Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.58 KB, 75 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phát triển khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) nhằm thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) là chủ trương nhất quán của Đảng và
Nhà nước. Do đó, trong thời gian qua, hàng trăm KCN, CCN đã được xây dựng và
phát triển. Đó là giải pháp quan trọng nhằm tập trung hóa sản xuất, thúc đẩy chuyển
giao và ứng dụng khoa học, công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại; giúp các nhà doanh nghiệp tiết kiệm trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
thuận lợi trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư và tổ chức quản lý, giảm chi phí
sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường; tạo điều kiện bảo vệ tốt môi
trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên
Tính đến đầu tháng 12 năm 2010, cả nước đã có 255 KCN được thành lập
với tổng diện tích đất tự nhiên 69.253 ha. Trong đó, diện tích đất công nghiệp có thể
cho thuê chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên của các KCN, đạt trên
45.000 ha. Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN đạt 50%,
riêng các KCN đã vận hành, tỷ lệ này là 60%. Cả nước có 171 KCN đã đi vào hoạt
động với tổng diện tích đất tự nhiên 43.580 ha và 84 KCN đang trong giai đoạn đền
bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 25.673
ha. Về tình hình đầu tư, đến cuối năm 2010, các KCN nước ta đã thu hút 3.960 dự
án FDI (53,6 tỷ USD) và 4.380 dự án trong nước (336.000 tỷ đồng) trong đầu tư sản
xuất kinh doanh [38]. Tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của 255 KCN trên cả
nước đạt gần 3 tỷ USD và gần 110.000 tỷ đồng. Các KCN hiện thu hút được 1,5
triệu lao động trực tiếp [28]. Bên cạnh các KCN, nhiều địa phương trong cả nước đã
đẩy mạnh xây dựng và đưa vào vận hành các CCN. Theo thống kê của Bộ Công
thương, đến năm 2010, các địa phương trong cả nước đã quy hoạch phát triển 1.872
CCN với tổng diện tích 76.520 ha. Trong đó, 918 CCN đã đi vào hoạt động với tổng
diện tích 40.597 ha. Hiện nay, diện tích đã sử dụng và cho thuê trong các CCN cả
nước là 7.510 ha, chiếm 26,4% tổng diện tích các CCN đã hoạt động [43].
1
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và là
trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của Miền Trung và cả nước. Trong quá trình phát


triển và hội nhập, Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi cả về điều kiện tự nhiên và
điều kiện kinh tế, xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII xác định
phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh là chuyển dịch kinh tế theo hướng dịch vụ
– công nghiệp – nông nghiệp, trong đó lấy ngành công nghiệp, thương mại làm
động lực chính nhằm phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Tỉnh phấn đấu trở
thành một trong số 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu cả nước và
trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, đào tạo lớn, đủ sức chủ động hội nhập với
các nước trong khu vực và thế giới.
Trong bối cảnh đó, các KCN, CCN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
phát triển công nghiệp, TTCN, làng nghề và thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH
trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vào hoạt động 5 KCN và 3
CCN và các KCN và CCN đang trên đà phát triển, góp phần đẩy mạnh phát triển
công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và tăng kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu cơ bản, các KCN, CCN
cũng còn tồn tại những hạn chế như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chậm và thiếu
đồng bộ, tỷ lệ lấp đầy ở một số KCN và CCN còn thấp, nguồn lao động chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của các KCN và CCN
Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng, xác định những hạn chế đang tồn tại
trong quá trình phát triển các KCN, CCN của tỉnh Thừa Thiên Huế là vấn đề có ý
nghĩa quan trọng. Đó là cơ sở để đề xuất những giải pháp đẩy mạnh phát triển các
KCN, CCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài
“Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Mảng đề tài liên quan đến KCN, khu chế xuất (KCX) và CCN có nhiều công
trình nghiên cứu đề cập dưới các góc độ khác nhau. Các công trình này có thể được
chia thành 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất: các công trình nghiên cứu của các cơ quan quản lý nhà
nước, các nhà quản lý về phát triển các KCN, CCN.

Các cơ quan quản lý nhà nước xuất bản một số cuốn sách tiêu biểu như:
“Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCN, KCX và đặc khu kinh tế” của Viện Kinh
tế học, xuất bản năm 1994; “Quy hoạch, quản lý và phát triển các KCN ở Việt
Nam” của Vụ Kiến trúc, Bộ Xây dựng, xuất bản năm 1998; “KCN, KCX các tỉnh
phía Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất bản năm 2002 Các công trình này đã
khái quát những tiềm năng, đánh giá những thành công và hạn chế của các KCN,
KCX tại các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm; tổng kết các bài học kinh
nghiệm của thế giới; định hướng quy hoạch, phát triển KCN, KCX cho mỗi vùng và
cả nước.
Các cơ quan quản lý nhà nước còn chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu khoa
học. Tiêu biểu như đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ với chủ đề “Điều tra, đánh
giá và đề xuất các giải pháp thiết kế quy hoạch KCN Việt Nam thời kỳ 1996 –
2010” của Bộ Xây dựng, năm 1996, đề tài cấp bộ với chủ đề “Nghiên cứu mô hình
quản lý nhà nước về KCN, KCX ở Việt Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm
2002 Các đề tài này đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng và
quản lý nhà nước đối với các KCN và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động các KCN.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước còn tổ chức các hội thảo về phát
triển KCN, KCX. Năm 2004, cả nước đã có 6 hội thảo về phát triển KCN, KCX,
trong đó Hội thảo với chủ đề “Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc – những
vấn đề lý luận và thực tiễn” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tạp chí Cộng
sản và UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức tại Thanh Hóa. Các hội thảo này đã tập trung
3
vào một số vấn đề lý luận cơ bản về KCN, KCX như vị trí, vai trò của các KCN,
KCX; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KCN, KCX; công tác quy
hoạch phát triển các KCN, KCX; các chính sách liên quan đến phát triển KCN,
KCX; những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong quá trình phát
triển của các KCN phía Bắc so với các KCN phía Nam; tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước đối với các KCN, KCX và vấn đề tạo động lực phát triển cho các KCN, KCX.
Năm 2006, nhân kỷ niệm 15 năm xây dựng các KCN, KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

