Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 129 trang )


i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
_____________________





LÊ THỊ PHƢƠNG THẢO




HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
HỘ NÔNG DÂN TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH
VĨNH PHÚC






Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60 - 31 -10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Khánh Doanh







Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chƣa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn đều đã
đƣợc cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả



Lê Thị Phương Thảo



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,
Phòng Đào tạo, Khoa Sau Đại học cùng các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Khánh Doanh đã trực tiếp
hƣớng dẫn, chỉ đạo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thị xã Phúc Yên,
UBND thị xã Phúc Yên, Cục Thống kê Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Thái Nguyên, UBND xã Ngọc Thanh, xã Cao Minh, xã Nam Viêm và
phƣờng Phúc Thắng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho tôi hoàn thành luận văn
này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả



Lê Thị Phương Thảo









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC BẢNG xi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Những đóng góp dự kiến của đề tài 4
5. Bố cục của luận văn 4
CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.1. Cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 5
1.1.1.1. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông lâm nghiệp 5
1.1.1.2. Các quan điểm sử dụng đất 6
1.1.1.3. Những đặc điểm của hộ nông dân 9
1.1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 11
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở trên thế giới và Việt
Nam 22
1.1.2.1. Trên thế giới 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
1.1.2.2. Ở Việt Nam 23
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 24
1.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 24
1.2.1.1. Số liệu sơ cấp 24
1.2.1.2. Số liệu thứ cấp 26
1.2.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) 26
1.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 26
1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu 26
1.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh cường độ sử dụng đất nông nghiệp 26
1.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế 26
1.2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về môi trường 27

1.2.4.4. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội 27
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN 28
2.1. Đặc điểm của Thị xã Phúc Yên 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
2.1.1.1. Vị trí địa lý 28
2.1.1.2. Địa hình, đất đai 29
2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn 30
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội thị xã Phúc Yên 30
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế 30
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 31
2.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 32
2.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 35
2.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 36
2.1.2.6. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 37
2.1.2.7. Tình hình sử dụng đất 38
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm của thị xã Phúc Yên 39
2.1.3.1. Những lợi thế và hạn chế 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
2.1.3.2. Các áp lực lên đất đai 41
2.1.3.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các hộ nông dân ở 2
vùng nghiên cứu 41
2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 43
2.2.1. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Phúc Yên 43
2.2.2. Biến động số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn 2007 - 2011 44
2.2.3. Biến động diện tích, năng suất một số loại cây trồng trên đất nông nghiệp
giai đoạn 2008 - 2011 46
2.2.3.1. Cây trồng trên đất hàng năm 46

2.2.3.2. Cây trồng trên đất lâu năm 50
2.2.3.3. Nhận xét về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Phúc Yên 53
2.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nghiên cứu 54
2.3.1. Cách bố trí cây trồng trên đất nông nghiệp của các hộ 54
2.3.1.1. Thông tin cơ bản về các hộ nghiên cứu 54
2.3.1.2. Lịch mùa vụ 54
2.3.2. Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm 56
2.3.2.1. Hiệu quả kinh tế 56
2.3.2.2. Hiệu quả xã hội và môi trường 71
2.3.3. Hiệu quả trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm 75
2.3.3.1. Hiệu quả kinh tế 75
2.3.3.2. Hiệu quả xã hội và môi trường 79
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 83
2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế 83
2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả môi trường 86
CHƢƠNG III: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TX
PHÚC YÊN 89
3.1. Quan điểm và định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp 89
3.1.1. Quan điểm sử dụng đất đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
3.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 90
3.1.2.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội 90
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 90
3.1.2.3. Định hướng sử dụng đất đai theo mục đích sử dụng 90
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 91
3.2.1. Giải pháp chung 91
3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng 91

3.2.1.2. Đẩy mạnh công tác khuyến nông 91
3.2.1.3. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về các chính sách, pháp
luật về đất đai. 91
3.2.1.4. Đẩy mạnh tín dụng vay vốn và hướng dẫn cách sử dụng vốn 92
3.2.1.5. Tiếp tục tăng cường xây dựng và tu bổ các công trình thủy lợi 92
3.2.1.6. Định hướng xây dựng mô hình sử dụng đất trong nông hộ 92
3.2.1.7. Nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ cho địa phương 92
3.2.1.8. Mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển công nghệ sau thu hoạch, tăng
cường thông tin giá cả thị trường 93
3.2.1.9. Biện pháp trồng rừng, nâng cao độ che phủ của đấ 93
3.2.2. Giải pháp cụ thể 93
3.2.2.1 Đối với vùng 1 93
3.2.2.2 Đối với vùng 2 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
1. Kết luận 97
2. Kiến nghị 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHIẾU ĐIỀU TRA 103





