Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giải pháp giảm nghèo ở ba huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––




NGUYỄN THỊ HOA




GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
Ở BA HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2011-2015

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thanh Nhàn






THÁI NGUYÊN - 2012



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu thực sự của cá nhân
được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình
thực tiễn. Nội dung luận văn có tham khảo, sử dụng các tài liệu, thông tin
được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, và các trang web theo danh mục tài
liệu của luận văn.
Các số liệu, mô hình toán và những kết quả trong luận văn là trung thực
xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm .
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Hoa



ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu và hoàn thành Luận văn,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân trong và

ngoài trường, các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh Quảng Ninh; các phòng chuyên
môn của 3 huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà; Đảng uỷ, UBND các xã, cán bộ
Lao động thương binh xã hội của các xã ở 3 huyện.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn
đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Lao động TB&XH tỉnh
Quảng Ninh, Các đồng chí Lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ của 3
huyện nghiên cứu; Đảng uỷ, UBND các xã của 3 huyện đã nhiệt tình tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu giúp tôi triển khai nghiên cứu
và hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã
quan tâm, động viên, đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình
hoàn thiện đề tài.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hoa



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 4
6. Kết cấu của đề luận văn 4
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 5
1.1. Lý luận về xoá đói giảm nghèo 5
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói 5
1.1.2. Lý luận về xoá đói giảm nghèo của Việt Nam 8
1.2. Xác định chuân nghèo của Việt Nam qua các thời kỳ 13
1.3. Kết quả XĐGN ở Việt Nam từ 2001 đến 2010 17
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Bối cảnh khảo sát, đánh giá và tình hình nghiên cứu đề tài 26
2.2. Câu hỏi nghiên cứu 27
2.3. Các phương pháp nghiên cứu, khảo sát 27
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 27
2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 31
2.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá 31


iv
2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 32
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO Ở BA HUYỆN MIỀN
NÚI TỈNH QUẢNG NINH 34
3.1. Khái quát về giảm nghèo ở Quảng Ninh 34
3.1.1. Về điều kiện tự nhiên 34

3.1.2 Tổng quan về nghèo và giảm nghèo của Quảng Ninh giai đoạn
2006 - 2010 37
3.2. Thực trạng nghèo và giải pháp giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh
Quảng Ninh 44
3.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của 3 huyện 44
3.2.2. Thực trạng hộ nghèo ở 3 huyện 53
3.2.3. Đặc trưng của các hộ nghèo ở 3 huyện 54
3.2.4. Các giải pháp giảm nghèo ở 3 huyện giai đoạn 2006-2010 71
3.2.5. Kết quả giảm nghèo ở 3 huyện giai đoạn 2006 - 2010 81
3.2.6. Những tồn tại và hạn chế 83
3.2.7. Những bài học kinh nghiệm 85
Chƣơng 4: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
Ở 3 HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI
GIAN TỚI 87
4.1. Về phương hướng 87
4.2. Đề xuất giải pháp với chính quyền 3 huyện 88
4.2.1. Giải pháp chung 88
4.2.2. Giải pháp riêng áp dụng theo đối tượng. 90
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 100



v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
1

CNH, HĐH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
3
ĐBKK
Đặc biệt khó khăn
4
ESCAP
Uỷ ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình dương
6
GDP
Thu nhập quốc dân
7
KH&ĐT
Kế hoạch và đầu tư
8
KHKT
Khoa học kỹ thuật
9
LĐTB&XH
Lao động thương binh và xã hội
10
TCTK
Tổng cục Thống kê
11
UNDP
Chương trình phát triển Liên hợp quốc
12

UBND
Uỷ ban Nhân dân
13
WB
Ngân hàng thế giới
14
VHLSS
Khảo sát mức sống hộ gia đình
15
XĐGN
Xoá đói giảm nghèo
16
SXNN
Sản xuất nông nghiệp




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010 15
Bảng 1.2: Tổng số và tỷ lệ hộ nghèo Việt nam giai đoạn 2001-2010 18
Bảng 1.3: Chênh lệch trong tiến độ giảm nghèo 23
Bảng 2.1: Số lượng và địa điểm điều tra 30
Bảng 3.1: Kết quả giảm nghèo 5 năm (2006 - 2010) 42
Bảng 3.2: Kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh năm 2011 43
Bảng 3.3: Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Tiên Yên 46
Bảng 3.4: Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Đầm Hà 49
Bảng 3.5: Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Hải Hà 52

