Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở tp. đông hà, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 90 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đó được
xây dựng trong xã hội. Đặc tính cơ bản của mối quan hệ giới là nó có thể thay đổi
theo từng thời đại, từng nước, từng dân tộc và từng nền văn hóa khác nhau. Phân
công lao động theo giới là một nhân tố cơ bản thể hiện mối quan hệ và cách thức
xây dựng mối quan hệ giữa nam và nữ được biến chuyển và thay đổi trong từng nền
văn hóa và thời đại khác nhau.
Mô hình phân công lao động truyền thống “Nam ngoại, nữ nội” chính là nam
giới lo việc ngoài xã hội còn phụ nữ lo việc gia đình. Sự phân công lao động đầu
tiên đối với người phụ nữ xuất phát từ sự liên quan đến cấu tạo cơ thể của họ từ việc
phải mang thai, sinh con và cho con bú. Người phụ nữ phải tiếp nhận các công việc
nội trợ, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, chăm sóc người già,… Những công
việc đó ngày càng trói buộc và tiêu phí nhiều thời gian của phụ nữ khiến họ có rất ít
thời gian nghỉ ngơi, học tập và hưởng thụ văn hóa”. Cho đến ngày nay ở nhiều nước
công việc này vẫn được xem là việc của gia đình và không được trả công. Theo ước
tính của Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) năm 2002, hàng năm nền kinh tế của
toàn cầu đã bỏ qua 11 tỷ USD Mỹ từ thu nhập của người phụ nữ do họ làm những
việc gia đình mà không được tính công.
Phân công lao động theo giới là sự chuyên môn hóa của nam giới và phụ nữ
trong công việc gia đình và xã hội. Phân công lao động trong lịch sử xã hội dựa trên
các yếu tố về giai cấp, chủng tộc. Trên thực tế cho thấy phân công lao động theo
giới cũng là một phân công lao động bất bình đẳng nhưng lại ít được chú ý hơn
trong lịch sử xã hội. Phân công lao động theo giới, đặc biệt là phân công lao động
trong thực hiện công việc nhà, là khía cạnh rất quan trọng để tìm hiểu vấn đề bình
đẳng giới trong gia đình [1]. Hơn nữa, phân công lao động theo giới còn là cơ sở
cho tình trạng bất bình đẳng giới. Và sự phân công lao động bất bình đẳng giới cùng
với quá trình xã hội hóa mang định kiến giới đã đưa đến sự bất bình đẳng trong các
vai trò giới.
1


Khóa luận tốt nghiệp
Tại Việt Nam, với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, vai trò của người
phụ nữ đã luôn được phát huy tích cực và đem đến những đóng góp lớn cho đất
nước. Nhưng vấn đề bình đẳng giới chỉ thực sự được đề cập đến và quan tâm từ
những năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng
trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội và gia đình”[2]. Nhận rõ vai trò của phụ nữ thế giới nói chung,
phụ nữ Việt Nam nói riêng, Người nhận định rằng: "Non sông gấm vóc Việt Nam
do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ". Vai trò của
người phụ nữ đã luôn được đề cao, là người sẽ góp phần làm vẻ vang cho daan tộc
mà không thua kém các bậc nam nhi. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Phụ nữ chiếm một
nửa nhân loại, nói đến phụ nữ là nói đến một nửa xã hội, theo Người, “Nếu phụ nữ
chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng "; “Nếu không giải phóng
phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa"[3]. Phụ nữ cũng đóng vai trò
quan trọng trọng xây dựng và bảo vệ đất nước. Nêu cao vai trò của người phụ nữ là
đường lối đúng đắn của Người trong công cuộc xây dựng đất nước.
Khi đất nước chuyển mình đổi mới, nền kinh tế chuyển từ quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường có đinh hướng theo XHCN dẫn đến những thay đổi căn
bản trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Điều này đã tạo ra sự
biến đổi trong cơ cấu xã hội cũng như trong phân công lao động. Trước đây người
phụ nữ trong gia đình chỉ lo toan việc gia đình và người nam giới vẫn luôn quan
niệm công việc gia đình là hoàn toàn của người phụ nữ. Nhưng hiện nay, đời sống
tinh thần và vật chất của người người phụ nữ không ngừng được nâng cao. Phụ nữ
cũng được tạo điều kiện và cơ hội tham gia nhiều hơn vào công việc quản lý Nhà
nước và xã hội. Nâng cao vị thê, vai trò và tạo điều kiện cho họ tham gia vào hoạt
động chính trị, công tác lãnh đạo quản lý là vấn đề hết sức càn thiết cho sự phát
triển xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH -
HĐH) đất nước.
Tuy vậy, với những đóng góp và sự nổ lực vươn lên không ngừng để khẳng
định vị trí của minh, người Phụ nữ vẫn chưa có được những địa vị xứng đáng của

mình. Đặc biệt là trong các công việc gia đình, việc phân công lao động theo giới
2
Khóa luận tốt nghiệp
vẫn còn nhiều bất bình đẳng khi phụ nữ vẫn phải làm hầu hết các công việc trong
gia đình nhưng đồng thời vẫn phải khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Việc đó
đã gây nhiều áp lực và tạo khó khăn không nhỏ cho phụ nữ ngày nay.
Việc phân công lao động theo giới đã thu hút nhiều đề tài nghiên cứu khoa
học, nhưng mỗi đề tài lại đem đến một góc nhìn mới, một khía cạnh mới về vị trí-
vai trò của người Phụ nữ trong gia đình. Đã có nhiều nghiên cứu về phân công lao
động theo giới trong gia đình nông thôn, nhưng còn rất ít những nghiên cứu về phân
công lao động trong gia đình ở đô thị. Vậy, ở đô thị, nơi điều kiện kinh tế-xã hội
cao hơn, trình độ văn hóa cao hơn thì trong gia đình, người Phụ nữ ở đô thị có được
hưởng sự bình đẳng hơn trong phân công lao động theo giới hay không? Đó là lí do
tôi chọn đề tài “sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở TP. Đông Hà,
Tỉnh Quảng Trị”.
Và vấn đề đặt ra ở đây, là liệu trên thực tế, luật bình đẳng giới đã thực sự
phát huy hiệu lực của mình hay chưa? Và với suy nghĩ giữ gìn hạnh phúc gia đình,
lo toan cho gia đình, suy nghĩ rang buộc của phụ nữ với gia đình có đem lại cho phụ
nữ sự bình đẳng thực sự hay chưa? Và những chính sách, kế hoạch đã thực sự quan
tâm đến nhu cầu của người phụ nữ hay không? Nghiên cứu vấn đề phân công lao
động theo giới ở gia đình góp phần định hướng cho các chính sách, kế hoach và tác
động tư tưởng của người phụ nữ ở đô thị về phân công lao động giới.
2. Tổng quan tài liệu
Phân công lao động theo giới trong gia đình và sự bình đẳng giữa nam giới
và nữ giới cũng như vị thế của người phụ nữ ngày nay đang là những vấn đề được
rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế đã có rất nhiều tài liệu, công trình nghiên
cứu khoa học về vấn đề này.
Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu về “Phụ nữ và bình đẳng giới
trong đổi mới ở Việt Nam” của GS. Lê Thi. Đây là một trong những công trình
nghiên cứu chỉ rõ thực trạng đời sống lao động nữ trong giai đoạn đổi mới của đất

