Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
N
N
G
G
U
U
Y
Y
Ễ
Ễ
N
N
Đ
Đ
Ứ
Ứ
C
C
H
H
I
I
Ề
Ề
N
N
ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG SÁNG TÁC
CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HỮU NHÀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên - Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
N
N
G
G
U
U
Y
Y
Ễ
Ễ
N
N
Đ
Đ
Ứ
Ứ
C
C
H
H
I
I
Ề
Ề
N
N
ĐỀ TÀI NÔNG THÔN
TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN HỮU NHÀN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN TRỌNG THƯỞNG
Thái Nguyên, Năm 2012
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nông thôn - nông nghiệp - nông dân hiện đang được nhà nước dành nhiều
sự quan tâm đặc biệt. Nhiều chính sách của Đảng và chính phủ nhằm thúc đẩy sự
phát triển nông thôn đã ra đời. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của người nông
dân đang từng bước được nâng lên. Nhiều lễ hội văn hóa truyền thống ở nông thôn
đang được khôi phục và bảo tồn. Bản thân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong lễ
khai xuân dâng hương đầu năm mới 2012 cũng đã xắn quần, xuống đồng cày ruộng
trên cánh đồng Đọi Sơn (Hà Nam). Văn học là sự phản ánh, văn học quan tâm đến
hiện thực xã hội, tất yếu đề cập đến nông thôn và nông dân. Bởi thế, từ xưa đến nay,
nông nghiệp - nông thôn - nông dân luôn là đề tài lớn của văn học. Nó còn là cái nôi
văn hoá dân tộc, nơi nuôi dưỡng, giữ gìn tất cả những cái đẹp nhất, hồn cốt nhất của
dân tộc Việt Nam. Trân trọng văn hóa nông thôn chính là tiêu chí đã được các nhà
văn coi trọng khi viết về mảng đề tài này. Vì lẽ đó nhiều năm qua, hai mảng đề tài
làm nên thành tựu lớn nhất của văn học Việt Nam là mảng đề tài viết về chiến tranh
và về nông thôn - nông nghiệp - nông dân. Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức trao thưởng cho các tác
phẩm văn học nghệ thuật sáng tác về đề tài nông thôn. Về mục đích của việc trao
thưởng và phát động sáng tác về đề tài xây dựng nông thôn mới, ông Cao Đức Phát
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: “Xây dựng nông
thôn mới là chủ trương lớn của Chính phủ. Mục tiêu chính là nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của người dân. Vì thế, bên cạnh việc xây dựng những dòng sông,
cánh đồng, chuồng trại thì còn cần phải xây dựng đời sống văn hóa cho bà con
nông dân. Chúng tôi muốn thông qua việc trao thưởng này để phát động một chặng
đường sáng tác mới. Những sáng tác văn học nghệ thuật là món quà vô giá để động
viên bà con nông dân, toàn xã hội tham gia vào xây dựng đời sống nông thôn mới ”
[25].
1.2. Trong số những nhà văn được trao thưởng trong cuộc phát động sáng tác
về đề tài xây dựng nông thôn mới lần này, bên cạnh các nhà văn như Ngô Ngọc
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bội, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Ngọc Tư, còn có một nhà văn quen thuộc của
vùng quê trung du miền núi Bắc bộ đó là nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn. Ông được
trao giải cho tập truyện ngắn chọn lọc viết về nông thôn trong thời kỳ đô thị hóa.
Cùng với sự hiểu biết, tình yêu với vùng đất và con người, cộng với tài năng sáng
tạo, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn trong suốt quá trình sáng tác của mình chỉ chung
thủy với một đề tài duy nhất : Đề tài nông thôn. Bạn đọc cả nước biết đến nhà văn
Nguyễn Hữu Nhàn với một lối viết không thể lẫn với bất cứ ai về làng quê, người
quê. Nguyễn Hữu Nhàn không đi vào những mặt trái của làng quê trong quá trình
phát triển, hoặc phê phán chống tiêu cực,… mà bằng một cách thật tự nhiên, nhất
quán, ông chuyên chú đi vào các tầng văn hoá của làng quê thời hiện đại. Qua
những sáng tác của ông, ta thấy Nguyễn Hữu Nhàn tập trung khai triển mấy chủ đề
chính sau: “Thứ nhất, ông phô diễn một cách thích thú các phong tục của các tộc
người, hoặc của không gian địa - văn hóa bằng vốn liếng kiến thức dân tộc học, văn
hóa học khá phong phú. Thứ hai, tôn vinh những giá trị tâm hồn và văn hóa đích
thực của làng quê và người quê. Thứ ba, thể hiện sự tha hóa của văn hóa làng quê
trước sự xâm lăng của đô thị, kinh tế thị trường” [4, tr.9].
Nông thôn Việt Nam đang có những chuyển biến rõ rệt, đời sống văn chương
mặc dù bộn bề với những mảng đề tài phong phú khác nhau của đời sống hiện thực
song cũng đang từng ngày từng giờ bám sát vào những thay đổi của bộ mặt nông
thôn thời đại mới. Trong không nhiều nhà văn mặn mà với mảng đề tài này ta phải
kể đến đóng góp có ý nghĩa lớn lao của nhà văn tài năng và tâm huyết Nguyễn Hữu
Nhàn. Vì lẽ đó, việc tìm hiểu đề tài nông thôn của cây bút này là một công việc có ý
nghĩa thực tiễn cao, vừa phù hợp với chủ trương chung của Đảng của Chính phủ,
vừa góp phần cổ vũ nhà văn tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho việc sáng tác về
đề tài nông thôn và cũng là để bổ sung kịp thời cho công tác nghiên cứu, phê bình
văn học hiện nay một phong cách sáng tác truyện mang đậm dấu ấn nông thôn trung
du miền núi Bắc bộ.
1.3. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá một cách thấu đáo về những đóng
góp cũng như sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn về đề tài nông thôn
cho tới nay chưa có nhiều. Theo khảo sát bước đầu của chúng tôi, chưa có luận văn
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thạc sĩ nào nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác cũng như những tác phẩm của Nguyễn
Hữu Nhàn. Hiện nay chỉ có một số bài báo, bài nghiên cứu, phê bình về tác giả, tác
phẩm của Nguyễn Hữu Nhàn của các nhà nghiên cứu có uy tín như PGS.TS Phan
Trọng Thưởng, nhà lí luận phê bình Văn Giá, nhà báo Vũ Hà …Từ những lí do cụ
thể ở trên đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đề tài nông thôn trong sáng tác
của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn”, nhằm tập trung vào làm sáng tỏ sự cảm nhận ,
phản ánh của nhà văn về cuộc sống của người nông dân, vấn đề sản xuất nông
nghiệp và văn hóa nông thôn trong thời đại mới. Đây là những vấn đề đang được cả
xã hội quan tâm và qua những sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn đều được thể hiện
một cách rõ nét.
2. Lịch sử vấn đề
Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn được nhiều nhà nghiên cứu phê bình đánh giá là
“nhà văn của làng quê”, bởi ngay từ khi mới cầm bút, chập chững bước vào nghề
viết văn và cho đến tận bây giờ (có lẽ sau này vẫn thế), khi đã trở thành lão làng
trong Hội nhà văn Việt Nam, có trong tay hơn chục đầu sách có giá trị, ông luôn chỉ
chú trọng đặc biệt vào một đề tài với một niềm đam mê không thể khác là chỉ viết
về đề tài nông thôn, về cuộc sống hàng ngày của người nông dân ngay trên chính
mảnh đất của họ. Tác giả Lê Phan Nghị trong bài báo “Nhà văn của đồng quê”
đăng trên tuần báo Văn nghệ đã khẳng định: “ Trong suốt cả chặng đường văn
chương của mình – Nguyễn Hữu Nhàn đã lặn lội, ki cóp để phần lớn các tác phẩm
của ông đều sống động những hình ảnh về người nông dân, hình ảnh về hoạt động
nông nghiệp, nông thôn ” [19, tr.7].
