ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––––
HOÀNG TRỌNG HƢNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC
TS. Phùng Thị Hằng
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Đặng Thành Hƣng
Thái Nguyên - Năm 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn
Hoàng Trọng Hƣng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU I
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4
3.1. Khách thể nghiên cứu 4
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu 4
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5.1. Xác định cơ sở lí luận của việc QLHĐGDĐĐ ở trƣờng trung học phổ thông. 5
5.2. Khảo sát thực trạng QLHĐGDĐĐ cho học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 5
5.3. Đề xuất các biện pháp QLHĐGDĐĐ cho học sinh trƣờng THPT ở huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh. 5
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
7.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận 5
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 5
7.3. Các phƣơng pháp khác 6
8. Cấu trúc luận văn 6
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THPT Ở CẤP TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN 7
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7
1.1.1. Ở nƣớc ngoài 7
1.1.2. Ở Việt Nam 9
1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 11
1.2.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức 11
1.2.1.1. Đạo đức 11
iii
1.2.1.2. Giáo dục đạo đức 13
1.2.2. Quản lí trƣờng học và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức 14
1.2.2.1. Quản lí trƣờng học 14
1.2.2.2. Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức 17
1.3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ HỌC SINH THPT
19
1.3.1. Đặc điểm của GDĐĐ ở trƣờng THPT 19
1.3.1.1. Vị trí của GDĐĐ 19
1.3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung GDĐĐ 19
1.3.1.3. Nguyên tắc, phƣơng pháp, hình thức GDĐĐ 20
1.3.2. Đặc điểm học sinh THPT 23
1.3.2.1. Đặc điểm phát triển sinh học và tâm lí 23
1.3.2.2. Đặc điểm phát triển xã hội 24
1.3.2.3. Đặc điểm của HS THPT trong quá trình học tập, rèn luyện 25
1.4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC Ở TRƢỜNG THPT 27
1.4.1. Đặc điểm của quản lí hoạt động giáo dục đạo đức ở trƣờng THPT 27
1.4.1.1. Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của QLHĐGDĐĐ ở trƣờng THPT 27
1.4.1.2. Nội dung QLHĐGDĐĐ trong nhà trƣờng 28
1.4.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến QLHĐGDĐĐ ở trƣờng THPT 32
1.4.2.1. Nhận thức của nhà trƣờng và học sinh 32
1.4.2.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội ở cộng đồng địa phƣơng 32
1.4.2.3. Năng lực quản lí giáo dục của giáo viên, cán bộ quản lí trong trƣờng 33
1.4.2.4. Thông tin quản lí trong và ngoài nhà trƣờng 34
1.4.2.5. Những điều kiện vật chất - kĩ thuật của nhà trƣờng 34
1.4.2.6. Hoàn cảnh xã hội của học sinh 35
1.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH 36
2.1. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC CỦA
HUYỆN TIÊN YÊN 37
2.1.1. Kinh tế - xã hội 37
2.1.1.1. Vị trí địa lí tự nhiên và dân cƣ 37
2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế, chính trị 38
2.1.1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội và giáo dục 39
2.1.2. Giáo dục Tiên Yên 39
2.1.2.1. Khái quát về các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Tiên Yên 39
2.1.2.2. Tình hình quản lí trƣờng học ở huyện Tiên Yên 40
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 40
2.2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức 40
2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và CMHS về GDĐĐ 40
2.2.1.2. Nhận thức về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức 46
2.2.2. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức 49
2.2.2.1. Xây dựng kế hoạch GDĐĐ 49
2.2.2.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ 50
2.2.2.3. Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động GDĐĐ 51
2.2.2.4. Các biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ 52
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 53
2.3.1. Những thành tựu và hạn chế 54
2.3.1.1. Về giáo dục đạo đức 54
2.3.1.2. Về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức 54
2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn 55
2.3.2.1. Những thuận lợi 55
v
2.3.2.2. Những khó khăn 55
2.3.3. Nguyên nhân 55
2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 57
CHƢƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH
QUẢNG NINH 58
3.1. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP 58
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm các chức năng quản lí 58
