Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

công tác xã hội với người khuyết tật tại huyện yên thành- tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.63 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ
000
PHẠM THỊ THỦY
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TẠI HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN
NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
KHÓA 34 (2010 – 2014)
HUẾ, 05/2014
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ
000
PHẠM THỊ THỦY
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TẠI HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN
NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
KHÓA 34 (2010 – 2014)
Cán bộ hướng dẫn:
HỒ SỸ THÁI
HUẾ, 05/2014
Lời Cảm Ơn
Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc,
tôi đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp với đề tài: “
công tác xã hội với người khuyết tật tại huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc của mình đến thầy giáo Hồ Sỹ Thái - giáo viên
hướng dẫn đề tài của tôi, người đã chỉ dẫn cho tôi từng


bước đi đến ngày hoàn thành báo cáo.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo
trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, cũng
như các bạn lớp công tác xã hội K34. Xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến UBND cùng toàn thể bà con huyện
Yên Thành đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi, góp
phần vào sự thành công của đề tài.
Mặc dù tôi đã cố gắng nhưng do khả năng và thời
gian có hạn nên chắc chắn báo cáo này không thể
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, kính
mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn
sinh viên. Sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn
sẽ là những lời khuyên vô giá đối với tôi trong suốt
cuộc đời.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 4 năm 2014
Sinh viên: Phạm Thị Thủy
Báo cáo tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ
CTXH Công tác xã hội
NKT Người khuyết tật
UBND Uỷ ban nhân dân

SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34
Báo cáo tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34

Báo cáo tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người khuyết tật là lớp công dân, là nguồn nhân lực đặc biệt của đất
nước. Nói đến NKT người ta thường nghĩ ngay đến sự phân biệt, kỳ thị vì họ
cho rằng NKT là người không bình thường. Nhưng không phải thế, họ vẫn là
con người và có quyền được hưởng hạnh phúc, tự do và bình đẳng trong xã
hội. Họ có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế cũng như đóng góp cho xã
hội của đất nước. Và trên hết, họ luôn có một nghị lực sống phi thường.
Kinh tế phát triển giúp đất nước ta ngày càng giàu mạnh, đời sống nhân
dân được nâng cao; NKT vì thế cũng được quan tâm, chăm sóc chu đáo, có
cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều mảnh
đời bất hạnh; còn rất nhiều NKT không được ăn no, không mặc đủ ấm, không
được đến trường, còn bị phân biệt đối xử, kỳ thị và xa lánh.
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm
8% dân số, trong đó có 400 nghìn người khuyết tật nặng. Mặc dù, trong
những năm gần đây Nhà nước ta đã có rất nhiều những chính sách hỗ trợ
người khuyết tật nhưng vẫn còn những vấn đề mà người khuyết tật đang gặp
phải đó là sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Điều đó đã dẫn đến khả năng hòa
nhập và phát triển của người khuyết tật đang bị hạn chế bởi chính những định
kiến xã hội mà họ gặp phải.
Theo như báo cáo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu và Phát triển
xã hội và Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội tại 8 tỉnh thành trong cả nước thì
trong số những người được hỏi có tới 42% đối tượng NKT tự đánh giá tình
trạng sức khoẻ của mình kém hơn rất nhiều so với người không khuyết tật;
khoảng 20% NKT và 95% NKT nặng trong độ tuổi lao động hiện không đi
làm. Tỷ lệ NKT có thu nhập bao gồm lương, trợ cấp và phúc lợi ngoài lương
thấp hơn nhiều so với người không khuyết tật. Khoảng một nửa NKT có mức
lương tháng trung bình từ 1,25 triệu đồng trở xuống.
Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật vẫn đang diễn ra

hàng ngày và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, lao động, học tập của
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 1
Báo cáo tốt nghiệp
người khuyết tật. Theo như nghiên cứu thì hiện số NKT bị kỳ thị cao nhất là
dạng khuyết tật giao tiếp (chiếm 95,5%), khuyết tật ghi nhớ (chiếm 81%) và
khuyết tật trong tự chăm sóc bản thân (80%).
NKT là đối tượng gặp nhiều khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống về
cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Nhiều NKT không có người thương yêu chăm
sóc, họ không có điều kiện học hành đầy đủ và hưởng cuộc sống ấm no hạnh
phúc như bao người khác. Đặc biệt là NKT ở các vùng nông thôn lại càng
thiệt thòi hơn nữa, phần lớn họ chưa được vào các trung tâm bảo trợ xã hội
mà chủ yếu sống nhờ vào sự cưu mang giúp đỡ của những người họ hàng hay
bà con làng xóm. Bên cạnh đó ở nông thôn kinh tế còn nghèo nàn, đời sống
còn thiếu thốn do vậy NKT còn gặp nhiều khó khăn và đặc biệt NKT thiếu
thốn tình cảm yêu thương của cha mẹ, của người thân, của một mái ấm gia
đình hạnh phúc. Họ bị chấn thương về mặt tâm lý bởi sự kỳ thị và phân biệt
của những người xung quanh, và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
và tương lai của NKT.
NKT là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, rất cần được quan tâm, hỗ
trợ và giúp đỡ của cộng đồng, của xã hội để họ có được một cuộc sống tốt đẹp
hơn, được hưởng hạnh phúc, được đối xử bình đẳng và có một tương lai tươi
sáng như bao người khác. Bảo vệ, chăm sóc và đầu tư cho NKT chính là đầu
tư cho tương lai của đất nước
Là một nhà Công tác xã hội trong tương lai, tôi rất muốn đóng góp sức
mình vào việc giúp đỡ NKT để họ có một cuộc sống tươi đẹp hơn. Xuất phát
từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Công tác xã hội với người
khuyết tật tại huyện Yên Thành- tỉnh Nghệ An”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Người khuyết tật và các vấn đề của người khuyết tật từ lâu đã là một chủ
đề khá quen thuộc trong hoạt động xã hội. Bởi những vấn đề xã hội của NKT