nước và những vấn đề cần quan tâm giải quyết. Nghiên cứu khẳng định mục tiêu
của việc nghiên cứu giới nhằm tạo nên sự phát triển tốt đẹp và sự phân công hợp lý
giữa hai giới nam và nữ không chỉ trong lao động sản xuất ở các ngành nghề mà
3
Khóa luận tốt nghiệp
còn trong các hoạt động tổ chức, xây dựng cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái.
Ở cả hai lĩnh vực hoạt động – gia đình và xã hội đều cần có sự tham gia và phát
triển tài năng trí tuệ của cả hai giới, phù hợp với đặc điểm về giới của họ, góp phần
tạo nên sự hài hòa trong từng gia đình. Công trình khoa học này chính là kết quả
bước đầu của sự vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước, cũng như quan điểm
tiếp cận giới vào việc xem xét các vấn đề có liên quan đến bình đẳng giới, kết hợp
với các hình thức thu thập thông tin qua các cuộc khảo sát đời sống phụ nữ công
nhân, nông dân, trí thức trong quá trình đổi mới đất nước. Từ đó đã nêu lên những
vấn đề đáng quan tâm và đề xuất ý kiến về một số chính sách xã hội cần thiết, nhằm
xây dựng sự bình đẳng giới trong tình hình mới.
“Phân công lao động theo giới trong cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều” của
TS. Lê Thị Kim Lan trong “Giới thiệu luận án tiến sĩ KHXH & NV” của Tạp chí
Thông tin Khoa học Xã hội do tác giả Phạm Thu Hoa giới thiệu. Nghiên cứu này đã
đi sâu phân tích thực trạng phân công lao động theo giới trong người Bru- Vân Kiều
trên các lĩnh vực sản xuất, tái sản xuất và trong cộng đồng. Với cách tiếp cận phân
tích các yếu tố: giới tính, độ tuổi, loại hộ gia đình, luận án giúp người đọc thấy được
thưc trạng phân công lao động theo giới của người Bru- Vân Kiều. Báo cáo làm rõ
mô hình phân công lao động theo giới truyền thống ở cộng đồng dân tộc Bru – Vân
Kiều. Trong sản xuất, phụ nữ là lực lượng lao động chính trong trồng trọt và chăn
nuôi. Nam giới là lao động chính trong trồng rừng, khai thác rừng, chăn nuôi trâu
bò và nuôi cá nước ngọt. Trong tái sản xuất, phụ nữ là người đảm nhận chính.
Trong công việc cộng đồng nam giới lại là người đảm nhận chính. Mặc dù, phụ nữ
Bru- Vân Kiều là người có đóng góp quan trọng trong lao động và thu nhập nhưng
họ có địa vị xã hội thấp kém so với nam giới. Bất bình đẳng giới đã tồn tại trong
kiểu phân công lao động giới ở đây. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra những giải

pháp đồng bộ và hữu hiệu để cải thiện sự phân công lao động theo giới theo hướng
bình đẳng, tiến bộ và góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội ở địa phương.
Nghiên cứu “Phân công lao động theo giới trong gia đình người Gaglai và
Cơ ho” của tác giả Nguyễn Thị Phương Yến đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Gia
đình và Giới, số 1 năm 2007 đã được thực hiện tại hai cộng đồng dân tộc thiểu số
4
Khóa luận tốt nghiệp
đang sinh sống trên ba xã Phan Điền của huyện Bắc Bình, xã Hàm Cần của huyện
Hàm Thuận Nam và xã La Dạ của huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Trong
công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích thực trạng PCLĐTG cũng như tác
động của nó đến việc phân chia quyền lực trong gia đình ở hai cộng đồng Gaglai,
Cơho và đưa ra so sánh giữa hai cộng đồng đã cho thấy rằng quyền lực ở hai cộng
đồng này trong thực tế thuộc về nam giới hoặc có xu thế chuyển giao cho nam giới.
Vai trò mà người phụ nữ có được do truyền thống của chế độ mẫu hệ để lại đang có xu
hướng ngày càng suy giảm. Mức độ và khả năng tham gia nhiều hơn của người phụ nữ
vào các công việc sản xuất là yếu tố làm tăng quyền quyết định của người phụ nữ trong
gia đình. Ngoài ra yếu tố văn hóa mà cụ thể ở đây là phong tục tập quán cũng như
quan niệm của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến PCLĐTG trong gia đình ở hai
cộng đồng này cũng như quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình.
Để nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình theo tác giả cần phải có những
chính sách, biện pháp tạo cơ hội cho họ tham gia hiệu quả vào hoạt động sản xuất
và đây chính là giải pháp giúp cho họ có tiếng nói quan trọng hơn trong gia đình.
Ngoài ra về lâu về dài cần phải nâng cao trình độ học vấn và sự hiểu biết của người
phụ nữ để họ có thể đủ tự tin cũng như kiến thức tham gia vào các công việc và
quyết định trong gia đình.
“Khía cạnh giới trong phân công lao động gia đình” của Nguyễn Hữu Minh
trong Tạp chí xã hội học số 4(104), 2008. Thông qua số liệu của Điều tra Gia đình
Việt Nam năm 2006 với mẫu đại diện quốc gia về hộ gia đình có thể coi là cuộc
điều tra lớn gần đây nhất cung cấp thông tin về phân công lao động theo giới trong
gia đình Việt Nam. Những số liệu này là cơ sở để tác giả rút ra những nhận xét tổng

quát. Kết quả điều ra chỉ ra sự bảo lưu của khuôn mẫu phân công lao động theo giới
truyền thống trong các gia đình. Bài viết đề cập đến sự phân công lao động theo giới
trong gia đình với các loại hình: nội trợ, sản xuất kinh doanh, giao tiếp, chăm sóc
các thành viên trong gia đình mà người phụ nữ làm là chính và thời gian làm việc
cũng như vấn đề lượng hóa các giá trị công việc của gia đình. Sự biến đổi của công
nghiệp hóa đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, đóng góp thu nhập của
họ cũng tăng lên. Những yếu tố đó góp phần dẫn đến việc tăng sự tham gia của
5
Khóa luận tốt nghiệp
người chồng vào các công việc gia đình. Bài viết cũng thông qua một số nghiên cứu
để tổng hợp đưa ra những yếu tố kinh tế- xã hội tác động đến sự phân công lao động
trong gia đình. Và cuối cùng rút ra những hạn chế mà các nghiên cứu về phân công
lao động theo giới trong gia đình ở Việt Nam như chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu
phân công trong nội trợ, một loại hình công việc mà có thể đoán trước phụ nữ là
người làm chính. Hay đo lường chỉ là liệt kê các công việc xem ai là người chủ yếu
làm mà không chú ý sự khác biệt về thời gian dành cho các loại công việc.
“Phân công lao động nội trợ trong gia đình” của Vũ Tuấn Huy và
DEBORAH S.CARR trong Tạp chí Xã hội học số 4 (72), 2000. Bằng việc phân tích
những yếu tố ảnh hưởng đến công việc nội trợ của người phụ nữ trong gia đình các
tác giả đã đưa ra những kết luận sau: trong khung cảnh kinh tế Việt Nam đang
chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, đời sống gia đình có nhiều lĩnh vực đang
biến đổi. Ngay trong lĩnh vục nội trợ cũng có những biến đổi so với mô hình phân
công lao động truyền thống là người chồng trụ cột chính về kinh tế gia đìnhvà
người vợ là nội trợ. Trong nghiên cứu này chỉ có 6% phụ nữ nói rằng nghề nghiệp
của họ là nội trợ. Phụ nữ đã có những đóng góp về thu nhập thì công việc nội trợ
cũng được chia sẽ với người chồng, nhưng đa số người vợ vẫn là người làm chính
trong các công việc nội trợ trong gia đình. Bằng việc phân tích hồi quy, các tác giả
đã chỉ ra rằng phân công lao động nội trợ trong gia đình bị tác động bởi yếu tố nghề
nghiệp của vợ và chồng. Bên cạnh yếu tố nghề nghiệp thì sự tham gia của người
chồng và số con trong gia đình cũng là một yếu tố làm giảm hoặc tăng công việc nội

