6: Thống kê phần mềm ứng dụng tại một số đơn vị
62
Bảng 3.7: Thống kê website tại một số đơn vị
63
Bảng 3.8: Thời gian thực hiện đấu thầu gói thầu mua sắm thiết bị, đào tạo
chuyển giao công nghệ
84
Bảng 3.9: Phân chia gói thầu
84
Bảng 3.10: Tổng dự toán dự án
85
Hình 3.1: Kiến trúc mạng diện rộng của Tỉnh ủy
54
Hình 3.2: Kiến trúc mạng diện rộng của các huyện, thị, thành ủy
55
Hình 3.3: Quy trình thực hiện và quản lý dự án tại Sở TT&TT
66
Hình 3.4: Mô hình tổ chức quản lý triển khai dự án mua sắm phần mềm/
thiết bị
82
Hình 3.5: Mô hình tổ chức quản lý triển khai dự án mua sắm thiết bị/
phần mềm
95
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam đƣợc Chính phủ
xác định là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Để phục vụ cho
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII củ a tỉ nh đề ra: “phấn đấu xây dựng Quảng Ninh về cơ
bản trở thà nh t ỉnh công nghiệp vào năm 2015” thì việc đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đời sống, văn hóa, xã hội, quản
lý nhà nƣớc .v.v.v. nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động có tầm quan
trọng hàng đầu. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của CNTT, trong nhƣ̃ ng năm gầ n
đây tỉnh Quảng Ninh đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hƣớng tới xây
dựng Chính quyền điện tử.
Đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng và của tỉnh , trong giai đoạn 2008 -
2011 trên đị a bà n tỉnh đã triển khai nhiều dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT lớn. Nhờ
vậ y cơ sở hạ tầng CNTT có bƣớc phát triển vƣợt trội, trình độ ứng dụ ng CNTT
của cán bộ, công chức đƣợc nâng lên, các hoạt động chỉ đạo điều hành đƣợc
triển khai nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả hơn, phục vụ ngƣời dân và doanh
nghiệp ngày càng tốt hơn, chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT của tỉnh Quảng Ninh
năm 2011 đứng thứ 6/63, Cổng thông tin điện tử đứng thứ 4/63, hạ tầng CNTT
đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong cả nƣớc.
Tuy nhiên, việc triển khai và quản lý các dự án ứng dụng CNTT không hề
đơn giản - vì công nghệ luôn thay đổi không ngừng, bên cạnh đó việc quản lý
các dự án CNTT là quả n lý nh ững yếu tố luôn thay đổi phức tạp. Thực tế cho
thấy đã có không ít đề án, các dự án về ứng dụng CNTT rất khó thực hiện và
thực hiện không thành công- bằng chứng cho thấy đó là đề án 112 đƣợc khởi
động và triển khai năm 2001. Chính vì lý do đó các dự án về CNTT phải luôn có
tính đột phá và phải có tầm nhìn. Việc đƣa ứng dụng CNTT vào giải quyết công
2
việc của đơn vị để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác điều hành của lãnh
đạo, các hoạt động tác nghiệp của cán bộ, chuyên viên - chẳng hạn nhƣ dự án:
xây dựng Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh; xây dựng chƣơng trình quản
lý văn bản và hồ sơ công việc; hệ thống Mail công vụ của tỉnh; xây dựng mạng
LAN của đơn vị
Đối với mỗi dự án CNTT, để có thể thành công đều phải có những yếu tố
cân bằng và phải lƣờng trƣớc những rủi ro rất dễ xảy ra khiến dự án không đạt
đƣợc hiệu quả nhƣ dự kiến. Thời gian qua , triể n khai cá c các d ự án ứng dụng
CNTT trên địa bà n tỉnh Qu ảng Ninh còn gặp rất nhiều khó khăn - vì phải áp
dụng các hƣớng dẫn, định mức, đơn giá chuyên ngành của các bộ, ngành liên
quan nhƣ: Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính ; đồng thời cũng phải vận dụng các văn
bản của các bộ, ngành liên quan khác. Mặc dù trong những năm qua Bộ Thông
tin và Truyền thông đã rất tích cực ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, các