luôn mang tính thời sự. Trong những năm qua đã có rất nhiều nghiên cứu về
NKT của Viện nghiên cứu phát triển xã hội như “ giảm kỳ thị và phân biệt với
người khuyết tật”, tập trung chủ yếu vào vấn đề giảm kỳ thị và phân biệt với
NKT, đưa NKT hòa nhập vào cộng đồng.
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 2
Báo cáo tốt nghiệp
Bài viết ”Việc làm cho người khuyết tật: Một số cách tiếp cận ” được
đăng trên Kỷ yếu hội thảo về Việc làm cho người khuyết tật được tổ chức tại
Đại học Văn Lang, TP Hồ Chí Minh, 30/8/2011, nhắc đến vấn đề việc làm
cho người khuyết tật là một nội dung cơ bản được các văn bản quy phạm
pháp luật đề cập cũng như là chủ đề của nhiều chương trình xã hội. Quyền
được làm việc và tạo cơ hội được làm việc của người khuyết tật trở thành một
vấn đề quan trọng và được coi là chìa khóa để giúp người khuyết tật tự thay
đổi cuộc sống của bản thân.
Ngoài ra còn có các hoạt động, chương trình về NKT:
Ngày 7/10/2013, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã
phối hợp với Liên hiệp Hội Người khuyết tật Việt Nam và Trung tâm Hành
động vì sự phát triển cộng đồng tổ chức Lễ khởi động Dự án Liên hợp quốc
về Thúc đẩy quyền của người khuyết tật.
Ngày 20/8/2013 vừa qua Hội thảo “Sống với khuyết tật và cái giá của sự
kỳ thị” đã diễn ra tại Khách sạn Melia, Hà Nội do Viện Nghiên cứu Dư luận
Xã hội và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội tổ chức.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều những bài viết về người khuyết tật đăng
trên các tờ báo, tạp chí. Cụ thể như:
Bài viết “ Đem lại cuộc sống tự lập cho người khuyết tật” ra ngày
12/5/2014 của tác giả Trịnh Sơn đăng trên báo nhân dân
“ Việc làm cho người khuyết tật: Cần hướng tới thực chất” của tác giả Hồng
Kiều ra ngày 17/4/2014 đang trên báo Việt Nam +.
Điều đó cho thấy rằng, nghiên cứu về NKT hoàn toàn không phải là một
phát kiến. Trong mọi đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu đều muốn đi sâu

tìm hiểu thực tế cuộc sống của NKT ở vùng nông thôn, để từ đó đưa ra biện
pháp can thiệp CTXH thích hợp nhằm giúp NKT vượt qua khó khăn, mặc
cảm và vươn tới cuộc sống tươi đẹp hơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
3.1. Mục tiêu chung:
Thông qua thực trạng người khuyết tật nhằm xác định những nhu cầu cơ
bản của người khuyết tật, cũng như những khó khăn mà người khuyết tật gặp
phải trong đời sống. Trên cơ sở đánh giá các giải pháp đã được thực hiện trước
đó đề suất một số giải pháp nhằm hỗ trợ và giúp đỡ cho người khuyết tật.
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 3
Báo cáo tốt nghiệp
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng người khuyết tật tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
- Xác định những khó khăn mà người khuyết tật đang gặp phải trong
cuộc sống
- Tiến hành các phương pháp công tác xã hội với NKT tại địa bàn nghiên
cứu và đề suất một số giải pháp nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho
NKT. Phương pháp công tác xã hội được thực hiện ở đây là tiến hành công
tác xã hội với cá nhân cụ thể và công tác xã hội với nhóm.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác xã hội với người khuyết tật.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Người khuyết tật tại huyện Yên Thành- tỉnh Nghệ An.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Yên Thành-
tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: từ ngày 10/4/2014 đến ngày 30/4/2014 Đây là thời
gian tôi về nghiên cứu tại địa bàn.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2009- 2013.