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT
Kí hiệu
Chữ viết tắt

1
QL
Quốc lộ
2
VSMT
Vệ sinh môi trƣờng
3
TB
Thiết bị
4
THXD
Trung học xây dựng
5

Lao động
6
CNTT
Công nghệ thông tin
7
THCS
Trung học cơ sở
8
GHH
Giá hiện hành
9
FAQ
Tổ chức Nông nghiệp và lƣơng thực thế giới
10
XHCN
Xã hội chủ nghĩa

11
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
12
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
13
TSCĐ
Tài sản cố định
14
BVTV
Bảo vệ thực vật
15
Mô hình SALT
Mô hình canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc
16
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
17
QL3
Quốc lộ 3
18
THCS
Trung học cơ sở
19
THPT
Trung học phổ thông
20
KTTHHN
Kỹ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp

21
TMDV
Thƣơng mại dịch vụ
22
XD
Xây dựng
23
NN
Nông nghiệp
24
NL
Nông lâm
25
TS
Thủy sản
26
BQ
Bình quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
27
PTBQ
Phát triển bình quân
28
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
29
SX
Sản xuất

30
XH
Xã hội
31
UBNH
Ủy ban nhân dân
32
ĐVT
Đơn vị tính
33
SP
Sản phẩm
34
CĂQ
Cây ăn quả
35
NNNN
Nông nghiệp ngắn ngày




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

x
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Lịch gieo trồng một số loại tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc cây
trồng chính trên nông nghiệp 55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thị xã Phúc Yên giai đoạn 2007 – 2011 30
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế thị xã Phúc Yên năm 2007 31
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu kinh tế thị xã Phúc Yên năm 2011 31
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu các loại đất của thị xã Phúc Yên năm 2007 39
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu các loại đất của thị xã Phúc Yên năm 2011 39
Biểu đồ 2.6. Biến động diện tích đất trồng cây hàng năm giai đoạn 2007 -2011 45
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp thị xã Phúc Yên năm 2007 46
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp thị xã Phúc Yên năm 2011 46
Biểu đồ 2.9. Diện tích trung bình cây trồng hàng năm và hệ số biến động 47
diện tích giai đoạn 2008 – 2011 47
Biểu đồ 2.10. Năng suất bình quân cây hàng năm và hệ số biến động năng suất giai
đoạn 2008 - 2011 48
Biểu đồ 2.11. Hệ số biến động diện tích của cây lâu năm tại thị xã Phúc Yên giai
đoạn 2008 - 2011 50

Biểu đồ 2.12. Hệ số biến động năng suất cây lâu năm giai đoạn 2008 – 2011 51








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả chọn điểm nghiên cứu 25
Bảng 2.1. Diện tích đất các phƣờng, xã tại thị xã Phúc Yên năm 2011 29
Bảng 2.2. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2007 – 2011 32
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu ngành nông nghiệp thị xã
Phúc Yên giai đoạn 2007 - 2011 33
Bảng 2.4. Tăng trƣởng dân số thị xã Phúc Yên giai đoạn 2007 – 2011 37
Bảng 2.5. Tình hình sử dụng đất của thị xã Phúc Yên giai đoạn 2007 - 2011 38
Bảng 2.6. Phân tích SWOT cho 2 vùng đất nông nghiệp ở thị xã Phúc Yên 41
Bảng 2.7. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp của Phúc Yên năm 2011 43
Bảng 2.8. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Phúc Yên 44
giai đoạn 2007 - 2011 44
Bảng 2.9. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp thị xã Phúc Yên giai đoạn 2007 –
2011……………………………………………………………………………… 49
Bảng 2.10. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất hàng năm thị xã
Phúc Yên giai đoạn 2007 – 2011………………………………………………… 52
Bảng 2.11.Thông tin cơ bản về các hộ nghiên cứu thị xã Phúc Yên năm 2011 54
Bảng 2.12. Mức chi phí cho một số cây trồng chủ yếu trên 1 ha gieo trồng đất hàng

năm năm 2011…………………………………………………………………… 58
Bảng 2.13. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo các cây trồng năm 2011 … 60
Bảng 2.14. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo phƣơng thức sản xuất năm
2011……………………………………………………………………………… 63
Bảng 2.15. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo một số cây trồng chính năm
2011……………………………………………………………………………… 66
Bảng 2.16. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo phƣơng thức sản xuất năm
2011………………………………………………… 68
Bảng 2.17. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng trên đất 1 vụ 70
Bảng 2.18. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội từ hoạt động sản xuất trên đất
hàng năm tại thị xã Phúc Yên năm 2011………………………………………… 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