Là nhà văn luôn chỉ chú trọng đặc biệt vào đề tài nông thôn, về cuộc sống
hàng ngày của người nông dân, tiểu thuyết tiêu biểu đầu tay “Dốc nắng” ra đời đã
minh chứng cho những ấp ủ ấy của Nguyễn Hữu Nhàn. Tác giả Lê Quang Trang đã
nhận định: “ Trong Dốc nắng, người đọc có thể nhận ra sự hiểu biết về nông thôn
của tác giả khá giàu có và tỉ mỉ. Quan niệm về một nông thôn mới trong hướng đi
sắp tới cũng như các chuyện hằng ngày giữa những người nông dân đã hiện lên
qua nhiều trang viết khá lý thú của Nguyễn Hữu Nhàn ” [27, tr.5].
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Theo tác giả Trần Thế Tuấn “ Sau tiểu thuyết Dốc nắng , Làng Cói Hạ - cuốn
tiểu thuyết vừa ra đời đánh dấu bước phát triển mới của một nhà văn vốn sở trường
về đề tài nông thôn” [23, tr.7]. Bám sát những đổi thay của xã hội, cuộc sống nông
thôn Việt Nam sau đổi mới có nhiều chuyển biến, tích cực có, tiêu cực có. Nguyễn
Hữu Nhàn đã nhìn thấy được tất cả những mặt đó và ông đã thể hiện một cách khá
rõ nét trong tiểu thuyết Làng Cói Hạ. Chuyện xảy ra ở một làng quê vùng trung du
Bắc bộ. Đó là hậu quả của sự nôn nóng ngộ nhận về sở hữu tập thể hình thức, dẫn
đến tình trạng người lao động vất vả một nắng hai sương, nhưng có làm mà không
có ăn. Tác phẩm ra đời cho thấy sự trưởng thành của nhà văn khi viết về đề tài nông
thôn sau đổi mới “chúng ta có quyền hy vọng đón đợi những tác phẩm khác tương
xứng ở độ chín của tác giả” [23, tr.7].
Sinh ra và được sống giữa một vùng trầm tích văn hóa cổ xưa và đậm đặc vào
loại bậc nhất trong cả nước, điều đó đã giúp cho nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn có điều
kiện khảo cứu những nét văn hóa của làng quê mình và khéo léo đưa những đặc
trưng văn hóa truyền thống ấy vào trong những tác phẩm văn học. Trong bài
“Chuyện nhà văn làm khảo cứu và nhà khảo cứu làm văn học”, PGS – TS Phan
Trọng Thưởng đã chỉ ra được sự kết hợp hài hòa hai yếu tố giữa nhà khảo cứu văn
hóa và nhà sáng tác văn học trong một nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn “ Với những
thành tựu đã có, Nguyễn Hữu Nhàn đang nỗ lực để đạt được hai trong một ( nhà
khảo cứu trong nhà văn hay nhà văn hóa trong nhà văn )” [26, tr.9].
Ra đời ngay sau tiểu thuyết “Làng Cói Hạ”, tiểu thuyết “Chớm nắng” đúng
thật như nhận định trên đây về Nguyễn Hữu Nhàn “nhà văn làm khảo cứu và nhà
khảo cứu làm văn học”. Đánh giá về tiểu thuyết này tác giả Đặng Văn trong bài viết
“Vài nét về văn hóa làng qua tiểu thuyết Chớm nắng” viết “ Vấn đề trọng tâm của
cuốn tiểu thuyết “Chớm nắng” đặt ra là VĂN HÓA LÀNG”, “Cái được của tác
phẩm là tác giả thông qua việc tập dượt chuẩn bị cho lễ hội “trò Táu” một thứ lễ
hội cổ truyền đã gần như bị mai một – và chỉ khuôn lại trong phạm vi một làng đã
làm cho người đọc hiểu thế nào là văn hóa đích thực, cái gì là tinh hoa cần phát
huy, cái gì là nhảm nhí, lỗi thời nên bài trừ, củng cố niềm tin cho nhân dân, khơi
dậy từ tâm hồn họ những giá trị tinh thần, làm giàu lòng nhân ái, xóa bỏ hận thù,
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
sống với nhau có tình, có nghĩa và có trách nhiệm” [29, tr.6]. Thông qua bức tranh
khái quát về chính nơi tác giả đã sinh sống – Làng Đinh Xá, người đọc nhận ra
được “làng Đinh Xá là bức tranh khái quát của làng quê Việt Nam với đầy đủ
những biểu hiện sinh động của nền văn hóa bản địa”. Với phương pháp điển hình
hóa thông qua hàng loạt số phận các nhân vật, tiểu thuyết “Chớm nắng” cho thấy
sự hiểu biết của tác giả về “những tầng văn hóa, những dấu ấn lịch sử và cả nhân
tình thế thái trong mối quan hệ đa chiều mang tính đặc thù của làng quê Việt Nam
xưa và nay ” [29, tr.6].
Đúng như PGS – TS Phan Trọng Thưởng đã viết “ Nhà văn không chọn được
nơi sinh nhưng lại có thể chọn cho mình nơi sống và gắn bó. Mỗi nhà văn thường
có một vùng đất, một miền quê, một địa bàn của mình” [26, tr.9]. Tại “miền quê”
của mình mỗi nhà văn tìm ra được rất nhiều điều để viết. Nhà văn Nguyễn Hữu
Nhàn cũng vậy. Trong một bài viết trên báo Văn Nghệ, nhà lí luận phê bình Văn
Giá đã chỉ ra đặc điểm nổi bật qua những sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn “ Nguyễn
Hữu Nhàn không đi vào những vấn đề tố khổ, hoặc phê phán chống tiêu cực, hoặc
làm ăn chuyển đổi kinh tế…mà bằng một cách thật tự nhiên, nhất quán, ông chuyên
chú đi vào các vỉa tầng văn hóa của làng quê thời hiện đại ” [4, tr.9]. Sinh ra,
trưởng thành và phần lớn những năm tháng cuộc đời sống gắn bó với làng quê nên
Nguyễn Hữu Nhàn hiểu về người nông dân, về cuộc sống nông thôn đến “chân tơ
kẽ tóc”: “ Nhà văn của đồng ruộng này rất giỏi khi chỉ ra tâm tính, thói tật của
người nhà quê. Đó là tính gia trưởng hách dịch, thói lắm mồm hay chửi, thói quen
sống tùy tiện, bệ rạc, tính hiếu thắng, căn bệnh sĩ diện rởm, tính keo bẩn hà
tiện…Thôi thì bao nhiêu tật xấu của con người, ở nhà quê đều có cả. Nhà văn cũng
trình bày những âu lo về tình trạng suy thoái nghiêm trọng của tâm tính con người,
rộng ra là của văn hóa làng quê.” [4, tr.9].
Cái gốc cuộc sống con người Việt Nam ta chính là nông thôn, là những người
nông dân. Bao nhiêu nét đẹp văn hóa truyền thống cũng bắt đầu từ cái gốc rễ này.
Ăn đời ở kiếp nơi vùng nông thôn trung du miền núi Bắc Bộ, Nguyễn Hữu Nhàn
qua những trang viết của mình đã viết rất thật về con người nông thôn. Qua việc
đọc hai truyện ngắn : “Làng quê yên ả và Người quê” của Nguyễn Hữu Nhàn”, tác
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
giả Nguyễn Văn Chỉ đã nhận định: “ Tác giả đã ca ngợi những người nông dân ở
một vùng quê thuần hậu có nhiều đức tính tốt: mộc mạc, chất phác mà đậm đà tình
nghĩa thủy chung.” [1, tr.9]. Tuy nhiên, mối quan hệ trong cuộc sống của con người
không chỉ tồn tại đơn lẻ, mà cuộc sống bộn bề hàng ngày lại luôn luôn cuộn chảy. Ý
thức sâu sắc được điều đó, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn qua hai truyện ngắn này đã
cho thấy được cái nhìn nhiều chiều trong khi thể hiện bản tính của người nông dân.