đã tổ chức “Hội nghị – hội thảo quốc gia 15 năm xây dựng và phát triển các KCN,
KCX ở Việt Nam” tại Long An nhằm nhìn nhận lại những thành tựu đạt được,
những hạn chế và kinh nghiệm xây dựng và phát triển KCN, KCX ở nước ta, trên
cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp và các kiến nghị nhằm thúc đẩy phát
triển, nâng cao chất lượng hoạt động của các KCN, KCX.
Các nhà quản lý cấp Trung ương và các địa phương cũng có nhiều công trình
nghiên cứu về KCN, CCN như: Phan Tuấn Giang, Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, “Định hướng chính để phát triển KCN”, 2009; ThS. Vũ Quốc
Huy – Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Quản lý nhà nước về môi
trường KCN – Thực trạng và nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới”, 2009;
ThS. Lê Tuấn Dũng, Văn phòng chính phủ, “Định hướng hoàn thiện hoạch định
chính sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam”, 2009; Phan Ngọc Thọ – Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế “Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào các KCN tỉnh
Thừa Thiên Huế”, 2009; Nguyễn Hữu Trân – Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh
Thừa Thiên Huế, “Các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế – Điểm đến hấp dẫn của các
Nhà đầu tư”, 2010 Các công trình này thể hiện quan điểm của các tác giả về thực
trạng, tiềm năng, định hướng phát triển các KCN, CCN của Việt Nam nói chung và
các địa phương nói riêng.
Nhóm thứ hai: một số công trình của các nhà nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu có những đề tài tiêu biểu như: PTS. Lê Văn Nin, đề tài
KC11 – 03,”Cơ sở hình thành, phát triển các KCN tập trung ở Việt Nam” thuộc
4
Chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước KC11; GS.TS. Trần Ngọc Hiên,
“Cơ sở lý luận phát triển mô hình KCN trong quá trình CNH, HĐH nước ta” Các
công trình này tập trung làm rõ các luận cứ khoa học cho việc hình thành, phát triển
các KCN tập trung ở Việt Nam.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí.
Các bài như: Đỗ Hữu Hào, “Các KCN tập trung và vai trò của nó trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam”, năm 2004; PGS, TS. Vũ Văn Phúc – TS. Trần Thị
Minh Châu, “Vai trò KCN, KCX đối với việc nâng cao trình độ công nghệ, quản lý

doanh nghiệp và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng”, năm 2006 phân tích vai
trò và sự cần thiết khách quan phải xây dựng các KCN, CCN. Các bài: Lê Mạnh
Hợp, “Cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự thành
công của các KCN, KCX và khu công nghệ cao”; GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, “Một
số vấn đề trong công tác cải tạo và quy hoạch phát triển các KCN hiện nay”; TS
Chu Thái Thành, “KCN, KCX với vấn đề bảo vệ môi trường và các tác động về mặt
xã hội”; TS. Trần Ngọc Hưng, “Đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư
vào các KCN”, năm 2006 chỉ rõ những vấn đề cần giải quyết trong xây dựng
KCN như tạo nguồn nhân lực, công tác quy hoạch, công tác quản lý nhà nước, bảo
vệ môi trường, thu hút đầu tư trong quá trình xây dựng KCN.
Nhóm thứ ba: một số luận văn, luận án nghiên cứu về KCN, CCN.
Một số công trình nghiên cứu thuộc nhóm này là: Nguyễn Xuân Hinh, “Quy
hoạch xây dựng KCN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Luận án Tiến sĩ Kiến trúc,
năm 2003; Lê Tuyển Cử, “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản
lý nhà nước đối với KCN ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2003; Đoàn
Duy Khương, “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển KCN, KCX ở Hải Phòng”,
Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2002. Phạm Văn Sơn Khanh, “Hoàn thiện hoạt động
các KCN tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2010”, Luận án tiến sĩ kinh
tế, năm 2006; Hồng Yến, “Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà
nước đối với việc phát triển KCN Việt Nam (thông qua thực tiễn các KCN miền
5
Bắc)”, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2007 Các tác giả đã trình bày về mục đích
hình thành, yêu cầu đối với việc phát triển các KCN ở Việt Nam; xác định các nhân
tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển các KCN và hiệu quả của nó đối với
phát triển kinh tế – xã hội; nêu lên những giải pháp phát triển KCN ở các địa
phương và cả nước.
Nhìn chung, các công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu quá trình
xây dựng KCN, CCN ở Việt Nam phong phú và phản ánh nhiều góc độ khác nhau.
Các công trình đã khẳng định yêu cầu khách quan và tính cấp thiết phải xây dựng
mô hình kinh tế KCN, KCX, CCN ở Việt Nam và đã phản ánh khá rõ nét thực trạng

cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, phát triển KCN,
KCX, CCN ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới tập trung nghiên cứu
những vấn đề chung trên phạm vi tổng thể cả nước, hoặc trên một địa bàn, một
vùng, một tỉnh khác. Đến nay, ở tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có công trình khoa học
nào dưới góc độ kinh tế chính trị nghiên cứu về vấn đề phát triển các KCN, CCN
trong quá trình CNH, HĐH. Do đó, đề tài tôi lựa chọn nghiên cứu không trùng lặp
với công trình khoa học nào đã thực hiện trước đây.
3. Mục đích nghiên cứu
– Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các KCN, CCN. Cụ thể:
+ Hệ thống khái niệm liên quan đến các KCN, CCN.
+ Quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển
các KCN, CCN.
+ Quá trình hình thành, phát triển các KCN, CCN của Việt Nam và tỉnh
Thừa Thiên Huế.
– Đánh giá đúng vị trí, vai trò, thực trạng, tiềm năng và những bài học rút ra
từ thực tiễn trong quá trình phát triển các KCN, CCN của tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Đề xuất các giải pháp, kiến nghị cơ bản để thúc đẩy phát triển các KCN,
CCN.
6
4. Đối tượng nghiên cứu
Các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm các KCN do
Chính phủ thành lập và các CCN vừa và nhỏ do UBND tỉnh thành lập. Cụ thể là,
KCN Phú Bài (huyện Hương Thủy), KCN Phong Điền (huyện Phong Điền), KCN
Tứ Hạ (huyện Hương Trà), KCN La Sơn (huyện Phú Lộc), KCN Phú Đa (huyện
Phú Vang) CCN Hương Sơ (Phường An Hòa, Thành phố Huế), CCN Thủy Phương
(huyện Hương Thủy), CCN Hương Hòa (Huyện Nam Đông).
5. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: nghiên cứu các KCN, CCN trên địa bàn thành phố Huế và
các huyện Hương Thủy, Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang, Nam Đông.
+ Về thời gian: Giai đoạn từ khi tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu xây dựng KCN

(1998) đến nay và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
6. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp chung (phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, phương pháp logic lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học…), luận
văn còn sử dụng các phương pháp:
– Phương pháp điều tra, khảo sát:
+ Phát phiếu điều tra để thu thập thông tin, số liệu tại các 5 KCN và 3 CCN.
+ Điều tra các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các KCN, CCN.
– Phương pháp thống kê, so sánh.
– Phương pháp chuyên gia: trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
các nhà quản lý và lãnh đạo của địa phương.
7. Những đóng góp mới của luận văn
+ Đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển các KCN, CCN trên toàn tỉnh
Thừa Thiên Huế.
7
+ Tìm ra những hạn chế và những vấn đề vướng mắc trong phát triển các
KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.
+ Đề xuất các giải pháp, kiến nghị cơ bản để thúc đẩy phát triển các KCN,
CCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương và 8 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển khu công nghiệp, cụm
công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 2: Thực trạng phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
8

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Những vấn đề lý luận về khu công nghiệp, cụm công nghiệp
1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp, cụm công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
KCN hiện đại ngày nay bắt nguồn từ lâu đời, dạng phổ biến và cổ điển nhất
của nó là cảng tự do (Free Port). Cảng tự do xuất hiện ở Châu Âu từ thời Trung Cổ.
Vào giữa thế kỷ XVI, cùng với sự phát triển của hoạt động ngoại thương, các quốc
gia ven bờ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương đã xây dựng các cảng tự do để xuất
nhập hàng hóa theo quy chế ngoại giao. Italia là quốc gia đầu tiên có cảng tự do, đó
là cảng Genoa Leghoan. Pháp có cảng Marseille, cảng Bayonner… Đến thế kỷ 20,
các cảng tự do cũng được lập ở Châu Á và các châu lục khác.
Song song với quá trình hình thành các các cảng tự do dọc bờ biển, trong đất
liền cũng xuất hiện những công trường thủ công và các xưởng thợ rộng lớn, với
diện tích lên đến hàng chục hécta và có hàng ngàn công nhân. Đồng thời, cùng với
sự phát triển của lực lượng sản xuất, những mô hình sản xuất mới đã lần lượt ra đời
như: Khu thương mại tự do (Free Trade Zone), khu kho ngoại quan (Blonded
Warehouse), KCX (Precessing Zone)…
Những KCN đầu tiên được ra đời vào cuối thế kỷ XIX. KCN được xây dựng
sớm nhất vào năm 1896 ở vùng Trafford Park thuộc thành phố Manchester (Anh).
Sau đó, vào năm 1899, vùng công nghiệp Clearing ở Chicago (Mỹ) được thành lập.
Đầu năm 1904, KCN thứ ba trên thế giới được thành lập tại thành phố Naples
(Italia). Sau cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật (những năm 50 của thế kỷ XX), sự
phát triển các KCN trở nên mạnh mẽ. Từ những năm 60 trở đi, việc xây dựng mô
hình KCN đã trở thành phổ biến đối với các quốc gia. Sau chiến tranh thế giới lần
9
thứ hai, hàng loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á như: Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Đông nam Á thành lập các KCN và KCX.
Ở Việt Nam, KCN và KCX được hình thành và phát triển từ năm 1991, khởi

đầu là KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, vào năm 1992, KCX
Linh Trung tại thành phố Hồ Chí Minh là KCN thứ hai được thành lập. Vào năm
1994, KCN Nomura do Nhật Bản đầu tư tại Hải Phòng là KCN đầu tiên ở Việt Nam
do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.
Hiện nay, xét trên phương diện thuật ngữ, lý thuyết, các tổ chức như Ngân
hàng Thế giới (World Bank), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Cơ quan nghiên
cứu phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) có nhiều khái niệm khác
nhau về KCN. Tuy không có sự đồng nhất với nhau về thuật ngữ, nhưng các tổ chức
này có sự thống nhất chung về KCN là: KCN là khu vực sản xuất trong hàng rào
KCN và được tồn tại lâu dài.
Ở Việt Nam, nhiều văn bản đã nêu khái niệm về KCN:
– Theo Quy chế Khu công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP
ngày 28/12/1994 của Chính phủ, KCN được định nghĩa là các khu vực công nghiệp
tập trung, không có dân cư, được thành lập với các ranh giới được xác định nhằm
cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất [7].
– Tại khoản 20, Điều 3 Luật Đầu tư do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành năm 2005 quy định: KCN là khu chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ [36].
– Điều 2 trong Quy chế KCX, KCN, khu công nghệ cao ban hành kèm theo
Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính Phủ đã xác định khái niệm KCN và
KCX:
+ “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp KCN, chuyên sản xuất công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới xác định,
10
không có dân cư sinh sống, do Chính phủ, hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập,
trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”.
+ “KCX là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất, chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính Phủ
hoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập” [11].

– Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về KCN, KCX và khu kinh tế xác định: KCN là khu chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại nghị định
này [16].
1.1.1.2. Khái niệm cụm công nghiệp
CCN được thành lập, phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam từ khi có Quyết định
số 132/2000/ QĐ–TTg ngày 24/11/2000 của thủ tướng Chính phủ về một số chính
sách ngành nghề nông thôn. Đến nay, văn bản pháp quy nêu khái niệm về CCN là
Quy chế quản lý CCN ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QЖTTg ngày
19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ta có thể hiểu khái niệm CCN và các
khái niệm liên quan như sau:
– CCN là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp –
TTCN, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp – TTCN; có ranh giới địa lý xác
định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp
xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia
đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. CCN hoạt động theo Quy
chế quản lý CCN và các quy định của pháp luật liên quan.
CCN có quy mô diện tích không quá 50ha. Trường hợp cần thiết phải mở
rộng CCN hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75ha.
11
– Đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam trực tiếp đầu tư xây dựng và kinh
doanh kết cấu hạ tầng CCN.
– Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong CCN là doanh nghiệp, hợp tác
xã, tổ hợp tác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; cá nhân, hộ gia
đình đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, thực hiện đầu tư sản xuất,
kinh doanh và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh trong CCN [17].

1.1.2. Tác động của khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1.2.1. Những tác động tích cực của các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KCN, CCN có tác động lan tỏa tích cực đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi
trường của địa phương, khu vực. Điều đó được thể hiện trên các mặt:
Thứ nhất, KCN, CCN góp phần nâng cao trình độ công nghệ và giúp hình
thành các ngành kinh tế mũi nhọn.
KCN, CCN là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng
với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng nên tạo sức hút mạnh mẽ đối với
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các dự án đầu tư vào KCN, CCN tập trung chủ
yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến
thực phẩm, các ngành này chiếm trên 50% tổng số dự án. Đây là các dự án thu hút
nhiều lao động, có tỷ lệ xuất khẩu cao. Cùng với quá trình đầu tư, các dự án cũng đã
góp phần giúp các ngành này nâng cao trình độ về dây chuyền công nghệ, chất
lượng sản phẩm… Bên cạnh đó, các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào các KCN,
CCN còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến,
hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế. Các KCN, CCN đã thu hút được các dự án có quy
mô và yêu cầu vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí, cơ khí chính xác, điện tử, sản
xuất ô tô, xe máy, dụng cụ văn phòng, vật liệu xây dựng… Trong đó, điển hình là
12
những dự án công nghiệp kỹ thuật cao như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty
TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel, Honda Motor, Toyota
Motor Mặc dù số lượng các dự án này trong KCN, CCN mới chiếm khoảng 10%
tổng số dự án nhưng cũng đã góp phần phát triển và đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề
công nghiệp và giúp Việt Nam tiếp thu, xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn,
mang tính đột phá. Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần để nước ta
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế.
Thứ hai, phát triển các KCN, CCN thúc đẩy hiện đại hóa cách thức quản lý

sản xuất, kinh doanh.
Các doanh nghiệp trong KCN, CCN đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp Việt Nam về
trình độ quản lý doanh nghiệp và trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp. Một bộ
phận lớn người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp,
được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹ năng
marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự… Bên cạnh đó, người công nhân
được tiếp cận các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, làm việc trong môi trường có
kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao. Điều đó đã rèn luyện được những kỹ năng và bản
lĩnh làm việc giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiên
tiến, hiện đại.
Hiện nay, nhiều KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề (Trường nghề KCN
Dung Quất, Trung tâm dạy nghề Việt Nam – Singapore, Trường nghề Nghi Sơn ).
Đặc biệt, mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực giữa các KCN và nhà trường
đã hình thành tại Đồng Nai. KCN tự đào tạo nghề là hướng đi rất quan trọng để giải
quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay.
Thứ ba, phát triển các KCN, CCN thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ
tầng.
13
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy nhiều KCN, CCN đã và đang đóng vai trò
quan trọng và tạo ra một khí thế phát triển mới cho kinh tế địa phương, kinh tế vùng
và nền kinh tế cả nước. Tại các vùng hay địa phương có các KCN, CCN hoạt động
mạnh thì mức độ tăng trưởng kinh tế ở đó cao hơn những nơi khác. Việc phát triển
các KCN, CCN trong thời gian qua thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy
CNH, HĐH nông thôn, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc
hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, CCN. Điều đó được thể
hiện qua một số khía cạnh sau:
Một là việc đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng trong các KCN, CCN đã tạo
sẵn những điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp bên ngoài di chuyển vào
KCN, CCN.

