Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại hà mỹ hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.41 KB, 87 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HUẾ
KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
KẾ TỐN NGUN VẬT LIỆU VÀ CƠNG CỤ DỤNG
CỤ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI HÀ MỸ HƯNG
Giáo viên hướng dẫn: Hồ Văn Hiệp
Sinh viên thực hiện: Lê Thò Nguyệt
Lớp: 11CDKT01
HUẾ, 05/2014
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm,
hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô giáo và các anh chị
trong công ty nơi tôi thực tập.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến Quý
thầy cô giáo trong khoa kinh tế - trường Cao đẳng Công
nghiệp Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình
đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Hồ Văn Hiệp –
người đã hướng dẫn tận tình và đóng góp ý kiến, tư vấn,
tháo gỡ những thắc mắc cho tôi trong thời gian làm bài
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty
Cổ phần xây dựng và thương mại Hà Mỹ Hưng, cùng
toàn thể quý cô, chú, anh, chị trong phòng Tài chính –


Kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi được tìm hiểu thực tế về công tác kế
toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại tại công ty.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, tất cả
người thân, bạn bè đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt
thời gian qua.
Do thời gian thực tập không nhiều và kiến thức của
bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận không thể
tránh khỏi sai sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự
quan tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các anh
chị trong công ty và bạn đọc để đề tài này được hoàn
thiện hơn.
SVTH: Lê Thị Nguyệt
Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Huế, ngày 08 tháng 05 năm
2014
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Nguyệt
SVTH: Lê Thị Nguyệt
Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  













Huế, ngày tháng… năm 2014
SVTH: Lê Thị Nguyệt
Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
DANH MỤC VIẾT TẮT
NVL Nguyên vật liệu
CCDC Công cụ dụng cụ
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
KPCĐ Kinh phí công đoàn
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
TSCĐ Tài sản cố định
HTK Hàng tồn kho
NNH Nợ ngắn hạn
HĐQT Hội đồng quản trị
XDCB Xây dựng cơ bản
HĐGTGT Hóa đơn giá trị gia tăng
ĐVT Đơn vị tính
PNK Phiếu nhập kho
PXK Phiếu xuất kho
SVTH: Lê Thị Nguyệt
Lớp: 11CDKT01

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1



 !"
#$%&%
'()*+
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HÀ MỸ HƯNG 4
, /"%&0123456
1.1.1. Lịch sử hình thành 4
1.1.2. Quá trình phát triển 4
4789!"2356#
1.2.1. Chức năng 5
1.2.2. Nhiệm vụ 5
:1!;<=!&6>?@4564ABCDEFE'
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 6
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty : 7
D;<=!&6G)& 4564ABCDEFEH
1.4.1. Mô hình bộ máy kế toán của Công ty: 7
1.4.2. Chức năng của từng bộ phận 8
1.5.2. Trình tự ghi sổ 10
1.5.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 11
'=-I 2356>37!JKJ+
1.6.1. Tình hình lao động 12
1.6.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn 13
1.6.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 17
1.6.4. Phân tích các chỉ số tài chính: 20

'LIG?73&+J
SVTH: Lê Thị Nguyệt
Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
'LIG?7-@M
HNOP@"GQG72356+
1.7.1. Thuận lợi 22
1.7.2. Khó khăn 23
R,S%&0123560M3S+
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HÀ MỸ
HƯNG 24
D;>3"5&G)&6"P@9K5 564ABCD
EFE
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm chung và phân loại nguyên vật liệu tại công ty.
24
(&9!6"P@9+
:1!
L@ +
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm chung và phân loại công cụ dụng cụ tại công ty.
25
(&9!5#
:1!#
L@ '
2.1.3. Công tác quản lý NVL - CCDC của công ty: 26
2.1.4. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty 27
N6"P@9P%G+H
N6"P@9T*G+H
2.1.5. Tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán công ty sử dụng : 27