- Giới hạn nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các nội dung sau thực trạng đời
sống của người khuyết tật và khó khăn của NKT trong đời sống; đề xuất các
giải pháp nhằm hổ trợ, giúp đỡ và đảm bảo cuộc sống cho NKT.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài sẽ sử dụng một cách linh hoạt cả
hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên
cứu định lượng. Trong đó có các phương pháp cụ thể như sau:
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:
Tiến hành thu thập và phân tích những tài liệu về NKT để tìm hiểu thực
trạng đời sống cũng như nhu cầu của NKT.
5.2. Phương pháp quan sát:
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi tiến hành quan sát đời sống của
NKT. Đặc biệt là quan sát thân chủ trong Công tác xã hội với cá nhân.
5.3. Phương pháp phỏng vấn:
Bao gồm phỏng vấn với bảng hỏi và phỏng vấn sâu, để thu thập thông
tin liên quan đến NKT và những người liên quan.
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 4
Báo cáo tốt nghiệp
5.4. Phương pháp thảo luận nhóm:
Nhằm tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu của NKT và tạo sự đồng
cảm chia sẻ giữa những NKT.
5.5. Phương pháp đóng vai:
Nhằm hình thành khả năng giao tiếp, rèn luyện tính tự tin cho người
khuyết tật. Qua đó giúp NKT vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 5
Báo cáo tốt nghiệp
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1.Vị trí địa lý.
Huyện Yên Thành ở phía Đông Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh
khoảng 60km về phía Bắc. Chiều Bắc Nam từ Hòn Sương giáp Quỳnh Lưu ở
phía Bắc, đến Tràng Sơn giáp Nghi Lộc ở phía Nam dài gần 40km, thuộc
18’55 phút đến 19’12 phút, độ vĩ Bắc. Chiều Đông từ thôn Ngọc Sơn làng Đại
Độ đến làng Tràng Thịnh ,ở phía Tây, dài 35km thuộc 105’11 phút đến
105’34 phút độ kinh đông. Cách bờ biển nơi gần nhất ở xã Đô Thành 6km,
nơi xa nhất ở xã Thịnh Thành gần 40km.
Phía Bắc giáp các huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu; phía Đông
giáp các huyện Diễn Châu; phía Đông Nam giáp huyện Nghi Lộc; phía Nam
giáp huyện Đô Lương; phía Tây giáp huyện Tân Kỳ.
1.1.1.2.Điều kiện tự nhiên.
Yên Thành là vùng đất nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng.
Về thế hình, huyện Yên Thành giống như một hình lòng chảo không cân.
Ba phía Bắc, Tây, Nam là rừng núi và đồi trọc, ở giữa phía Đông là vùng
đồng trũng tiếp giáp với huyện Diễn Châu, nơi cao nhất là đỉnh núi Vàng Tâm
ở phái Bắc làng Qùy Lăng cao 544m. Nơi sâu nhất là vùng trũng ven sông
Điển, sông Cầu Bà âm 0,6m so với mực nước biển.
Đồng bằng huyện Yên Thành nằm trong á miền đồng bằng Nghệ An.
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 20.387,37 ha; trong đó có
15.783,35 ha đất trồng cây hằng năm, 13.532,96 ha đất trồng lúa, 2.230,39 ha
đất trồng cây hàng năm khác, 4.615,02 ha đất trồng cây lâu năm ( theo số liệu
thống kê về kinh tế- xã hội huyện Yên Thành). Vùng đồng bằng này được
nằm trong kiến tạo “Tân sinh”. Qua hai lần biển tiến ( nước dâng lên từ 90
đến 100m) và hai lần biển thoái( nước biển rút từ 90 đến 100m) cách ngày
nay 2 triệu năm và do vật liệu biển bồi tụ, những bậc phù sa cổ hình thành,
nên vừa nhỏ hẹp…,kém phì nhiêu. Điều đáng chú ý là đồng bằng Yên Thành
có độ nghiêng lớn, mặt cắt dày nên diễn ra các quá trình mài mòn, rửa trôi và
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 6
Báo cáo tốt nghiệp

bồi tụ đồng bằng lại hẹp ngang, lũ lụt nhanh mang theo ra biển những phần
đất mịn chưa kịp lắng đọng. Vì vậy đất nhẹ nên giữ đất, giữ nước kém, độ
màu mỡ không bằng đồng bằng sông Mã, kém xa đồng bằng Bắc Bộ và Nam
Bộ, ở giữa cánh đồng lại xuất hiện những nhánh núi, quả đồi, lèn đá lẻ; một
số cánh đồng ở vùng trũng bị nhiễm mặn. Tuy vậy, mấy nghìn năm nay, đây
là địa bàn quan trọng để sản xuất lúa và hoa màu, là nơi cung cấp nhiều tôm,
cá… Và là nơi tập trung đông dân cư của tỉnh.
Núi rừng và đồi ở Yên Thành là dạng địa hình chiếm hầu hết diện tích ở
phía Bắc, phía Tây và phía Nam huyện. Tổng diện tích lâm nghiệp 21.660,77
ha, trong đó có 11.521,5 ha đất rừng sản xuất, và 10.139,27 ha đất rừng phòng
hộ. Dãy núi phía Bắc được hình thành do dãy núi ở phía Đông Bắc Bộ chạy
về Quỳnh Lưu tới Yên Thành, hình thành một bức màu xanh của dãy núi Bồ
Bồ. Dãy núi phía Tây và phía Nam huyện do dãy núi Phu Hoạt ở Tây Bắc
Nghệ An chạy về, hầu hết là rừng núi và đồi thấp, nhưng có độ nghiêng dốc
lớn. Ở đây xưa kia có thảm rừng xanh bao phủ, rừng có nhiều gỗ quý như lim,
sến, kền kền, gụ, dổi….Có nhiều động vật quý như voi, hổ, bò rừng, lợn rừng,
…. Nhiều dược liệu quý như sâm nam, hà thủ ô,….Hiện nay, nguồn tài
nguyên này đang ngày càng cạn kiệt. Có nhiều khu rừng bị trọc hóa, một số
khu rừng còn giữ được màu xanh cũng là rừng thứ sinh. Đáng kể có rừng lim
ở Lăng Thành, gụ ở xã Xanh Găm. Ở đây có các đỉnh núi cao như Vàng Tâm
544m, Bồ Bồ 459m, đồi Mồng Gà 385m, động huyệt 301m…. Ở giữa các dãy
núi có nhiều thung lũng kín đáo như thung Lăng, thung Mây, thung Buồng….
Một dạng địa hình khác ở Yên Thành là do hiện tượng lắng đọng trầm
tích, đá vôi ở Nham Tướng vào thế kỷ Carbon, cách đây khoảng 287 triệu
năm, hình thành nhiều lèn đá vôi ở Đồng Thành, Nam Thành, Lý Thành, Bảo
Thành, Vĩnh Thành…. Nơi đây có nhiều hang động kín đáo, có nhiều mạch
nước ngầm và khoáng sản. Núi đồi, lèn đá, thung lũng và đồng bằng đã tạo
nhiều cảnh quan đẹp cũng là vốn đất chủ yếu của huyện Yên Thành.
Hiện nay, địa hình Yên Thành có ba vùng rõ rệt: vùng đồi núi bán sơn
địa 20815 ha, vùng đồng bằng thâm canh 16954 ha, vùng đồng trũng.

