Tải bản đầy đủ (.doc) (181 trang)

Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.39 KB, 181 trang )

mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, sự tiến bộ của con ngời đợc xem là tiêu chuẩn cao nhất của
phát triển xã hội. Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải đem lại công bằng, bình
đẳng cho mọi ngời (cả nam và nữ) trong cơ hội và điều kiện cống hiến cũng
nh hởng thụ các thành quả của phát triển. Điều này hoàn toàn phù hợp với
mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN), cuộc cách mạng đ-
ợc xem là triệt để nhất trong lịch sử nhân loại.
Trong công cuộc đổi mới theo định hớng XHCN, Đảng cộng sản Việt
Nam luôn coi con ngời vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, việc
chăm lo phát triển nguồn lực con ngời là một nhân tố quyết định thành công
của công cuộc đổi mới theo định hớng XHCN ở Việt Nam. Chăm lo phát
triển nguồn lực con ngời hớng vào cả nam và nữ với các tiêu chí: phát triển
cao về trí tuệ, cờng tráng về thể chất, phong phú về tình cảm, đạo đức.
Cuối thế kỷ XX, các quốc gia đều đạt các thành tựu quan trọng về
phát triển con ngời. Nhng đem so sánh chỉ số phát triển giữa nam và nữ,
chúng ta nhận thấy rằng sự phát triển năng lực của phụ nữ ở tất cả các quốc
gia còn thấp hơn nam giới, đặc biệt tại các quốc gia chậm phát triển.
Là một nớc nông nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) ở Việt Nam trong những thập kỷ tới tập trung trớc hết cho nông
nghiệp và nông thôn, quá trình này đòi hỏi phải phát huy mọi nguồn lực, đặc
biệt là nguồn lực con ngời. Các thống kê cho thấy, phụ nữ chiếm 56% lao
động trong nông, lâm nghiệp, đảm đơng 75% công việc của nhà nông, họ
đang góp phần quan trọng đa Việt Nam vào hàng thứ hai về xuất khẩu gạo và
cà phê trên thế giới. Phụ nữ nông thôn không chỉ tham gia sản xuất mà còn
làm phần lớn công việc gia đình đồng thời họ cũng tham gia tích cực vào mọi
lĩnh vực hoạt động xã hội... Tuy nhiên, so với nam giới, phụ nữ nông thôn
5
còn rất hạn chế về trình độ, năng lực, họ đang gặp nhiều khó khăn, thách thức
trong quá trình đa nông nghiệp, nông thôn bớc vào nền kinh tế hàng hóa.
Mặc dù có sự đóng góp lớn cho phát triển nhng xã hội cũng nh gia đình cha


đánh giá hết cống hiến của ngời phụ nữ, họ còn chịu nhiều thiệt thòi trong
phát triển cá nhân. Chẳng hạn, phụ nữ chiếm số đông trong những ngời mù
chữ, những ngời mắc bệnh tật và ít có cơ hội, điều kiện học hành, vui chơi
giải trí... Sự hạn chế cơ hội phát triển ở phụ nữ trực tiếp làm giảm sút phúc lợi
gia đình và xã hội đồng thời là một cản trở đối với quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Nông thôn đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) với bề dày lịch sử phát
triển đợc xem nh điển hình của nông thôn Việt Nam, nơi còn bảo lu khá đậm
nét nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nớc. Tuy nhiên, ngày nay ĐBSH cũng
là nơi chuyển mình khá mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới. Truyền thống và
hiện đại (bao gồm cả yếu tố tích cực và tiêu cực) đang đợc phản ánh trong
cuộc sống gia đình, đặc biệt trong quan hệ về giới. Sự nghiệp CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn sẽ nh thế nào nếu nh phụ nữ vẫn phải chịu những
thiệt thòi, bất công ngay từ trong gia đình; nếu sự phát triển năng lực của phụ
nữ còn gặp nhiều trở ngại ngay từ trong gia đình. Đây là những câu hỏi đang
đặt ra bức thiết cho các nhà hoạch định chiến lợc phát triển nông thôn, phát
triển nguồn nhân lực ở nông thôn cũng nh phát triển gia đình khi nhân loại
đang bớc vào nền văn minh trí tuệ. Thực tế này đã thôi thúc tôi chọn vấn đề
"Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện
nay" làm đề tài của luận án.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề giải phóng phụ nữ đợc các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin đề cập rất sớm trong nhiều tác phẩm. ở Việt Nam, vấn đề giải phóng
phụ nữ cũng đợc Đảng cộng sản Việt Nam quan tâm ngay từ khi mới thành
lập (năm 1930). Từ góc độ nghiên cứu lịch sử, trong tác phẩm "Phụ nữ Việt
6
Nam qua các thời đại" (1975), của giáo s Lê Thị Nhâm Tuyết, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội (tái bản lần thứ hai) đã đề cập khá sâu sắc vị thế ngời phụ nữ
Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội suốt chiều dài lịch sử, từ khi khai
phá nền văn minh của dân tộc cho đến những năm 60. Song, có lẽ việc

nghiên cứu về phụ nữ và gia đình ở Việt Nam chỉ đợc đặt ra và giải quyết nh
một bộ môn khoa học mới từ năm 1987 với sự ra đời của Trung tâm Nghiên
cứu phụ nữ (sau đổi thành Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và
phụ nữ năm 1993). Cho đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều trung tâm nghiên
cứu về phụ nữ và gia đình nh:
- Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ thuộc Trung
tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia.
- Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trờng trong phát triển.
- Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ thuộc Bộ Lao động, Thơng binh
và Xã hội.
- Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo về phụ nữ - Đại học Quốc gia
Việt Nam.
- Khoa Phụ nữ học - Trờng đại học Mở, thành phố Hồ Chí Minh...
Mặc dù thời gian cha nhiều nhng đợc sự quan tâm của Đảng, Nhà n-
ớc, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và sự tâm huyết của nhiều nhà khoa học,
một số vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu phụ nữ và gia đình Việt Nam
đã đợc đặt ra, xem xét và có hớng giải quyết đúng đắn, trong đó có những
chủ đề nghiên cứu về phụ nữ, gia đình nông thôn.
Năm 1989, chính sách giao đất cho hộ nông dân sử dụng lâu dài đã
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình phát triển, song cũng
làm nảy sinh nhiều vấn đề mới đối với gia đình và ngời phụ nữ nông thôn.
Nhiều trung tâm nghiên cứu đã hớng các u tiên hoạt động của mình vào khu
vực này. Năm 1990, việc nghiên cứu phụ nữ và gia đình có một bớc tiến đáng
kể: nghiên cứu phụ nữ, gia đình trong mối tơng quan giữa nam và nữ, gắn nó
7
với sự phát triển của đất nớc. Một loạt vấn đề về lý luận, nghiên cứu, khảo sát
thực tế, xây dựng chính sách đáp ứng giới đợc đặt ra, trao đổi thảo luận để
tìm hớng giải quyết.
Nhiều công trình nghiên cứu đợc tiến hành độc lập hoặc tổ chức theo
liên ngành mà kết quả đã đợc công bố trên các sách, báo, tạp chí. Nhiều cuộc