DU0 5&G)&6"P@9K5GVG)&&
JWJR
2.2.1. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ: 28
2.2.2. Kế toán nguyên vật liệu 29
()&X)76"P@9Y
SVTH: Lê Thị Nguyệt
Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
()&X)?!6"P@9'
()&;%6"P@9R
2.2.3. Kế toán công cụ dụng cụ 52
()&X)75#
()&X)?!5#'
()&;%5'#
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU –
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CPXD & TM HÀ MỸ
HƯNG 70
&&81!"G)&6"P@9K5 4564AB
CDEFE+HJ
3.1.1. Ưu điểm 71
3.1.2. Nhược điểm 72
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
SVTH: Lê Thị Nguyệt
Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình lao động của công ty trong năm 2012 và
2013 12

Bảng 1.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn kinh doanh của
công ty qua 2 năm 2012-2013 14
Bảng 1.3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty qua 2 năm 2012-2013 18
SVTH: Lê Thị Nguyệt
Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hiện tại của công ty 6
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 8
Sơ đồ 1.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi
sổ 10
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ
song song 29
SVTH: Lê Thị Nguyệt
Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, hệ
thống chính sách, chế độ kế toán của Việt Nam cũng không ngừng được sửa đổi,
cải tiến, hoàn thiện và phát triển cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế,
giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng làm ăn hợp tác với các doanh nghiệp nước
ngoài, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài
chính doanh nghiệp và tài chính quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi
nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (11/2007) theo cam kết của
Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO thì mọi hàng rào thuế quan sẽ
bị dỡ bỏ. Điều này vừa giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường nhưng
cũng đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức lớn hơn đó là sự cạnh tranh
gay gắt hơn trên thị trường. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tìm ra

giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động đơn vị vừa nâng cao chất lượng sản
xuất vừa tiết kiệm được chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm.
NVL, CCDC là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vật
chất. Trong thực tế, với các doanh nghiệp sản xuất chi phí NVL, CCDC chiếm
một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, vì NVL, CCDC
khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể
chính của sản phẩm trong khi đó NVL, CCDC thường đa dạng và phong phú. Vì
vậy các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác kế toán NVL, CCDC luôn cải
thiện công tác kế toán NVL, CCDC và thực hiện công tác này một cách có hiệu
quả nhất để đạt được kết quả tốt nhất trong việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành
sản phẩm. Việc hạch toán NVL, CCDC không chỉ phục vụ công tác quản lý
NVL, CCDC mà còn là tiền đề để hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
trong đơn vị sản xuất.
Trong thời gian học tập tại trường, với tầm quan trọng và ý nghĩa trên
cùng với sự mong muốn học hỏi của bản thân cũng như muốn được đóng góp ý
kiến của mình kết hợp giữa lý luận và thực tiễn nên tôi chọn đề tài: “Kế toán
SVTH: Lê Thị Nguyệt 1 Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần xây dựng và thương
mại Hà Mỹ Hưng”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Để nắm rõ hơn về phương pháp kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng
cụ, việc thực hiện hệ thống kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu – công
cụ dụng cụ nói riêng tại công ty.
- Tìm hiểu xem việc học lý thuyết được vận dụng vào thực tế như thế nào.
- Đánh giá thực trạng, thông qua đó đưa ra một số giải pháp góp phần
hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty cổ
phần xây dựng và thương mại Hà Mỹ Hưng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty

cổ phần xây dựng và thương mại Hà Mỹ Hưng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Tập trung tìm hiểu tại phòng kế toán của Công ty Cổ
phần xây dựng và thương mại Hà Mỹ Hưng.
- Về mặt thời gian: Tập trung nghiên cứu tình hình của Công ty qua 2 năm
2012 -2013.
- Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công
ty Cổ phần xây dựng và thương mại Hà Mỹ Hưng tháng 04 năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Là tham khảo các tài liệu, các nguyên
tắc, các chuẩn mực kế toán hiện hành.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Tìm hiểu thực trạng của đơn vị, để
phân tích và đưa ra những nhận xét đánh giá về đơn vị.
- Phương pháp kế toán:
+ Phương pháp chứng từ kế toán: dùng để thu nhận thông tin kế toán.
+ Phương pháp tài khoản kế toán: dùng để hệ thống hoá thông tin kế toán.
+ Phương pháp tính giá: sử dụng để xác định giá trị của từng loại vật tư,
hàng hoá ở những thời điểm nhất định và theo những quy tắc nhất định.
SVTH: Lê Thị Nguyệt 2 Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
+ Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: sử dụng để tổng hợp số liệu từ
các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết.
6. Kết cấu đề tài:
Lời Mở Đầu
Ngoài Lời mở đầu và kết luận bài khóa luận có 3 chương như sau:
Chương 1:Tìm hiểu chung về công ty cổ phần xây dựng và thương mại Hà
Mỹ Hưng.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Hà Mỹ Hưng.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên

vật liệu - công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Hà Mỹ
Hưng.
Kết luận
SVTH: Lê Thị Nguyệt 3 Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HÀ MỸ HƯNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty CPXD & TM Hà Mỹ Hưng tiền thân là công ty TNHH Thành
Minh được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 28.03.000.373 vào ngày 24
tháng 12 năm 2004, đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 4 năm
2007, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 16 tháng 12 năm 2010 do sở kế hoạch và
đầu tư Hà Tĩnh cấp.
Địa chỉ trụ sở chính: Xã Thạch Mỹ - Huyện Lộc Hà – Tỉnh Hà Tĩnh
Văn phòng đại diện: Tổ 9 – Thị trấn Thạch Hà – H.Thạch Hà - T.Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393.848.727 DĐ: 0913.294.898
Mã số thuế: 3000 352 617
Tài khoản số: 3709.211.000.085 tại ngân hàng NN & PTNN huyện Thạch
Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
* Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
* Nghành nghề kinh doanh:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi vừa
và nhỏ, trạm và đường dây 35KV trở xuống.
- Kinh doanh thương mại tổng hợp: điện, sắt, thép,…
1.1.2. Quá trình phát triển
Công ty CPXD & TM Hà Mỹ Hưng là công ty có tư cách pháp nhân theo
pháp luật, có con dấu riêng. Với số vốn điều lệ của công ty là 2.500.000.000
đồng. Công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, các cổ đông cùng đóng
góp vốn và chịu trách nhiệm của mình trong số vốn điều lệ.

Trong những năm mới thành lập, Công ty CPXD & TM Hà Mỹ Hưng
không những phải đương đầu với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng
nghành, mà bên cạnh đó công ty còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại về mặt nhân
lực, thị trường… và kinh nghệm của công ty còn khá non trẻ, do đó mà công ty
đã gặp nhiều khó khăn.
SVTH: Lê Thị Nguyệt 4 Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo của công ty đã huy động mọi nguồn lực
và năng lực của mình, đề ra các chiến lược kinh doanh, đầu tư đổi mới nhiều
trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, cải thiện điều kiện lao động cho
công nhân, phát huy tính tự chủ sáng tạo của cán bộ nhân viên, mở rộng thị
trường, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trải những khó khăn ban đầu, với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của công
ty cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan ban nghành có liên quan công ty đã mở rộng
được thị trường cũng như quy mô sản xuất kinh doanh của mình, từ đó nâng cao
được doanh thu của doanh nghiệp và cải thiện được thu nhập cho người lao động,
bên cạnh đó còn đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng, từng bước nâng cao
và khẳng định uy tín cũng như thương hiệu của công ty trên thị trường.
Từ khi thành lập công ty đã tham gia thi công xây dựng nhiều công trình
trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Với năng lực tài chính, thiết bị điện có kết hợp với đội ngũ cán bộ kỹ
thuật, cán bộ quản lý có chuyên môn, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, giàu
kinh nghiệm, công ty đã thi công hoàn thành nhiều công trình đảm bảo chất
lượng tốt, đúng tiến độ, được các chủ thầu tín nhiệm và đánh giá cao.
Trong quá trình hoạt động công ty luôn nâng cao uy tín chất lượng công
trình, lấy chữ tín làm nền tảng cho sự phát triển của công ty.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.2.1. Chức năng
- Đáp ứng các nhu cầu về giao thông, thủy lợi, các công trình dân dụng,
công nghiệp,…trên thị trường.

