Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

phân tích và xây dựng giải pháp erp cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty cổ phần thế giới số trần anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.45 KB, 31 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP LỚN
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ (ERP)
ĐỀ TÀI:
Phân tích và xây dựng giải pháp ERP
cho hoạt động sản xuất - kinh doanh
của Công Ty Cổ Phần Thế Giới Số Trần Anh
Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHAN VĂN VIÊN
Lớp: ĐH Hệ Thống Thông Tin K4 – NHÓM 1
ST
T
Họ Tên Đ1 Đ2 KL
1 Trần Thọ Hoàng
2 Nguyễn Văn Tùng
Hà Nội, Tháng 12 năm 2012
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
PHẦN 1:
PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
Các giải pháp chuyên đề được chỉ định cho nhóm bao gồm:
 Giải pháp đặt hàng
 Giải pháp kế toán tổng hợp
 Giải pháp tích hợp hệ thống
 Lập kế hoạch Top-Down
1.1.Giải pháp đặt hàng
Đây là một trong những module quan trọng trong hệ thống giải pháp ERP.
Để đáp ứng được nhu cầu quản lý đặt hàng của doanh nghiệp giải pháp đề ra giải
quyết các chức năng chính sau đây:


• Quản trị đặt hàng: bao gồm quản trị yêu cầu mua, tính toán các đơn hàng kế
hoạch, quản lý hợp đồng đơn đặt hàng : các thông tin đặt hàng, nghiệp vụ mua
sắm, kế hoạch mua, lịch sử của giao dịch mua hàng và quản lý giao nhận hàng.
• Quản lý nhà cung cấp với danh mục nhà cung cấp bao gồm các thông tin nhà
cung cấp và địa điểm nhà cung cấp, công nợ phải trả cho nhà cung cấp.
Sơ đồ quản trị đặt hàng
Module quản trị đặt hàng trong giải pháp ERP có mối quan hệ ràng buộc với các
module khác như quản trị kho, quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, quản trị tài sản
cố định và quản trị tài chính kế toán. Các module có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
theo quy trình đặt hàng: Nhu cầu mua hàng  Lập kế hoạch đặt hàng  Lập đơn
hàng  Nhận hàng  Phân phối hàng  Ghi nhận công nợ  Chi trả công nợ .
Quy trình đặt hàng:
Trong quy trình đặt hàng ta cần lưu ý các vấn đề sau:
• Lập kế hoạch mua hàng, dựa trên nhu cầu sản xuất nhằm giữ mức tồn kho ở
mức thấp nhất
• Các đơn mua hàng: Bảng giá áp dụng: giá, chiết khấu, và khung giá cho
phép. Kiểm soát hàng đang đặt. Điều khiển kho chờ nhận hàng. Hiệu chỉnh
đơn hàng. Tạo đơn mua hàng từ những hợp đồng bán hàng, hoàn trả tiền cho
nhà cung cấp
• Nhập kho: Tự động tạo phiếu nhập kho từ các đơn hàng đang đặt (kiểm soát
quota). Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp
• Hóa đơn mua hàng: Bảng giá áp dụng: giá, chiết khấu và kiểm tra khung giá.
Tự động tạo hoá đơn từ hợp đồng bán hàng hoặc phiếu nhập kho. Lập hoá
đơn hàng gia công tại chỗ
• Mối quan hệ giữa đơn đặt hàng, phiếu nhập kho và hoá đơn.
• Hóa đơn chi phí
• In chứng từ hàng loạt.
• Lập các báo cáo tổng hợp và chi tiết.
1.2.Giải pháp kế toán tổng hợp
Giải pháp Kế toán tổng hợp giúp người dùng tổng hợp các dữ liệu từ các module