thông tƣ, các chỉ thị và các văn bản nhằm tạo ra một môi trƣờng pháp lý để triển
khai ứng dụng CNTT nhƣ: Luật Công nghệ thông tin; Nghị định số
102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính Phủ về quản lý đầu tƣ ứng dụng
Công nghệ Thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc; Thông tƣ số
28/2010/TT-BTTTT ngày 13/12/2010 qui định nội dung Giám sát thi công dự án
ứng dụng Công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc; Quyết
định 993/QĐ-BTTTT ngày 01/07/2011 về Công bố định mức tạm thời về chi phí
quản lý dự án, chi phí tƣ vấn đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng
nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc; Thông tƣ số 06/2011/TT-BTTTT ngày
28/02/2011 qui định về lập và quản lý chi phí đầu tƣ ứng dụng Công nghệ thông
tin; Thông tƣ số 02/2011/TT- BTTTT ngày 04/01/2011 qui định nội dung giải
quyết sự cố trong quá trình thực hiện đầu tƣ, bảo hành, vận hành các dự án ứng
dụng Công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, nhƣng
nhìn chung hệ thống văn bản vẫn chƣa hoàn thiện, do đó đã ảnh hƣởng không
nhỏ tới việc triển khai các dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT. Việc nghiên cứu tìm
3
giải pháp quản lý tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc góp phần đẩy nhanh tiến độ
triển khai dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh - khâu đột phá để tạo
đà cho việc “Xây dựng Chính quyền điện tử tại Tỉnh Quảng Ninh” - thực sự là
nhu cầu bức xúc đang đặt ra hiện nay. Vì vậy tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu giải
pháp quản lý các dự án đầu tư ứng dụng Công nghệ thông tin trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh" làm luận văn Thạc sỹ nhằ m đá p ƣ́ ng nhu cầ u thƣ̣ c tế , vớ i
mong muố n góp ph ần đẩy nhanh việc triển khai, ứng dụng và phát tri ển CNTT
trên địa bà n tỉnh Quảng Ninh trong sự phát triển CNTT chung của cả nƣớc, cũng
nhƣ góp phần thực hiện Nghị quyết số 13 của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh: “phấn
đấu đến năm 2015 tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và phấn
đấu đến năm 2014 là tỉnh đi đầu trong cả nƣớc trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý và điều hành chỉ đạo của lãnh đạo”.
2. Mục đích của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ sở lý thuyết về đầu tƣ và quản
lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT;
- Vận dụng lý thuyết và o phân tích , đá nh giá thực trạng triể n khai, quản lý
các dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT trên địa bà n t ỉnh Quảng Ninh trong thời gian
qua;
- Đề xuất một số giải phá p, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý
triển khai cá c dƣ̣ á n đầ u tƣ ƣ́ ng dụ ng CNTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu việ c quản lý và triể n khai các dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT
tại tỉnh Quảng Ninh.
4
4. Giới hạn của đề tài
- Không gian: Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý và triển khai các dự án
đầu tƣ ứng dụng CNTT tại Tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian: Tình hình triển khai và quản lý các dƣ̣ á n đầ u tƣ ƣ́ ng dụ ng
CNTT trên địa bà n tỉnh Quả ng Ninh trong giai đoạ n tƣ̀ năm 2008 - đến năm
2011.
5. Những đóng góp mới của Luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp nhất định về lý
luận và thực tiễn nhƣ sau:
- Về lý luận: Khái quát hoá mộ t số vấ n đề lý luận về : Quan niệ m dƣ̣ á n
đầ u tƣ ứng dụng CNTT, quản lý dự án CNTT, nộ i hà m quả n lý dự án CNTT, các
nhân tố tá c độ ng đế n quả n lý dƣ̣ á n CNTT và kinh nghiệ m quả n lý dự án CNTT.