- Đảm nhận chức năng do nhà nước giao góp phần khôi phục và phát triển
kinh tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.
1.2.2. Nhiệm vụ
- Hoàn thành tất cả các công trình xây dựng nhận thầu đảm bảo chất
lượng, đúng kỹ thuật thiết kế đề ra.
- Tổ chức điều hành kế toán sản xuất kinh doanh của đơn vị thực thi tiến
độ phân kỳ của kế hoạch. Đồng thời, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các báo cáo
tài chính thống kê theo quy định của pháp luật.
- Khai thác, sử dụng vốn có hiệu quả đầu tư hoạt động kinh doanh.
SVTH: Lê Thị Nguyệt 5 Lớp: 11CDKT01
Khúa lun tt nghip GVHD: H Vn Hip
- Thc hin cỏc ngha v np cỏc khon ngun thu cho ngõn sỏch nh
nc, khụng ngng phỏt trin cụng ty ngy cng ln mnh.
- o to v bi dng i ng cỏn b cụng nhõn viờn, ỏp ng yờu cu
ca sn xut kinh doanh. Thc hin cỏc ch tin lng, bo him xó hi, an
ton lao ng v ch bi dng c hi.
1.3. c im t chc b mỏy qun lý Cụng ty CPXD & TM H M
Hng
Cụng ty CPXD & TM H M Hng c thnh lp v i vo hot ng
n nay ó 10 nm. Vi chng ng ú cụng ty ó ỳc rỳt c nhiu kinh
nghim trong qun lý cng nh trong khõu sn xut kinh doanh hay khõu ci tin
sn phm. c bit t khi chuyn sang c ch th trng cụng ty ó kp thi
chuyn i b trớ sp xp li t chc b mỏy qun lý v nhõn lc theo phng ỏn
ti u phự hp vi c im c ch th trng mi, nhm m bo cho vic
sn xut kinh doanh cú hiu qu. Theo hng ú cho n nay v t chc b mỏy
qun lý cụng ty theo hỡnh thc chc nng trc tuyn theo tng b phn.
1.3.1. S t chc b mỏy qun lý ca cụng ty
Ghi chỳ:
Mi quan h ch o,kim tra
Mi quan h phi hp, kim tra

S 1.1. S t chc b mỏy qun lý hin ti ca cụng ty
SVTH: Lờ Th Nguyt 6 Lp: 11CDKT01
Giám đốc
P.giám đốc
P.Giám đốc
P. kế toán
P. kế hoạch
kỹ thuật
Các Đội
xây lắp
công trình
Đội thi
công cơ
giới
XNG
sữa chữa
XNG cơ
khí
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty :
Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm bộ máy lãnh đạo, các phòng ban giúp
việc lãnh đạo trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và
tổ chức sản xuất.
Giám Đốc: Tổng điều hành toàn bộ mọi hoạt động của doanh nghiệp
thông qua các phòng ban và chỉ huy trưởng công trường, các bộ phận nghiệp vụ
khác có liên quan bằng các biện pháp trực tiếp hay gián tiếp.
P.Giám Đốc: Tham mưu cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước cấp trên
về việc được phân công theo nhiệm vụ. Được giám đốc ủy quyền trực tiếp phụ
trách một số lĩnh vực chuyên môn, nhiệm vụ hoặc công việc cụ thể khác theo nhu
cầu của tổ chức.