trợ của người phụ nữ, nhất là vai trò của con gái.
“Bình đẳng giới trong gia đình người dân tộc Ê Đê ở Đăk Lăk” của Nguyễn Minh
Tuấn trong Tạp chí Xã hội học số 2(118), 2012. Bài viết đề cập đến sự phân công
lao động trong gia đình người Ê đê. Dân tộc Ê đê là dân tộc theo chế độ mẫu hệ,
trong gia đình, người phụ nữ có địa vị khá cao. Trước đây, họ theo phân công lao
động truyền thống tức là phân công theo giới tính và tuổi tác, mọi công việc trong
gia đình đều do người phụ nữ thu xếp và người phụ nữ là người đứng đầu trong gia
đình. Hiện nay, những đặc điểm này vẫn được bảo tồn nhưng chỉ ở mức tương đối.
Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận người phụ nữ trong gia đình Ê đê vẫn giữ một vị
6
Khóa luận tốt nghiệp
trí quan trọng, vai trò của họ luôn được đánh giá cao, theo đó thì khối lượng công
việc mà họ đảm nhận là tương đối lớn. Tuy nhiên, nếu trước đây họ là người chủ
yếu thực hiện các công việc thì giờ đây họ đã sa sẽ trách nhiệm cho người đàn ông.
Người phụ nữ Ê đê cũng giữ quyền đưa ra nhiều quyết định trong gia đình nhưng đã
có sự san sẽ, tham gia của người chồng vào hầu hết các quyết định quan trọng. Từ
kết quả nghiên cứu này có thể thấy chế độ mẫu hệ của dân tộc Ê đê và nhiều dân tộc
ít người khác của Tây Nguyên không hề là sự phủ nhận nam quyền và chỉ suy tôn
phụ nữ. Mẫu hệ ở đây luôn đi đôi với vai trò quan trọng của đàn ông. Sự cộng sinh
giữa mẫu hệ và nam quyền là một cơ chế đặc biệt giải thích sự lâu bền của chế độ
gia đình này trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở đây. Ở một khía cạnh nào đấy có
thể nói chế độ mẫu hệ đang được giao thoa với chế độ phụ quyền của người Kinh
mà nó tạo ra một sự bình đẳng tương đối trong quan hệ vợ-chồng trong các gia đình
Ê đê tại địa bàn nghiên cứu. Hạn chế là trong bài viết chỉ tập trung nghiên cứu hai
khía cạnh cơ bản là phân công lao động và quyền quyết định các vấn đề của đời
sống gia đình giữa vợ và chồng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu sự phân công lao động giới trong gia đình tại thành phố Đông Hà
tỉnh Quảng Trị và đề xuất những giải pháp để giúp phụ nữ và nam giới làm tốt vai

trò của mình và hạn chế sự bất bình đẳng giới trong gia đình hiện nay.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng sự phân công lao động giới trong gia đình tại thành
phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Phân tích trên 3 khía cạnh sau:
• Thực trạng phân công lao động theo giới trong hoạt động sản xuất.
• Thực trạng phân công lao động theo giới trong hoạt động tái sản xuất.
• Thực trạng phân công lao động theo giới trong hoạt động cộng đồng.
- Đề xuất các khuyến nghị để hạn chế sự bất bình đẳng giới trong gia đình hiện
nay.
7
Khóa luận tốt nghiệp
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự phân công lao động theo giới trong gia đình tại thành phố Đông Hà, Tỉnh
Quảng Trị.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các phụ nữ và nam giới trong độ tuổi lao động ở phường 1 thành phố Đông
Hà Tỉnh Quảng Trị.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Phường 1, thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.
- Thời gian: Tháng 1/ 2014 đến 5/ 2014
- Nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng phân công lao động giới trong gia
đình tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế
sự bất bình đẳng trong hân công lao động theo giới trong gia đình.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Có sự khác biệt về phân công lao động theo giới trong các hoạt động sản
xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng trong gia đình tại thành phố Đông Hà.
- PCLĐTG ở địa phương cơ bản dựa trên mô hình truyền thống nhưng đã có
sự biến đổi trên một số lĩnh vực như sản xuất và công việc cộng đồng.

- Nâng cao nhận thức về giới đồng thời kết hợp với chính sách hỗ trợ của
chính quyền địa phương để đảm bảo sự phát triển, tiến bộ và xây dựng gia đình văn
hóa ở đô thị.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Sự phân công lao động theo giới trong gia đình tại thành phố Đông Hà, tỉnh
Quảng Trị diễn ra như thế nào? Có sự khác biệt giữa nam và nữ trong phân công lao
động theo giới hay không?
- Mô hình phân công lao động theo giới trong gia đình ở địa phương là gì?
- Cần làm gì để giúp phụ nữ và nam giới làm tốt vai trò của mình và hạn chế
sự bất bình đẳng trong phân công lao động giới trong gia đình hiện nay.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Vận dụng những nguyên tắc và quan điểm của chủ nghĩa biện chứng duy vật
lịch sử.
8
Khóa luận tốt nghiệp
Những nguyên tắc và quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở
phương pháp luận đóng vai trò nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhận thức giải thích các hiện tượng và quá trình của
đời sống xã hội trong mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau có tính quy luật giữa
chúng, đi tìm nguồn gốc của quá trình xã hội trong mâu thuẫn biện chứng khách
quan nội tại của các sự vật, hiện tượng xã hội.
Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng chúng ta nhận thức về sự vật
và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi
trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Ở nhiều thời kỳ lịch sử xã
hội khác nhau có những lý luận quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau đó là do
những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quy định. Vì vậy, giải thích các
hiện tượng đang tồn tại trong xã hội và những biến đổi của nó phải xuất phát từ điều
kiện hiện thực của con người trong thời đại cụ thể.
Dựa trên cơ sở lý luận đó, vấn đề PCLĐTG được đi sâu nghiên cứu nhằm