chi tiết để lên các báo cáo tổng hợp. Phân hệ này giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng
thể về các họat động của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính, ngân sách.
Trên cơ sở đó đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời. Đây là phân hệ cốt lõi của
hệ thống quản lý ERP
a. Tổng hợp mọi tác vụ từ tất cả các Module
Quy trình nghiệp vụ: Cập nhật bút toán và khoá sổ
b. Các nghiệp vụ khác như tiền mặt, ngân hàng ,tài khoản ngoài bảng.
c. Quản lý hệ thống tài khoản theo dạng ma trận / đa chiều
Việc ghi sổ trong hệ thống tài khoản mới đòi hỏi bất cứ các hoạt động kinh tế
phát sinh phải ghi chép thông qua các nhóm số của hệ thống tài khoản. Cơ chế tập
hợp như sau:
- Nhóm thứ nhất: Nhóm công ty, mỗi đơn vị có tổ chức kế toán phải có một mã
số riêng
- Nhóm số thứ hai: Là nhóm trung tâm trách nhiệm,
trung tâm chi phí, phòng ban.
- Nhóm số thứ ba: Là nhóm tài khoản nhà nước, hạch toán theo qui định hiện
hành của nhà nước
- Nhóm thứ tư: Nhóm mã ngân hàng/kênh phân phối
- Nhóm thứ năm: Nhóm sản phẩm
- Nhóm thứ sáu: Nhóm nội bộ
Cách phân nhóm này đảm bảo sẽ hạch toán được chi tiết các nghiệp vụ theo
chuẩn mực kế toán của Việt Nam và phân lớp quản lý tới mức chi tiết nhất phù hợp
với yêu cầu quản lý chi tiết theo nhiều đối tượng của doanh nghiệp may Việt Nam
hiện nay.
Quy trình nghiệp vụ: Cập nhật hệ thống tài khoản
d. Quản lý ngân sách
Theo dõi và lập kế hoạch ngân sách cho
Từng tài khoản
Từng khách hàng hay nhà cung ứng
Từng mã hàng , vật tư nguyên vật liệu

Từng dự án
Và các tiêu thức theo yêu cầu
Định nghĩa Ngân sách
Định nghĩa T ổ chức
Ngân sách
Định nghĩa Công thức
Ngân sách
Định nghĩa
MassBudge t
Nhập và thay đổi số
l ợng hoặc bút toán
ngân sách
T ính ngân sách
Báo cáo Ngân sách
Đóng Ngân sách
- Xõy dng mt ngõn sỏch th hin doanh thu v chi chi
d toỏn trong mt vi k toỏn.
- Xõy dng t chc ngõn sỏch th hin cỏc vn phũng,
cỏc ban v cỏc trung tõm chi phớ nhp v bo v s
liu ngõn sỏch
- Tính toán số lượng ngân sách để cập nhật số dư ngân
sách từ các công thức ngân sách và công thức ngân
sách gộp
- Thực hiện các yêu cầu trực tiếp để xem xét các thông
tin về ngân sách. Dùng các yêu cầu này để hiển thị số
dư ngân sách, cũng như số dư thực tế và dự chi. Hệ
thống sẽ đối chiếu giữa ngân sách tổng thể và chi tiết
và kiểm tra phân chênh lệch.
- Hệ thống xây dựng các báo cáo khác nhau chứa đựng
các thông tin về ngân sách để đảm bảo mọi cấp quản

lý của doanh nghiệp có thể có được các thông tin theo
mức về ngân sách.
- Xây dựng và chạy chức năng tổng hợp để tổng hợp số
dư ngân sách giữa các bộ sổ khác nhau.
- Đóng ngân sách để ngăn chặn sự thay đổi bất thường
hoặc không hợp lệ. Có thể đóng một phần hoặc toàn
bộ ngân sách.
- Chuyển số dư ngân sách ra loại tiền báo cáo để so sánh
với số thực tế trong các báo cáo tài chính. Giải pháp
đề ra nên cho phép tạo các báo cáo để so sánh các
phiên bản ngân sách khác nhau trong cũng loại tiền
báo cáo.
Quy trình nghiệp vụ: Lập ngân sách chi tiêu
e. Theo dõi và quản lý đa tiền tệ. Đánh giá chênh lệch tỷ giá
- Một công ty dệt may Việt Nam hiện nay có mối quan hệ với nhiều đối tác
trên nhiều nước do đó khi thanh quyết toán các đơn hang thường sử dụng nhiều
loại tiền tệ khác nhau. Do đó giải pháp đưa ra sẽ quản lý và theo dõi đa tiền tệ.
Nhưng do thị trường tiền tệ luôn biến động nên giải pháp cần phải đánh giá được
chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm phát sinh, thanh toán và báo cáo tài chính.
- Quản lý đa tiền tệ là một giải pháp phức tạp vì quan hệ nhiều chiều giữa
các đồng tiền luôn biến đổi. Hiện nay các công ty dệt may Việt Nam chủ yếu xét
mối quan hệ giữa đồng Việt Nam và các đồng ngoại tệ khác trên.
- Khi có các đánh giá chênh lệch tỷ giá giải pháp sẽ tự động đưa ra các bút
toán điều chỉnh và thiết lập các báo cáo ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá đến tất cả
các mặt của công ty.
Quy trình nghiệp vụ: Xử lý các nghiệp vụ ngoại tệ
f. Đáp ứng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Một giải pháp quản lý chi tiết ngân sách sẽ đảm bảo được dữ liệu cần thiết
khi phân tích tình hình tài chính daonh nghiệp và làm cơ sở để đối chiếu phân tích