P.Kế hoạch kỹ thuật:
- Lập hồ sơ dự thầu các công trình, lập thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế,
nghiệm thu thanh toán các công trình hoàn thành với các chủ đầu tư theo dõi
nghiệm thu khối lượng cho các đơn vị thi công phục vụ cho việc lắp đặt, bảo
hành và sửa chửa các dịch vụ cho khách hàng.
- Theo dõi kế hoạch sử dụng vật tư, thiết bị, lập kế hoạch bảo dưỡng, sữa
chữa định kỳ.
P.Kế toán: Kế toán là công cụ đắc lực cho quản lý và bảo vệ tài sản cho
doanh nghiệp, phụ trách cân đối về nguồn vốn và công việc với khách hàng, kế
hoạch thu chi, thống kê kế toán, chi trả lương, phân tích hiệu quả, tham mưu cho
Ban Giám Đốc về quản lý và cách sử dụng vốn một cách hợp lý.
Các đội xây lắp công trình, đội thi công cơ giới, xưởng sửa chữa,
xưởng cơ khí: Sản xuất ra sản phẩm cho công ty theo các mục tiêu kế hoạch đã
được giao, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đề ra, đảm bảo an
toàn lao động trong sản xuất. Đề xuất với Giám đốc công ty khi có yêu cầu liên
quan đến sản xuất.
1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CPXD & TM Hà Mỹ Hưng
1.4.1. Mô hình bộ máy kế toán của Công ty:
Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu
trong tổ chức công tác của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự tập trung, thống nhất
giữa kế toán trưởng và các kế toán phần hành khác, đồng thời để lãnh đạo Công
ty có thể nắm bắt và chỉ đạo kịp thời công tác kế toán tài chính.
SVTH: Lê Thị Nguyệt 7 Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
Công ty CPXD & TM Hà Mỹ Hưng có đội ngũ nhân viên kế toán đã được
đào tạo qua các trường Đại học, Cao đẳng kế toán. Để phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của mình công ty đã vận dụng hình thức tổ chức kế toán tập
trung, tức là các nhân viên kế toán tập trung về phòng kế toán. Đứng đầu bộ máy
kế toán là kế toán trưởng trực tiếp quản lý các nhân viên của mình và chịu trách
nhiệm trước Ban lãnh đạo Công ty . Mô hình bộ máy kế toán của công ty được

thể hiện như sau :
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ chức năng, phối hợp
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
1.4.2. Chức năng của từng bộ phận
Kế toán trưởng:
- Là người có quyền điều hành toàn bộ công tác công tác kế toán tài chính,
có chức năng công tác kế toán, tổ chức hình thức hạch toán, kiểm tra các chứng
từ thu chi, thanh toán. Đồng thời phối hợp với kế toán tổng hợp làm công tác
tổng hợp quyết toán, lập báo cáo quyết toán cuối năm.
- Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan cấp trên của
công ty về mọi hoạt động tài chính kế toán, là người trực tiếp điều hành mọi hoạt
động của phòng kế toán, giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế của công ty.
Kế toán tổng hợp:
Là người có trách nhiệm hướng dẫn tổng hợp, phân loại chứng từ, định
khoản các nghiệp vụ phát sinh, lập sổ sách kế toán cho từng bộ phận của kế toán
viên.Thực hiện công tác cuối kỳ, tổng hợp các chứng từ sổ sách, lập các báo cáo
tài chính của công ty.
Kế toán vật tư:
SVTH: Lê Thị Nguyệt 8 Lớp: 11CDKT01
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
vật tư
Kế toán
thanh toán
Kế toán
tiền lương
Thủ quỹ

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
Theo dõi tình hình sự biến động vật tư, tài sản cố định, công cụ dụng cụ.
Thường xuyên tìm nguồn vật tư cũng như thiết bị cho công trình ổn định, cập
nhật giá cả kịp thời, tìm mối quan hệ hợp tác với khách hàng nhằm cung cấp đầy
đủ vật tư cho công trình, cho các bộ phận sản suất. Cuối tháng tổng hợp các
chứng từ, lên bảng kê chi tiết nhập, xuất, tồn kho về nguyên vật liệu và nộp cho
kế toán tổng hợp.
Kế toán thanh toán:
Chuyên theo dõi tình hình công nợ phải thu cũng như công nợ phải trả đối
với khách hàng và nội bộ đối với công ty.Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh số hiện
có và tình hình biến động của các khoản vốn bằng tiền, cũng như các khoản phí,
lệ phí trích nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
Kế toán tiền lương:
Có nhiệm vị theo dõi tổng quỹ lương, tính lương và các khoản trích theo
lương. Thanh toán chi phí tiền lương và các khoản khấu trừ vào lương cũng như
các loại thưởng khác.Ghi chép kế toán tổng hợp tiền lương, BHYT, BHXH,
KPCĐ.
Thủ quỹ:
Là người có trách nhiệm quản lý tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng của
Công ty, ghi chép cụ thể quy trình thu chi một cách khoa học, chính xác, liên tục
để có thể lập báo cáo về quỹ tiền mặt, tiền gửi và tiền vay tại ngân hàng.
1.5. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán tại công ty
1.5.1. Quy trình luân chuyển chứng từ
Để phát huy hết vai trò kế toán thì trước hết tổ chức công tác kế toán phải
khoa học và phù hợp với đặc điểm quản lý sản xuất kinh doanh. Thực tế công ty
đã đồng nhất trong công tác hạch toán về nguyên vật liệu, hơn nữa do tính chất
của lĩnh vực kinh doanh và tính chất của nghiệp vụ phát sinh nên công ty đã vận
dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ”.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ
GHI SỔ