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm các nguồn lực và cơ chế thực hiện 60
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 62
3.2.1. Xây dựng nhận thức và thái độ đúng đắn, đầy đủ về GDĐĐ và quản lí
HĐGDĐĐ cho học sinh THPT 62
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp 62
3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp 63
3.2.1.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp 64
3.2.2. Thực hiện triệt để dân chủ ở cơ sở dựa vào tính tự chủ năng động và chịu
trách nhiệm của các thành viên nhà trƣờng trong quá trình QLHĐGDĐĐ 65
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 65
3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp 66
3.2.2.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp 67
3.2.3. Tạo môi trƣờng quản lí thân thiện và thu hút sự tham gia của nhiều lực
lƣợng giáo dục 68
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp 68
3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp 68
3.2.3.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp 71
3.2.4. Sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các thủ tục, qui định, nội qui và các chế độ làm
việc trong nhà trƣờng theo hƣớng cải cách hành chính 72
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp 72
3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
3.2.4.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp 74
3.2.5. Đa dạng hóa những cách thức và điều kiện học tập, bồi dƣỡng để phát triển
năng lực QLGD của cán bộ quản lí và giáo viên 75
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp 75
3.2.5.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp 75
3.2.5.3. Những điều kiện thực hiện biện pháp 76
3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUA Ý
KIẾN CHUYÊN GIA 77
3.3.1. Mục đích, qui mô, địa bàn và thành phần tham gia đánh giá 77
3.3.1.1. Mục đích, qui mô, địa bàn 77
3.3.1.2. Thành phần tham gia 77
3.3.2. Nội dung đánh giá 77
3.3.2.1. Mức độ tán thành với nội dung các biện pháp quản lí 77
3.3.2.2. Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 78
3.3.3. Phƣơng pháp và kĩ thuật tiến hành 78
3.3.3.1. Thu thập ý kiến chuyên gia 78
3.3.3.2. Xử lí số liệu và phân tích dữ liệu 78
3.3.4. Kết quả đánh giá của chuyên gia 78
3.3.4.1. Về nội dung các biện pháp quản lí 78
3.3.4.2. Về tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp 79
3.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
1. Kết luận 83
2. Khuyến nghị 84
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 84
2.2. Với Sở Giáo dục - Đào tạo 84
2.3. Với các Trƣờng trung học phổ thông ở Quảng Ninh 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
vii
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung viết tắt
Cách viết tắt
Ban chấp hành
BCH
Cán bộ quản lý
CBQL
Cải cách hành chính
CCHC
Cha mẹ học sinh
CMHS
Công nghiệp hóa
CNH
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CHXHCN
Cơ sở vật chất
CSVC
Đại học sƣ phạm
ĐHSP
Giáo dục công dân
GDCD
Giáo dục đạo đức
GDĐĐ
Giáo dục và đào tạo
GD&ĐT
Giáo viên
GV
Giáo viên chủ nhiệm
GVCN
Giáo viên bộ môn
GVBM
Hiện đại hóa
HĐH
Hƣớng nghiệp và giáo dục thƣờng xuyên
HN&GDTX
Học sinh
HS
Ngoài giờ lên lớp
NGLL
Phổ thông dân tộc nội trú
PTDTNT
Quản lý giáo dục
QLGD
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
QLHĐGDĐĐ
Thanh niên cộng sản
TNCS
Trung học cơ sở
THCS
Trung học phổ thông
THCS
Trung ƣơng
TW
Trƣớc công nguyên
TCN
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
ix
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về các mục tiêu giáo dục
đạo đức cho học sinh.
Bảng 2.2. Nhận thức của cha mẹ học sinh về các mục tiêu giáo dục đạo đức
cho học sinh.
Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh về tầm quan của hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh.
Bảng 2.4. Vai trò của GVBM, GVCN trong hoạt động giáo dục đạo đức cho
học sinh.
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của một số nội dung giáo dục
đạo đức cho học sinh.
Bảng 2.6. Mức độ thực hiện các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh.
Bảng 2.7. Mức độ ƣa thích tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức của học
sinh.
Bảng 2.8. Mức độ sử dụng các phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
của giáo viên.
Bảng 2.9. Kết quả xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện các nội dung quản lí hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh.
Bảng 2.11. Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức.
Bảng 2.12. Mức độ thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh.