với các phát sinh thực tế. Với giải pháp kế toán tổng hợp cần tổng hợp được toàn
bộ các bút toán chi tiết của từng nghiệp vụ phát sinh các module khác sau đó cân
đối và tổng hợp trên sổ kế toán tổng hợp. Từ các dữ liệu chi tiết và tổng hợp đó tạo
các báo cáo phân tích tài chính của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính phục vụ cơ
quan thuế, bộ tài chính, chủ đầu tư, cổ đông…
g. Lập cân đối kế toán, cân đối số phát sinh.
Đối với bất kỳ hệ kế toán tổng hợp nào thì cân đối số liệu kế toán, cân đối số
liệu phát sinh là yêu cầu tiên quyết đầu tiên. Tuy nhiên ở đây do tài khoản phân
cấp theo nhiều mức khác nhau dẫn đến giải pháp cũng đưa ra cân đối theo các mức
của tài khoản để đảm bảo có thể nhìn thấy được số liệu tài chính doanh nghiệp theo
từng cấp. Các số liệu cân đối kế toán, cân đối phát sinh là cơ sở để lập báo cáo tài
chính, báo cáo thuế, lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính cho Bộ Tài
chính, cơ quan thuế. Ngoài ra nó cũng là số liệu để phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp
h. Khả năng phân tích trực tuyến số liệu tài chính nhiều năm
Các dữ liệu tài chính được lưu trên cơ sở dữ liệu thiết kế lưu nhiều năm nên
đảm bảo dữ liệu sau nhiều năm có thể sử dụng làm đầu vào cho các dịch vụ phân
tích dữ liệu trực tuyến. Mặt khác cơ sở dữ liệu thiết kế là cơ sở dữ liệu quan hệ lưu
tập trung trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ mạnh là SQL Server 2000 hoặc
Oracle. Trên các hệ quản trị này các dịch vụ tích hợp phân tích trực tuyến khá
mạnh như OLAP tiến hành trên kho dữ liệu Data Warehouse. Dựa trên dữ liệu tài
chính lưu tập trung nhiều năm có thể ứng dụng các kỹ thuật khai phá dữ liệu để
phân tích quy luật thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, phân tích rủi ro về thị
phần, khách hàng, chất lượng, phân tích về đối thủ cạnh tranh, dự đoán xu thế phát
triển các mặt hàng hoá, xu thê nhu cầu nguyên phụ liệu, xu hướng thời trang… Các
tool OLAP chú trọng vào việc cung cấp phân tích dữ liệu đa chiều trực tuyến chất
lượng cao với câu lệnh SQL theo các tính giản lược và sự tách nhỏ theo nhiều
chiều. Đây là vấn đề mở tuỳ thuộc nhu cầu từng thời điểm của doanh nghiệp sẽ có
các lợi ích thu được khi phân tích dữ liệu hiện có khi sử dụng giải pháp ERP tổng
thể nơi dữ liệu đã được chuẩn hoá với thông tin đa dạng và đầy đủ nhất về nội tại