Về khoáng sản, căn cứ vào việc thăm dò cho đến hiện nay, Yên Thành
chưa phát hiện được khoáng sản kim loại mà chỉ là khoáng sản phi kim loại,
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 7
Báo cáo tốt nghiệp
đáng kể có đá vôi ở Đồng Thành, Nam Thành, Lý Thành,…. , mỏ barit ở Sơn
Thành, cát xây dựng ở Sơn Thành, Bảo Thành, than bùn ở Vĩnh Thành.
1.1.1.3.Khí hậu.
Yên Thành có khí hậu và thời tiết khá phức tạp, có những mặt ưu đãi
nhưng cũng có những mặt khắc nghiệt. Nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới
gió màu, quanh năm nhận được bức xạ lớn của mặt trời. Tổng nhiệt lượng cả
năm hơn 8500 độ C, đạt 75kalo/ cm2. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23 độ
C. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1600- 1800 mm. Mưa tập trung vào
các tháng cuối của mùa hạ, cũng có năm ngay giữa tháng năm,( khoảng 20/4
âm lịch), xuất hiện lũ tiểu mạn đủ nước cho sản xuất và hoạt động nhưng
cũng gây lũ lụt, mất mùa. Do địa hình phức tạp, lại có độ nghiêng dốc lớn nên
những cánh đồng bậc thang ven chân núi, quá trình mài mòn, rửa trôi diễn ra
mạnh, tầng đất canh tác mỏng, thường bị khô hạn và bạc màu. Vùng đồng
trũng bị lũ lụt ngật úng hai đến ba lần.
Nắng nóng cũng không rãi đều quanh năm, mà tập trung vào tháng 6,
tháng 7, mùa hè có nồm biển thổi vào và gió Tây Nam từ dãy Trường Sơn
thổi sang. Gió Tây Nam rất khô nóng, làm cho sự bốc hơi diễn ra nhanh, đồng
ruộng khô hạn,. Nhiệt độ trung bình mùa hè là 35 độ C, có ngày lên đến 39 độ
C; khi chưa có hệ thống nam giang, hồ đập, những đợt Nam Lào kéo dài gây
ra tác hại nghiêm trọng đến mùa màng và sức khỏe con người. Mùa đông, gió
mùa Đông Bắc xâm nhập vào, nhiệt độ giảm, tạo nên sự khô hanh, cũng có
khi mưa dầm kéo dài.
Sông hồ ở Yên Thành không nhiều và không có sông lớn, hầu hết sông
suối bắt nguồn từ các dãy núi phía Bắc, Tây Nam. Đến nay huyện Yên Thành
đã xây dựng được gần 200 hồ đập lớn nhỏ, giữ lại trên 100 triệu m3 nước để
tưới cho vùng cao.

- Về giao thông, do địa hình là một vùng chảo không cân, ba phía là núi,
ở giữa là đồng trũng nên ngoài các tuyến đường sông từ cửa Lạch Vạn, sông
Bùng Lên, Yên Thành chỉ có tuyến đường liên hương, liên tổng, liên huyện.
Các con đường làng thường nhỏ hẹp. Mãi đến thế kỷ 20, đường quốc lộ 7A và
đường Tỉnh Lộ 538 mới được khai thông, nhưng cũng đi qua huyện Yên
Thành 15km.
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 8
Báo cáo tốt nghiệp
Bản đồ hành chính huyện Yên Thành
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Yên Thành là một huyện đồng bằng bán sơn địa, bao gồm 39 xã, thị trấn
được chia làm ba vùng: vùng thâm canh, vùng phía nam, vùng đồi núi; trong
đó có 16 xã miền núi chiếm 69% diện tích đất tự nhiên với 43% dân số, 20 xã
đồng bằng, thị trấn chiếm 31% diện tích đất tự nhiên, chiếm 57% dân số.
Bảng 1. Danh sách các xã trực thuộc huyện Yên Thành
1. Bảo Thành
2. Bắc Thành
3. Công Thành
4. Đô Thành
5. Đồng Thành
6. Đức Thành
7. Hồng Thành
8. Hậu Thành
9. Hùng Thành
10. Hợp Thành
11. Hoa Thành
12. Khánh Thành
13. Lăng thành
14. Long Thành
15. Liên Thành

