Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

LUẬN VĂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.8 KB, 80 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, đường lối đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã
hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng
cao, đời sống kinh tế và xã hội của nhân dân có sự cải thiện rõ rệt.
Bên cạnh những thành công đó, nước ta nói chung huyện Cờ Đỏ nói riêng đang
phải đối mặt với những khó khăn như số đông dân cư sống ở khu vực nông thôn, nông
thôn nước ta vẫn còn nghèo, nông dân vẫn còn khổ và nông nghiệp vẫn còn chịu nhiều rủi
ro, tình trạng thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm của người lao động còn khá phổ biến,
khoảng cách thu nhập của người lao động, giữa các vùng vẫn còn chưa được thu hẹp, tình
trạng đói nghèo và tái nghèo vẫn chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hóa xã
hội ngày càng phức tạp … đang là những nguyên nhân làm tăng đối tượng xã hội đó là
người già cô đơn, người lang thang, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
các tệ nạn xã hội xuất hiện. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, chính sách để giải quyết những khó khăn trên, song đây vẫn là vấn đề phức tạp,
trong đó an sinh xã hội đối với nông dân vẫn là một vấn đề bức xúc, do người nông dân
có thu nhập thấp, đời sống hiện tại rất khó khắn nên họ dễ bị tổn thương khi có những
biến đổi trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, thiên tai bão lụt xảy ra, v.v…. Hậu quả là
họ lại lâm vào cảnh đói nghèo. Chính vì vậy, ngay từ thời xa xưa có truyền thống tình
làng nghĩa xóm sâu bền, đã hình thành một cách tự nhiên các hình thức an sinh xã hội
truyền thống “tình làng nghĩa xóm”, “có nhau khi tắt lửa, tối đèn” “trẻ cậy cha, già cậy
con”… vốn là truyền thống văn hóa cũng đồng thời là hình thức thực hiện an sinh xã hội
trong nông thôn hàng ngàn đời nay ở nước ta.
Bắt nhịp cùng nền kinh tế đất nước, huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ cũng đang
trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do
vậy, nhận thức về an sinh xã hội nói chung và an sinh xã hội đối với nông dân nói riêng
chưa đầy đủ nhận thức về vai trò của những người làm công tác xã hội chưa được Nhà

1




nước đánh giá mức nên chưa có chuyên nghành đào tạo những người làm việc trong lĩnh
vực trên.
Nhưng so về thực tế thì thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với nông dân của huyện
Cờ Đỏ còn những hạn chế nhất định. Nhận thức xã hội về hệ thống an sinh xã hội chưa
đầy đủ, điều kiện kinh tế, tài chính để tham gia các chương trình an sinh xã hội đối với
nông dân còn hạn hẹp, hệ thống thể chế chính sách chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ.
Những hạn chế này đã dẫn đến tỷ lệ đối tượng thụ hưởng chính sách thấp, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân gặp nhiều khó khăn. Do đó cần phải nghiên cứu để nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với nông dân phù hợp với tình hình
thực tế và đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống, trợ cấp và số lượng đối tượng được
trợ cấp và số lượng đối tượng thụ hưởng. Song trước sự phát triển của kinh tế thị trường,
những hình thức an sinh xã hội truyền thống đang có sự biến đổi cho phù hợp và đồng
thời trông nông thôn đã xuất hiện một số hình thức mới về an sinh xã hội. Đặc biệt việc
hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đối với đối với nông dân phải đặt trong bối cảnh xây
dựng hệ thống an sinh xã hội hiện nay, đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế xã
hội quốc tế, Đây là một vấn đề phức tạp, khó khắn của Đảng, Nhà nước nói chung và
huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ nói riêng rất quan tâm. Với tầm quan trọng đó tôi đã
quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội đối
với nông dân ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ giai đoạn hiện nay – thực trạng và
giải pháp” để làm đề tài luận văn của mình, hy vọng góp một phần nhỏ vào công việc to
lớn nói trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nguyên cứu: Phân tích và đánh giá thực trạng về việc thực hiện chính sách
an sinh xã hội đối với nông dân ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ. Từ đó, đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với
nông dân ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nguyên cứu: để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
Một là, tìm hiểu phân tích những vấn đề lý luận an sinh xã hội và chính sách của

Đảng và Nhà nước ta về an sinh xã hội đối với nông dân.

2


Hai là, phân tích đánh giá đúng thực trạng về việc thực hiện chính sách an sinh xã
hội đối với nông dân ở huyện Cờ Đỏ Thành Phố Cần Thơ những năm qua.
Ba là, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách an sinh xã hội đối với nông dân ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ trong những năm
tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là vấn đề thực hiện chính sách an sinh xã hội đối
với nông dân.
Phạm vi nghiên cứu: của đề tài là vấn đề thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với
nông dân ở huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sự dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp,
logic và lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn và điều tra xã hội để thực hiện mục tiêu và
nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, Phần kết luận và anh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 9 tiết.

3


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ CHÍNH
SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN
1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò an sinh xã hội
1.1.1 Khái niệm về an sinh xã hội

Trong cuộc sống, con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có điều kiện
đảm bảo về ăn, ở, mặc… Để thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu, con người phải lao động
sản xuất để làm ra của cải vật chất và tạo thu nhập. Khi xã hội phát triển, đời sống con
người càng phong phú thì mức độ thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng, nghĩa là việc thoả
mãn nhu cầu cuộc sống phụ thuộc vào khả năng lao động của con người. Tuy nhiên,
không phải lúc nào con người cũng có thể lao động tạo ra thu nhập, trái lại con người
không thể tránh khỏi những trường hợp rủi ro xảy ra làm con người bị giảm hoặc mất khả
năng lao động như ốm đau, tai nạn, già yếu, thất nghiệp…
Đồng thời, cuộc sống của con người còn phù thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên,
môi trường, xã hội…Những điều kiện này không phải lúc nào ở đâu cũng thuận lợi.
Những rủi ro bất hạnh do thiên tai hoặc môi trường gây ra cho con người là không thể
tránh khỏi. Khi gặp phải những trường hợp rủi ro, thiếu nguồn thu nhập để sinh sống…
con người đã giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. Từ xa xưa con người đã có sự san sẻ,
đùm bọc của cộng đồng, lòng nhân ái, sự bao bọc đã được hình thành từ những hoạt động
cứu tế của các tổ chức, tôn giáo phường hội… giúp con người giảm đi những khó khắn
trong cuộc sống hằng ngày. Vì thế các biện pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro đã trở
thành một nhu cầu cần thiết của con người. Tính tất yếu phải đối mặt với những khó khắn,
rủi ro về thu nhập trong những trường hợp bất khả kháng đã buộc người lao động tìm
cách khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau như tiết kiệm phương châm “tích cốc
phòng cơ, tích y phòng hàn” hoặc dựa vào sự bùm bộc, cưu mang cộng đồng với tinh
thần “lá lành đùm lá rách”… Nhưng xã hội càng phát triển, những biện pháp như trên đã
tỏ ra không đủ độ an toàn để giúp cho mỗi người có thể khắc phục hoặc vượt qua khó
khắn trong cuộc sống, Thêm vào đó là những biện pháp mới chỉ có trong xã hội hiện đại
như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cứu trở xã hội, trở giúp xã

4


hội,v.v.v Đây là những trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo vệ con người
những rủi ro về kinh tế - xã hội.

