Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ KIM DUNG
DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10
THEO HƢỚNG TÍCH HỢP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ KIM DUNG
DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10
THEO HƢỚNG TÍCH HỢP
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS: Hoàng Hữu Bội
Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN!
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Hoàng Hữu Bội - Người
thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa
Sau đại học trường ĐHSP Thái Nguyên, trường ĐHSP Hà Nội I đã nhiệt tình
giúp đỡ, khích lệ em trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Sở giáo dục và đào tạo Thái
Nguyên, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ Ngữ văn trường THPT Ngô
Quyền - tỉnh Thái Nguyên, gia đình, bạn bè, đã tạo điều kiện cho tôi trong
suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 8, năm 2011
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Dung
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP : Đại học sư phạm
HS : Học sinh
Nxb : Nhà xuất bản
GS : Giáo sư
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TS : Tiến sĩ
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
VHDG : Văn học dân gian
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Mục đích nghiên cứu 11
4. Đối tượng nghiên cứu 11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 11
6. Phương pháp nghiên cứu 11
7. Bố cục luận văn 12
B. PHẦN NỘI DUNG 13
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học truyện
cổ tích theo hƣớng tích hợp 13
1.1. Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích 13
1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích 14
1.1.2. Phân loại truyện cổ tích 16
1.1.3. Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích 17
1.1.3.1. Đặc điểm thi pháp chung của truyện cổ tích 18
1.1.3.2. Đặc điểm thi pháp riêng của từng loại truyện cổ tích 19
1.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian 35
1.2. Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trƣờng THPT 36
1.2.1. Khái niệm tích hợp 36
1.2.2. Tích hợp trong dạy học Ngữ văn 36
1.2.3. Các kiểu tích hợp trong môn Ngữ văn 38
1.2.3.1. Tích hợp ngang 38
1.2.3.2. Tích hợp dọc 40
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
1.2.3.3. Tích hợp văn hóa 42
1.3. Thực tiễn hoạt động dạy học truyện cổ tích ở lớp 10 THPT 43
1.3.1. Mục đích khảo sát 43
1.3.2. Nội dung khảo sát 44
1.3.3. Địa bàn, thời gian khảo sát 44
1.3.4. Phương pháp khảo sát 44
1.3.5. Kết quả khảo sát 44
1.3.5.1. Về chương trình 44
1.3.5.2. Về SGK 45
1.3.5.3. Hoạt động của thầy và trò trong giờ học truyện cổ tích 46
1.3.5.4. Kết quả hoạt động dạy học truyện cổ tích Tấm Cám theo hướng
tích hợp (qua phiếu điều tra) 52
Chƣơng II. Định hƣớng tổ chức dạy học truyện cổ tích theo hƣớng
tích hợp 54
2.1.Những cách tiếp nhận khác nhau về giá trị của truyện cổ tích Tấm
Cám qua ý kiến của các nhà nghiên cứu văn học…………………… 54
2.1.1. Hướng tiếp cận 55
2.1.2. Hành động trả thù của Tấm và đoạn kết của truyện 58
2.1.3. Truyện Tấm Cám trong quan niệm của nhân dân 64
2.2. Định hƣớng tổ chức dạy học truyện cổ tích Tấm Cám của SGV và
một số sách tham khảo 64
2.2.1. Giới thiệu tổng quát các sách tham khảo cho dạy và học Ngữ văn 10
đã được ấn hành 65
2.2.2.Tóm lược các phương án dạy học truyện cổ tích Tấm Cám được nêu
ra trong các sách tham khảo 65
2.3. Phƣơng án dạy học do luận văn đề xuất 88
2.3.1. Xác định nội dung dạy học 88
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3.1.1. Định hướng tiếp cận 88
2.3.1.2. Tổ chức dạy học truyện cổ tíchTấm Cám theo hướng tích hợp 90
2.3.2. Con đường đưa học sinh THPT vào thế giới cổ tích 96
Chƣơng III: Thiết kế bài học và dạy thực nghiệm truyện cổ tích Tấm
Cám theo hƣớng tích hợp 99
3.1. Thiết kế bài học truyện cổ tích Tấm Cám trong chƣơng trình Ngữ
văn 10 theo hƣớng tích hợp 99
3.2. Dạy thực nghiệm 107
3.2.1. Mục đích thực nghiệm 107
3.2.2. Cách thức thực nghiệm 108
3.2.3. Kết quả thực nghiệm 108
C. PHẦN KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
1
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Dạy học theo hướng tích hợp ở trường THPT hiện nay là một trong
những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, môn Ngữ
văn là một trong những môn học được xây dựng theo tư tưởng và nguyên tắc
tích hợp rõ nhất. Trước đây ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn trong
môn Văn tách biệt nhau, không gắn bó với nhau trong một chỉnh thể, không
hỗ trợ nhau nhằm tạo ra kết quả đào tạo thống nhất, vì thế kết quả dạy học
chưa cao. Theo quan điểm tích hợp, các phần Văn học,Tiếng Việt, Làm văn
phải gắn kết nhau, hỗ trợ nhau. Nguyên tắc này đã được thực hiện có hiệu quả
ở THCS. Tiếp tục thành quả đó, chương trình Ngữ vănTHPT đã hợp nhất ba
phần vào một chương trình chung. Làm văn kết hợp với kiểu văn bản ở phần
đọc văn, lấy ngữ liệu ở phần đọc văn. Phần Tiếng Việt cũng lấy ngữ liệu ở
phần văn, khai thác các hiện tượng ngôn ngữ để nâng cao năng lực đọc văn.