16. Lý Thành
17. Minh Thành
18. Mỹ Thành
19. Nam Thành
20. Nhân Thành
21. Phúc Thành
22. Quang Thành
23. Sơn Thành
24. Tăng Thành
25. Tân Thành
26. Thọ Thành
27. Thịnh Thành
28. Trung Thành
29. Văn Thành
30. Viên Thành
31. Vĩnh Thành
32. Xuân Thành
33. Đại Thành
34. Tây Thành
35. Kim Thành
36. Mã Thành
37. Tiến Thành
38. Đại Thành
39. Phú Thành
Yên Thành là một mảnh đất giàu truyền thống và hiếu học. Nhiều người
con quê hương đã trở thành những danh nhân nổi tiếng của đất nước. Từ thời
Trần đến thời Nguyễn, Yên Thành có 21 vị đại khoa Tiến sĩ.
Đến nay, toàn huyện có 139 làng văn hóa và có 77 cơ quan đơn vị đạt tiêu
chuẩn văn hóa, bên cạnh đó có 49.190 hộ được công nhận gia đình văn hóa.
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 9

Báo cáo tốt nghiệp
2.1.3.Tình hình phát triển kinh tế- xã hội.
Kinh tế của huyện Yên Thành trong những năm gần đây có bước phát
triển khá toàn diện về cả nhịp độ, sản lượng và cơ cấu. giá trị sản phẩm năm
2007 đạt 996 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm là
13.1%.
Thực hiện chủ trương Nhà Nước và nhân dân cùng làm, trong những
năm đổi mới, Đảng Bộ và nhân dân Yên Thành đã phấn đấu không mệt mỏi,
vượt qua khó khăn để xây dựng một cơ sở hạ tầng điện, đường, trường,
trạm…tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ đã làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng
đổi mới, thêm phần khởi sắc, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mức sống của nhân
dân ngày càng được nâng cao. Công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm
nghèo đạt mục tiêu mà Đại hội Đảng Bộ lần thứ XXIV đã đề ra.
2.1.4. Đánh giá chung.
Yên Thành là một vùng quê giàu truyền thống hiếu học và sớm có phong
trào cách mạng. Bởi vậy, trong những năm kháng chiến, xây dựng và bảo vệ
Tổ Quốc, dù ở thời kỳ nào đều có sự góp mặt của người dân Yên Thành. Vậy
nên đến nay, Yên Thành có tới 7050 người được hưởng trợ cấp xã hội với số
tiền hàng tháng chi trả lên đến hàng tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn ảnh hưởng
đến việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và gây ra tình trạng đói nghèo
trong địa bàn huyện nói riêng.
Là một huyện có số dân đông so với các huyện đồng bằng khác trong
tỉnh, dân trí thấp, không có các công trình công nghiệp lớn của tỉnh đóng trên
địa bàn huyện, là một huyện trọng điểm lúa nước nhưng giá cả nông sản, thị
trường tiêu thụ nông sản còn gặp nhiều khó khăn. Tiềm năng vùng đồi chưa
có điều kiện khai thác, các tuyến giao thông tỉnh bị xuống cấp trầm trọng.
Thời tiết những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, hạn hán, rét đậm kéo dai
ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, diện tích nông

nghiệp quá ít nên sản xuất lượng lương thực của huyện đạt ở mức thấp, hằng
năm bình quân đầu người chỉ đạt 70 kg. Theo kết quả điều tra về lao động
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 10
Báo cáo tốt nghiệp
việc làm thì số người không có việc làm là 15%. Mặc dù nền kinh tế của
huyện còn gặp nhiều khó khăn vốn có như: xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng
còn nhiều thiếu thốn…. Song, cùng với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân
cùng với sự nổ lực phấn đấu của các ngành, các cấp đã duy trì nhịp độ phát
triển của nền kinh tế- xã hội với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14% , nền kinh
tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Góp phần làm cho
cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện và đi lên.
1.2. Các khái niệm liên quan.
1.2.1. Khái niệm người khuyết tật.
Dựa vào công ước: “NKT là sự tương tác với những người có khiếm
khuyết và những rào cản xã hội. Những rào cản này cản trở sự tham gia của
NKT trên cơ sở với người khác về hệ quả.
Theo luật NKT của Việt Nam: “ NKT là người có một hoặc nhiều
khiếm khuyết về thể chất lẫn tinh thần gây suy giảm đáng kể và lâu dài đến
khả năng thực hiện hoạt động sống hằng ngày”.
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là:
khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật
(handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của
cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự
giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn
tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do
tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO,
1999). Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người
khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội
và có một cuộc sống giống như thành viên khác (DPI, 1982). Do vậy, khuyết

tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ
thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống
1.2.2. Khái niệm công tác xã hội:
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 11
Báo cáo tốt nghiệp
Cho đến nay đã có nhiều cách hiểu, nhiều định nghĩa khác nhau về công
tác xã hội (CTXH). Tuy không đối lập nhưng cũng chưa có được một định
nghĩa thống nhất.
Theo Foundation of Social Word Pratice: CTXH là một môn khoa học
ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được
một vị trí ở mức đô phù hợp trong xã hội. CTXH được coi như một môn khoa
học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã
được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và
xây dựng những kỹ năng chuyên môn hóa.
Joanf Robertson – chủ nhiệm khoa CTXH trường đại học Winconsin,
Hoa Kỳ: CTXH là quá trình giải quyết những vấn đề hợp lý nhằm thay đổi
theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu đã đề ra ở cấp độ cá nhân, gia đình, nhóm,
tổ chức, cộng đồng và chính sách xã hội.
Theo liên đoàn chuyên nghiệp xã hội quốc tế - IFSW (Đưa ra tại Đại
hội Montreal – tháng 7/2000):
CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các
vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng
người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái dễ chịu. Vận
dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp
ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và
công bằng xã hội là các nguyên tác cơ bản của nghề (Theo định nghĩa này thì
CTXH sẽ không được công nhận tại các nước chưa có nền giáo dục phát triển
cao về CTXH).
Theo Nguyễn Thị Oanh (Đại học Mở bán công TPHCM):
CTXH là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao, được thực theo

các nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hổ trợ cá nhân và nhóm
người trong việc giải quyết các vấn đề trong đời sống của họ; qua đó CTXH
theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. CTXH
là hoạt động thực tiễn bởi họ luôn làm việc trực tiếp vợi đối tượng, với nhóm
người cụ thể và mang tính tổng hợp cao, bởi người làm CTXH phải làm việc
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 12
Báo cáo tốt nghiệp
với nhiều vấn đề khác nhau như: tệ nạn xã hội, vấn đề người nghèo, vấn đề
gia đình…
Theo Từ điển Xã hội học (G.Endruweit và G.Trommsdorff – NXB Thế
giới, Hà Nội, 2001):
Công tác xã hội là một dịch vụ đã chuyên môn hóa – một việc giúp đỡ có
tính cá nhân để giải quyết những vấn đề xã hội đặc biệt.
Từ các nội dung định nghĩa được nêu trên đây, có thể tóm lược những
định nghĩa mang 2 khía cạnh nội dung sau:
•CTXH là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và
hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí,
vai trò của các cá nhân, nhóm, cộng đồng nguời yếu thế nhằm tiến tới sự bình
đẳng và tiến bộ.
•Công tác xã hội còn là một dịch vụ đã chuyên môn hóa, góp phần giải
quyết các vấn đề xã hội, về con người mang tính bức xúc nhằm thỏa mãn các
lợi ích căn bản của những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác, góp
phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình.
1.2.3. Khái niệm công tác xã hội với người khuyết tật.
Cho đến nay vẫn có nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau nhưng tựu
chung lại có thể nêu lên một cách khái quát như sau: công tác xã hội với NKT
là một tiến trình can thiệp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề mà NKT
đang gặp phải, giúp họ tự vượt qua những khó khăn và cải thiện được vai trò,
vị trí của mình trong xã hội.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

TẠI HUYỆN YÊN THÀNH- TỈNH NGHỆ AN
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 13
Báo cáo tốt nghiệp
2.1. Thực trạng
Huyện Yên Thành là một đồng bằng bán sơn địa. Dân số hiện nay có
275.165 người, trong đó số người khuyết tật chiếm 6.300 người, trong đó
khuyết tật vận động là 2.100 người, khuyết tật thị giác là 1.210 người, khuyết
tật thính giác là 900 người, khuyết tật ngôn ngữ là 890 người và khuyết tật trí
tuệ là 1.200 người. Người khuyết tật chiếm một tỷ lệ rất cao trong dân số của
Huyện.
Tuy nhiên để dễ dàng trong việc phân loại trợ cấp cho người khuyết tật,
UBND huyện phân ra các loại khuyết tật như: người cao tuổi khuyết tật chiếm
30% trong tổng số NKT; thương binh, bệnh binh chiếm 25% tổng số NKT,
trẻ em khuyết tật các loại có trên 1.300 em, thanh niên khuyết tật chiếm 20%
tổng số người khuyết tật.
Bảng 5: Phân Loại NKT trên địa bàn nghiên cứu
Phân loại người khuyết tật Số lượng ( người) Tỷ lệ (%)
Tổng số 6.300 100
Khuyết tật vân động 2.100 33.3
Khuyết tật thị giác 1.210 19,2
Khuyết tật thính giác 900 14,3
Khuyết tật ngôn ngữ 890 14,1
Khuyết tật trí tuệ 1.200 19,1
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp về NKT huyện Yên Thành 2012)
Trong tổng số NKT ở Huyện Yên Thành còn có nhiều người gặp hoàn
cảnh éo le.
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 14
Báo cáo tốt nghiệp
Bảng 6: Sự gia tăng NKT trên địa bàn huyện từ năm 2009- 2013
Stt Tên xã