Vậy an sinh xã hội là gì?
“An sinh” là một từ Hán –Việt an – trong chử “An Toàn”, sinh – trong chữ “sinh
sống”, an sinh có thể hiểu là “an toàn sinh sống”. Nói một cách khái lược: xã hội là xã
hội mà mọi người được an toàn sinh sống, hay là có cuộc sống an toàn. Theo tiếng Anh
“an sinh xã hội” thường được gọi là Social Security và khi dịch ra Tiếng việt, ngoài
nghĩa an sinh xã hội thuật này còn được dịch là bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, an ninh
xã hội, an toàn xã hội … Nói ngắn gọn, an sinh xã hội là một tấm lưới che chắn, bảo đảm
an toàn cho xã hội và con người, là nhân tố bảo đảm cho việc phát triển kinh tế- xã hội
bền vững. Mặc dù nội dung điều hiểu như nhau, thuật ngữ “an sinh xã hội” ở mỗi nước
lại được sử dụng thành những từ khác nhau. Do được dịch từ nhiều ngôn ngữ khác nhau
(tiếng Anh: Social Security; tiếng pháp: Securite Sociale ) nên tài liệu dùng tên gọi là:
Bảo đảm xã hội, an toàn xã hội bảo trở xã hội hoặc an sinh xã hội theo nghĩa chung nhất
của Social security là sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người được sống trong hòa
bình, được tự do làm ăn cư trú, di truyền, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ pháp luật;
được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở;
khgđược đảm bảo nhu cầu để thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro,
tai nạn, tuổi già… Theo nghĩa này thì tầm “bao” của Social Security rất lớn và vì vậy khi
dịch sang tiếng việt có nghĩa như trên cũng là điều dễ hiểu. Theo nghĩa hẹp, Social
Security được hiểu là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác
cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất
khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cả cô đơn, trẻ mồ côi, người
tàn tật, những người nghèo đói và những người bị thiên tai, địch họạ [8. tr5]
Hệ thống an sinh xã hội được hình thành và phát triển rất đa dạng dưới nhiều hình
thức khác nhau ở từng quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử, trong đó bảo hiểm y tế là trụ
cột chính. Đạo luật đầu tiên về an sinh xã hội Social security trên thế giới là đạo luật năm
1935 ở Mỹ, đạo luật này quy định thực hiện chế độ bảo vệ tuổi già, chế độ tử tuất, tàn tật
trở cấp thất nghiệp. Thuật ngữ an sinh xã hội được chính thức sự dụng, đến năm 1938,
khái niệm an sinh xã hội xuất hiện trong một đạo luật của New Zealand, nhưng có thêm
5



một khoản trợ cấp mới (trở cấp gia đình) đến năm 1941, trong hiến chương Đại Tây
Dương và sau Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) chính thức dùng thuật ngữ này trong
công ước quốc tế. An sinh xã hội đã được tất cả các nước thừa nhận là một trong những
quyền con người, Nội dung của an sinh xã hội đã được ghi nhận trong bản Tuyên Ngôn
nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua 10/12/1948. Trong bản tuyên ngôn
có viết “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng an sinh xã
hội. Quyền đó đặt co sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa cần cho
nhân cách và sự tự do phát triển con người…”, ngày 25/6/1952, hội nghi toàn thể của
ILO đã thông qua công ước về an sinh xã hội( tiêu chuẩn tối thiểu) trên cơ sở tập hợp các
chế độ an sinh xã hội đã có trên toàn thế giới thành 9 bộ phận, với công ước này, quan
niệm Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) về an sinh xã hội “…là sự bảo vệ mà xã hội cung
cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để
đương đầu với những khó khăn các cú số về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm
nghiêm trọng thu nhập vì ốm đau, thai sản, thương tật do lao động hoặc tự vong. Cung
cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho gia đình nạn nhân có trẻ em
Hiện nay, đất nước ta đang trên bước đường đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”Đảng và nhà nước đã chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
với phương châm “Tất cả vì con người, do con người” Do vậy ngay từ Đại hội Đảng lần
thứ VI năm 1986, Chính sách xã hội đã được đề cập: “Chính sách xã hội bao trùm mọi
mặt cuộc sống của con người:điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan
hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc… Coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi nhẹ
yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”
Tháng 6/2001 tại hôi nghị trù bị về “an sinh xã hội ASEAN” ở Singapore, các nhà
khoa học đã đưa ra một khái niệm tương đối rộng về an sinh xã hội. Hệ thống an sinh xã
hội bao gồm: Bảo hiểm xã hội và tiết kiệm; bảo hiểm tại nạn và công nghiệp; y tế, người
già thất nghiệp. Đó là hệ thống có sự tham gia đóng góp của các bên tạo nguồn dữ trự để
sự dụng cho các trường hợp tuổi già, ốm đau, thai sản, chết, tàn tật, thương tật, bệnh nghề
nghiệp thất nghiệp; trợ giúp xã hội và những dịch vụ xã hội (trợ cấp) Đó là loại phúc lợi

xã hội trích từ thế và các nhà tài trợ và chính sách thị trường lao động; tạo cơ hội việc
6


