Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

đánh giá tác động của dự án trồng rừng nguyên liệu đến phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.85 KB, 86 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  


NGUYỄN THANH HOÀNG



ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGUYÊN
LIỆU ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP






Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  




NGUYỄN THANH HOÀNG



ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGUYÊN
LIỆU ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60


Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Thái



Thái nguyên, năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp này đƣợc hoàn thành tại
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo chƣơng trình đào tạo cao hoc

Lâm nghiệp hệ chính quy, khóa học 2008-2010.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn, tôi đã nhận đƣợc
sự quân tâm, giúp đỡ của của Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học và các thầy,
cô giáo Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các sở, ban, ngành, các cơ
quan đơn vị, các bạn bè đồng nghiệp và địa phƣơng nơi tôi thực hiện nghiên
cứu. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trƣớc tiên, tôi xin đặc biệt cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thái là ngƣời
hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên, Chi
cục Lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên,
Công ty Ván dăm Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, Phòng
Nông nghiệp & PTNT huyện Đồng Hỷ, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn các
cơ quan, đơn vị, và một số hộ nông dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cung cấp thông tin và số liệu giúp tôi hoàn thành bản
luận văn thạc sỹ lâm nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Thanh Hoàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.2. Trên thế giới 3
1.2.1.Khái niệm về Dự án. 3
1.1.2. Đánh giá Dự án 4
1.2 Ở Việt nam 6
1.2.1.Khái niệm về Dự án 6
1.2.2 Đánh giá tác động của Dự án 8
1.2.3 Một số kết quả nghiên cứu mô hình trồng rừng công nghiệp ở Việt nam 9
Chƣơng 2: MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 10
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 10
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 10
2.3 Giới hạn nghiên cứu 10
2.4 Nội dung nghiên cứu 10
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
2.5.1. Quan điểm và phƣơng pháp luận 11
2.5.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 12
2.5.3. Phƣơng pháp đánh giá tác động kinh tế 14
2.5.4. Phƣơng pháp đánh giá tác động của Dự án về mặt xã hội 14
2.5.5.Phƣơng pháp thu thập số liệu trên các ô mẫu 16
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
2.6.2.Phuơng pháp đánh giá tác động của Dự án về mặt xã hội 19
2.6.3.Đánh giá tác động về môi truờng sinh thái. 19

Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 21
3.1.Điều kiện tự nhiên 21
3.1.1.Vị trí địa lý 21
3.1.2.Địa hình, thổ nhƣỡng 21
3.1.3.Khí hậu, thời tiết 22
3.1.4. Tình tình sử dụng đất đai của Huyện Đồng Hỷ qua 3 năm (2007 -2009) 22
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25
3.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của Huyện Đồng Hỷ qua 3 năm (2007 - 2009) 25
3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng . 27
3.4. Văn hoá, Giáo dục 28
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1. Khái quát về Dự án trồng rừng nguyên liệu tại Công ty Ván Dăm Thái
Nguyên 30
4.1.1.Dự án trồng rừng nguyên liệu tại Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên. 30
4.1.2. Xác định đất trồng rừng nguyên liệu theo tiểu khu. 32
4.1.3. Tiến độ thực hiện 33
4.1.4. Xây dựng vƣờn ƣơm 33
4.1.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng và khuyến lâm 34
4.1.6. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng. 34
.1.8. Chi phí vật liệu cho 1ha rừng trồng 38
4.1.9. Nhu cầu về vốn đầu tƣ 38
4.1.10. Nguồn vốn 39
4.3.Tình hình thực hiện các hoạt động của Dự án trồng rừng Công nghiệp tại
Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
4.3.1.Lập kế hoạch trồng rừng của Dự án. 39

4.3.2.Quy hoạch đất trồng rừng 40
4.3.3.Điều tra lập địa 43
4.3.4.Đo đạc diện tích và giao đất. 44
4.3.5.Hoạt động phổ cập và dịch vụ hỗ trợ 44
4.10. Các hoạt động dịch vụ phục vụ dự án
45
4.3.6 Cung cấp cây giống, vật tƣ cho trồng rừng. 46
4.3.7.Hoạt động trồng rừng và chăm sóc rừng 47
4.3.8. Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng 49
4.3.9.Công tác giám sát và đánh giá 50
4.4.Đánh giá tác động của Dự án đến phát triển kinh tế, xã hội và môi
trƣờng 50
4.4.1.Tác động của Dự án đến phát triển kinh tế 50
4.4.3.Tác động của Dự án về mặt môi trƣờng. 61
4.5. Phân tích hiệu quả một số loài cây trồng rừng của Dự án 66
4.5.1.Hiệu quả kinh tế các loài cây trồng rừng. 66
4.5.2.Tình hình sinh trƣởng của các loài cây trồng rừng trong vùng Dự án 67
4.6. Một số giải pháp duy trì các hoạt động của Dự án trong giai đoạn tới. 70
4.6.1.Giải pháp cho giai đoạn hậu Dự án 70
4.6.2.Các giải pháp cho việc thực hiện các Dự án tiếp theo 71
Chƣơng 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 72
5.1.Kết luận 72
5.2.Tồn tại 73
5.3.Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
75
1. Tiếng Việt 75
2. Tiếng Anh 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NN & PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SD ĐNN
Sử dụng đất nông nghiệp
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
CLĐ
Công lao động
KHKT
Khoa học kỹ thuật
NPV
Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng
BCR
Tỷ suất giữa thu nhập so với chi phí
IRR
Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ
NC
Nhân công
UBND
Ủy ban nhân dân


