Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tìm hiểu kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi b của bệnh nhân điều trị tại khoa nội tiêu hóa - bệnh viện trung ương huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.11 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - HUẾ
KHOA ĐIỀU DƯỠNG

BÁO CÁO THU HOẠCH
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B
CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sỹ - Bác sỹ
Dương Thị Ngọc Lan
Sinh viên thực hiện:
Lê Đỗ Cao Vi Qun
Huế,5 tháng 5 năm 2014
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
Lời Cảm Ơn
Qua thời gian thực tế tại Khoa Nội Tiêu Hóa bệnh viện Trung ương
Huế.
Được sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy cô giáo trong Khoa Điều
dưỡng và Thạc sỹ - Bác sỹ Dương Thị Ngọc Lan đã trực tiếp hướng
dẫn tôi viết Bản thu hoạch "Tìm hiểu kiến thức về bệnh viêm gan Siêu
vi B của bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội Tiêu Hóa - Bệnh viện Trung
ương Huế".
Tôi xin chân thành cám ơn.
- Ban giám Hiệu trường Đại học Y Dược Huế.
- Quý thầy cô trong Khoa Điều dưỡng.
- Khoa Nội Tiêu Hóa - Bệnh viện Trung ương Huế và 30 bệnh
nhân đang điều trị tại Khoa.
- Thạc sỹ - Bác sỹ Dương Thị Ngọc Lan trực tiếp hướng dẫn tôi


để hoàn thành bài thu hoạch này. Thời gian nghiên cứu có hạn, trình
độ nhận thức của tôi còn hạn chế chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót trong
bài thu hoạch này, kính mong quý thầy cô và đồng nghiệp tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo để bài thu hoạch của tôi được hoàn thiện hơn.
Huế, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Đỗ Cao Vi Quyên
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
MỤC LỤC
Trang
Chương I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương II 2
TỔNG QUAN 2
2.1. Vấn đề về lịch sử viêm gan B 2
2.2. Chức năng gan 2
2.3. Một số vấn đề liên quan đến bệnh viêm gan B 2
2.3.1. Cơ chế bệnh viêm gan virus B 2
2.3.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 3
2.3.3. Biến chứng 3
Chương III 4
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu 4
3.2. Cách chọn mẫu 4
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 4
3.4. Phương pháp nghiên cứu 4
3.5. Các bước tiến hành 4
3.6. Xử lý số liệu 4
Chương IV 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 5
4.1.1. Độ tuổi của nhóm nghiên cứu 5
4.1.2. Tỷ lệ giới của nhóm nghiên cứu 5
4.1.3. Tình hình địa phương 5
4.1.4. Điều kiện kinh tế 6
4.2. Kiến thức về viêm gan siêu vi B 6
4.2.1. Thông tin về bệnh viêm gan B 6
4.2.2. Nhận thức về yếu tố nguy cơ 6
4.2.3. Gia đình của bệnh nhân có người bị viêm gan B 7
4.2.4. Nhận biết về cách phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm gan B 7
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
4.2.5. Nhận thức về tác hại của bệnh viêm gan B 7
4.2.6. Hiểu biết của bệnh nhân về cách phòng bệnh 8
4.2.7. Nhận biết của bệnh nhân về chế độ ăn uống hợp lý nếu bị bệnh viêm
gan B 8
4.2.8. Thái độ xử lý của bệnh nhân nếu biết mình bị viêm gan B 8
Chương V 9
BÀN LUẬN 9
5.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 9
5.2. Kiến thức về bệnh viêm gan B 9
Chương VI 10
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10
6.1. Kết luận 10
6.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 10
6.1.2. Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B 10
6.2. Kiến nghị 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
PHỤ LỤC 1 12
PHỤ LỤC 2 14
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên

Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan virus là một nhóm bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và nguy hiểm, bệnh
thường gặp ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của tổ
chức y tế thế giới có khoảng 2 tỷ người nhiễm virut viêm gan B (Hepatitis B virut
HBV). Trong đó có 350 triệu người mang virut mạn tính. Những người mang virut
viêm gan B mạn tính là nguồn lây nhiễm quan trọng trong cộng đồng và có nguy cơ
cao mắc các bệnh gan nguy hiểm liên quan đến nhiễm virut viêm gan B. Hàng năm
ước tính có khoảng 2 triệu người mang virut viêm gan B mạn tính chết vì xơ gan và
ung thư gan trên thế giới. Có đến 90% trẻ sơ sinh, 25-50% trẻ 1-5 tuổi và chỉ 5-10%
người lớn bị nhiễm virut viêm gan B trở thành người mang virut mạn tính.
Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ cao về nhiễm HBV và là một trong
những nước có tỷ lệ bệnh lưu hành cao nhất thế giới tỷ lệ người mang HBV trung bình
là 15/25%. Tỷ lệ người mang HBSAg thay đổi tùy theo đối tượng và khu vực.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy một nguyên nhân khá quan trọng
làm cho bệnh lây lan và tiến triển xấu là do người bệnh không biết chữa, không biết
phòng ngừa đúng phương pháp. Chưa có đủ hiểu biết về bệnh để cùng tham gia với thầy
thuốc chữa bệnh cho mình, kiến thức về bệnh của bệnh nhân về cách tự chăm sóc bệnh
còn hạn chế mà cách tự chăm sóc bệnh rất quan trọng trong quá trình điều trị và phòng
ngừa lây lan.
Để góp phần vào việc chữa bệnh và dự phòng chống lây nhiễm virus viêm gan
B tôi tiến hành điều tra nghiên cứu đề tài "Tìm hiểu kiến thức về bệnh viêm gan siêu
vi B của bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội Tiêu Hóa - bệnh viện Trung Ương Huế với
mục tiêu:
Đánh giá sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh viêm gan siêu vi B.
1
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
Chương II
TỔNG QUAN
2.1. Vấn đề về lịch sử viêm gan B

Viên gam virus là một bệnh cũ đã được mô tả lần đầu tiên từ thế kỷ thứ V.
Năm 1947 Maccallum và Bauer phân biệt viêm gan A là "viêm gan truyền
nhiễm" và viêm gan B là "viêm gan huyết thanh" do 2 bệnh khác nhau về phương diện
dịch tễ học. Năm 1973 WHO phân biệt tác nhân gây viêm gan khác nhau, sau phát
minh của Blumbreg và cộng sự về kháng nguyên Australia năm 1965 virus HBV được
xác định kháng nguyên Australia mà ngày nay được gọi tên là kháng nguyên bề mặt
viêm gan B (HBsAg) và liên quan với nhiễm HBV cấp.
Những thử nghiệm huyết thanh học có độ nhạy và đặc hiệu cao đó sẵn sàng cho
HBV và đưa đến những hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử tự nhiên của bệnh. Các nghiên
cứu về sinh bệnh học và dịch tể học đó đưa đến sự phát triển một cách an toàn và hiệu
quả của Vacxin phòng chống nhiễm HBV cũng như các thuốc chống virus trong điều
trị viêm gan B và các nghiên cứu này cũng chứng minh rằng không phải tất cả các
viêm gan điều liên quan đến viêm gan B mà còn do tác nhân HCV chịu trách nhiệm.
2.2. Chức năng gan
Gan là 1 tạng lớn nhất cơ thể, tế bào gan có nhiều ty lạp thể và một hệ thống
enzym hoàn chỉnh. Vì vậy chúng có nhiều chức năng,nhiều hoạt động chuyển hóa.
Gan có rất nhiều chức năng, chức năng chuyển hóa glucid, lipid, protid, aciamin.
Bên cạnh đó gan còn có chức năng dự trữ máu, chức năng tái tạo…
Vì vậy khi gan bị virus B tấn công dạng cấp hay mạn sẽ dẫn đến rối loạn hoặc
mất các chức năng trên.
2.3. Một số vấn đề liên quan đến bệnh viêm gan B
2.3.1. Cơ chế bệnh viêm gan virus B
Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan, căn bệnh này so siêu vi viêm gan B
(HBV) gây ra. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV
hệ miễn dịch của họ cơ thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh virus B do máu,
điều này có ý nghĩa là có siêu vi gây bệnh trong máu và chất dịch cơ thể của những
người mắc bệnh. Nếu máu hoặc chất dịch cơ thể nhiễm HBV xâm nhập vào cơ thể
người lành qua vết cắt hoặc chỗ hở thì có nguy cơ mắc bệnh.
2
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên

2.3.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Nhiều người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng gì và
vẫn sinh hay bình thường hoặc triệu chứng nếu có thì cũng rất mờ nhạt như mệt mỏi,
rối loạn tiêu hóa, chán ăn mất cảm giác ngon miệng, sốt nhẹ,… Một số người bị tổn
thương gan do bệnh viêm gan Btrong nhiều năm hoặc hàng chục năm thì triệu chứng
mới rõ ràng.
Siêu âm gan có thể thấy hình ảnh gan xơ nếu bệnh đã tiến triển nặng.
- Định lượng kháng nguyên bề mặt HBsAg và HBV DNA, huyết thanh chẩn
đoán là những phương pháp có giá trị chẩn đoán nhất.
2.3.3. Biến chứng
- Tiêu hủy tế bào gan
- Xơ sẹo gan-xơ gan
- Ung thư gan
3
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
Chương III
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- 30 bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội tiêu hóa bệnh viện TW Huế.
3.2. Cách chọn mẫu
- Chọn mẫu nghiên cứu: 30 bệnh nhân tại khoa Nội tiêu hóa bệnh viện TW Huế.
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện TW Huế.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 22/4 đến 5/5/2014.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu ngang mô tả.
3.5. Các bước tiến hành
- Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân dựa vào phiếu điều tra có sẵn.
3.6. Xử lý số liệu
- Theo phương pháp thống kê y học.

4
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
Chương IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
4.1.1. Độ tuổi của nhóm nghiên cứu
Bảng 1: Độ tuổi
Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ %
15 - 19 1 3,33
20 - 39 12 40,00
40 - 59 11 36,67
>60 6 20,0
Tổng 30 100,00
Nhận xét: Bệnh nhân tuổi từ 19 - 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân <19 tuổi
và >60 tuổi.
4.1.2. Tỷ lệ giới của nhóm nghiên cứu
Bảng 2: Giới tính
Giới Số lượng Tỷ lệ %
Nam 12 40
Nữ 18 60
Tổng 30 100,00
Nhận xét: Nữ nhiều hơn nam.
4.1.3. Tình hình địa phương
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân ở nông thôn nhiều hơn thành thị chiếm 70%.
5
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
4.1.4. Điều kiện kinh tế
Bảng 3: Điều kiện kinh tế
Mức độ Số lượng Tỷ lệ %
Khó khăn 07 23,33

Trung bình 17 56,67
Khá giả 06 20,00
Tổng 30 100,00
Nhận xét: Điều kiện kinh tế của bệnh nhân đa số ở mức trung bình 56,67%.
4.2. Kiến thức về viêm gan siêu vi B
4.2.1. Thông tin về bệnh viêm gan B
Bảng 4: Thông tin về bệnh viêm gan B
Thông tin Số lượng Tỷ lệ %
Biết
Tivi 16 53,33
Truyền thông 4 13,33
Nhân viên y tế 3 10,00
Khác 7 23,33
Không biết 0 0
Nhận xét: Bệnh nhân hiểu biết thông tin về bệnh viêm gan B chủ yếu qua thương
tiện tivi 53,33%.
4.2.2. Nhận thức về yếu tố nguy cơ
Bảng 5. Nhận thức về yếu tố nguy cơ
Nhận thức Số lượng Tỷ lệ %
Ăn uống chung 6 20,00
Không an toàn trong truyền máu 20 66,67
Tiếp xúc với dịch tiết 10 33,33
Khác 8 26,67
Nhận xét: Đa số người bệnh hiểu không an toàn trong truyền máu là yếu tố nguy
cơ chiếm 66,67%.
6
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
4.2.3. Gia đình của bệnh nhân có người bị viêm gan B
Bảng 6. Gia đình của bệnh nhân có người bị viêm gan B
Gia đình có người mắc bệnh Số lượng Tỷ lệ %