SVTH: Lê Thị Nguyệt 9 Lớp: 11CDKT01
Chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Bảng cân đối
số phát sinh
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Sổ quỹ
Báo cáo kế toán
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Sổ cái
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
Sơ đồ 1.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
1.5.2. Trình tự ghi sổ
* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: căn cứ trực tiếp
để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập dựa trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc
bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm
(theo số thứ tự trong Sổ Đăng Ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ đính kèm,
phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
SVTH: Lê Thị Nguyệt 10 Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ;
- Sổ cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập
Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng vào để ghi Sổ Cái, các chứng từ gốc kế toán
sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi
tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát
sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư của những tài khoản trên sổ cái, căn cứ
vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu đúng khớp số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi
tiết(được lập từ các sổ,thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài
chính.Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số
phát sinh có của tất cả các tài khoản kế toán trên bảng cân đối số phát sinh phải
bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng
số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
1.5.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ tài khoản kế toán: Hiện tại công ty áp dụng chế độ kế toán theo
QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
về việc ban hành chế độ kế toán tại doanh nghiệp.

- Kỳ kế toán năm bắt đầu từ 01/01 kết thúc 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường
xuyên
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo đường thẳng.
- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ
SVTH: Lê Thị Nguyệt 11 Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
1.6. Một số thành tích đạt được của công ty qua 2 năm 2012 – 2013:
1.6.1. Tình hình lao động
Bảng 1.1. Tình hình lao động của công ty trong năm 2012 và 2013
Stt Chỉ tiêu
2012
2013
So sánh
2013/2012
Chênh lệch
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
Tổng lao động 75 100 140 100 65 86,67
1 Phân theo tính chất
Trực tiếp 60 80 115 82,14 55 91,67
Gián tiếp 15 20 25 17,86 10 66,67
2 Phân theo giới tính

Nam 55 73,33 110 78,57 55 100
Nữ 20 26,67 30 21,43 10 50
3 Phân theo trình độ
Đại học 15 20,00 20 14,28 5 33,33
Cao đẳng 35 46,67 40 28,57 5 14,28
Trung cấp 25 33,33 80 57,14 55 220

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua bảng 1 ta thấy tình hình lao động của công ty có sự thay đổi lớn trong
2 năm. Tổng số lao động tăng dần qua từng năm, đặc biệt đến năm 2013 tăng lên
65 người tương ứng với 86,67% so với năm 2012. Để thấy rõ hơn sự biến động
tại tình hình của công ty ta xem xét cụ thể trên các mặt:
Về tính chất lao động: Là một công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng, bởi
tính chất đặc thù của công việc như vậy nên lượng lao động trực tiếp chiếm tỉ
trọng lớn hơn lao động gián tiếp và số lượng lao động có xu hướng gia tăng, cụ
thể: Lao động trực tiếp của công ty năm 2012 là 60 người chiếm 80% trên tổng
số lao động, qua năm 2013 đã tăng lên 115 người chiếm 82,14%. Bên cạnh sự
tăng của lao trực tiếp thì lao động gián tiếp cũng có sự tăng nhẹ, năm 2012 là 15
người chiếm 20% trên tổng số lao động, đến năm 2013 là 25 người chiếm
17,86% trên tổng số lao động. Điều này cho thấy năm 2013 số lao động gián tiếp
của công ty đã tăng lên 10 người tương ứng với 66,67% so với năm 2012.
Nguyên nhân của sự thay đổi này cũng là do công ty ngày càng mở rộng quy mô
hoạt động nên đòi hỏi lao động tăng.
SVTH: Lê Thị Nguyệt 12 Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
Về giới tính: Nhìn chung cả nam và nữ đều có xu hướng tăng nhưng số lao
động nam tăng nhanh hơn so với số lao động nữ. Cụ thể là: Năm 2012 số lao
động nam là 65 người chiếm 73,33% trên tổng số lao động, qua năm 2013 là 110
người chiếm 78,57% trên tổng số lao động, tức là đã tăng lên 55 người tương ứng
tăng 100% so với năm 2012. Số lao động nữ năm 2012 là 20 người chiếm