Bảng 3.6: Số hộ và tỷ lệ hộ nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2006 - 2011 53
Bảng 3.7: Lao động chính theo loại hộ và theo vùng 55
Bảng 3.8 Vốn dùng cho sản xuất kinh doanh của các loại hộ 56
Bảng 3.9: Trình độ văn hóa của chủ hộ 57
Bảng 3.10: Tình hình đất đai của các hộ điều tra 58
Bảng 3.11: Tình hình tư liệu sản xuất của các nông hộ 59
Bảng 3.12: Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của nông hộ 61
Bảng 3.13: Chi phí bình quân về chăn nuôi 63
Bảng 3.14: Thu nhập bình quân của hộ 63
Biểu 3.15: Cơ cấu các nguồn thu nhập 65
Bảng 3.16: Các khoản chi phí cho sinh hoạt gia đình 67
Bảng 3.17: Tình hình nhà ở và phương tiện sinh hoạt 69
Bảng 3.18: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 theo các nguyên nhân chủ yếu 70
Bảng 3.19: Tín dụng cho vay ưu đãi ở 3 huyện giai đoạn 2006-2010 72
Bảng 3.20: Kết quả giảm nghèo ở 3 huyện giai đoạn 2006-2011 82


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ giảm nghèo ở Việt nam giai đoạn 1998-2010 19
Biểu đồ 1.2: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn
2001 - 2010 19


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới hiện có khoảng hơn 1 tỷ người đang sống trong cảnh đói

nghèo, nhưng tỷ lệ người nghèo, tình trạng nghèo khổ ở mỗi nước khác nhau,
đối với nước giàu thì tỷ lệ đói nghèo thấp hơn các nước đang và chậm phát
triển. Chống đói nghèo không phải là câu chuyện của quốc gia riêng lẻ mà là
cuộc chiến toàn cầu. Bởi đói nghèo không chỉ phản ánh bất bình đẳng xã hội
mà còn cản trở tăng trưởng kinh tế bền vững.
Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới đã đạt thành tựu rất gây ấn tượng về
XĐGN. Giai đoạn 2001-2005, cả nước trung bình giảm 375.000 hộ mỗi năm,
tương đương với giảm 2,5% hộ nghèo/năm; giai đoạn 2006-2010 đã giảm
được 7,6% hộ nghèo, bình quân giảm được 1,8% hộ nghèo/năm ở cả khu vực
thành thị và nông thôn. Tuy nhiên nước ta vẫn thuộc nhóm quốc gia nghèo,
tình trạng đói nghèo vẫn hiện hữu ở nhiều tỉnh và thành phố, đặc biệt các tỉnh
miền núi và là một vấn đề kinh tế-xã hội tồn tại dai dẳng. Nó đòi hỏi giải
quyết thông qua thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế, trong đó phải đảm
bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Là tỉnh miền núi-duyên hải nằm ở phía Đông Bắc tổ quốc, Quảng
Ninh được Chính phủ xác định là địa bàn động lực, cửa ngõ giao thông quan
trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh có 132,8 km biên giới trên
bộ giáp với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và có hơn 300 km giáp với
các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và Thành phố Hải Phòng. Toàn
tỉnh có 14 đơn vị hành chính (trong đó có 4 thành phố, 01 thị xã, 2 huyện
đảo, 2 huyện vùng núi cao); có 186 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị
trấn gồm: 115 xã, 61 phường, 10 thị trấn, trong đó có 26 xã đặc biệt khó
khăn. Dân số toàn tỉnh năm 2009 là 1.144.381 người, trong đó khu vực
thành thị 575.939 người bằng 50,33%, khu vực nông thôn 568.442 người
bằng 49,67%. Cấu thành dân số Quảng Ninh bao gồm 36 dân tộc, trong đó
dân tộc kinh chiếm 88,38%, dân tộc ít người chiếm 11,62% . Những năm


2
qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao (trên 12%),

tỉnh đã quan tâm ban hành các chính sách, chương trình, dự án đầu tư cho
chương trình xoá đói giảm nghèo và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 27,93% năm 1993 xuống 10,22% năm 2000
và còn 7,68% năm 2010 (23.050 hộ), là một trong 11 tỉnh, thành phố có tỷ lệ
hộ nghèo thấp nhất toàn quốc. Tuy nhiên kết quả giảm nghèo của tỉnh chưa
bền vững, chênh lệch giữa các huyện miền núi và các thành phố, thị xã, các
huyện đồng bằng trong tỉnh còn khá lớn, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và
nguy cơ tái nghèo của các huyện miền núi của tỉnh còn cao…Nghèo khổ ở
một số huyện miền núi của Quảng Ninh là thách thức rất lớn trong thực hiện
mục tiêu “kép”: “xây dựng tỉnh Quảng Ninh thành tỉnh công nghiệp theo
hướng hiện đại, tỉnh cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2015”,
trong đó xác định rất rõ một trong những mục tiêu cụ thể là “thu hẹp khoảng
cách giàu, nghèo giữa các địa phương, vùng miền trong tỉnh” (NQ đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015 ).
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu giải pháp giảm nghèo ở các huyện miền
núi tỉnh Quảng Ninh là đòi hỏi thực tiễn cấp thiết. Toàn tỉnh hiện có 6 huyện
có tỷ lệ hộ nghèo từ 28% trở lên, nhưng 3 huyện cụ thể gồm Tiên Yên, Đầm
Hà và Hải Hà là địa bàn mà tôi muốn dành tâm huyết nghiên cứu cao nhất.
Những phát hiện cụ thể về nghèo và giảm nghèo ở 3 huyện sẽ giúp tôi cống
hiến nhiều hơn cho công cuộc giảm nghèo ở chính quê hương tôi. Đó là động
lực đưa tôi đến lựa chọn đề tài “Giải pháp giảm nghèo ở 3 huyện miền núi
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 ” làm luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Về vấn đề nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo trên phạm vi cả nước đã
được nghiên cứu từ lâu và là chủ đề thu hút sự quan tâm của các cấp, các
ngành cũng như nhiều cơ quan khoa học, tổ chức phi chính phủ và các chuyên
gia kinh tế, xã hội học, nông nghiệp học