Trong truyện ngắn “Người quê”, dưới con mắt bà Tú thì ông Vũ là một nông dân
cục mịch, quê kệch, bẩn thỉu và không lịch sự chút nào. Ngược lại, ông Thanh
(chồng bà Tú) rất quý ông Vũ: “Vũ tuy ít học, nhưng ngay thật, thẳng thắn, trọng
tình hơn trọng của”. Mối quan hệ nhiều chiều cũng như những tình cảm tốt đẹp đã
trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt qua truyện ngắn “Làng quê yên
ả”: “Cốt lõi là tình đoàn kết: tình làng nghĩa xóm, tình cảm họ hàng, tình cảm gia
đình yêu thương đầm ấm, hòa thuận. Mỗi khi có công to việc lớn, lúc vui lúc buồn
họ đều quây quần giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau như lá lành đùm lá rách. Đoàn kết là
sức mạnh đã trở thành truyền thống cực kì quý báu của nhân dân ta, nên đã giúp họ
vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng gia đình hạnh phúc, làng quê đẹp
giàu” [1, tr.9].
Cũng như nhiều tác giả khác, tác giả Vũ Hà trong bài viết “Nguyễn Hữu Nhàn
– Nhà văn của nhà quê ” cũng đã có những nhận định rất xác đáng về Nguyễn Hữu
Nhàn cũng như các tác phẩm của ông “ một cây bút chuyên viết chuyện nông thôn
và người nông dân ”, khi đọc những tác phẩm của Nguyễn Hữu Nhàn, người đọc
nhận ra “ trước hết là không khí “rất quê” đang diễn ra hiện nay ở nông thôn vùng
Trung du, xứ Bắc. Cái không khí ấy được tạo dựng bởi những con người chân quê,
thô tháp, tủn mủn đang phải đương đầu với cái đói cái nghèo cùng những thói
quen, tập tục lạc hậu từ xưa để lại, những cá tính “truyền thống” còn “di căn” đến
tận hôm nay ” [5, tr.19].
Là nhà văn chuyên chú trọng vào đề tài nông thôn vùng trung du miền núi
Bắc Bộ, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn đã thành công trong chính đề tài yêu thích đó
của mình. Có được những thành công đó bản thân nhà văn đã khẳng định “Tôi cố
thủ trong pháo đài làng xã!” . Trong bài phỏng vấn của hai nhà báo Đinh Hằng –
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nam Hải, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn đã cho thấy quan niệm hết sức nhất quán của
bản thân về văn hóa làng xã, về cuộc sống nông thôn giống như những gì mà ông đã
thể hiện trong các sáng tác của mình. Ông quan niệm cần giữ gìn truyền thống văn
hóa làng như giữ gìn sự sống còn vận mạng của dân tộc “Văn hóa làng xã là một
pháo đài suốt nhiều nghìn năm của đất Việt. Sở dĩ quá trình đồng hóa của phương
Bắc thất bại vì vướng phải pháo đài này, cha ông ta giữ được độc lập hay không
cũng bởi sự bền vững hay suy vong của nền văn hóa ” [7, tr.8-9]. Nhà văn khẳng
định những phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng chính là cơ sở quan trọng để duy trì
truyền thống văn hóa làng xã, văn hóa dân tộc “Ở những làng cổ giàu truyền thống
văn hiến, văn hóa, ta thấy rất rõ nhiều giá trị truyền thống được trưng cất lên bởi
các phong tục lễ nghi, thuần phong mỹ tục…Nếu không có tín ngưỡng cộng đồng,
tín ngưỡng gia tiên, không thờ người có công với làng xã…và nhiều tục lệ khác thì
ta đâu có được truyền thống “uống ước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”” [7,
tr.8-9]. Mặc dù đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa ,
gia nhập WTO nhưng không phải thứ gì cũng có thể tùy tiện “ áp vào nền văn minh
lúa nước ”, “ văn hóa làng chỉ có một, nếu bị phá hỏng thì mất vĩnh viễn”. Vì vậy,
theo nhà văn “ phải lấy văn hóa làng làm thế mạnh, làm bệ phóng cho Việt Nam
trước thời cuộc mới! Đừng đi giày Tây mà lội ruộng!”. Những quan niệm trên đây
của Nguyễn Hữu Nhàn phải chăng cũng là lời khẳng định sẽ không thay đổi vùng
đề tài sáng tác cho những chặng đường làm nghệ thuật sau này của nhà văn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của luận văn là: “ Đề tài nông thôn trong sáng tác của
Nguyễn Hữu Nhàn ” và như trên đã trình bày, toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà
văn Nguyễn Hữu Nhàn chỉ chung thủy với một đề tài duy nhất là đề tài nông thôn,
do đó, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi nằm trong phạm vi tất cả các sáng tác
của nhà văn có liên quan đến đề tài này gồm các tác phẩm ở các thể loại dưới đây:
* Tiểu thuyết:
- Dốc nắng (1984)
- Làng Cói Hạ (1989)
- Không cô đơn (1993)
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Chớm nắng (2000)
- Rừng cười (2008)
* Các tập truyện ngắn:
- Chuyện làng Gành (1975)
- Truyện kể trong làng (1994)
- Phố làng (1999)
- Người quê (2005)
- Tết ở Bản Dèo (2006)
- Gió thổi qua rừng (2007)
- Vui như hội (2009)
- Nguyễn Hữu Nhàn - Tác phẩm chọn lọc - Tuyển (2009)
* Công trình nghiên cứu về văn hóa:
- Nghiên cứu văn hóa làng Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu văn hóa làng Phú Thọ - Giải B Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam
(phối hợp cùng Nguyễn Khắc Xương).
- Nghiên cứu mối liên hệ văn hóa Việt Mường - Giải C Hội Văn nghệ Dân
gian Việt Nam (phối hợp với Nguyễn Khắc Xương).
- Nghiên cứu văn hóa người Dao ở Phú Thọ (phối hợp với Phạm Thị Nga).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình khảo sát, triển khai thực hiện luận văn chúng tôi sử dụng phối
hợp đồng bộ những phương pháp sau:
4.1. Phương pháp thống kê - phân loại: Bằng phương pháp thống kê, phân
loại, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân loại về một số phương diện như hình
tượng nhân vật, hình ảnh, chi tiết, ngôn ngữ, giọng điệu… Tất cả các yếu tố đó biểu
hiện cụ thể trong từng tác phẩm ở mỗi giai đoạn, thời kì sáng tác. Từ đó tìm ra được
những đặc sắc riêng của Nguyễn Hữu Nhàn khi viết về đề tài nông thôn. Việc thống
kê, phân loại còn cung cấp những số liệu quan trọng, hỗ trợ cho việc rút ra những
kết luận, đồng thời là cơ sở để so sánh, đối chiếu.
4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu: Trong quá trình tiến hành nghiên cứu
những tác phẩm viết về đề tài nông thôn của Nguyễn Hữu Nhàn chúng tôi có đối
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
sánh với các tác phẩm viết về đề tài nông thôn của các nhà văn khác cùng thời. Từ
đó giúp chúng tôi có được cái nhìn tổng thể, rõ nét nhất và đi tới những nhận định
chung nhất về thành công và hạn chế của Nguyễn Hữu Nhàn khi viết về đề tài này.