làm, hình thành nguồn nhân lực, phát triển kỷ năng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm
(thông tin, giới thiệu việc làm, đào tạo lại; hỗ trợ việc làm)
Theo ngân hàng Thế Giới (WB) đề cập đến ba vấn đề:
- Giảm thiểu các tác động của xã hội tới người nghèo tới quá trình cải cách, đổi mới
thông báo rộng rãi những thay đổi về chính sách để nông dân thay đổi hoạt động sản xuất
kinh doanh bảo đảm an toàn việc làm, thực hiện chế độ thất nghiệp, đào tạo lại lao động
dư, cải thiện điều kiện việc làm.
- Xây dựng giải pháp trợ giúp xã hội đột xuất hữu hiệu đối với người nghèo, người
dễ bị tổn thương khi gặp thiên tai, tai nạn mở rộng hệ thống an sinh xã hội chính thức
(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế …) và khuyết khích phát triển mạng lưới an sinh xã hội
tự nguyện.
- Củng cố vai trò công đoàn các cấp để bảo vệ quyền lợi và điều kiện làm việc của
công nhân trong nền kinh tế thị trường. [1, tr17]
An sinh xã hội là những biện pháp công cộng nhằm giúp cá nhân, hộ gia đình và
cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tinh
dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập [8 tr 3]. Hiệp hội an sinh quốc tế (ISSA) coi
an sinh xã hội là thành tố của hệ thống chính sách xã hội liên quan đến sự bảo đảm an
toàn cho tất cả các thành viên xã hội chứ công chỉ có công nhân. Những vấn đề mà ISSA
quan tâm nhiều trong hệ thống an sinh xã hội là chăm sóc sức khỏe thông qua bảo hiểm y
tế; hệ thống bảo hiểm y tế, chăm sóc tuổi già, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, bảo trợ xã hội [8, Tr3].
Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam tập 1 cũng đã đưa ra khái niệm về an sinh xã
hội (Social Security) là: “Sự bảo vệ của xã hội đối với công dân thông qua biện pháp
cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội; đồng thời bảo
đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho gia đình đông con…”[25, tr2]
Theo PGS TS Đỗ Minh Cương thì an sinh xã hội (bảo đảm xã hội)… Là sự bảo vệ

của xã hội với những thành viên của mình trước hết trong những trường hợp túng thiếu về
kinh tế và xã hội, bị mất hoặc giảm xúc đáng kể do gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp tàn tật, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, nghĩ thai sản, về
già, trong các trường hợp về thiên tai, dịch họa, hỏa hoạn. Đồng thời cũng ưu đãi cho các
7


thành viên của mình đã xã thân vì nước, vì dân, có những cống hiến đặc biệt cho cách
mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mặt khác, cũng cứu vớt những thành viên lầm lỗi,
mắc phải tệ nạn xã hội nhằm phối hợp chặt chẽ với các chính sách xã hội khác đạt tới mục
đích “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [24,tr5]
Còn PGS Tương Lai cho rằng “Bảo đảm xã hội” hay là an sinh xã hội là một lĩnh
vực rộng lớn, không chỉ bảo vệ của xã hội đối với mọi người khi gặp phải thiếu thốn về
kinh tế, mà còn đảm bảo về môi trường thuận lợi để giúp mọi người phát triển về giáo
dục, văn hóa nhằm nâng cao trình độ dân trí, học vấn …”[8.tr5]
GS.TS Mai Ngọc Cường lại cho rằng, để thấy hết được bản chất, chúng ta phải tiếp
cận an sinh xã hội theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm
- Theo nghĩa rộng: an sinh xã hội là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người,
đảm bảo an ninh, bình an và an toàn trong xã hội.
- Theo nghĩa hẹp: an sinh xã hội là sự đảm bảo về thu nhập và một số điều kiện thiết
yếu khác cho các nhân, gia đình và cộng đồng khi họ giảm hoặc mất thu nhập do họ bị
giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em
mồ côi, tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai dịch họa [8, tr3]
Tại Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam được tổ chức
ở Hà Nội ngày 22/8/2007, tiến sỹ Nguyễn Hải Hữu đã nêu khái niệm: “ An sinh xã hội là
một hệ thống cơ chế, chính sách, biện pháp của nhà nước và xã hội nhằm đối phó với các
rủi ro, các cú sốc về kinh tế-xã hội làm cho họ có nguy cơ bị suy giảm nguồn thu nhập do
bị ốm đau, thai sản tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không có sức lao động hoặc vì
những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp
các dịch vụ sức khỏe cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm y tế và hỗ trợ xã hội, xoá đóa giảm nghèo và hỗ trợ đặc biệt”
Trong bài “đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là nội
dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 2011-2020” Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng khẳng định “an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và
giải pháp nhằm bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động
bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời

8


sống vật chất và tinh thần cho nhân dân” Đây là một trong những quan niệm đầy đủ toàn
diện, phản ánh được mục đích, bản chất đối tượng, phương thức thực hiện an sinh xã hội.
Một cách khái quát nhất, an sinh xã hội là một hệ thống chính sách và giải pháp nhằm
bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những bất động bất thường về kinh tế, xã
hội và môi trường. Như vậy, có thể thấy rằng, an sinh xã hội là một lĩnh vực rộng lớn,
phức tạp khó có thể đưa ra một định nghĩa đáp ứng tất cả nội dung trong điều kiện kinh tế
- xã hội, chính trị, truyền thống dân tộc, tôn giáo ở mỗi nước khác nhau hoặc trong các
giai đoạn lịch sử ở từng nước. Dựa trên cơ sở những quan điểm của các nhà nguyên cứu
trên, chúng ta có thể hiểu an sinh xã hội là sự bảo vệ trợ giúp của nhà nước và cộng động
với những người “yếu thế” trong xã hội bằng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho
các đối tượng khi họ bị suy giảm khả năng lao động, giảm sút thu nhập hoặc là bị rủi ro,
bất hạnh. hoặc là trong tình trạng đói nghèo, là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, mất sức lao động, già yếu… động viên khuyết khích tự lực
vươn lên giải quyết vấn đề của chính họ.
1.1.2 Chức năng của an sinh xã hội
Thuật ngữ rủi ro bắt nguồn từ chữ “risco” hoặc “rischio” nghĩa là mối đe dọa và
liên quan đến chữ “risecare” để chỉ sự mạo hiểm, liều lĩnh. Theo thuật ngữ hiện đại, rủi ro
là đối mặt với thiệt hại, mất mát thương vong do những thay đổi tiêu cực là kết quả có thể
là một sự kiện trong tương lai.
Theo giáo sư Han Juergen Roesner, Trường đại học Clogne của Cộng Đồng Liên

Bang Đức, rủi ro đối với con người là đã được học giả thế giới thảo luận và đi đến thống
nhất ở phạm vi quốc tế:
Bảng 1.1 Những nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro

9


Rủi ro

Nhỏ

Trung bình

Lớn

Mưa bảo , lở đất, Động đất, lụt lội, hạn
Rủi

ro

tự

núi lửa, dịch bệnh.

nhiên
Rủi ro về môi

hán

Ô nhiễm môi tường, Thảm họa hạt nhân


trường
phá rừng,
Rủi ro về sức Bệnh tật, ốm đau,
khỏe

mất sức lao động

sinh đẻ,
Rủi ro vòng Sinh đẻ, già chết
đời
Rủi ro kinh tế

Rủi ro xã hội

Thất nghiệp
Mất mùa
Phá sản
Tội phạm
Bạo lực gia đình

Thay đổi địa điểm

Khủng

hoảng

cán

cân thanh toán.