xii
Bảng 2.19. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trƣờng từ hoạt động sản xuất trên
đất hàng năm tại thị xã Phúc Yên năm 2011……………………………………….74
Bảng 2.20. Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của các hộ điều tra 76
Bảng 2.21. Hiệu quả kinh tế của cây chè trên đất trồng cây lâu năm\ 77
Bảng 2.22. Diện tích, năng suất, sản lƣợng vải của các hộ điều tra 78
Bảng 2.23. Hiệu quả kinh tế của cây vải trên đất trồng cây lâu năm 78
Bảng 2.24. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội từ hoạt động sản xuất trên đất
lâu năm tại thị xã Phúc Yên năm 2011…………………………………………….81
Bảng 2.25. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trƣờng từ hoạt động sản xuất trên
đất lâu năm tại thị xã Phúc Yên năm 2011……………………………………… 82
Bảng 2.26. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập hỗn hợp bình quân 1 lao động của 2
vùng nghiên cứu thị xã Phúc Yên năm 2011 83
Bảng 2.27. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập bình quân đáp ứng chi tiêu cần thiết
hộ gia đình của 2 vùng nghiên cứu thị xã Phúc Yên năm 2011 85
Bảng 2.28. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ che phủ đất của hệ thống cây trồng vào
mùa mƣa của 2 vùng nghiên cứu thị xã Phúc Yên năm 2011 87

Bảng 3.1. Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng đất mô hình 1 94
Bảng 3.2. Hiệu quả kinh tế mô hình 1 94
Bảng 3.3. Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng đất mô hình 2 95
Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế mô hình 2 95
Bảng 3.5. Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng đất mô hình 3 95
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế mô hình 3 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không gì
thay thế đƣợc. Trong ngành nông nghiệp, đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng, là
nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nƣớc, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Không có sản xuất nông nghiệp nếu không có
đất đai và chỉ có thông qua đất, các tƣ liệu sản xuất khác mới tác động đến cây trồng.
Việc sử dụng đất đai đúng hƣớng sẽ quyết định đến hiệu quả sản xuất.
Từ khi nƣớc ta giành đƣợc độc lập đến nay, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều
chủ trƣơng, chính sách pháp luật về đất đai nhằm đảm bảo sử dụng một cách có
hiệu quả, tiết kiệm đất đai. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý‎ của Nhà nƣớc,
nhiều văn bản mới về lĩnh vực nói trên đƣợc ban hành nhƣ Nghị định 38/2011/NĐ-
CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 181/2004/NĐ-CP; Nghị định 149/2004/NĐ-CP quy
định về thủ tục hành chính trong quản lý đất đai; Thông tƣ 16/2011/TT-BTNMT
quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh
vực đất; Nghị định 121/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt; Nghị định 120/2010/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất;
Nghị định 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Nghị quyết

55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thông tƣ 39/2011/TT-
BTC sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 83/2007/TT-BTC hƣớng dẫn thực hiện Quyết định
số 09/2007/QĐ-TTg việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nƣớc; Thông
tƣ liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hƣớng dẫn một số nội dung về giao
rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp; Thông tƣ 9/2011/TT-
BTNMT quy định đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà
nƣớc về đo đạc đất đai phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất., với chính sách giao đất ổn định cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
ngƣời nông dân, đã tạo một động lực mạnh mẽ, giúp cho nền nông nghiệp nƣớc ta
phát triển một cách vƣợt bậc, từ một nƣớc thiếu lƣơng thực đã trở thành nƣớc xuất
khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Với sự chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần,
Luật Đất đai năm 2003 đƣợc ban hành để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội của đất nƣớc.
Phúc Yên là thị xã trung du của tỉnh Vĩnh Phúc, có nhiều tiềm năng phát
triển sản xuất trồng trọt, đồng thời thị xã Phúc Yên có vị trí địa lý rất thuận lợi: gần
với thủ đô Hà Nội, các khu công nghiệp của Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài; có thị
trƣờng rộng lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hoá; có hệ thống giao thông thuận tiện:
quốc lộ 2, quốc lộ 23, đƣờng sắt Hà Nội – Lào Cai, tƣơng lai gần có đƣờng cao tốc
xuyên Á đi cảng Cái Lân Quảng Ninh và Côn Minh - Trung Quốc nên hội tụ nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa và đô thị
hóa. Phúc Yên có 4 xã và 06 phƣờng, diện tích đất tự nhiên là 12.013,05 ha (năm
2011), trong đó đất nông nghiệp là 8.356,89 ha chiếm 69.57% diện tích đất tự nhiên,
đất phi nông nghiệp là 3.472.05 ha chiếm 28.90% diện tích đất tự nhiên, đất chƣa sử
dụng là 184.11 ha chiếm 1.53% diện tích đất tự nhiên. Nhƣ vậy diện tích đất đang
sử dụng đạt khá cao 98,47% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất chƣa sử dụng còn
rất ít, nên việc mở rộng các loại đất trên đất chƣa sử dụng bị hạn chế. Những năm
gần đây thực hiện chủ trƣơng thu hút vốn đầu tƣ vào địa bàn, thị xã Phúc Yên đã

