Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

thực trạng xuất khẩu 10 ngành chủ lực việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 73 trang )

I. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 2001 - 2007
1. Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu không ổn định. Năm
2001, tăng trưởng xuất nhập khẩu chỉ đạt 3,7% do tình tình kinh tế - chính trị thế giới
biến động. Chỉ số này đã được cải thiện vào năm 2002, và bứt phá trong hai năm 2004-
2005. Sau khi suy giảm nhẹ vào năm 2005, tốc độ tăng trưởng tiếp tục giữ ở mức
cao, đặc biệt năm 2007 là 28,9%, cao nhất trong 7 năm của giai đoạn 2001–2007. Tốc
độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 20,5%.
Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 109.217 triệu USD, gấp 3,5 lần so
với 31.247 triệu USD của năm 2001. Năm 2007 đã khép lại với mức tăng trưởng xuất
khẩu rất ấn tượng 21,5%, vượt kế hoạch Quốc hội đề ra 4,1%. Các chuyên gia cho rằng,
với đà này xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục gặt hái những thành công trong năm 2008.
Trong năm 2007, quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được
duy trì ở mức cao, các chỉ tiêu được đặt ra về tăng trưởng xuất khẩu đều đã thực hiện đạt
và vượt, đặc biệt có một số chỉ tiêu đã vượt ở mức cao. Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt
48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 (kế hoạch Quốc hội đề ra là 46,7 tỷ USD, tăng
17,4%).
2. Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD
(1)Dầu thô, than đá:
Năm 2007 chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20%
tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng
không ổn định. Khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong những năm đầu của giai
đoạn 2001-2007 rồi giảm dần. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt
trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt nhiều
tiến triển.
Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong những năm tới kim ngạch
xuất khẩu các mặt hàng này sẽ giảm dần. Trong đề án xuất khẩu 2006-2010, Bộ thương
mại đã điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu khoáng sản, nhiên liệu xuống còn 9,6% vào năm
2010, trong đó giá trị xuất khẩu dầu thô còn 6,1 tỷ USD và than đá còn 325 triệu USD.
(2) Dệt may, da giày:
Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam 7 năm qua luôn ổn định. Tốc


độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may là 23%, da giày là 15,3%. Hai ngành này có
chung đặc điểm là sử dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi thế lao động giá rẻ ở Việt
Nam. Những hạn chế của các ngành này là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước
ngoài (60%-70%), hao phí điện năng lớn.
(3) Sản phẩm gỗ
Trang 1
Các sản phẩm gỗ gia tăng giá trị xuất khẩu một cách đều đặn trong giai đoạn
2001- 2007. Trong vòng 7 năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 7 lần. Năm 2004 có tốc độ tăng
trưởng kỉ lục 81%, qua đó đưa gỗ vào nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Gia
nhập WTO mở ra những thuận lợi và cả khó khăn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu.
(4)Thủy sản, gạo, café
Trong vòng 7 năm 2001-2007, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng lên gần
gấp 3 lần. Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế giới. Trong
những năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu về nông sản,
thủy sản giảm làm giảm giá hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim
ngạch xuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này. Những năm còn lại của giai đoạn
2001-2007, do tình hình kinh tế thế giới phục hồi và chi phí sản xuất gia tăng; giá trị xuất
khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng nhanh.
Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần giảm
hoặc tăng không nhiều. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so với năm 2006.
Nguyên nhân là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá. Đầu năm 2008, thế giới đối
mặt với cuộc khủng hoảng lương thực khi giá hầu hết các nông sản chính như: bắp, lúa
mì, gạo đều tăng gấp 2-3 lần trong vòng chưa đầy hai năm.
*Tóm lại, do đã có quá trình phát triển lâu dài, đã khai thác phần lớn tiềm năng
nên hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam những năm qua có xu hướng
tăng trưởng chậm lại về khối lượng, nhưng vẫn gia tăng nhanh về giá trị do giá cả thế
giới có xu hướng tăng lên.
Việc gia nhập WTO đã đặt ngành xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước những
thời cơ và thách thức mới.
Để các mặt hàng này thực sự trở thành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam, về

lâu dài cần phát triển theo hướng: nâng cao dần chất lượng sản phẩm, gia tăng hàm
lượng chế biến, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển hạ
tầng pháp lý.
(5) Máy tính và linh kiện điện tử:
Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng có vai trò
quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như không tính năm 2002 xuất
khẩu mặt hàng này giảm đi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới thì tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu bình quân của mặt hàng này giai đoạn 2003-2007 đạt 29,4%, cao nhất
trong số các mặt hàng chủ lực
*Tóm lại, vấn đề nan giải đối với các sản phẩm chế biến: dệt may, da giày, sản
phẩm gỗ, sản phẩm nhựa… là nguồn nguyên, phụ liệu phần lớn phải nhập khẩu từ nước
ngoài. Do vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu chưa cao, các doanh nghiệp chưa
thực sự chủ động trong việc kí kết các hợp đồng. Nhiều sản phẩm chế biến còn mang tính
chất gia công.
3. Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu
Trang 2
* Thị trường xuất khẩu:
Các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU,
ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007, Kim ngạch xuất
khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU
tăng 2,8 lần, vào Nhật tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần. Đáng chú ý nhất là
việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị
trường lớn nhất thế giới này chỉ là 1065,3 triệu USD, thì đến năm 2007, kim ngạch xuất
khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp xỉ 10 lần năm 2001. Kết quả này có được là nhờ Hiệp định
Thương mại Việt-Mỹ kí kết vào năm 2000 và có hiệu lực vào cuối năm 2001.
Định hướng xuất khẩu của Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu
sang các nước châu Âu, châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước châu Á.
* Thị trường nhập khẩu:
Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung
Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm

2001, Việt Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến 11 tháng đầu năm
2007, con số này là 76,3%. Trong chính sách về cơ cấu thị trường nhập khẩu, định
hướng đưa ra là giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các nước châu Á xuống còn 55% vào năm
2010. Chiến lược phát triển xuấtnhập khẩu thời kì 2001-2010 còn đề cập tới việc gia
tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn như Mỹ, EU, Nhật Bản lên 40% vào
năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm này có thể thấy mục tiêu này hoàn toàn không khả
thi.
*Tuy hàng hóa của chúng ta xuất khẩu sang khoảng 200 nước và vùng lãnh thổ
nhưng kim ngạch xuất khẩu sang 40 thị trường lớn nhất đã chiếm đến 97% giá trị xuất
khẩu, 20 thị trường lớn nhất chiếm đến 90% giá trị xuất khẩu. Trong nhập khẩu, Việt
Nam mua đến 76,3% hàng hóa từ 8 đối tác lớn nhất. Các đối tác xuất khẩu chủ yếu là các
thị trường có công nghệ nguồn, trong khi các đối tác nhập khẩu chủ yếu lại là các thị
trường không có công nghệ nguồn.
Biểu đồ các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
8 tháng đầu năm 2008 (Đơn vị: Tỷ USD)
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Trang 3
II. Thực trạng các ngành hàng
1. Ngành dầu thô Việt Nam
a/ Thực trạng xuất khẩu:
8 tháng đầu năm 2008, sản lượng dầu thô khai thác mới đạt 59,6% kế hoạch năm
nhưng nhờ giá dầu tăng nên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã đạt trên 8 tỷ
USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2007. Để phấn đấu đạt sản
lượng dầu thô tối thiểu 16 triệu tấn, trong những tháng còn lại, PVN sẽ tiếp tục đưa thêm
các mỏ mới vào khai thác như: Sư Tử Vàng, Sông Đốc, Bunga Orkid, đảm bảo gia tăng
trữ lượng dầu khí cả năm đạt 35 – 40 triệu tấn dầu quy đổi. Bên cạnh đó, PVN cũng phấn
đấu hoàn tất đàm phán và ký kết 3 dự án dầu khí ở nước ngoài (với Zarubeznhep trong
tháng 9, OAO Gasprom vào tháng 10 – cùng của Nga và PDVSA – Venezuela vào tháng
11).
Biểu bảng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ 2000- 8 tháng đầu năm 2008