hội thảo đợc tổ chức đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong việc nghiên cứu sự bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn. Nhiều tác
giả đã tập trung nghiên cứu và xuất bản nhiều tác phẩm có giá trị nh: "Phụ nữ,
giới và phát triển" (1996) của tiến sĩ Trần Thị Vân Anh và tiến sĩ Lê Ngọc
Hùng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội; "Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt
Nam" (1998) của giáo s Lê Thi, Nxb Phụ nữ, Hà Nội;... là những tác phẩm đặt
cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phụ nữ và gia đình theo phơng pháp tiếp cận
giới - một phơng pháp nghiên cứu mới mẻ nhng rất hiệu quả. Nhiều đề tài
nghiên cứu cấp bộ đã đợc tiến hành và nghiệm thu nh: "Vai trò của phụ nữ
nông thôn trong phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng" (1996 - 1997) và
"Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở một
số xã vùng đồng bằng sông Hồng" (1995 - 1996) là hai đề tài cấp Bộ của Trung
tâm Nghiên cứu khoa học về phụ nữ và gia đình. Nhiều công trình đợc đăng trên
các sách và tạp chí đã đề cập một phần thực trạng sự bình đẳng giới trong gia
đình ở nông thôn ĐBSH. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, nhiều tác phẩm đã đề
cập tới việc xây dựng các chính sách nh: "Chính sách xã hội đối với phụ nữ
nông thôn" (1998) của tiến sĩ Lê Thị Vinh Thi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;
"Gia đình Việt Nam ngày nay" (1996) do giáo s Lê Thi chủ biên, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội;... đã đặt cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển
nông thôn theo hớng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu giới. Thời gian gần đây, Trung
tâm Nghiên cứu Khoa học về phụ nữ và gia đình cũng đang tiến hành các điều
tra cơ bản về gia đình ở ĐBSH, một số công trình đã đợc công bố trên các sách
báo và tạp chí của trung tâm.
8
Các công trình nghiên cứu kể trên là những t liệu tham khảo hết sức
quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài của luận án. Nhng nhìn chung, các
nghiên cứu mới đặt vấn đề trên diện rộng, cha có công trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về bình đẳng giới trong gia đình
ở nông thôn ĐBSH trong công cuộc đổi mới. Trớc tình hình đó, khi chọn đề
tài này, tác giả luận án mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc

nghiên cứu "Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông
Hồng hiện nay" cả về phơng diện lý luận và thực tiễn dới giác độ của chuyên
ngành chủ nghĩa cộng sản khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích của luận án
Làm rõ thực trạng bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn
ĐBSH trong công cuộc đổi mới.
Đề xuất phơng hớng cơ bản, các giải pháp chủ yếu nhằm giảm dần sự
bất bình đẳng về giới, tiến tới thực hiện bình đẳng giới trong gia đình ở nông
thôn ĐBSH.
3.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích đề ra, chúng tôi tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa, khái quát hóa những quan điểm của các nhà t tởng
XHCN không tởng đến chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện
bình đẳng nam nữ trong gia đình. Kết hợp phơng pháp tiếp cận giới trong
việc xem xét và lý giải vấn đề bình đẳng về giới trong gia đình.
- Tìm hiểu quan hệ nam nữ trong gia đình truyền thống, từ đó rút ra
những nét độc đáo của sự bình đẳng về giới trong gia đình ở Việt Nam trong
lịch sử.
9
- Đánh giá thực trạng mối quan hệ giới trong gia đình nông thôn
ĐBSH trong công cuộc đổi mới.
- Đề xuất các phơng hớng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giảm
dần sự bất bình đẳng về giới, tiến tới thực hiện bình đẳng giới trong gia đình
nông thôn ĐBSH.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tợng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ giới trong gia đình, cụ thể là

quan hệ giữa nam và nữ, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia
đình ở nông thôn ĐBSH.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án làm rõ quan hệ giới trong gia đình nông thôn ĐBSH từ khi
tiến hành công cuộc đổi mới (năm 1986) cho đến nay.
Tài liệu đợc khai thác chủ yếu từ năm 1986, đặc biệt từ năm 1996,
khi sự nghiệp đổi mới đã phát huy tác dụng toàn diện đến đời sống gia đình
nông dân ở nông thôn. Luận án sử dụng các công trình nghiên cứu đã đợc
công bố về quan hệ về giới trong gia đình ở nông thôn ĐBSH của nhiều nhà
khoa học và kết quả điều tra của bản thân tác giả tại một số địa bàn của nông
thôn ĐBSH.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nớc ta về giải phóng phụ nữ, về
gia đình.
- Luận án kế thừa phơng pháp tiếp cận giới để tìm hiểu, phân tích, lý
giải thực trạng sự bình đẳng về giới trong gia đình.
- Luận án sử dụng tổng hợp các phơng pháp nghiên cứu: lôgíc và lịch
sử, phân tích và tổng hợp, kết hợp nghiên cứu lý thuyết với điều tra xã hội học.
10
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Từ góc độ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, bớc
đầu luận án đã kết hợp chặt chẽ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam với phơng pháp tiếp
cận giới trong xem xét, lý giải vấn đề bình đẳng giới. Sự kết hợp này đợc coi
là bớc phát triển lôgíc của quá trình nhận thức, làm sáng tỏ hơn những vấn đề
lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học về giải phóng phụ nữ, thực hiện bình
đẳng nam nữ.
- Từ việc khảo sát thực tiễn quan hệ về giới trong gia đình ở nông thôn
ĐBSH, luận án đề xuất phơng hớng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng

cao sự bình đẳng về giới trong gia đình, coi đây nh một điều kiện, tiền đề
quan trọng nhằm phát huy nguồn nhân lực ở nông thôn hiện nay.
7. ý nghĩa thực tiễn của luận án
Với các đóng góp mới về khoa học trên đây, luận án góp phần nghiên
cứu những vấn đề lý luận về quan hệ giới trong gia đình nói chung, gia đình
nông thôn nói riêng. Luận án cũng cung cấp thêm các cơ sở khoa học cho
việc hoạch định chiến lợc phát triển nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH,
gắn với chăm lo phát triển con ngời và hớng các u tiên cho phát triển phụ nữ.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
về gia đình, về giới, thuộc chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học trong hệ
thống các trờng Đảng hoặc các trờng đào tạo cán bộ nữ, các trờng đại học
khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; 3 chơng (6 tiết); kết luận; những công trình
của tác giả công bố có liên quan đến luận án; danh mục tài liệu tham khảo và
phần phụ lục.
11
Chơng 1
bình đẳng giới trong gia đình nông thôn
đồng bằng sông hồng - lý luận và thực tiễn
Tự nhiên vốn có sự cân đối hài hòa, sự tồn tại của giống đực và giống
cái luôn bổ sung cho nhau để tạo ra một thế giới hoàn chỉnh. Trong quá trình
tiến hóa của sinh vật đã xuất hiện con ngời (động vật cấp cao). Khác với
muôn loài, con ngời tổ chức cuộc sống của mình thành xã hội. Xã hội loài
ngời thể hiện những mối quan hệ rất phong phú, không chỉ là mối liên hệ tự
nhiên mà còn là những mối liên hệ xã hội. Xã hội càng phát triển thì những
mối liên hệ giữa ngời với ngời ngày càng trở nên phức tạp và phong phú hơn.
Bên cạnh các quan hệ giao tiếp giữa ngời với ngời, cộng đồng nơng tựa vào
nhau để tồn tại, cũng đã nảy sinh những mối quan hệ bất bình đẳng về giai
cấp, chủng tộc, tôn giáo..., đặc biệt là mối quan hệ bất bình đẳng giữa đàn