Tổng
số
NKT
Khuyết
tật vận
động
Khuyết
tật thị
giác
Khuyết
tật thính
giác
Khuyết
tật ngôn
ngữ
Khuyết
tật trí
tuệ
1 Liên Thành 110 31 25 32 12 10
2 Thọ Thành 152 50 32 25 30 15
3 Đại Thành 125 25 42 30 18 10
4 Thị Trấn 167 47 28 42 30 20
5 Công Thành 100 21 25 34 5 15
6 Tân Thành 122 25 20 30 22 25
7 Hồng Thành 90 11 20 17 23 9
8 Hậu Thành 70 8 15 30 7 10
9 Văn Thành 105 35 20 25 20 5
1
0
Hùng Thành 135 45 25 35 20 10

11 Đức Thành 201 101 52 18 15 15
12 Mỹ Thành 178 78 17 23 30 30
13 Bắc Thành 180 90 54 15 10 10
14 Long Thành 138 58 35 35 5 5
15 Hoa Thành 200 70 60 55 5 10
16 Đô Thành 215 115 47 23 20 10
17 Bảo Thành 80 36 14 5 20 5
1
8
Nam Thành 112 82 14 8 7 1
19 Lý Thành 190 90 55 25 20 0
2
0
Nhân Thành 120 50 43 17 10 0
21 Hợp Thành 130 71 19 16 14 10
22 Mạ Thành 145 65 45 16 15 4
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 15
Báo cáo tốt nghiệp
23 Phúc Thành 210 120 56 14 10 10
24 Minh Thành 89 57 13 9 10 0
25 Lăng Thành 300 211 39 35 15 0
26 Xuân Thành 190 100 34 26 20 10
27 Đồng Thành 150 65 43 27 10 5
2
8
Khánh Thành 100 35 12 28 17 8
29 Phú Thành 160 75 23 37 10 15
3
0
Quang Thành 170 83 32 18 17 10

31 Sơn Thành 200 132 27 13 20 8
32 Tăng Thành 128 78 25 20 5 0
33 Tây Thành 220 120 50 16 24 10
34 Thịnh Thành 300 232 24 18 10 18
35 Trung Thành 203 113 30 43 17 0
36 Viên Thành 320 185 65 55 10 5
37 Vĩnh Thành 180 90 33 27 25 5
3
8
Kim Thành 100 53 17 21 8 0
39 Tiến Thành 215 115 53 16 27 4
Tổng số 6.300 3068 1283 979 623 347
Người khuyết tật ở các xã trên địa bàn Huyện năm 2012
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp NKT có hoàn cảnh đặc biệt năm 2012)
NKT trên địa bàn huyện ngày một gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
2.2. Khó khăn, thuận lợi
2.2.1. Khó khăn của người khuyết tật nói chung.
Người khuyết nói chung và NKT ở Huyện Yên Thành nói riêng đều gặp
khó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập, việc làm, hôn nhân, kỳ
thị Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau, là nguyên nhân và kết quả
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 16
Báo cáo tốt nghiệp
của nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn. Sự giúp đỡ lớn về vật
chất không phải ai cũng làm được nhưng về tinh thần thì khác chúng ta giúp
được rất nhiều chỉ cần sự thành tâm mà thôi. Cản trở lớn nhất với người
khuyết tật là kỳ thị, nó là rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy nhiều người ra
bên lề của cuộc sống. Và kỳ thị không phải là vấn đề thuộc vật chất, của khoa
học kỹ thuật - nó là vấn đề thuộc tâm lý, và sự ý thức sâu xa giá trị sống của
con người - mà không phải là lòng thương hại - nhưng là lòng cảm thông thực
sự sẽ chỉ hướng cho hành động đúng đắn của chúng ta. Dưới đây trình bày cụ

thể những bất lợi chung của người khuyết tật.
Về học tập:
Với sự giới hạn của mình, đặc biệt là ở người khuyết tật về trí tuệ hoặc
cơ quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khả năng tiếp thu tri thức
là khá khó khăn, khuyết tật vận động thì bị ảnh hưởng ít hơn. Người khuyết
tật cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm khiếm khuyết
của mình - điều này đôi khi yêu cầu đầu tư về cơ sở vật chất nhiều hơn so với
giáo dục thông thường, do đó nếu sự hỗ trợ từ phía chính quyền, cơ quan giáo
dục và bản thân gia đình không tốt, việc duy trì học tập tiếp lên cao hầu như
là bất khả thi.
Về việc làm:
Khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xin việc, trình
độ học vấn chung của người khuyết tật thấp hơn tương đối so với cộng đồng.
Ngoài ra một số công việc có những yêu cầu mà người khuyết tật khó thực
hiện tốt được, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách tránh những việc
liên quan đến hạn chế của mình, chẳng hạn khuyết tật ở chân thì không nên
tìm những việc phải đi lại quá nhiều. Một số khác thì yêu cầu ngoại hình và
sức khỏe tốt, đây cũng là những công việc mà họ khó có thể tiếp cận.
Về hôn nhân:
Người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình thường, điều này có
nhiều nguyên nhân. Theo nguyên lý chung thì con người có xu hướng lựa
chọn bạn đời có bộ gen tốt, do vậy người khuyết tật thường bị cho là lựa chọn
"dưới tiêu chuẩn". Thứ nữa nếu một người lành lặn yêu người khuyết tật, gia
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 17
Báo cáo tốt nghiệp
đình - đặc biệt là bố mẹ của người không khuyết tật thường phản đối vì họ sợ
rằng nếu lấy con họ sẽ khổ. Ngoài ra là những lo sợ về di truyền, khả năng
chăm sóc con cái yếu kém và khó khăn sau này do bệnh nặng thêm, kinh tế
khó khăn, xấu hổ với xã hội Người khuyết tật cũng thường có mặc
cảm mình làm khổ người yêu với suy nghĩ sai lầm kiểu như: Đáng ra anh (cô)