3

Tuy nhiên, giảm nghèo ở Quảng Ninh là đề tài chuyên biệt, trường hợp
3 huyện miền núi lại càng mang tính địa phương và tính đặc thù cao chưa
được đề cập trọn vẹn trong bất cứ tài liệu nào. Việc đánh giá công tác giảm
nghèo mới chỉ được nêu ra ở các hội nghị tổng kết ở địa phương và cấp tỉnh.
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện hoàn chỉnh, dựa
trên cơ sở luận cứ khoa học, từ đánh giá thực trạng đến tìm giải pháp giảm
nghèo cho các huyện miền núi của tỉnh. Luận văn thạc sĩ của tôi là công trình
lấp một phần khoảng trống này .
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đói nghèo và tình hình xoá đói
giảm nghèo ở 3 huyện miền núi: Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà của tỉnh Quảng
Ninh thời gian qua trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn về đói nghèo
và xóa đói giảm nghèo, mục đích nghiên cứu của luận văn là :
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về XĐGN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nghèo đói và nguyên nhân nghèo đói ở
các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu và phù hợp với điều kiện, đặc điểm
kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm
nghèo cho các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình và thực
trạng về đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo.
- Phân tích thực trạng nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói, đánh giá
những kết quả và hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở 3 huyện miền
núi : Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh việc thực hiện xoá
đói giảm nghèo tại 3 huyện miền núi: Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà của tỉnh
Quảng Ninh trong thời gian tới.



4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh
Quảng Ninh.
-Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian và thời gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu
trên địa bàn 3 huyện miền núi: Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà của tỉnh Quảng
Ninh trong thời gian từ 2005-2010.
+ Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng xoá đói giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh
Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh
công tác xoá đói giảm nghèo tại 3 huyện miền núi : Tiên Yên, Đầm Hà, Hải
Hà - tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2005-2010.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp cho
UBND 3 huyện Tiên Yên, Đầm Hà và Hải Hà nói riêng và tỉnh Quảng Ninh
nói chung xây dựng và thực hiện các giải pháp xoá đói, giảm nghèo cho người
dân khu vực miền núi.
6. Kết cấu của đề luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
Luận văn được kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chƣơng I: Lý luận và thực tiễn giảm nghèo ở Việt Nam.
Chƣơng II: Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng III: Thực trạng nghèo và giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh
Quảng Ninh.
Chƣơng IV: Kiến nghị giải pháp giảm nghèo ở 3 huyện miền núi tỉnh
Quảng Ninh.



5
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
1.1. Lý luận về xoá đói giảm nghèo
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
Có 2 cách tiếp cận về nghèo đói:
Cách tiếp cận hẹp định nghĩa nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống
của một cộng đồng hay một nhóm dân cư là thấp nhất so với mức sống của
một cộng đồng hay một nhóm dân cư khác.
Theo cách tiếp cận này về vấn đề nghèo đói chưa bao quát được tính
chất tuyệt đối của nghèo đói, nghĩa là mới chỉ đánh giá theo tiêu chuẩn nghèo
đói tương đối, mà trên thực tế thì lúc nào trong xã hội hiện đại cũng tồn tại
nghèo đói kể cả ở những quốc gia giàu nhất. Nếu đứng trên phương diện so
sánh mức sống, mức thu nhập của các nhóm dân cư thì lúc nào cũng có một
nhóm dân cư đứng thấp nhất, nhóm đứng cao nhất và các nhóm trung bình, đó
là nghèo đói tương đối. Nhưng thực tế ở nhiều quốc gia nghèo, ngay trong
nhóm nghèo nhất cũng đã xuất hiện nhóm nghèo đói tuyệt đối, nghĩa là họ
sống một cuộc sống cùng cực, ở tạm bợ và lo lắng về từng bữa ăn.
Đây là cách tiếp cận phổ biến hiện nay, những người theo quan điểm
này có xu hướng tìm kiếm một chuẩn nghèo chung để đánh giá mức độ nghèo
đói của từng nhóm dân cư, mà không đi sâu vào giải quyết những nguyên
nhân sâu xa, những căn nguyên sâu xa, bản chất bên trong của vấn đề, tức là
cơ chế nội tại của nền kinh tế đang hàng ngày hàng giờ đẩy một nhóm dân cư
đi vào tình trạng nghèo đói như một xu thế tất yếu xẩy ra. Do đó các biện
pháp tấn công nghèo đói đưa ra trên theo quan điểm này thường thiếu tính
triệt để, họ chỉ dừng lại ở các biện pháp hỗ trợ tài chính, kinh tế, và các biện
pháp kỹ thuật cho nhóm dân cư nghèo đói đó, nó sẽ không tạo được động lực
để bản thân những người nghèo tự mình vươn lên trong cuộc sống.