Cũng theo quan điểm tích hợp thì các kiến thức đã học ở lớp dưới sẽ được bổ
sung, hoàn thiện và nâng cao hơn ở các lớp trên.
Quan điểm chỉ đạo thì như vậy nhưng thực tế trong quá trình dạy học
cụ thể từng thể loại, từng tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10 THPT thì
tích hợp cái gì và tích hợp như thế nào lại là một vấn đề đối với những giáo
viên trực tiếp giảng dạy.
Ở THCS, vấn đề tích hợp dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều ở cấp
THPT. Bởi vì chương trình và sách giáo khoa đã có sự sắp xếp theo hướng
tích hợp cho cả ba bộ phận của môn Ngữ văn (Đọc văn bản, Tiếng Việt, Làm
văn). Ví dụ trong chương trình Ngữ văn 6, khi dạy thể loại truyện cổ tích ở
các tuần 5, 6, 7, 8 thì có thể lấy ngữ liệu để dạy Làm văn kể chuyện ở tuần
9,10, 11 và có thể kết hợp để dạy phần từ loại (danh từ, cụm danh từ ) ở
tuần 11, 12.
2
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
Nhưng đến THPT, vấn đề tích hợp phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều vì
nội dung kiến thức của Văn học, Tiếng Việt, Làm văn ở THPT được sắp xếp
theo hệ thống khoa học của nó. Ở phần Văn học thì sắp xếp theo hai tiêu chí:
Lịch sử văn học và thể loại, ví dụ: VHDG -> VH Trung đại -> Văn học hiện
đại -> Văn học đương đại, trong đó văn học dân gian lại sắp xếp theo loại thể:
Sử thi-> truyền thuyết -> cổ tích -> Truyện cười -> Ca dao Phần Tiếng Việt
không đi lại hệ thống ngữ pháp như THCS mà chỉ tập trung dạy học những vấn
đề như giao tiếp ngôn ngữ, văn bản, đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết,
các loại phong cách. Những vấn đề học sinh đã học ở THCS về từ và câu về cơ
bản không học lại, khi cần thiết có điều kiện chỉ ôn tập và nâng cao dưới hình
thức thực hành. Phần Làm văn ở THCS đã học về 6 loại văn bản, lên THPT coi
như đã xong phần lí thuyết chủ yếu là ôn tập, hệ thống hóa và nâng cao thêm
các kiến thức và kĩ năng của học sinh. Như vậy là rất khó khăn cho việc tích
hợp ngang vì tìm những điểm đồng quy là rất khó. Theo quan điểm tích hợp,
dạy truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 nằm trong hệ thống truyện dân gian.
Trong khi đó thì Tiếng Việt và Làm văn hầu như không liên quan gì. Đấy là
chưa kể vấn đề tích hợp liên môn, dạy truyện cổ tích thì tích hợp văn hóa như
thế nào? Đây là lí do thứ nhất khiến chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
1.2. Truyện cổ tích là một trong những thể loại lớn của văn học dân
gian các dân tộc. Về nội dung, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc phản
ánh đời sống, ước mơ xã hội của nhân dân lao động. Về nghệ thuật, truyện cổ
tích có những nét đặc sắc, riêng biệt. Vì thế, thể loại truyện cổ tích ở lớp 6 có
học Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh (Việt Nam) và Cây bút thần,
Ông lão đánh cá và con cá vàng (nước ngoài). Lớp 10 các em tiếp tục được
học truyện cổ tích Tấm Cám, đọc thêm Chử Đồng Tử.
Chúng tôi đã khảo sát việc dạy học truyện cổ tích ở một số trường
THPT của tỉnh Thái Nguyên như: THPT Ngô Quyền, THPT DL Lương Thế
3
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
Vinh, THPT Chuyên thì nhận thấy: Việc dạy học truyện cổ tích có nhiều
thuận lợi, được đa số học sinh yêu thích và đón nhận bởi truyện cổ tích vốn
quen thuộc với các em từ tấm bé, bởi những đặc điểm thi pháp của truyện cổ
tích khiến các em như được sống trong những "giấc mơ đẹp". Tuy nhiên, điều
đó không có nghĩa là việc dạy - học truyện cổ tích đã đạt được hiệu quả như
mong muốn và đúng với yêu cầu tích hợp hiện nay. Trong những giờ học đó,
đa số những câu truyện cổ tích được dạy một cách biệt lập, giáo viên không
tích hợp được với Làm văn và Tiếng Việt. Đặc biệt dạy văn mà không gắn
được với cuộc sống, bởi thế giới của các em hôm nay là một thế giới hiện đại,
đầy thực tế, còn thế giới của truyện cổ tích lại là thế giới của ngày xưa, thế
giới của ước mơ với những thần, tiên, bụt Vì vậy khi học xong những tác
phẩm truyện cổ tích, các em lại để cho nó trôi vào cái thế giới của ngày xửa
ngày xưa, lại cất kĩ nó vào một góc khuất của tâm hồn, mà chưa có tác dụng
giáo dục, chưa biến nó thành những bài học cụ thể trong việc hình thành nhân
cách của mình. Vậy làm thế nào để đưa bạn đọc thế hệ trẻ ngày nay vào thế
giới của truyện cổ tích ngày xưa? Đây là lí do thứ 2 khiến chúng tôi chọn đề
tài nghiên cứu này.