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Hồng Hỷ qua các năm (2007 – 2009) 24
Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu lao động của huyện Đồng Hỷ qua 3 năm
(2007 - 2009) 26
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về hệ thống giáo dục huyện Đồng Hỷ 28
Bảng 4.1: Xác định đất trồng rừng nguyên liệu theo tiểu khu 32
Bảng 4.3: Định mức kinh tế cho trồng rừng 37
Bảng 4.4: Chi phí vật liệu cho 1ha trồng rừng 38
Bảng 4.5
: Qui hoạch đất trồng rừng nguyên liệu theo tiểu khu 41
Bảng 4.7: Kết quả các giai đoạn thực hiện Dự án trồng rừng nguyên liệu 47
Bảng 4.8
: Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của các nhóm hộ trƣớc và
sau khi tham gia Dự án 52
Bảng
4.9: Thu
nhập và chi phí của 3 nhóm hộ
53
Bảng 4.10: Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ trƣớc năm 1999 và tại năm 2009 55
Bảng 4.11: Cơ cấu chi phí của các nhóm hộ trƣớc năm 1999 và tại năm 2009 58
Bảng 4.12
: Số hộ và lao động tham gia trồng rừng hàng năm 59
Bảng 4.14. So sánh khả năng xói mòn giữa đất trống và rừng trồng 64
Bảng 4.15: Kết quả quan trắc nhiệt độ mặt đất và độ ẩm không khí 65
Bảng 4.16. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả trồng rừng 66
Bảng 4. 17: Sinh trƣởng rừng trồng Bạch đàn hom 67
Bảng 4. 18: Sinh trƣởng rừng trồng Mỡ 67
Bảng 4.19: Sinh trƣởng rừng trồng Keo lai 68
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Biểu đồ 4.1

Thu nhập và chi phí của các nhóm hộ (1999-2009)
Biểu đồ 4.2
Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ trƣớc năm 1999 và tại năm 2009
Ảnh 4.1
Rừng trồng Keo lai tại Đồng Hỷ
Ảnh 4.2
Rừng trồng keo tai tƣợng tại huyện Đồng Hỷ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nƣớc ta thuộc vùng khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều và có gió mùa rất
thuận lợi cho sự tăng trƣởng của các loài cây trồng đặc biệt là cây lấy gỗ, ở
vùng hàn đới muốn có cây gỗ đƣờng kính 20 – 25 cm phải trồng và chăm sóc
hàng chục năm, nhƣng ở nƣớc ta chỉ cần 6 – 8 năm. Sản lƣợng gỗ khai thác
gỗ mỗi luân kỳ (8năm) trên 1ha rừng trồng bình quân có thể đạt từ 60 – 80m3,
những vùng đất tốt, kỹ thuật trồng cao có thể đạt trên 100m3 lƣợng tăng
trƣởng hàng năm của cây gỗ càng lớn thì năng suất cây trồng cao, chu kỳ khai
thác càng ngắn, thời gian thu hồi vốn càng nhanh, hiệu quả kinh tế càng lớn.
Đây chính là lợi thế của nƣớc ta mà các nƣớc hàn đới không có đƣợc.
Nhiều năm qua Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm đến sự nghiệp
bảo vệ và phát triển rừng, cộng đồng quốc tế cũng nhƣ nhiều nƣớc, nhiều tổ
chức phi chính phủ cũng đã có sự đóng góp, hỗ trợ các Dự án trồng rừng. Từ
năm 1986 đến nay diện tích rừng nƣớc ta tuy có tăng nhƣng rất chậm, không
bù đắp kịp diện tích rừng bị khai thác, lạm dụng và rừng bị đốt phá làm nƣơng
rẫy cùng với tốc độ tăng trƣởng nhu cầu gỗ trong cơ chế thị trƣờng. ở nhiều
vùng dân cƣ nhất là vùng trung du, miền núi, vùng cao chƣa có kế hoạch, quy
hoạch, quy hoạch cụ thể để phát huy lợi thế nói trên. Chƣa tập trung đầu tƣ