6
Cách tiếp cận rộng bắt nguồn từ căn nguyên sâu xa của nghèo đói.
Cùng với kinh tế thị trường phát triển, phân công lao động trong xã hội ngày
càng chuyên sâu, quá trình phân hoá thu nhập tất yếu xảy ra cùng với tình
trạng giàu nghèo. Cách tiếp cận rộng cho phép nhận thức về nghèo đói một
cách toàn diện, đặt hiện tượng nghèo đói trong sự so sánh với giàu có và trong
hoàn cảnh nhất định. Bằng cách đó chúng ta mới có thể nhìn thấu đáo hộ
nghèo và đói như thế nào, từ đó lý giải một cách khoa học thực chất của quá
trình dẫn tới đói nghèo.
Những cách tiếp cận vấn đề nghèo đói cho phép chúng ta nhận xét sau:
- Phân hoá giàu nghèo là kết quả không tránh khỏi trong quá trình vận
động của nền kinh tế thị trường. Bởi vậy nếu không xử lý kịp thời, hoặc không
có cơ chế duy trì sự công bằng nhất định hay hạn chế quá trình làm trầm trọng
thêm hố ngăn cách giữa lớp người giàu và lớp người nghèo, thì nguy cơ phân
tầng xã hội, phân hoá giai cấp cũng sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng, thậm
chí có thể đe doạ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Chủ thể có đầy đủ khả năng điều hòa thu nhập giữa các nhóm dân cư
là Nhà nước, tuy nhiên do bản chất nhà nước, do định hướng chính trị khác
nhau, do năng lực cũng như tính triệt để của các giải pháp, thu hẹp khoảng
cách giàu nghèo có thể dựa trên cách tiếp cận rộng hay hẹp tuỳ theo điều kiện
cụ thể của từng quốc gia, trong từng thời điểm lịch sử nhất định.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa duy nhất về đói nghèo và do đó
cũng không có một phương pháp hoàn hảo để đo được nó, thực tế đã có nhiều
nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về
nghèo đói, trong đó có khái niệm mang tính khái quát hơn cả được nêu ra tại
Hội nghị xoá đói giảm nghèo ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do ESCAP
tổ chức vào tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan, theo đó, nghèo là tình
trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu cầu cơ
bản của con người mà nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình

độ phát triển kinh tế-xã hội và phong tục tập quán của địa phương.


7
Có thể xem đây là khái niệm chung nhất về đói nghèo, một khái niệm
có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu,
phổ biến về đói nghèo được nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt
Nam chấp nhận và sử dụng khi phân tích, xem xét tình hình phát triển kinh tế-
xã hội và đời sống của nhân dân.
Nghèo đói được chia thành hai mức độ khác nhau: Nghèo tuyệt đối và
nghèo tương đối.
Nghèo tương đối là sự thõa mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống của
con người như: cơm ăn chưa ngon, quần áo chưa mặc đẹp, nhà ở chưa khang
trang hay nói cách khác là có sự so sánh về thoã mãn các nhu cầu cuộc sống
giữa nhóm người này với nhóm người khác, giữa vùng này với vùng khác. Hộ
nghèo tương đối không phải là đối tượng chủ yếu của chương trình XĐGN.
Để giải quyết nghèo tương đối có chương trình, giải pháp khác như: Chương
trình cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế trang trại, cho vay của
ngân hàng chính sách, ngân hàng Nông nghiệp…
Nghèo tuyệt đối là sự không thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của con
người để duy trì cuộc sống như: Cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, nhà
cửa không bảo đảm chống được mưa nắng, thiên tai bão lũ nhóm người này
xếp vào loại không đủ lượng calo cần thiết để duy trì cuộc sống.
Hộ nghèo tuyệt đối là mục tiêu và đối tượng chủ yếu của chương trình
XĐGN phải tác động. Để xem xét mức độ nghèo đói chúng ta cần thước đo
gọi là chuẩn nghèo.
Cả nghèo tuyệt đối và tương đối đều phản ánh sự bất bình đẳng về mức
sống, do nhu cầu về vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư khác nhau
và biến động tuỳ thuộc vào các nhóm thu nhập, các giai đoạn phát triển, các
điều kiện tự nhiên, lịch sử nên sự đói cũng phụ thuộc vào các mức độ mà nhu

cầu của cuộc sống được áp dụng.