1.3. Truyện cổ tích Tấm Cám được đưa vào cả hai bộ sách Ngữ văn 10
(nâng cao và chuẩn) với thời lượng là 2 tiết vì đây là một truyện cổ tích hay,
tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề cảm và
hiểu truyện Tấm Cám hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau.
Thứ nhất là xu hướng đánh giá có tính chất phê phán hành động của cô
Tấm. Theo Phạm Hải Triều, đoạn kết trong truyện Tấm Cám là "mô típ quá
xa lạ với tư duy xử thế của người Việt" [17, 489]. Còn theo ông Nguyễn Đổng
Chi, đó là "một hành vi trả đũa có phần hả hê nhưng cũng gớm ghiếc" [17,
490]. Thậm chí có nhiều ý kiến còn cho rằng cần phải xét lại hành động trả
4
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
thù của Tấm vì như thế là độc ác, man rợ, không phù hợp với tính cách dân
tộc Việt, không thích hợp với ngày nay.
Đối lập với xu hướng đánh giá có tính chất phê phán hành động của cô
Tấm có xu hướng bảo vệ và khẳng định hành động ấy. Theo Đinh Gia Khánh
"Trong truyện Việt Nam phải để cô Tấm trừng phạt Cám như vậy thì mới
chân thực" [25, 233]. Hoặc ông Nguyễn Xuân Kính thì cho rằng "Việc Tấm
phải trả thù và tiêu diệt mẹ con Cám là tất yếu" [17, 492]. Còn Phạm Xuân
Nguyên trong bài viết nhan đề Đôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám, đăng
trên tạp chí văn hóa dân gian thì: "Truyện Tấm Cám dạy trong nhà trường
không nên cắt đoạn báo thù và cũng không nên lảng tránh truyện đó Thầy cô
giáo phải giúp các em hiểu rõ tinh thần của sự trả thù của Tấm" [17, 493].
Như vậy, có thể thấy rằng xoay quanh câu truyện cổ tích này có nhiều
cách tiếp nhận khác nhau và chưa đi đến thống nhất, đặc biệt trong cách lí giải
cái kết thúc của nó. Vậy ở nhà trường THPT, phải dạy tác phẩm này như thế
nào để vừa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lại
vừa thực hiện được nguyên tắc tích hợp? Vì những lí do trên, chúng tôi chọn
nghiên cứu đề tài: "Dạy học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 theo
hướng tích hợp".
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề tích hợp trong dạy học môn Ngữ văn
Dạy - học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp là một trong những nguyên
tắc cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đây là một vấn
đề thu hút không ít sự quan tâm của các nhà khoa học, các thầy cô giáo trực
tiếp giảng dạy. Đây là vấn đề đã được đặt ra từ những năm đầu của thế kỉ, khi
chúng ta thực hiện việc thay sách ở cấp THCS (từ năm 2002). Đây cũng là
vấn đề đã được quán triệt sâu sắc trong quá trình biên soạn tiếp bộ sách giáo
khoa mới cấp THPT (từ năm 2006). Cho đến nay, đã có những ý kiến bàn
5
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
luận, trao đổi về vấn đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn, chúng tôi xin nêu ra
đây một số công trình nghiên cứu và những bài báo sau:
2.1.1. Bài Về dạy học văn lớp 6 THCS theo hướng tích hợp (tạp chí
Giáo dục số 10 tháng 8/2001) của tiến sĩ Nguyễn Văn Đường đã bước đầu đề
cập đến một số cơ sở lý luận và thực tiễn, bản chất của tích hợp và đề ra
những phương hướng thực hiện tích hợp trong bài học Ngữ văn ở THCS.
2.1.2. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn trong bài Tích hợp và liên hội
hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn (Tạp chí Giáo dục số 22/2002) đã
khẳng định: "Những tri thức riêng lẻ, tri thức bộ phận khi dạy học tích hợp sẽ
được tiếp cận một cách có định hướng trong mối quan hệ đồng bộ của một
bài học hoàn chỉnh và nhất quán theo đặc trưng bộ môn. Nói cách khác dạy
học theo hướng tích hợp có thể giúp học sinh vừa nắm được kiến thức cơ bản,
vừa hình thành được các thái độ, năng lực và kỹ năng thực tiễn mà môn học
đặt ra. Đó cũng chính là rèn luyện cho học sinh tư duy tổng hợp". Và việc
dạy học tích hợp "Được nhìn nhận như là quá trình giáo viên tổ chức và
hướng dẫn người học tiếp nhận và chuyển hóa kiến thức từ thể tiềm năng
sang khả năng thực hiện" [ 12, 21].
Có thể coi đây là những định hướng đầu tiên cho quá trình thực hiện
việc thay SGK ở cấp THCS.