26,67% trên tổng số lao động, đến năm 2013 là 30 người chiếm 21,43% trên
tổng số lao động tức là tăng lên 10 người tương ứng tăng 50% so với năm 2012.
Thấp hơn rất nhiều so với lao động nam. Điều này cho thấy cách sử dụng nguồn
lực của công ty là rất hợp lý, bởi tính chất đặc thù của công việc đòi hỏi lao động
làm việc nặng, phải có chuyên môn về kỹ thuật và sức khỏe như vận chuyển,
sữa chữa, bốc dỡ hàng hóa.
Trình độ lao động: Trình độ lao động cũng thay đổi qua các năm, ta nhận
thấy số lượng lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng lành nghề chiếm đa số.
Cụ thể số lượng lao động có trình độ đại học năm 2012 là 15 người chiếm 20%,
đến năm 2013 tăng 5 người tức tăng 33,33 %, trong khi đó số lượng lao động có
trình độ trung cấp năm 2012 là 25 người chiếm 33,33%, qua năm 2013 tăng 55
người tức tăng 220%. Cao đẳng lành nghề năm 2012 là 35 người chiếm 46,67%,
qua năm 2013 tăng 5 người tức tăng 14,28%. Điều này chứng tỏ, một số công
việc chỉ cần nguồn lao động được qua đào tạo và nắm vững một số chuyên môn,
mặt khác hệ số lương của nguồn lao động này thấp hơn so với nguồn lao động có
trình độ đại học nên sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho công ty.
1.6.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn
Bên cạnh nguồn nhân lực, cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng
là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
công ty. Tài sản là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị những lợi ích mà
công ty sẽ thu được trong tương lai. Dưới đây là bảng số liệu phản ánh tình hình
tài sản và nguồn vốn của công ty CPXD & TM Hà Mỹ Hưng qua 2 năm 2012–
2013:
SVTH: Lê Thị Nguyệt 13 Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
Bảng 1.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty qua 2 năm 2012-2013
Đvt: đồng
Chỉ tiêu
2013 2012
So sánh 2013/2012