vốn để phát triển kinh tế trồng rừng theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Vì vậy mà
hàng triệu ngƣời dân các vùng này vẫn tiếp tục phá rừng, đốt nƣơng, làm rẫy
để sản xuất lƣơng thực tự túc, tự cấp. Bên cạnh đó công nghiệp chế biến gỗ ở
nƣớc ta trong những năm qua cũng chƣa đƣợc đầu tƣ đổi mới thiết bị, công
nghệ, nguyên liệu vẫn dựa vào nguồn gỗ tự nhiên là chính vậy đã làm cho
diện tích rừng tự nhiên ngày càng mất thêm.
Theo số liệu thống kê năm 2000 cho thấy diện tích rừng nƣớc ta chỉ
còn 8 triệu ha, độ che phủ là 28,5%. Năm 1943 diện tích rừng nƣớc ta là 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
triệu ha với độ che phủ là 43%. Đây là nguyên nhân gây nên nhiều hậu quả
nghiêm trọng làm mất cân bằng sinh thái, đất bị xói mòn, bạc màu, lũ lụt, úng
ngập lan tràn nhiều nơi ngay cả các tỉnh miền núi.
Vì sự phát triển bền vững của đất nƣớc, để nhanh chóng nâng cao độ
che phủ giữ cân bằng sinh thái, từ năm 1947 Chính phủ đã đề ra chủ trƣơng
phát triển mạnh rừng trồng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc hƣớng tới đóng
cửa rừng tự nhiên. Trƣớc bối cảnh đó công nghiệp chế biến gỗ nƣớc ta cần
nhanh chóng chuyển hƣớng từ sử dụng nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên chuyển
sang nguyên liệu gỗ rừng trồng và chế biến sản phẩm tổng hợp, lợi dụng gỗ
các sản phẩm phẩm bằng ván dăm nhân tạo thay cho vật liệu gỗ rừng tự nhiên
Chế biến lâm sản phải sớm có quy hoạch, kế hoạch đồng bộ để nâng
cao năng suất và sản xuất các loại ván gỗ nhân tạo thích hợp với các loại
nguyên liệu từ gỗ rừng trồng và các phế liệu trong chế biến nông lâm sản,
đồng thời từ các ván gỗ nhân tạo chế biến ra các loại đồ mộc và vật liệu thay
cho gỗ rừng tự nhiên đáp ứng mọi nhu cầu về gỗ ngày càng tăng của nền kinh
tế nƣớc ta.
Đây là việc làm hết sức cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển công
nghiệp chế biến gỗ trên thế giới và cũng là biện pháp tích cực nhất để bảo vệ

và phát triển vốn rừng tự nhiên, thúc đẩy nhanh sự nghiệp trồng rừng tập
trung quy mô lớn, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Công ty Ván Dăm Thái Nguyên trực thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp
Việt nam đã đƣợc Chính phủ đầu tƣ Dự án trồng rừng nguyên liệu để phục vụ
cho nhà máy với công suất 16.500m3/năm. Dự án đã đƣợc triển khai từ năm
1999 giai đoạn thực hiện Dự án từ 1999 – 2010 để đánh giá tác động các mặt
của Dự án tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của Dự án
trồng rừng nguyên liệu đến phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường
ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Trên thế giới
1.2.1.Khái niệm về Dự án.
Xuất phát từ thực tiễn quản lý kinh tế về phƣơng pháp luận đã đƣa ra
nhiều khái niệm khác nhau về Dự án.
Theo Cleland và King (1975) thì Dự án là sự kết hợp giữa các yếu tố
nhân lực và tài lực trong một thời gian nhất định để đạt đuợc một mục tiêu
định truớc.
Gittinger (1982) đƣa ra quan điểm: Dự án là một tập hợp các hoạt
động mà ở đó tiền tệ đuợc đầu tƣ với hy vọng đuợc thu hồi lại. Trong quá
trình này các công việc kế hoạch tài chính, vận hành hoạt động là một thể
thống nhất đuợc thực hiện trong một thời gian xác định.
Clipdap cho rằng Dự án là một tập hợp các hoạt động để giải quyết
một vấn đề hay để hoàn thiện một trạng thái cụ thể trong một thời gian xác
định.
Từ điểm xã hội học của David Jary và Julia Jary [38] đua ra định

nghĩa về Dự án nhu sau: Dự án là những kế hoạch của địa phuơng đƣợc xác
lập với mục đích hỗ trợ các hành động cộng đồng và phát triển cộng đồng.
Theo định nghĩa này có thể hiểu Dự án là một kế hoạch có sự can thiệp có
mục tiêu, nội dung, thời gian, nhân lực và tài chính cụ thể. Dự án là sự hợp
tác của các lực luợng xã hội bên ngoài và bên trong cộng đồng. Với cách hiểu
nhu trên thì thuớc đo sự thành công của Dự án không chỉ là sự hoàn thiện các
hoạt động có tính kỹ thuật (đầu tu cái gì, cho ai, bao nhiêu, nhu thế nào?) mà
nó còn góp phần vào chuyển biến xã hội tại cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
1.1.2. Đánh giá Dự án
Đánh giá Dự án là khâu then chốt trong quá trình thực hiện các hoạt
động của Dự án. Đánh giá là quá trình tổng kết lại, xem xét lại các hoạt động
của Dự án có đạt đuợc mục tiêu đua ra hay không. Hay nói cách khác đánh
giá là quá trình xem xét một cách có hệ thống và khách quan, nhằm cố gắng
xác định tính phù hợp, tính hiệu quả và các hoạt động với mục tiêu đã đề ra.
Các lý thuyết và huớng dẫn về đánh giá Dự án đuợc đề cập chi tiết
trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới.
Các tác giả và tổ chức trên thế giới nhu Lim Woodhill và Lisa Robins
[6], ARI [37]… đã phân chia 2 loại đánh giá, đó là đánh giá mục tiêu và đánh
giá tiến trình. Đánh giá mục tiêu là xem xét lại Dự án có đạt đuợc mục tiêu
định ra hay không? nó tập trung vào việc phân tích các chỉ số đo đạc, hiệu quả
tác động thu đuợc. Đánh giá tiến trình là mở rộng diện đánh giá hơn so với
loại đánh giá trên, sử dụng tri thức và sự hiểu biết của nhiều nguời để xem xét
nhiều vấn đề của Dự án.
Trên thế giới lịch sử đánh giá Dự án đã có từ lâu [43]. Đánh giá Dự án
là xem xét một cách toàn diện các tác động của Dự án trên các mặt kinh tế, xã
hội và môi trƣờng. Tuỳ theo tính chất và thể loại Dự án mà công tác đánh giá