Hai là việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật còn tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di
chuyển ra khỏi các khu đông dân cư. Điều đó cũng tạo điều kiện để các địa phương
giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ
đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng trong khu vực.
Ba là quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, CCN
còn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các
khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ,
dịch vụ, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân
trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí…
Bốn là các KCN, CCN tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các ngành
như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động
dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường địa
ốc… có cơ hội đầu tư, đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN, CCN.
Thứ tư, phát triển các KCN, CCN góp phần nâng cao hiệu quả huy động các
nguồn vốn đầu tư.
14
Nhờ có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với chính sách ưu đãi đầu
tư, các KCN và CCN là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư. Các nguồn vốn mà
các KCN, CCN thu hút được bao gồm cả vốn trong và ngoài nước, vốn đầu tư hạ
tầng và vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2010, các KCN nước
ta đã thu hút 3.960 dự án FDI (53,6 tỷ USD) và 4.380 dự án trong nước (336.000 tỷ
đồng) đầu tư sản xuất kinh doanh. Riêng trong năm 2010, doanh thu của các doanh
nghiệp trong KCN đạt 33 tỷ USD, giá trị xuất khẩu đạt 19 tỷ USD, nộp ngân sách
1,4 tỷ USD [38].
Thứ năm, phát triển các KCN, CCN tạo điều kiện giải quyết các vấn đề về
môi trường.
Phát triển các KCN, CCN tạo điều kiện để di dời các cơ sở sản xuất, các

doanh nghiệp ra khỏi khu dân cư, đặc biệt là tách các đơn vị sản xuất TTCN, nghề
truyền thống ra khỏi các làng nghề đông đúc tới các khu vực tập trung. Điều đó giúp
các địa phương quản lý được việc thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo quy trình
chuyên nghiệp và có kiểm soát của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, phần lớn
các KCN, CCN có xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường, các hệ thống xử
lý nước thải công nghiệp và phương án xử lý chất thải rắn để có phương án bảo vệ
môi trường hợp lý hơn, đặc biệt là đảm bảo việc hình thành các đô thị theo hướng
bền vững.
Thứ sáu, phát triển các KCN, CCN thu hút lao động và giải quyết việc làm
cho người lao động.
Việc tập trung các doanh nghiệp vào các KCN, CCN tạo điều kiện thu hút
thêm lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, kể cả lao động làm
việc bên trong, làm việc phụ trợ bên ngoài KCN, CCN và các dịch vụ cần thiết để
hỗ trợ cho sự phát triển KCN, CCN.
15
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2010, các KCN,
CCN nước ta đã thu hút và giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động trực tiếp và
hơn 2 triệu lao động gián tiếp. Mỗi KCN với diện tích khoảng 100 – 150 ha, khi đã
được lấp đầy sẽ cần số lượng lao động lên đến 15.000 – 18.000 ngàn người làm việc
trực tiếp trong các nhà máy, xí nghiệp.
Thứ bảy, phát triển các KCN, CCN thúc đẩy quá trình đô thị hóa và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Quá trình phát triển các KCN, CCN ở Việt Nam thời gian qua đã có những
tác động tích cực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Kết quả là khối lượng vốn đầu tư cho công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp
và xuất khẩu của các KCN, CCN không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, một lực
lượng lao động lớn di chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và
dịch vụ phục vụ cả bên trong và bên ngoài các KCN, CCN. Phát triển các KCN,
CCN cũng thúc đẩy cơ cấu kinh tế vùng chuyển dịch nhanh chóng, kèm với đó là
quá trình đô thị hóa mạnh mẽ.

1.1.2.2. Những tác động tiêu cực của các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp
Thứ nhất, có thể gây ra tình trạng kém hiệu quả trong việc khai thác các
nguồn lực, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn chiến lược đã gây ảnh
hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, công tác quản lý không chặt chẽ dẫn
đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các KCN, CCN, thiếu sự liên kết giữa các
KCN, CCN trong một vùng, một địa phương, thậm chí là giữa các doanh nghiệp
trong cùng một KCN, CCN. Do đó, chính các doanh nghiệp, các KCN, CCN không
những không khai thác hết thế mạnh của địa phương, mà còn làm xáo trộn hoạt
động kinh tế – xã hội địa phương.
Do quy hoạch chưa phù hợp với nhu cầu thực tế và chính sách thu hút đầu tư
chưa đủ hấp dẫn nên tỷ lệ lấp đầy tại nhiều KCN, CCN còn thấp, tình trạng các địa
16
phương bỏ ra các nguồn đầu tư lớn nhưng không thu hút được các nhà đầu tư thuê
đất sản xuất, kinh doanh gây lãng phí các nguồn lực. Bên cạnh đó, công tác đền bù
giải phóng mặt bằng và chính sách sau thu hồi đất không phù hợp nên gây ra các tác
động tiêu cực đối với đời sống người dân. Đặc biệt, đối tượng gặp khó khăn lớn
nhất là người nghèo, người nông dân buộc phải rời khỏi đất sản xuất nông nghiệp
để chuyển sang vùng khác hoặc chuyển lĩnh vực sản xuất. Điều này dễ gây ra những
tác động tiêu cực và kéo dài về kinh tế, xã hội và không được người dân đồng
thuận. Bên cạnh đó, việc chuyển mục đích sử dụng đất ồ ạt gây nên tình trạng đất
canh tác nông nghiệp dần bị thu hẹp lại. Điều này nếu thực sự không tính toán kỹ
lưỡng, sẽ gây ảnh hưởng tới an ninh lương thực.
Thứ hai, có thể gây ra tình trạng quá tải đối với hệ thống hạ tầng.
Việc tập trung quá nhiều doanh nghiệp với một lực lượng lao động đông đảo
trên một địa bàn diễn ra trong một thời gian ngắn. Cùng với đó, các dòng di chuyển
lao động khá mạnh từ nông thôn ra thành phố và từ miền Bắc, miền Trung vào miền
Nam cũng hình thành nhanh chóng. Điều đó dẫn tới tình trạng quá tải đối với hệ
thống hạ tầng gây nhiều khó khăn về cung cấp dịch vụ hạ tầng – xã hội (đi lại, nhà