4.3. Phương pháp phân tích: Chúng tôi tiến hành phân tích lần lượt từ bức
tranh hiện thực đến thế giới nhân vật ở cả bình diện nội dung và hình thức nghệ
thuật từ đó tạo ra cái nhìn toàn diện về các phương diện nội dung và nghệ thuật về
đề tài nông thôn trong những sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn.
4.4. Phương pháp hệ thống: Với phương pháp này, chúng tôi coi toàn bộ tác
phẩm là một chỉnh thể, có nhiều phương diện, yếu tố và cấp độ yếu tố, như quan
niệm nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, kết cấu, trần thuật… Mỗi một yếu tố lại
bao gồm các cấp độ nhỏ hơn. Chẳng hạn, trần thuật trong văn bản bao gồm giọng
điệu, ngôn từ… Đồng thời, nhìn thấy mối liên hệ giữa các yếu tố, đặc điểm trong
chỉnh thể nghệ thuật.
Các phương pháp trên được vận dụng phối hợp, linh hoạt để có được một cái
nhìn tương đối bao quát về cách thể hiện đề tài nông thôn với những biểu hiện rất
riêng của Nguyễn Hữu Nhàn, cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu phản ánh những
vấn đề hiện thực mang tính thời sự trong dòng chảy của hệ thống đề tài đương đại.
5. Đóng góp của luận văn
Từ thực tế nghiên cứu, luận văn bước đầu chỉ ra được đặc điểm cơ bản về đề
tài nông thôn thông qua những sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn, bên cạnh đó tìm ra
được những độc đáo, đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn của nhà
văn.
Việc khảo sát và nghiên cứu đề tài nông thôn trong truyện Nguyễn Hữu Nhàn
chưa nhiều, chưa có hệ thống cũng như chưa có một công trình nghiên cứu hoàn
chỉnh nào ra đời. Do đó, chúng tôi cố gắng bổ sung thêm một số nhận định có ý
nghĩa khoa học bên cạnh những ý kiến đã có về vấn đề này. Thực hiện luận văn,
chúng tôi không mong muốn gì hơn là đóng góp một chút công sức của mình vào
công tác nghiên cứu, phê bình Văn học Việt Nam hiện đại và về sự nghiệp sáng tác
của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của
luận văn được triển khai thành ba chương:
Chƣơng I: Đề tài và đề tài nông thôn trong văn học.
Chƣơng II: Hiện thực nông thôn trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn.
Chƣơng III: Nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn trong sáng tác của Nguyễn
Hữu Nhàn .
NỘI DUNG
CHƢƠNG I - ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG VĂN HỌC
1.1. Khái niệm đề tài
Đề tài là vấn đề lí luận có quan hệ mật thiết tới việc nghiên cứu và sáng tác
văn học, phản ánh tài năng, sở trường, phong cách và thế giới quan của nhà văn
trong việc phản ánh hiện thực. Ðề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa,
miêu tả và thể hiện, tạo thành chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm đồng
thời là cơ sở để từ đó nhà văn đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm. Đề tài là
thuật ngữ gắn liền với nội dung tác phẩm, là vấn đề có ý nghĩa nền móng làm nên
tác phẩm văn học. Có thể nói, đề tài là khái niệm trung gian giữa thế giới hiện thực
được thẩm mĩ hóa trong tác phẩm và bản thân đời sống.
Một đề tài thích hợp là khâu yếu thứ nhất của toàn bộ công việc xây dựng tác
phẩm thành một chỉnh thể thẩm mỹ. M.Gorki đã có định nghĩa rất xác đáng về đề
tài: Đề tài là tư tưởng nảy sinh trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi ra.
Khái niệm đề tài cũng đã được đề cập đến trong nhiều sách lí luận văn học.
Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” đề tài là khái niệm “chỉ loại các hiện
tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” [6, tr.110]. Cũng theo cuốn từ
điển này thì “cần phân biệt đề tài với tư cách là phương diện khách quan của nội
dung tác phẩm với đối tượng nhận thức, chất liệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế
của sáng tác văn học. Lẫn lộn hai mặt này sẽ dẫn tới tình trạng biến việc phân tích
tác phẩm thành phân tích đối tượng được miêu tả. Đối tượng nhận thức, miêu tả
của sáng tác văn học là cái còn nằm ngoài tác phẩm, đối diện với tác phẩm. Đề tài
của tác phẩm là một phương diện trong nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận
thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm
thẩm mỹ của nhà văn” [6, tr.111-112].
Trong cuốn “Lí luận văn học” do tác giả Phương Lựu chủ biên đưa ra khái
niệm đề tài: “thể hiện phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học (…)
tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác
phẩm để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu
rộng hơn” [9, tr.259].
Cùng quan niệm như trên, sách “Lí luận văn học” do tác giả Trần Đình Sử
chủ biên cho rằng “Thực chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện tượng đời
sống được miêu tả. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống, có bấy nhiêu đề tài”
[21, tr.194].
Có thể nói, phạm vi hiện thực mà nhà văn tâm huyết nhất trong tác phẩm của
mình, đó là những yếu tố mở đường cho thành công sáng tạo, không lựa chọn được
phạm vi hiện thực, nhà văn không thể thực hiện thành công quá trình sáng tạo. Do
đó, đề tài là phạm vi hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm là phương
diện khách quan của nội dung tác phẩm thể hiện thế giới quan của nhà văn, là đối
tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn và tư duy của nhà văn. Đó là sự khái
quát phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm, phản ánh
tài năng, vốn sống, tâm huyết của người cầm bút trong cuộc đời làm nghệ thuật.
1.2. Đặc điểm chung của đề tài
Trong tác phẩm văn học, thường không phải chỉ có một đề tài mà có rất nhiều
đề tài liên quan đến nhau, bổ sung cho nhau để tạo thành một hệ thống đề tài. Chẳng
hạn, Truyện Kiều của Nguyễn Du vừa có đề tài về tình yêu, về hạnh phúc lứa đôi,
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
về quan lại “mặt sắt đen sì”, về nông dân khởi nghĩa, về cuộc đời của các cô gái lầu
xanh , các đề tài đó gắn bó chặt chẽ với số phận bi thảm của nàng Kiều. Trong Tắt
đèn của Ngô Tất Tố, bên cạnh đề tài về cuộc sống bi thảm của người nông dân còn
có các đề tài về cuộc sống của bọn quan lại tham lam, ích kỉ, về cuộc đời của các
em bé nghèo khổ Như vậy, đề tài có thể tồn tại ở nhiều cấp độ, thực chất đề tài là
một khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được miêu tả. Có bao nhiêu loại
hiện tượng đời sống, có bấy nhiêu đề tài . Cho nên, có đề tài về người nông dân bị
lưu manh hóa (Chí Phèo – Nam Cao), có đề tài về người công nhân bị bần cùng hóa
(Lầm than – Lan Khai), có đề tài về cuộc sống bế tắc của người trí thức nghèo trước
cách mạng (Sống mòn – Nam Cao)… phản ánh các bình diện khác nhau trong cuộc
sống. Khi nói đến đề tài của một tác phẩm hoặc của văn học nói chung, thực chất
không phải chỉ nói một đề tài mà là cả một hệ thống đề tài liên quan nhau, bổ sung
cho nhau tạo thành đề tài của tác phẩm.
Phạm vi phản ánh của đề tài có thể được xác định rộng hẹp khác nhau ở biên
độ của nó. Đó có thể là một “giới hạn bề ngoài” hoặc “phương diện bên trong của
đề tài”. Các hiện tượng đời sống có thể liên kết với nhau thành loại theo mối liên hệ
bề ngoài hoặc theo mối liên hệ bên trong giữa chúng.