Hoạt
Xung độtđộng
nội bộ kinh
bị rối loạn do
Băng đảng tội phạm doanh
Chiến tranh
thay
đổi xãcông
Rối loạn
hội nghệ
Khủng bố


Sảnmôi
xuất trường
suy thoáikinh
doanh
Rủi

ro

chính trị

về Phân biệt sắc tộc

Bảo loạn

Xung đột

Nhà nước từ bỏ các

chương trình chính
sách.
Đảo chính

10


Nguồn: chính sách an sinh xã hội và quá trình toàn cầu hóa, Nxb chính trị quốc gia.
Như vậy, trong bảy loai rủi ro xảy ra đối với con người có thể nhìn thấy được có
loại không thể dự đoán được có loại chắc xảy ra, có loại có thể xảy ra. Vì thế mọi người
điều có thể có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro khi rủi ro xảy ra, những người bị tác động
phải đối mặt cho dù rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ hay trung bình hay lớn người nông dân
phải đối mặt với tình trạng khó khắn về kinh tế. Tình cảnh càng trở nên nặng nề với người
nông dân bởi khả năng tích lũy của họ nhiều, do đó nếu không có mạng lưới trợ giúp từ
gia đình, cộng đồng và xã hội thì người nông dân phải đối mặt với những khó khắn khi tái
hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
Để hạn chế những rủi ro phải có các biện pháp phòng ngừa cần phải được áp dụng
trước khi rủi ro xảy ra. Theo một chương trình logic càng hạn chế được khả năng xảy ra
rủi ro hay là những sự kiện bất lợi khác, thì bù lại, càng tăng cơ hội thu nhập, cả hai yếu

11


tố này sẽ góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống.các chiến lược phòng ngừa rủi ro
có phạm vi áp dụng rộng hơn rất nhiều so với khuôn khổ truyền thống.
Một cách khái quát, an sinh xã hội có chức năng: phòng ngừa rủi ro, làm giảm tác
động của rủi ro khắc phục rủi ro.
Về cơ bản các chức năng cụ thể của an sinh xã hội là:
- Đảm bảo duy trì thu nhập ở mức tối thiểu liên tục để đảm bảo đời sống cho các
công dân trong xã hội. Đây là chức năng cơ bản nhất vì thể hiện rõ nhất bản chất mục

đích của an sinh xã hội.
- Phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội thông qua tạo lập quỷ tiền
tệ tập trung như: quỹ dự phòng của Chính phủ, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ từ thiện trong
các tầng lớp nhân dân … Đó là sự phân phối laị thu nhập giữa những người khỏe mạnh
với người có bệnh, tai nạn; giữa nam với nữ; người giàu với người nghèo; người có thu
nhập cao với người có thu nhập thấp hay mất thu nhập, giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, làm giảm bất bình đẳng trong xã hội.
- Gắn kết các thành viên trong cộng đồng xã hội để phòng ngừa, chia sẻ và hạn chế
rủi ro cũng nhu đối phó với những tác động bất thường trong cuộc sống, đó vừa là cơ
sở ,vừa là điều kiện để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội trên phạm vi quốc gia và trên
toàn thế giới.[6, tr8]
1.1.3. Vai trò của an sinh xã hội.
Với mục đích và bản chất tốt đẹp, an sinh xã hội có vai trò to lớn đối quốc gia:
- An sinh xã hội khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng, gắn kết
các nước, các dân tộc trên thế giới. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là nét đẹp
nhân bản của nhân loại, tạo nên sức mạng cộng đồng, giúp con người vượt qua những rủi
ro, khó khăn trong cuộc sống. Với mục đích bảo vệ các thành viên cộng đồng với bản chất
xã hội và nhân văn tốt đẹp,an sinh xã hội là điều kiện là chất xúc tác gắn kết cộng đồng,
khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, làm cho cả nước, các dân tộc xích lại gần
nhau giải quyết những vấn đề chung, xây dựng xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.
- An sinh xã hội góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Xét về phương diện xã hội,
an sinh xã hội là những công cụ giải pháp bảo vệ cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư,
đặc biệt là những người gặp rủi ro, không may mắn trong cuộc sống. Xét về phương diện
12


kinh tế, an sinh xã hội là công cụ để phân phối lại thu nhập, điều tiết sự phân phối lại thu
nhập giữa các thành viên trong xã hội, giữa các nhóm dân cư, các khu vực kinh tế. Nhà
nước thông qua các chính sách an sinh xã hội điều tiết, phân phối của cải trong xã hội, cân
đối, điều chỉnh các nguồn lực để tăng cường cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển,
mở rộng chính sách hỗ trợ xã hội cho các đối tượng gặp khó khăn, tạo nên sự phát triển

hài hòa giữa các vùng các tầng lớp dân cư, giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, làm
giảm sự bất bình đẳng trong xã hội.
- An sinh xã hội vừa là nhân tố ổn định vừa là động lực cho sự phát triển.
An sinh xã hội có vai trò quan trọng trong phòng ngừa, đối phó, hạn chế tác động
rủi ro, tạo thành mạng lưới che chắn, bảo vệ, giúp ổn định cuộc sống cho các thành viên
trong xã hội thông qua các chính sách, giải pháp công cộng, các quỹ dự phòng… Nhờ đó,
những người có hoàn cảnh éo le, không may gặp phải nhũng rủi ro trong cuộc sống được
đảm bảo những điều kiện sống tối thiểu, tránh rơi vào cảnh bần cùng hóa, giảm nguy cơ
rơi vào con đường tệ nạn xã hội và những tiêu cực xã hội khác, góp phần ổn định an ninh
chính trị, xã hội là nhân tố quan trọng trong việc ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất
nước.
An sinh xã hội là động cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhất là quỹ và
diện bảo vệ của nó ngày càng tăng được mở rộng. An sinh xã hội giúp đảm bảo đời sống
cho người lao động, giúp họ yên tâm công tác, làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy kinh
tế phát triển, an sinh xã hội tốt góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định vì
trên thực tế các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước không chỉ chú ý đến các yếu tố kinh
tế mà còn chú ý đến các yếu tố xã hội. Một xã hội ổn định giúp các nhà đầu tư yên tâm
đầu tư lâu dài, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Ngược lại, xã hội
mất ổn định dẫn đến việc đầu tư ngắn hạn chỉ tính đến lợi nhuận trước mắt, làm cho kinh
tế tăng trưởng không bền vững. Bên cạnh đó bản thân sự phát triển của hệ thống an sinh
xã hội góp phần thực hành tiết kiệm, tạo lập quỹ đầu tư; nhiều lĩnh vực, dịch vụ an sinh
xã hội “có thu” tạo nguồn tài chính cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân trong giai
đoạn hiện nay
1.2.1 Chính sách của Đảng về an sinh xã hội đối với nông dân
13