làm rõ thực trạng cũng như đặt nó trong một môi trường xã hội, một giai đoạn lịch
sử cụ thể, để từ đó xem xét xem có những yếu tố nào có mối liên hệ ảnh hưởng đến
vấn đề trên.
Nghiên cứu vận dụng hệ thống các khái niệm và lý thuyết của các Xã hội học
chuyên ngành như: Lý thuyết cấu trúc – chức năng, Lý thuyết nữ quyền, Lý thuyết
cơ cấu chức năng . Trong nghiên cứu này chúng tôi vận dụng cách tiếp cận từ quan
điểm giới cùng một số hướng tiếp cận như: Xã hội học lao động, Xã hội học gia
đình. Đây là nền tảng phương pháp luận của đề tài, giúp chúng tôi giải thích những
khía cạnh vấn đề của nghiên cứu đặt ra.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu là một phương pháp được sử dụng rộng rãi
trong các công trình nghiên cứu xã hội học. Phương pháp này giúp tổng hợp thông
tin để làm rõ hơn một số vấn đề về sự phân công lao động theo giới trong gia đình
hiện nay. Nguồn tài liệu được sử dụng trong đề tài là sách báo, ấn phẩm đã được
xuất bản, trong số đó có một lượng tài liệu lớn được lấy từ các công trình nghiên
9
Khóa luận tốt nghiệp
cứu của các tác giả trong nước, một số bài luận văn, khóa luận của sinh viên. Và
các báo cáo thống kê, các báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội tại địa phương. Ngoài
ra, đề tài còn tham khảo các bài viết, tài liệu trên các trang báo mạng. Thông tin tài
liệu này được sử dụng trong phần tổng quan vấn đề nghiên cứu làm cơ sở để tiến
hành phân tích thực địa.
- Phương pháp phỏng vấn cấu trúc
Phương pháp phỏng vấn cấu trúc là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu
xã hội học nhằm thu thập thông tin chi tiết và chính xác nhất của từng đối tượng.
Việc thu thập những thông tin mang tính mô tả được thực hiện bằng một bảng hỏi
đã được soạn sẵn, với một số lượng mẫu đủ tin cậy.
Đối tượng: nam giới và phụ nữ trong địa bàn nghiên cứu. Công cụ: Bảng hỏi
gồm 18 câu hỏi [Xem phụ lục số 2]. Và mục đích bảng hỏi: nhằm mục đích thu thập

thông tin về thực trạng phân công lao động theo giới hiện nay ở thành phố Đông
Hà, tỉnh Quảng Trị và đánh giá của người dân về vị thế của người phụ nữ hiện nay
trong gia đình.
Chọn mẫu: Do điều kiện đề tài còn hạn chế nên chỉ nghiên cứu ở Phường 1,
TP Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị. Đây là phường đại diện, ở trung tâm thành phố với
số dân đông nhất toàn thành phố. Với dân số phường 1 là 23417 người và tổng số
hộ gia đình là 4676 hộ, trong đó theo số liệu của chi cục thống kê TP. Đông Hà thì
có 12499 người trong độ tuổi lao động. Để chọn ra được mẫu có tính đại diện,
chúng tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu tỉ lệ theo công thức chọn mẫu không
lặp lại:
Nt
2
x pq
n =

2
+ t
2
pq
Trong đó:
n: Dung lượng mẫu cần chọn
N: Tổng thể nghiên cứu
t: Hệ số tin cậy của thông tin
ε: Phạm vi sai số chọn mẫu
10
Khóa luận tốt nghiệp
Pq: Phương sai của tiêu thức thay phiên (p là xác xuất để một tiêu thức xuất
hiện, q là xác xuất để tiêu thức đó không xuất hiện).
Do p + q = 100%= 1 và p=q-1, tức là p=q=0.5 và p.q=0.25.
Với độ tin cậy là 95,45% và sai số không vượt quá 10% (0,1)

Như vậy, với độ tin cậy 95, 45% thì t = 2
Áp dụng công thức trên ta có:
12499 x 2
2
x 0.25
n = = 99
12499 x 0.1
2
+ 2
2
x 0.25
Như vậy dung lượng mẫu cho nghiên cứu này là 99. Bên cạnh đó lấy thêm
một lượng mẫu phụ bằng 10% của tổng số mẫu nghiên cứu tương ứng với 10 phiếu.
Vậy n= 109
Với dung lượng mẫu là 109, và đề tài yêu cầu đặt ra so sánh giữa nam giới và
phụ nữ nên chúng tôi chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Phân tầng theo dấu hiệu đặc
trưng là giới tính của người dân tại địa bàn. Danh sách tại địa bàn có 6262 là nữ
trong độ tuổi lao động chiếm 50,1% và 49,9% nam nên lựa chọn mẫu theo tỉ lệ nam
nữ tại địa bàn. Vậy sẽ phỏng vấn cấu trúc 55 mẫu nữ và 54 mẫu nam trong độ tuổi
lao động tại địa phương. Sau đó áp dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để lấy
mẫu từ danh sách.
Như vậy, sau khi chon mẫu, ta tiến hành phỏng vấn bảng hỏi. Sau khi tiến
hành điều tra xong, bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần
nghiên cứu. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và
đặc điểm của đối tượng. Phương pháp này được thực hiện ở một số cá nhân để tìm
hiểu ý kiến của mỗi người khác nhau đối với từng vấn đề đang được nghiên cứu.
Công cụ: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu [Xem phụ lục 3]. Với mục đích cuộc
phỏng vấn: thu thập những thông tin định tính về sự phân công lao động theo giới

trong gia đình và những khó khăn, thuận lợi khi đảm nhận các vai trò trong gia đình.
Chọn mẫu: trong đề tài này, phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng với
10 đối tượng với những nội dung liên quan đến sự phân công lao động theo giới
11
Khóa luận tốt nghiệp
trong gia đình. Trong đó, 5 đối tượng là gia đình trên 3 thế hệ chung sống ( 3 kết
hôn trên 10 năm và 2 kết hôn dưới 10 năm ), 5 đối tượng là gia đình hạt nhân ( 3 kết
hôn trên 10 năm và 2 kết hôn dưới 10 năm). Trong đó phỏng vấn 5 nam và 5 nữ
trong đó nghề nghiệp mỗi người là khác nhau như: công chức, làm nông, kinh
doanh, buôn bán,… Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 45-60 phút/ người. Các phương
tiện hỗ trợ như giấy bút ghi chép, băng ghi âm, ảnh… Như vậy, sau khi thu thập
xong, thông tin thu được sẽ được tư liệu hóa xử lý theo phương pháp truyền thống.
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp chủ đạo song song với phương pháp
phỏng vấn bằng bảng hỏi. Phương pháp này một mặt khắc phục những nhược điểm
của phỏng vấn bảng hỏi, mặt khác làm cho thông tin đa chiều và sâu sắc hơn.
Đối tượng phỏng vấn: Chính quyền địa phương, hội phụ nữ cũng được phỏng
vấn để thu thập một số thông tin liên quan đến hoạt động của hội phụ nữ và tổ dân
phố trong địa phương. Công cụ: bảng hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc [Xem phụ
lục số 4, 5]. Mục đích: Thu thập thông tin định tính về tình hình hoạt động của hội
phụ nữ tại địa phương. Thời gian cho một cuộc phỏng vấn từ 40-60 phút. Công cụ thu
thập thông tin là bản hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc đã được thiết kế sẵn. Các
phương tiện hỗ trợ như giấy bút, máy ghi âm, máy chụp ảnh,… Như vậy, sau khi thu
thập xong, thông tin sẽ được tư liệu hóa và xử lý theo phương pháp truyền thống.
8. Khung lý thuyết
12
Điều kiện Kinh tế- Xã hội
Phân công lao động theo
giới
Phân công lao