có những điểm khác nhau. Một Dự án mang tính chất sản xuất kinh doanh hay
còn gọi là Dự án đầu tu thì công tác đánh giá thuờng tập trung vào phân tích
hiệu quả kinh tế. Nguợc lại một Dự án hỗ trợ sản xuất lại tập trung vào phân
tích khía cạnh xã hội. Và Dự án bảo tồn lại tập trung vào phân tích khía cạnh
về môi truờng.
Thời điểm và mục tiêu đánh giá khác nhau thì yêu cầu và nội dung
đánh giá cũng khác nhau. Trong một số truờng hợp đối với Dự án có qui mô
lớn và triển khai đồng thời nhiều mảng hoạt động có tính chất tách biệt thì
công tác đánh giá thuờng tách riêng ra từng mảng hoạt động hay còn gọi là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
đánh giá theo chuyên đề. Theo FAO [44], thì đánh giá về mặt kinh tế thƣờng
dùng để phân tích các lợi ích và chi phí của xã hội, nên các lợi ích và chi phí
đó phải đuợc tính chi suốt thời gian mà chúng còn có tác dụng, nhất là đối với
dự án trồng rừng, phải sau một khoảng thời gian dài thì chúng mới tạo ra một
đầu ra nhất định, đồng thời lại có những tác động về môi truờng có thể còn có
tác dụng lâu dài hơn nhiều so với Dự án sau khi kết thúc. Vậy thì vận dụng
khoảng thời gian nào là đánh giá thích hợp?
Nhiều công trình của FAO [44], Lyn Squire đã chỉ rằng, trong truờng
hợp các chi phí hoặc lợi ích môi truờng kéo dài trong tuơng lai thì các lợi ích
và chi phí đó phải đuợc đua vào phân tích. Không phải là do Dự án đã kết
thúc về mặt hành chính mà chúng ta phải bỏ qua các lợi ích và chi phí về
môi truờng. Tuy nhiên thực tế do vấn đề tỷ suất triết khấu và lý do muốn giản
đơn việc tính toán đã làm cho nhiều nguời chọn các thời hạn phân tích và
đánh giá ngắn hơn nhiều; đối với các Dự án quản lý rừng đầu nguồn hoặc
trồng rừng thì thời hạn đánh giá phải đủ lớn chừng 15 đến 20 năm để thấy đầy
đủ và rõ ràng về các lợi ích về chi phí kinh tế.
UNEP [45] đã xây dựng bản huớng dẫn đánh giá tác động môi truờng

của các Dự án phát triển. Đây là một phuơng pháp nghiên cứu chính thức để
dự báo các tác động môi trƣờng của Dự án phát triển chủ yếu đang đuợc dự
kiến, nhƣng cũng có thể vận dụng để đánh giá những tác động đã qua đối với
môi truờng. Việc đánh giá tác động môi truờng nhằm trả lời 5 câu hỏi: Điều
gì sẽ xẩy ra sau khi Dự án kết thúc? Phạm vi của các biến đổi đó là gì? Các
biến đổi thực sự có phải là vấn đề lớn không? Có thể làm gì đối với chúng?
Cần phải thông báo cho những ngƣời ra quyết định nhƣ thế nào về những việc
phải làm?.v.v…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
1.2 Ở Việt nam
1.2.1.Khái niệm về Dự án
Dự án là một tập hợp các hoạt động theo không gian và thời gian
nhằm đáp ứng một hoặc một số mục tiêu nào đó do con nguời đƣa ra.
Trong bải giảng phuơng pháp đánh giá Dự án có sự tham gia của
nguời dân [28] Vũ Nhâm có đua ra mô hình khái niệm về Dự án nhu sau:


Mục tiêu
phát triển
Mục tiêu
truớc mắt

Thời gian





Hiện tại Mong muốn

Trong tác phẩm phát triển cộng đồng, Nguyễn Thị Oanh [29] đƣa ra 2
định nghĩa về Dự án nhusau:
Dự án là sự can thiệp một cách có kế hoạch nhằm đạt một hoặc một
số mục tiêu đã định truớc tại một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất
định, có huy động sự tham gia thực sự của những nhân tố và tổ chức cụ thể.
Dự án là tổng thể những kế hoạch (công việc) nhằm đạt một số mục
tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian và khuôn khổ chi phí nhất định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Theo Tô Duy Hợp và Lƣơng Hồng Quang [ 24 ] Dự án đƣợc hiểu nhƣ
một kế hoạch can thiệp để giúp một cộng đồng dân cƣ hoặc cá nhân cải thiện
điều kiện sống trên một địa bàn nhất định.
Tuỳ theo lĩnh vực xã hội, đối tuợng hoạt động mà Dự án đƣa ra các
mục tiêu cụ thể cho riêng mình. Trong xã hội hiện nay có rất nhiều loại Dự án
khác nhau nhu Dự án về lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y
tế.v.v …
Chỉ riêng về lĩnh vực lâm nghiệp tuỳ theo mục tiêu mà có các Dự án
khác nhau. Hiện nay trong lâm nghiệp có rất nhiều Dự án với các mục tiêu
khác nhau:
+ Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà.
+ Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy nhà máy giấy Bãi Bằng.
+ Dự án nông lâm kết hợp.v.v …
Nhìn chung các Dự án đều có các can thiệp nhằm đem lại những thay
đổi trong nhận thức và hành động tập thể của cộng đồng. Nhờ đó các lực
lƣợng bên trong và bên ngoài cộng đồng quyết tâm thực hiện các kế hoạch
hành động nhằm đem lại một sự thay đổi về điều kiện hay môi trƣờng sống.

Khi có Dự án các nhận thức, năng lực, kỹ năng tổ chức, các hoạt
động tập thể đuợc nâng cao, tạo cơ sở cho việc hình thành những Dự án mới.
Do đó tình trạng xã hội, môi truờng của cộng đồng lại đuợc cải thiện ở mức
cao hơn.
Trong bài giảng về Quản lý lâm nghiệp xã hội của Trung tâm lâm
nghiệp xã hội [34], hiện nay để nhìn nhận Dự án một cách đầy đủ nhất phải
đứng trên nhiều khía cạnh khác nhau, về hình thức, về quản lý, về kế hoạch,
về nội dung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Về hình thức: Dự án là một tập tài liệu trình bày chi tiết, có hệ thống
các hoạt động và chi phí dƣới dạng một văn bản kế hoạch để đạt đƣợc
những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tƣơng lai.
Về quản lý: Dự án là một công cụ quản lý việc sử dụng vật tƣ lao
động, để tạo ra kết quả kinh tế, tài chính, xã hội, môi trƣờng trong tƣơng
lai.
Về mặt kế hoạch: Dự án là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết để
đầu tƣ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các
quyết định đầu tƣ và tài trợ.
Về mặt nội dung: Dự án đƣợc coi là tập hợp các hoạt động có liên
quan đến nhau, đƣợc kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc
tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua việc sử dụng
hợp lý các nguồn lực xác định.
1.2.2 Đánh giá tác động của Dự án
Đánh giá tác động của Dự án là một quá trình phân tích và so sánh sự
khác biệt về giá trị các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng ở các thời điểm
trƣớc khi thực hiện Dự án và sau khi thực hiện Dự án đồng thời có thể so sánh
các chỉ tiêu đó ở vùng có Dự án với vùng không có Dự án.

Mục tiêu của đánh gia Dự án là nhằm xác định ảnh hƣởng của Dự án
đến môi trƣờng xung quanh, kết quả thực hiện của Dự án những thay đổi về
kinh tế, xã hội, môi trƣờng.
Tóm lại đánh giá tác động của Dự án về các mặt kinh tế, xã hội, môi
trƣờng hiện nay đã và đang đƣợc chú ý đầu tƣ một cách đáng kể. Các kết quả
nghiên cứu tác động của Dự án phần nào nói lên hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Công tác đánh giá Dự án nói chung và Dự án Lâm nghiệp nói riêng
còn rất mới mẻ đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
1.2.3 Một số kết quả nghiên cứu mô hình trồng rừng công nghiệp ở Việt nam
2.1.3.1.Kết quả sinh truởng của Keo lai ở Bầu Bàng (Bình Duơng)

Rừng đuợc trồng tháng 7/1998, kết quả đo đếm tháng 12 năm 1998 và
tháng 10 năm 2000 [18] cho thấy sau 5 tháng ở các khu trồng rừng thâm canh
có đuờng kính bình quân là 6,49 cm, và chiều cao bình quân là 1,3m. Sinh
truởng bình quân của các loài cây hiện nay thuờng đạt 2cm về đuờng kính và
2m về chiều cao, thì với lƣợng tăng truởng nhu vậy là khá cao.
Số liệu thu đuợc sau 21 tháng tuổi cũng cho kết quả tuơng tự nhƣ vậy
đạt 9, 05 cm về đuờng kính và 10, 8m về chiều cao. Nếu tính trữ luợng trên 1
ha thì sau 27 tháng tuổi đạt 53, 78m3. Từ đó ta có năng suất bình quân cho 1
ha trên 1 năm là 23,9m3/ha/năm.
2.1.3.2.Kết quả sinh truởng Bạch đàn và Keo lai [18] ở Pleiku (Gia Lai)