ông và đàn bà, nó bắt đầu từ trong gia đình rồi đến ngoài xã hội.
Bình đẳng giới trong gia đình nông thôn ĐBSH có thể đợc đánh giá
hết sức khác nhau tùy theo giác độ của các nhà nghiên cứu. Để có cái nhìn
khá toàn diện về mối quan hệ bình đẳng trong gia đình ở nông thôn ĐBSH
trong công cuộc đổi mới chúng tôi căn cứ vào các cơ sở lý luận và thực tiễn
đợc trình bày dới đây.
1.1. quá trình hình thành và phát triển lý luận về giải
phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ của chủ nghĩa xã
hội khoa học
Vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng đã đợc các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đặc biệt coi trọng. Trên cơ sở kế
thừa lý luận của các ông, ngày nay sau nhiều thập kỷ đấu tranh cho bình
đẳng nam nữ, các nhà khoa học trong và ngoài nớc đã đa ra phơng pháp tiếp
12
cận giới - một phơng pháp khá mới mẻ. Phơng pháp tiếp cận giới đợc xem
nh sự bổ sung, kết hợp trong xem xét, giải quyết vấn đề bất bình đẳng giữa
nam và nữ. Điều này càng làm sáng tỏ các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin về giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng.
1.1.1. T tởng về giải phóng phụ nữ của các nhà t tởng xã hội chủ
nghĩa không tởng
Vấn đề quyền con ngời từng là vấn đề xuyên suốt các cuộc đấu tranh
giai cấp, đấu tranh dân tộc trong lịch sử, ngày nay nó vẫn là một trong những
vấn đề nổi bật của thời đại chúng ta. Quyền con ngời, dĩ nhiên trớc hết là
quyền cho mỗi cá nhân, quyền đợc khẳng định mình là một chủ thể với
những quyền lợi, nghĩa vụ nh mọi ngời khác. Thế nhng, loài ngời đã từng
vạch đôi xã hội, một nửa là đàn ông còn nửa kia là đàn bà, trong đó đàn bà
từng bị hạn chế hoặc loại trừ khỏi những quyền con ngời cơ bản. Chính vì lẽ
đó, CNXH khoa học quan tâm đến giải phóng con ngời nói chung, đồng thời
cũng hớng tới từng số phận con ngời cụ thể, đặc biệt là phụ nữ. Đấu tranh
giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ là một nội dung hết sức quan

trọng trong cuộc đấu tranh cho quyền con ngời - quyền của một nửa xã hội đ-
ợc sống bình đẳng với nửa xã hội còn lại.
Một trong những quan điểm phi lý nhất đã từng ngự trị trong lịch sử
xã hội loài ngời là: kể từ khi có xã hội, đàn bà đã là nô lệ của đàn ông. Để
bảo vệ chế độ thống trị, các nhà t tởng của giai cấp bóc lột đã biện hộ, do
"giá trị không đầy đủ" của ngời phụ nữ, cho nên sự lệ thuộc của họ vào đàn
ông là lẽ dĩ nhiên. Trái với quan điểm này, các nhà t tởng tiến bộ, đặc biệt các
nhà t tởng XHCN không tởng đã kịch liệt phê phán sự phân chia xã hội thành
các đẳng cấp khác nhau, sự xô đẩy ngời phụ nữ tới tận cùng của áp bức.
Giăng Mêliê (1664 - 1729) và Phrăng xoa Môrenly (?) là hai nhà t tởng
XHCN không tởng ở Pháp thế kỷ XVIII, khi dựa trên cơ sở triết lý về "quyền
bình đẳng tự nhiên", khẳng định con ngời ta sinh ra vốn có sự bình đẳng, đó
13
là sự "ban phát của tự nhiên". Mọi sự bất bình đẳng tồn tại trong xã hội đợc
nảy sinh lại từ "chính con ngời". Trong "Những di chúc của tôi", viết vào
những năm cuối đời, Giăng Mêliê cho rằng, đời sống xã hội có sự phụ thuộc
giữa ngời với ngời, đó là mối quan hệ biện chứng, là điều kiện để xã hội tồn
tại. Nhng sự "phụ thuộc" ấy không đồng nghĩa với việc đem lại đặc quyền,
đặc lợi cho những ngời này, còn những ngời khác chỉ có các nghĩa vụ, tai họa
và đau khổ [92, tr. 118].
Tuy xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau, sống ở các thời kỳ
lịch sử khác nhau, ở những quốc gia khác nhau nhng các nhà t tởng XHCN
không tởng đều có cùng một điểm xuất phát đó là lòng nhân đạo cao cả. Họ
vô cùng căm ghét và lên án chế độ áp bức, bất công, đấu tranh cho quyền làm
ngời của quần chúng lao động. Lòng nhân đạo đã hớng các ông tới số phận
đau thơng của một nửa nhân loại đó là phụ nữ. Ngoài sự áp bức bóc lột về
giai cấp, dân tộc..., phụ nữ còn bị áp bức về giới, họ luôn bị phân biệt đối xử
cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Nhận thức đợc sự không giống nhau giữa nam và nữ cả phơng diện
sinh học và phơng diện xã hội, cho nên trong các dự định về giải phóng con

ngời, các ông luôn giành cho phụ nữ những quan tâm đặc biệt. Giải phóng
phụ nữ bằng chính cuộc sống hôn nhân và gia đình, đa họ hòa nhập vào đời
sống xã hội với sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn và phân công lao động thật
hợp lý.
Thứ nhất, về tình yêu, hôn nhân và gia đình
Các nhà không tởng kịch liệt phê phán hôn nhân t sản. Phurie (1772 -
1837) - nhà t tởng XHCN không tởng Pháp - phê phán gay gắt chế định hôn
nhân t sản bị biến dạng thành giao kèo buôn bán, hợp thức hóa sự sa đọa làm
cho phụ nữ bị vô quyền, ông coi việc "giải phóng phụ nữ là thớc đo mức độ
tự do trong mọi xã hội" [92, tr. 176]. Trong dự định về xã hội tơng lai các
ông cho rằng, phụ nữ sẽ đợc bảo vệ trong chế độ hôn nhân và gia đình, tình
14
yêu đôi lứa đợc coi trọng, đó là tình yêu không gì có thể làm cho nó bị biến
dạng (Phuriê). Nam nữ sẽ đợc tự do lựa chọn bạn đời trên cơ sở tình yêu; hôn
nhân tự nguyện với cả nam và nữ; hôn nhân một vợ chồng; quy định tuổi kết
hôn của nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 28 tuổi trở lên... tất cả những điều này là
sự đoạn tuyệt với chế độ đa thê, chế độ cỡng hôn của xã hội cũ. Nhà nớc và
xã hội cũng công nhận quyền tự do ly hôn (Campanenla, Phuriê), quan điểm
này trực tiếp tấn công vào sự cấm đoán của nhà thờ, giải phóng ngời phụ nữ
khỏi sự ràng buộc hôn nhân khi không còn tình yêu.
Trong cuộc sống gia đình, tình yêu vợ - chồng, cha mẹ và con cái luôn đ-
ợc đề cao, mọi ngời sống có trách nhiệm với nhau, không có hành vi phân biệt
đối xử với phụ nữ và trẻ em. Không chỉ là những ý tởng, cuộc sống gia đình của
Tô Matx Morơ và G.Ba Bớp chính là những minh chứng rất hùng hồn. Trong
bức th cuối cùng gửi vợ con trớc khi bị tử hình, G. Ba Bớp viết: "Tôi không thấy
cách nào khác làm cho em và các con hạnh phúc ngoài con đờng đảm bảo đời
sống yên vui, hạnh phúc của mọi ngời" [92, tr. 152]. Cảm nhận đợc hạnh
phúc gia đình cho nên các ông đã hy sinh cuộc sống riêng t của mình, đấu
tranh cho hạnh phúc của mọi gia đình. Với lý tởng đó, Tô Matx Morơ đã phải
từ bỏ cả chức tể tớng, từ bỏ gia đình bớc lên máy chém, Ô Oen dốc toàn bộ