quy hoạch nhiều cụm công nghiệp, đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tƣ trên địa
bàn, vì vậy diện tích đất dành cho nhu cầu phát triển công nghiệp, thƣơng mại, dịch
vụ tăng nhanh dẫn đến diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh cho các nhu cầu trên.
Trong những năm qua nhiều công trình, đề tài nghiên cứu thực hiện trên địa bàn với
mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Tuy nhiên
chƣa có công trình, đề tài nghiên cứu nhằm sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp theo
cả 03 hƣớng: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội và sự bền vững về mặt môi
trƣờng. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá thực trạng, tiềm năng và xác định các yếu
tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Phúc Yên, trên cơ sở
đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
cần thiết và thiết thực. Từ quan điểm trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân tại thị xã Phúc Yên - tỉnh
Vĩnh Phúc” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, thực hiện
thành công chủ trƣơng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Phúc Yên đến
năm 2020 và những năm tiếp theo.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Luận văn nghiên cứu để tìm ra những yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng tới hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp ở thị xã Phúc Yên, trên cơ sở đó đề ra những định hƣớng
và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã
Phúc Yên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề l‎ý luận về hiệu quả sử dụng đất, những kinh
nghiệm trong nƣớc và ngoài nƣớc về việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của

các hộ nông dân tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp cho hộ nông dân ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Đây
là 2 loại đất chủ yếu, có tỷ trọng lớn trong đất nông nghiệp. Xác định các yếu tố ảnh
hƣởng tới hiệu quả sử dụng 2 loại đất trên ở Phúc Yên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu từ năm 2007 đến năm 2011, chủ yếu
là năm 2011.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
* Về không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh
Phúc, trực tiếp tiến hành điều tra trên 4 xã phƣờng đại diện là xã Ngọc Thanh, xã
Cao Minh, xã Nam Viêm và phƣờng Phúc Thắng.
* Về nội dung: Tập trung đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo 3
vấn đề là: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng. Trong đó, do
điều kiện nghiên cứu tác giả chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm
và trồng cây lâu năm. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trƣờng chỉ có thể mang tính chất ổn định định tính là chủ yếu, sẽ có những hạn chế
về mặt định lƣợng.
4. Những đóng góp dự kiến của đề tài
Cung cấp một cách nhìn tổng quát đến chi tiết của quá trình sử dụng đất
nông nghiệp ở Phúc Yên. Nhận biết đƣợc hiệu quả và những yếu tố ảnh hƣởng tới
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Gợi ý một số chính sách từ vĩ mô đến cấp vi mô
(cấp hộ) nhằm giải quyết điểm yếu còn tồn tại trong hệ thống canh tác trên đất nông
nghiệp của Phúc Yên, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cả
3 phƣơng diện là: Kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, Luận văn đƣợc kết cấu thành 3
chƣơng.
Chƣơng I: Cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng II: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở thị xã Phúc Yên.
Chƣơng III: Quan điểm, định hƣớng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Phúc Yên.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
CHƢƠNG I:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1.1. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông lâm nghiệp
a. Khái niệm về đất nông nghiệp
Có nhiều quan điểm về khái niệm đất đai đƣợc các tác giả nghiên cứu. Khái
niệm đầu tiên của học giả ngƣời Nga Docultraiep năm 1897 cho rằng “Đất là vật thể
thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của năm
yếu tố hình thành đất đó là: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. Tuy
nhiên, khái niệm này chƣa đề cập đến sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong
môi trƣờng xung quanh, đặc biệt là vai trò của con ngƣời, đề hoàn chỉnh khái niệm
về đất. C. Mác đã viết: “Đất là tƣ liệu sản xuất cơ bản và phổ biến qu‎ý báu nhất của

sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu đƣợc của sự tồn tại và tái sinh của
hàng loạt thế hệ loài ngƣời kế tiếp nhau”.
Theo Luật đất đai sửa đổi năm 2001: “Đất nông nghiệp là toàn bộ diện tích
đất đƣợc xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, bao gồm:
đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, diện tích mặt nƣớc dùng vào mục
đích nuôi trồng thuỷ sản, đất đồng cỏ, đất thí nghiệm nông nghiệp”
Tóm lại, có nhiều tác giả nghiên cứu về khái niệm đất, có khái niệm phản
ánh quá trình phát triển phát sinh hình thành đất, có khái niệm phản ánh mối quan
hệ giữa đất với cây trồng, do vậy tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể mà
chúng ta hiểu theo nhiều cách khác nhau.
b. Vai trò của đất trong sản xuất nông lâm nghiệp
Đất đai có vai trò quan trọng đối với hầu hết tất cả các ngành, đặc biệt là đối
với sản xuất nông lâm nghiệp. Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình
sản xuất, C.Mác đã từng viết rằng: “bí quyết phát triển của lịch sử là việc sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
tốt nguồn lực đất đai”, tức là nƣớc nào quy hoạch sử dụng nguồn lực đất đai tốt,
đem lại hiệu quả kinh tế cao thì nƣớc đó sẽ phát triển, sẽ giàu mạnh.
Đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất nông lâm nghiệp, sử dụng nó có ảnh
hƣởng đến kết quả đầu ra, đặc biệt trong hệ thống sản xuất hàng hoá. Chất lƣợng đất
và các lợi thế của đất sẽ quyết định đến khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra và khả
năng sinh lợi của đất.
Nhƣ vậy, vai trò của đất đai là hết sức quan trọng và tích cực của quá trình
sản xuất nông lâm nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã
hội loài ngƣời, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất – văn
minh tinh thần đều đƣợc xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là việc sử dụng đất. Vì
vậy khi sử dụng đất con ngƣời cần làm cho chất lƣợng đất tốt hơn, có hiệu quả hơn.
1.1.1.2. Các quan điểm sử dụng đất