8
Trên cơ sở thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do các tổ chức
quốc tế đưa ra và xuất phát từ thực trạng kinh tế-xã hội của Việt Nam, vấn đề
đói nghèo ở nước ta được phân loại theo các cấp độ khác nhau: cá nhân, hộ
gia đình, cộng đồng Hiện nay trong nước đang tồn tại các khái niệm sau:
Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức
tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc
sống. Đặc trưng thể hiện ở chỗ: là các hộ dân cư thiếu ăn, đứt bữa từ 3 tháng
trở lên trong năm, thường xuyên vay mượn và thiếu khả năng chi trả….
Hộ đói: Là hộ cơm không đủ ăn, mặc không đủ lành, không có khả
năng phát triển sản xuất….
Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu cơ sở
hạ tầng thiết yếu như: Điện, đường, trường, trạm, nước sạch trình độ dân trí
thấp, tỷ lệ mù chữ cao.
Những khái niệm về đói nghèo nêu trên phản ánh nghèo là tình trạng bị
thiếu thốn trên nhiều phương diện. Thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu
nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn
thương trước những đột biến ngoại cảnh, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và
những khó khăn tới những người có thẩm quyền giải quyết, ít được tham gia
vào quá trình ra quyết định, cảm giác không được người khác tôn trọng…
1.1.2. Lý luận về xoá đói giảm nghèo của Việt Nam
Xoá đói giảm nghèo được Đảng và Nhà nước ta xác định là chương
trình mục tiêu quốc gia. Đói nghèo là một vấn đề xã hội và gây cản trở lớn đối
với sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của
công tác XĐGN nên ngay từ khi cách mạng mới thành công (năm 1945),
Đảng ta đã coi nhiệm vụ chống nạn đói là một trong 6 nhiệm vụ cấp bách, trải
qua gần 70 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay XĐGN đã trở thành mục

tiêu Quốc gia của Đảng, Nhà nước và được các địa phương đặc biệt quan tâm


9
triển khai thực hiện. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xoá đói
giảm nghèo là sự nghiệp của toàn dân, là một chính sách xã hội cơ bản, là
hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế đi
đôi với thực hiện XĐGN bền vững, gắn XĐGN với các chương trình mục tiêu
quốc gia và an sinh xã hội. Xác định rõ các vùng trọng điểm, các hoạt động
ưu tiên để tập trung nguồn lực đầu tư có hiệu quả; gắn xoá đói giảm nghèo và
giải quyết việc làm với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo cơ hội và điều
kiện cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ
bản; phát huy nội lực chủ yếu, đồng thời tăng cường sự hợp tác quốc tế thể
hiện qua mối quan hệ sau:
- Xoá đói giảm nghèo gắn liền với tăng trưởng kinh tế
Đây là cơ sở quan trọng cho xoá đói giảm nghèo. Bất cứ quốc gia nào
cũng phải lấy cái “nền” quan trọng là tăng trưởng kinh tế. Chỉ có tăng trưởng
kinh tế mới cho phép các quốc gia tích luỹ để đầu tư cho xoá đói giảm nghèo
vì xoá đói giảm nghèo đòi hỏi nguồn lực lớn trong nhiều năm. Tăng trưởng
kinh tế phải vì người nghèo, vùng nghèo thì mới làm cho khoảng cách giàu
nghèo thu hẹp lại. Nếu tăng trưởng kinh tế không vì người nghèo thì lại làm
cho khoảng cách giàu nghèo sâu sắc hơn. Không phù hợp với định hướng chủ
nghĩa xã hội.
- Gắn xoá đói giảm nghèo đi đôi với thực hiện công bằng xã hội
Ưu tiên phát triển các xã nghèo, hộ nghèo, đặc biệt là các xã vùng cao
biên giới, hải đảo vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Mục tiêu phấn
đấu của Quốc gia là xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh thì
chính là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo một cách hợp lý tạo điều kiện phát
triển kinh tế-xã hội ở các xã nghèo, giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế,
hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Giúp họ có điều kiện tiếp cận các dịch vụ

xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục, văn hoá. Chiến lược xoá đói giảm nghèo