- Về thực tiễn: Đƣa ra các giải pháp quản lý, các kiến nghị nhằm bảo đảm
triể n khai thà nh công cá c cá c dƣ̣ á n đầ u tƣ ƣ́ ng dụ ng CNTT trên đị a bà n tỉnh
Quảng Ninh.
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4: Các giải pháp
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận:
Khi đánh giá một dự án đầu tƣ của bất kỳ một cơ quan, tổ chức hay một
doanh nghiệp nào cũng nhƣ việc tổ chức quản lý thực hiện dự án, trƣớc hết
chúng ta cần hiểu rõ những khái niệm cơ bản về dự án đầu tƣ cũng nhƣ
phƣơng pháp quản lý dự án. Mỗi dự án lại có những tính chất, đặc điểm
riêng; để phân tích hiệu quả của mỗi dự án chúng ta phải dùng những tiêu chí cơ
bản làm thƣớc đo để đánh giá. Trƣớc hết ta hãy xem bản chất của dự án đầu tƣ
và quản lý dự án đầu tƣ.
1.1.1. Khi qut một số vấn đề l luận về dự n đầu tƣ v quản l dự
n đầu tƣ ứng dụng CNTT
1.1.1.1. Quan niệ m về dƣ̣ á n đầ u tƣ v dƣ̣ á n đầ u tƣ ƣ́ ng dụ ng CNTT
1.1.1.1.1. Khi niệm về dự n đầu tƣ
Theo Luật Đầu tƣ số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Dự án đầu tư là tập
hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối
tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng
cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Cùng khái niệm này, Luật Đầu tƣ năm 2005 ghi “Dự án đầu tư là tập hợp
các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư
trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”. Hay Luật xây dựng
ghi “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng
nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản
phẩm/ dịch vụ trong một thời gian nhất định”. Cụ thể là, phát hiện ra một cơ hội
6
đầu tƣ và muốn bỏ vốn đầu tƣ vào một lĩnh vực nào đó, trƣớc hết nhà đầu tƣ phải
tiến hành thu thập, xử lý thông tin, xác định điều kiện và khả năng, xác định
phƣơng án tối ƣu để xây dựng bản dự án đầu tƣ mang tính khả thi đƣợc gọi tắt là
Dự án đầu tƣ (Luận chứng kinh tế kỹ thuật). Theo nghĩa khác, Ngân hàng thế
giới cho rằng “Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí
liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong một
thời gian nhất định”. Nói một cách tổng quát:
- Về mặt hình thức: dự án đầu tƣ là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một
cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt
đƣợc những kết quả và thực hiện đƣợc những mục tiêu nhất định trong tƣơng lai.
- Về mặt quản lý: dự án đầu tƣ là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
vật tƣ, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời
gian dài.
- Về mặt nội dung: dự án đầu tƣ là tổng thể các hoạt động và chi phí cần
thiết đƣợc bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác
định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực
hiện những mục tiêu nhất định trong tƣơng lai.
Nhƣ vậy, tính chung của định nghĩa này vẫn nằm trong khuôn khổ các yếu
tố: mục đích, nguồn lực và thời gian. Bất cứ một dự án nào có thể khác nhau về
mục tiêu hay phƣơng tiện hay cách thức tiến hành nhƣng vẫn đảm bảo tính
nguyên vẹn của bản chất dự án.
1.1.1.1.1. Khi niệm về dự n đầu tƣ ứng dụng CNTT
CNTT (Công nghệ thông tin) = Phần cứng + Phần mềm, sự tích hợp phần
cứng, phần mềm và con ngƣời.
Dự án CNTT = Dự án liên quan đến phần cứng, phần mềm các CSDL và
mạng.
7
Ví dụ về một dự án CNTT: dự án xây dựng CSDL về đất đai tại Tỉnh
Quảng Ninh hay Dự án Xây dựng Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Quảng Ninh.
Nhƣ vậy, dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT: là một dự án đƣợc thực hiện
trong lĩnh vực CNTT và đƣợc tuân thủ theo các nguyên tắc của quản lý dự án nói
chung và các nguyên tắc của CNTT nói riêng đó là đi theo một qui trình để tạo ra
sản phẩm CNTT.