Có 6 20
Không 24 80
Tổng 30 100
Nhận xét: Đa số gia đình bệnh nhân không có ai bị viêm gan B chiếm 80%.
4.2.4. Nhận biết về cách phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm gan B
Bảng 7: Nhận thức về cách phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm gan B
Nhận thức Số lượng Tỷ lệ (%)
Sốt, mệt mỏi 20 66,66
Chán ăn - ăn kém 24 80,00
Nôn - buồn nôn 18 60,00
Khác 5 16,66
Nhận xét: Bệnh nhân biết dấu hiệu chán ăn - ăn uống kém và liên quan đến bệnh
chiếm tỷ lệ 80%.
4.2.5. Nhận thức về tác hại của bệnh viêm gan B
Bảng 8: Nhận thức về tác hại của bệnh viêm gan B
Nhận thức Số lượng Tỷ lệ (%)
Xơ gan 22 73,33
K gan 18 66,00
Tiêu hủy tế bào gan 5 16,66
Khác 6 20,00
Nhận xét: Người bệnh nhân biết được tác hại của bệnh viêm gan B chủ yếu là
dẫn đến xơ gan.
7
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
4.2.6. Hiểu biết của bệnh nhân về cách phòng bệnh
Bảng 9: Hiểu biết của bệnh nhân về cách phòng bệnh
Cách phòng bệnh Số lượng Tỷ lệ (%)
Không dùng chung bơm tiêm 20 66,67
Quan hệ tình dục an toàn 10 33,33
Khác 5 16,67

Nhận xét: 66,67 bệnh nhân biết do dùng chung bơm tiêm là phương pháp phòng
bệnh an toàn.
4.2.7. Nhận biết của bệnh nhân về chế độ ăn uống hợp lý nếu bị bệnh viêm gan B
Bảng 10. Nhận thức của bệnh nhân về chế độ ăn uống hợp lý
Nhận thức Số lượng Tỷ lệ (%)
Ăn thưc ăn mềm lỏng 12 40,00
Không ăn nhiều mỡ 24 80,00
Ăn nhiều rau quả 21 70,00
Không ăn các chất kích thích 5 16,67
Nhận biết: Người bệnh biết được ăn nhiều rau quả và không ăn nhiều mỡ là chế
độ ăn hợp lý, chiếm tỷ lệ cao 70 - 80%.
4.2.8. Thái độ xử lý của bệnh nhân nếu biết mình bị viêm gan B
Bảng 11. Thái độ xử trí
Thái độ xử trí Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhập viện 3 10,00
Tự mua thuốc uống 16 53,33
Điều trị tại nhà 5 16,67
Không xử trí gì 6 20,00
Tổng cộng 30 100.00
8
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
Chương V
BÀN LUẬN
5.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Qua khảo sát chung ta thấy số lượng khảo sát bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân
nam. Độ tuổi từ 15t - 60t.
- Phân bố địa phương: Tỷ lệ giữa bệnh nhân ở nông thôn chiếm 70% nhiều hơn
thành phố 30% cho thấy người dân ở nông thôn thiếu kiến thức hơn người thành phố.
- Qua bảng 3 đánh giá tình hình kinh tế của người bệnh ở mức trung bình 56,66,
khó khăn 23,33% và khá giả 20%. Điều đó đánh giá tình hình kinh tế bệnh nhân chưa

được cao.
5.2. Kiến thức về bệnh viêm gan B
Người bệnh đã trực tiếp xem tivi hoặc đọc sách báo nên biết thông tin về bệnh
viêm gan B chiếm 76,66%. Trong khi việc tuyên truyền và chăm sóc sức khỏe ban đầu
của NVYT chưa cao 10%. Nhưng do điều kiện kinh tế chưa cao nên nhận thức về
bệnh còn hạn chế, người bệnh sẽ nhập viện nếu biết mình viên gan B chỉ chiếm 10%
trong khi đó tự mua thuốc chiếm 53,33% người bệnh không hiểu được việc dùng thuốc
không đúng cách, không theo chỉ dẫn của người thầy thuốc sẽ đem đến hậu quả khó
lường, làm cho bệnh tiến triển nặng thêm.
- Hiểu biết của người bệnh về các yếu tố nguy cơ chủ yếu là không an toàn khi
truyền máu 66,76%; còn các yếu tố nguy cơ khác bệnh nhân còn hiểu biết hạn chế ăn
uống chung 20%,tiếp xúc với dịch tiết 33,33% và các yếu tố khác 26,67% chúng ta
biết các yếu tố này cũng làm gia tăng lây lan bệnh viêm gan B.
- Mặc dù người bệnh đa số ở nông thôn nhưng nhận thức về tai hại của bệnh
viêm gan B rất tốt; Biết chứng xơ gan chiếm 75,33%; biết chứng k gan chiếm 66%.
- Đa số bệnh nhân điều hiểu rằng nếu bị viêm gan B thì chế đô ăn uống hợp lý sẽ
góp phần quan trọng trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa làm cho bệnh tiến triển
nặng hơn,không ăn nhiều mỡ chiếm 80%, ăn nhiều rau quả nhiếm 70%.
9
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
Chương VI
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Qua quá trình điều tra nghiên cứu 30 bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội tiêu
hóa Bệnh viện TW Huế về tình hiểu kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B tôi có kết
luận sau:
6.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Độ tuổi: nghiên cứu từ 20 - 59 tuổi chiếm ưu thế có tỷ lệ 76,67%
- Khảo sát thấy số lượng bệnh nhân nữ nhiều hơn nam giới (nữ 60%)
- Người bệnh ở nông thôn chiếm ưu thế 70%