ấy sẽ hạnh phúc hơn nếu yêu và lấy người lành lặn. Dư luận xã hội nói chung
có cách nhìn phiến diện, dư luận cho rằng sẽ là đôi đũa lệch nếu như một cô
gái khỏe mạnh lấy một chàng trai khuyết tật (hoặc ngược lại) và nghĩ rằng họ
đến với nhau vì một lý do khác chứ không phải tình yêu. Sự thực thì đúng là
có những khó khăn nhất định nhưng hạnh phúc gia đình không chỉ phụ thuộc
duy nhất vào việc người nào đó có khuyết tật hay không.
Về tâm lý:
Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản
thân mình so với những người bình thường khác. Ở những người mà khuyết
tật nhìn thấy được - chẳng hạn như khuyết chi - họ có các biểu hiện tâm lý
giống như mặc cảm ngoại hình , tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm
khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn - mặc dù vậy trong tâm lý học, mặc
cảm ngoại hình không được chẩn đoán cho người có khiếm khuyết cơ thể
nghiêm trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới những người có khiếm khuyết
nhỏ nhưng lại cứ cường điệu chúng lên. Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần xét
đến là ám ảnh sợ xã hội một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt
động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người. Tuy nhiên
điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhận thấy ở nhiều người khuyết
tật nỗ lực tồn tại và phát triển đặc biệt cao.
Bị kỳ thị/ phân biệt đối xử.
Kỳ thị là vấn đề thường xảy ra với nhóm thiểu số và mang một số đặc
điểm bị cho là bất lợi. Người ta bắt gặp thái độ đó với nhóm người mắc HIV,
những người đồng tính luyến ái, tội nhân sau khi ra tù Người khuyết tật
cũng không tránh khỏi và điều đó càng làm họ khó khăn hơn để có được cuộc
sống bình thường. Điều này làm họ tự ti hơn khi bước ra ngoài xã hội.
2.2.2. Khó khăn của NKT tại huyện Yên Thành
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 18
Báo cáo tốt nghiệp
Có thể nói NKT gặp rất nhiều khó khăn cả về mặt vật chất lần tinh thần,
họ phải chịu nhiều thiệt thòi và tổn thương. Người khuyết tật là đối tượng yếu

thế trong xã hội.
Khó khăn về vật chất:
Đa số NKT ở trên địa bàn Huyện đang sống trong cảnh thiếu thốn và
nghèo nàn, họ bị khuyết tật nên khả năng lao động để đảm bảo cuộc sống của
mình là việc làm khó khăn, họ cần sự giúp đỡ của người khác. Nhiều người
không được ăn no, quần áo không đủ mặc, phải sống trong những ngôi nhà
rách nát tạm bợ. Với một miền quê còn nghèo, kinh tế chủ yếu dựa và cây lúa
như Yên Thành , đời sống nhân dân còn nghèo, do đó sự giúp đỡ của cộng
đồng cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu của NKT. Với mức trợ cấp của nhà nước
từ 180 ngàn đến 240 ngàn đồng ( tùy từng đối tượng cụ thể ) trên một tháng
cho từng NKT thì số tiền đó không đủ đảm bảo cuộc sống hằng ngày cho họ.
Nhiều NKT bị ốm đau bệnh tật kéo dài nhưng không có tiền để chữa
chạy. Để duy trì cuộc sống của mình nhiều người khuyết tật phải tự lăn lộn
với cuộc sống, có người phải đi ăn xin để kiếm miếng cơm manh áo…
Khó khăn về tinh thần:
NKT là đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, họ phải chịu nhiều thiệt
thòi trong cuộc sống. Họ thiếu thốn tình thương của cha mẹ, người thân và
cộng đồng; không được sống cuộc sống hạnh phúc như bao người khác. NKT
dễ rơi vào khủng hoảng tinh thần hoặc mắc các bệnh về tâm lý khiến họ trở
thành những người trầm tính, nhút nhát, sợ hãi trước cuộc sống.
Người khuyết tật thường có cảm giác mặc cảm, tự ti và thấy bất an trước
cuộc sống. Họ rất ngại hòa nhập cộng đồng xã hội, họ thườn thấy mình bất tài
và thua thiệt với người bình thường khác.
Tại địa phương hầu hết NKT chưa được đến trường học, chỉ có một số
em bị khuyết tật nhẹ mới được đến trường học tập. Tuy nhiên việc học của
các em gặp rất nhiều khó khăn bởi khuyết tật của mình, tâm lý tự ti, e dè, sợ
bạn cười nhạo.
SVTH: Phạm Thị Thủy - Lớp: CTXH K34 19

×