An sinh xã hội đối với nông dân là một chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước ta, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội đã được nhấn mạnh trong

các kỳ đại hội Đảng. An sinh xã hội đối với nông dân là hệ thống các chính sách và giải
pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động
bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội không
chỉ bảo vệ quyền của mỗi người dân như đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người, mà còn làm nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.
Văn kiện Đại hội Đảng đều tập trung nhấn mạnh đến vai trò cũng như phương thức
để mang lại sự phồn vinh, ấm no cho người dân. Đối với nước ta, bảo đảm ngày càng tốt
hơn an sinh xã hội đối với nông dân luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và
Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với ổn
định chính trị, xã hội và phát triển bền vững đất nước. Trong nhiều thập kỷ qua trên cơ sở
phát triển kinh tế- xã hội, cùng với việc không ngừng cải tiến chế độ tiền lương, tiền công
và nâng cao thu nhập cho người lao jđộng. Đảng và Nhà nước rất quan tâm chăm lo đến
an sinh xã hội cho nhân dân. Với bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, việc thực
hiện các chính sách xã hội luôn được Đảng ta quan tâm, có những định hướng lớn trên
lĩnh vực văn hóa, xã hội chủ thể, nhằm chăm lo, cải thiện, bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của
nhân dân. Ngay từ Đại hội lần thứ III, Đảng ta đã xác định “...Cải thiện đời sống vật chất
và văn hóa của nhân dân thêm một bước, làm cho nhân dân ta được ăn no mặc ấm, tăng
thêm sức khỏe, có thêm nhà ở và được học tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng,
xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị…” “Xóa được đói, giảm được nghèo, ổn
định và cải thiện đời sống, sức sống đời sống dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới,
xóa được mù chữ nâng cao dân trí” [10; tr121]. Những năm sau đó, mặc dù trong điều
kiện còn hết sức khó khăn, thiếu thốn, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành sự quan
tâm đặc biệt đến công tác bảo đảm an sinh xã hội đối với người nông dân Nhận thức,
quan điểm và cơ chế chính sách phát triển hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được
hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội của Đảng.
Đại hội VI hết sức coi trọng vấn đề chính sách xã hội, coi chính sách xã hội quan
trọng ngang với chính sách kinh tế, chứ không coi chính sách xã hội chỉ là những chính
14



sách có ý nghĩa phúc lợi, ban ơn Báo cáo chính trị khẳng định “chính sách xã hội bao
trùm tất cả mọi mặt đời sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục văn
hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc… Cần thể hiện đầy đủ trong thực
tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính
sách xã hội, khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội, tức là coi nhẹ yếu tố con người
và sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa” Tại nghi quyết đại hội lần thứ VI (1986) của
Đảng, lần đầu tiên chính sách xã hội được đặt đúng ví trí và tầm quan trọng của nó trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghi quyết nêu rõ: “Chính sách xã hội
bao trùm mọi mặt cuộc sống của con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và
văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc. Coi nhẹ chính sách xã hội,
tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”[11;tr 252] Tại
đại hội VII, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(1991) Đảng ta đã nhấn mạnh: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là
động lực phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội, phương hướng lớn là phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng,
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế xã hội; giữa
đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo
lợi ích lâu dài; giữa cá nhân và tập thể cộng đồng xã hội” [12; tr 251]
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2 - 1991)
nhấn mạnh “chính sách xã hội là đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất của
mọi thành viên trong xã hội về ăn ở đi lại, học tập nghi ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể
chất… có chính sách bảo trở và điều tiết hợp lý thu nhập giũa các bộ phận dân cư, các
nghành và các vùng” Cùng với thời gian và qua thực tiễn đất nước, nhận thức, quan điểm
và cơ chế chính sách an sinh xã hội trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng ta hình
thành và ngày càng phát triển, hoàn thiện.
Nghi quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Nâng
cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố
quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước” [13, tr107] Thực tiễn đã chứng tỏ
xã hội hiện nay đang trong tình trạng mất hài hòa về mặt bản thể của mỗi cá nhân là chủ

yếu; tất cả bản thể cá nhân phát triển toàn diện và hài hòa về đạo luật, trí tuệ thể lực là
15


mục tiêu xây dựng con người trong chủ nghĩa xã hội những mục tiêu cơ bản và quan
trọng hơn cả là con người phải trở thành nhân tố quyết định lịch sử xã hội và lịch sử của
chính mình. Nhưng năm sau đó mặc dù trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, thiếu
thốn nhưng đảng và Nhà nước vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt liên quan đến công tác
đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Đến đại hội IX của Đảng chủ trương này trở thành một định hướng chiến lược để
phát triển bền vững đất nước “Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng
bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hộ, bảo vệ và cải thiện môi trường…” [14; tr 287] “Khẩn trương mở rộng hệ
thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm thực hiện các chính sách bảo hiểm thất
nghiệp đối với lao động… thực hiện các chính sách xã hội đảm bảo an toàn cho cuộc
sống của các thành viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động
thuộc thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội đối với người gặp rủi ro bất hạnh … thực hiện
chính sách ưu đãi xã hội và vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
…”
Văn kiện đại hội lần thứ X của Đảng ta đã chủ trương “Kết hợp chặt chẽ và hợp lý
các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa
phương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
phát triển; thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế gắn quyền lợi
với nghĩa vụ, cống hiến và thưởng thụ, tạo động lực mạnh mẻ để phát triển kinh tế xã
hội” [15; tr32]
Đến Đại hội XI, nhận thức về hệ thống chính sách an sinh xã hội tiếp tục được
hoàn thiện và nâng lên tầm chiến lược về phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội
trong giai đoạn mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
sâu rộng và ở nền kinh tế thế giới.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ

và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện
chăm sóc sức khỏe nhân dân”.
Đại hội XI tiếp tục làm rõ những quan điểm, định hướng, nội dung cụ thể cho từng
chính sách an sinh xã hội: “Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo
16


hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả
năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn
thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống”. Tăng tỷ lệ người lao động
tham gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ bảo hiểm xã hội, chuyển
các loại hình trợ giúp, cứu trợ sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng.
Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào
cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu. Thanh tra, kiểm
tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ
chế độ quy định đối với mọi đối tượng.
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống an
sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm
như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia
các loại hình bảo hiểm”.
Thực hiện tốt các chính sách ưu đại và không ngừng nâng cao mức sống đối với
người có công. Mở rộng các hình thức cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó
khăn”. Nghị Quyết số15-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng ngày 1/6/2012 đặt ra yêu
cầu “Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng
bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong
từng thời kỳ ..”, đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm mức sống tối
thiểu và hỗ trợ kịp thời người có hoàn cảnh khó khăn.
1.2.2 Chính sách Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân hiện nay
Thứ nhất, yêu cầu an sinh xã hội đối với nông dân hiện nay