Trang 4
(ĐVT : 1.000 Tấn) (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008(8
tháng
đầu
năm)
Sản
lượng
15500 16700 16900 17169 19558 17437 17300 15000 9000
Biểu đồ sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam từ 2000- 8 tháng đầu năm 2008
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Kim ngạch xuất khẩu dầu thô Việt Nam từ 2000 đến 8 tháng đầu năm 2008
(ĐVT : 1.000.000 USD)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Kim
ngạch
3580 3128 2600 3777 5666 7387 8323 8500 7900
Tốc
độ
(%)
-12.6 -16.9 45.3 50.0 30.4 12.7 2.1 -7.1
Trang 5
8 tháng đầu năm 2008, Xuất khẩu dầu thô đạt 9 triệu tấn, tương đương 7,9 tỷ
USD, giảm 10,8% về lượng và tăng 53,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Với sản lượng dầu thô 360.000 thùng/ngày, VN hiện là nước sản xuất dầu lớn
thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á, sau Malaysia và Indonesia. Do chưa có nhà máy lọc
dầu, nên Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất trong
khu vực.
*Thị trường xuất khẩu :

Đơn vị tính: 1000 USD, 1.000 USD
Nguồn: />Thị trường Số lượng Kim ngạch
Tổng kim ngạch 17.433.961 -
Hoa Kỳ 1.194.634 471.701
In-đô-nê-xia 779.529 310.554
Ma-lai-xia 1.310.663 520.734
Nhật Bản 1.418.369 572.542
Thái Lan 532.236 218.997
Trung Quốc 2.952.508 1.160.166
Úc 5.525.591 2.130.900
Xing-ga-po 3.720.431 1.488.358
b/ Thành công :
Thuận lợi lớn nhất mà ngành dầu khí đã tạo dựng được trong hoạt động xuất khẩu
dầu thô là dù giá lên cao hay xuống thấp, dầu thô Việt Nam được khai thác từ mỏ Bạch
Hổ, Rạng Đông, Ruby, Đại Hùng và gần đây là Sư Tử Đen, vẫn luôn hấp dẫn được
khách hàng gần xa bởi chất lượng, uy tín trong giao dịch.
Trong đó, dầu thô Bạch Hổ chiếm tới 60% tổng sản lượng dầu thô xuất khẩu của
Việt Nam.
Trang 6
Một thuận lợi nữa là Petechim (Công ty Thương mại Dầu khí) đã xây dựng cho
mình một hệ thống khách hàng truyền thống, gắn kết chặt chẽ với công ty trong mọi
hoàn cảnh, nhất là những lúc khó khăn, giá dầu sụt xuống, thị trường dầu thô thế giới gần
như bị “đóng băng”, nhưng dầu thô Việt Nam vẫn xuất khẩu đều, tránh được hiện tượng
phải đóng mỏ (trong hoàn cảnh bình thường, đây là điều tối kỵ nhất trong quá trình khai
thác và xuất khẩu dầu thô).
Một sự kiện rất quan trọng, mang tính bổ sung hết sức kịp thời cho việc khai thác
dầu khí của Việt Nam là trong khi lượng dầu khai thác gần 20 năm qua từ mỏ Bạch Hổ
đang giảm dần thì từ năm 2003, dầu thô từ mỏ Sư Tử Đen bắt đầu được khai thác và đưa
vào xuất khẩu với sản lượng khoảng 70.000 thùng/ngày.
Bên cạnh đó, trong vài năm tới, mỏ Sư Tử Vàng và Sư Tử Trắng sẽ đi vào khai

thác, hứa hẹn một sự tăng trưởng mới cho ngành dầu khí Việt Nam.
c/ Hạn chế khó khăn :
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu dầu thô của nước ta thời gian qua cũng đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là khi giá dầu thô trong xu thế ngày càng tăng.
Theo quy luật cung cầu, khi giá cao, xuất khẩu dầu thô không hẳn hoàn toàn thuận
lợi. Cũng như nhiều mặt hàng khác, dầu thô của Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh
quyết liệt về giá của nhiều nước khác, nhất là khu vực châu Phi. Khi giá dầu lên cao, các
khách hàng tiêu thụ có xu hướng tìm các nguồn dầu khác thay thế rẻ hơn, ví dụ từ châu
Phi, Trung Đông
Cũng do vậy nên mới đây, những khách hàng Trung Quốc trước đây mua dầu Việt
Nam, đã chuyển sang mua dầu của châu Phi. Đây là trở ngại lớn của chúng ta hiện nay.
d/ Giải pháp :
Theo định hướng của ngành dầu khí, trong tương lai, Việt Nam không chỉ xuất
khẩu mà còn nhập khẩu dầu thô trở lại để phục vụ cho công tác lọc dầu.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ dầu thô Việt Nam chủ yếu là khu vực châu Á - Thái
Bình Dương như: Trung Quốc, Singapore, Australia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản
Các khách hàng mua dầu chủ yếu là các hãng và tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như:
Shell, BP (Anh quốc); Exxon Mobil, Chevron (Mỹ); Chinaoil, Sinopec, Sinochem
(Trung Quốc); Sumitomo, Sojitz, Mitsubishi (Nhật Bản)
Bên cạnh các khách hàng mua dầu truyền thống, Petechim cùng Tổng công ty Dầu
khí Việt Nam đã và đang thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh dầu thô với các
khách hàng mới trong và ngoài khu vực.
Ví dụ như trước đây, công ty đã tham gia kinh doanh dầu thô với đối tác Iraq trong
chương trình “Đổi dầu lấy lương thực” của Liên hợp quốc. Đó là những bước triển khai
ban đầu, tạo đà thuận lợi cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam trong công tác nhập khẩu
dầu thô sau này từ Trung Đông, châu Phi cho nhà máy lọc dầu Dung Quất khi nhà máy
này đi vào hoạt động.
Trang 7
2. Ngành dệt may Việt Nam
a/ Thực trạng xuất khẩu:

Hiện, Việt Nam có hơn 2.000 doanh nghiệp dệt may và đang sử dụng hơn hai triệu
lao động, sản xuất khoảng 1,8 tỷ sản phẩm dệt may; trong đó, 65% dành cho xuất khẩu.
Các doanh nghiệp dệt may tập trung chủ yếu ở TPHCM với 1.400 doanh nghiệp; Hà Nội
và vùng phụ cận khoảng 300 doanh nghiệp.
Toàn ngành dệt may hiện có năng lực sản xuất khoảng 10.000 tấn xơ bông; 50
ngàn tấn xơ sợi tổng hợp; 260 ngàn tấn xơ sợi ngắn. Về dệt, sản xuất được 150 ngàn tấn
vải dệt kim; vải dệt thoi được 680 triệu m2.
8 tháng đầu năm 2008, Hàng dệt may đạt 6 tỷ USD, tăng 20%.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may VN từ 2000- 8 tháng đầu năm 2008
(ĐVT : 1.000.000 USD) (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Kim
ngạch
1850 1885 2626 3449 4260 4806 5834 9500 6000
Tốc độ
(%)
1.9 39.3 31.3 23.5 12.8 21.4 62.8 -36.8
Biểu đồ tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may 2000-2008
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Trang 8
* Thị trường xuất khẩu :
Hiện có khoảng 170 nước/vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam,
trong đó Mỹ chiếm trên dưới 55%, EU 19%, Nhật Bản 13%, Đài Loan 4%. Tỷ trọng hàng
gia công chiếm trên 90%, hàng mua đứt bán đoạn chiếm tỷ trọng thấp, nên thực thu ngoại
tệ không lớn, hiệu quả thấp.
Trong số các thị trường xuất khẩu dệt may chủ lực của Việt Nam bao gồm Pháp,
Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh, Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng xấp xỉ 60% (số liệu
từ Tổng cục Thống kê)
Đứng đầu trong các thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam là Mỹ với kim ngạch
hơn 3 tỷ USD (chiếm 55% thị phần); Liên minh châu Âu (EU) xếp thứ hai với 1,2 tỷ

