Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.98 KB, 32 trang )

§Ò ¸n m«n häc §Æng Th¸i Lai
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MAY MẶC
HOA KỲ
4
I. Tình hình thị trường Hoa Kỳ 4
1. Một vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội 4
2. Sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ - một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến thị trường nói chung & thị trường may mặc nói riêng
5
II. Đặc điểm thị trường may mặc Hoa Kỳ 6
1. Thị hiếu người tiêu dùng 6
2. Chính sách và luật về kinh tế hàng may mặc của chính quyền
G.BUSH
7
3. Sức mua tiêu dùng 10
4. Hệ thống phân phối ở thị trường Mỹ 10
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
13
I. Hiện trạng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ trong thời gian qua
13
1. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam 13
2. Những kết quả tồn tại trong kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc
Việt Nam
16
3. Nguyên nhân tồn tại trong kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc
Việt Nam


17
1
§Ò ¸n m«n häc §Æng Th¸i Lai
II. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ
19
2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa
Kỳ
20
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC XUẤT
KHẨU VIỆT NAM ĐỂ TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
22
1. Về doanh nghiệp 22
2. Về chính phủ 22
KẾT LUẬN
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
26
2
§Ò ¸n m«n häc §Æng Th¸i Lai
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới
hướng tới thế kỷ XXI, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình
mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế lao động khu vực, điều đó
không loại trừ đối với Việt Nam đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam
lần thứ IX tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực
hiện chiến lược CNH_HĐH hướng mạnh vào xuất khẩu.
Để tăng xuất khẩu thời gian tới, Việt Nam chủ trương kết hợp xuất khẩu

những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất khẩu
truyền thống: hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, nhiên liệu và hàng may
mặc) và một số hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao.
Xuất khẩu hàng may mặc là một mặt hàng dữ vai trò quan trọng trong kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bộ công nghiệp dự kiến năm 2005 sẽ đẩy mạnh
xuất khẩu hàng dệt-may với mức tăng 21,05% so với thực hiện năm 2002 và đạt
khoảng 2,3 tỷ USD. Sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực thì kim
ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD/năm. Hiện
nay, hàng may mặc Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu vào Mỹ khá cao nên
năm 2002 mới xuất khẩu được 49 triệu USD, 5 tháng đầu năm 2003 xuất khẩu
17 triệu USD hàng may mặc vào Mỹ
Hơn nữa ngành may mặc còn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng sản
phẩm quốc nội của Việt Nam và góp phần quan trọng trong việc giải quyết công
ăn việc làm cho hàng triệu người cũng như góp phần thoả mãn nhu cầu tiêu
dùng ngày càng tăng của thị trường nội địa. Do đó, ngành may mặc là một trong
những ngành kinh tế quan trọng, nhưng rất nhạy cảm và đặc biệt là xuất khẩu
hàng may mặc sang thị trường Mỹ, nơi có tiềm năng to lớn. Do vậy tìm hiểu và
nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc
của Việt Nam sang Mỹ là rất cần thiết.
3
§Ò ¸n m«n häc §Æng Th¸i Lai
Nhận biết được tầm quan trọng của xuất khẩu hàng may mặc của Việt
Nam sang Mỹ trong thời gian tới. Em đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp
thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên, trình độ hiểu biết còn có nhiều hạn chế cho nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các
thầy cô, các chuyên viên và bạn bè để em có những tiến bộ hơn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH & ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MAY MẶC HOA KỲ

I.Tình hình thị trường Hoa Kỳ
1.Một vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
a. Về kinh tế
Sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Mỹ trong nhiều thập kỉ qua đã
đảm bảo vị trí đặc biệt cho nước này về trao đổi thương mại toàn cầu và
các thể chế tài chính thế giới, trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ
kinh tế trên qui mô lớn từ đó Hoa Kỳ càng khảng định là một thị trường
lớn nhất trên thế giới (GDP > 9000 tỷ USD ).
Nước Mỹ nắm vị trí dẫn đầu trong 5 lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất,
chiếm 35,8% chi phí của thế giới cho sản xuất công nghệ mới, hơn 40%
vốn đầu tư của cả thế giới vào ngành công nghệ thông tin với hơn 220 tỷ
USD.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ dưới thời tổng thống B.Clinton là thời Kỳ tăng
trưởng kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ từ trước đến nay. Số liệu tăng
trưởng GDP của Mỹ năm 2000 và đầu năm 2001 như sau:
Biểu 1 :GDP Mỹ (%)
1
1
4
§Ò ¸n m«n häc §Æng Th¸i Lai
Năm 2000 Năm 2001
Quí I 4,8 0,75
Quí II 5,6 2,25
Quí III 2,2 …
Quí IV 1,4 …
Nguồn: tạp chí Châu Mỹ ngày nay- số 3/2001
Qua số liệu trên, chúng ta thấy sự giảm sút của nền kinh tế Mỹ là đáng
kinh ngạc, và có thể do một số nguyên nhân sau:
- Toàn bộ ngành chế tạo của Mỹ phát triển chậm lại, sản lượng giảm sút
mạnh trong tháng 12 năm 2000, đạt mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi qua