a. Sử dụng đất trong sản xuất nông, lâm nghiệp
Các hình thái của hệ thống canh tác trong lịch sử phát triển sản xuất nông
nghiệp đã đƣợc hình thành, phát triển thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, có những hệ
thống canh tác hiệu suất rất thấp nhƣng vẫn tồn tại bên cạnh những hệ thống có hiệu
suất cao hơn. Theo Phạm Chí Thành (Hệ thống nông nghiệp), có thể chia nông
nghiệp trên đất dốc thành 3 hệ thống: hệ thống truyền thống, hệ thống chuyển tiếp,
hệ thống trồng trọt hiện đại.
Hệ thống truyền thống
Đây là hệ thống với đặc trƣng địa phƣơng bao gồm tập quán canh tác của các
bộ tộc ít ngƣời đã sống lâu đời. Hệ thống nông nghiệp “truyền thống” điển hình
nhất là: “hệ thống nƣơng rẫy du canh”, hệ thống canh tác này rất đơn giản chủ yếu
dựa vào sức lao động của con ngƣời cùng với việc sử dụng súc vật, cày, kéo, năng
lƣợng mặt trời, nƣớc trời, dùng các giống cây đã đƣợc lựa chọn trong tự nhiên, thích
hợp với điều kiện tự nhiên của đất. Khi đất đã cạn kiệt dinh dƣỡng không thể trồng
trọt và chăn nuôi đƣợc nữa thì dùng cách “bỏ hoang” và chuyển đi nơi khác để
trồng trọt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Ở nƣớc ta, nƣơng rẫy du canh đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu
các biện pháp kĩ thuật mang tập quán địa phƣơng, ở phƣơng thức này đã đƣợc mô tả,
tổng kết bổ sung qua từng giai đoạn của nhiều nhà khoa học nhƣ: điều tra của Thái
Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002) cho thấy ngƣỡng năng suất tới hạn của đất nƣơng
rẫy Việt Nam, khoảng 500 kg thóc, 800 kg ngô hoặc 5000 kg sắn/ha, nếu dƣới mức
này nông dân không thể chấp nhận đƣợc mà phải bỏ hoang.
Hệ thống chuyển tiếp
Đây là hệ thống trồng trọt “truyền thống” đƣợc đƣa thêm vào các yếu tố kĩ
thuật mới, một số khâu sản xuất đƣợc cải tiến nhằm chuyển một phần sản phẩm của
hệ thống thành sản phẩm hàng hoá, đầu tƣ công lao động, vật tƣ, phân bón, thuốc
trừ sâu, công cụ cải tiến và máy móc còn ít và đơn giản.

Hệ thống trồng trọt hiện đại
Đây là những hệ thống xuất phát từ các nƣớc tiên tiến đƣợc thay đổi hầu nhƣ
toàn bộ điều kiện canh tác, thậm chí cả mặt đất một cách nhân tạo, đƣợc trồng các
loại cây tạo ra sản phẩm hàng hoá, đƣợc cơ giới hoá gần nhƣ toàn bộ quá trình sản
xuất – vận chuyển – chế biến bảo quản đến khâu tiêu thụ sản phẩm, sử dụng những
giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt….
b. Quan điểm về sử dụng đất dốc
Ngày nay, sử dụng đất đai có hiệu quả cao cùng với các nguồn tài nguyên
khác trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế
tất yếu đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phƣơng. Vì vậy, đất đai hay bất cứ
nguồn lực nào thì cũng cần đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả đầy đủ và hợp lý
Tuy nhiên đối với các vùng đồi núi còn gặp nhiều khó khăn về giao thông,
thuỷ lợi, trình độ khoa học kĩ thuật, tiêu thụ sản phẩm…. các sản phẩm sản xuất
bình thƣờng là sản phẩm thô chỉ chế biến tại chỗ bằng phƣơng pháp thủ công chƣa
đƣợc bảo quản đúng kĩ thuật, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không có hoặc không
đáng kể nên chƣa thúc đẩy đƣợ sản xuất phát triển đã dẫn đến hiệu quả sử dụng đất
không cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
c. Quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn
tại và tƣơng lai phát triển của loài ngƣời. Chính bởi vậy việc tìm kiếm các giải pháp
sử dụng đất thích hợp bền vững đã đƣợc nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế
rất quan tâm. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” đã trở thành thông dụng trên thế
giới hiện nay.
Ở Việt Nam, một loại hình sử dụng đất đƣợc xem là bền vững phải đạt ba
yêu cầu sau:
- Bền vững về kinh tế: cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, đƣợc thị trƣờng