USD (chiếm 20% thị phần); tiếp theo là các thị trường Nhật Bản, ASEAN, Canada, Nga
và một số thị trường khác.
Công nghiệp dệt may đạt giá trị xuất khẩu toàn cầu hơn 350 tỷ USD/năm là nguồn
thu đáng kể của nhiều nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia,
Pakixtan, Hàn Quốc… Trung Quốc đứng đầu thế giới về xuất khẩu sản phẩm may mặc.
Dệt – may chiếm 4% tổng sản lượng hàng hóa, 4,8% tổng lượng thương mại và 7% việc
làm của EU, 177 nghìn công ty với khoảng 2,1 triệu công nhân của ngành này năm 2003
làm ra đạt giá trị 200 tỷ EUR, so với 115 tỷ trước đó. Cùng với Mỹ, EU đứng đầu thế giới
về kinh doanh dệt – may, đứng đầu về xuất khẩu sản phẩm dệt, đứng thứ hai về xuất khẩu
sản phẩm may mặc, năm 2002 xuất khẩu hàng dệt – may đạt 43,8 tỷ EUR.
Với mức tăng trưởng 30% và dự kiến đạt 7,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong
năm 2007, Việt Nam đã có bước nhảy vọt ngoạn mục từ vị trí thứ 16 lên tốp 10 nước
xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, chiếm tỷ trọng 26,25% của thế giới.
Trang 9
Thị trường xuất khẩu
Mặt hàng Sản phẩm dệt may

Đơn vị tính: 1000 USD, 1.000 USD
Nguồn: />Thị trường Kim ngạch
Tổng kim ngạch 4.259.734
Ác-hen-ti-na 650
Ác-mê-nia 83
Ai cập 199
Ai len 4.326
Ai-xơ-len 314
Ấn độ 354
An-ba-ni 7
Ăng-gô-la 7.086
An-giê-ri 50
Anguilla 3

Anh 97.261
Antigua and Barbuda 23
Áo 7.916
Áp-gha-ni-xtan 774
Trang 10
b/ Thành công :
Cùng với gỗ và giày da, ngành dệt may có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trong
giai đoạn 2000-2006 xuất khẩu dệt may tăng hơn 18 lần. Theo đánh giá từ Sở Thương
mại - Du lịch, ngành dệt may phát triển khá tốt dựa trên những thuận lợi như: Đa số các
doanh nghiệp đều có trình độ công nghệ ở mức trung bình khá so với khu vực và thế giới;
tốc độ đổi mới công nghệ của ngành cao; năng lực cạnh tranh của ngành tốt; lực lượng
lao động dồi dào, năng suất, tay nghề tốt là những ưu thế nổi bật để ngành dệt may phát
triển.
Bên cạnh đó, một thuận lợi lớn nữa cho ngành dệt may chính là thị trường. Tuy
xuất khẩu nhiều nhưng tập trung ở thị trường Hoa Kỳ và châu Âu. Trong đó Hoa Kỳ
chiếm gần 62%. Đây là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới và là thị
trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Bình
Dương nói riêng. Hiện tại, Việt Nam đang xếp thứ 7 về xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa
Kỳ. Chính vì vậy mà Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch Nguyễn Thị Điền cho rằng, việc
Việt Nam gia nhập WTO và việc bãi bỏ hạn ngạch của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã tạo
bước đột phá lớn trong xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường này, góp phần đáng kể
vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung, đưa tốc độ tăng trưởng này trong năm
2006 tăng 32,4% so với năm 2005.
c/ Hạn chế khó khăn :
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các
nước/vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mêhicô,
Bangladesh, Hàn Quốc, đặc biệt là Trung Quốc- nước có kim ngạch xuất khẩu tới 40 tỷ
USD chiếm tới 20% thị phần xuất khẩu dệt may thế giới.
Ngành đang đứng trước rất nhiều thách thức lớn, trong đó hiện hữu rõ nhất chính
là nguyên vật liệu phần lớn vẫn phải nhập khẩu (NK), tỷ lệ nội địa hoá rất thấp, trong khi

phần gia công còn cao (khoảng 65%), đa số DN chưa xây dựng được thương hiệu.
d/ Giải pháp :
Bộ Công Thương và Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần tăng cường định hướng để
các doanh nghiệp có khả năng kiểm soát xuất khẩu, có thể sản xuất các sản phẩm có chất
lượng và có giá trị gia tăng cao.
Đồng thời, Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp chủ động
mở rộng, đa dạng hóa các thị trường, nhất là thị trường Nhật Bản. Tận dụng tối đa cơ hội
để có thể ký kết hiệp định đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng tăng trưởng về chất lượng, vì tăng
trưởng về chất lượng mới là tăng trưởng bền vững, đem lại hiệu quả về lâu dài.
Muốn vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đào tạo công nhân, tăng
quản lý, đầu tư thiết bị chuyên dùng để chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm; lựa
Trang 11
chọn và làm việc trực tiếp với các tập đoàn có đơn giá cao, thương hiệu nổi tiếng của Mỹ,
EU.
3. Ngành giày dép Việt Nam
a/ Thực trạng xuất khẩu:
“Việt Nam sẽ trở thành 1 trong 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới”
Ông Bùi Xuân Khu - Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giày dép VN từ 2000- 8 tháng đầu năm 2008
(ĐVT : %) (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tốc
độ(%)
9.1 18.1 20.6 19.1 11.6 18.5 12.2 -19.9
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Trang 12
Mọi dự báo về kết quả xuất khẩu dệt may năm 2007 của các chuyên gia hồi đầu
năm gần như sai lệch khi kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt khoảng 7,8 tỷ