sản nghiệp của mình để xây dựng mô hình xã hội mới... Với các ông, hạnh
phúc gia đình đã vợt khỏi cái khuôn khổ chặt hẹp đời thờng và bao trùm lên
tất cả mọi gia đình.
Sự tuyệt diệu trong t tởng của các nhà XHCN không tởng ở chỗ, các
ông vừa quan tâm đến mọi gia đình nhng cũng để ý tới số phận của mỗi con
ngời trong các gia đình nhỏ bé. G.Uyn xtenly - nhà t tởng XHCN không tởng
Anh thế kỷ XVII, trong "Luật hôn nhân" đã nhấn mạnh: chống sự bạc đãi
xảy ra trong mỗi gia đình, nhất là đối với phụ nữ
và trẻ em". Tô Matx Morơ trong "Đảo không tởng" giành cho trẻ em trai và
trẻ em gái sự giáo dục nh nhau, còn Ô Oen khi thể nghiệm mô hình xã hội
15
mới đã mở trờng học để chăm sóc trẻ em miễn phí. T tởng và hành động của
các nhà XHCN không tởng sau này đã trở thành hiện thực ở các nớc XHCN.
Thứ hai, giải phóng phụ nữ với tính cách họ là những ngời lao động
Trớc đây, xã hội phong kiến đã tớc đi cuộc sống xã hội của phụ nữ,
dồn họ vào cuộc sống chặt hẹp trong gia đình. CNTB ra đời đánh dấu bằng
việc sử dụng lao động nữ với đồng lơng rẻ mạt, thấp hơn nhiều so với nam
giới. Trong hoàn cảnh ấy, sự "giải phóng" phụ nữ ra khỏi gia đình đã đợc
thay thế bằng sự "nô dịch" họ trong nhà máy. Cả hai chế độ ấy vừa "cởi ra"
vừa "buộc vào"; vừa "giải phóng" vừa "kiềm tỏa", hai quá trình này luôn đấu
tranh lẫn nhau và bổ sung cho nhau, chi phối số phận ngời phụ nữ.
Giải phóng lao động nữ phải thông qua cách nhìn nhận đúng đắn về
các hình thức lao động và phân công lao động hợp lý, để phụ nữ vừa làm tròn
trách nhiệm với gia đình vừa tham gia vào nền sản xuất của xã hội. Xuất phát
từ cách nhìn nh vậy, T. Campanenla (1568 - 1639), nhà t tởng XHCN không
tởng ngời Italia trong tác phẩm "Thành phố mặt trời" đã trình bày quan điểm
về phân công lao động khá tiến bộ. Ông cho rằng, trong xã hội nghề nào
cũng đợc quý trọng, có điều phân công lao động sao cho hợp lý: có những
nghề có thể cả nam và nữ đều tham gia, có những nghề nặng nhọc thì đàn
ông làm, một số nghề nhẹ nhàng hơn thì phụ nữ làm, xã hội luôn chú ý tới lao

động nữ, giảm nặng nhọc cho họ... [92, tr. 93]. Nhận định về khả năng lao động
của nam và nữ, Phuriê cho rằng, tự nhiên đã phân phát cho cả hai giới những
phần bằng nhau về năng lực làm khoa học và nghệ thuật..., có điều tỷ lệ nam
và nữ trong từng nghề cụ thể sẽ không nh nhau, có nghề là thế mạnh của nam,
có nghề là thế mạnh của phụ nữ. Song ông cũng khẳng định, điều đó sẽ không
loại phụ nữ khỏi lĩnh vực y tế, giáo dục..., đóng khung hoạt động của họ ở
việc may vá bếp núc. Ông cho rằng, các nhà triết học muốn loại một giới
16
khỏi công việc nào đó chẳng khác nào họ khẳng định "những ngời da đen
không đứng ở tầm loài ngời". Có thể nói t tởng về phân công lao động, thái độ
đối xử với các loại lao động khác nhau của các nhà t tởng XHCN không tởng
thể hiện rất rõ t tởng nhân đạo, nhân văn, công bằng và bình đẳng. Những t t-
ởng này về sau đã đợc các nhà lý luận của chủ nghĩa Mác kế thừa, đặc biệt
nó đã đợc thể hiện rất sinh động tại các nớc XHCN.
Mặc dù là những lý tởng hết sức tốt đẹp, nhng do những hạn chế của
thời đại, t tởng XHCN của các nhà t tởng đều rơi vào không tởng, các ông cha
tìm ra lối thoát cho xã hội mình đang sống, khi phác họa xã hội tơng lai lại cha
có các đảm bảo về kinh tế - xã hội... Để lý giải điều này, trong tác phẩm "Chống
Đuy-rinh", Ph.Ăngghen đã nhận định (cụ thể về Xanh Xi Mông, Phuriê, Ô
Oen): "Cách giải quyết những nhiệm vụ xã hội lúc đó hãy còn đang ẩn náu
trong những quan hệ kinh tế cha đợc phát triển, nhất định phải đợc sáng tạo ra,
phải do đầu óc ngời ta nghĩ ra thôi" [5, tr. 434].
Di sản mà các nhà t tởng XHCN không tởng để lại chính là nguồn gốc
lý luận của chủ nghĩa Mác. Đánh giá về công lao các nhà t tởng XHCN không
tởng, A.I Vô-lô-đin - nhà triết học Nga nhận xét: Họ là những ngời sống vào
những thời đại khác nhau, hơn 400 năm từ Tô Matx Morơ ra đời năm 1478 đến
Tsecnsepxki mất năm 1889. Họ từ những tầng lớp, giai cấp khác nhau, ngời
có đặc quyền nhất nh Tô Matx Morơ (tể tớng) đến G.Mêliê (một mục s). Họ
là các nhà hoạt động chính trị, nhà bác học, nhà kinh doanh, nhà thơ... nhng
một yếu tố vĩ đại chung cho tất cả họ, làm họ gần nhau: họ đều là tiền bối của

chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác, mà
sau này đã đợc Lênin phát triển một cách thiên tài.
1.1.2. Chủ nghĩa Mác luận giải vấn đề giải phóng phụ nữ, thực
hiện bình đẳng nam nữ trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
17
Cuộc cách mạng về lý luận giải phóng phụ nữ do C.Mác và Ph.
Ăngghen thực hiện
Từ giữa thế kỷ XIX, sự phát triển vợt bậc của lực lợng sản xuất đã tạo
ra tiền đề kinh tế, xã hội cho cuộc đấu tranh giải phóng các giai cấp bị áp bức
bóc lột, giải phóng phụ nữ. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, kế thừa những tinh
hoa trí tuệ của nhân loại, trực tiếp là t tởng nhân đạo của các nhà XHCN
không tởng, cùng với sự uyên bác về trí tuệ cá nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen
đã thực hiện cuộc cách mạng thực sự về lý luận trong vấn đề giải phóng phụ
nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng.
Để bác bỏ quan điểm cho rằng từ khi có xã hội loài ngời, đàn bà đã là
nô lệ của đàn ông, Ph.Ăngghen đã trở lại với lịch sử để phân tích các cơ sở kinh
tế, xã hội dẫn tới sự áp bức của đàn ông đối với đàn bà. Căn cứ vào các cứ
liệu lịch sử, đặc biệt là những nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của Moóc-
gan, trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ t hữu, và của nhà n-
ớc", Ph.Ăngghen đã khái quát sự biến đổi địa vị của ngời phụ nữ qua hai thời
kỳ lịch sử lớn đó là thời kỳ chế độ mẫu quyền và chế độ phụ quyền.
Thời kỳ thứ nhất (còn gọi là chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền)
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đã trải qua các hình thức hôn nhân
và gia đình: gia đình huyết tộc, gia đình Punaluan, gia đình đối ngẫu. Tuy
hình thức có khác nhau nhng có chung đặc điểm là: vai trò của ngời đàn bà
vô cùng quan trọng, ngời tổ chức quản lý gia đình, phân phối các nguồn thức ăn
cho các thành viên; con cái sinh ra chỉ biết có mẹ, mang huyết tộc mẹ, thừa kế
tài sản của mẹ, cho nên mới gọi là chế độ mẫu hệ. Ngời đàn bà có quyền lực cao
nhất trong gia đình, nhng không mâu thuẫn với các thành viên theo kiểu thống
trị gia đình nh sau này, bởi vậy, không nên nhầm lẫn mẫu quyền nh quyền đợc

quy định trong pháp luật. Trong thời kỳ này, lực lợng sản xuất còn hết sức thấp
kém, trong gia đình cha có của d thừa, mọi ngời đều phải lao động để kiếm
18
sống, vấn đề tài sản của gia đình riêng cha đợc đặt ra và vấn đề thừa kế tài
sản cũng cha đợc coi trọng.
Chế độ mẫu quyền đã tồn tại hàng vạn năm trong lịch sử nhân loại.
Mặc dù địa vị ngời phụ nữ đợc đề cao nhng không có sự bất bình đẳng giữa
nam và nữ. Chính ngời phụ nữ lại có trách nhiệm rất cao trong việc chăm lo
cuộc sống cộng đồng, ít có sự đòi hỏi cho bản thân. Chế độ mẫu quyền tồn
tại suốt thời đại mông muội đến giai đoạn thấp của thời đại dã man, nó đợc
chuyển sang thời đại mới nhờ vào sự tiến bộ vợt bậc của lực lợng sản xuất.
Thời kỳ thứ hai (còn gọi là chế độ phụ hệ hay chế độ phụ quyền).
Sản xuất ngày càng phát triển, của cải tăng lên nhanh chóng và của
cải ấy đều thuộc của riêng từng gia đình. Vai trò của ngời đàn ông ngày càng
quan trọng bởi vì hầu hết tài sản của gia đình lúc này do họ làm ra, nh lơng
thực, gia súc, nô lệ..., số tài sản ngày càng lớn và có ý nghĩa quyết định trong
gia đình. Theo Ph.Ăngghen, việc này đã đánh một đòn mạnh vào chế độ hôn
nhân đối ngẫu, tạo cơ sở cho sự hình thành gia đình một vợ một chồng. Trớc
đây vấn đề thừa kế tài sản không đợc ngời ta quan tâm lắm, vì gia đình chẳng
có tài sản gì đáng giá, thì nay, nó lại trực tiếp đợc đặt ra vì số tài sản lớn và
lại chủ yếu do ngời đàn ông tạo ra. Lợi dụng địa vị ngày càng quan trọng của
mình, ngời đàn ông đã đánh đổ chế độ thừa kế cổ truyền (theo mẹ) bắt đầu
bằng việc đánh đổ chế độ huyết tộc theo mẹ thay bằng huyết tộc theo cha và
xác lập quyền thừa kế tài sản theo cha. Chế độ mẫu quyền đã đợc thay thế
bằng chế độ phụ quyền thật "nhẹ nhàng" bởi nó không hề thông qua một
cuộc chiến tranh nào. Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia đình đối
ngẫu, vào lúc giao thời giữa hai giai đoạn giữa và cao của thời đại dã man,
đây là hình thức gia đình đầu tiên trong lịch sử đợc hình thành do sự chi phối
bởi điều kiện kinh tế.
19

Theo Ph.Ăngghen, bất bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà trong gia
đình đợc sinh ra từ nguyên nhân kinh tế, từ ý đồ nô dịch về kinh tế của ngời
đàn ông đối với ngời đàn bà, từ sự tập trung của cải lớn vào tay một ngời, vào
tay ngời đàn ông và từ ý muốn để các của cải lại cho con cái của ngời đàn
ông. Vì vậy chế độ hôn nhân cá thể quyết không phải đã xuất hiện trong lịch
sử nh sự hòa giải giữa đàn ông và đàn bà mà "trái lại, nó thể hiện ra là một
sự nô dịch của giới này đối với giới kia, là việc tuyên bố sự xung đột giữa
hai giới, sự xung đột mà ngời ta cha từng thấy trong suốt thời kỳ tiền sử "
[57, tr. 104]. Trớc đây, tề gia nội trợ là một chức vụ xã hội cần thiết do phụ
nữ đảm nhiệm, cũng ngang nh việc nam giới cung cấp lơng thực. Đến nay,
trong gia đình cá thể, tề gia nội trợ đã mất đi tính xã hội và trở thành một việc
phục vụ cho riêng gia đình, ngời đàn bà trở thành ngời đầy tớ chủ chốt và bị
gạt ra khỏi sản xuất xã hội. Từ địa vị kinh tế thấp kém, ngời đàn bà bị đẩy
xuống loại ngời thấp hèn, bị lệ thuộc, bị trói buộc, bị đối xử bất công. Họ
hoàn toàn mất quyền chủ động trong hôn nhân và gia đình, mọi thói thô bạo
của ngời đàn ông đối với ngời đàn bà cũng đợc hình thành và phát triển từ đó.
Chính vì thế Ph.Ăngghen kết luận:
Hôn nhân cá thể là một bớc tiến lịch sử lớn, nhng đồng thời
nó cũng mở ra, bên cạnh chế độ nô lệ và tài sản t nhân, một thời
đại kéo dài cho đến ngày nay, thời đại trong đó phúc lợi và sự phát
triển của những ngời này đợc thực hiện bằng sự đau khổ và bị áp
chế của những ngời khác [57, tr. 104-105].
Các cứ liệu lịch sử đã hoàn toàn bác bỏ quan điểm cho rằng, kể từ khi
có xã hội, đàn bà đã là nô lệ của đàn ông. Sự bất bình đẳng giữa đàn ông và
đàn bà xuất hiện cùng với gia đình cá thể, từ nguyên nhân kinh tế, từ ý đồ xác
lập địa vị thống trị của ngời đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội. Tất cả
các chế độ áp bức bóc lột đều duy trì sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam
giới.
20
CNTB phát triển đã tạo ra các tiền đề kinh tế, xã hội cho cuộc đấu