chấp nhận. Về chất lƣợng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phƣơng,
trong nƣớc và xuất khẩu, tuỳ theo mục tiêu của từng vùng.
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút đƣợc lao động, đảm bảo đời sống xã hội
phát triển. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trƣớc tiên, nếu muốn họ
quan tâm đến lợi ích lâu dài, sản phẩm thu đƣợc cần thoả mãn cái ăn, cái mặc và
nhu cầu sống hàng ngày của ngƣời nông dân.
- Bền vững về môi trƣờng: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ đƣợc độ màu
mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi trƣờng sinh thái và phải đảm bảo
đƣợc những yêu cầu: giữ đất đƣợc thể hiện bằng việc giảm thiểu lƣợng đất mất hàng
năm dƣới mức cho phép, độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản
l‎ý và sử dụng đất bền vững, độ che phủ tối thiểu phải đạt ngƣỡng yêu cầu sinh thái
(>35%), đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài: đa canh bền vững hơn độc
canh, cây lâu năm có khả năng bảơ vệ đất tốn hơn cây hàng năm.
Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất
hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để giúp cho việc
định hƣớng phát triển nông nghiệp ở từng vùng sinh thái.
Như vậy, khái niệm sử dụng đất bền vững do con ngƣời đƣa ra đƣợc thể hiện
trong nhiều hoạt động sử dụng và quản l‎ý đất đai theo các mục đích mà con ngƣời
đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định. Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng
đất bền vững phải đạt đƣợc trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
trồng, chất lƣợng tài nguyên đất không suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất
không ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sống của con ngƣời, của các sinh vật.
1.1.1.3. Những đặc điểm của hộ nông dân
Với những chính sách đổi mới trong thập kỉ vừa qua, các loại hình kinh tế có
quy mô lớn phát triển còn chậm, bởi lẽ các doanh nghiệp Nhà nƣớc còn đang phải
sắp xếp lại, còn các doanh nghiệp tƣ nhân chƣa tích luỹ đủ nguồn lực để phát triển.
Trong bối cảnh đó, kinh tế hộ, với quy mô nhỏ và tính năng động của hàng chục

triệu cá nhân, đã khéo léo luồn lách qua những cơn sóng của sự thay đổi cơ chế và
những chao đảo của thị trƣờng, để hồi phục và phát triển nhanh chóng, tạo nên sự
sôi động trên bề mặt của đời sống kinh tế.
a. Khái niệm về hộ nông dân
Theo tác giả Cao Liêm, Trần Đức Viên (1993) cho rằng: “Hộ nông dân là các
hộ gia đình làm nông nghiệp có quyền sản xuất trên những mảnh đất của họ, sử
dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thƣờng nằm trong một hệ
thống kinh tế lớn hơn, nhƣng chủ yếu đặc trƣng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị
trƣờng nên có xu hƣớng hoạt động kinh tế ở mức độ không hoàn hảo”
b. Một số đặc điểm của kinh tế hộ
Hoạt động sản xuất – kinh doanh của hộ gia đình ở nông thôn bao gồm nhiều
loại ngành nghề và các công việc khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay, đối với hầu hết
các hộ thì sản xuất nông nghiệp vẫn đƣợc coi là hoạt động chính.
Theo tác giả Josehp stigliz (2003), “Hộ là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông
nghiệp, hộ có mục đích tối đa hoá nguồn thu trên cơ sở sử dụng toàn bộ các nguồn
lực của mình. Hộ là đơn vị tiêu dùng cơ bản. Hộ có mục đích tái sản xuất nguồn
nhân lực và nâng cao phúc lợi gia đình”. Xét từ góc độ này, hộ là đơn vị thống nhất
với các mục tiêu và lợi ích chung không mâu thuẫn. Khi nghiên cứu kinh tế hộ ta
tiến hành chủ yếu từ cách tiếp cận này.
Một trong những đặc điểm phân bổ lao động của hộ là xu hƣớng kết hợp
nhiều khối lƣợng công việc, mặc dù mức độ kết hợp giữa các khối công việc ở các
gia đình có thể khác nhau, nhƣ ở vùng đồng bằng, ven thị, vùng có mật độ dân cƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
cao, các hoạt động gắn với thị trƣờng thì việc phân công lao động của hộ sẽ khác
với các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có dân cƣ thƣa thớt.
Lao động ở hộ nông dân thƣờng đƣợc huy động vào các dạng hoạt động khác
nhau: các hoạt động tự cấp, tự túc bao gồm những nhóm làm việc nhƣ: làm ruộng,
làm vƣờn, chăn nuôi, làm nhà, chế biến thực phẩm, tạo đồ dùng gia đình, công việc