10
chính là nhằm giải quyết những cái thiếu hụt mà các chương trình chiến lược
khác chưa giải quyết hết được. Ưu tiên đầu tư vào các xã nghèo, người nghèo
chính là góp phần bảo đảm công bằng xã hội.
- Phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ kết hợp với sự trợ giúp từ cộng đồng
quốc tế.
Nguồn lực bản thân quốc gia, của từng địa phương phải đóng vai trò
quyết định. Nguồn lực hỗ trợ bên ngoài cộng đồng Quốc tế đóng vai trò quan
trọng thúc đẩy tiến trình xoá đói giảm nghèo. Địa phương chủ động cân đối
nguồn lực tại chỗ, phát huy sức mạnh của cộng đồng để tạo nguồn lực, lồng
ghép các chương trình dự án tiến tới xoá đói giảm nghèo.
- Xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo
Xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của các cấp các ngành của toàn xã
hội và của chính bản thân người nghèo. Đối tượng phải biết tự vươn lên cùng
với sự trợ giúp tạo điều kiện thuận lợi của cộng đồng. Xoá đói giảm nghèo
mang tính nhân văn nhân đạo sâu sắc. Là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà
nước ta. Nó là động lực thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế của đất nước
thể hiện bản chất tốt đẹp của CNXH, đảm bảo công bằng ổn định xã hội.
Chính vì vậy cần có sự tham gia tích cực của cả cộng đồng.
- Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của Chính phủ Việt Nam
nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Đói
nghèo là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã
hội nhạy cảm nhất. Không thể lãng quên nhóm cộng đồng yếu thế, ít cơ hội
theo kịp tiến trình phát triển mà Chính phủ với việc cải cách, sửa đổi những
khiếm khuyết của thể chế kinh tế để nhóm nghèo đói tự vươn lên xoá đói
giảm nghèo.
* Một số khái niệm liên quan của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

và các cơ quan hữu quan về nghèo.


11
- Hộ nghèo: Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ
dưới ngưỡng đói nghèo.
Theo quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ
trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo giai đoạn 2001-
2005 được quy định cho mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng
vùng như sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/ tháng.
+ Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.
+ Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định
nêu trên được xác nhận là hộ nghèo.
Chuẩn nghèo thay đổi theo thời gian chứ không cố định. Căn cứ vào
tình hình phát triển kinh tế- xã hội, địa phương nào có đủ điều kiện sau đây có
thể nâng chuẩn nghèo lên để phù hợp với thực tế của địa phương đó:
+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân của
cả nước.
+ Có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo trung bình của cả nước.
+ Tự cân đối được ngân sách và tự giải quyết được các chính sách đói
nghèo theo chuẩn nâng lên.
- Xã nghèo: Theo Quyết định số 587/2002/QĐ-LĐTBXH ngày
22/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc ban
hành tiêu chí xã nghèo giai đoạn 2001-2005. Quy định xã nghèo là xã có:
+ Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên.
+ Chưa đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (Bao gồm đường
giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sạch, chợ). Cụ thể là:
* Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch.

* Dưới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt.


12
* Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được
cả năm.
* Số phòng học (Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ đáp
ứng được dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bợ bằng tranh
tre, nứa, lá.
* Chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng là nhà tạm.
* Chưa có chợ hoặc chợ tạm bợ.
- Hộ vượt nghèo hay hộ thoát nghèo: Là những hộ mà sau một quá trình
thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu
nhập đã ở trên chuẩn mức nghèo đói. Hiện nay, ở một số địa phương có sử
dụng khái niệm hộ thoát (hoặc vượt) đói và hộ thoát nghèo. Hộ thoát nghèo
đương nhiên không còn là hộ đói nghèo nữa. Trong khi đó, hộ thoát nghèo đói
có thể đồng thời thoát hẳn nghèo (ở trên chuẩn nghèo), nhưng đa số trường
hợp thoát đói (rất nghèo) nhưng vẫn ở trong tình trạng nghèo.
- Số hộ nghèo giảm hay tăng trong một khoảng thời gian: Là hiệu số
giữa tổng số hộ nghèo ở thời điểm đầu và cuối. Như vậy, giảm số hộ đói
nghèo khác với khái niệm số hộ vượt nghèo và thoát nghèo. Số hộ thoát
nghèo là số hộ ở đầu kỳ nhưng đến cuối kỳ vượt ra khỏi ngưỡng nghèo. Trong
khi đó, số hộ nghèo giảm đi trong kỳ chỉ phản ánh đơn thuần chênh lệch về
mặt số lượng hộ nghèo, chưa phản ánh thật chính xác kết quả của việc thực
hiện chương trình.
- Hộ tái nghèo: Là hộ vốn dĩ trước đây thuộc hộ nghèo và đã vượt
nghèo nhưng do nguyên nhân nào đó lại rơi vào cảnh đói nghèo. Ý nghĩa của
khái niệm này là phản ánh tính vững chắc hay tính bền vững của các giải pháp
xoá đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ tái nghèo chính là do
gặp thiên tai bất khả kháng.