tranh giải phóng giai cấp bị áp bức bóc lột, giải phóng phụ nữ, nhng bản thân
CNTB khi xác lập vị trí của nó trên vũ đài lịch sử lại không thể giải phóng đ-
ợc con ngời nói chung, ngời phụ nữ nói riêng khỏi sự áp bức gia đình và xã
hội, thậm chí nó còn tăng cờng sự áp bức, bóc lột và làm tha hóa phụ nữ, vấn
đề này chỉ có thể đợc giải quyết dới CNXH. A.Bebel (1840 - 1913), một
trong những ngời sáng lập Đảng dân chủ - xã hội Đức, nhà tuyên truyền và
nhà lý luận nổi tiếng của chủ nghĩa Mác trong tác phẩm "Phụ nữ và chủ
nghĩa xã hội" viết vào năm 1879 đã chỉ ra rằng: địa vị của ngời phụ nữ xét cho
cùng phụ thuộc vào những quan hệ xã hội. Sự xuất hiện chế độ t hữu là cơ sở
của sự hạ thấp phụ nữ và thậm chí "coi khinh" phụ nữ. Vì vậy việc giải phóng
phụ nữ là một bộ phận của vấn đề xóa bỏ bóc lột và áp bức giai cấp - bộ phận
của cách mạng XHCN [94, tr. 32].
Làm thế nào để giải phóng đợc phụ nữ cả trong gia đình và ngoài xã
hội? Theo chủ nghĩa Mác, phải giải phóng họ khỏi mọi áp bức, bất công, mọi
ràng buộc bất bình đẳng mà chế độ áp bức bóc lột đã quàng lên cổ họ. Vấn
đề này chỉ có cuộc cách mạng vô sản, cuộc cách mạng nhằm giải phóng cho
toàn bộ nhân loại mới có thể thực hiện đợc. Để giải phóng phụ nữ, thực hiện
bình đẳng nam nữ trong gia đình, Ph.Ăngghen cho rằng:
Thứ nhất: Xóa bỏ chế độ sở hữu t nhân về t liệu sản xuất, xây dựng
chế độ công hữu chính là thủ tiêu sự lệ thuộc kinh tế của ngời đàn bà đối với
ngời đàn ông, điều này sẽ tạo cơ sở để xây dựng kiểu gia đình bình đẳng giữa
vợ và chồng.
Thứ hai: Không thể cột chặt ngời phụ nữ vào công việc gia đình, phải
đa họ tham gia vào nền sản xuất của xã hội. Xã hội cần phải giúp phụ nữ
giảm nhẹ gánh nặng công việc gia đình, công việc gia đình phải trở thành
một bộ phận của công việc xã hội. Chỉ khi nào phụ nữ không còn phải lựa
21
chọn hoặc tham gia sản xuất, hoặc làm việc nhà mà họ đồng thời làm tốt đợc
cả hai việc đó thì địa vị của họ mới đợc khẳng định.
Thứ ba: Đồng thời phải xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến

bộ, hôn nhân tự nguyện, trên cơ sở tình yêu của đôi trai gái chứ không bị lợi
ích kinh tế của dòng họ chi phối. Khi một thế hệ đàn ông không phải dùng
tiền hoặc quyền lực xã hội để mua sự hiến thân của ngời đàn bà; ngợc lại
ngời đàn bà cũng không bao giờ phải hiến thân cho ngời đàn ông vì bất cứ
lý do nào khác ngoài tình yêu. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở của tình yêu
mới hợp đạo đức, cho nên đã có tự do kết hôn thì cũng có tự do ly hôn, bởi
khi tình yêu "đã chết" thì ly hôn sẽ tốt cho cả đôi bên.
Chủ nghĩa Mác đã đặt nền móng căn bản cho lý thuyết giải phóng
phụ nữ nói chung, thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình nói
riêng, về sau, các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác đã đợc Lênin cụ thể
hóa ở nớc Nga.
V.I. Lênin phát triển và hiện thực hóa lý tởng giải phóng phụ nữ
và thực hiện bình đẳng nam nữ
Là học trò xuất sắc của C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã phát triển
quan điểm giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng trong gia đình ở
thời đại mới, khi CNTB đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đặc biệt
là sự ra đời của chế độ XHCN ở nớc Nga. Bằng lý luận và bằng chính thực
tiễn của nớc Nga, V.I.Lênin đã đấu tranh kiên quyết chống lại luận điệu
xuyên tạc chủ nghĩa Mác về vấn đề tình yêu - hôn nhân và gia đình của giai
cấp t sản, đồng thời vạch trần bộ mặt thật của chế độ t bản và Hiến pháp t
sản. Trên báo Sự thật ngày 6-11-1919, V.I.Lênin viết:
Trên lời nói, chế độ dân chủ t sản hứa hẹn bình đẳng và tự
do. Trong thực tế, không một nớc cộng hòa t sản nào, dù là nớc
tiên tiến nhất, đã để cho một nửa loài ngời là nữ giới đợc hoàn toàn
22
bình đẳng với nam giới trớc pháp luật và giải phóng phụ nữ khỏi sự
bảo trợ và sự áp bức của nam giới [49, tr. 325].
Không ảo tởng ở giai cấp t sản, V.I.Lênin đã kêu gọi phụ nữ vùng lên
làm cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng cho
chính mình. Sau khi Cách mạng tháng Mời Nga thành công, V.I. Lênin đã hiện

thực hóa lý tởng giải phóng phụ nữ tại nớc Nga bằng các chính sách cụ thể và
thiết thực.
Thứ nhất: Luật pháp hóa quyền bình đẳng nam nữ. Cùng với thủ tiêu
pháp luật t sản là việc ban hành pháp luật mới, theo Ngời, trong pháp luật
mới, ngời ta không còn thấy một chút dấu vết gì về việc phụ nữ bị đối đãi bất
bình đẳng.
Thứ hai: Không chỉ giải phóng phụ nữ bằng luật pháp, để phụ nữ
thực sự đợc bình đẳng, có quyền tham gia quyết định vận mệnh của đất nớc
mình, Nhà nớc Xô viết đã đa phụ nữ trực tiếp tham gia quản lý nhà nớc, xây
dựng củng cố chính quyền.
Thứ ba: Không chỉ giải phóng phụ nữ ở ngoài xã hội mà phải giải
phóng họ ngay trong gia đình, chính nơi đây gánh nặng công việc đang đè
lên vai họ, làm cho họ không thể phát triển nh nam giới.
Mặc dù có mọi luật lệ giải phóng, nhng phụ nữ vẫn cứ còn
là nô lệ trong gia đình, vì những công việc nội trợ linh tinh còn đè
nặng lên lng họ, làm cho họ nghẹt thở, mụ mẫm, nhục nhằn, ràng
buộc họ vào bếp núc, vào buồng con cái, lãng phí sức lực của họ
vào một công việc cực kỳ kém năng suất, tủn mủn, làm cho họ
nhọc nhằn, đần độn, bị gò bó [46, tr. 27-28].
V.I. Lênin còn cho rằng, bình đẳng nam nữ không đồng nghĩa với sự
ngang bằng theo kiểu phụ nữ tham gia lao động với năng suất, khối lợng, thời
gian và điều kiện lao động nh nam giới, bởi "ngay trong điều kiện hoàn toàn
23
bình đẳng, thì sự thật phụ nữ vẫn bị trói buộc vì toàn bộ công việc gia đình
đều trút lên vai phụ nữ" [49, tr. 321]. Làm sao cho phụ nữ giảm bớt đợc gánh
nặng công việc gia đình, có thêm nhiều thời gian để học tập, lao động ngoài
xã hội, để phụ nữ vừa làm tròn trách nhiệm gia đình và trách nhiệm với xã
hội. Chính sách của Nhà nớc trong việc "xây dựng nhà ăn công cộng, nhà gửi
trẻ, vờn trẻ...", tuy là những phơng tiện giản đơn, không một chút khoa trơng
nhng thực tế lại giảm bớt và từ bỏ đợc tình trạng không bình đẳng của phụ