ở, y tế, giáo dục ) ở các thành phố lớn. Điều đó cũng là tác nhân gây mất an ninh
kinh tế, chính trị và trật tự xã hội. TS.Nguyễn Hữu Dũng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội cho rằng: “xã hội khá phức tạp và lộn xộn của người
lao động ở hầu hết các KCN, có thể tổng kết khái quát bằng cụm từ 5 không: không
nhà ở; không gia đình; không chính trị; không văn hóa; không an toàn” [24].
Công tác quy hoạch và phát triển các KCN, CCN không đồng bộ và không
đầu tư đúng mức vào các khu dân sinh bên ngoài cũng làm phát sinh các vấn đề xã
hội bức xúc cả bên trong và ngoài hàng rào các KCN, CCN.
Thứ ba, có thể gây ra tác động xấu đối với môi trường và tài nguyên.
Mặc dù các KCN, CCN tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát và giải
quyết các tác động xấu về môi trường nhưng nếu chính sách và cơ chế quản lý
không chặt chẽ, không phù hợp thì việc phát triển các KCN, CCN lại có thể gây tác
17
động ngược lại. Trong thực tế, tại nhiều KCN và CCN, nước thải, khói và chất thải
rắn gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí đối với
cả trong và ngoài hàng rào các KCN, CCN gây tổn hại về kinh tế và gây bức xúc về
mặt xã hội.
Ngày 01/06/2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố báo cáo môi trường
quốc gia 2009 với chuyên đề “Môi trường KCN Việt Nam”. Báo cáo cho thấy một
thực trạng là hơn 70% lượng nước thải từ các KCN, KCX không được xử lý trước
khi xả thẳng ra môi trường. Hiện nay, chỉ có 60 trong số 219 KCN, KCX trên toàn
quốc có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhiều KCN như Vĩnh Lộc, Tân Phú
Trung, Bình Chiểu có thời điểm nước thải vượt mức cho phép trên 100 lần.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu công nghiệp, cụm
công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH
Theo các chuyên gia kinh tế Nhật Bản, chìa khóa cho sự thành công của các
KCN, CCN là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý. Đó là những nhân tố quyết
định nhất đối với sự thành công của các KCN, CCN. Trong thực tiễn nền kinh tế
Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển KCN, CCN trong quá trình
CNH, HĐH được chia thành hai nhóm chính.

1.2.1. Nhóm các nhân tố liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, công tác quy hoạch phát triển KCN, CCN. Công tác quy hoạch có
các nhân tố chính sau:
Một là sự tương thích giữa công tác quy hoạch các KCN, CCN với quy
hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội chung; sự gắn kết
giữa công tác quy hoạch KCN, CCN với phát triển các cụm dân cư; sự tương thích
giữa quy hoạch chi tiết và quy hoạch tổng thể.
Hai là vị trí đặt các KCN, CCN và các điều kiện kinh tế – xã hội của địa bàn
được chọn làm KCN, CCN.
Ba là thời điểm xây dựng các KCN, CCN.
18
Bốn là quy mô diện tích các KCN, CCN. Nếu các KCN,CCN có diện tích
quá lớn sẽ khó lấp đầy, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất. Ngược lại, các
KCN,CCN quá nhỏ thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý môi trường và
các dịch vụ đi kèm sẽ gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Năm là sự bảo đảm nghiêm ngặt về tiêu chuẩn môi trường trong công tác quy
hoạch các KCN, CCN.
Thứ hai, các chính sách khuyến khích phát triển KCN, CCN.
Chính sách của nhà nước và các địa phương tác động trực tiếp và quyết định
đến kết quả, hiệu quả phát triển các KCN, CCN. Điều đó thể hiện trên các khía
cạnh:
Một là chính sách tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi: chính sách thu hút các
nguồn vốn đầu tư (giá thuê đất, thuế, hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi ), chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các KCN, CCN, đặc biệt hỗ trợ tài chính
để thu hút các doanh nghiệp vào KCN, CCN (giảm giá đầu vào nhiên liệu, nguyên
liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lưu thông hàng hóa ).
Hai là chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đấu nối với KCN,
CCN, phát triển các công trình xã hội phục vụ phát triển các KCN, CCN.
Ba là chính sách quảng bá, tiếp thị các KCN.
Bốn là chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các KCN,