và tác động bên ngoài của doanh nghiệp.
i. Thiết lập hệ thống báo cáo
Quy trình nghiệp vụ: Lập báo cáo tài chính
1.3.Giải pháp tích hợp hệ thống
Một hệ thống mạng gồm nhiều thành phần, nhiều thiết bị của nhiều hãng
khác nhau, nhiều ứng dụng, dịch vụ, … được chọn lọc, kiểm tra bằng thực tế và
kinh nghiệm. Tích hợp hệ thống giúp giải quyết những vấn đề cụ thể của DN như:
DN quản trị nguồn lực tốt hơn, Hệ thống bảo mật giúp cho hoạt động của DN được
an toàn hơn, Thu hồi vốn đầu tư nhanh, Tối ưu hóa chi phí sở hữu.
Tiếp theo, nhanh chóng ứng dụng công nghệ, triển khai những hệ thống, ứng
dụng hiện đại phục vụ cho quá trình quản lý, sản xuất, KD, tăng sức cạnh tranh
trên thị trường.
Hiện nay, người ta thường nói đến vấn đề xây dựng hệ thống công nghệ, xây
dựng các qui trình để không những phục vụ cho các hoạt động sản xuất, KD,
nghiệp vụ hiện tại mà còn có khả năng tạo ra những hoạt động, dịch vụ mới cho
DN gọi là kiến trúc hướng dịch vụ (Service Oriented Architecture - SOA).
a. CƠ SỞ HẠ TẦNG DATA CENTER
DataCenter là Cơ sở hạ tầng vật lý thiết yếu bao gồm hệ thống tủ Rack, thiết bị
nguồn (Power & UPS), thiết bị làm mát (Cooling) và các giải pháp an ninh cho
một trung tâm lưu trữ những hệ thống máy tính quan trọng và các thiết bị liên quan
- Hệ thống sàn nâng, vách ngăn chống cháy
- Hệ thống làm lạnh chính xác
- Hệ thống điện dự phòng
- Hệ thống phát hiện rò rỉ/ ngập nước
- Hệ thống phát hiện rò rỉ/ ngập nước
- Hệ thống các tủ Rack
- Hệ thống bảo mật vật lý (Camera, cửa,….)
- Hệ thống cảnh báo và quản lý tự động
- Cơ sở hạ tầng mạng
- Hệ thống máy chủ và phần mềm ƯD

- Hệ thống chống sét
YÊU CẦU CỦA DATA CENTER
Dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế TIA-942 về xây dựng Trung Tâm dữ
liệu, phải đạt được các yêu cầu sau:
 Ngoài việc cung cấp nguồn điện lưới cho trung tâm dữ liệu, để đảm bảo cho
hệ thống hoạt động liên tục không xảy ra sự cố về nguồn điện, do đó phải
cung cấp thêm nguồn điện dự phòng cho trung tâm dữ liệu như: UPS và máy
phát điện dự phòng.
 Hệ thống điều hòa nhiệt độ phải sử dụng loại máy lạnh chính xác vì môi
trường của trung tâm dữ liệu đòi hỏi rất cao sự ổn định của nhiệt độ nhằm
đáp ứng độ mát nhất định cho thiết bị hoạt động bên trong TT Dữ liệu.
 Trung tâm dữ liệu phải được cung cấp hệ thống chữa cháy dùng khí sạch cho
máy chủ, mạng và phòng điều khiển trung tâm. Tường và cửa có khả năng
chịu nhiệt cao trong thời gian dài.
 Hệ thống sàn nâng (tùy chọn), sàn được thiết kế phẳng để thiết bị bên trên
không bị nghiêng và chịu được tải trọng cho thiết bị tin học đặt bên trên. Sàn
cũng được tận dụng để che đi phần dây cáp nguồn, cáp mạng đi bên dưới tạo
được mỹ quan cho trung tâm dữ liệu.
 Hệ thống an ninh (Access control và hệ thống Camera) cho trung tâm dữ
liệu sẽ dùng đầu đọc thẻ hoặc sinh trắc học để tăng cường an ninh. Hệ thống
Camera quan sát có thể dùng IP camera hoặc Analog camera để quan sát
mọi hoạt động bên trong Data Center.
 Trung tâm dữ liệu sẽ được cung cấp hệ thống chiếu sáng theo đúng tiêu
chuẩn một Data Center, cung cấp ánh sáng đầy đủ trong trường hợp khẩn
cấp. Nâng cao hiệu quả công việc cho người vận hành.
 Giám sát môi trường theo dõi thường xuyên hoạt động của Trung tâm dữ
liệu có thể ngăn chặn được các sự cố từ nhỏ nhất để tránh ảnh hưởng toàn bộ
hệ thống Trung tâm dữ liệu.
 Và đồng thời Data Center phải thỏa mãn: tính mở rộng & phát triển; tiết
kiệm năng lượng (DataCenter Green); thích nghi nhiều thiết bị của các hãng