Kết quả điều tra cho thấy nhìn chung sinh truởng của Bạch đàn và Keo
lai ở đây chậm. Với Keo lai sau 16 tháng chỉ đạt 3, 77cm về đuờng kính
và 2,51 m về chiều cao. Với Bạch đàn trị số về đuờng kính đạt 3,99cm, về

chiều cao đạt 2,63m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Chƣơng 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích một số tác động của Dự án đến phát triển kinh tế, xã
hội và môi trƣờng trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp để duy trì và phát triển các kết quả của Dự án.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Dự án trồng rừng nguyên liệu cho Công ty Ván Dăm Thái
Nguyên đƣợc bắt đầu từ năm 1999. Trong quá trình thực hiện có sự tham
ra đông đảo của các bên liên quan, do đó đối tƣợng chọn nghiên cứu là
quá trình thực hiện các hoạt động của của Dự án tại Công ty Ván Dăm
Thái Nguyên và sự tham ra của các hộ gia đình vào các hoạt động của
Dự án.
2.3 Giới hạn nghiên cứu
+ Về nội dung:
- Đánh giá tác động của Dự án đến phát triển kinh tế, xã hội và
bảo vệ môi trƣờng chỉ áp dụng một số chỉ tiêu phù hợp với đối tƣợng và
nội dung nghiên cứu của luận văn.
+ Về thời gian:
- Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá trong khoảng thời gian
từ năm 1999 đến năm 2009.
2.4 Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu và giới hạn nghiên cứu, nôi dung nghiên cứu
của đề tài đƣợc xác định nhƣ sau:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
2.4.1. Nghiên cứu bối cảnh ra đời của Dự án và tình hình triển
khai thực hiện các hoạt động của Dự án tại Công ty ván Dăm Thái
Nguyên từ năm 1999 đến năm 2009
2.4.2. Đánh giá kết qủa thực hiện các hoạt động của Dự án trồng
rừng nguyên liệu tại Công ty Ván Dăm Thái Nguyên.
2.4.3. Bƣớc đầu đánh giá một số tác động của Dự án đến phát
triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng, sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất, cơ
cấu thu nhập và chi phí của hộ gia đình, trong đó:
+ Về kinh tế
Nghiên cứu sự thay đổi về loại hình kinh tế hộ và các tiêu chí
phân loại kinh tế hộ gia đình.
+ Về xã hội
Nghiên cứu mức độ tham gia của ngƣời dân đối với quá trình
thực hiện Dự án.
Nghiên cứu tác động của Dự án đến nhận thức của ngƣời dân
trong công tác trồng rừng, chăm sóc rừng và bảo vệ rừng. Tác động của
Dự án đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
+ Về môi trƣờng
Tác động của Dự án đến khả năng chống xói mòn, bảo vệ đất.
Tác động của Dự án đến tiểu khí hậu xung quanh.
2.4.4. Đề xuất một số giải pháp để duy trì, phát triển các kết quả
mở rộng phạm vi hoạt động của Dự án.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Quan điểm và phương pháp luận
Dự án trồng rừng nói chung và trồng rừng công nghiệp nói riêng là