nội trợ… Các hoạt động gắn với thị trƣờng: buôn bán, sản xuất nông sản, dịch vụ,
làm thuê….
Đối với phƣơng thức sử dụng ruộng đất của hộ đƣợc thể hiện ở cơ cấu cây
trồng. Cơ cấu cây trồng của hộ cho ta thấy kết quả cuối cùng của việc lựa chọn các
phƣơng án sử dụng đất của hộ. Một đặc điểm cơ bản của hộ khi lựa chọn cơ cấu cây
trồng đối với cây trồng hàng năm, cây lúa là cây trồng chính của hộ. Việc hầu hết
các hộ sử dụng một tỉ lệ diện tích lớn để trồng lúa cho thấy nhu cầu cân đối lƣơng
thực, trƣớc hết là lúa gạo đƣợc hộ đặt lên hàng đầu trong các phƣơng án sử dụng đất
của mình. Bởi vì việc tự đảm bảo lƣơng thực đƣợc coi là phƣơng án ít rủi ro hơn cả,
đồng thời cho phép hộ tận dụng tối đa các nguồn đất đai đa dạng và nhỏ lẻ của hộ.
Tự cấp tự túc về lƣơng thực vốn là phƣơng án quen thuộc của hộ, nó không đòi hỏi
phải có sự tính toán mới, cũng nhƣ không có yêu cầu thay đổi cơ cấu đầu tƣ. Vì
những lí do này mà cây lúa vẫn đứng hàng đầu các loại cây trồng của hộ. Thực tế
này cũng cho thấy các yếu tố thị trƣờng nhƣ: thông tin thị trƣờng, giá cả, bảo quản,
vận chuyển, giao lƣu hàng hoá…. nhìn chung chƣa đủ sức kích thích hộ nông dân
chuyển sang các phƣơng án sử dụng cơ cấu cây trồng đa dạng trên cơ sở phát huy
tốt hơn tiềm năng đất đai của mình.
Việc tích tụ vốn của đại bộ phận các hộ nông dân rất thấp. Bởi tích luỹ vốn
của nông dân không phải dựa trên một nền nông nghiệp thặng dƣ, nguồn tích luỹ
vốn của nông hộ chủ yếu từ ngành trồng trọt và chăn nuôi, đây là những vật phẩm ít
có khả năng sinh lời, những nông sản phẩm đƣợc bán đi để mua vật tƣ đầu tƣ vào
sản xuất đôi khi còn là khẩu phần lƣơng thực của hộ. Mặt khác nhƣ chúng ta biết
chu kì sản xuất nông nghiệp kéo dài, độ rủi ro lớn nên vốn chu chuyển chậm, bởi
thế sự căng thẳng về vốn ngày càng trở nên gay gắt. Tình trạng thiếu vốn đã hạn chế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
lớn đến việc mở mang ngành nghề, thay đổi cơ cấu sản xuất, hạn chế khả năng tạo
thêm việc làm, thu nhập cho hộ, ngoài ra còn hạn chế khả năng nâng cao trình độ
thâm canh nông nghiệp.

c. Một số đặc điểm của kinh tế hộ vùng cao
Vùng núi cao có địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, có thể khái
quát một số đặc điểm về kinh tế của các hộ vùng cao nhƣ sau:
Về điều kiện tự nhiên: địa hình chia cắt phức tạp, có rất ít đất bằng phẳng để
có thể làm ruộng lúa nƣớc, do vậy đã buộc hộ nông dân phải làm nƣơng rẫy trên các
triền núi dốc. Do phần lớn lƣợng mƣa tập trung trong thời gian ngắn nên thƣờng
gây lũ quét, gây thiệt hại đến tài sản và các công trình hạ tầng cơ sở.
Về đất đai, đất dốc chiếm diện tích lớn, phần lớn là đất nghèo dinh dƣỡng do
bị phong hoá mạnh nên dễ bị suy thoái, xói mòn, rửa trôi. Cơ sở vật chất kĩ thuật
còn nghèo nàn, giao thông đi lại khó khăn, tiếp cận thị trƣờng kém đã dẫn đến kinh
tế chậm phát triển.
Về đời sống của hộ nông dân vùng cao, hộ nông dân tại vùng cao chủ yếu
vẫn sống nhờ vào sản phẩm nông lâm nghiệp. Nƣơng rẫy và ruộng đất đã từ lâu gắn
bó chặt chẽ với nông dân vùng cao. Nếu tính tỷ lệ giá trị sản phẩm của ngành nông
nghiệp thì trồng trọt chiếm khá cao tới 92,6%. Cây công nghiệp dài ngày có tốc độ
phát triển khá nhanh. Nhƣng ngƣời dân vùng cao vẫn đặt vấn đề an ninh lƣơng thực
tại chỗ lên hàng đầu.
Tóm lại, đặc điểm cơ bản của hộ nông dân vùng cao khi nghiên cứu, hộ có
điều kiện để phát triển một nền nông lâm nghiệp bền vững, với việc sử dụng đất đai
một cách tiết kiệm, có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên để có đƣợc điều này ngoài sự cố
gắng của ngƣời dân, họ cần có sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nƣớc, các cấp, các
ngành để định hƣớng phát triển cho từng địa phƣơng, cho từng vùng cụ thể.
1.1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
a. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Có nhiều quan điểm của các tác giả trên thế giới nghiên cứu về hiệu quả kinh
tế. C.Mác (1960) cho rằng “nâng cao năng suất lao động là cơ sở của hết thảy mọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
xã hội” và sự tăng lên của sức sản xuất hay mức lao động, đây là sự thay đổi bằng