Theo giới hạn bề ngoài của phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm
có thể xác định các đề tài văn học như: đề tài thiên nhiên (Tràng giang – Huy Cận),
đề tài loài vật (Dế mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài), đề tài sản xuất (Cái sân gạch – Đào
Vũ), đề tài chiến đấu (Xung kích – Nguyễn Đình Thi)…Ở đây, các phạm trù xã hội,
lịch sử giữ vai trò quan trọng, vì thế người ta có thể xác định các đề tài như: đề tài
nông thôn, thành thị, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức…
Cũng có thể xác định đề tài văn học theo giới hạn bên trong của phạm vi hiện
thực được phản ánh trong tác phẩm. Đó là cuộc sống nào, con người nào được miêu
tả trong tác phẩm. Nhiều khi đề tài gắn liền với một hiện tượng xã hội – lịch sử xuất
hiện và trở thành phổ biến trong đời sống tinh thần của một thời hay của một giới
nào đó. Ví như : đề tài số phận của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần
Côn, Đoàn Thị Điểm), người cung nữ (Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều), đề tài
con người hào hoa (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)… Ở giới hạn bên trong của đề
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
tài, bản chất xã hội của cuộc sống, của tính cách và số phận con người giữ vai trò
quan trọng. Không có các phạm vi hiện thực dài rộng khác nhau đó, không thể có
những kết quả sáng tác phong phú và đa dạng trong các tác phẩm của nhà văn. Song
phạm vi hiện thực còn quan hệ mật thiết với thời gian và không gian trong tác
phẩm. Đi sâu vào phạm vi hiện thực trong tác phẩm của Nguyễn Hữu Nhàn, ta thấy
nhà văn thường có sự phối hợp linh hoạt cả giới hạn bên trong và bên ngoài của đề
tài để sáng tạo nên thế giới nghệ thuật.
Ðề tài của tác phẩm thường gắn chặt với hiện thực cuộc sống của thời đại mà
nhà văn đang sống, vì vậy nó mang tính lịch sử xã hội sâu sắc. Tìm hiểu quá trình
phát triển của lịch sử văn học, có thể nhận thấy trong mỗi thời kì lịch sử khác nhau,
thường nổi lên những loại đề tài trung tâm khác nhau. Trong giai đoạn nửa cuối thế
kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, đề tài về số phận của người phụ nữ chiếm một vị trí
đáng kể trong trào lưu văn học nhân đạo chủ nghĩa Việt Nam. Trong giai đoạn từ
1945-1975, đề tài về người chiến sĩ cách mạng, về những người công nhân tiên tiến
lại nổi lên hàng đầu.
Có những đề tài dường như thường được lặp đi lặp lại trong văn học ở mọi
nơi và mọi thời đại. Chẳng hạn đề tài về tình yêu và hạnh phúc, chiến tranh và hòa
bình, sự sống và cái chết Có người cho rằng đấy là những đề tài vĩnh cửu của văn
học. Thật ra, đó chỉ là một cách nói. Bởi vì, ngay chính một nhà văn khi viết về một
phạm vi cuộc sống thì đề tài của tác phẩm cũng đã là một cái gì mới mẻ, không lặp
lại.
Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận xét về cách tiếp cận đề tài của nhà văn
trong cuốn “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn” như sau: “ Trong
thực tế của đời sống văn học, thường thấy hiện tượng này: các nhà văn dù lớn đến
đâu cũng chỉ có một vùng đề tài ưa thích nhất và ông ta chỉ có thể viết hay về
những đề tài ấy mà thôi. Khi vì một lí do nào đó, ông ta hướng ngòi bút ra ngoài
khu vực đề tài ấy, thì ông ta không còn sắc sảo nữa, tác phẩm trở nên nhạt nhẽo,
hình tượng thiếu sức sống, thiếu linh hồn, tài năng dường như rời bỏ ông ta…” [10,
tr.12-13].
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.3. Đề tài nông nghiệp và nông thôn trong văn học và trong sáng tác của
Nguyễn Hữu Nhàn
1.3.1. Khái niệm nông nghiệp và nông thôn
Trong cuốn “Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt”, tác giả Nguyễn
Văn Đạm đưa ra khái niệm về nông nghiệp như sau: “ Ngành kinh tế chuyên khai
thác môi trường tự nhiên để sinh sản những thực vật và động vật có ích cho con
người” [3, tr.614]. Theo “Từ điển tiếng Việt 2010”, nông nghiệp là “ngành sản
xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn
nuôi” [18, tr.952]. Như vậy, nông nghiệp là ngành kinh tế cơ bản của xã hội, sử
dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu
và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm. Nông nghiệp
chính là nền móng đầu tiên cho cuộc sống trên trái đất này, khi công nghiệp chưa
phát triển, nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước. Nhà văn hóa Trần Quốc Vượng đã nói: “Nông nghiệp, là khởi đầu của văn
minh nhân loại”. Ở Việt Nam, mẫu số chung lớn nhất của văn minh – văn hóa
truyền thống là nền tảng nông nghiệp đa canh xoay quanh trục trung tâm nghề nông
trồng lúa. Cho đến nay, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp và nông nghiệp vẫn là
ngành kinh tế quan trọng. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2009, giá trị
sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994),
tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Đóng
góp của nông nghiệp vào tạo việc làm là rất lớn. Trong năm 2005, có khoảng 60%
lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản.
Sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước đứng thứ ba trên thế
giới về xuất khẩu gạo. Sản xuất nông nghiệp được tập trung ở những vùng nông
thôn, nơi sinh sống lâu đời của những người nông dân.
Nông thôn, theo “Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt”, được hiểu là
“Vùng đất rộng không ngăn rào, ở ngoài những thành phố, dành cho việc trồng
trọt, có dân ở tập trung trong các thôn xóm” [3, tr.614]. Theo “Từ điển tiếng Việt
2010” là “khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông”. Nông thôn đang là
nơi cư trú chiếm số đông dân nhất trên khắp nước ta, tính đến năm 2009, có đến
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70,4% dân số nước ta đang sinh sống ở vùng nông thôn. So với thành thị, nông thôn
nằm trên địa bàn rộng lớn về các mặt tự nhiên – xã hội – kinh tế. Vì trải dài trên địa
bàn rộng lớn nên sản xuất nông nghiệp ở nông thôn chịu nhiều ảnh hưởng của điều
kiện tự nhiên. Cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất
hàng hóa còn thấp so với thành thị (Do diện tích rộng, mức đầu tư cho nông thôn
không lớn), trong một chừng mực nào đó thì tính dân chủ, tự do và công bằng xã
hội thấp hơn thành thị, thu nhập và đời sống của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo
đói thì cao.