(ví dụ: ngành sản xuất ô tô giảm tới 5% ).
- Chi phí sản xuất tăng lên, đặc biệt chi phí năng lượng tăng nhanh do
giá dầu mỏ tăng đặc biệt nhanh, có lúc đã lên tới 35 USD /thùng trong năm
2000 khoảng 16%, sang quí III giảm còn 7,8% và quí IV giảm hơn nữa.
- Giá hàng hóa ở Mỹ tăng, xuất khẩu giảm, nhập siêu tăng khiến cho
hàng hóa Mỹ bị tồn kho nhiều gây ách tắc sản xuất, lưu thông và tiêu
dùng.
- Một nguyên nhân nữa là trong năm 2000, Cục điều tra liên bang Mỹ
(Fed) đã 6 lần điều chỉnh tăng tỉ giá chống lạm phát và làm giảm tốc độ
tăng trưởng khá cao của nền kinh tế Mỹ.

b.Về văn hóa chính trị Mỹ
Văn hóa chính trị, với tư cách là tổng hợp những giá trị được hình
thành từ trong thực tiễn chính trị, góp phần chi phối, định hướng hoạt động
của công dân và nhà chính trị trong việc tham gia vào đời sống chính trị
nhằm phục vụ cho một lợi ích căn bản của một giai cấp, tầng lớp nhất định.
Văn hóa chính trị vừa mang những chuẩn mực giá trị chung vừa mang
những nét đặc thù do đặc điểm nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và
truyền thống lịch sử v.v... Do đó nền văn hóa chính trị Mỹ cũng có những
nét đặc thù riêng.
5
§Ò ¸n m«n häc §Æng Th¸i Lai
Sự hình thành văn hóa chính trị ở Mỹ: Văn hóa chính trị ở Mỹ hình
thành thông qua con đường giáo dục văn hóa ở mọi cấp học và cho mọi đối
tượng từ trẻ đến già. Nhà nước, các đảng phái, nhà thờ, nhà kinh doanh,
nhà khoa học và quân đội đều có thể tham gia vào việc giáo dục văn hóa
với những hình thức và phương thức khác nhau.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ gồm nhiều dân tộc và bộ lạc khác nhau sinh
sống ở khắp các bang, từ đó có thể nói nền văn hóa ở đây là một nền văn
hoá đa sắc tộc, phong phú và đa dạng. Đồng thời thể chế chính trị của Mỹ

đi theo con đường chủ nghĩa tư bản, nên sự tác động về văn hoá chính trị
đến yếu tố thương mại là không nhỏ.
2. Sự phát triển kinh tế Hoa kỳ - một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến thị trường nói chung & thị trường may mặc nói riêng.
Sự phát triển kinh tế Mỹ tác động không nhỏ đến nhu cầu chi tiêu của
người tiêu dùng, trong đó ảnh hưởng đến sức mua sắm của người dân là
khá lớn. Bởi vì, một khi nền kinh tế phát triển thì khi GDP tăng và giảm
khả năng thất nghiệp thì chi tiêu theo đầu người sẽ tăng. Do đó thị trường
may mặc sẽ bị chi phối bởi sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ, trong những năm
gần đây nền kinh tế Mỹ phát triển cao nên thị trường may mặc Hoa Kỳ thể
hiện một tiềm năng to lớn.
Nhưng sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 nền kinh tế Mỹ phát triển
chững lại, tỉ lệ thất nghiệp cao. Để đối phó với sự suy giảm nền kinh tế,
lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp cao, chính phủ Mỹ đã cắt giảm lãi suất lần thứ
5 trong năm nay, (đây là một trong những biện pháp kích thích người tiêu
dùng tăng chi tiêu ). Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng mọi
nguồn lực sẵn có ở trong và ngoài nước để tăng khả năng sản xuất và xuất
khẩu sang Hoa Kỳ.
Thị trường may mặc Hoa Kỳ cũng có những biến động sau sự kiện ngày 11
6
§Ò ¸n m«n häc §Æng Th¸i Lai
tháng 9 trên nhưng không chịu ảnh hưởng lớn như những ngành khác: hàng
không, du lịch ... Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận ra sức
cạnh tranh khốc liệt của các công ty may mặc Hoa Kỳ, công ty từ mọi quốc gia
trên thế giới xuất khẩu vào Mỹ và đặc biệt là các công ty của Trung Quốc, Thái
Lan ...
Năm 2000 Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trị giá khoảng
732,4 triệu USD trong đó hàng may mặc chiếm 6,8% (49,7 triệu USD ),
một tỷ trọng khiêm tốn nhưng sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ
được hai chính phủ thông qua thì khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt

Nam vào Mỹ chắc chắn sẽ tăng lên và khi đó kim ngạch xuất khẩu hàng
may mặc không chỉ dừng ở con số trên.