13
- Hộ nghèo mới vào danh sách nghèo: Là những hộ ở đầu kì không
thuộc danh sách đói nghèo nhưng đến cuối kỳ lại là hộ nghèo. Như vậy, hộ
mới vào danh sách nghèo bao gồm những hộ như sau: Hộ nghèo chuyển tiếp
từ nơi khác đến; hộ nghèo tách hộ; hộ trung bình khá vì một lý do nào đó lại
trở thành hộ nghèo hoặc tái nghèo.
1.2. Xác định chuân nghèo của Việt Nam qua các thời kỳ
Tình trạng nghèo ở Việt Nam được đo bằng 2 hệ thống tiêu chí:
Một là chuẩn nghèo theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới
1
và Tổng cục
thống kê chủ yếu được dùng trong nghiên cứu và hoạch định chính sách.
Chuẩn nghèo chi tiêu chỉ có một mức, được xây dựng từ năm 1993 và cập
nhật theo biến động giá cả ở các năm có thực hiện Khảo sát mức sống hộ gia
đình Việt Nam (VHLSS).
Hai là chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ được Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội đưa ra theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người có
tính đến thay đổi giá cả trong từng thời kỳ. Đây là căn cứ để thực hiện các
chính sách an sinh xã hội phù hợp với mức sống dân cư. Cho đến nay, ở Việt
nam đã qua 6 lần công bố chuẩn nghèo đói cho từng giai đoạn khác nhau theo
đó, chuẩn nghèo thay đổi tích cực.
Giai đoạn 1993-1995, dưới 8 kg gạo/người/tháng đối với khu vực nông
thôn miền núi và dưới 13 kg gạo/người/tháng đối với khu vực thành thị thuộc


1
Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia dựa vào mức
thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người trong một năm và mức kcalo tối thiểu cần thiết cho một

người sống trong ngày với 2 cách tính:
+Phương pháp Atlas là tính theo tỷ giá hối đoái và tính theo USD. Theo phương pháp này người ta chia thành
6 loại nước (lấy mức thu nhập bình quân năm 1990)
Trên 25.000 USD/ người / năm
nước cực giàu
Từ 20.000 USD đến dưới 15.000USD/ người / năm
nước giàu
Từ 10.000 USD đến dưới 20.000USD/ người / năm
nước trung bình trên
Từ 2.500 USD đến dưới 10.000USD/ người / năm
nước trung bình dưới
Từ 500 USD đến dưới 2.500USD/ người / năm
nước nghèo
Dưới 500 USD/ người / năm
nước cực nghèo
+Theo phương pháp sức mua tương đương PPP (Purchasing power parity) cũng tính bằng USD. Khi tính
toán chuẩn nghèo quốc tế WB đã tính theo mức năng lượng tối thiểu cần thiết cho một người để sống là 2100
calo/ngày. Với mức giá chung của thế giới, để đảm bảo mức năng lượng thì cần khoảng 1USD/ người / ngày.


14
hộ đói, đồng thời dưới 15 kg gạo/người/tháng đối với khu vực nông thôn miền
núi và dưới 20 kg gạo/người/tháng đối với khu vực thành thị thuộc hộ nghèo.
Sang giai đoạn 1998-2000 (theo căn cứ trong Thông báo số 1751/LĐTB&XH
ngày 20/5/1997), các chỉ tiêu tuần tự của hộ đói không kể địa dư đồng loạt là
13kg gạo/người/tháng; dưới 15 kg gạo, tương ứng với 55.000 đồng/
người/tháng đối với khu vực nông thôn miền núi, hải đảo, dưới 20 kg gạo,
tương ứng với 70.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn đồng bằng
trung du, dưới 25 kg gạo, tương ứng với 90.000 đồng/người/tháng đối với khu
vực thành thị thuộc hộ nghèo

Giai đoạn 2001-2005 (theo Quyết định số 1143/QĐ-LĐTB&XH ngày
01/01/2000) chuẩn hộ nghèo điều chỉnh theo mức thu nhập bình quân đầu
người là 80.000 đồng/tháng đối với nông thôn miền núi hải đảo; 100.000
đồng/tháng đối với vùng nông thôn đồng bằng và vùng thành thị là 120.000
đồng/tháng.
Giai đoạn 2006-2010 (theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày
8/7/2005 của Chính phủ) chuẩn nghèo thay đổi tích cực lên 200.000 đồng/
người/tháng ở nông thôn và 260.000 đồng/ người /tháng ở thành thị.
Giai đoạn 2011-2015 (theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày
30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ) chuẩn nghèo được điều chỉnh ở nông
thôn là 400.000 đồng/người/tháng và ở thành thị là 500.000 đồng/người/tháng.
Như vậy theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015, cả nước còn
14,2% hộ nghèo (3.055.560 hộ); 7,49% hộ cận nghèo (1.612.381 hộ) tập trung
chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc và khu IV cũ (Thanh Hoá, Nghệ An),
(Bảng 1.1).


15
Bảng 1.1: Kết quả hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010
STT
Tỉnh, thành phố
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Tổng số
Tỷ lệ (%)
Tổng số
Tỷ lệ (%)

Cả nƣớc
3.055.565

14,20
1.612.681
7,49
I
Miền núi đông bắc
581.599
24,62
227.496
9,63
1
Hà Giang
63.461
41,8
21.282
14,02
2
Tuyên Quang
63.404
34,83
20.666
11,35
3
Cao Bằng
44.233
38,06
7.854
6,76
4
Lạng Sơn
51.129

28,34
22.806
12,64
5
Thái Nguyên
58.791
20,57
30.391
10,63
6
Bắc Giang
78.389
19,61
35.385
8,85
7
Lào Cai
61.042
43,0
20.127
14,18
8
Yên Bái
44.078
24,23
10.627
5,84
9
Phú Thọ
71.431