Nông thôn – nông nghiệp là hai khái niệm luôn song hành cùng nhau. Nói đến
nông thôn là nghĩ đến “rơm rạ, lúa ngô khoai sắn”- những sản phẩm của nông
nghiệp. Nông thôn là cái nôi chứa đựng và nuôi dưỡng những truyền thống văn hóa
ngàn đời của dân tộc ta. Nhưng thực tế lao động sản xuất nông nghiệp trồng lúa
nước lại là cơ sở để hình thành, sản sinh những truyền thống văn hóa lâu đời ấy. Sự
gắn bó hữu cơ, chặt chẽ có tính chất đồng sinh đồng dưỡng ấy làm nên đặc trưng
văn hóa nông thôn, nuôi dưỡng tâm hồn người Việt từ đời này sang đời khác. Kho
tàng văn học dân gian đã chứng minh điều đó. Ví như, khi nói tới nông thôn là ta
thường nhớ đến những nét đẹp trong văn hóa sống, văn hóa ứng xử. Người nông
dân Việt sống ở nông thôn cố định một chỗ, ở dưới một mái nhà với mảnh vườn của
mình được bao bọc bởi luỹ tre làng bảo vệ, trong quan hệ ứng xử giữa con người
với nhau từ gia đình đến làng xóm đều theo nguyên tắc trọng tình (duy tình). Hàng
xóm sống cố định lâu dài với nhau là một môi trường thuận lợi để người nông dân
tạo ra một cuộc sống hoà thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: “Hàng xóm tối
lửa tắt đèn có nhau”; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”; “Một bồ cái lý không
bằng một tí cái tình”; “Bán anh em xa mua láng giềng gần”; “Một giọt máu đào
hơn ao nước lã”; “Ta về ta tắm ao ta-Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”; …Khi
nhắc tới tình trạng sản xuất nông nghiệp người ta thường nghĩ đến những kinh
nghiệm được tích lũy trong lao động sản xuất. Người nông dân làm nghề nông. Bởi
trình độ và công cụ sản xuất còn thấp và lạc hậu nên trong sản xuất, người nông dân
phụ thuộc nhiều vào hiện tượng của tự nhiên như trời, đất, nắng, mưa… Do đó, họ
rất tôn trọng, hòa thuận với tự nhiên và phụ thuộc vào nó. Chính hoàn cảnh sống
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
như thế giúp người Việt đã tích luỹ được những kinh nghiệm hết sức phong phú
trong sản xuất. Đó là hệ thống tri thức thu được bằng con đường kinh nghiệm chủ
quan, cảm tính. Để gieo cấy thành công, đúng thời vụ và bội thu người nông dân
phải quan sát tỉ mỉ các hiện tượng tự nhiên trong một quá trình nhất định, ghi nhớ
các kỹ thuật canh tác để rút thành cẩm nang kinh nghiệm sản xuất cho bao thế hệ.
Muốn gieo trồng, cày bừa không phải cứ tùy tiện thích trồng lúc nào là trồng. Mà
phải dựa vào các điều kiện thuân lợi của tự nhiên: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ
nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”; “Phân tro không bằng no nước”; “Tỏ trăng mười
bốn được tằm, Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm”; “Mồng chín tháng chín có
mưa, Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn. Mồng chín tháng chín không mưa, Thì con
bán cả cày bừa đi buôn”. Dựa vào tự nhiên, tuân thủ theo nguyên tắc “mùa nào
thức nấy” đã ăn sâu trong suy nghĩ, kinh nghiệm lao động “Tháng giêng là tháng
ăn chơi. Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà. Tháng ba thì đậu đã già, Ta đi
ta hái về nhà phơi khô. Tháng tư đi tậu trâu bò, Để ta sắm sửa làm mùa tháng
năm ”; “Nhờ trời mưa gió thuận hoà. Nào cầy nào cấy, trẻ già đua nhau. Chim,
gà, cá, lợn, cành cau. Mùa nào thức nấy giữ màu nhà quê”. Các giống vật nuôi gắn
liền với đời sống nông nghiệp cũng được người nông dân Việt lựa chọn, chăm sóc
kĩ càng để chúng đem lại lợi ích cao nhất, thiết thực nhất, đặc biệt là hình ảnh con
trâu, biểu tượng gắn liền với nhà nông được nhắc đến một cách rất quí trọng “Trâu
ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày giữ nghiệp nông
gia. Ta đây trâu đấy, ai mà quản công! Bao giờ cây lúa còn bông, Thì còn ngọn cỏ
ngoài đồng trâu ăn”; “Con trâu là đầu cơ nghiệp”; “Trâu gầy cũng tày bò giống”;
“Trâu năm sáu tuổi còn nhanh, Bò năm sáu tuổi đã tranh về già, Đồng chiêm xin
chớ nuôi bò, Mùa đông tháng giá, bò dò làm sao!”. Với những câu ca dao, tục ngữ
có vần có điệu, duyên dáng, sinh động, dễ nhớ cha ông ta đã gửi gắm tình cảm gắn
bó, hòa mình với thiên nhiên, đồng thời ấp ủ khát vọng chinh phục, cải tạo thiên
nhiên, đó là những cách nghĩ, nếp sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân nông
nghiệp. Người nông dân ở nông thôn luôn có ý thức về việc đúc rút, gìn giữ, lưu
truyền những kinh nghiệm quí báu cho các thế hệ nối tiếp.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Sau này khi văn học viết ra đời, vùng quê nông thôn và đời sống nông nghiệp
tiểu nông manh mún đã là nguồn đề tài vô tận cho văn học. Đề tài nông thôn - nông
nghiệp - nông dân đã trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm và có mặt ở tất cả các thể
loại văn học .
1.3.2. Đề tài nông nghiệp và nông thôn trong văn học
Đất nước và con người Việt Nam ngàn đời nay luôn tự hào có nền văn minh
sông Hồng, văn minh lúa nước. Mọi thế hệ người Việt Nam lớn lên và trưởng thành
từ cái nôi văn minh nông nghiệp ấy. Trải qua các thời kì lịch sử, nông thôn luôn là
môi trường sống bền bỉ của người nông dân. Con người Việt Nam đã tạo nên một
nền sản xuất nông nghiệp và một truyền thống lịch sử văn hóa riêng. Bởi thế, từ văn
học dân gian đến hiện đại, nông dân - nông nghiệp - nông thôn luôn là một đề tài
truyền thống trong văn học Việt. Đây là điểm nổi bật có tính tất yếu đối với một
nước nông nghiệp như nước ta. Phần lớn dân số Việt Nam đều có nguồn gốc xuất
thân từ nông thôn. Do đó, văn học dù viết về chốn đồng quê hay thành thị đều ít
nhiều mang dấu ấn cảm thức về nông thôn.
Văn học dân gian ngay từ đầu đã phản ánh được tiếng nói ngợi ca cuộc sống
nông nghiệp của nhân dân ta, đề tài nông thôn biểu hiện qua cuộc sống lao động của
người nông dân đã trở thành đề tài chủ đạo trong các bài ca dao, dân ca:
- “ Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”.
- “Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”.
- “ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu ”.
Đến văn học trung đại đề tài nông thôn tập trung thể hiện cuộc sống thanh
nhàn, thú điền viên, ẩn dật nơi thôn quê qua những tác phẩm của một số tác giả như
Nguyễn Bỉnh Khiêm :
“ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”.
[26, tr.296-297]
Nguyễn Trãi:
“ Một cày một cuốc thú nhà quê
Áng cúc lan xen vãi đậu kê
Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng
Chè tiên, nước ghín, nguyệt đeo về ”
[26, tr.242]
Đến thơ của Nguyễn Khuyến diện mạo nông thôn qua cảnh sống lam lũ của
người nông dân cũng như cảnh sắc thiên nhiên làng quê được miêu tả có phần khác
trước đó, nó cụ thể và hiện thực hơn. Trong thơ Nguyễn Khuyến chúng ta thấy làng
cảnh, cuộc sống con người gắn bó với mảnh đất quê hương ông. Nhận xét về bức
tranh làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến, giáo sư Nguyễn Đình Chú viết “Bức
tranh làng quê này đại thể có hai mảng: cảnh vật của đất trời và cuộc sống con
người. Cảnh đất trời thì thanh sơ xinh đẹp đáng yêu biết bao, nhưng phơn phớt một
sắc buồn tỏa ra từ nỗi buồn thời thế của Nguyễn Khuyến ở buổi ấy. Còn cuộc sống
con người thì tiêu điều, xơ xác quá đỗi” [2, tr.14]. Nguyễn Khuyến được gọi là nhà
thơ của nông thôn. Gọi như vậy là vì ông đã viết về nông thôn với tình cảm, với sự
trăn trở lo âu của con người ở nông thôn thực sự. Trang trải lòng mình với những
vui buồn của quê hương lam lũ, đây là cảnh mất mùa trong thơ ông :
“ Năm nay cày cấy vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa ”
[26, tr.360]
Hay cảnh sống thanh bần nơi làng quê :
“ Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua”
[26, tr.360]
Văn học hiện đại mang một diện mạo khác hẳn - chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của lịch sử. Ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, văn học phản ánh sự xâm nhập sâu sắc
của chế độ thực dân tới đời sống nông thôn Việt Nam. Những cây bút xuất sắc của
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trào lưu hiện thực như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Kim Lân đã
hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề nhức nhối của nông thôn, đến đời sống
tăm tối nghèo khổ của người nông dân. Một nông thôn đói nghèo xơ xác, người
nông dân bị tha hóa… Từ CMT8 năm 1945 đến 1975, văn học ngoài việc phản ánh
sự phong phú, đa dạng của đời sống hiện thực vẫn tiếp tục phản ánh đề tài nông
thôn thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ ở miền
Nam. Sau Đại hội VI của Đảng (1986), hàng loạt tác phẩm viết về đề tài nông thôn
ra đời với cái nhìn mới mẻ, dân chủ, khách quan, toàn diện hơn. Đặc biệt, trong
khoảng mười năm trở lại đây, mảng đề tài nông thôn rất được các nhà văn quan tâm
với nhiều vấn đề mang tính thời sự đặt ra trước tình hình phát triển chung của xã hội
trong bối cảnh thời đại mới.