USD, tăng 31% so năm 2006. Việt Nam là 1 trong 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất
thế giới. Đây là kết quả không thể tốt hơn trong năm đầu tiên Việt Nam thực hiện theo
các cam kết của WTO. Đến lúc này, các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra mục tiêu
đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 25 tỷ USD, là 1 trong 5
nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
8 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 18,5%.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép từ 2000- 8 tháng đầu năm 2008
(ĐVT : 1.000.000 USD) (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Kim
ngạch
1454 1587 1875 2261 2692 3005 3560 3993 3200
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Trang 13
*Thị trường xuất khẩu :
Hiện có khoảng 160 nước/vùng lãnh thổ nhập khẩu giày, dép của Việt Nam,
trong đó lớn nhất là EU (60%), tiếp đến là Mỹ (20%), Nhật Bản (3%) Kim ngạch
xuất khẩu giày, dép của Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới, chiếm khoảng 6,9%
tổng kim ngạch xuất khẩu 43- 45 tỷ USD của thế giới
b/ Thành công :
Kết thúc năm 2007, dệt may xuất khẩu Việt Nam ước đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng
31% so năm 2006. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí chủ đạo, đạt 4,4-4,5 tỷ USD,
chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%, tiếp đó là thị trường EU
đạt khoảng 1,45-1,5 tỷ USD, chiếm 18%, tăng khoảng 20%, thị trường Nhật Bản đạt
khoảng 700 triệu USD, chiếm 9%, tăng khoảng 12% Việt Nam đã trở thành 1 trong 10
nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Đây là kết quả không thể tốt hơn trong
năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết của WTO.
Việt Nam đã thực hiện các cam kết WTO chính thức từ ngày 11/1/2007. Có thể
thấy, đây là cơ hội lớn đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam bởi các hàng rào hạn ngạch
được gỡ bỏ, tuy nhiên cũng đầy thách thức vì xuất phát điểm của Việt Nam còn nhỏ bé,

những mặt yếu của Việt Nam còn rất nhiều. Nhưng Việt Nam đã có kết quả xuất khẩu dệt
may rất tốt trong năm 2007 như đã nêu trên. Điều này cho thấy, Việt Nam đã vượt qua
những thách thức trước sự cạnh tranh gay gắt của các cường quốc xuất khẩu hàng dệt
may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia… đứng vững và tạo đà phát triển
cho những năm tiếp theo.
c/ Hạn chế khó khăn :
Phải cạnh tranh với Trung Quốc (với 11 tỷ USD, chiếm 25% thị phần xuất khẩu của thế
giới); nguyên liệu trong nước chất lượng kém, phụ thuộc tới 60% vào nhập khẩu; mẫu mã
đơn điệu; công tác quảng cáo, tiếp thị còn yếu, phải bán qua trung gian; gần đây lại bị EU
kiện bán phá giá , nên thực thu ngoại tệ thấp, hạn chế việc tăng lượng xuất khẩu.
So các nước trong khu vực và trên thế giới Việt Nam còn yếu ở 5 điểm chính sau đây:
Thứ nhất, hầu hết nguyên vật liệu (vải, phụ liệu…) vẫn phải nhập khẩu là chính.
Điều này cho thấy tỷ lệ nội địa hoá trong ngành dệt may còn rất thấp, phần gia công còn
cao (khoảng 65%).
Thứ hai, khâu thiết kế, tạo mốt, tạo dáng sản phẩm của Việt Nam còn rất yếu, chưa
chủ động nắm bắt nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng.
Thứ ba là vấn đề về thương hiệu. Việt Nam xuất khẩu năm 2007 là 7,8 tỷ USD,
nhưng thương hiệu chính của Việt Nam là chưa đáng kể, những DN mạnh như Thành
Công, Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Thái Tuấn… mặc dù đích thân sản xuất nhưng thương
hiệu lại là nước ngoài. Việt Nam chưa có đủ điều kiện cạnh tranh vì thương hiệu chiếm vị
trí rất quan trọng. Cũng sản phẩm như vậy, thời gian sản xuất như vậy nhưng với thương
Trang 14
hiệu nổi tiếng, uy tín, giá cả có thể gấp 3 lần so cùng sản phẩm kém về thương hiệu
nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh cao.
Thứ 4, Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào, có kỷ luật, có tay nghề nhưng cán
bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật còn thiếu, những giám đốc giỏi, doanh nhân giỏi trong ngành
dệt may rất thiếu. Đây là điểm khó khăn cũng như bất lợi của dệt may Việt Nam, bởi
chính con người sẽ tạo nên giá trị và mong muốn trong việc phát triển ngành dệt may.
Thứ năm là khả năng cạnh tranh: Tính thời trang, nhanh nhạy của thị trường dệt
may, giá cả… Chính vì Việt Nam không có nguyên liệu tại chỗ, không có thương hiệu…

nên khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam bất lợi so các cường quốc xuất khẩu hàng
dệt may khác. Với Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh bằng những sản phẩm
cao cấp hoặc từ trung bình trở lên.
d/ Giải pháp :
Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngành da giày
cũng cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đổi mới thiết bị và công nghệ để thu hút
khách hàng. Đây sẽ là điểm tựa vững chắc và quan trọng để đứng vững trên trường quốc
tế. Một trong những điểm yếu tồn tại từ rất lâu của ngành là bị động về nguồn nguyên
liệu. Nguyên phụ liệu phần lớn đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao nên
ảnh hưởng đến giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu của ngành. Tuy kim ngạch xuất
khẩu của ngành rất cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp, giá trị gia tăng chỉ đạt 25%.
Bên cạnh những nỗ lực của ngành nhằm giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần có
chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu
thay vì phải nhập khẩu như hiện nay; Các dự án xây dựng các khu “chợ” vật tư, nguyên
liệu cho ngành giày ở các vùng có nhiều nhà máy tập trung cần nhanh chóng được triển
khai, đưa vào hoạt động.
Đối với hệ thống phân phối sản phẩm, 60% các sản phẩm da giày Việt Nam là gia
công cho phiá đối tác nước ngoài dưới hình thức theo đơn đặt hàng, với giá nhân công rẻ
nên các doanh nghiệp chỉ giao hàng đến các nhà buôn mà không trực tiếp xuất khẩu đến
các nhà phân phối. Do phải phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống phân phối kinh doanh nước
ngoài nên ngành da giày Việt Nam bị lệ thuộc vào nước ngoài trong quá trình sản xuất.
Để tránh tình trạng trên, Chính phủ cần tiếp tục đàm phán với những thị trường xuất khẩu
da giày lớn của nước ta là Mỹ và EU để họ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị
trường. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới phát huy được thế mạnh của mình và
không gặp khó khăn lúng túng khi thị trường xuất khẩu có những biến động bất thường
do những tranh chấp thương mại.
Để thúc đẩy hoạt động của ngành da giày, bên cạnh việc giải quyết vấn đề về
nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương
mại và xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ công nhân chất lượng cao cũng được lãnh
đạo các cấp bộ, ngành quan tâm. Từ năm 2003, được sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua

chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, đến nay, Hiệp hội đã tổ chức gần
30 đoàn tham gia trưng bày sản phẩm và khảo sát thị trường tại Đức, Pháp, Mỹ, Ý, Trung
Trang 15
Quốc với sự tham gia của trên 300 lượt doanh nghiệp trong cả nước. Các hoạt động trên
đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với các khách hàng tiềm năng, giới thiệu,
quảng bá các sản phẩm và nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, nắm bắt sâu hơn nhu cầu và
thị hiếu của người tiêu dùng ở từng khu vực khác nhau trên trường quốc tế. Do đó, các
doanh nghiệp đã chú trọng tới việc chuẩn bị mẫu mã, các bộ sưu tập mới để trưng bày tại
các gian hàng tham gia, có tính toán kỹ về gía cả, chi phí thực hiện các đơn hàng để ký
kết hợp đồng ngay tại hội chợ. Sự hiện diện của các doanh nghiệp, gian hàng chung cuả
Hiệp hội đã tạo dựng một hình ảnh ngành da giày Việt Nam trên trường quốc tế… Ngoài
ra, Hiệp hội còn tổ chức nhiều khoá đào tạo về thiết kế và phát triển sản phẩm,
marketing, kinh doanh, xuất nhập khẩu và các khoá dành cho các doanh nghiệp hướng tới
vượt qua các rào cản thương mại, đảm bảo các yêu cầu về môi trường, an toàn sức
khoẻ… của các nhà nhập khẩu. Hiệp hội tập trung công tác đào tạo vào hai đối tượng
chính là đội ngũ cán bộ thiết kế và phát triển sản phẩm; đội ngũ maketing, xuất nhập
khẩu. Hai lực lượng này là nhân tố quyết định giúp cho việc đáp ứng mẫu mã và thời hạn
giao mẫu chào hàng. Song hành với các hoạt động trên, công tác tuyên truyền, quảng bá
sản phẩm và giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp cũng đã được ý thức và quan tâm.
4. Ngành thủy sản
a/ Thực trạng :
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giày dép VN từ 2000- 8 tháng đầu năm 2008
(ĐVT : %) (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tốc
độ(%)
19.4 15.7 8.9 7.9 15.3 22.9 12.1 -22.9
Trang 16
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Nhìn lại chặng đường hơn 45 năm qua, kể từ ngày thành lập, thủy sản từ một lĩnh