cách thức lao động, một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất một hàng hoá sao cho số lƣợng lao động ít hơn mà lại có đƣợc một sức
sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn. Hiệu quả theo quan điểm của C.Mác (1962)
đó cũng là việc tiết kiệm và phân phối một cách hợp l‎ý thời gian lao động sống và
lao động vật hoá giữa các ngành và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng
năng suất lao động”.
- Hiệu quả theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trƣờng, David Begg
lại cho rằng “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng một loại hàng
hoá mà không cắt giảm sản lượng một hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả,
một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên mọt
đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” ông còn khẳng định hiệu quả là không
lãng phí. Quan điểm này vẫn chƣa thật sự đầy đủ và chúng ta khó xác định đƣợc
hiệu quả.
- Theo ‎ý kiến nhận xét của các nhà kinh tế khác: những quan điểm về hiệu
quả kinh tế nêu trên chỉ mới nhìn nhận ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp, nó
chƣa toàn diện. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế phải đặt trên tổng thể kinh tế - xã hội
tức là phải quan tâm đến những mục tiêu phát triển xã hội nhƣ nâng cao mức sống,
cải thiện điều kiện học tập, làm việc…. Quan điểm này là toàn diện bởi vì nó đã thể
hiện đƣợc mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và vi mô, phù hợp với xu hƣớng phát
triển của nền kinh tế thế giới.
- Ở nƣớc ta, coi hiệu quả kinh tế không chỉ đơn thuần là thu đƣợc lợi nhuận
tối đa mà còn phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và đáp ứng đƣợc đƣờng lối chính
sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Chính vì vậy, Đảng cộng sản
Việt Nam (2004) khẳng định rõ “Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn quan trọng
nhất của sự phát triển”.
Vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hộ phản ánh mặt chất lƣợng
của hoạt động kinh tế và là đặc trƣng của mọi hình thái kinh tế xã hội. Do đó, để có
một quan điểm hoàn chỉnh về hiệu quả kinh tế, xuất phát từ luận điểm kinh tế học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
của C.Mác “Quy luật tiết kiệm thời gian trong khi sử dụng các nguồn lực xã hội” [5]
và những luận điểm của l‎ý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một hệ
thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con ngƣời và con
ngƣời trong quá trình sản xuất.
b. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhƣng nó không phải là
mục đích cuối cùng của sản xuất. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
đã chỉ rõ “Nền kinh tế đa thành phần nước ta (gồm thành phần kinh tế Nhà nước,
thành phần kinh tế hợp tác, thành phần kinh tế cá thể, dân chủ) hoạt động theo định
hướng XHCN”. Điều này cho phép và khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ gia
đình ở mọi thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất. Mục đích yêu cầu đặt ra đối
với quá trình sản xuất cũng nhƣ các mục tiêu của mọi thành phần kinh tế là khác
nhau nên chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cũng hết sức đa dạng.
Hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của
quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc lƣợng hoá cụ thể các yếu tố này để xác định hiệu
quả kinh tế là vấn đề gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là trong sản xuất nông lâm
nghiệp) khó khăn biểu hiện nhƣ sau:
Đối với yếu tố đầu vào
Trong sản xuất nông lâm nghiệp, các tƣ liệu sản xuất là tài sản cố định đƣợc
sử dụng trong nhiều chu kì sản xuất, trong nhiều năm nhƣng mức độ sử dụng không
đều theo thời gian. Hơn nữa có loại rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa
chữa lớn, do vậy việc tính khấu hao và phân bổ chi phí để tính đúng hiệu quả chỉ có
tính chất tƣơng đối.
Đối với các yếu tố đầu ra
Trong kết quả sản xuất, thì chỉ có thể lƣợng hoá và so sánh đƣợc đối với
những kết quả vật chất cụ thể. Đối với những kết quả khác nhƣ vấn đề bảo vệ môi
trƣờng sinh thái, tạo công ăn việc làm nâng cao độ phì của đất, khả năng cạnh tranh
trên thị trƣờng, tái tạo sản xuất mở rộng…. thì không thể lƣợng hoá đƣợc và chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×