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt đuợc mục đích
nhất định. Bất kỳ một Dự án đầu tƣ nào khi đi vào hoạt động cũng có những
tác động đến kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Dựa theo mục tiêu của Dự án sẽ lựa
chọn tác động nào là ƣu tiên. Những tác động đó cũng có thể là trực tiếp hoặc
giám tiếp, có thể là tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên những tác động đó luôn
thay đổi theo thời gian và không gian, cụ thể nắm đuợc sự thay đổi đó con
nguời có thể điều chỉnh theo mục đích của mình. Cũng nhu các hoạt động của
Dự án chúng ta có thể nghiên cứu và điều chỉnh sao cho đạt hiệu quả cao nhất
cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, hạn chế thấp nhất những tác động xấu.
Dự án trồng rừng nguyên liệu cho nhà máy ván dăm Thái Nguyên là
một trong những Dự án do Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam làm chủ quản
đầu tƣ và Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên làm chủ đầu tƣ [5]. Dự án bắt
đầu từ năm 1999, mục tiêu của Dự án là hàng năm cung cấp đủ nguyên liệu
gỗ cho nhà máy ván dăm Thái Nguyên công suất 16.500m3/năm. Bất kỳ Dự
án nào đi vào hoạt động, tác động của nó đều liên quan đến kinh tế, xã hội
và môi trƣờng. Về nguyên tắc khi đánh giá tác động của Dự án phải đứng
trên tổng thể các mối quan hệ của nó và quá trình đánh giá phải đuợc thực
hiện trong một thời gian dài. Tuy nhiên do thời gian không cho phép nên đề
tài chỉ giới hạn ở một số yếu tố và các yếu tố này có liên quan mật thiết đến
các hoạt động của Dự án. Trong quá trình đánh giá các yếu tố ta có thể đánh
giá bằng định lƣợng (Đƣợc tính bằng đơn vị đo lƣờng) và định tính (bằng
những chỉ tiêu khó lƣợng hoá hoặc không thể lƣợng hoá đuợc).
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
+ Kế thừa các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm:
- Những thông tin về Dự án, các văn bản của Nhà nƣớc nhƣ các
văn bản pháp luật, các Nghị định của Chính phủ, thông tƣ, hƣớng dẫn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
của các bộ, ngang bộ, hiệp định ký kết Dự án, quyết định thực hiện Dự
án.
- Các báo cáo, hồ sơ thiết kế, theo dõi giám sát và các báo cáo
tổng kết thƣờng kỳ của Dự án.
- Diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng qua từng năm thực hiện.
- Các chính sách về khoa học công nghệ.
- Chính sách về thị trƣờng thƣơng mại
- Bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch, bản đồ thổ nhƣỡng, văn
kiện Dự án.
- Điều kiện kinh tế, xã hội, tài nguyên rừng vùng Dự án
- Các quy trình, quy phạm, các kết quả nghiên cứu, các bảng biểu
có liên quan.
- Các phần mềm sử lý số liệu.
+ Phƣơng pháp điều tra:
- Điều tra phỏng vấn linh hoạt (phƣơng pháp PRA) điều tra 30 hộ
gia đình tham gia Dự án đƣợc lựa chọn theo kết quả điều tra sơ bộ và tham
khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn phụ trách Dự án.
Trong quá trình điều tra kinh tế hộ gia đình sử dụng phƣơng pháp
PRA có nhiều công cụ đƣợc thực hiện, nhƣng trong khuôn khổ đề tài để thu
thập thông tin cần thiết từ ngƣời dân thì 2 công cụ đƣợc sử dụng chủ yếu đó là
họp dân và phỏng vấn linh hoạt đối với từng hộ gia đình, từng cá nhân đây
là phƣơng pháp đã đƣợc lựa chọn.
Họp dân là khoảng thời gian đƣợc ngƣời dân tham gia với số lƣợng
đông đảo tại buổi họp mọi ngƣời chủ động đƣa ra ý kiến của mình và cùng
nhau trao đổi. Kết quả quan trọng là phân loại hộ gia đình theo các tiêu chí do
chính ngƣời dân đƣa ra trƣớc và sau khi thực hiện Dự án.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Phỏng vấn linh hoạt: Đây là phƣơng pháp điều tra đuợc sử dụng để
giao tiếp với nguời dân và cán bộ địa phƣơng nhằm thu thập những thông tin
cần thiết trong việc đánh giá tác động của các Dự án nông - lâm nghiệp,
với phƣơng pháp phỏng vấn định huớng và bán định huớng đặt nguời dân vào
quá trình đàm thoại qua một loạt câu hỏi thích hợp giữa nguời phỏng vấn
với nguời đuợc phỏng vấn.
* Điều tra kinh tế: Phỏng vấn 30 hộ gia đình đã tham gia Dự án, với
mức độ giàu nghèo khác nhau và đuợc chia làm 3 nhóm hộ, trong đó hộ khá
khoảng 10 hộ, hộ trung bình khoảng 10 hộ và hộ nghèo 10 hộ. Tuy nhiên đây
không phải là con số tuyệt đối và số hộ có thể biến động qua lại trong tổng số
điều tra.
Các thông tin phỏng vấn đuợc ghi vào phiếu điều tra theo mẫu (xem
phụ biểu)
2.5.3. Phương pháp đánh giá tác động kinh tế
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ (nhóm hộ) tham gia Dự
án trồng rừng chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích chi phí và thu
nhập (Cost-Binifit analyis) viết tắt là CBA.
2.5.4. Phương pháp đánh giá tác động của Dự án về mặt xã hội
Để đánh giá tác động của Dự án về mặt xã hội chúng tôi sử dụng
phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham ra của ngƣời dân
(phƣơng pháp PRA). Đây là phƣơng pháp đánh giá đƣợc sử dụng rộng
rãi nhất hiện nay trong việc đánh giá các Dự án Nông-Lâm nghiệp. Dựa
vào các nguồn thông tin thu nhập trong quá trình phỏng vấn, tài liệu thu
thập chúng tôi đánh giá một số chỉ tiêu.
Muốn điều tra tác động của Dự án về mặt xã hội ta cần có các tiêu chí
để đánh giá.


Theo Vũ Nhâm [20] những tiêu chí để đánh giá tác động của Dự án về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
mặt xã hội bao gồm:

+ Tiêu chí 1: Ngƣời dân tham gia Dự án và sống trong hoặc gần khu
vực có đƣợc ƣu tiên gì không?
- Đã sử dụng tối đa lao động địa phƣơng vào các hoạt động của Dự án,

đảm bảo quyền lợi của họ theo pháp luật.