vực sản xuất nhỏ bé, nghèo và lạc hậu, nay đã phát triển trở thành một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng GDP ngày càng lớn,
có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm 60 của thế kỷ trước
tổng sản lượng thủy sản ở miền bắc chỉ đạt trên dưới 200.000 tấn (trong đó cả khai thác
hải sản và nuôi trồng thủy sản đều xấp xỉ 100.000 tấn), đến năm 1976 - năm đầu thống
nhất đất nước, tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 840.000 tấn (trong đó khai thác hải
sản 670.000 tấn, nuôi trồng thủy sản 170.000 tấn), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm
1980 chỉ đạt khoảng 11 triệu rúp-đô la. Ðến nay, tổng sản lượng thủy sản đã đạt 3,3 triệu
tấn (khai thác hải sản 1,750 triệu tấn, khai thác nội địa 190.000 tấn, nuôi trồng thủy sản
1,360 triệu tấn) và kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã vượt 2,5 tỷ USD, thủy sản đã chiếm
21% GDP nông - lâm - ngư nghiệp và hơn 4% GDP trong nền kinh tế quốc dân.
8 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản đạt 2,9 tỷ USD, tăng
20,8%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản từ 2000- 8 tháng đầu năm 2008
(ĐVT: 1.000.000 USD) (Nguồn: Bộ Thủy Sản)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Kim
ngạch
1461 1744 2017 2197 2371 2733 3358 3763 2900
Trang 17
(Nguồn: Bộ Thủy Sản)
*Thị trường xuất khẩu :
Hiện có 90 nước/vùng lãnh thổ nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam, đứng đầu là
Mỹ, tiếp đến là EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Tuy
nhiên, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam mới bằng 3,5% tổng số của thế giới, đứng sau
nhiều nước và tương đối nhỏ so với tiềm năng.
Từ vị trí số 6 về xuất khẩu thủy sản hiện nay, nếu nhập khẩu được khoảng 1-2 tỷ
USD nguyên liệu mỗi năm, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu thêm 1,8-3,5 tỷ
USD, đưa giá trị xuất khẩu lên 6-8 tỷ USD, xếp vị trí thứ 2 trên thế giới, sau Trung Quốc.
b/ Thành công :

Từ năm 1981, thủy sản đã là ngành kinh tế đầu tiên được vận dụng cơ chế kinh tế
thị trường trong sản xuất, kinh doanh; được phép thoát ly cơ chế bao cấp để thử nghiệm
cơ chế "tự cân đối, tự trang trải", xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm thủy sản vào thị
trường "khu vực 2" thu ngoại tệ để mua máy móc, vật tư, thiết bị đầu tư trở lại cho sản
xuất.
Sau một phần tư thế kỷ hoạt động trong cơ chế thị trường, ngành thủy sản đã từng
bước trưởng thành. Ðáng chú ý là, sau khi chính sách đổi mới của Ðảng được thực hiện
trong cả nước, từ 1986, thị trường xuất khẩu thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với
tốc độ rất nhanh. Sự mở rộng thị trường đã kích thích sản xuất phát triển. Có thể nói, thị
Trang 18
trường xuất khẩu thủy sản đã mở đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ
cơ cấu nghề trong khai thác hải sản trên biển. Trong các năm từ 1981 trở lại đây, các
nghề sản xuất trên biển đã hướng theo các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Cơ cấu sản
phẩm khai thác phục vụ xuất khẩu đã liên tục tăng từ khoảng 5% trong những năm trước
đây lên 30 - 35% trong thời gian gần đây.
Thị trường xuất khẩu thủy sản đã là động lực, kích thích sự phát triển nuôi trồng
thủy sản, và nuôi trồng thủy sản trở thành hướng đi chủ yếu cho sự chuyển đổi các vùng
diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn
cho chế biến thủy sản xuất khẩu. Ðịnh hướng đúng đắn có tính chiến lược đó được khẳng
định bằng Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ
trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ
kết quả đó, năm 2000 xuất khẩu thủy sản vượt một tỷ USD, năm 2002 vượt hai tỷ USD,
và năm 2005, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành thủy sản đã hoàn thành xuất sắc
chỉ tiêu kế hoạch của Nghị quyết Ðại hội toàn quốc lần thứ IX của Ðảng: kim ngạch xuất
khẩu đạt và vượt 2,5 tỷ USD.
Ðể có được kết quả 2,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, các năm qua và năm 2005
này, những người lao động nghề cá đã nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn, gian khổ trong
lao động sản xuất; những thiệt hại, thất bát do thiên tai, bão, lũ, nắng hạn; những khó
khăn, thử thách khắc nghiệt trên thương trường qua các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba
sa; kiện bán phá giá tôm trên thị trường Mỹ; các rào cản kỹ thuật về dư lượng kháng sinh,

hóa chất tồn dư trong sản phẩm trên thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản
Nhìn lại chặng đường đã qua với bao khó khăn, thách thức trong những lúc cam go nhất,
càng nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí cốt tử của đội ngũ doanh nhân trên thương
trường. Cùng với hơn bốn triệu lao động nghề cá trong khai thác và nuôi trồng thủy sản,
đội ngũ doanh nhân ngành thủy sản thật sự lớn mạnh, trở thành lực lượng nòng cốt, tiên
phong trong những thời điểm khó khăn nhất. Nhiều doanh nhân, nhiều thương hiệu đã
khẳng định được uy tín của mình trên các thị trường lớn, như: Seaprodex, Minh Phú, Kim
Anh, Saota (fimex), Phú Cường, Camimex, Cafatex, Angifish, Vĩnh Hoàn, Sea Minh Hải,
Sea Sài Gòn, Seaspimex, Sea Ðà Nẵng, Sea Hà Nội,
Đến nay, cả nước đã có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có 171
doanh nghiệp được xếp vào danh sách 1 xuất khẩu vào EU, 300 doanh nghiệp áp dụng
quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị
trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm vào Hàn Quốc, 295
doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc Những con số đó cho thấy sự
trưởng thành của công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả về công nghệ, kỹ
thuật và trình độ quản lý. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã đạt
trình độ tiên tiến trong khu vực, đã tiếp cận, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm khắt khe nhất của thị trường quốc tế.
Bên cạnh vai trò nòng cốt của đội ngũ doanh nhân, lực lượng khoa học - công
nghệ đã có đóng góp to lớn. Từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ trước, công
nghệ sinh sản tôm sú nhân tạo đã được du nhập và phát triển thành công ở miền trung,
Trang 19
sau đó nhân ra cả nước, tạo tiền đề cho phong trào nuôi tôm phát triển, là cơ sở để có
được nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chế biến, xuất khẩu thủy sản. Giá trị từ tôm xuất
khẩu đến nay chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Ðồng thời với việc làm
chủ công nghệ sinh sản nhân tạo tôm sú, các nhà khoa học thủy sản đã nghiên cứu cho đẻ
thành công nhiều giống, loài thủy sản quý hiếm, như cá mú, cá giò, cà dìa, cá bớp, cá
chẽm, cá rô phi, rô đồng, cá lóc, cua biển, ốc hương, sò, vẹm, tôm càng, tôm he, tôm
rảo, Những thành tựu khoa học này là nền tảng để phát triển các sản phẩm thủy sản
xuất khẩu.