nữ với nam giới.
Trong thời gian không dài từ sau Cách mạng tháng Mời, V.I. Lênin
đã giành sự quan tâm lớn đến việc thực hiện các biện pháp để xóa bỏ bất bình
đẳng nam nữ do chế độ cũ để lại, từng bớc tạo lập quan hệ bình đẳng nam nữ
trong chế độ mới. Ngời quan niệm phụ nữ phải đợc bình đẳng với nam giới
về mọi phơng diện luật pháp, kinh tế, xã hội... trong gia đình cũng nh ngoài
xã hội. Ngời đặc biệt quan tâm tới gia đình, nơi phát sinh, duy trì sự bất bình
đẳng nam nữ hàng ngàn năm, cho nên cần có một chính sách thật cụ thể,
thiết thực giúp phụ nữ vơn lên bình đẳng cùng nam giới. Cách mạng tháng
Mời mở ra kỷ nguyên giành độc lập dân tộc cho các dân tộc bị áp bức, đồng
thời cũng mở đầu cho cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ trên toàn thế giới.
Tiếp theo nớc Nga, một loạt nớc XHCN ra đời và đã từng bớc biến điều
"không thể" (bình đẳng nam nữ) nh giai cấp thống trị đã tuyên bố thành điều
"có thể" và thành hiện thực.
1.1.3. Sự vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác về giải phóng phụ
nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ ở Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng cộng sản Việt Nam
Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã cụ thể hóa các quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong hoàn cảnh cụ thể của
Việt Nam - một nớc thuộc địa nửa phong kiến đứng lên đấu tranh giành độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến lên CNXH. Là dân một nớc thuộc địa, Nguyễn
24
ái Quốc cảm nhận rất sâu sắc nỗi khổ nhục của ngời dân mất nớc, đặc biệt
là phụ nữ, với xứ thuộc địa, thì mọi thứ tự do, bình đẳng, bác ái, công lý,
nhân quyền chẳng bao giờ có. Giai cấp t sản thờng giơng cao ngọn cờ tự do,
bình đẳng, bác ái, nhng trong thực tế chúng lại là những kẻ chà đạp lên tự
do, bình đẳng, bác ái, vì vậy khi đến thăm tợng thần tự do ở Mỹ, Nguyễn ái
Quốc đã nhận xét: trong khi ngời ta tợng trng tự do và công lý bằng tợng
một ngời đàn bà thì trong thực tế, họ lại hành hạ những ngời đàn bà bằng x-
ơng, bằng thịt. Bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" của cách

mạng Pháp 1791 tuyên bố: "Ngời ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền
lợi, và phải luôn luôn đợc tự do và bình đẳng về quyền lợi". Thế nhng nớc
Pháp lại đem quân đi xâm lợc, tớc đi quyền tự do của dân tộc Việt Nam.
Để tố cáo chế độ thực dân Pháp, ngay từ năm 1922, Nguyễn ái Quốc đã
viết: "Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ
mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó, đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ,
lại càng bỉ ổi hơn nữa" [60, tr. 96]. Trong "Bản án chế độ thực dân Pháp",
Nguyễn ái Quốc đã vạch trần bộ mặt của bọn thực dân - nhân danh kẻ đi
khai hóa văn minh nhng đã hành động một cách dã man, bỉ ổi đối với nhân
dân các nớc thuộc địa, đặc biệt đối với phụ nữ. Bất kỳ ở đâu, ngời phụ nữ
cũng có thể vô cớ bị đánh đập, chửi mắng, bị làm nhục, "Ngời ta thờng nói:
"chế độ thực dân là ăn cớp", chúng tôi xin thêm: là hiếp dâm và giết ngời
" [61, tr. 106].
Không dừng ở việc tố cáo bọn thực dân xâm lợc đã đọa đày áp bức
biết bao số phận những ngời phụ nữ vô tội, không chỉ cảm thông với từng số
phận ngang trái, Nguyễn ái Quốc đã nhìn thấy ở những ngời phụ nữ bị áp
bức đọa đầy này một sức mạnh to lớn, sức mạnh mà tất cả các cuộc cách
mạng trong lịch sử nhân loại không thể thiếu. Trong cuộc tranh đấu để giải
phóng phụ nữ, Ngời đòi hỏi họ phải nhận thức nguồn gốc của đau thơng, tìm
ra con đờng xóa bỏ nguồn gốc xã hội đó, tìm kẻ thù của "Số phận"; phải
đánh đổ bọn thực dân, phong kiến, kẻ thù của dân tộc, của giai cấp; phải xóa
25
bỏ những t tởng thiên kiến và lạc hậu của nam giới đối với phụ nữ. Nguyễn
ái Quốc đã xem nhiệm vụ giải phóng phụ nữ là nhiệm vụ của cách mạng
XHCN, theo Ngời, nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng CNXH chỉ có
một nửa. Song, phụ nữ không thể chỉ ngồi chờ Đảng, Chính phủ giải phóng
cho mình mà bản thân họ phải tự cờng, phát huy truyền thống con cháu của
Bà Trng, Bà Triệu.
"Hai vai gánh vác sơn hà
Làm cho rõ mặt đàn bà nớc Nam"

Để thực sự giải phóng cho đời mình, Bác khuyên phụ nữ phải xóa bỏ
t tởng tự ti, mặc cảm, phải đấu tranh để tự khẳng định mình. Để tiến bộ, phụ
nữ cũng phải tích cực học văn hóa, chính trị, kỹ thuật và Ngời đã khích lệ phụ
nữ bằng chính tấm gơng học tập ngay trong tù của mình.
T tởng Hồ Chí Minh về gia đình đã phát triển ở tầm cao mới. Với Ng-
ời, gia đình chính là giai cấp công nhân toàn thế giới, là toàn thể dân tộc Việt
Nam. Nhng từ đại gia đình đó, Ngời luôn chăm lo cho hạnh phúc của các gia
đình nhỏ, bởi "rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới
thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt
nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải
chú ý hạt nhân cho tốt" [63, tr. 523]. Để giải phóng phụ nữ thực hiện bình
đẳng nam nữ trong gia đình, Hồ Chí Minh cho rằng, đây là một việc không
đơn giản, không phải đánh đổ đợc thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc
là nam nữ bình đẳng, càng không phải là chia đều công việc giữa nam và nữ.
Khi đề cập về nam nữ bình quyền Ngời viết:
Nhiều ngời lầm tởng đó là một việc dễ chỉ: hôm nay anh
nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa
bát, thế là bình đẳng, bình quyền. Lầm to!
26
Đó là một cuộc cách mạng to và khó. Vì trọng trai khinh
gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu
óc của mọi ngời, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội.
Vì không thể dùng vũ lực mà tranh đấu đợc [62, tr. 433].
Theo Ngời, vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị,
kinh tế, văn hóa, pháp luật, phải cách mạng từng ngời, từng gia đình đến toàn
dân, có nghĩa là giải phóng phụ nữ phải đặt trong công cuộc phát triển toàn
diện của xã hội.
Muốn xây dựng gia đình bình đẳng hạnh phúc phải bắt đầu từ ban
hành luật hôn nhân gia đình mới, bởi theo Ngời, luật này quan hệ đến tơng lai
của mỗi gia đình, của xã hội, của giống nòi và "Luật lấy vợ lấy chồng nhằm