CCN như: đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng trung tâm, trường dạy nghề, gắn kết
các trường dạy nghề với các trung tâm dịch vụ việc làm và các doanh nghiệp, các
ban quản lý KCN, CCN để định hướng ngành nghề nhằm có kế hoạch đào tạo sát
với yêu cầu thực tế.
Năm là chính sách liên kết phát triển trong nội bộ KCN, CCN và với bên
ngoài KCN, CCN.
Thứ ba, công tác quản lý nhà nước đối với KCN, CCN.
19
Một là cải cách thủ tục hành chính trong quản lý phát triển các KCN, CCN.
Sự cải cách thể hiện trên các mặt: chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công
tác dịch vụ theo cơ chế một cửa thông qua cơ chế ủy quyền của các Bộ, ngành và
UBND cấp tỉnh; công khai hoá và quy định thời hạn cụ thể để giải quyết các thủ tục
đó được niêm yết công khai, minh bạch và rõ ràng tại cơ quan.
Hai là tính thống nhất, đồng bộ trong phân cấp quản lý, tổ chức hệ thống
thông tin một cách liên thông giữa các cấp trong hệ thống quản lý các KCN, CCN.
Ba là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
Bốn là đẩy mạnh quản lý nhà nước trong vấn đề bảo vệ môi trường trong
việc phát triển các KCN, CCN.
1.2.2. Nhóm các nhân tố liên quan đến đơn vị kinh doanh hạ tầng và
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Thứ nhất, đối với đơn vị kinh doanh hạ tầng.
Một là chất lượng dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN, CCN.
Hai là tiến độ công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN, CCN.
Thứ hai, đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Một là trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong
KCN, CCN.
Hai là lĩnh vực, quy mô đầu tư.
Ba là tiến độ triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh trong KCN, CCN
1.3. Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở một số
địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hưng Yên có vị trí
giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường biển và đường không, cùng nhiều tiềm
năng về đất đai, nguồn lao động. Từ một tỉnh kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông
20
nghiệp và TTCN, Hưng Yên đã nhanh chóng phát triển thành một tỉnh công nghiệp
và trở thành một vệ tinh quan trọng phía Đông Nam của Thủ đô Hà Nội.
Đến cuối năm 2010, tỉnh Hưng Yên đã có 13 KCN được Thủ tướng Chính
phủ chấp thuận đưa vào danh mục quy hoạch, ưu tiên thành lập mới đến năm 2015
với tổng quy mô diện tích là 3.535 ha. Trong đó, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi
tiết cho 11 KCN với tổng diện tích 2.485 ha. Tính đến đầu năm 2011, tỉnh Hưng
Yên có 3 KCN đi vào hoạt động, gồm có KCN Phố Nối A với quy mô diện tích giai
đoạn đầu 390 ha, KCN Dệt may Phố Nối với quy mô diện tích giai đoạn I là 25 ha
và KCN Thăng Long II với quy mô diện tích 220 ha, trong đó tổng diện tích đất
công nghiệp đã cho thuê là 328 ha. Tính đến tháng 5 năm 2011, các KCN Hưng
Yên đã tiếp nhận 164 dự án đầu tư, gồm 77 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư
đăng ký là 980 triệu USD và 87 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là
8.976 tỷ đồng. Doanh thu từ KCN năm 2010 đạt khoảng 292 triệu USD và 14.056
tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 8,5 triệu USD và 455 tỷ đồng.
Các dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đã tạo việc làm ổn định cho
khoảng 19.500 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 2 triệu
đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, theo thống kê của Sở Công Thương Hưng Yên,
tỉnh đã quy hoạch được 8 CCN. Trong đó có 3 CCN là CCN Đình Cao (huyện Phù
Cừ), CCN Liên Khê (huyện Khoái Châu), CCN Minh Khai (huyện Văn Lâm) với
tổng diện tích 15,17 ha đã được lấp đầy 100% diện tích. Các CCN này đã thu
hút146 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao
động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 1,5 – 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Qua quá trình hình thành và phát triển các KCN và CCN, những kinh nghiệm
rút ra đối với Hưng Yên là:
Thứ nhất, coi trọng công tác quy hoạch phát triển các KCN, CCN. Công tác

lập các dự án quy hoạch phát triển được Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ban quản lý các
KCN tỉnh Hưng Yên phối hợp thực hiện. Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết
KCN, CCN trong từng giai đoạn có tính ổn định cao, gắn với quy hoạch phát triển
chung của tỉnh.
21
Thứ hai, chú trọng công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các KCN,
CCN. Đối với công tác thu hút đầu tư, tỉnh Hưng Yên đã thực hiện một số chính
sách ưu đãi sau:
Một là Hưng Yên cung cấp các thông tin định hướng cho các nhà đầu tư,
phân định rõ các khu vực ưu đãi để nhà đầu tư chọn thuê đất.
Hai là xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, CCN hiện đại, đồng bộ.
Ba là cải cách các thủ tục hành chính, trợ giúp tốt nhất để các nhà đầu tư yên
tâm đầu tư vào các KCN, CCN.
Bốn là hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp từ 50% đến
100%, tùy từng khu vực đất.
Năm là hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp từ 20% đến 70%,
tùy theo khu vực và tùy theo ngành nghề.
Thứ ba, giải quyết vấn đề thu hồi đất để phát triển KCN, CCN và việc làm
cho người lao động bị thu hồi đất. Hưng Yên đã có phương án giải quyết hợp lý
giữa các nhà đầu tư với người dân có ruộng bị thu hồi. Nếu nhà đầu tư thu hồi
360m
2
thì tiếp nhận 1 lao động, gấp 1.5 lần thì tiếp nhận 2 lao động, gấp 3 lần thì
tiếp nhận 3 lao động. Bên cạnh đó, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo cho trên
40.000 người lao động. Các nhà đầu tư, chuyên gia và người lao động đều được
hưởng chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm lao động.
Thứ tư, gắn kết và giải quyết hài hòa, trách các xung đột giữa ba nhóm lợi
ích: lợi ích của nhân dân, lợi ích của địa phương và lợi ích của nhà đầu tư.
1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế. Đà Nẵng là một

trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ của Miền Trung. Đà
Nẵng đang trở thành mắt xích quan trọng, điểm đến lý tưởng của tuyến “Hành lang
kinh tế Đông – Tây” nối Việt Nam với Lào, Thái Lan, Mianma.
Thành phố Đà Nẵng hiện có 6 KCN tập trung với tổng diện tích là 1.451 ha
và có vai trò quan trọng đối với nguồn thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu của
22
địa phương. Tính đến hết tháng 9 năm 2008, các doanh nghiệp trong nước tại các
KCN Đà Nẵng đã đạt doanh thu 1.761 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 292 tỷ đồng và
nộp ngân sách trên 68 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài đạt
doanh thu 88,3 triệu USD, xuất khẩu đạt 48,8 triệu USD và nộp ngân sách 15,7 triệu
USD, tăng 7,6 triệu USD so với năm 2007.
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thành công trong việc hình thành và
phát triển các KCN của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua là:
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển các KCN. Sau khi trở
thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã xây dựng và hoàn
thiện chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội nói chung và quy
hoạch tổng thể các KCN nói riêng. Các quy hoạch này rất đồng bộ, cụ thể cho từng
giai đoạn và cung cấp thông tin chiến lược cho nhà đầu tư.
Thứ hai, Đà Nẵng đã tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi đối với các KCN.
UBND thành phố Đà Nẵng đã thực hiện một số chính sách ưu đãi đầu tư sau:
Một là UBND thành phố quyết định thành lập và trực tiếp chỉ đạo Công ty
Phát triển và khai thác hạ tầng KCN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà
nước, giải quyết tốt việc giải tỏa đền bù, xây dựng hạ tầng, bàn giao mặt bằng giúp
các doanh nghiệp triển khai dự án sản xuất, kinh doanh thuận lợi.
Hai là Đà Nẵng mạnh dạn áp dụng biện pháp miễn mọi chi phí liên quan đến
thủ tục đầu tư, các nhà đầu tư chỉ nộp các chi phí đúng theo mức nhà nước quy
định.
Ba là Đà Nẵng là thành phố đầu tiên áp dụng cơ chế một cửa do Ban quản lý
các KCN và KCX thực hiện cho các dự án đầu tư vào đây với thời gian rất ngắn.
Bốn là chính quyền thành phố thường xuyên gặp gỡ, đối thoại để tìm hiểu và

tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.
Thứ ba, thành phố đưa ra các chương trình hành động cụ thể góp phần tạo
môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư vào các KCN.
1.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam
23
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, là địa
phương đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình khu kinh tế mở. Bên cạnh khu
kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam còn có 10 KCN đang hoạt động. Bên cạnh đó,
đến cuối năm 2010, tỉnh đã quy hoạch chi tiết 43 CCN với tổng diện tích 1.170 ha,
trong đó, 20 CCN đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và 15 CCN đang
hoạt động. Hiện nay, các KCN và CCN đã thu hút 110 dự án đã đi vào sản xuất,
kinh doanh với tổng vốn đăng ký hàng nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho
15.000 lao động địa phương.
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thành công trong việc hình thành và
phát triển các KCN, CCN của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua là:
Thứ nhất, tỉnh nhận thức rõ về vai trò KCN, CCN trong việc thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng mạnh công nghiệp, dịch vụ. Theo đó,
tỉnh thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh một cách mạnh mẽ và vững chắc,
trong đó lấy KCN, CCN làm trọng tâm.
Thứ hai, tỉnh coi trọng công tác quy hoạch khu kinh tế mở, các KCN, CCN
và gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng thời kỳ.
Thứ ba, coi trọng xây dựng môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư.
Thứ tư, ưu tiên các dự án công nghệ cao đầu tư vào các KCN, CCN. Hiện
nay, nhiều dự án đã chính thức đi vào hoạt động với công nghệ thiết bị tiên tiến như
công nghệ của Đức, Mỹ, Hàn Quốc
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong
phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Từ những thành công và bài học của các địa phương, ta có thể rút ra những
bài học kinh nghiệm về phát triển các KCN và các CCN đối với tỉnh Thừa Thiên
Huế như sau:

Thứ nhất, thiết lập sự ổn định về chính trị và an toàn về trật tự xã hội. Tỉnh
cần thiết lập môi trường chính trị ổn định, an toàn; tạo các thể chế kinh tế và các
24
văn bản pháp luật thống nhất, ổn định trong thời gian nhất định để các nhà đầu tư
yên tâm với dự án của mình. Bên cạnh đó, tỉnh cần xây dựng các tiện ích công cộng
tốt; tạo môi trường xã hội lành mạnh; môi trường cư trú dễ chịu, an toàn và cơ sở
vật chất phục vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí tạo điều kiện lao động tốt nhất cho nhà
đầu tư và người lao động.
Thứ hai, chú trọng công tác lập quy hoạch các KCN, CCN. Khi lập quy
hoạch, mục tiêu của KCN, CCN phải được xác định rõ ràng để có thể hoạch định
chiến lược phát triển, chính sách và có biện pháp hợp lý. Công tác quy hoạch cần
tính đến lợi thế về kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên của địa phương và phải kết
hợp hài hòa cả ba mặt lợi ích: lợi ích quốc gia, lợi ích nhà đầu tư và lợi ích của
người lao động trong KCN, CCN. Quy hoạch và xây dựng các KCN, CCN cần chú
ý đến chuẩn bị lực lượng lao động đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Vị trí, quy
mô và thời điểm xây dựng các KCN, CCN phải thích hợp.
Thứ ba, đảm bảo công tác xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, CCN. Trong
các KCN và CCN, tỉnh cần chuẩn bị kết cấu hạ tầng tốt, thông tin liên lạc nhanh
chóng; cung cấp điện, nước ổn định, đầy đủ với giá hợp lý. Bên cạnh đó, tỉnh cần
xây dựng đầy đủ hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư và người lao động tại
các KCN, CCN như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, hải quan, bưu điện, y
tế, khách sạn, vui chơi giải trí, cư trú, xuất nhập cảnh
Thứ tư, xây dựng chính sách khuyến khích phát triển các KCN, CCN hợp lý.
Các chính sách cần cởi mở, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo sự thu hút đối
các nhà đầu tư, đặc biệt hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về thuế, đơn giản hóa các thủ tục
hành chính
Thứ năm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các KCN, CCN. Tỉnh
cần xây dựng các điều lệ, quy định, cơ chế hành chính đơn giản, rõ ràng, thuận lợi;
tổ chức quảng bá, phổ biến rộng rãi thông tin về các KCN và CCN để thu hút đầu
tư. Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với các vấn đề

môi trường trong các KCN, CCN.
25

×