- Điều kiện kinh tế có mức trung bình 56,67%
6.1.2. Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B
- 53,33 người bệnh biết về bệnh viêm gan siêu vi B qua phương tiện thông tin
đại chúng.
- 66,67 người bệnh hiểu yếu tố nguy cơ bệnh viên gan siêu vi B là do truyền máu
không an toàn
- 73,33 người bệnh hiểu được viêm gan siêu vi B gây ra biến chứng xơ gan
- 80% người bệnh nhận thức về cách phát hiện các dấu hiệu của bệnh là chán ăn -
ăn uống kém
- 53,33 người bệnh sẽ xử trí khi biết mình bị viêm gan siêu vi B là: tự mua thuốc uống
6.2. Kiến nghị
Ngành y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh viêm xơ
các yếu tố nguy cơ và phương pháp phòng bệnh viên gan siêu vi B
Đề xuất các biện pháp can thiệp nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm virus viêm gan B
trong cộng đồng như:
Tiến hành chặt chẽ các biện pháp an toàn trong truyền máu
Các can thiệp y tế (tiêm, truyền, phẫu thuật, khám, nhổ răng, các phương pháp kế
hoạch hóa gia đình) cần phải được vô trùng tuyetj đối,nếu có điều kiện thì chỉ dùng
dụng cụ một lần.
Tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân thấy được tai họa nguy hiểm do nhiễm virus
viêm gan B,hiểu biết về đường lây truyền và cách phòng chống.
10
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều dưỡng nội khoa - Bộ môn Điều dưỡng Trường Đại học Y dược Huế.
2. Bệnh học nội Đại học Y khoa Huế.
3. Giáo trình Bệnh truyền nhiễm Trường Đại học Y dược Huế - Bộ môn truyền nhiễm.
4. Tạp chí Y học Tp. HCM: Kiến thức - thái độ thực hành về phòng bệnh viêm gan
siêu vi B của sinh viên các KTX Trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa,
4/2010.

5. Chương trình hành động chống lây lan virus viêm gan B đến 20210 của viện y học
biển Việt Nam.
11
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
Tìm hiểu kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B của bệnh nhân điều trị tại Khoa
nội tiêu hóa Bệnh Viện Trung ương Huế.
I. Phần hành chính:
1. Họ và tên: Giới:
2. Tuổi: Dân tộc:
3. Nghề nghiệp:
4. Địa chỉ:
5. Hoàn cảnh kinh tế: Khó khăn  Trung bình  Khá giả 
II. Phần chuyên môn:
1. Ông, bà có biết nguyên nhân nào gây ra bệnh VGSVB
Vi khuẩn  Virrus  KST: Nấm Khác 
2. Ông, bà có biết viêm gan siêu vi B lây lan qua những đường nào?
Đường máu  Tình dục không an toàn 
Mẹ truyền qua con  Đường ăn uống  Khác 
3. Theo ông bà dấu hiệu nào là biểu hiện của bệnh viêm gan siêu vi B
Mệt mỏi, sốt  Chán ăn, ăn kém  Ăn nhiều  Khác 
4. Theo ông, bà viêm gan siêu vi B có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
Tiêu hủy tế bào gan  Xơ gan  K gan  Không có biến chứng 
5. Theo ông, bà những yếu tố nào làm bệnh viêm gan siêu vi B nặng hơn?
Bị nhiễm HBC  Ăn các loại ngũ cốc lâu năm  Thời tiết 
Nhiễm các độc tố của nấm  Khác 
6. Theo ông, bà bệnh viêm gan siêu vi B có chữa được không?
Có  Không Không biết
7. Nếu biết mình bị viêm gan siêu vi B ông bà sẽ làm gì?

Khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa  Tự mua thuốc 
Tự điều trị tại nhà  Không làm gì cả 
8. Ông, bà sẽ có chế độ ăn như thế nào nếu biết mình bị viêm gan siêu vi B
Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu  Ăn uống các chất kích thích 
Không ăn nhiều mỡ  Ăn nhiều rau quả  Ăn kém 
12
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
9. Ông, bà sẽ làm việc và nghỉ ngơi như thế nào nếu biết mình bị viêm gan siêu vi B
Làm việc quá sức  Làm việc nặng  Làm việc nhẹ nhàng 
Không làm việc  Làm việc bình thường .
10. Ông, bà sẽ làm gì để tránh lây lan viêm gan siêu vi B cho cộng đồng?
Truyền máu an toàn 
Không dùng chung bơm kim tiêm, tình dục an toàn 
Khác 
11. Nếu biết mình đã bị viêm gan siêu vi B, ông, bà có tái khám định kỳ không?
Có  Không 
12. Những thông tin ông bà đã được biết từ đâu?
Tivi  Truyền thông  Nhân viên y tế  Khác 
13
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHỎNG VẤN
TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
STT Họ tên bệnh nhân Tuổi Giới Địa chỉ NNV SNV
1 Nguyễn Thị B 32 Nữ Vinh Hiền, Phú Lộc, TT. Huế 22/4 20428
2 Võ B 68 Nam 13/76 Đào Duy Anh, Huế 21/4 19034
3 Trần Văn T 36 Nam Lộc Bổn, Phú Lộc, TT. Huế 1/5 20917
4 Hoàng Thị L 43 Nữ Phú Đa, Phú Vang, TT. Huế 30/5 209666
5 Lê Thị G 75 Nữ Phong Điền, TT. Huế 23/4 20885
6 Lê Thị Ph 51 Nữ Sơn Trà, Quãng Ngãi 25/4 20731

7 Nguyễn Văn T 26 Nam 9/3 Nguyễn Thị Kế, Huế 24/4 20728
8 Đặng Thị H 38 Nữ 48, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Huế 28/4 29432
9 Ngô Th 50 Nam Hương Trà, TT. Huế 1/5 20214
10 Nguyễn Thị X 64 Nữ Vỹ Dạ,Huế 25/4 16694
11 Trần Thị H 34 Nữ Thuận Thành, TT. Huế 29/4 20350
12 Lê Thị T 71 Nữ Lộc Điền, Phú Lộc, TT. Huế 2/5 20114
13 Dương T 54 Nữ Quảng Điển, TT. Huế 3/5 20844
14 Hoàng Thị Thu H 47 Nữ Lộc Bổn, Phú Lộc. TT. TT. Huế 23/4 20406
15 Nguyễn Văn T 35 Nam Hương Vinh, Huế 30/4 20106
16 Lê Bá L 42 Nam 42 Đặng Dung, Huế 24/4 20193
17 Nguyễn Thị T 43 Nữ Đại Liên, Quảng Nam 27/4 20160
18 Dương Thị 44 Nữ Lăng Cô, Phú Lộc 26/4 21245
19 Nguyễn Văn 19 Nam Hương Trà, TT. Huế 22/4 419712
20 La T 45 Nam Lộc Điền, Phú Lộc 28/4 21056
21 Lê Thị T 20 Nữ Hương Trà, TT. Huế 3/5 201048
22 Nguyễn Thị L 60 Nữ Phú Nhuận, TT. Huế 27/4 21710
23 Lương Thị Thu N 67 Nữ Quảng Bình 1/5 21052
24 Từ Thị H 53 Nữ Hương Chữ, TT. Huế 24/4 21011
25 Nguyễn Văn S 35 Nam Lộc An, Phú Lộc 29/4 21165
26 Hoàng Thị H 48 Nam Quãng Ngãi 1/5 20162
27 Võ Lê Như H 26 Nam Phan Bội Châu, Huế 23/4 21143
28 Hoàng Văn M 32 Nam Hương Thủy 30/4 26113
14
Bảng thu hoạch thực tế tốt nghiệp Lê Đỗ Cao Vi Quyên
29 Lê Văn B 34 Nam Lộc Hải, Phú Lộc 2/5 21792
30 Nguyễn Văn T 39 Nam Quảng Bình 3/5 21130
15

×