Bảng 3.1. Ý kiến (đồng ý/không đồng ý) của chuyên gia về các biện pháp đề
xuất.
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của của các
chuyên gia về các biện pháp đề xuất.
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. So sánh mức độ ƣa thích các hoạt động giáo dục
Hình 2.2. So sánh mức độ thực hiện các biện pháp quản lí
Hình 3.1. So sánh Tính cấp thiết và Tính khả thi của các biện pháp
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tăng cƣờng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hiện nay của quản lí giáo dục và quản lí trƣờng
học. Điều này đã đƣợc thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng, Luật giáo
dục và các văn bản quản lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 23 Luật giáo
dục Việt Nam (2005) đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp
cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các
kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam XHCN, xây
dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân…”.
Hiện nay, nền kinh tế nƣớc ta đang vận hành theo cơ chế thị trƣờng,
đang từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, chất lƣợng đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện một cách
rõ rệt. Bối cảnh phát triển và định hƣớng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Việt Nam theo hƣớng xã hội hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
tiếp tục đƣợc khẳng định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Đảng CSVN
(2011) và Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 (6-2012) càng
nhắc nhở nhà trƣờng quan tâm hơn đến giáo dục đạo đức trong quá trình quản
lí nói chung và quản lí chuyên môn nói riêng.
Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng đã có ảnh
hƣởng không nhỏ đến một bộ phận ngƣời dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên
và học sinh. Nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên có lối sống thực dụng, thích
hƣởng thụ, thiếu ƣớc mơ và hoài bão. Mặt khác, áp lực từ việc thi đua, chạy
theo thành tích đã làm cho một số trƣờng nặng về dạy chữ hơn là dạy ngƣời;
những tiêu cực trong việc dạy thêm - học thêm, tiêu cực trong thi cử dẫn tới
sự suy giảm tình cảm thầy trò, truyền thống tôn sƣ trọng đạo của dân tộc bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
mai một, các giá trị về đạo đức bị tổn thƣơng. Phần trách nhiệm không nhỏ
thuộc về các nhà quản lí trƣờng học.
Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội nhƣ ma túy, mại dâm và bạo lực
đang từng bƣớc xâm nhập và có xu thế ngày càng gia tăng trong trƣờng học
gây ra nhiều khó khăn cho công tác giáo dục, làm huỷ hoại thể lực, trí tuệ, đạo
đức của thanh thiếu niên học sinh - những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.
Sự du nhập và lây lan nhanh của văn hoá phẩm độc hại qua các trò chơi bạo
lực, qua phim ảnh, qua mạng Internet… đã ảnh hƣởng tiêu cực đến những
quan điểm về tình bạn, tình yêu và tình dục ở thanh thiếu niên học sinh. Tình
hình đó càng đặt ra những đòi hỏi nghiêm khắc trƣớc công tác quản lí các
hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng.
Tiên Yên là một huyện miền núi, đƣợc coi là trung tâm kinh tế, văn hóa
xã hội ở khu vực miền đông của tỉnh Quảng Ninh, cũng chịu ảnh hƣởng
không nhỏ của quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng. Sở dĩ nhƣ vậy vì Tiên
Yên nằm trên quốc lộ 18A, điểm giao nhau giữa các Huyện miền đông của
tỉnh Quảng Ninh, ngoài ra Tiên Yên còn là địa điểm thông thƣơng hàng hóa
giữa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh nhƣ Thị xã Cẩm Phả, Thành phố Hạ
Long với cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, cửa khẩu Hoành Mô và Thành phố
Lạng Sơn. Hiện nay, huyện Tiên Yên đang phát triển tƣơng đối mạnh mẽ,
theo qui hoạch của tỉnh Quảng Ninh thì năm 2014 sẽ tái lập Thị xã Tiên Yên.
Vì nhiều lí do khác nhau, Tiên Yên sẽ có khuynh hƣớng ngày càng dễ dàng và
nhanh chóng tiếp thu, chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của cơ chế thị trƣờng, đặc
biệt là lối sống thành thị với nhu cầu vật chất, tinh thần rất cao.
Những tác động tiêu cực của đời sống xã hội có chiều hƣớng ngày càng
gia tăng, có ảnh hƣởng xấu đến đạo đức của thanh thiếu niên huyện Tiên Yên.