1.1.1.2.1. Quan niệm về quản l v quản l dự n đầu tƣ ứng dụng
CNTT
1.1.1.2.2. Khi niệm về quản l dự n
Phƣơng pháp quản lý dự án lần đầu đƣợc áp dụng trong lĩnh vực quân sự
Mỹ vào những năm 50 của thế kỷ trƣớc. Các lực lƣợng cơ bản thúc đẩy sự phát
triển phƣơng pháp quản lý dự án là:
- Nhu cầu thực tế cho thấy khách hàng ngày càng “khắt khe, khó tính” với
các hàng hóa, dịch vụ, dẫn tới sự gia tăng độ phức tạp trong quy trình tổ chức,
quản lý sản xuất và chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ;
- Kiến thức của con ngƣời không ngừng phát triển về tự nhiên, xã hội,
kinh tế, kỹ thuật…
Quản lý dự án (QLDA) là “ứng dụng những kiến thức, kỹ năng, công cụ
và kỹ thuật vào các hoạt động dự án để thỏa mãn các yêu cầu của dự án” (PMI
2
,
Project Management Body Of Knowledge, 2000, p.6).
Quản lý dự án hiện đang trở thành cách quản lý chính thay thế cho cách
quản lý hành chính mệnh lệnh, quan liêu.
Xét theo khía cạnh khác, quản lý dự án là một quá trình lập kế hoạch, điều
phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm
bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách đƣợc duyệt và
đạt đƣợc các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ bằng
các phƣơng pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý dự án gồm 2 cấu phần chính:
8
- Quản lý về kỹ thuật: bao gồm công việc, ngân sách, tiến độ, chất lƣợng.
- Quản lý về con ngƣời: bao gồm con ngƣời và các tổ chức tham gia thực
hiện dự án và sự trao đổi.
Vấn đề con ngƣời thƣờng là vấn đề ảnh hƣởng tới sự thành bại của các dự
án. Bên cạnh các kỹ năng kỹ thuật, cần phát triển các kỹ năng con ngƣời trên cơ
sở các chuẩn kỹ năng: suy nghĩ, trao đổi, giao tiếp, trình bày.
Mục tiêu của quản lý dự án
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc
dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lƣợng, trong phạm vi ngân sách đƣợc
duyệt và theo đúng tiến độ thời gian cho phép.
Ba yếu tố: thời gian, nguồn lực (cụ thể là chi phí, nguồn nhân lực…) và
chất lƣợng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có
thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ đối với từng dự án, nhƣng tựu
chung, đạt đƣợc tốt đối với mục tiêu này thƣờng phải hy sinh, một trong hai mục
tiêu kia. Cụ thể, trong quá trình quản lý dự án thƣờng diễn ra các hoạt động đánh
đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hy sinh một mục tiêu nào đó để
thực hiện tốt hơn các mục tiêu kia trong ràng buộc không gian và thời gian. Nếu
công việc dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì không phải đánh đổi mục tiêu.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng nhƣ chủ quan công việc dự
án thƣờng có nhiều thay đổi nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà
quản lý dự án.
Phƣơng php Quản lý dự án
Phƣơng pháp quản lý dự án là cách thức điều phối nỗ lực cá nhân, tập thể,
đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực hạn hẹp, nên bản
chất của nó là:
- Liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án.
9
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thƣờng xuyên, gắn bó giữa các
nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án.
- Tăng cƣờng sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các
thành viên tham gia dự án.
- Tạo điều kiện sớm phát hiện những khó khăn, vƣớng mắc phát sinh và
điều chỉnh kịp thời trƣớc những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán đƣợc.
Tạo điều kiện cho việc đàm phán giữa các bên liên quan trong việc giải quyết bất
đồng cục bộ.
- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lƣợng cao.
Tuy nhiên phƣơng pháp quản lý dự án cũng có mặt hạn chế của nó.