động theo giới
trong sản xuất
Phân công lao
động theo giới
trong tái sản
xuất
Phân công lao
động theo giới
trong công việc
cộng đồng
Địa vị xã hội của phụ
nữ và nam giới
Các đặc điểm
nhân khẩu:
Giới tính
Tuổi
Học vấn
Nghề nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận:
Trên cơ sở vận dụng những tri thức của xã hội học vào trong nghiên cứu, qua
đó chúng tôi muốn làm sáng tỏ một số lý thuyết như lý thuyết cấu trúc chức năng, lý
thuyết vai trò giới, lý thuyết nữ quyền. Nghiên cứu góp phần đưa các lý thuyết xã
hội học vào thực tiễn cuộc sống và vận dụng các lý thuyết để giải thích các vấn đề
nghiên cứu cũng như làm rõ mối tương quan giữa vị trí, vai trò của nữ giới và nam
giới dựa trên sự phân công lao động trong gia đình.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Việc nghiên cứu sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở đô thị, cụ
thể là ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hiện nay là rất cần thiết. Nó giúp làm

sang tỏ những quan điểm và thực tế về vấn đề bình đẳng giới ngày nay và cũng
cung cấp thêm một số thông tin xã hội học cho các nhà hoạch định chính sách, các
ban ngành liên quan đến vấn đề giới và gia đình khác hiện nay. Và cũng góp phần
thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề giới trong xã hội hiện đại ngày nay.
10. Kết cấu khóa luận
Phần mở đầu bao gồm: lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu (mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể), đối tượng, khách thể,
phạm vi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp luận
và phương pháp nghiên cứu, khung lý thuyết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Phần nội dung: trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu, phần này gồm 3
chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2. Thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình ở thành
phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Chương 3. Địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong gia đình
13
Khóa luận tốt nghiệp
Phần kết luận và khuyến nghị: Trình bày các kết luận được rút ra từ kết quả
nghiên cứu, đưa ra một số khuyến nghị dựa trên cơ sở nghiên cứu tới chính quyền
và người dân.
PHẦN II. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG
GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm Giới
Giới là một thuật ngữ Xã hội học bắt nguồn từ môn Nhân loại học nghiên
cứu về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định chon am và nữ, bao
gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn lợi ích. Giới đề cập đến
quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân. Vai trò giới
được xác định theo văn hóa, không theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi

theo thời gian, theo xã hội và theo các vùng địa lý khác nhau. Khi mới sinh ra,
chúng ta không có sẵn đặc tính giới. Những đặc tính giới mà chúng ta có được là do
chúng ta học được từ gia đình, xã hội và nền văn hóa của chúng ta.
Có thể định nghĩa ngăn gọn: giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách
thức mối quan hệ đó được xây dựng trong xã hội [4].
Giới không ám chỉ khái niệm nam giới hoặc phụ nữ với tư cách cá nhân mà
nói tới quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Quan hệ này thay đổi theo thời gian, theo
hoàn cảnh kinh tế, xã hội
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi quan hệ giới trong xã hội tùy thuộc
vào sự vận động và phát triển của chính các quan hệ xã hội. Cụ thể là các quan hệ
có liên quan đến có liên quan đến vấn đề dân tộc, giai cấp, chính trị, tôn giáo, lịch
sử, văn hóa, phong tục, tập quán.
Còn theo Luật bình đẳng giới (2006) định nghĩa như sau “Giới chỉ các đặc
điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội” [24].
1.1.2. Khái niệm Gia đình
14
Khóa luận tốt nghiệp
Có thể gặp rất nhiều định nghĩa về gia đình và những định nghĩa đó rất khác
nhau. “Các nhà xã hội học và nhân học đã tranh cãi hàng chục năm nay về cách nên
định nghĩa gia đình thế nào… Có nhiều loại đơn vị xã hội dường như giống gia
đình, nhưng lại không khớp với bất kì định nghĩa nào về nó”[22]
Gia đình là một tập thể xã hội có từ hai người trở lên trên cơ sở huyết thống,
hôn nhân hay nghĩa dưỡng cùng sống với nhau. Gia đình là một cơ chế trung tâm
của tất cả con người, là thiết chế xã hội đặc biệt tập hợp nhau về thân phận, vai trò,
chuẩn mực và lương tri để đạt được các mục tiêu xã hội quan trọng. Các mục tiêu
này bao gồm cả sự kiểm soát xã hội về sinh đẻ, xã hội hóa của xã hội mới và vị trí
của trẻ em trong xã hội rộng lớn. Gia đình mang dấu ấn của xã hội và đến lượt mình
gia đình cũng đóng góp chủ yếu cho việc giữ gìn xã hội. Các mối quan hệ trong gia
đình được sử dụng là sự kết nối, hợp đồng, sự gắn bó và bổn phận giữa con người
với nhau và nó tạo ra một hình mẫu riêng biệt [5].

Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có
thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội
mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. “Gia đình là
một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó
với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi
tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những
nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về
tái sản xuất con người” [25]
1.1.3. Khái niệm Phân công lao động theo giới
Lao động là một phạm trù kinh tế, một mặt, lao động là quá tình tác động
giữa con người với tự nhiên, trong quá trình đó, con người cải biến những vật tự
nhiên làm cho nó thích ứng với nhu cầu của mình, mặt khác, lao động luôn được
tiến hành trong xã hội, vì vậy, nó đòi hỏi quan hệ nhất định giữa người với người
trong quá trình tác động vào tự nhiên. C. Mác chỉ ra: lao động là một điều kiện tồn
tại của con người không phụ thuộc vào bất kì hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu
của tự nhiên vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự
15
Khóa luận tốt nghiệp
nhiên. Xã hội học xem xét lao động với tư cách là hiện tượng xã hội nảy sinh, biến
đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội.
Theo A. Smith thì phân công lao động là sự chuyên môn hóa lao động, là sự
phân chia quá trình lao động thành các đoạn, các khâu, các thao tác kỹ thuật để tăng
hiệu quả và năng suất lao động.
Theo A. Comte phân công lao động là sự chuyên môn hóa nhiệm vụ lao động
nhằm thực hiện chức năng ổn định và phát triển xã hội, củng cố mối quan hệ gắn bó
giữa các các nhân và trật tự xã hội [26].
Phân công lao động theo giới như Mac và Anghen đã nhận xét trong tác
phẩm “Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và Nhà nước” là sự phân công lao
động hoàn toàn có tính chất tự nhiên chỉ tồn tại giữa nam và nữ, lúc đầu đó chỉ là sự
phân công lao động trong hành vi tình dục, về sau sự phân công chuyển thành sự