sản xuất; hệ thống luôn được kiểm tra trước khi triển khai để đảm bảo giảm
thiểu thời gian hệ thống ngừng hoạt động, luôn được theo dõi, cảnh báo kỹ
trước khi sự cố xảy ra.
b. MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG
Với sự bùng nổ về CNTT, giải pháp mạng cho một doanh nghiệp ngày càng có ý
nghĩa quan trọng. Các giải pháp mạng bao gồm:
 Giải pháp mạng LAN,WAN
Sử dụng các lớp (layer) để đơn giản hóa các công việc trong thiết kế mạng. Mỗi
lớp có thể tập trung vào các chức năng cụ thể, cho phép người thiết kế lựa chọn
đúng các hệ thống và các tính năng cho mỗi lớp
 Lớp Core: Có nhiệm vụ chuyển tiếp lưu thông với tốc độ cao nhất
 Lớp Distribution: Cung cấp chính sách liên quan đến các hoạt động kết nối
 Lớp Access: Cung cấp truy cập cho các User/Workgroup vào mạng
 Giải pháp mạng đa dịch vụ
Hệ thống mạng tích hợp đa dịch vụ là một hệ thống mạng đồng nhất của các dịch
vụ data, voice, video trên nền IP (sử dụng 1 hệ thống cáp duy nhất). Việc tích hợp
giúp cho hệ thống gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí quản trị, dễ
nâng cấp, mở rộng và quan trọng hơn là ứng dụng được những công nghệ tiên tiến
nhất hiện nay nhằm tăng hiệu suất công việc.
 Giải pháp mạng không dây
Hệ thống mạng không dây và các thiết bị Notebook, PDA, mobil phone giúp cho
khách hàng bảo đảm duy trì thông tin linh hoạt mọi lúc, mọi nơi giúp tăng cường
hiệu suất làm việc
 Giải pháp quản trị mạng
Giải pháp quản trị tổng thể hay chuyên biệt bằng cách tách riêng hay tích hợp các
thành phần:
 Quản trị về lỗi: phân tích lỗi, xác định sự cố, hiển thị trạng thái lỗi, ghi nhận
(Log) và cảnh báo lỗi cho người quản trị thông qua các pager/email/trap
 Quản trị về cấu hình hệ thống
 Quản trị về lưu lượng, tốc độ kết nối