Ở nước ta, những năm gần đây, việc thu hồi đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích
sử dụng diễn ra ngày càng nhiều, với quy mô lớn. Bình quân mỗi năm có khoảng 73.000
ha đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Điều đó ảnh hưởng tới đời sống và việc làm của khoảng 3 triệu nông dân, tương
đương với khoảng 700.000 hộ gia đình. Với nhiều lý do khác nhau nên chỉ khoảng 80%
số nông dân này có việc làm, còn khoảng 20% chưa có việc làm hoặc không ổn định. Do
đó, thu nhập của khoảng 50% số hộ nông dân bị suy giảm. Trong khi đó, ở nhiều nơi,
17


chính sách đền bù, giải tỏa chưa thực sự bảo đảm cho người dân nông thôn, vốn phần
đông họ xưa nay chỉ biết làm nông nghiệp. Điều đó dẫn đến một tất yếu là tỷ lệ thất
nghiệp ở nông thôn có xu hướng tăng (từ 1,06% năm 2000 tăng lên 2,74% năm 2010); và
càng tăng lên do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (năm
2011 gần 8%). Trong khi đó, hoạt động hỗ trợ cho vay vốn chưa gắn chặt với các hoạt
động dạy nghề, khuyến nông và hướng dẫn sản xuất kinh doanh; khả năng chống đỡ của
người nông dân trước những biến cố về thiên tai, dịch bệnh, ốm đau và những rủi ro trong
cuộc sống còn hạn chế. Đặc biệt, một bộ phận dân cư bị mất việc làm, phải thay đổi tình
trạng sản xuất và sinh hoạt. Lao động nông thôn di cư ra đô thị thường làm việc trong khu
vực phi chính thức, điều kiện làm việc thiếu thốn, thu nhập thấp, không có hợp đồng lao
động, không được tham gia bảo hiểm xã hội. Một bộ phận nông dân ít được hưởng thụ
thành quả của tăng trưởng, khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Hơn ai hết, nông
dân là lực lượng dễ bị tổn thương, dễ rơi xuống nghèo đói, họ là đối tượng rất cần tới sự
hỗ trợ của Nhà nước để bảo đảm cuộc sống ổn định và tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Như vậy để thực hiện an sinh xã hội đối với nông dân thì điều thiết yếu là phải đảm bảo
cho người nông dân thoát khỏi cảnh nghèo đói và có tích lũy đủ lớn để tham gia bảo hiểm
y tế và bảo hiểm xã hội. Có như vậy họ mới chủ động tham gia vào hệ thống an sinh xã
hội. Muốn thoát nghèo bản thân người dân không thể tự mình làm được mà cần phải có sự
trợ giúp của Nhà nước, người thân và cộng đồng. Thông qua các chương trình xóa đói,
giảm nghèo, trợ giúp xã hội và cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản của người nông dân tạo

điều kiện thuận lọi cho họ thoát nghèo, từng bước vững chắc hòa nhập vào hệ thống bảo
hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thứ hai, về bản chất của chính sách an sinh xã hội đối với nông dân.
Đảng và Nhà nước nhận thức rằng, hệ thống chính sách an sinh xã hội là tạo ra lưới
an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội trong trường hợp bị giả
mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác, nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn
chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống ổn định cho mỗi thành
viên trong xã hội. An sinh xã hội thực hiện một phần công bằng và tiến bộ xã hội. Trên
bình diện xã hội, an sinh xã hội là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các
tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khó, những nhóm dân cư “yếu
18


thế” trong xã hội. Xét về bản chất kinh tế, thì an sinh xã hội là một bộ phận thu nhập quốc
dân, thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập xã hội, điều hòa lợi ích, góp sức vào tiết
kiệm để đầu tư và phát triển kinh tế đất nước. An sinh xã hội dựa trên nguyên tắc san sẻ
trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương
thức và các biện pháp khác nhau. An sinh xã hội tạo cho những người bất hạnh, những
người kém may mắn hơn những người bình thường khác có thêm những điều kiện, những
động lực cần thiết để khắc phục những biến cố, những rủi ro xã hội, có cơ hội để phát
triển, hoà nhập vào cộng đồng; kích thích tính tích cực xã hội trong mỗi con người, kể cả
những người giàu và người nghèo; người may mắn và người kém may mắn; là yếu tố tạo
nên sự hòa đồng mọi người không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, vị trí xã
hội… đồng thời, giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, góp phần tạo nên một
cuộc sống công bằng, nhân văn.
Thứ ba, vai trò của chính sách an sinh xã hội đối với nông dân.
Đảng, Nhà nước xác định rõ vai trò cơ bản của hệ thống chính sách an sinh xã hội ở
nước ta:
Một là, bảo đảm, luôn duy trì và hướng tới sự an toàn của các thành viên trong xã
hội nói chung và người nông dân nói riêng. Đây là vai trò nhằm phát huy hết mọi tiềm

năng và nguồn lực để tạo cơ hội cho sự phát triển tốt nhất đối với mỗi cá nhân trong xã
hội. Nó được cụ thể hóa bằng các chính sách y tế, chính sách văn hóa, giáo dục, chính
sách lao động việc làm và các phúc lợi xã hội đối với cư dân khu vực nông thôn.
Hai là, vai trò bảo hiểm. Bảo hiểm xã hội là một chế định nhằm huy động nguồn lực
tài chính từ người lao động, người sử dụng lao động, người nông dân, lao động tự do, sự
hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức xã hội, các nguồn khác về tài chính góp phần cho
người lao động, người nông dân, các đối tượng chính sách... khi ốm đau, bệnh tật, già yếu
hay tai nạn, tử vong với mong muốn làm giảm sự rủi ro bất ngờ về mặt tài chính cho
người tham gia bảo hiểm.
Ba là, vai trò hỗ trợ của an sinh xã hội. Nó nhằm bảo vệ những người thiệt thòi
không đủ khả năng vật chất để bảo đảm nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống, nên họ dễ bị
tổn thương và rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động hỗ trợ như: trợ cấp, cứu trợ thường
xuyên hoặc có thể là đột xuất mang tính linh hoạt và ngày càng có yêu cầu cao hơn. Các
19