2.1.3. Cuốn SGK Ngữ văn 6 (Tổng chủ biên Nguyễn Khắc Phi ) trong
lời nói đầu đã viết: "Bên cạnh những hưóng cải tiến chung của chương trình
như: giảm tải, tăng thực hành, gắn đời sống, cải tiến nổi bật của chương trình
và SGK môn Ngữ văn là hướng tích hợp". Tiếp trong phần "Một số vấn đề
chung về chương trình và SGK môn ngữ văn THCS" của cuốn sách này có
viết: "Chương trình đã khẳng định lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ
đạo tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn phương pháp
giảng dạy" [27, 3].
6
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
Nối tiếp những quan điểm và nguyên tắc tích hợp trên đây, đến bộ SGK
mới cấp THPT tiếp tục kế thừa và phát triển.
2.1.4. Cuốn SGK Ngữ văn 10 tập một (Giáo sư Phan Trọng Luận tổng
chủ biên) cũng đề cập đến nguyên tắc tích hợp ngay trong Lời nói đầu: "SGK
Ngữ văn 10 tiếp tục thực hiện tinh thần tích hợp ở trung học cơ sở. Học Ngữ
văn trong nhà trường không thể tách rời ba phần Văn, Tiếng Việt và Làm văn
vốn là những yếu tố hợp thành sinh động của chương trình. Mỗi văn bản văn
chương ưu tú cung cấp nhiều dữ kiện cho sự trau dồi Tiếng Việt và Làm văn.
Ngược lại kiến thức về Tiếng Việt và Làm văn càng giúp cho chúng ta am
hiểu hơn sự kì diệu trong mỗi văn bản văn chương. Vì thế, học Ngữ văn theo
tinh thần tích hợp là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi học sinh" [22, 3].
2.1.5. Để cụ thể hơn và hướng dẫn GV trực tiếp giảng dạy, trong Tài
liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện thay sách giáo khoa lớp 10 THPT (Năm
2006, Bộ GD-ĐT) mục Những vấn đề có tính nguyên tắc được thể hiện hay
cố gắng thể hiện trong SGK Ngữ văn 10 (chuẩn) đã khẳng định: "Tiếp tục thể
hiện tinh thần tích hợp đã có ở THCS bộ sách này vẫn cố gắng thực hiện
tinh thần tích hợp trên phương diện nhận thức lí thuyết cũng như biện pháp
thực thi" [3, 43]. Tài liệu đã thống nhất một số vấn đề chung và biện pháp
thực hiện tích hợp. Đặc biệt tài liệu còn yêu cầu "bộ sách cần được nhìn nhận
như một chỉnh thể văn hóa, trong đó tích hợp nhiều yếu tố hữu cơ chứ không
phải là sự lắp ghép máy móc các phần Văn học, Tiếng việt và Làm văn. Đây
là điểm mấu chốt cần được nhận thức thật thấu triệt và thường trực trong tư
duy dạy học của mỗi GV đứng lớp" [3, 43].
2.1.6. Cuốn SGK Ngữ văn 10 nâng cao (Giáo sư Trần Đình Sử, tổng
chủ biên) cũng giới thiệu ngay trong lời nói đầu: "SGK Ngữ văn 10 nâng cao
được biên soạn theo hướng tích hợp ba phần văn Văn học, tiếng Việt và Làm
văn" [31, 3] điều đó được thể hiện trong cách sắp xếp cấu trúc chương trình,
7
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
trong việc cung cấp các tri thức về tác giả, tác phẩm, chú thích từ ngữ, nêu
câu hỏi, bài tập, tri thức đọc hiểu Từ đó "Các kiến thức ấy sẽ được tích hợp
trong hoạt động đọc, tạo thành năng lực đọc một cách đúng đắn, sâu sắc và
có văn hóa" [31, 3].
2.1.7. Vì thế trong Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện thay sách
giáo khoa lớp 10 THPT chương trình nâng cao (Năm 2006, Bộ GD - ĐT) các
tác giả của bộ SGK nâng cao đã đánh giá: "chương trình được xây dựng theo
nguyên tắc tích hợp là điểm mới thứ tám '' [4, 37]. Trong tài liệu còn nói rõ
cơ sở của việc tích hợp và tác dụng của nó đối với việc dạy học Ngữ văn.
2.1.8. Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng với bài Tích hợp trong dạy học
Ngữ văn đăng trên tạp chí khoa học giáo dục (số 6 tháng 3 năm 2006) đã đánh
giá "Tích hợp là điểm nổi bật nhất của chương trình và SGK Ngữ văn mới, đã
chi phối cách xây dựng chương trình, chỉ đạo nội dung và phương pháp dạy
học Ngữ văn". Cũng trong tài liệu này, giáo sư đã phân tích nguồn gốc tư
tưởng của tích hợp, từ đó nêu lên ý nghĩa của tích hợp là "giúp học sinh học
tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp "
Có thể nói tài liệu này đã cung cấp rất nhiều khía cạnh của vấn đề tích hợp
như: lí giải vì sao tích hợp lại là điểm mới, nổi bật của chương trình SGK
mới, hiệu quả của nó như thế nào, về mặt phương pháp, tư tưởng tích hợp bao
gồm những gì? Đây là những tài liệu quý báu giúp chúng tôi hiểu sâu hơn vấn
đề tích hợp và vận dụng vào đề tài nghiên cứu của mình.