Cùng với sự nỗ lực trong nội bộ ngành thủy sản, có được kết quả 2,5 tỷ USD xuất
khẩu còn có sự phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành ở trung ương, sự chỉ đạo đúng
đắn, cụ thể, sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp địa phương, cơ sở. Chỉ bốn
tỉnh vùng bán đảo Cà Mau đã có doanh số thủy sản xuất khẩu là một tỷ USD, trong đó
riêng Cà Mau đã đóng góp hơn 500 triệu USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản cả nước.
Trong điều kiện của một nước chậm phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo
nàn, lạc hậu, việc xuất khẩu thủy sản đạt 2,5 tỷ USD, sản phẩm thực phẩm bảo đảm chất
lượng cao, được tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển là thành tựu rất đáng tự hào.
Ðấy là kết quả của sự dũng cảm đi tiên phong trong cơ chế thị trường, sẵn sàng đương
đầu vượt qua thử thách; là bản lĩnh, là trí tuệ của những người lao động nghề cá dám
nghĩ, dám làm; biết khiêm nhường học hỏi những bài học khắc nghiệt nhất từ cơ chế thị
trường trong thời kỳ hội nhập; biết phát huy sức mạnh đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ, giúp
đỡ trong và ngoài ngành, trong và ngoài nước; biết vận dụng hài hòa các quy luật kinh tế
cơ bản, lấy lợi ích của người lao động làm động lực cho phát triển.
c/ Hạn chế khó khăn :
Các nhà máy hoạt động dưới 50% công suất: Lãng phí lớn về đầu tư
Khảo sát của VASEP cho thấy, sản lượng hải sản sẽ không tăng hơn mức hiện tại
(dưới 2,1 triệu tấn/năm) do nguồn lợi thủy sản ven bờ đã cạn kiệt, trong khi đội tàu khai
thác xa bờ chưa phát huy được hiệu quả, nhất là trong tình trạng giá nhiên liệu tăng cao.
Về nuôi trồng, sản lượng tôm những năm gần đây chỉ duy trì ở mức 350.000 tấn/năm và
dự kiến chưa thể tăng cao. Sản lượng cá tra tuy tăng mạnh, vượt mức 1 triệu tấn/năm
(năm 2007), nhưng tốc độ tăng sẽ bị hạn chế do yếu tố thị trường, ngưỡng môi trường,
cũng như khả năng quản lý.
Trong khi đó, hệ thống nhà máy chế biến thủy sản phát triển nhanh hơn nhiều so
với tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác và nuôi trồng. Chỉ tính riêng công suất cấp
đông của các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh đã lên đến trên 1,5-1,7 triệu tấn thành
phẩm mỗi năm, tương ứng với khoảng 4,5-5,1 triệu tấn nguyên liệu, trong khi tổng sản
lượng nguyên liệu đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm ước tính dưới 3,2 triệu tấn mỗi năm. Do
vậy, đa số nhà máy đều thiếu nguyên liệu, chỉ hoạt động dưới 50% công suất thiết kế, gây

lãng phí lớn về đầu tư.
Nhập nguyên liệu không tác động đến nuôi trồng trong nước
Trang 20
So với phương án đầu tư cho sản xuất nguyên liệu, việc nhập khẩu nguyên liệu
thủy sản có ưu thế do không phải đầu tư lớn và tránh được các tổn thất về môi trường. Từ
nhiều năm nay hàng chục doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu nguyên liệu để chế biến
xuất khẩu và đạt hiệu quả kinh tế cao như Công ty Hải Việt (Vũng Tàu), Công ty
Incomfish, Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre (TP Hồ Chí Minh), Công ty Hạ
Long Simexco (Hải Phòng) Một doanh nghiệp quy mô nhỏ, ở địa bàn khó khăn như
Công ty CP Thủy sản Bình Định (Bidifishco) cũng đã tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu từ
5 triệu USD năm 2006 lên 17,8 triệu USD năm 2007.
Ngoài ra, nhập khẩu nguyên liệu sơ chế không chỉ buộc các nhà máy chế biến thủy
sản Việt Nam phải đầu tư dây chuyền tiên tiến, kỹ thuật cao, phương thức quản lý hiện
đại để sản xuất được nhiều mặt hàng giá trị gia tăng đa dạng, mà xa hơn, sẽ góp phần
giảm nhập siêu, tạo cân bằng về cán cân xuất nhập khẩu cho quốc gia; đưa Việt Nam hội
nhập sâu hơn.
Liệu việc khai thác, nuôi trồng thủy sản trong nước có bị tác động? Câu trả lời
được VASEP đưa ra là không, bởi vì nguồn nguyên liệu trong nước với giá rẻ sẽ là ưu
tiên số 1 của các doanh nghiệp chế biến khi chính vụ; giá nguyên liệu nhập khẩu thường
cao hơn giá trong nước do nhiều yếu tố. Có chăng, việc nhập khẩu nguyên liệu chỉ tạo áp
lực để ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản phải nâng cao năng lực, chất lượng cạnh
tranh.
d/ Giải pháp :
Đưa giá trị xuất khẩu lên 7,5 đến 8 tỷ USD
VASEP đã có văn bản chính thức đề nghị Chính phủ cho phép áp dụng thuế nhập
khẩu thống nhất 0 hoặc 0,5% cho các loại nguyên liệu thủy sản nhập khẩu. Trước mắt,
khi chưa giảm được thuế xuống đến mức 0-0,5%, VASEP ủng hộ chủ trương của Tổng
cục Hải quan đề nghị Bộ Tài chính bỏ những yêu cầu quá phức tạp đối với bộ chứng từ
khi thanh khoản tờ khai nhập khẩu. Theo VASEP, quá trình toàn cầu hóa đang đẩy nhanh
sự phân công lại lao động, dòng nguyên liệu thủy sản được chuyển dần sang các nước