1.3.3. Đề tài nông nghiệp, nông thôn trong sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn
Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn sinh ngày 11 tháng 12 năm 1938. Ông quê ở xã
Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Cuộc đời ông trải qua nhiều biến cố đổi
thay. Nguyễn Hữu Nhàn học hết cấp hai năm 1958. Ông nói ngày ấy có bằng cấp
hai (học hết lớp 7 hệ 10 năm) đã là hiếm và tấm bằng có giá trị xin việc đi thoát li
rồi. Thành phố Việt Trì hồi cuối thập niên 50 thế kỷ trước là một trong hai khu công
nghiệp lớn của miền Bắc. Thanh niên Hà Nội cùng trai gái vùng châu thổ sông
Hồng nô nức ngược miền sơn cước đến Việt Trì xây dựng công trường, nhà máy,
tạo dựng cuộc đời mới. Nguyễn Hữu Nhàn nhập hội cùng đội ngũ xung kích tuổi
thanh xuân đang phơi phới ấy. Ông rời rừng cọ, đồi chè quê nhà xuống miền đô hội
học lớp kế toán tài vụ. Và vì học giỏi nên được giữ lại Bộ Giao thông xung vào đội
quân thi công cơ giới lưu động. Nhưng Nguyễn Hữu Nhàn nằng nặc đòi về công ty
đường sông ngày ấy đóng ở Việt Trì, Phú Thọ quê hương ông. Từ đó đến nay ông
chung thủy với mảnh đất Việt Trì và giờ ông đang sống tại thôn Quế Trạo, xã Dữu
Lâu, thành phố Việt Trì.
Nguyễn Hữu Nhàn ngay từ thủa nhỏ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã say
mê đọc các tác phẩm như “Thời thơ ấu” của nhà văn Gorki, “Những ngày thơ ấu”
của Nguyên Hồng và nuôi mộng ước trở thành nhà văn. Rồi cái mộng ước ấy ngày
càng thôi thúc, lớn dần trong ông khi ông tiếp xúc với những tác phẩm của các nhà
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
văn hiện thực viết về nông thôn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao
nhưng nó thật sự có điều kiện được phát lộ kể từ ngày Nguyễn Hữu Nhàn theo học
khóa III trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ – Hội Nhà văn Việt Nam, năm
1968. Sau ngày ra trường, Nguyễn Hữu Nhàn về nhận công tác ở Phòng Xuất bản
Sở Văn hóa tỉnh Vĩnh Phú. Tiếp đến ông chuyển về Hội Văn nghệ dân gian, rồi Ban
vận động thành lập Hội Văn nghệ tỉnh Vĩnh Phú. Cùng với năm tháng công tác,
Nguyễn Hữu Nhàn xuống “ba cùng” với nhân dân, với thực tế cuộc sống ở bản
làng xa xôi heo hút vùng Đất tổ. Những chuyến đi ấy đã giúp cho ông có một vốn
sống phong phú mà không phải ai cũng có được. Trong những ngày Nguyễn Hữu
Nhàn đi điền dã, khảo cứu, sưu tầm văn hóa văn nghệ dân gian, ông luôn có ý thức
tự học bằng cách ghi chép, vun góp những hiểu biết, những phát hiện về cuộc sống
nơi thôn dã mình đi qua, ông say mê sưu tầm những giai thoại, những mẩu truyện
để viết về làng quê mình. Những truyện đầu tay của ông đã được đăng tải trên các
tạp chí văn nghệ ở địa phương và trung ương sau này tập hợp lại in thành tập truyện
ngắn có tên là “Chuyện làng Gành” tiếp đó là tiểu thuyết “Dốc nắng” do nhà xuất
bản Thanh Niên in năm 1981. Đầu thập niên tám mươi của thế kỉ trước, ông được
kết nạp vào Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Nguyễn Hữu Nhàn không những là
nhà văn mà còn là nhà nghiên cứu sưu tầm văn hoá làng xã, đặc biệt là các công
trình nghiên cứu văn nghệ dân gian của các dân tộc Mường, Dao rất có giá trị trong
kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Tất cả những yếu tố đó sau này là cơ sở vững
chắc giúp cho Nguyễn Hữu Nhàn trở thành nhà văn xuất sắc của mảng đề tài viết về
nông thôn. Người đọc, người xem những tiểu thuyết, truyện ngắn, bài báo hay
những bộ phim dài tập kịch bản của Nguyễn Hữu Nhàn đều cảm được cái tinh túy,
thâm hậu, sâu sắc, đôi khi dung dị thô mộc như đời sống nhưng nó gây được hiệu
ứng cảm xúc đánh thức những vùng tối, đánh thức lòng trắc ẩn tới cõi ngóc ngách
riêng tư của con người. Chúng ta hãy đọc “Làng nghèo”, “Làng quê yên ả”,
“Người quê”, “Đám cưới ở làng” và rất nhiều những truyện khác nữa của ông sẽ
chia sẻ được điều này Không thể kể ra hết những gì Nguyễn Hữu Nhàn đã viết, đã
gửi gắm tâm trí, tấm lòng mình cho cuộc đời thông qua các tác phẩm, những câu
chuyện về nông thôn, làng quê, người quê của ông. Nguyễn Hữu Nhàn có lối viết
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
riêng, một phong cách Nguyễn Hữu Nhàn không lẫn với ai khi viết về làng quê,
người quê.
CHƢƠNG II - HIỆN THỰC NÔNG THÔN
TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HỮU NHÀN
Có thể tạm chia sáng tác của Nguyễn Hữu Nhàn làm hai thời kì: Từ năm 1986
trở về trước và sau năm 1986 đến nay, hay nói cách khác, thời kì trước Nghị quyết
X - đó là thời kì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp cuộc sống lao động sản xuất
nông nghiệp của người nông dân tập trung theo mô hình những hợp tác xã và thời kì
sau 1986 - đó là thời kì đổi mới với năm thành phần kinh tế trong đó kinh tế tư nhân
được khuyến khích phát triển và cơ chế thị trường ảnh hưởng sâu rộng, tác động sâu
sắc đến đời sống của nông thôn Việt Nam. Toàn bộ phần nội dung thuộc chương
hai, luận văn sẽ đi sâu vào làm sáng tỏ bức tranh hiện thực về nông thôn vùng trung
du miền núi Bắc Bộ qua hai thời kì nêu ở trên và qua những tác phẩm cụ thể của
nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn.