20,34
35.194
10,02
10
Quảng Ninh
23.050
7,68
11.280
3,76
11
Bắc Kạn
22.551
32,13
11.884
16,93
II
Miền núi Tây bắc
236.365
39,16
80.119
13,27
12
Sơn La
88.949
38,13
33.551
14,38
13
Điện Biên
51.644

50,01
8.617
8,35
14
Lai Châu
35.566
46,78
8.647
11,37
15
Hoà Bình
60.206
31,51
29.303
15,34
III
Đ. bằng sông hồng
409.823
8,30
261.586
5,30
16
Bắc Ninh
18.975
7,21
14.069
5,35
17
Vĩnh Phúc
27.612

11,05
17.651
7,06
18
Hà Nội
76.707
4,97
37.929
2,46
19
Hải Phòng
31.948
6,55
24.489
5,02
20
Nam Định
54.646
9,95
42.602
7,76
21
Hà Nam
30.176
12,80
18.117
7,69
22
Hải Dương
54.277

10,99
33.038
6,70


16
STT
Tỉnh, thành phố
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Tổng số
Tỷ lệ (%)
Tổng số
Tỷ lệ (%)
23
Hưng yên
33.575
10,94
20.368
6,64
24
Thái Bình
51.249
9,16
30.625
5,47
25
Ninh Bình
30.708
12,04

22.698
9,19
IV
Khu IV cũ
578.007
22,68
343.370
23,47
26
Thanh Hoá
217.191
24,86
120.887
13,84
26
Nghệ An
167.499
23,35
92.395
12,88
28
Hà Tĩnh
83.180
23,91
57.521
16,53
29
Quảng Bình
52.403
25,17

32.529
15,62
30
Quảng Trị
29.731
19,79
22.887
15,23
31
Thừa Thiên-Huế
28.003
11,16
17.151
6,83
V
D. hải miền trung
333.250
17,26
208.833
10,82
32
Đà Nẵng
14.884
6,55
10.656
4,70
33
Quảng Nam
90.109
24,18

52.265
14,02
34
Quảng Ngãi
74.606
23,74
31.166
9,92
35
Bình Định
61.711
16,31
33.900
8,96
36
Phú Yên
45.606
19,46
33.473
14,28
37
Khánh Hoà
24.991
9,40
33.360
12,54
38
Ninh Thuận
21.343
15,48

14.013
10,16
VI
Tây Nguyên
262.879
22,48
87.860
7,51
39
Gia Lai
79.417
27,56
17.038
5,91
40
Đắck Lắk
81.053
20,82
33.449
8,59
41
Đắk Nông
33.674
29,25
8.063
7,00
42
Kon Tum
34.157
33,36

7.988
7,80
43
Lâm Đồng
34.578
12,60
21.322
7,77
VII
Đông Nam Bộ
77.802
2,11
81.213
22,20
44
TP.HCM
157
0,01
18.627
1,02
45
Bình Thuận
24.286
9,09
12.844
4,81


17
STT

Tỉnh, thành phố
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Tổng số
Tỷ lệ (%)
Tổng số
Tỷ lệ (%)
46
Tây Ninh
13.984
5,25
9.565
3,59
47
Bình Phước
20.498
9,29
12.417
5,63
48
Bình Dương
115
0,05
172
0,07
49
Đồng Nai
9.332
1,45
20.417

3,18
50
Bà Rịa-Vùng Tàu
9.430
4,35
7.171
3,31
VIII
Đ.B sông Cửu Long
575.880
13,48
321.905
7,53
51
Long An
25.958
7,16
18.508
5,11
52
Đồng Tháp
65.104
15,73
33.143
8,01
53
An Giang
48.622
9,28
28.571

5,45
54
Tiền Giang
48.135
10,96
21.996
5,01
55
Bến Tre
55.932
15,58
23.318
6,50
56
Vĩnh Long
27.242
10,23
16.423
6,17
57
Trà Vinh
58.110
23,62
29.852
12,13
58
Hậu Giang
42.992
22,80
23.466

12,44
59
Cần Thơ
22.975
7,84
18.820
6,43
60
Sóc Trăng
75.639
24,31
43.789
14,07
61
Kiên Giang
34.973
8,84
24.932
6,30
62
Bạc Liêu
36.054
18,64
21.944
11,35
63
Cà Mau
34.144
12,14
17.143

6,09
(Theo Quyết định số 640/QĐ/BLĐTB&XH, ngày 30/5/2011)
1.3. Kết quả XĐGN ở Việt Nam từ 2001 đến 2010
XĐGN là một chủ trương, quyết sách nhất quán của Đảng và Nhà nước
ta trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước từ 1986 đến nay. Thể
hiện quyết tâm theo đuổi xu hướng chung của thời đại và bắt kịp mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ mà Liên Hiệp quốc đưa ra. Việt Nam đã đạt những thành tựu
quan trọng. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 10 năm

×