Ngoài những tài liệu cụ thể trên đây đã đề cập đến vấn đề tích hợp, còn
rất nhiều các sách tham khảo, các bài báo, các đề tài nghiên cứu cũng bàn về
vấn đề tích hợp.Tuy mỗi công trình bàn về vấn đề này ở những góc độ, khía
cạnh khác nhau nhưng có thể thấy một điểm chung thống nhất là đều khẳng
định vai trò, tác dụng của quan điểm dạy học mới này.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng lại ở vấn đề lí thuyết có
tính chất khái quát, định hướng chung mà chưa đi vào cụ thể việc dạy một tác
phẩm văn chương theo hướng tích hợp như thế nào, đặc biệt là dạy thể loại
truyện cổ tích dân gian, một thể loại của ngày xửa ngày xưa, một thể loại mà
thi pháp của nó vốn dựa trên sự hư cấu và tưởng tượng.
2.2. Vấn đề dạy học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10 theo
hƣớng tích hợp.
Trong di sản truyện dân gian Việt Nam, truyện Tấm Cám thuộc số
những truyện tiêu biểu, được yêu thích nhất. Tuy nhiên do những cách cảm
nhận và lí giải khác nhau về tác phẩm này nên các nhà biên soạn SGK chỉnh lí
năm 1995 - 1996 đã bỏ truyện Tấm Cám trong chương trình THCS. Một nhà
giáo đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu văn học dân gian, ông Nguyễn
Xuân Lạc không đồng ý cách giải quyết vấn đề như vậy, và đặt câu hỏi: "lẽ
nào lại bỏ đi một câu truyện từ lâu đã trở thành niềm say mê, thích thú, ước
mơ đẹp đẽ của tuổi thơ chỉ vì một chi tiết trả thù ở cuối truyện?" [ 17, 491].
Cùng với hàng loạt những công trình khoa học, các bài nghiên cứu về truyện
cổ tích Tấm Cám của các tác giả như: Đinh Gia Khánh với tác phẩm: Sơ bộ
tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội, 1999; Bùi Mạnh Nhị trong Phân tích tác phẩm văn học dân
gian, Sở GD An Giang xuất bản 1998; Chu Xuân Diên với bài Về cái chết của
mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám, Tạp chí văn hóa dân gian Hà
Nội, 1999 Đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về tác phẩm này. Vì thế, trong SGK
Ngữ văn 10 hiện nay ở cả hai bộ sách (chương trình chuẩn và chương trình
nâng cao) đều đưa vào dạy chính thức truyện Tấm Cám. Còn truyện Chử
Đồng Tử thì chỉ đọc thêm ở chương trình nâng cao.
Tuy chưa có công trình nào bàn đến vấn đề dạy học truyện cổ tích
trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp một cách cụ thể, nhưng trong xu
9
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
thế đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện nay, vấn đề dạy - học tác
phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn 10, cụ thể là dạy truyện cổ tích
Tấm Cám đã được một số tác giả, tác phẩm sau đề cập đến với tư tưởng đổi
mới:
2.2.1. Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, tập 1 do tiến sĩ Nguyễn Văn
Đường (chủ biên), đã thiết kế bài Tấm Cám gồm có 5 hoạt động:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Trong đó đã có câu hỏi về khái niệm
truyện cổ tích.
Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới. Giới thiệu về tác phẩm và tạo tâm thế
cho HS.
Hoạt động 3: Củng cố lại kiến thức về truyện cổ tích thần kì: Bước này
giúp HS tìm hiểu phần tiểu dẫn, đọc kể lại tác phẩm, giải nghĩa từ khó, bố
cục.
Hoạt động 4: Đọc hiểu chi tiết. Bước này tác giả nêu những câu hỏi cụ
thể để HS phân tích, phát biểu dưới định hướng của GV, lần lượt tìm hiểu các
nội dung:
1- Nhân vật và mâu thuẫn - xung đột chủ yếu.
2- Diễn tiến của mâu thuẫn - xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.
3- Chi tiết Tấm trả thù - kết truyện.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết luyện tập.
2.2.2. Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10, tập 1 của hai tác giả Nguyễn
Khắc Đàm, Nguyễn Trọng Hoàn đã đưa ra thiết kế tác phẩm Truyện Tấm
Cám như sau:
I- Đọc - tìm hiểu: Gồm các nội dung: tìm hiểu tiểu dẫn, bố cục, chủ đề
và giải nghĩa từ khó.
II- Đọc - hiểu: Hướng dẫn HS đi vào 2 nội dung chính: Thân phận Tấm
và Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để dành lại hạnh phúc.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
III- Củng cố: Gồm 2 câu hỏi gúp HS nêu ấn tượng về tác phẩm và tổng
kết về giá trị tác phẩm.
2.2.3. Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 (Phần văn học) của tiến sĩ Hoàng
Hữu Bội.Trong cuốn thiết kế này tác giả đưa ra hướng dạy như sau:
I- Định hướng dạy học: Tác giả nêu ra 2 cách tiếp cận để từ đó lựa chọn
hướng tiếp cận hợp lí nhất đó là: "Truyện Tấm Cám vừa có xung đột dì ghẻ
con chồng, vừa có xung đột chị em cùng cha khác mẹ, nhưng chủ yếu là xung
đột giữa những người cùng thế hệ, giữa Tấm và Cám"
II- Tiến trình dạy học: Gồm các bước sau:
- Bước 1: Tiếp xúc bước đầu với tác phẩm: Đọc văn bản và tìm hiểu
khái niệm truyện cổ tích.