2.1. Nét đặc trƣng của nông thôn trung du miền núi Bắc bộ trong sáng tác
của Nguyễn Hữu Nhàn
Không gian đặc trưng của làng quê Việt Nam luôn gắn với những hình ảnh
quen thuộc như dòng sông, cánh đồng, mái đình, cây đa, ao làng… tất cả đều gợi
lên cảm giác thanh bình, yên tĩnh, thậm chí hoang sơ, hiu hắt. Không gian ấy vừa
tĩnh lặng vừa mang vẻ đẹp bình dị, tinh tế của hồn quê. Không gian làng quê trong
tác phẩm của nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn ở thời kỳ trước và sau đổi mới vừa có
những nét chung vốn có của làng quê Việt Nam vừa mang đậm nét đặc trưng riêng
của cảnh sắc làng quê vùng trung du đồi núi Bắc Bộ. Làng quê của tác giả không
đông đúc, nhà cửa san sát, bằng phẳng, nhiều ao hồ như những làng quê vùng đồng
bằng chiêm trũng, mà nó thưa thớt, hoang sơ, lại là vùng “bán sơn địa” nên cảnh
sắc làng quê luôn gắn liền với hình ảnh đồi núi gập ghềnh “những chòm, những
xóm, những căn nhà ngự trên những quả đồi, dựa trên những sườn đồi, len lách
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trong kẽ đồi, thấy heo hút, đơn điệu, và tẻ ngắt” [11, tr.98-99]. Đặc trưng cảnh sắc
làng quê được Nguyễn Hữu Nhàn miêu tả với những hình ảnh rất đỗi thân thuộc gần
gũi trong đời sống con người như con đường làng “Đường vắng. Chỉ thấy con
đường rộng thông thênh. Con đường rải cấp phối lồi giữa. Loại đường đất này
bằng bặn và êm hơn cả đường nhựa.” [11, tr.407], cái cổng tre của mỗi gia đình
“Cổng mở ở chân dốc đi lên xóm, cái dốc sâu hun hút,chạy tọt vào giữa những lùm
cây, nhìn nhẵn như mà ếch” [11, tr.31],“Cổng chống hạ xuống, nhưng cột cổng
không gài then vào cái cọc cạnh hàng dứa tây” [11, tr.32], hay đơn giản chỉ là một
vài nét chấm phá để làm hiện lên cảnh sắc hoang sơ, vắng vẻ, rất đặc trưng của
vùng quê trung du “Bầu trời như cái gương lồng sáng chói úp chụp lấy làng đồi,
từng chòm xóm, từng đồi hoang, rừng cây, vạt ruộng…bị phơi bày dưới cái nằng hè
chan chan. Con đường làng dãi nắng đỏ bừng như bôi mực. Đường không bóng
người, làng vắng ngắt. Đây đó râm ran tiếng ve sầu, thảng hoặc đôi ba tiếng gà eo
óc” [11, tr.5].
Để làm nổi bật khung cảnh làng quê nông thôn, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn
khi miêu tả thiên nhiên đã không xa rời cái tự nhiên của nó, ông chú trọng đến yếu
tố nguyên sơ của cảnh sắc. Cuộc sống tự nhiên vận động theo chu kỳ ngày đến đêm,
và đây là không gian buổi sáng với không khí trong lành trên quê hương vùng trung
du “Khi ấy một bầy khướu bay về, đánh thức khu rừng sặt gần chân núi bằng nhiều
giọng hót vội vã như tranh cướp nhau. Tiếng một con cu gáy ở đồi sặt mé ngoài.
Đồi sặt lồng phồng một màu xanh xốp. Thấp thoáng có những cái măng sặt nhọn
vót cần câu. Chốc nữa, mặt trời nhô lên, ánh nắng lia ngang vào lớp lá sặt ngoài
cùng; lớp lá nọ nhòe màu vào lớp lá kia để rừng sặt có vẻ đẹp sâu thăm thẳm như
tranh sơn mài. Những con chim chào mào, họa mi đang bay về rừng sặt. Bầu trời
buổi sáng rộng dài vì tiếng chim. Thế rồi mặt trời lên. Rừng sặt óng ánh bởi hàng
ngàn tia nắng nhỏ bắt sáng vào những cái lá đang rung rinh. Nắng nhảy nhót và
tiếng chim reo. Đó là khoảnh khắc tươi mát, rực rỡ của mỗi ngày hè” [11, tr.227].
Đặc trưng của vùng trung du đồi núi hiện lên khá rõ nét, tựa như những thước phim
quay chậm, âm thanh và hình ảnh chan hòa vào nhau, buổi sáng ban mai tươi mát,
rực rỡ, rộn ràng với rất nhiều âm thanh của nhiều loài chim đua nhau hót, nào là
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
khướu, họa mi,…và hình ảnh những rừng cây sặt cũng chính là một phần hồn của
làng quê trung du Phú Thọ “Tiếng chim hót vang lên trong đồi sặt gần chân núi.
Bầy khướu, họa mi vừa hót vừa bay nhảy trên những lùm sặt. Một con quạ ở đâu đó
kêu những tiếng trầm và nặng đè lên những tiếng trong trẻo ríu rít của bầy chim
kia” [11, tr.363].
Thiên nhiên nơi vùng quê trung du bao giờ cũng vậy, luôn luôn khắc nghiệt
hơn vùng đồng bằng. Rét cũng đậm hơn vì có nhiều núi đá vôi, mà nắng thì cũng
gắt hơn vì nhiều đồi núi, đất đai cằn đá sỏi. Vùng quê trong tác phẩm của Nguyễn
Hữu Nhàn đúng là vùng đất như dân gian thường nói “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Cái
nắng chói chang, cháy da, cháy thịt được tác giả nói đến qua nhiều tác phẩm, và
phải chăng đó cũng là ấn tượng để tác giả dùng đặt tên cho các tác phẩm như “dốc
nắng, chớm nắng”. Đây là cái nắng gắt của một buổi trưa hè chụp lên cái làng đồi
nghèo đói “ Từng chòm xóm, từng đồi hoang, rừng cây, vạt ruộng…bị phơi bày
dưới nắng hè chan chan. Con đường làng dãi nắng đỏ bừng như bôi mực” [11,
tr.5], “Nắng chang chang ngoài sân. Lượt sỏi trên mặt sân như bị nắng rang cháy,
tím bầm vào” [11, tr.42], cảnh sắc thiên nhiên buổi trưa của làng quê vùng trung du
thật không lẫn vào đâu được “Càng về trưa trời càng nắng gắt. Nắng táp xuống sân
gạch. Cái sân như đang cháy ngùn ngụt – một đám cháy không có ngọn nhưng hơi
lửa bốc lên thành những vòng sáng nhòe nhoẹt xoắn xuýt lấy tầm mắt, nhìn chói
chang hơn nhiều so với những đám lửa thực. Nắng làm cho những cành cây ngọn lá
mềm rũ, tái nhợt. Màu cây huyết rụ, cạnh bể nước xám đi. Những cây đinh lăng ở
mép sân đều vàng hết lá.” [11, tr.58]. Đọc những tác phẩm của Nguyễn Hữu Nhàn
ở thời kỳ trước đổi mới có lẽ cái ấn tượng với người đọc nhiều nhất chính là cảnh
nắng chói chang của buổi trưa hè “Nắng vàng hai mắt cô. Cô chợt thấy làng mình
đang héo lả trong cái nắng hè chang chang: Những tàu cọ xém nắng đen đi một
góc; mấy tàu lá chuối hiếm hoi đã úa vàng; những cành tre rũ ra đường đều quăn
lá; những bụi sim mua mọc hai ven đường cằn thấp xuống; đồi bạch đàn, mấy
tháng trước, lá còn xanh bây giờ ngả ra màu tím; thân bạch đàn bong vỏ, trắng bợt,
trong xa như những vệt vôi rớt xuống.” [11, tr.98]. Tuy nhiên, qua việc ghi lại cảnh
vật dưới cái nắng hè oi bức, ta nhận thấy được những hình ảnh tiêu biểu của quê