đối tượng của hoạt động này ngày càng được mở rộng từ những người ốm đau, bệnh tật,
bệnh xã hội, tới những người gặp rủi ro thiên tai, dịch bệnh hoặc phòng vệ các nguy cơ có
thể mang lại cho cộng đồng.
Bốn là, vai trò cứu trợ là một hình thức được thực hiện thường xuyên và đột xuất
cho nhóm người chưa hoặc không có khả năng vượt qua các hoàn cảnh của họ như tàn tật,
mồ côi, nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật vĩnh viễn, nạn nhân chất độc màu da cam,
những người chịu thiên tai bão lũ rơi vào tình cảnh không có nơi ăn chốn ở với nhiều hình
thức và sự đa dạng về huy động nguồn tài chính trong xã hội.
Năm là, vai trò ưu đãi. Hệ thống an sinh xã hội của ta có hướng tới bảo đảm cho
nhóm người có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và nhóm người hoạt
động cống hiến vì lợi ích cộng đồng mà những tai nạn rủi ro khiến họ mất các khả năng
cạnh tranh sinh tồn và phát triển bình thường. Trong số đó có rất nhiều người hiện đang
sống với công việc đồng ruộng hàng ngày. Ngoài ra còn có sự ưu đãi đối với những vùng
miền khác nhau như khu vực miền núi, hải đảo... Không những họ mà con em của họ

cũng được hưởng những ưu đãi từ chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.
Dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn, vùng dân tộc, miền núi là những đối tượng
phải đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc sống. Bản thân họ không thể tự chống đỡ với
những rủi ro này. Vì vậy, phát triển hệ thống an sinh xã hội nông thôn cần phải dựa trên
những nguyên tắc cơ bản và thiết yếu là phổ cập, bảo đảm cho mọi người dân đều có
quyền tham gia và hưởng lợi, chia sẻ, công bằng xã hội và nâng cao trách nhiệm cá nhân.
Nhìn chung, cư dân nông thôn là một đối tượng yếu thế, không chỉ ở đời sống vật
chất, tinh thần của nông dân hiện nay còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nghèo túng và bởi
những hạn chế, khuyết điểm trong công tác thực hiện chính sách của các cấp chính quyền,
mà họ còn là những người đã từng tham gia cống hiến và hy sinh to lớn cho công cuộc
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Họ đã và đang phải gánh chịu những hậu quả mà
chiến tranh để lại, không chỉ thế có những gia đình mà thế hệ con cháu của họ cũng đang
phải chịu di chứng tàn ác của chiến tranh, dù nó đã kết thúc mấy chục năm, thực sự những
khó khăn đó còn dai dẳng và nặng nề. Vì thế, chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà
nước, hơn ai hết cần ưu tiên hướng tới. Không ai khác, người nông dân chính là người
chủ và là người được hưởng lợi trực tiếp từ những thành quả mà quá trình công nghiệp
20


hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Những rủi ro đối với người nông
dân từ tự nhiên và xã hội còn rất nhiều và mỗi người nông dân đều đã và đang cố gắng để
vượt qua những khó khăn đó. Vì thế, không thể để nông dân lại trở thành những nạn nhân
của rủi ro từ những chính sách xã hội.
Thứ tư, hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với nông dân hiện nay
Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân ở nước ta gồm: Bảo hiểm y tế tự
nguyện, Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Trợ giúp xã hội, Xóa đói giảm nghèo, Cung ứng dịch
vụ xã hội cơ bản.
Bảo hiểm y tế tự nguyện
Con người ai cũng muốn sống khỏe mạnh, ấm no hạnh phúc, nhưng trong đời người
những rủi ro bất ngờ về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật, luôn có thể xảy ra.Các chi phí

khám chữa bệnh này không xác định trước, mang tính “đột xuất” vì vậy dù lớn hay nhỏ,
điều gây ra những tác động xấu tới ngân quỷ mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Để khắc phục
những khó khăn cũng như có thể chủ động về tài chính khi phải đối mặt với những rủi ro
bất ngờ về sức khỏe thì con người thiên hướng tham gia vào loại hình bảo hiểm ý tế.
Bảo hiểm ý tế được cho là một nhóm người đóng góp tài chính vào quỹ chung,
thông thường do một bênh thứ ba giữ. Nguồn quỹ này sau đó sẽ được người dùng thanh
toán cho toàn bộ hoặc một phần chi phí nằm trong phạm vi quyền lợi của người tham gia
bảo hiểm. Bên thứ ba có thể là bảo hiểm xã hội Nhà nước, các cơ quan bảo hiểm công
khác, các quỹ do chủ sự dụng lao động tự điều hành quản lý hoặc do các quỹ tư nhân đảm
nhiệm.
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy
động đóng góp cho cộng đồng, chia sẽ nguy cơ bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính
của mỗi người ốm đau, bệnh tật, tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho các hoạt động y tế, thực
hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Bảo hiểm y tế tự nguyên là hình thức người tham gia mua bảo hiểm y tế chi phí
tham gia mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Những người tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện, mặc dù mức đóng bình quân chỉ bằng 1/3 đóng bảo hiểm y tế bắt buộc nhưng họ
vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi như những người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Đó
là :
21


- Người tham gia bảo hiểm y tế được khám chữa bệnh ngay tại y tế trường học
(nếu là học sinh, sinh viên) trạm y tế sở, các bệnh viện công lập và ngoài công lập. Họ
được sự dụng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh, một số nhóm đối
tượng còn được hỗ trợ chi phí chuyển viện khi cần thiết.Trường hợp khi khám chữa bệnh
theo yêu cầu không theo tuyến điều trị tiếp tục được thanh toán với mức điều chỉnh cao
hơn.
- Chuyển đổi cơ chế chi trả 20% một cách đồng loạt và khống chế trần trong điều
trị nôi trú sang hình thức xác định thanh toán tối đa và cùng chi trả với một kỹ thuật chi

phí lớn. Cũng giống như bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện loại trừ thanh
toán cho các trường hợp như: tự tử, chết do say rượu, dùng chất ma túy, vi phạm pháp
luật, bệnh lây qua đường tình dục, bệnh xã hội.
- Nhà nước đã có ngân sách chữa bệnh tâm thần, lao, phong, AIDS… , điều dưỡng,
an dưỡng bệnh bẩm sinh, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, tai nạn lao động tai nạn giao
thông,chiến tranh, thiên tai.
- Ngoài những quyền lợi giống như người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, người
tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện được hưởng thêm các dịch vụ y tế đặc biệt như tạo hình
thẩm mỹ, phục hồi chức năng, làm chân tay giả, răng giả…
Tóm lại, Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. Người nông dân tự
nguyện tham gia để được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật từ quỹ bảo hiểm y tế.
Với hình thức này, người tham gia mua bảo hiểm y tế tự chi trả kinh phí mà không có sự
trợ giúp từ bên ngoài.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân
Theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) bảo hiểm xã hội là hình thức
bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua các biện pháp công bằng
nhằm tránh tình trạng khốn khó về kinh tế xã hội do bị mất hoặc bị giảm thu nhập đáng kể
vì bị bệnh tật, tai nạn lao động, mất sức lao động và tử vọng; chăm sóc y tế và trợ cấp cho
gia đình có con nhỏ.
Theo Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2006 ( có hiệu lực từ ngày 01-01-2007),
bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế cho bù đắp một phần thu nhập của người thai sản,

22


tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở
đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo điều 2 của điều lệ bảo hiểm Việt Nam,chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm 5
vấn đề sau:
+ Chế độ trợ cấp ốm đau.