đang phát triển để chế biến sản phẩm giá trị gia tăng cung cấp cho thị trường các nước
phát triển. Những nước xuất khẩu hàng đầu như Hoa Kỳ, Malaixia, Thái Lan cũng là
những nước nhập khẩu nguyên liệu lớn. Riêng năm 2007, để có thể đạt giá trị trên 9 tỷ
USD xuất khẩu thủy sản, Trung Quốc đã nhập khẩu 5,3 tỷ USD nguyên liệu.
Việt Nam đang có cơ hội rất lớn, do uy tín chất lượng và an toàn thực phẩm mặt
hàng thực phẩm của một số nước đang bị suy giảm. Nhiều công ty Nhật Bản và châu Âu
đang tìm cách chuyển dòng nguyên liệu nhập khẩu sang Việt Nam để chế biến. VASEP
tính toán, nếu đón nhận được dòng nguyên liệu này, chủ yếu từ các nước xứ lạnh (Bắc
Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Thái Bình Dương) Việt Nam có cơ hội trở thành cường
quốc về chế biến và xuất khẩu thủy sản. Từ vị trí số 6 về xuất khẩu thủy sản hiện nay,
nếu nhập khẩu được khoảng 1-2 tỷ USD nguyên liệu mỗi năm, Việt Nam có thể tăng kim
ngạch xuất khẩu thêm 1,8-3,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu lên 6-8 tỷ USD, xếp vị trí thứ
2 trên thế giới, sau Trung Quốc.
Trang 21
5. Ngành gạo Việt Nam
a)Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam
Lúa gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh truyền thống của Việt Nam ta từ
trước đến nay. Từ chổ đảm bảo lương thực còn là nỗi lo, Việt Nam vươn lên đứng thứ 2
trong 10 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. giá trị xuất khẩu gạo vượt qua con sồ 2 tỷ
USD mỗi năm.
Dưới đây là bảng thống kê về 10 nước nhập khẩu và xuất khẩu hàng đầu thế giới
năm 2007, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến hết ngày 30/6, các doanh
nghiệp đã xuất khẩu 2.294.065 tấn gạo, trị giá 1,215 tỉ USD, tăng 99% so với cùng kỳ
năm 2007, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản của
Việt Nam. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu chỉ tăng 5,8% nhưng do giá gạo thế giới tăng nên
giá trị xuất khẩu tăng gần 100%. Được biết, từ ngày 30/6, VFA sẽ phân bổ chỉ tiêu xuất
khẩu 600.000 tấn gạo sang Philippines với giá 940 USD/tấn bao gồm cả cước phí vận
chuyển, thời gian giao hàng trong 3 tháng 7, 8 và 9.
Đây là một tín hiệu để doanh nghiệp tăng tốc mua lúa gạo của nông dân, có thể

đẩy giá lúa tăng sau một thời gian sụt giảm. Hiện các doanh nghiệp đã ký hợp đồng đủ
chỉ tiêu mới được Thủ tướng Chính phủ nới rộng cho cả 9 tháng đầu năm với 3,5 triệu
tấn, tức có thể ký hợp đồng mới với số lượng 1,2-1,3 triệu tấn gạo.
Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến ngày 7/8/2008, xuất khẩu
đạt gần 2,760 triệu tấn gạo, trị giá FOB trên 1,603 tỷ USD, trị giá CIF 1,743 tỷ USD.
Riêng tháng 7 xuất khẩu 405.226 tấn, trị giá FOB 333,40 triệu USD, CIF là 379,79
USD.Như vậy so với cùng kỳ năm 2007, về lượng giảm khoảng gần 1,7%, trị giá tăng
94%.
Số liệu của hải quan cũng cho thấy, ước giao hết tháng 7/2008 là 2,794 triệu tấn trị
giá 1,810 tỷ USD, giảm 6,8% về lượng và tăng 87,6% về trị giá so với cùng kỳ năm
2007.
*Những thị trường lớn
Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam là châu Á (chiếm 61,58% kim
ngạch xuất khẩu), châu Phi (17,13 %), châu Mỹ (trên 14,73 %) và các châu lục khác như
Trung Đông (4,2%), châu Âu, châu Úc (2,36%).
Trong tháng 6/2008, Cuba đã vượt qua Philippines để trở thành thị trường xuất
khẩu gạo lớn nhất của nước ta, với lượng tiêu thụ gạo đạt 85.200 tấn, trị giá 102,6 triệu
USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 48,1% về trị giá so với tháng 5/2008. Tính chung 6
tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 336.575 tấn với giá trị 296,8 triệu
USD tăng 203,9% về lượng và tăng 699,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007.
Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta là Philipines lại giảm mạnh, đạt
61.542 tấn với trị giá 58,3 triệu USD, giảm 77,5% về lượng và giảm 73,9% về trị giá so
với tháng 5/2008. Tuy nhiên, tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu
Trang 22
năm sang thị trường này lên tới 1.101.806 tấn với trị giá 633,6 triệu USD, tăng 40,7% về
lượng và tăng 158,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang thị trường Angola với mức tăng đột biến tới
148,1% về lượng và tăng 224,3% về trị giá so với tháng trước đạt 25.600 tấn với trị giá
19,4 triệu USD. Xuất khẩu gạo sang thị trường Nga cũng có mức tăng vọt, đạt 8.097 tấn,
trị giá 5,768 triệu USD tăng 129,5% về lượng và tăng 137% về trị giá so với tháng

5/2008. Nâng tổng lượng xuất khẩu gạo của nước ta sang thị trường này đạt 36.426 tấn,
trị giá 20,21 triệu USD tăng 168,4% về lượng và tăng 316% về giá.
Đặc biệt, thị trường Ba Lan là thị trường có kim ngạch không cao nhưng lại là thị
trường có sự tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng 153,9% về lượng và 187,9% về trị giá
so với tháng trước đạt 438 tấn với trị giá 3,6 triệu USD tăng tới 1.099,9% về lượng, tăng
2.218,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đến, xuất khẩu gạo sang thị trường Lituania cũng có mức tăng vọt đạt 1.500
tấn với trị giá 1,2 triệu USD, tăng 30,6% về lượng và 49,8% về trị giá. Sáu tháng đầu
năm xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 2.791 tấn với trị giá 1,68 triệu USD tăng
564,5% về lượng và tăng 945,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Trái với xu hướng trên thì xuất khẩu gạo sang thị trường Kenya có mức giảm khá
mạnh, giảm 75% về lượng và giảm 68,7% về trị giá so với tháng trước, đạt 500 tấn với trị
giá 0,4 triệu USD. Nhưng lại có mức tăng mạnh nhất thị trường trong 6 tháng đầu năm
2008, tăng 1.698,6% về lượng và tăng 2.589,7% so với cùng kỳ năm 2007 đạt 45.414 tấn
với trị giá 20,4 triệu USD.
*Về chủng loại:
Trong tháng 2/2008, xuất khẩu gạo 25% tấm đạt cao nhất và được xuất chủ yếu
sang các thị trường lớn như Philippin, Indonêsia. Cụ thể trong tháng 2/2008 xuất khẩu
loại gạo này đạt 156 nghìn tấn với trị giá gần 64 triệu USD, tăng 68,24% về lượng và
tăng 74,04% về trị giá so với tháng 1/2008.
Xuất khẩu gạo 5% tấm tăng mạnh đạt 117 nghìn tấn, trị giá 49,34 triệu USD, tăng
1,33 lần về lượng và tăng 1,46 lần về trị giá so với tháng trước. Đặc biệt tiêu thụ gạo loại
này chủ yếu là các nước châu Phi như Angôla (44 nghìn tấn), Kenya (21,2 nghìn tấn),
Tanzania (12,8 nghìn tấn).
b) Những thách thức
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được , Việt Nam còn phải đối mặt với những
thách thức phía trước, nhất la trong thời điểm Việt Nam mới gia nhập WTO
Thứ nhất: Liệu có duy trì được nguồn cung? Có một thực tế đối với các nước
xuất khẩu gạo là hầu như họ không phải lo đầu ra cho sản phẩm vì nhu cầu tiêu dùng gạo
của thế giới ngày càng cao, trong khi lượng cung luôn thấp hơn nhiều so với cầu.