- Bước 2: Tìm hiểu hình tượng Tấm trong thế giới cổ tích.
- Bước 3: Khắc sâu ấn tượng về tác phẩm. Nhằm giúp HS tổng kết
được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
2.2.4. Cuốn SGV Ngữ văn 10 tập 1 do GS Phan Trọng Luận (Tổng chủ
biên), Nxb Giáo dục, 2006. Phần tiến trình tổ chức dạy học đã hướng dẫn GV
về phương pháp dạy tác phẩm như sau:
a- Phân tích diễn biến các sự kiện để thấy sự phát triển từ thấp đến cao
của mâu thuẫn dẫn đến xung đột giữa mẹ con Cám.
b- Phân tích ý nghĩa khái quát quá trình biến hóa của Tấm.
c- Tổng kết: Cần làm rõ bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong
truyện Tấm Cám.
2.2.5. Cuốn SGV Ngữ văn 10 nâng cao tập 1do GS Trần Đình Sử (Tổng
chủ biên), Nxb Giáo dục, 2006. Để giúp học sinh chiếm lĩnh phần nội dung và
trọng tâm bài học đã được xác định, GV sẽ nêu ra những câu hỏi để HS tự
phân tích, khai thác (Theo các câu hỏi trong SGK) có phần gợi ý trả lời. Sau
đó hướng dẫn HS làm bài tập nâng cao.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
Cũng trong cuốn này, các tác giả cũng gợi ý đọc thêm Truyện cổ tích
Chử Đồng Tử theo phương pháp trên, tức là hướng dẫn HS bám sát các câu
hỏi SGK để chiếm lĩnh tác phẩm.
Đây sẽ là những tài liệu quý báu giúp chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu
đề tài: Dạy học truyện cổ tích trong SGK ngữ văn 10 theo hướng tích hợp.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm một phương án dạy học theo nguyên tắc tích hợp các tác phẩm
truyện cổ tích trong SGK ngữ văn 10, nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn
học dân gian của học sinh và năng lực vận dụng kiến thức Ngữ văn một cách
thích hợp vào đời sống.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động dạy - học truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10
theo hướng tích hợp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết về truyện cổ tích: Khái niệm,
đặc điểm thi pháp, cách tiếp cận.
Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết về đổi mới phương pháp dạy học
Văn theo hướng tích hợp.
5.2. Tìm hiểu thực tiễn dạy - học truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10
ở trường phổ thông hiện nay.
5.3. Đề xuất một phương án có khả thi, nhằm nâng cao chất lượng giờ
học truyện cổ tích theo nguyên tắc tích hợp (thể hiện qua thiết kế và giờ dạy
thử nghiệm tác phẩm truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tổng hợp các bài viết, các công
trình nghiên cứu về truyện cổ tích, về phương pháp dạy học truyện cổ tích
trong SGK Ngữ văn 10.
12
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
6.2. Phương pháp khảo sát: Khảo sát các giờ dạy học truyện cổ tích
trong SGK Ngữ văn 10 ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên để tìm ra vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế bài học truyện cổ tích
Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và dạy thực nghiệm
đối chứng.
7. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn này gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy - học truyện cổ
tích theo hướng tích hợp.
1.1. Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích.
1.2. Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT.
1.3. Thực tiễn hoạt động dạy - học truyện cổ tích ở lớp10 THPT theo
nguyên tắc tích hợp.
Chương 2: Định hướng tổ chức dạy - học truyện cổ tích theo hướng
tích hợp.
2.1. Những cách tiếp nhận khác nhau về giá trị của truyện cổ tích Tấm
Cám qua ý kiến của các nhà nghiên cứu văn học.
2.2. Định hướng dạy học truyện cổ tích Tấm Cám của SGV và một số
sách tham khảo.
2.3. Phương án dạy học do luận văn đề xuất.
Chương 3: Thiết kế bài học và dạy thực nghiệm truyện cổ tích Tấm
Cám trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp.
3.1. Thiết kế bài học truyện cổ tích Tấm Cám.
3.2. Dạy thực nghiệm đối chứng.
13
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
TRUYỆN CỔ TÍCH THEO HƢỚNG TÍCH HỢP
Ở chương này, luận văn sẽ dựa trên những thành tựu nghiên cứu về thi
pháp truyện cổ tích, lý thuyết về nguyên tắc tích hợp của chương trình Ngữ
văn ở trường THPT để xây dựng thành cơ sở lý luận cho đề tài. Đồng thời
người viết cũng dựa vào kết quả khảo sát thực tiễn hoạt động dạy học truyện
cổ tích ở trường phổ thông hiện nay, từ đó suy nghĩ tới việc tích hợp trong
dạy học truyện cổ tích như thế nào? Do vậy chương I sẽ gồm các nội dung
sau:
- Những đặc điểm của thể loại truyện cổ tích.
- Lý thuyết về tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.
- Thực tiễn dạy học truyện cổ tích ở lớp 10 THPT theo nguyên tắc tích
hợp.