Những mâu thuẫn do cùng chia nhau một nguồn lực của đơn vị, quyền lực và
trách nhiệm của các nhà quản lý dự án trong một số trƣờng hợp không đƣợc thực
hiện đầy đủ, vấn đề hậu dự án là những điểm cần đƣợc khắc phục với phƣơng
pháp quản lý các dự án CNTT.
1.1.1.2.3. Khi niệm về quản l dự n CNTT
* Dự án CNTT: là một dự án đƣợc thực hiện trong lĩnh vực CNTT và
đƣợc tuân thủ các nguyên tắc của quản lý dự án nói chung. Tuân thủ các nguyên
tắc của CNTT: đi theo qui trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm CNTT.
* Quản lý dự án CNTT: là ứng dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ
thuật vào các hoạt động dự án để thỏa mãn các yêu cầu của dự án ứng dụng
CNTT.
Có 4 Lĩnh vực cơ bản trong quản lý dự án:
- Quản lý phạm vi: xác định và quản lý tất cả các công việc đƣợc thực
hiện trong dự án.
10
- Quản lý thời gian: ƣớc lƣợng thời gian, lập lịch biểu và theo dõi tiến độ
thực hiện đảm bảo hoàn tất đúng thời hạn.
- Quản lý chi phí: đảm bảo hoàn tất dự án trong kinh phí cho phép.
- Quản lý chất lƣợng: đảm bảo chất lƣợng theo đúng yêu cầu đặt ra.
Và 4 lĩnh vực hỗ trợ, đây l phƣơng tiện để đạt các mục tiêu của dự
án:
- Quản lý nguồn nhân lực
- Quản lý truyền thông
- Quản lý rủi ro
- Quản lý mua sắm trang thiết bị
Để quản lý các dự án ứng dụng CNTT, ngƣời quản lý dự án quản lý các
hạng mục sau của các dự án:
Cc giai đoạn của dự án CNTT:
Bảng 1.1: Các công việc trong từng giai đoạn vòng đời dự án
Mục đích
Các hoạt động trong
từng giai đoạn
Tiến hành
Tài liệu và các mốc điểm
Vai trò
ngƣời
QLDA,
CBKT
XÁC ĐỊNH
Tìm hiểu để
có đánh giá
khởi đầu.
Mục đích, mục tiêu.
Trình bày vấn đề.
Đánh giá rủi ro.
Kế hoạch và ƣớc tính
QLDA
Xem xét,
Báo cáo
tình hình
Ý tƣởng về dự án (Nội dung
thông qua)
Yêu cầu nội dung
Bảng các rủi ro
Kế hoạch khởi đầu (Các thành
viên thông qua)
Hiến chƣơng dự án (Ngƣời
dùng thông qua)
PHÂN
TÍCH
Hệ thống sẽ
làm gì
Giao diện ngƣời
dùng.
Các điều khoản hợp
đồng
Thiết kế ban đầu
Đặc tả chức năng (Ngƣời dùng
thông qua)
Kế hoạch cuối cung
Đề xuất thực hiện
(Ngƣời dùng thông qua)
11
THIẾT KẾ
Các phần
của hệ
thống, Hệ
thống sẽ
làm việc
nhƣ thế
nào.
Quyết định xây
dựng/Mua. Thiết kế
xem xét kỹ lƣỡng
Đặc tả thiết kế (Thông qua KT)
Kế hoạch kiểm thử sự
Chấp nhận
Ƣớc tính đã đƣợc xem xét lại.
(Thông qua về chất lƣơng)
THỰC
HIỆN
Lắp ráp các
thành phần
Lập trình,
Xây dựng/ Mua
Khách hàng hóa.
Kiểm thử từng phần.
Thiết kế các thành phần.
(Thông qua KT)
Kế hoạch Kiểm thử hệ thống.
(Thông qua KT)
Các thành phần đã đƣợc kiểm
thử (Thông qua KT)
Tài liệu sử dụng
KIỂM THỬ
HỆ THỐNG
Làm việc,
Hệ thống
hiểu chỉnh
những sai
sót
Tích hợp kiểm tra
chất lƣợng kỹ càng
Hệ thống làm việc
Kiểm thử hệ thống.