phân chia phạm vi hoạt động theo giới một cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu
có tính đặc trưng theo giới, mỗi giới làm chủ trong lĩnh vực hoạt động của riêng
mình. Trong các xã hội, sự phân công lao động theo giới biểu hiện qua sự phân chia
khu vực lao động nghề nghiệp. Ngoài ra, sự phân công lao động theo giới còn thể
hiện trong cách tổ chức cuộc sống gia đình. Phân công lao động theo giới là yếu tố
hình thành vai trò giới trong gia đình và xã hội. Theo thuyết chức năng thì lao động
của phụ nữ có chức năng tình cảm và lao dộng của nam giới có chức năng tư duy và
hành động giải quyết nhiệm vụ.
Điều đáng chú ý là sự phân công lao động theo giới không đơn thuần dựa
vào sự khác biệt về các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thói
quen suy nghĩ và quan điểm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Phụ nữ
bị gán cho những công việc gắn với gia đình nhiều hơn là công việc ngoài xã hội và
địa vị cũng luôn thấp hơn nam giới.
1.1.4 Vai trò giới
Vai trò sản xuất: bao gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc
hiện vật để tiêu dùng hoặc trao đổi. Ví dụ như đồng áng, công nhân, làm thuê, buồn
bán, viên chức, …
16
Khóa luận tốt nghiệp
Vai trò tái sản xuất (sinh sản, nuôi dưỡng): bao gồm trách nhiệm sinh đẻ,
nuôi con và những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động
Vai trò cộng đồng: bao gồm các công việc thực hiện ở ngoài cộng đồng,
nhằm phục vụ cho cuộc sống chung của mọi người. Ví dụ: tham gia hội đồng nhân
dân, tham gia các cuộc họp xóm, bầu cử, vệ sinh chung, quyên góp, vận động của
các tổ chức cộng đồng,…[6]
Vậy, vai trò giới là các công việc mà phụ nữ và nam giới thực hiện với tư
cách là nam hay nữ. Nam và nữ đều tham gia thực hiện cả 3 vai trò trên tuy nhiên
có sự khác biết giữa nam và nữ trong từng công việc.
1.2 Các lý thuyết liên quan
1.2.1 Thuyết cơ cấu chức năng

Cho đến nay, thuyết cơ cấu chức năng (The Structural Functionalist
Perspective) vẫn có thể được coi là một trong những học thuyết lớn nhất trong Xã
hội học. Nó được khơi nguồn từ cuối thế kỉ XIX và có ảnh hưởng sâu sắc đến XHH
hiện đại [7]. Những nhà xã hội học tiêu biểu khơi nguồn cho tư tưởng cơ cấu chức
năng như A. Comte, Emile Durkheim, Herbert Spencer,… Và T. Parsons được coi
như cha đẻ của thuyết cơ cấu chức năng.
Khi nhấn mạnh tới vai trò duy trì các chức năng xã hội trong cơ cấu, Parsons
cho rằng, điều mà chúng ta quan tâm lớn nhất chính là tính ổn định chứ không phải
là sự biến đổi xã hội. Để duy trì sự ổn định xã hội, Parsons nhấn mạnh tới vị thế và
vai trò của cá nhân và các nhóm xã hội và giải thích sự ổn định xã hội thông qua
việc duy trì các vai trò và vị thế này.
Tương tự, khi phân tích vị thế và vai trò giới, Parsons đã trình bày quan điểm
giới như một hiện thực về cơ cấu, chức năng, trong đó ông đòi hỏi các vai trò phải
tuân thủ tính quy luật và bền vững của hành động xã hội. Vai trò chứa đựng khuôn
mẫu và trong mỗi vai trò đều có chuẩn mực cụ thể. Vai trò giới cũng vậy, nam giữ
vai trò cộng cụ, nữ là biểu cảm.
Chính vì nhấn mạnh tới vai trò của việc duy trò khuôn mẫu mà các quan
điểm của Parsons về giới có thể coi là những quan điểm bảo thủ. Ông coi gia đình,
sự khác biệt trong phân công lao động và sự hưởng thụ chủ yếu là do sự khác biệt
17
Khóa luận tốt nghiệp
sinh học giữa nam và nữ, chấp nhận sự khác biệt này và hy sinh những giá trị về
giới cho sự ổn định xã hội, ổn định gia đinh. Ông chú ý khía cạnh giới tính hơn là
giới, tức là giải thích về giới như một vấn đề của tự nhiên.
1.2.2 Thuyết nữ quyền
Lý thuyết nữ quyền hình thành từ các phong trào nữ quyền thế giới vào cuối
thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX ở các nước phương Tây. Việc phụ nữ bị gạt ra ngoài lề
của dòng chảy phát triển đã kích thích tư tưởng và khả năng nghiên cứu của nhóm
phụ nữ trí thức phương Tây, và dần nhanh chóng tạo nên trường phái nữ quyền.
Một số đại biểu kinh điển của thuyết nữ quyền: Ann Oakley, Simone de Beauvoir,

Betty Friedan,
Lý thuyết này đề cao vai trò của phụ nữ cũng như khẳng định sự đóng góp
của phụ nữ đối với xã hội, đối với sự phát triển của nhân loại. Mặc dù có vai trò to
lớn nhưng người phụ nữ lại luôn bị phân biệt đối xử và có địa vị thấp hơn so với
nam giới. Đồng thời các nhà nữ quyền cũng chỉ ra được nguyên nhân của sự bất
bình đẳng giới cũng như vì sao phụ nữ lại có địa vị thấp hơn nam giới như vậy. Các
nhà nữ quyền Tự do cho rằng nghèo đói đã làm hầu hết phụ nữ không được bình
đẳng với nam giới bới vì họ mang trách nhiệm nặng nề với gia đình. PCLĐTG là
một đề tài được quan tâm trong thuyết nữ quyền và nhấn mạnh “Phụ nữ cũng có
khả năng trí tuệ như nam giới” đồng thời khẳng định nam giới phải có trách nhiệm
chia sẻ với phụ nữ trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái.
Trong phân công lao động theo giới thì thuyết nữ quyền đã đề cập đến vai trò
của người phụ nữ trong gia đình, sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong gia đình.
Người phụ nữ không có quyền quyết định cũng như luôn là người hưởng thụ cuối
cùng trong gia đình.
1.2.3 Thuyết vai trò giới.
Quan điểm của lí thuyết này cho rằng, vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt
ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi này đặt ra căn cứ vào chuẩn mực và giá trị
xã hội. Theo Parsons, để duy trì ôn định trong nhóm thì các thành viên trong nhóm
phải biết người khác trong nhóm mong đợi gì ở mình và các thành viên trong nhóm
phải an phận với vai trò mà họ được quy định. Trong vai trò giới mà chế độ gia
18
Khóa luận tốt nghiệp
trưởng quy định cho phụ nữ là sinh con, chăm sóc gia đình và làm việc nhà. Parsons
cũng là một trong những nhà nghiên cứu đại diện cho trường phái cấu trúc- chức
năng tán đồng quan điểm này.
Còn theo Mead, là người có nhiều đóng góp cho một nghiên cứu đa quốc gia
về vai trò giới, đặc biệt, ông ủng hộ quan điểm, cá nhân được sinh ra trong xã hội
như thế nào thì họ cũng tuân thủ và phát triển bất kì vai trò giới nào mà họ đang
đóng trong xã hội đó. Mặc dù vẫn còn những quan điểm giới cho rằng vai trò giới