 Quản trị chất lượng dịch vụ
 Các quản trị chuyên biệt khác: hệ thống Voice Over IP, quản trị server, quản
trị hệ thống mạng không dây
c. CƠ SỞ DỮ LIỆU
Cơ sở dữ liệu là thành phần quan trọng nhất trong mọi hệ thống ứng dụng, do đó
đảm bảo an toàn cho cơ sở dữ liệu là việc làm hết sức quan trọng. Các giải pháp an
toàn trên nền tảng cơ sở dữ liệu Oracle/SQL Server như:
 Sao lưu cơ sở dữ liệu (Backup Database)
 Cơ sở dữ liệu dự phòng (Standby Database)
 Oracle Data Guard
 Oracle Real Application Cluster (RAC)
Giải pháp chuyển đổi dữ liệu: Chuyển đổi hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL)
từ cơ sở dữ liệu cũ như Foxpro, Access, SQL Server, Oracle 7… sang CSDL mới
như Oracle 10/11, SQL Server 2012 với đầy đủ các công cụ bảo vệ an toàn, tự
động phân tích, tối ưu hóa dữ liệu
d. MÁY CHỦ VÀ LƯU TRỮ
Máy chủ (Tiếng anh là Server) là một máy tính được nối mạng, có IP tĩnh, có
năng lực xử lý cao và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho
các máy tính khác (máy trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài
nguyên.
 DAS (Direct Attached Storage): lưu trữ dữ liệu qua các thiết bị gắn trực tiếp
 NAS (Network Attached Storage): lưu trữ dữ liệu vào thiết bị lưu trữ thông
qua mạng IP
 SAN (Storage Area Network): lưu trữ dữ liệu qua mạng lưu trữ chuyên dụng
riêng.
 Giải pháp lưu trữ truyền thống – DAS
DAS (Direct attached storage) là cơ chế lưu trữ với thiết bị gắn trực tiếp vào máy
chủ. Đây được coi là công nghệ lưu trữ truyền thống được nhiều doanh nghiệp sử
dụng. Với cơ chế DAS, mỗi máy chủ sẽ có một hệ thống lưu trữ và phần mềm
quản lý lưu trữ riêng biệt.

 Giải pháp lưu trữ theo công nghệ NAS
NAS (Network Attached Storage) là phương pháp lưu trữ dữ liệu sử dụng các thiết
bị lưu trữ đặc biệt gắn trực tiếp vào mạng LAN như một thiết bị mạng bình thường
(tương tự máy tính, switch hay router). Các thiết bị NAS cũng được gán các địa chỉ
IP cố định và được người dùng truy nhập thông qua sự điều khiển của máy chủ.
Trong một số trường hợp, NAS có thể được truy cập trực tiếp không cần có sự
quản lý của máy chủ.
 Giải pháp SAN
SAN (Storage Area Network) là một mạng riêng tốc độ cao dùng cho việc truyền
dữ liệu giữa các máy chủ tham gia vào hệ thống lưu trữ cũng như giữa các thiết bị
lưu trữ với nhau. SAN cho phép thực hiện quản lý tập trung và cung cấp khả năng
chia sẻ dữ liệu và tài nguyên lưu trữ. Hầu hết mạng SAN hiện nay dựa trên công
nghệ kênh cáp quang, cung cấp cho người sử dụng khả năng mở rộng, hiệu năng và
tính sẵn sàng cao.
e. AN TOÀN BẢO MẬT
Cùng với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu trang bị một hệ
thống mạng hiện đại đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong các Tập đoàn,
doanh nghiệp kinh tế cũng như các nhà cung cấp dịch vụ. Song song với sự phát
triển của hạ tầng công nghệ thông tin, vấn đề bảo mật an toàn thông tin hiện là yếu
tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự toàn vẹn của hệ thống mạng và dữ liệu
thông tin
 Bảo mật hạ tầng mạng: chú trọng vào việc bảo mật cơ sở hạ tầng Công nghệ
thông tin, chống tấn công truy cập trái phép, dò tìm điểm yếu và lỗ hổng
mạng.
 Bảo mật Web và Email: các giải pháp phòng chống tấn công và lây nhiễm
thông qua truy cập Web và giao dịch email như spyware, virus, spam…
 Bảo mật truy nhập: bao gồm các giải pháp sử dụng VPN cho người dùng từ
xa và giải pháp bảo mật cho truy nhập mạng không dây.
 Quản lí sự kiện, quản lí lỗi, báo cáo: giải pháp quản lí tập trung giám sát tình
trạng an ninh mạng