giải phóng phụ nữ, tức là giải phóng phần nửa xã hội. Giải phóng ngời đàn
bà, đồng thời phải tiêu diệt t tởng phong kiến, t tởng t sản trong ngời đàn ông"
[63, tr. 524]. Không phải chỉ ban hành luật coi nh đã xong, mà phải tuyên
truyền giáo dục lâu dài, phải đợc cả nam và nữ giác ngộ và làm theo. Trong
mỗi gia đình phụ nữ phải đợc tôn trọng, bởi "chúng ta làm cách mạng là để
tranh lấy bình quyền, bình đẳng, trai gái đều ngang quyền nh nhau" [64, tr.
195], thế nhng trong gia đình phụ nữ vẫn bị đối xử bất bình đẳng, vẫn bị đánh
chửi tàn nhẫn. Bác nghiêm khắc phê bình hiện tợng đàn ông đánh chửi vợ, phê
bình các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể bao che hoặc làm ngơ, thậm chí
cũng có những đảng viên đánh vợ.
Phụ nữ là một lực lợng lao động rất lớn của xã hội và gia đình, nhng
khác với nam giới, họ có các đặc điểm sinh học rất khác biệt. Bác cho rằng
cả gia đình và hợp tác xã cần phải có sự phân công lao động hợp lý, phải chú
ý bảo vệ sức khỏe cho lao động nữ để chị em tham gia sản xuất đợc tốt. Ngời
nhắc nhở hết sức tỉ mỉ: "Khi phụ nữ có kinh, thì hợp tác xã chớ phân công
cho họ đi làm ở chỗ ruộng sâu, nớc rét. Các hợp tác xã phải có những tổ giữ
27
trẻ tốt để phụ nữ có con mọn có chỗ gửi các cháu để yên tâm lao động" [65,
tr. 194]. Đây là những điều giản đơn nhng là những đối xử đặc biệt để phụ nữ
đợc bình đẳng với nam giới.
Hồ Chí Minh thực sự là vị cha già của đại gia đình Việt Nam, cũng
nh mỗi gia đình nhỏ. Những quan tâm của Ngời vừa rộng lớn, vừa tỉ mỉ, cụ
thể đến mỗi gia đình, đến mỗi số phận con ngời, đặc biệt là phụ nữ. T tởng
của Ngời đã đặt nền móng cơ bản để chúng ta xây dựng gia đình "ấm no,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc", một đảm bảo cho sự bình đẳng giữa nam và
nữ.
Luận điểm xuyên suốt t tởng Hồ Chí Minh và đờng lối của Đảng
cộng sản Việt Nam về giải phóng phụ nữ là: sự nghiệp giải phóng phụ nữ
gắn liền với sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng
XHCN. Ngày nay, nó lại càng đợc nâng lên ở tầm cao trong công cuộc đổi

mới. T tởng đó đã đợc cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật, chính sách vì sự
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam ngay từ khi thành lập nớc (1946) cho đến nay.
Trên trờng quốc tế, Việt Nam luôn tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh bảo
vệ quyền con ngời của phụ nữ. Chính phủ Việt Nam đã ký công ớc về "xóa
bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ" (gọi tắt là công ớc CEDAW)
vào ngày 29-7-1980 và Quốc hội phê chuẩn ngày 19-3-1982. Trong các
Công ớc quốc tế về nhân quyền, thì Công ớc này chiếm một vị trí quan
trọng trong việc đa một nửa phần nhân loại là phụ nữ tới mục tiêu đấu tranh
vì quyền con ngời. Trung thành với các điều khoản đã ghi trong công ớc,
Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hóa và sửa đổi các điều khoản pháp luật của
mình để tạo ra môi trờng pháp lý cần thiết thúc đẩy quá trình bình đẳng
nam nữ. Sau nhiều cố gắng trên mọi lĩnh vực thi hành luật pháp và ban
hành, thực thi các chính sách, trong báo cáo phát triển con ngời năm 2000,
Việt Nam đã đợc xếp thứ 108/174 quốc gia về phát triển con ngời và thứ
89/143 quốc gia về phát triển giới [51, tr. 2]. Sau Hội nghị lần thứ t của
28
Quốc tế về phụ nữ, Việt Nam đã xây dựng "Kế hoạch hành động quốc gia vì
sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000" (Chính phủ phê duyệt 4-
10-1997). Tháng 11-2000 ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đã
tổng kết kế hoạch hành động (1997 - 2000) và xây dựng chiến lợc 10 năm
(2001 - 2010) và kế hoạch hành động 5 năm (2001 - 2005). ủy ban về sự
tiến bộ của phụ nữ cũng đợc thành lập, ủy ban này có hệ thống chân rết ở
61 tỉnh thành, hơn 50 bộ ngành trung ơng và vơn tới cả cấp huyện, xã. Nh
vậy vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng đang là vấn đề
quan tâm của toàn xã hội chúng ta.
Đã có nhiều nhà t tởng tiến bộ quan tâm tới giải phóng phụ nữ, song
họ lại bế tắc khi kiến giải con đờng đấu tranh. C.Mác, Ph.Ăngghen đã đa ra
các luận điểm hết sức khoa học về giải phóng phụ nữ, chính các ông đã thực
hiện cuộc cách mạng về quan điểm giải phóng phụ nữ. Cuộc cách mạng giải
phóng phụ nữ chỉ có thể đợc đặt ra và giải quyết trong cuộc cách mạng nhằm

giải phóng toàn bộ nhân loại - cuộc cách mạng XHCN, gắn với sự phát triển
và tiến bộ xã hội cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thợng tầng. Là học trò của
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin bớc đầu đã hiện thực hóa lý tởng giải phóng
phụ nữ ở nớc Nga, kể từ đó nhân loại đã tiến những bớc dài trên con đờng
đấu tranh cho giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng. Những gì mà
hôm nay nhân loại đang phấn đấu cũng chính là điều mà các ông đã từng đấu
tranh để thực hiện nó bằng chính cuộc đời cách mạng của mình. Những con
ngời vĩ đại ấy không chiến đấu cho hạnh phúc riêng của gia đình mình mà
cho hạnh phúc toàn nhân loại, cho mọi gia đình trên toàn thế giới. C.Mác, Ph.
Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, tuy ở những phơng trời khác nhau nh-
ng lại cùng chung một mái nhà vô sản, cùng chung một lý tởng xây dựng thế
giới đại đồng không còn áp bức, bất công, bất bình đẳng.
29

×