mang tính bẩm sinh nhưng quan điểm của Mead là khá tiến bộ. Sự PCLĐTG là hình
thức tổ chức lao động đã có từ rất lâu, tuy nhiên nó cũng không nằm ngoài quy luật
của sự vận động và biến đổi. Sự thay đổi này thể hiện ở chỗ phụ nữ có thể làm tốt
nhiều vai trò cùng lúc. Dựa trên quan điểm của lý thuyết vai trò giới trong nghiên
cứu này để làm nền tảng lý luận trong việc giải thích các khía cạnh của vấn đề.
19
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG
GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 1600’53” -
16052’22” vĩ độ Bắc, 107004’24” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và
Gio Linh, cách thành phố Đồng Hới về phía Bắc 93 km. Phía Nam và phía Đông
giáp huyện Triệu Phong, cách thành phố Huế 70 km về phía Nam. Phía Tây giáp
huyện Cam Lộ, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km về phía Tây.
Đông Hà có vị trí nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối
Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á; là điểm
khởi đầu ở phía Đông của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối với đất nước Lào
và Thái Lan, Myanma qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực
biển Đông qua cảng Cửa Việt. Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả
năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm
phát luồng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế.
Nét đặc trưng của Đông Hà có hình thể như một mặt cầu mở rộng ra hai phía
Nam, Bắc của quốc lộ 9, địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông; vùng đất
đồi bị chia cắt bởi nhiều đồi bát úp, khe. Địa giới hành chính thành phố Đông Hà có
thể quy về hai dạng địa hình cơ bản sau:
 Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, chiếm 44,1% diện tích tự
nhiên với hơn 3.000 ha, có độ cao trung bình 5- 100m. Mặt đất được phủ trên nền
phiếm thạch và sa phiến cùng với địa hình gò đồi bát úp nối dài, thích hợp cho việc

sản xuất canh tác, trồng cây lâm nghiệp, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế
trang trại, sinh thái vườn đồi, vườn rừng. Xen kẻ là những hồ đập có tác dụng điều
hoà khí hậu, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra những cảnh quan tự nhiên, môi
trường sinh thái để xây dựng và phát triển các cụm điểm dịch vụ vui chơi, giải trí,
nghĩ ngơi; tạo ra một cảnh quan đô thị đẹp, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt.
20
Khóa luận tốt nghiệp
 Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm
55,9% diện tích tự nhiên, được phủ lên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp (trồng lúa, hoa, rau màu ). Địa hình này tập trung ở các phường: II, III,
Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương. Do địa hình thấp trũng, nên
thường hay bị ngập lụt về mùa mưa bão; hạn hán, thiếu nước về mùa hè, ảnh hưởng
lớn đến sản xuất và đời sống.
Thành phố Đông Hà nằm ở khu vực hẹp nhất của miền Trung, mang đặc
điểm của khí hậu gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu
khu vực phía đông Trường Sơn. Đó là do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn
Tây Nam nên tạo thành một vùng khí hậu khô, nóng. Chế độ khí hậu chia làm 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng. Về mùa Đông, do chịu ảnh hưởng của
không khí lạnh cực đới tràn về tới đèo Hải Vân, nên ở khu vực Đông Hà có mùa
đông tương đối lạnh so với các vùng phía nam. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa
tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 9 - 10 độ C. Đây cũng là khu vực có lượng mưa
tương đối lớn nhưng tập trung chủ yếu trong 4 tháng mùa mưa (khoảng 80%). Tuy
nhiên số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi
tháng có từ 17- 20 ngày mưa làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một số cây trồng
và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Khu vực Đông Hà còn chịu ảnh hưởng của
bão. Mùa bão ở đây tập trung từ tháng 9 -11. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường
tập trung vào các cơn bão số 7,8,9,10. Bão thường kèm theo mưa to kết hợp với
nước biển dâng cao và lượng mưa lớn từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úng
trên diện rộng làm thiệt hại đến sản xuất và đời sống của người dân.
Theo kết quả điều tra nông thôn hoá thổ nhưỡng cho thấy đất đai của Đông

Hà bao gồm các loại đất chủ yếu sau: Đất Feralit trên sa phiến, đất phù sa bồi, phù
sa không được bồi, đất phù sa glây, đất cát. Đông Hà còn có các tài nguyên tài
nguyên nước mặt, nước ngầm, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên rừng rất dồi dào
phong phú. Tuy nhiên tài nguyên khoáng sản rất nghèo. Vùng đất Đông Hà được
thiên nhiên ban tặng rất nhiều cảnh quan đẹp, có đồi núi, có sông, có rừng và địa
hình đa dạng sẽ là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển thành một đô thị có
một nét đặc trưng riêng vừa mang tính lịch sử truyền thống vừa có tính hiện đại
theo xu thế hội nhập, giao lưu, hợp tác, phát triển với cả nước, khu vực và quốc tế.
21
Khóa luận tốt nghiệp
Đông Hà chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 loại gió mùa: gió mùa đông bắc hoạt
động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và gió mùa tây nam hoạt động từ tháng 4 đến
tháng 9.
Khí hậu của khu vực có nhiều nét biến động mạnh, thể hiện qua sự biến động
mùa: mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô. Thời tiết của Đông Hà thường
gây úng vào đầu vụ đối với vụ đông xuân; hạn đầu vụ, úng cuối vụ đối với vụ hè.
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
Thành phố Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh
Quảng Trị, nằm trên giao lộ của quốc lộ 1A nối Thủ đô Hà Nội - Thành phố Hồ Chí
Minh và hệ thống đường xuyên Á theo hướng Đông Tây nối Thái Lan, Lào,
Myanma với các nước trong khu vực. Vị trí này cho phép Đông Hà phát triển các
mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội một cách thuận lợi với cả nước và các nước
trong khu vực, đặc biệt là phát triển ngành thương mại, dịch vụ.
Toàn thành phố có 9 phường, dân số đến năm 2009 là 82.331 người. Tổng
diện tích đất tự nhiên: 7.255,44 ha. Tháng 12/2005, Đông Hà đã được Bộ Xây dựng
ra quyết định công nhận là đô thị loại III. Tháng 8/2009, Đông Hà đã được Chính
phủ ra Nghị quyết công nhận thành phố thuộc tỉnh.
Với lợi thế là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh. Những
năm qua, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật không ngừng được quan tâm đầu tư và
phát triển đã làm cho bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng. Đông Hà cũng là nơi tập