+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
+ Chế độ trợ cấp thai sản.
+ Chế độ trợ cấp hưu trí.
+ Chế độ cấp Tự tuất.
Người nông dân phần lớn làm việc ở khu vực phi chính thức nên hầu hết họ chưa
được tham gia vào hệ thống bảo hiểm bắt buộc. Từ ngày 01-01-2008, người nông dân
Việt Nam mới có điều kiện tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bao gồm
những nông dân từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 đối với nữ. Người đã
đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, đã có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên
có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội
để hưởng chế độ hưu trí và tuất.
Thứ nhất, về trợ cấp hữu trí cho nông dân hiện nay với những thành tựu trong phát
triển kinh tế- xã hội, đời sống của người nông dân được cải thiện đáng kể. Tuổi thọ trung
bình của người Việt Nam tăng lên khá cao, khoảng 73 tuổi. Tuy nhiên, phần lớn người
cao tuổi ở Việt Nam lại chủ yếu từng làm việc ở khu vực phi chính thức. Khi về già, hết
khả năng lao động họ không có nguồn thu nhập nào khác và phải dựa vào con cái, trợ
giúp của cộng đồng để tồn tại. Chính vì vậy, tham gia bảo hiểm tự nguyện để được hưởng
chế độ hưu trí khi về già đang nổi lên như cầu lớn đối với người nông dân.
Thứ hai, về trợ cấp tử tuất thực tế cho thấy, thu nhập trung bình của người nông dân
không cao, thậm chí sẽ bị tác động xấu nếu trong gia đình họ có một người tử vong. Chế
độ trợ cấp tử tuất sẽ giúp thân nhân của người tử vong có được khoản trợ cấp bù đắp một
phần thiếu hụt trong thu nhập của gia đình để giúp họ có thể vượt qua khó khăn trong
cuộc sống.
Trợ giúp xã hội cho nông dân

23


Trước đây, thuật ngữ cứu trợ xã hội được nhiều người sự dụng, tuy nhiên, khi xã hội
ngày càng phát triển, nhận thức của con người cũng có sự thay đổi, việc tiếp cận xây dựng

chính sách dựa vào nhu cầu của con người trước đây đã được thay thế bằng phương pháp
dựa vào quyền con người. Do vậy, cộng đồng quốc tế và các nhà hoạch định chính sách
cho rằng dùng thuật ngữ cứu trợ xã hội không còn phù hợp nữa và thay thế cụm từ này
bằng trợ giúp xã hội cho phù hợp hơn. Điều này thể hiện bằng việc Chính phủ ban hành
Nghị định số 07/2000/NĐ-CP; theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP việc trợ cấp xã hội bao
gồm hai nhóm trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất.
Thứ nhất, trợ giúp thường xuyên đây là hình thức trợ giúp xã hội đối với những
người hoàn toàn không thể tự lo được cuộc sống trong thời gian dài (một hoặc nhiều năm)
hoặc trong suốt cả cuộc đời của đối tượng được cứu trợ. Đối tượng xã hội là một phạm trù
chung, chỉ những người không may gặp rủi ro, bất hạnh gặp khó khắn trong cuộc sống,
mà ta thường gọi là nhóm người thiệt thòi, yếu thế, người già cô đơn, trẻ em mồ côi,
người tàn tật, người lang thang xin ăn … Đối tượng của trợ giúp xã hội là những người
đặc biệt khó khắn, cần có sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần từ Nhà nước, cộng đồng và
xã hội để bảo đảm cuộc sống, do đó không có sự phân biệt vị thế và thành phần xã hội đối
với họ. Các đối tượng trợ giúp thường xuyên được quy định bởi nghi định số
07/2000/NĐ-CP ngày 09-03-2000 của chính phủ bao gồm:
Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi lẫn cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất
nguồn nuôi dưỡng hoặc không có người thân thích để nương tựa; trẻ em mồ côi cha hoặc
mẹ những người còn lại mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại điều 88 Bộ luật dân sự
hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của Pháp luật.
Người già cô đơn không có nơi nương tựa đối với nam là những người từ 60 tuổi trở lên
sống độc thân; còn đối với phụ nữ là những người từ 55 tuổi trở lên. Đây điều là những
người già còn vợ chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương
tựa, không có nguồn thu nhập và hiện đang được hưởng trợ cấp xã hội vẫn tiếp tục được
hưởng.
Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không có nơi nương tựa; người tàn
tật nặng tuy có người thân thích nhưng họ già yếu hoặc già đình nghèo không đủ khả
năng kinh tế để chăm sóc.
24



Người tâm thần mãn tính là người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân
liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần
nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không có nơi nương
tựa hoặc gia đình thuộc diện đói nghèo.
Thứ hai, trợ giúp đột xuất là hình thức trợ giúp xã hội do nhà nước và cộng đồng
giúp đỡ những người không may bị thiên tai, mất mùa hoặc biến cố khác trong đời sống
của họ bị đe dọa về lương thực, nhà ở, chữa bệnh, chôn cất hoặc phục hồi sản xuất.
Đối tượng của trợ giúp đột xuất là những người hoặc hộ gia đình khó khắn do do hậu quả
thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng
lao động và thu nhập.
Thực tế, ở nước ta trong những tháng giáp hạt nông dân ở một số địa phương do
điều kiện địa lý không thuận lợi vẫn còn tình trạng thiếu ăn thường xuyên, hoặc có những
gia đình gặp phải thiên tai, mất mùa không còn lương thực tiêu dùng. là sự bảo đảm và
giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng trong nước và quốc tế về thu nhập và các điều kiện
sinh sống bằng các hình thức, biện pháp khác nhau đối với các đối tượng lâm vào hoàn
cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói hoặc nhiều thiếu hụt trong cuộc sống, trong đó có nông
dân, khi họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu cho bản thân và gia đình.
Người được hưởng không phải trực tiếp đóng góp mà nguồn chi chủ yếu do Nhà nước và
một phần từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm…Trợ giúp xã hội có
hai hình thức, trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất.
Xóa đói giảm nghèo
Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện như thu nhập hạn chế, hoặc
thiếu cơ hội thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khắn và dễ
bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít những người có khả năng truyền đạt nhu cầu
và những khó khắn tới những người có khả năng giải quyết ít được tham gia vào quá trình
ra quyết định,v.v..
Đói là biểu hiện cùng cực nhất của nghèo khó và người ta có thể cho rằng đó là một
không thể chấp nhận được trên phương diện đạo đức. Đói nghèo không chỉ là vấn đề của
riêng những người rơi vào hoàn cảnh nghèo đói, mà còn là vấn đề xã hội rộng lớn, cần có

sự quan tâm của xã hội. Tình trạng đói nghèo ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề kinh tế - xã
25


×