Một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh huyện Tiên Yên có lối sống thực
dụng, thiếu ƣớc mơ hoài bão, thậm chí suy giảm về đạo đức. Trên địa bàn
3
huyện Tiên Yên hiện nay có 03 trƣờng THPT (Nguyễn Trãi, Tiên Yên, Hải
Đông), 11 trƣờng THCS, PTCS và 01 Trung tâm hƣớng nghiệp - giáo dục
thƣờng xuyên.
Khi công tác quản lí giáo dục đạo đức chƣa thực sự đƣợc coi trọng
đúng mức thì các ảnh hƣởng tiêu cực từ kinh tế thị trƣờng, đô thị hóa và công
nghiệp hóa càng có cơ hội gia tăng. Đó chính là những vấn đề thực tiễn buộc
nhà trƣờng phải thay đổi suy nghĩ và cách quản lí chuyên môn, khắc phục xu
hƣớng chạy theo thành tích học tập thuần túy.
Về mặt lí luận, cho dù nhà trƣờng không coi thƣờng công tác GDĐĐ
và trách nhiệm quản lí công tác này nhƣng trên thực tế nhận thức lí luận về
bản thân nhiệm vụ giáo dục này của nhiều giáo viên, của chính học sinh và
của các bậc cha mẹ vẫn chƣa thật sự đầy đủ. Không ít ngƣời hiểu rằng GDĐĐ
và quản lí công tác này chỉ là xiết chặt kỉ luật khi học sinh ở trƣờng, hoặc chỉ
đơn giản là làm cho học sinh học tốt môn Giáo dục công dân hoặc là ngoan
ngoãn không quậy phá ở trƣờng…
Về mặt khoa học, khái niệm GDĐĐ chƣa thật sáng tỏ. Khi đó đƣơng
nhiên là trong quản lí trƣờng học chúng ta cũng vƣớng mắc về mặt lí luận khi
thực hiện nhiệm vụ QLHĐGDĐĐ. Muốn GDĐĐ có hiệu quả thì trƣớc hết
việc quản lí hoạt động này phải có hiệu lực và hiệu quả. Trong lĩnh vực này
cần giải đáp hàng loạt những vấn đề lí luận chƣa thật rõ ràng, ví dụ:
1. Quản lí giáo dục đạo đức ở cấp THPT trong bối cảnh hiện nay có
những thuận lợi và thách thức gì nổi bật?
2. Quản lí GDĐĐ giữ vị trí nào trong hệ thống quản lí trƣờng học tại
cấp trƣờng?
3. Những tiếp cận chung trong quản lí GDĐĐ ở THPT phải thế nào thì
đạt mục tiêu và hiệu quả tốt?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Trong bối cảnh thực tiễn và lí luận nhƣ vậy, cùng với những điều kiện
cụ thể của địa phƣơng, tôi chọn đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh THPT huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” để thực hiện nghiên
cứu luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp QLHĐGDĐĐ cho học sinh THPT ở cấp trƣờng
theo hƣớng đề cao tính tự chủ và chịu trách nhiệm của các chủ thể quản lí
trong điều kiện phát triển của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lí các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng THPT trên
địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các hoạt động và quan hệ quản lí trong lĩnh vực GDĐĐ cho học sinh ở
trƣờng THPT trên địa bàn huyện Tiên Yên, Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Các biện pháp QLHĐGDĐĐ cho học sinh trƣờng THPT sẽ tác động
tích cực đến công tác GDĐĐ trong nhà trƣờng nếu chúng ta dựa trên tầm nhìn
của nhà trƣờng trong phát triển, tính tự chủ năng động và chịu trách nhiệm
của các nhà quản lí, của giáo viên, của học sinh và các bậc cha mẹ học sinh,
cũng nhƣ những ảnh hƣởng tích cực từ phía cộng đồng xã hội trong hoạt động
giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục đạo đức nói riêng.
5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận của việc QLHĐGDĐĐ ở trƣờng trung học phổ
thông.