Chênh lệch
Giá trị % Giá trị % +/- %
A.TÀI SẢN 97.742.466.535100 93.646.547.945 100 4.095.918.590 4,19
I.Tài sản ngắn hạn 88.364.399.225 90,4 86.042.137.058 91,87 2.322.262.170 2,63
1.Tiền 6.362.300.512 6,5 131.355.911 0,14 6.230.944.601 97,93
2.Khoản phải thu 73.667.247.493 75,36 76.303.146.712 81,48 (2.635.899.220) (3,58)
3.Hàng tồn kho 6.409.851.220 6,57 8.825.431.435 9,42 (2.415.580.215) (37,68)
4.TSNH khác 1.925.000.000 1,97 782.203.000 0,83 1.142.797.000 59,36
II.Tài sản dài hạn 9.378.047.310 11,37 7.604.410.887 8,12 1.773.363.423 18,91
1.Tài sản cố định 8.572.031.948 8,77 7.510.354.422 8,02 1.061.677.526 12,38
2.Hao mòn (2.548.366.407) 2,6 (4.669.197.251) (4,98) 2.120.830.844 83,22
3.TSDH khác 806.015.362 0,82 94.056.465 0,1 711.958.897 88,33
B.Nguồn vốn 97.742.466.535 100 93.646.547.945 100 4.095.918.590 4,19
I.Nợ phải trả 59.979.857.013 61,36 54.516.625.620 58,21 5.463.231.390 9,1
1.Nợ ngắn hạn 59.979.857.013 61,36 54.516.625.620 58,21 5.463.231.390 9,1
II.Vốn chủ sỡ hữu 37.762.589.522 38,63 39.129.922.325 41,78 (1.367.332.800) (3,62)
1.Lợi nhuận chưa phân phối 1.155.058.823 1,18 2.522.391.626 2,69 (1.367.332.803) (118,3)
2.NVKD 36.607.530.699 37,45 36.607.530.699 39,09 0 0
( Nguồn: Phòng kế toán-tài chính)
SVTH: Lê Thị Nguyệt 14 Lớp: 11CDKT01
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hồ Văn Hiệp
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
qua 2 năm 2012 -2013 có nhiều biến động lớn. Năm 2012 tổng vốn là
93.646.547.945 đồng đến năm 2013 tổng vốn là 97.742.466.535 đồng, như vậy
quy mô vốn năm 2013 đã tăng lên so với năm 2012 là 4.095.918.590 đồng tương
ứng tăng 4,19%. Để biết được nguyên nhân dẫn đến sự biến động này ta phân
tích các chỉ tiêu sau:
Về tài sản, nhìn chung cả TSNH và TSDH năm 2013 tăng mạnh so với
năm 2012 và kết cấu tài sản cũng thay đổi, cụ thể:
Tài sản ngắn hạn: Đây là phần chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn

của công ty. Năm 2012, tài sản ngắn hạn của công ty là 86.042.137.058 đồng,
chiếm 91,87% trong tổng tài sản. Đến năm 2013 tăng lên 88.364.399.225 đồng,
tức tăng lên 2.322.262.170 đồng tương ứng với 2,63%. Tài sản ngắn hạn tăng
chủ yếu là do tiền tăng, cụ thể năm 2012 là 131.355.911 đồng chiếm 0,14% trong
tổng tài sản, qua năm 2013 đã tăng lên 6.362.300.512 đồng chiếm 6,5% trong
tổng tài sản, tức tăng 6.230.944.601 đồng tương ứng với tăng 97,93%. Nguồn
vốn bằng tiền của công ty không ngừng tăng lên, năm sa cao hơn năm trước thể
hiện việc lao động tăng và đạt hiệu quả cao, cho phép công ty sử dụng nguồn
vốn. Tuy nhiên, tiền là phương tiện có tính thanh khoản nhanh nhất, vì vậy để
đáp ứng cho hoạt động của công ty được linh hoạt, nhanh hơn cần chú ý tăng tài
khoản này hơn nữa, và với đặc điểm của nghành nghề kinh doanh thì số lượng
tiền dự trữ trong công ty luôn luôn phải có và nhiều để đáp ứng cho việc thu mua
nguyên vật liệu đầu vào.
- Bên cạnh việc tăng của tiền thì khoản phải thu của khách hàng lại giảm,
cụ thể: năm 2012 là 76.303.146.712 đồng chiếm 81, 48% trong tổng tài sản, qua
năm 2013 giảm xuống còn 73.667.247.493 đồng chiếm 75,36% trong tổng tài
sản, tức giảm 2.635.899.220 đồng tương ứng với 3, 58%. Như vậy cho thấy sản
phẩm của công ty làm ra được thị trường chấp nhận đồng thời thu được lợi nhuận
ngay, ít bị khách hàng chiếm dụng vốn hơn.
- Hàng tồn kho năm 2013 so với năm 2012 giảm 2.415.580.215 đồng với
số tương đối giảm 37,68%. Hàng tồn kho có sự giảm mạnh như vậy cho thấy
doanh nghiệp đã bán được nhiều hàng tránh được tình trạng ứ đọng hàng hóa,
giảm được chi phí lưu trữ, tồn kho trong khâu dự trữ.
SVTH: Lê Thị Nguyệt 15 Lớp: 11CDKT01

×