- Có tổ chức cho nguời dân thực hiện Dự án tiến hành tham gia xây
dựng luận chứng, giám sát, lập kế hoạch thực hiện và đánh giá Dự án.
- Có tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nghề nghiệp cho nguời
dân

địa phƣơng hay không?

+ Tiêu chí 2: Bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi công cộng
cho nguời lao động.
* Thu nhập và các phúc lợi xã hội khác của ngƣời lao động tham gia
Dự án.
+ Tiêu chí 3: Đảm bảo quyền đề đạt ý kiến và tham gia thảo luận của
các hộ gia đình về vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của ngƣời lao
động.
* Tham khảo ý kiến của nguời dân khi xây dựng kế hoạch quản lý và
sản xuất kinh doanh.
* Thực hiện đầy đủ các ý kiến về dân chủ ở cơ sở, để thu hút ý kiến

của ngƣời lao động về những vấn đề có liên quan đến đời sống và việc làm
của họ, những sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả của Dự án.
+ Tiêu chí 4: Chủ Dự án tham gia tích cực vào hoạt động văn hoá, xã
hội của địa phuơng.
- Phƣơng pháp đánh giá:

+ Sử dụng các phƣơng pháp và công cụ có ngƣời dân tham gia nhờ bộ
câu hỏi ghi trong phiếu điều tra để thu thập thông tin và đánh giá.
+ Chuyển các tiêu chí đánh giá thành các bộ câu hỏi tổng quát để trả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
lời là "Đạt" hay "Không Đạt".
* Điều tra môi trƣờng

Căn cứ vào hiện trạng, tình hình triển khai thực hiện Dự án trên địa
bàn, tiến hành điều tra một số chỉ tiêu cơ bản mà Dự án tác động đến: độ che
phủ, khả năng chống xói mòn, sự thay đổi của môi truờng sinh thái xung
quanh.v.v …
2.5.5.Phương pháp thu thập số liệu trên các ô mẫu
Căn cứ vào bản đồ hiện trạng, bản đồ qui hoạch và thiết kế trồng rừng
các năm của Dự án, dự kiến vị trí và số lƣợng ô mẫu cho từng diện tích
rừng kết quả khảo sát thực địa cho phép lập số lƣợng ô tiêu chuẩn (ÔTC) mỗi
ô có diện tích 1000m2 (40 m x 25 m). Các ÔTC đƣợc đo đạc chính xác diện
tích, tiến hành mô tả các yếu tố tự nhiên trên ô, thu thập các chỉ tiêu điều tra
cần thiết nhu loài cây, năm trồng, đƣờng kính tại vị trí 1 m 3 (D1.3), Chiều
cao vút ngọn (Hvn), …

+ Điều tra cây bụi thảm tƣơi, độ che phủ.v.v …

+ Xác định độ tàn che, độ đầy của tầng thảm mục v.v …
+ Xác định độ dốc bằng địa bàn cầm tay và thƣớc đo cao.
+ Xác định độ xốp của đất bằng ống dung trọng (dung tích 100cm3)

2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu

2.6.1.Phương pháp đánh giá tác động kinh tế.

- Chia số hộ gia đình đƣợc phỏng vấn làm 3 nhóm hộ theo mức độ
khác nhau.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ (nhóm hộ) tham gia Dự án
trồng rừng chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích chi phí và thu nhập
(Cost - Binifit analysis) viết tắt là CBA

Phƣơng pháp CBA là phƣơng pháp so sánh giữa đầu vào (chi phí) và
đầu ra (thu nhập) có tính đến giá trị của đồng tiền theo thời gian.
Thông thƣờng các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp có chu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
kỳ kinh doanh dài. Việc đầu tƣ chủ yếu tập trung vào những năm đầu chu kỳ
kinh doanh và thu nhập vào những năm cuối của chu kỳ kinh doanh. Vì vậy
để so sánh các chỉ tiêu với nhau ta phải đƣa về giá trị hiện tại, các thu nhập và
chi phí.
+ Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng (NPV-Net Present Value)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của
các hoạt động sản xuất trong các mô hình trồng rừng, sau khi đã chiết khấu để
quy về thời điểm hiện tại:
N


NPV =
Bt – Ct (1)
(1+r)
t

t=o

Trong đó: - NPV là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng)
- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng)
- t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
n
-  Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận
t=o
NPV dùng để đánh giá hiệu quả của các mô hình trồng rừng sản xuất có
quy mô đầu tƣ, kết cấu giống nhau, mô hình trồng rừng nào có NPV lớn thì
hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên quy mô lợi nhuận về mặt số lƣợng, nếu
NPV > 0 thì mô hình có hiệu quả và ngƣợc lại. Chỉ tiêu này nói lên đƣợc mức
độ (độ lớn) của các chi phí đạt đƣợc NPV, chƣa cho biết mức độ đầu tƣ.
+ Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR- Benefits to Cost Ratio)
BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tƣ và cho biết
mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Công thức tính:


×