f.
1.4.Lập kế hoạch top-down
Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời
hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất…để
thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề ra.
Khi bạn lập được kế hoạch thì tư duy quản lý của bạn sẽ có hệ thống hơn để có thể
tiên liệu được các tình huống sắp xảy ra. Bạn sẽ phối hợp được mọi nguồn lực của
cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững “mũi tiến
công” vào mục tiêu cuối cùng mình muốn hướng đến. Và bạn cũng sẽ dễ dàng
kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện dự án
PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH:
 5W1H (Nội dung):
 Why: Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc(Tại sao phải làm công việc
này? nếu không thực hiện thì sao?)
 What: Xác định nội dung công việc (Công việc đó là gì? Các công đoạn,
quy trình thực hiện là gì?)
 Where: Xác định địa điểm(Công việc đó thực hiện ở đâu ?)
 When: Xác định thời hạn(Công việc đó thực hiện khi nào, khi nào thì
giao, khi nào kết thúc)
 Who: Xác định người thực hiện(Ai làm việc đó? Ai kiểm tra? Ai hỗ trợ?
Ai chịu trách nhiệm?)
 How: Xác định cách thức thực hiện(thực hiện từng công việc như thế
nào?Tiêu chuẩn là gì?Vận hành?)
 2C kiểm tra kiểm soát):
 Control: Xác định phương pháp kiểm soát (Công việc đó có đặc tính gì?
Làm thế nào để đo lường đặc tính đó? Đo lường bằng dụng cụ, máy móc
như thế nào? Có bao nhiêu điểm kiểm soát và điểm trọng yếu?)
 Check: Xác định phương pháp kiểm tra (Có những bước công việc nào
cần phải kiểm tra? Tần suất kiểm tra như thế nào? Những điểm kiểm tra
nào là trọng yếu?

 5M (nguồn lực)
 Man = nguồn nhân lực
 Money = Tiền bạc
 Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng
 Machine = máy móc/công nghệ
 Method = phương pháp làm việc
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ERP CHO CÔNG
TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
Giới thiệu chung:
Tên công ty: CÔNGTY CỔ PHẦN THẾ GIỚI SỐ TRẦN ANH
Tên giao dịch viết tắt: TRANANH DIGITAL WORLD, JSC.
Địa chỉ : 1174 Đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Giấy CNĐKKD và mã số doanh nghiệp số: 0101217009 đăng ký thay đổi lần
thứ 8 do sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 21/6/2011
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Ông Trần Xuân Kiên - Chủ tịch
HĐQT
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh được thành lập theo quyết định
số 0102004703 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày
11/03/2002. Công ty đã chính thức chuyển đổi từ mô hình công ty TNHH sang mô
hình công ty cổ phần với tên gọi mới là: Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh kể
từ ngày 08/08/2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018927 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Ngày đầu thành lập, Trần Anh chỉ có 05 người làm việc trong một cửa hàng diện
tích lớn hơn 60m2. Sau gần 10 năm hoạt động, hiện nay quy mô công ty tăng lên
với hơn 700 nhân viên và 4 địa điểm kinh doanh có diện tích gần 15.000m2. Gắn
liền quá trình hoạt động và phát triển của Trần Anh là những sự kiện và chính sách
kinh doanh mang tính đột phá, tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị máy vi
tính như: chính sách kinh doanh "bán giá bán buôn đến tận tay người tiêu

dùng", chính sách bảo hành "1 đổi 1 trong vòng 6 tháng" & "bảo hành cả trong
trường hợp IC bị cháy, nổ", chính sách "cam kết hoàn tiền khi có biến động
giá" Qua đó, Trần Anh luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, toàn diện về mọi
mặt một cách bền vững và đáng kinh ngạc so với các công ty kinh danh cùng lĩnh
vực. Hiện nay Trần Anh là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh
vực công nghệ thông tin. Khách hàng luôn tin tưởng Trần Anh bởi các chính sách,
cam kết, dịch vụ mà rất nhiều công ty máy tính khác không làm được.

Sau một thời gian khẳng định được tên tuổi trên các lĩnh vực kinh doanh Máy tính
- linh kiện, Thiết bị giải trí số, Thiết bị văn phòng và Điện thoại di động, ngày
24/12/2009, Trần Anh đã mở rộng sang lĩnh vực Điện tử, Điện lạnh, thiết bị gia
dụng với hệ thống Siêu thị Điện máy - Máy tính. Hệ thống siêu thị Điện máy -
Máy tính Trần Anh có không gian rộng, phong cách bài trí gian hàng khoa học tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng thăm quan và lựa chọn sản phẩm.

×