Báo cáo (Thông qua về chất
lƣợng)
KIỂM THỬ
SỰ CHẤP
NHẬN
Sự chấp
nhận của
khách hàng
Qui trình chấp nhận
Kiểm thử sự chấp nhận (Ngƣời
dùng thông qua)
Báo cáo (Ngƣời dùng thông
qua)
VẬN HÀNH
Cài đặt rộng
rãi và hoàn
thành
Cài đặt rộng rãi.
Chuyển đổi.
Đào tạo, hỗ trợ, xem
xét.
Hệ thống mới có đƣợc dùng?
(thử ngƣời dùng)
Báo cáo đào tạo.
Kế hoạch hỗ trợ
(Ngƣời dùng thông qua)
Xem xét. Báo cáo hoàn thành
DA.
* Chu trình sống của dự án:
Chu trình sống trong phát triển hệ thống là khung làm việc dùng để mô tả
các giai đoạn trong quá trình phát triển và duy trì hệ thống thông tin. Chu trình
sống của dự án là nhóm các giai đoạn của dự án. Các giai đoạn của dự án thay
đổi tùy theo dự án hoặc lĩnh vực kinh doanh, nhƣng bao gồm:
12
- Quan niệm
- Triển khai
- Thực hiện, cài đặt
- Kết thúc
* Các quy trình QLDA:
- Khởi động dự án
- Lập kế hoạch dự án
- Thực thi dự án
- Kiểm soát và điều khiển
- Kết thúc
Hình 1.1: Các qui trình trong mỗi giai đoạn phát triển dự án
* Các công cụ và kỹ thuật để QLDA:
Các công cụ và kỹ thuật QLDA hỗ trợ ngƣời quản lý dự án và nhóm dự án
trong nhiều lĩnh vực của quản lý dự án. Chẳng hạn:
- Quản lý phạm vi = WSM,
Khởi tạo
Lập kế hoạch
Thực hiện
Kiểm soát
Kết thúc
13
- Quản lý thời gian = sơ đồ Gantt,
- Quản lý cho phí = EVM, Ƣớc lƣợng chi phí, các phần mềm về tài
chính
* Các kiến thức cần thiết để QLDA:
Phần lớn kiến thức cần thiết để quản lý dự án là kiến thức riêng của ngành
QLDA. Ngoài ra, ngƣời quản trị dự án còn phải có kiến thức và kinh nghiệm
trong Quản lý tổng quát và lĩnh vực ứng dụng của dự án.
Đối với dự án CNTT: ngƣời quản lý dự án giỏi phải là ngƣời hiểu biết về
công nghệ, đây là sự khác biệt so với các loại dự án khác, ảnh hƣởng lớn đến
thành công hay thất bại của dự án. Ngƣời QLDA CNTT có thể không phải là
ngƣời làm trực tiếp nhƣng phải là ngƣời đã trải qua quá trình làm công nghệ,
luôn cập nhật đƣợc thông tin về sự trƣởng thành của công nghệ và đặc biệt phải
nhìn đƣợc xu hƣớng phát triển tƣơng lai của công nghệ.
* Các kỹ năng cần thiết trong quản lý dự án:
- Kỹ năng giao tiếp: lắng nghe, thuyết phục.
- Kỹ năng tổ chức: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phân tích.
- Kỹ năng xây dựng nhóm: thấu hiểu, thúc đẩy tinh thần đồng đội.
- Kỹ năng lãnh đạo: năng động, có tầm nhìn, biết giao nhiệm vụ, lạc quan.
- Kỹ năng công nghệ: kinh nghiệm, kiến thức về dự án.
* Sử dụng phần mềm trong QLDA:
Có hàng trăm sản phẩm khác nhau hỗ trợ quản trị dự án, tuy nhiên đƣợc
phân thành 3 chủng loại chính:
- Các công cụ Low-end: phục vụ các dự án nhỏ, giá dƣới 200 USD/ngƣời
dùng
14
- Các công cụ cỡ trung: phục vụ cho nhiều dự án và ngƣời dùng, gia 200-
500USD/ ngƣời dùng. Phần mềm Project 2000 là phổ biến nhất.