5.2. Khảo sát thực trạng QLHĐGDĐĐ cho học sinh ở các trƣờng THPT trên
địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
5.3. Đề xuất các biện pháp QLHĐGDĐĐ cho học sinh trƣờng THPT ở huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
5.4. Tổ chức khảo nghiệm để đánh giá các biện pháp quản lí.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận bao quát những khái niệm, quan điểm phù hợp với
phạm vi hoạt động của công tác QLHĐGDĐĐ học sinh ở cấp trƣờng.
- Đánh giá thực trạng QLHĐGDĐĐ học sinh đƣợc tiến hành trong
phạm vi các trƣờng THPT thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Các biện pháp quản lí đƣợc giới hạn ở cấp cơ sở, tức là trong các
trƣờng THPT trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp lí luận các văn bản, Nghị quyết của
Đảng và Nhà nƣớc, của các cấp quản lí giáo dục, các tài liệu khoa học có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phƣơng pháp so sánh, khái quát hóa và tổng quan lịch sử - logic.
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra: bằng các kĩ thuật bảng hỏi, quan sát, phỏng
vấn, phân tích hồ sơ quản lí các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Tiên Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: trao đổi ý kiến về thực tiễn quản
lý công tác GDĐĐ học sinh để tìm ra bài học quản lí hiệu quả.
7.3. Các phƣơng pháp khác
- Phƣơng pháp xử lí số liệu bằng thống kê: để xử lí số liệu nhằm phân
tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu.
- Phƣơng pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên
gia, những nhà quản lí giáo dục, nhà giáo giàu kinh nghiệm trong GDĐĐ học
sinh về các biện pháp quản lí đã xây dựng.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị; danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận của QLHĐGDĐĐ cho học sinh THPT ở cấp
trƣờng trên địa bàn huyện.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
ở các trƣờng THPT huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.
Chƣơng 3. Các biện pháp QLHĐGDĐĐ cho học sinh ở các trƣờng
THPT huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
HỌC SINH THPT Ở CẤP TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Ở nƣớc ngoài
Hiện nay, quản lí giáo dục đạo đức của Nhật Bản hƣớng vào trọng tâm
là nền tảng các giá trị gia đình và văn hoá truyền thống, đƣợc thực hiện ƣu
tiên so với tất cả các môn học khác trong chƣơng trình giáo dục phổ thông.
Triết lí giáo dục đạo đức của Nhật Bản đƣợc ghi trong chƣơng trình khung
quốc gia nhằm đào luyện con ngƣời gồm 06 mục tiêu: 1/ Tinh thần tôn trọng
nhân phẩm và lòng yêu quí cuộc sống. 2/ Nhiệt tâm kế thừa, phát triển văn
hóa truyền thống và sáng tạo văn hóa giàu tính cá nhân. 3/ Nhiệt tâm phát
triển một đất nƣớc và xã hội dân chủ. 4/ Ý thức đóng góp cho sự phát triển
một thế giới hòa bình. 5/ Khả năng tự quyết định một cách độc lập. 6/ Ý thức
đạo đức (Kỉ luật, tự kiềm chế, tinh thần tập thể ).
Đặc trƣng giáo dục đạo đức ở Nhật Bản tập trung vào 03 trọng điểm: 1/
Lòng tôn trọng cuộc sống. 2/ Quan hệ cá nhân và cộng đồng. 3/ Ý thức về trật
tự dọc (Kỷ luật xã hội). Ý thức về trật tự dọc là tôn ti xã hội nghiêm ngặt và là
yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của quốc
gia Nhật Bản. Đó là điểm tựa cho công tác quản lí hoạt động này.
Singapore (trong đó có giáo dục đạo đức) lại tập trung vào việc tự đánh
giá với hai nội dung chính là các động lực và kết quả. Động lực giúp các
trƣờng nhận biết cách thức để đạt đƣợc kết quả và kết quả cho thấy nhà
trƣờng đang đạt đƣợc những gì. Từ đó, các nhà trƣờng cần xem xét, thiết kế,
cách thức hoạt động và sản phẩm đầu ra của giáo dục từ phƣơng diện quá
trình và kết quả cuối cùng. Các động lực sẽ chỉ cho lãnh đạo nhà trƣờng biết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
đƣợc cách thức lãnh đạo nhân viên và quản lí hệ thống đạt đƣợc kết quả mong
muốn. Việc quản lí hoạt động giáo dục tập trung chủ yếu vào các mặt: 1/
Lãnh đạo. 2/ Lập kế hoạch chiến lƣợc. 3/ Quản lí ngƣời dạy. 4/ Nguồn lực. 5/
Các qui trình hƣớng vào ngƣời học. 6/ Kết quả hoạt động quản lí. 7/ Kết quả
của công tác đội ngũ. 8/ Đối tác và kết quả về mặt xã hội: 9/ Kết quả hoạt
động chính.
Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các mặt: 1/ Giáo dục lí tƣởng
XHCN. 2/ Lòng tự cƣờng dân tộc. 3/ Tính kỉ luật trong lao động, học tập và
hoạt động xã hội. Trung Quốc coi trọng “giáo dục tố chất” nghĩa là tạo ra các
điều kiện tiền đề để học sinh phát triển cả về thể chất và tâm hồn. Khiến cho
tất cả học sinh đều đƣợc phát triển hết tiềm năng của mình từ đó thúc đẩy quá
trình chuyển hóa ý thức xã hội bên trong phẩm chất tâm lí của cá thể học sinh.
Đa số những nghiên cứu của Hoa Kì, Canada, Australia tập trung vào
phát triển những cách tiếp cận và khung giá trị của giáo dục đạo đức, làm cho
hệ thống quản lí quốc gia tƣơng đối mềm mại, tùy theo điều kiện các địa
phƣơng. Về mặt quản lí, họ đề cao việc giáo dục các giá trị sống, giáo dục
tính cách, giáo dục kĩ năng sống, dạy các kĩ năng xã hội và các giá trị văn hóa
xuyên quốc gia, có tính chất quốc tế, tức là các giá trị nhân văn. Theo tiếp cận
chung của những quốc gia này, giáo dục đạo đức đƣợc quản lí trong tổng thể
các chiến lƣợc giáo dục giá trị và giáo dục công dân.
Những tổ chức quốc tế chủ yếu nhƣ Unesco, Unicef, Ngân hàng Thế
giới (World Bank) v.v… cũng đề cao giáo dục đạo đức và quan tâm nghiên
cứu so sánh quốc tế giữa các quốc gia và khu vực. Những nghiên cứu của họ
nhấn mạnh kĩ năng sống, giá trị sống, trách nhiệm công dân, phát triển bền
vững trên cơ sở giáo dục cho mọi ngƣời, phổ cập giáo dục, ngăn ngừa các tệ
nạn xã hội, bạo lực trẻ em, lạm dụng lao động và tình dục trẻ em, nạn trẻ em
9
lang thang cơ nhỡ và thiệt thòi về mặt xã hội, chính sách quốc gia bảo đảm
công bằng cơ hội tiếp cận giáo dục.
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong khoảng 10 năm gần đây, các vấn đề quản lí trƣờng học và quản
lí những nhiệm vụ cụ thể của trƣờng học đã đƣợc quan tâm xem xét trong
nhiều đề tài, luận án, luận văn các đề án phát triển giáo dục. Những lĩnh vực
quản lí đƣợc quan tâm nhiều nhất là quản lí dạy học, quản lí đào tạo, quản lí
cơ sở vật chất nhà trƣờng, quản lí đội ngũ giáo viên và những khía cạnh cụ thể
khác của quản lí trƣờng học nhƣ bồi dƣỡng nghiệp vụ đội ngũ giáo viên, quản
lí học sinh - sinh viên, xây dựng nề nếp học tập, quản lí các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp v.v…
Phần nào các vấn đề quản lí GDĐĐ trong nhà trƣờng cũng đƣợc đề
cập, tuy chƣa nhiều và chƣa thƣờng xuyên, ví dụ:
- “Những biện pháp QLHĐGDĐĐ cho học sinh phổ thông trung học
của người hiệu trưởng” của thạc sĩ Dƣơng Thị Trúc Bạch, năm 2002.
- “Một số biện pháp QLHĐGDĐĐ ở trường THPT An Lão, Hải
Phòng”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Tiến Dũng.