Trang 23
Trước tình hình hiện nay, một số bà con nông dân đã bán ruông đất, bỏ nghề nông
làm cho Việt Nam đang đứng trước tình thế nguồn cung có nguy cơ giảm mạnh. Thêm
vào đó, một số chính quyền đia phương ăn hối lộ, sử dụng nhiều biện pháp để cướp lấy
ruông đất của bà con, quy hoạch để làm sân golf. Điếu này đã làm ảnh hưởng không ít tới
tình hình sản xuất lúa gạo.
Thứ hai: Thách thức về chất lượng và giá thành. Để tăng giá trị kim ngạch xuất
khẩu gạo thì ngoài việc tăng khối lượng hàng xuất, việc cải tiến chất lượng để tăng giá
thành là vấn đề hết sức quan trọng.
Trong những năm vừa qua để phù hợp với yêu cầu thị trường, chất lượng gạo của
Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể, loại gạo chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ
từ 22,4% (năm 1996) tăng lên 85% (năm 2003). Loại gạo chất lượng thấp chiếm tỷ lệ
23% giảm xuống còn 8%. Nhưng so với gạo của Thái Lan thì gạo xuất khẩu của Việt
Nam phần lớn có chất lượng trung bình. Qua khảo sát cho thấy gạo xuất 5% tấm của Việt
Nam mới đạt 35%; 15% tấm chiếm 40%; 25% tấm chiếm 12%; các loại khác là 13%.
Do chất lượng gạo chưa cao nên giá bán bình quân các loại gạo xuất khẩu luôn
thấp hơn giá gạo bình quân của Thái Lan. Khoảng cách chênh lệch giá gạo xuất khẩu
Việt Nam với Thái Lan loại 5% tấm năm 2000 là 40-50USD/tấn, nay tuy có rút ngắn
nhưng gạo 5% tấm của ta vẫn thấp hơn từ 20- 35USD/tấn so với Thái Lan. Còn so sánh
bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì hàng của ta luôn thấp hơn hàng Thái Lan
khoảng 12-24 USD/tấn.
Thứ ba: Thách thức về thị trường và thương hiệu. Gạo Việt Nam được xuất
sang nhiều thị trường với mức độ khác nhau, bao gồm. Châu Á 46%; Trung Đông 25%;
Châu Phi 12%; Châu Mỹ 1%; các nước khác 13,5%. Ngoài ra Việt Nam còn xuất sang
Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan Phần lớn các khu vực thị trương này có trình độ tiêu
dùng thấp, khả năng thanh toán hạn chế. So với Thái Lan việc gạo Việt Nam dành được
những thị trường tiêu thụ có chất lượng tiêu dùng cao còn rất hạn chế. Nhìn chung việc
xuất khẩu gạo của ta vào thị trường có chất lượng tiêu dùng cao đang bị cạnh tranh quyết
liệt.
Sở dĩ không giành được thị trường tốt ngoài việc chất lượng gạo còn do chúng ta

chậm trong xây dựng thương hiệu. Không phải chúng ta hoàn toàn yếu kém về chất
lượng, chúng ta cũng có nhiều sản phảm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo đồ
nhưng nhiều người tiêu dùng thế giới lại không biết đến. Họ tưởng chỉ Thái Lan mới có,
vì chúng ta chưa sớm xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng độc đáo này.
c) Những hạn chế, khó khăn trong tình hình xuất khẩu gạo của nước ta hiện nay
Năm 2008, thị trường nông sản vẫn trong thế cung không đủ cầu, nhu cầu của thế
giới về mặt hàng gạo vẫn rất lớn. Xuất khẩu gạo không lo về thị trường, không lo bán giá
thấp. Vấn đề quan trọng là phải chỉ đạo sản xuất tốt để có thêm lượng hàng cho xuất
khẩu. Theo đánh giá thì tình hình xuất khẩu gạo đang tiến triển tốt, tuy nhien các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với khó khăn về nguồn cung
Trang 24
Trước hết là việc thu mua gạo vẫn gặp nhiều khó khăn do nguồn cung vẫn bị hạn
chế bởi nhiều yếu tố, giá gạo trong nước tăng cao khiến cho việc thu mua gặp khó khăn.
Vì vậy, Tổ điều hành xuất khẩu gạo cho rằng, khó khăn trong công tác điều hành và kế
hoạch xuất khẩu gạo của DN năm tới là phải cân đối giữa việc xuất khẩu được nhiều gạo
nhưng giá thu mua cũng phải tốt nhưng không quá tác động tới giá cả trong nước. Bởi vì,
lượng thực là một trong những mặt hàng tăng giá mạnh trong năm góp phần làm cho chỉ
số giá tiêu dùng tăng, trong khi đó Chính phủ rất quyết liệt với mục tiêu kiềm chế tăng
giá nên việc ổn định giá lương thực được ưu tiên.
Một khó khăn khác tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo năm 2008 là chi phí
vận chuyển đã tăng tới 60-70%. Tuy nhiên, giá cước tăng thì cũng phải chấp nhận do giá
dầu tăng nhưng nghiêm trọng nhất là DN không thuê được tàu để vận chuyển. Điều này
làm giảm hiệu quả xuất khẩu của các DN do thời gian giao hàng kéo dài, chi phí tăng lên
và DN có thể không đảm bảo đơn hàng đã ký với các đối tác
d) Các giải pháp cho tình hình xuất khẩu gao hiện nay
Điều hành xuất khẩu cần thận trọng
Các đơn hàng mà DN Việt Nam ký kết vừa qua là thực hiện hợp đồng từ trước cho
đến tháng 2. Những hợp đồng mới sẽ được điều tiết theo quy chế xuất khẩu 2008.
việc điều hành xuất khẩu gạo năm nay cần hết sức thận trọng và có lưu ý đến việc
mất mùa có thể xảy ra ở miền Bắc (do giá rét). Bộ Công thương đã lên kế hoạch với các

công ty lương thực lớn, như Công ty Lương thực miền Nam, để có kế hoạch điều tiết gạo
ra miền Bắc khi cần thiết.
Trong khi đó, Hiệp hội Lương thực dự báo giá gạo còn tăng cao do nhu cầu tăng
mạnh trên thị trường thế giới. Điển hình là cầu gạo từ châu Phi và khu vực Trung Đông
(do hạn hán và dân số tăng) lên cao ngay trong những tháng đầu năm. Hơn nữa, theo ông
Thông, thời tiết giá lạnh không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà cả Trung Quốc cũng mất mùa
do giá rét. Do vậy, xu hướng lương thực khan hiếm, giá tăng dễ xảy ra. Ngoài ra, nguồn
cung cũng khan hiếm tại một số nước xuất khẩu gạo khiến Thái Lan, sau một thời gian
đẩy mạnh xuất khẩu, đã phải mở cửa cả kho dự trữ.
trong công tác điều hành xuất khẩu gạo, đã có lúc Việt Nam thực hiện rất nghiêm
ngặt để khống chế số lượng gạo xuất khẩu hàng tháng và hàng quý nhằm đảm bảo an
ninh lương thực và giá cả trong nước.
Điển hình như năm ngoái, khi miền Trung bị lũ lụt, bên cạnh gạo việc xuất gạo dự
trữ, Bộ Công thương đã phải điều chuyển gạo từ miền Nam ra để cân đối thị trường.
Do vậy, năm nay, Bộ Công thương đã thống nhất với Bộ NN-PTNT, Hiệp hội
Lương thực, một số tỉnh xuất khẩu gạo ĐBSCL đề xuất cơ chế xuất khẩu gạo trình Chính
phủ xem xét. Nguyên tắc chung là điều hành xuất khẩu gạo đề đảm bảo an ninh lương
thực, đảm bảo đời sống người dân. Không để xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến giá gạo trong
nước. Việc xuất khẩu gạo cũng phải cân đối lợi ích 3 nhà: Nhà nước - DN - nhà nông.
Hạn chế xuất khẩu để cứu giá
Trang 25

×