- Các công cụ High-end: còn đƣợc gọi là phần mềm QTDA xí nghiệp.
Có thể áp dụng QLDA cho nhiều lĩnh vực trong đó có các dự án đầu tƣ
ứng dụng CNTT.
1.1.2. Vai trò v trch nhiệm của ngƣời lãnh đạo dự n
1.1.2.2. Tổ chức quản l dự n theo chức năng:
Là mô hình trong đó chủ đầu tƣ không thành lập ra ban quản lý dự án
chuyên trách mà thành viên của ban quản lý dự án là các cán bộ từ các phòng
ban chức năng làm việc kiêm nhiệm; hoặc chức năng quản lý dự án đƣợc giao
cho một phòng chức năng nào đó đảm nhiệm.
1.1.2.3. Tổ chức chuyên trch quản l dự n
Chủ đầu tƣ thành lập ra ban quản lý dự án chuyên trách, chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện toàn bộ các công việc của dự án.
1.1.2.4. Tổ chức quản l dự n dạng ma trận
Là mô hình trong đó thành viên của nhóm dự án đƣợc tập hợp từ các cán
bộ của các bộ phận chức năng khác nhau dƣới sự điều hành của nhóm trƣởng
còn gọi là giám đốc (chủ nhiệm) dự án. Mỗi cán bộ có thể tham gia cùng lúc vào
hai hoặc nhiều dự án khác nhau và chịu sự chỉ huy đồng thời của cả trƣởng nhóm
dự án và trƣởng bộ phận chức năng. Nội dung quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng
CNTT và các nhân tố tác động ảnh hƣởng tới quản lý dự án.
1.1.3. Nội dung quản l dự n đầu tƣ ứng dụng CNTT
1.1.3.1. Quản l vĩ mô đối với hoạt động dự n
15
Quản lý vĩ mô còn đƣợc gọi là quản lý nhà nƣớc đối với các dự án bao
gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình
thành, thực hiện và kết thúc dự án.
Trong quá trình triển khai dự án, Nhà nƣớc luôn theo dõi chặt chẽ, định
hƣớng và chi phối hoạt động của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đóng góp tích
cực gián tiếp hay trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội. Những công cụ quản lý
vĩ mô của nhà nƣớc bao gồm: chính sách, kế hoạch, quy hoạch nhƣ chính sách
về tài chính, tiền tệm tỷ giá, lãi suất, chính sách đầu tƣ, chính sách thuế…
1.1.3.2. Quản l vi mô đối với hoạt động dự n
Quản lý dự án ở tầm vi mô là quản lý các hoạt động cụ thể của dự án. Nó
bao gồm nhiều khâu công việc nhƣ: lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát….các
hoạt động của dự án. Quản lý dự án bao gồm hàng loạt các vấn đề nhƣ: quản lý
thời gian, chi phí, nguồn nhân lực, chất lƣợng, rủi ro, quản lý hoạt động mua
bán… Quá trình quản lý đƣợc thực hiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu
tƣ đến giai đoạn vận hành các kết quả của dự án.
1.1.3.3. Lĩnh vực quản l dự n CNTT
Theo đối tƣợng quản lý, quản lý dự án bao gồm 9 lĩnh vực chính cần đƣợc
xem xét, nghiên cứu là:
- Lập kế hoạch tổng thể: lập kế hoạch cho dự án là quá trình tổ chức dự án
theo một trình tự lôgic, chi tiết hóa các mục tiêu của dự án thành những công
việc cụ thể và hoạch định một chƣơng trình thực hiện những công việc đó nhằm
đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã đƣợc kết hợp một cách
chính xác và đầy đủ.
- Quản lý phạm vi: là việc xác định phạm vi, giám sát việc thực hiện mục
đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực
hiện, công việc nào nằm ngoài phạm vi của dự án.