1.1. Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích
Muốn dễ dàng nhận diện truyện cổ tích, từ đó xác định hướng tiếp cận,
phân tích các tác phẩm truyện cổ tích, người dạy cần có những hiểu về thể
loại này. Cụ thể, phải xác định được nội dung cơ bản của khái niệm truyện cổ
tích, các đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích Phần trình bày của chúng tôi
chủ yếu dựa trên thành tựu nghiên cứu của các tác giả, các tài liệu sau đây:
Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục (Đinh Gia Khánh chủ biên); Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục (Lê Bá Hán,Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi); Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục, (Sách bồi dưỡng
thường xuyên chu kỳ 1997- 2000 cho giáo viên THPT ); Văn học Việt Nam -
Văn học dân gian - Những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục (Bùi Mạnh
14
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
Nhị chủ biên); Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, NXB giáo dục, 1995
(Hoàng Tiến Tựu).
1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích
Truyện cổ tích là một trong những thể loại văn học dân gian quan
trọng, được phổ biến rộng rãi. Khái niệm "truyện cổ tích" có một nội dung
khá rộng, thường được dùng để chỉ nhiều loại truyện khác nhau về đề tài và cả
phương pháp sáng tác.Vì vậy có không ít khó khăn trong việc xác định cho
khái niệm "truyện cổ tích" một nội dung thật chặt chẽ. Dưới đây xin được nêu
ra một số định nghĩa về "truyện cổ tích":
Từ điển thuật ngữ văn học ( Nxb giáo dục, 1996) đã định nghĩa truyện
cổ tích là "một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy nhưng
chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh
và lí giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong
cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình
riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt."
Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam - Tập 1 (Nxb giáo dục, 1978):
"Truyện cổ tích là loại truyện xuất hiện sớm từ cổ xưa, chủ yếu do các tầng
lớp bình dân sáng tác, trong đó óc tưởng tượng (bao gồm cả huyễn tưởng)
chiếm phần quan trọng, tuy rằng huyễn tưởng ở đây đã khác hẳn yếu tố huyễn
tưởng trong thần thoại. Có thể có yếu tố hoang đường, kỳ diệu hoặc không.
Truyện cổ tích trình bày - với một phong cách thường kết hợp hiện thực và
lãng mạn - cuộc sống với những con người trong những tương quan của xã
hội có giai cấp".
Hoàng Tiến Tựu trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (Nxb
Giáo dục -1995) cho rằng: "truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra
đời từ thời kỳ cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên
thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội:
15
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có tính phổ biến trong
đời sống nhân dân, đặc biệt là những xung đột có tính chất riêng tư giữa
người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng
tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là "tưởng tượng và hư cấu cổ tích"), kết
hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và ước
mơ của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục, giải trí của
nhân dân trong những thời kỳ, những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội
có giai cấp (ở nước ta chủ yếu là xã hội phong kiến)".
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 - tập 1 (Nxb Giáo dục 2006) viết: Truyện
cổ tích là "tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng đươc hư cấu
có chủ định , kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh
thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động".
Tuy có những cách định nghĩa không giống nhau về truyện cổ tích
nhưng đều thống nhất ở mấy điểm sau:
+ Truyện cổ tích đã nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy, do đó có
những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng
tự nhiên xã hội và có ý nghĩa ma thuật. Song truyện cổ tích phát triển chủ yếu
trong xã hội có giai cấp nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh
nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ với những
xung đột đặc trưng cho các thời kì lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có
gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp.
+ Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với
thực tại, đồng thời nói lên những những quan điểm đạo đức, những quan niệm
về công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại.
+ Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân
dân, và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc
trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ.
16
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
1.1.2. Phân loại truyện cổ tích
Đây cũng là vấn đề chưa có sự thống nhất ở các nhà nghiên cứu.
Nguyên nhân là do sự phức tạp của đối tượng (truyện cổ tích) và sự khác nhau
về quan niệm cũng như phương pháp của các nhà nghiên cứu.
Sau đây xin nêu ra một số cách phân loại như sau:
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, truyện cổ dân gian được chia làm năm
mục:
"1. Những truyện thuộc về lối cổ tích hoặc dã sử, cha mẹ hay ông bà tối
tối thường kể cho con cháu nghe.
2. Những truyện mà kết cục đã thành câu phương ngôn lí ngữ hoặc trái
lại, xuất phát từ những câu phương ngôn lí ngữ ấy ra.
3. Những truyện thuần về văn chương trong đó có những câu ca, bài
hát nôm na mà vui thú, giản dị mà tự nhiên, xưa kia đâu đó vẫn thường truyền
tụng.
4. Những truyện trong ngụ một cái cao xa thuộc về triết lí may ra so bì
được với Bách tử bên Trung Quốc, và sau này, có thể đem vào môn học cổ
điển của nước nhà.
5. Những truyện vui chơi cười đùa có lí thú, để tiêu sầu khiển muộn
nhưng chưa quá thuộc vào cái thể gọi là tiếu lâm '' [18, 296].
Cách phân loại này nhìn chung chưa hợp lí vì không có những tiêu chí
nhất quán, ngay chính tác giả cũng tỏ ra lúng túng khi đã chia làm 5 loại rồi
mà có những truyện không biết xếp vào đâu.