- “Biện pháp QLHĐGDĐĐ cho học sinh của hiệu trưởng trường THPT
Thanh Oai B, Hà Tây”. Luận văn thạc sĩ của Kiều Văn Pháo.
“Biện pháp QLHĐGDĐĐ học sinh của hiệu trưởng trường THPT Ba
Vì , Hà Tây”. Luận văn thạc sĩ của Hoàng Châu Tuấn.
- “Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp
giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2 - Tỉnh Bắc
Giang”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Tân, Đại học sƣ phạm, Đại học
Thái nguyên, 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- “Một số biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Tây Hồ - Hà Nội”.
Luận văn thạc sĩ của Phạm Minh Tâm, ĐHSP Hà Nội, 2007.
- “Biện pháp quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội
nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh THPT các trường ngoài công lập thành
phố Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Chiến, ĐHSP Hà Nội, 2007.
- “Một số biện pháp phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm
giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Hoài Đức - Hà Tây”. Luận văn
thạc sĩ của Nguyễn Trọng Thà, ĐHSP Hà Nội, 2005.
- “Biện pháp phối hợp công tác giữa bí thư đoàn thanh niên cộng sản
HCM và hiệu trưởng trường THPT tỉnh Trà Vinh nhằm tăng cường kết quả
giáo dục đạo đức cho học sinh”. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thành Tâm,
ĐHSP Hà Nội, 2006.
- “Một số biện pháp đổi mới QLHĐGDĐĐ cho học sinh THCS quận 10
thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ của Trần Thế Hùng, ĐHSP Hà
Nội, 2006.
- “Một số biện pháp tăng cường QLGD đạo đức cho học sinh các
trường THPT ngoài công lập của tỉnh Hải Dương”. Luận văn thạc sĩ của Đỗ
Văn Thƣợc, ĐHSP Hà Nội, 2006.
- “Xây dựng mô hình quản lí công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên
trong các trường đại học sư phạm trong giai đoạn hiện nay”. Luận án tiến sĩ
Quản lí giáo dục của Nguyễn Thị Hoàng Anh, Đại học quốc gia Hà Nội,
2011.
Các công trình này đã đề cập đến một số vấn đề lí luận về giáo dục đạo
đức, quản lí giáo dục, quản lí trƣờng học, quản lí giáo dục đạo đức và đề xuất
một số giải pháp phù hợp để quản lí giáo dục đạo đức ở một số địa bàn cụ thể.
11
Ngoài ra có nhiều đề tài nghiên cứu các cấp ở Trung ƣơng và các đại
học sƣ phạm cũng phần nào đề cập các vấn đề quản lí hoạt động giáo dục đạo
đức trong nhà trƣờng và tại cộng đồng, tại các đoàn thể của thanh thiếu niên.
Tuy nhiên ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Tiên Yên nói riêng vấn đề
quản lí giáo dục đạo đức ở trƣờng THPT chƣa đƣợc nghiên cứu cụ thể.
1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức
1.2.1.1. Đạo đức
Khái niệm đạo đức đƣợc bàn đến từ lâu và rất nhiều trong sách báo
khoa học giáo dục và đạo đức học. Nếu không bàn đến những tƣ tƣởng cổ đại,
thì trong khoảng vài trăm năm gần đây đạo đức luôn là vấn đề sôi động ở các
thời đại. Từng có nhiều quan điểm về khái niệm này, ví dụ:
- “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc đƣợc dƣ luận xã hội thừa
nhận, quy định hành vi quan hệ của con ngƣời đối với nhau và đối với xã
hội”, “Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời, do tu dƣỡng theo
những tiêu chuẩn đạo đức mà có”[44, tr.279].
- Dƣới góc độ đạo đức học: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc
biệt, bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những qui tắc, nguyên
tắc, chuẩn mực xã hội” [27, tr.12].
- Dƣới góc độ Triết học: “Đạo đức là một trong những hình thái ý thức
xã hội bao gồm những nguyên lí, qui tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con
ngƣời trong quan hệ với ngƣời khác và với cộng đồng căn cứ vào những qui
tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội” [2, tr.12].
- Dƣới góc độ Giáo dục học: “Đạo đức là hệ thống các quan niệm, quan
điểm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con ngƣời với con ngƣời”
[2, tr.170].