trung các cơ quan hành chính của tỉnh, Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước…
lực lượng lao động ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ cán bộ
khoa học, kỹ thuật không ngừng lớn mạnh là động lực lớn cho sự phát triển của
thành phố Đông Hà.
Cùng với sự thay đổi nhanh về bộ mặt đô thị, các lĩnh vực văn hoá - xã hội
đều có nhiều chuyển biến tiến bộ. Giáo dục đào tạo phát triển mạnh về quy mô và
chất lượng, dân trí ngày càng được nâng lên. Hoạt động văn hoá thông tin, TDTT
phát triển rộng khắp và đi vào chiều sâu. Công tác an sinh xã hội và chăm sóc sức
khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. An ninh quốc phòng được giữ vững, an toàn - trật
tự xã hội được đảm bảo
22
Khóa luận tốt nghiệp
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được trong giai đoạn 2006 - 2010: Tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,8%. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ
bình quân 12,4%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 19%/năm. Năng lực sản xuất
và hiệu quả của nền kinh tế từng bước được nâng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nông
nghiệp năm 2006 là 69,6 - 26,8 - 3,6 % đến năm 2010 là 66,6 - 30,5 - 2,9 %.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng nhanh, bình quân hàng
năm tăng 27%. Các loại hình doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng, và có chiều
hướng phát triển tốt, đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá,
nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác. Vùng
chuyên canh lúa hàng năm ổn định khoảng 1.100 ha; sản lượng lương thực hàng
năm đạt trên 9.500 tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4%/năm.
Trong 5 năm 2006-2010: Tổng thu ngân sách nhà nước là 586,7 tỷ đồng;
bình quân hàng năm tăng 16,5%/năm; Tổng chi ngân sách Nhà nước là 566,5 tỷ
đồng, trong đó chi cho sự nghiệp kinh tế và đầu tư phát triển chiếm 34%, chi thường
xuyên chiếm 46%, chi ngân sách phường và chi khác chiếm 20%.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 là 2.479 tỷ
đồng; Trong đó: ngân sách Trung ương và tỉnh là 761 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30%,
còn lại là vốn đầu tư của thành phố, đầu tư của doanh nghiệp và đầu tư của nhân
dân, mức tăng bình quân mỗi năm là 31%.
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người
tăng hàng năm, đến năm 2009 đạt trên 26 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, đến
cuối năm 2009 còn 5,37%. Chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng, số cán bộ
được đào tạo sau đại học tăng dần; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32%. Tạo việc làm
mới hằng năm cho 1.200 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2010 giảm còn 5,5%.
Giai đoạn 2010 -2015, Đảng bộ thành phố Đông Hà quyết tâm thực hiện
thắng lợi các mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ;
Huy động mọi nguồn lực để xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị; Đẩy nhanh tốc độ
23
Khóa luận tốt nghiệp
tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp và
xây dựng - Nông nghiệp; Thực hiện đồng bộ giữa phát triển kinh tế với nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội;
Ưu tiên phát triển nguồn lực con người, xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đảm
bảo quốc phòng - an ninh; Xây dựng Thành phố Đông Hà đạt tiêu chuẩn đô thị loại
II trước năm 2020.
2.2 Đặc điểm của người dân trong độ tuổi lao động tại thành phố Đông Hà,
tỉnh Quảng Trị
Toàn thành phố có 9 phường, dân số đến năm 2009 là 82.331 người. Lao
động trong độ tuổi có 45.994 người trên tổng số dân số. Do hạn chế của nhóm
nghiên cứu nên chúng tôi chỉ xin tập trung nghiên cứu tại phường 1, thành phố
Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Toàn phường 1 có 23.417 nhân khẩu, trong đó có 11.650
là nữ giới. Số người trong độ tuổi lao động của phường là 12.499 trong đó nữ chiếm
6.262 lao động [27]. Với việc khảo sát 109 mẫu đại diện của phường 1, thành phố
Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã giúp chúng tôi thống kê được các đặc điểm của mẫu
nghiên cứu. Việc biết được các đặc điểm của mẫu nghiên cứu là các đại diện của

người dân thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng đế kết quả nghiên cứu và
giúp chúng tôi giải thích các vấn đề trong quá trình nghiên cứu. Các đặc điểm về
nhân khẩu của người dân cũng phần nào nói lên được các đặc điểm về phân công
lao động theo giới trong gia đình ở thành phố.
Theo tỉ lệ phần trăm giới tính của người dân toàn phường 1, thành phố Đông
Hà, tỉnh Quảng Trị để chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài này.
Bảng 1: Giới tính của người dân được khảo sát tại phường 1, thành phố Đông
Hà, tỉnh Quảng Trị
Giới tính Số lượng Tỷ lệ %
Nam 54 49.5
Nữ 55 50.5
Tổng 109 100
Giới tính của người dân khi chúng tôi khảo sát rất quan trọng trong quá trình
nghiên cứu đề tài phân công lao động theo giới trong gia đình giữa phụ nữ và nam
24
Khóa luận tốt nghiệp
giới và làm rõ sự khác biệt của nam giới và phụ nữ tại thành phố Đông Hà. Với tỉ lệ
nam giới là 49,5 % và nữ giới 50,5% trong tổng số người trong độ tuổi lao động. Tỉ
lệ này được lấy theo tỉ lệ nam và nữ của người dân trong độ tuổi lao động tại địa
bàn. Như vậy chúng tôi nghiên cứu với số lượng 54 mẫu nam giới và 55 mãu là nữ
giới. Tỉ lệ nam giới và phụ nữ ở đây chênh lệch không đáng kể, việc này giúp cho
chọn mẫu nghiên cứu dễ dàng cân bằng được giới trong chọn mẫu và thông tin thu
thập được đầy đủ từ cả hai giới. Giới tính cũng ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, suy
nghĩ, quan điểm và thái độ của người được khảo sát, nhất là về vấn đề phân công
lao động theo giới trong gia đình. Việc lấy mẫu nghiên cứu theo tỉ lệ giới tính người
trong độ tuổi lao động của địa phương giúp tăng tính đại diện theo giới cho cả hai
giới, đem lại hiệu quả cho kết quả nghiên cứu đề tài.
Xét về độ tuổi người dân được khảo sát, vì đề tài giới hạn trong độ tuổi lao động
nên giới hạn tuổi là từ 16- 60 tuổi. Độ tuổi khác nhau sẽ ảnh hưởng và quyết định đến
sự phân công lao động theo giới trong gia đình của người dân thành phố Đông Hà.

Bảng 2: Độ tuổi của người dân thành phố Đông Hà được khảo sát
Độ Tuổi Tỷ lệ %
Dưới 26 5
Từ 26- 30 16.1
Từ 31- 35 11
Từ 36- 40 22.2
Từ 41- 45 15.1
Từ 46- 50 10.1
Từ 51- 55 9
Trên 55 13.2
Khảo sát cho thấy, độ tuổi của người dân vào khoảng 36 đến 40 tuổi chiếm
tỷ lệ cao nhất 22,2%. Từ 26 đến 30 tuổi chiếm 16,1% và từ 41-45 chiếm 15,1%. Và
trên 55 tuổi chiếm 13,2%. Ở vào mỗi độ tuổi khác nhau, người dân sẽ có những
cách sống, quan niệm, các mối quan hệ cũng như các công việc gia đình khác nhau.
Tỉ lệ người trong khoảng độ tuổi 36 đến 45 tuổi khá cao. Đây là độ tuổi các cá nhân
thường kết hôn và có từ 1-2 con, là giai đoạn người đó phải đảm nhận rất nhiều
trách nhiệm gia đình và cả xã hội nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phân công lao động
theo giới trong gia đình cũng như những khó khăn thuận lợi của họ khi đảm nhận
các vai trò ấy. Yếu tố độ tuổi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
25

×