Cách phân loại của Nghiêm Toản, Thanh Lãng chia truyện cổ tích làm
nhiều loại: truyện mê tín hoang đường, truyện ma quỷ, truyện thần tiên,
truyện luân lí Phân loại như thế sẽ đưa đến chỗ bị động. Truyện cổ tích có
rất nhiều chủ đề nếu tìm thấy thêm một truyện khác với chủ đề đã biết thì lại
phải đặt thêm một loại nữa.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Đổng Chi trong phần nghiên cứu về truyện cổ tích trong cuốn:
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1 (in lần thứ tư, Nxb Khoa học xã hội
1972) đưa ra cách phân loại tương đối hợp lí. Ông phân làm ba loại: truyện cổ
tích thế sự, truyện cổ tích hoang đường, và truyện cổ tích lịch sử.
Tuy nhiên, theo ông Đinh Gia Khánh trong Văn học dân gian Việt Nam
(Nxb giáo dục, 2001) thì truyện cổ tích chỉ nên chia làm 2 loại chính: truyện
cổ tích lịch sử và truyện cổ tích thế sự không cần thêm truyện cổ tích hoang
đường làm gì vì truyện cổ tích lịch sử và truyện cổ tích thế sự cũng có yếu tố
hoang đường, vả lại không có truyện hoang đường nào lại không phản ánh
lịch sử hoặc phản ánh đời sống thế tục.
Một trong những cách phân loại truyện cổ tích được nhiều người tán
thành và vận dụng hiện nay là chia truyện cổ tích thành 3 loại: truyện cổ tích
thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích về loài vật. Theo Hoàng Tiến
Tựu "Cách phân loại này đã kết hợp vận dụng nhiều tiêu chí quan trọng là đề
tài và phương pháp sáng tác. Phân biệt truyện cổ tích về loài vật với truyện
cổ tích về người chủ yếu dựa vào đề tài (hay đối tượng phản ánh). Còn tách
bộ phận truyện cổ tích về người thành hai loại (truyện cổ tích thần kì và
truyện cổ tích sinh hoạt) thì chủ yếu dựa vào mức độ sử dụng yếu tố thần kì
mà thực chất dựa vào phương pháp sáng tác".
Đây cũng là cách phân loại mà đề tài của chúng tôi lấy làm cơ sở cho
việc giải quyết các vấn đề dạy học truyện cổ tích theo hướng tích hợp ở các
phần sau.
1.1.3. Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích
Truyện cổ tích là một thể loại của văn học dân gian. Như đã trình bày ở
phần phân loại truyện cổ tích, thể loại truyện cổ tích được chia thành 3 tiểu
loại nhỏ: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích về loài
vật.
18
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên
Về mặt thi pháp, ba tiểu loại đó có điểm tương đồng (do cùng thuộc về
một thể loại lớn), đồng thời cũng có những điểm khác biệt (do thuộc về ba
nhóm, ba biến thể khác nhau). Sau đây xin lần lượt trình bày các đặc điểm
chung và riêng đó.
1.1.3.1. Đặc điểm thi pháp chung của truyện cổ tích
Đặc điểm chung nhất của thể loại truyện cổ tích biểu hiện ở phương
diện xây dựng thế giới nghệ thuật đặc thù của nó, đó là "thế giới cổ tích".
Là phản ánh của thế giới thực tại, tất nhiên "thế giới cổ tích" chứa đựng
không ít những yếu tố hiện thực của thế giới thực tại. Lê Nin đã nói: "trong
mỗi truyện cổ tích đều có yếu tố của thực tế". Ví dụ trong truyện cổ tích Tấm
Cám, ngoài những yếu tố hoang đường, phi thực tế người ta vẫn nhận thấy
những yếu tố của thực tại lắm khi nhức nhối của mối quan hệ dì ghẻ - con
chồng trong chế độ gia đình phụ quyền thời cổ. Hay nạn đói kém, nỗi ám ảnh
thường trực của những người nông dân nghèo trong những truyện cổ tích sinh
hoạt như: Sự tích chim hít cô, Trinh phụ hai chồng
Nhưng đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích lại nằm ở phần hoang
đường của nó. Những yếu tố của thực tế khi đi vào truyện cổ tích đã được trí
tưởng tượng dân gian nhào nặn lại, hư cấu, sắp xếp lại theo một trật tự khác,
nguyên tắc khác với thế giới thực tại. Kết quả là truyện cổ tích đã sáng tạo ra
một thế giới khác hẳn thế giới thực tại ban đầu. Ở thế giới ấy những người
ngoài đời thực vốn yếu thế, luôn phải chịu thất bại, bị đè nén không ngoi lên
được (Cô Tấm mồ côi, hiền lành, chăm chỉ phải sống trong sự đè nén của mẹ
con mụ dì ghẻ độc ác, cay nghiệt, chàng Thạch Sanh nghèo khổ, thật thà, tốt
bụng bị những thế lực tàn bạo, hắc ám hãm hại ) thì cuối cùng đều chiến
thắng mọi lực lượng thù địch và được hưởng hạnh phúc. Ở thế giới ấy công lí
luôn đứng về phía họ, bênh vực, che chở cho họ. Một cô Tấm sau bao lần bị
hãm hại, bị giết vẫn trở về với cuộc đời và còn xinh đẹp hơn xưa để sống trọn