II.Đặc điểm thị trường may mặc Hoa kỳ
1.Thị hiếu người tiêu dùng
Hiện nay với số dân khoảng 270 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội
lên tới 10.000 USD/năm, trong đó 80% được dành cho tiêu dùng, Mỹ có
nền kinh tế mạnh nhất, là thị trường có sức mua lớn nhất thế giới, cùng với
diện tích rộng lớn, và nền văn hóa đa sắc tộc nên thị hiếu người tiêu dùng
là rất khác nhau. Mặc dù là một cường quốc trên thế giới với mức thu nhập
tính trên đầu người cao nhưng ở đó cũng không tránh khỏi sự đối xử phân
biệt về tầng lớp xã hội, từ đó cách ăn mặc ở mỗi tầng lớp cũng khác nhau.
Những người có thu nhập thấp thì phần lớn họ không đòi hỏi cao về cách
ăn mặc, quần áo đơn giản và thường là rẻ tiền và phù hợp với mức thu
nhập của họ. Và ngược lại đối với tầng lớp trung lưu và thượng lưu thì
cách ăn mặc của họ mang tính chất hưởng thụ nhiều hơn. Yêu cầu đối với
hàng may mặc khắt khe : “chất lượng và thời trang”, đặc biệt là trong công
việc cần có sự giao tiếp thì cần phải lịch sự. Còn những lúc nghỉ ngơi giải
trí thì quần áo hợp thời trang lúc này là điều kiện tất yếu đối với họ. Nhưng
nhìn chung cách ăn mặc của người dân Mỹ có điểm chung là phù hợp với
7
§Ò ¸n m«n häc §Æng Th¸i Lai
công việc, nghỉ ngơi và giải trí.
Tất nhiên thị hiếu người tiêu dùng ở Mỹ cũng có thể chia thành những
nhóm người, nhóm tuổi, mỗi người thích một nhóm màu khác nhau tùy
theo thị hiếu của họ mà không phụ thuộc vào tuổi tác. Đối với thời trang
của nam nữ thanh niên, màu sắc thay đổi phụ thuộc vào mùa. Họ theo xu
hướng thời trang, giới trẻ chịu tác động rất mạnh bởi các phương tiện
thông tin đại chúng thông qua các tạp chí, phim ảnh và các sự kiện trên thế
giới. Nếu có một mốt nào đó đang được ưa chuộng thì phương tiện thông

tin đều đề cập đến mốt đó và lúc đó ai cũng muốn có bộ quần áo hợp mốt.
Tuy nhiên,tuy nhiên cũng thay đổi rất nhanh, điều đó tương ứng với việc
sản phẩm không còn tiêu thụ mạnh trên thị trường. Do đó các doanh
nghiệp Việt Nam phải cung ứng một cách kịp thời những sản phẩm hợp
mốt, đặc biệt là đối với khách hàng trẻ - những người có sở thích may mặc
thay đổi rất nhanh. Bởi vì New Yok là một trong những trung tâm thời
trang lớn của thế giới nên người tiêu dùng nắm bắt rất nhanh xu hướng
thời trang trên thế giới.
2.Chính sách và luật về kinh tế-hàng may mặc của chính quyền G.BUSH
Sau khi tổng thống GEORGE W.BUSH lên cầm quyền đã đưa ra chính
sách Châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam gồm một số điểm
chính là:
. Chú trọng đến vấn đề an ninh
. Chú trọng hơn khu vực châu á Thái Bình Dương
. Chú trọng hơn vai trò của các nước đồng minh
. Cứng rắn hơn với các đối thủ cạnh tranh
Nhưng chúng ta thừa nhận rằng sau chiến tranh Việt Nam kết thúc,
Quan hệ Việt- Mỹ không được tiến triển. Mặc dù vậy trong những năm
qua, quan hệ Việt- Mỹ đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là sau khi Hoa
8
§Ò ¸n m«n häc §Æng Th¸i Lai
Kỳ dỡ bỏ cấm vận Việt Nam tháng 2 năm1994 và bình thường hóa quan hệ
vào tháng 7 năm 1995, đặc biệt hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được
tổng thống G.Bush thông qua tháng 10/2001.
Mỹ là nước có hệ thống luật pháp phức tạp nhưng chặt chẽ và khắt khe
thuộc loại hàng đầu thế giới. Do tính chất nghiêm ngặt của luật pháp Mỹ
nên để kinh doanh thành công trên thị trường này, các doanh nghiệp Việt
Nam cần tìm hiểu các công cụ chính sách thương mại của Mỹ, nắm vững
các đạo luật về bảo vệ môi trường, luật chống độc quyền, luật chống phá
giá, luật thuế bù giá, luật về trách nhiệm sản phẩm, luật về nhãn hiệu hàng

hóa và phát minh sáng chế …Mặc dù hàng hoá của Việt Nam được hưởng
9
§Ò ¸n m«n häc §Æng Th¸i Lai
mức thuế suất theo qui chế quan hệ thương mại thông thường (NTR),
nhưng việc thâm nhập thị trường Mỹ gặp khó khăn bởi những trở ngại phi
thuế quan khác, ví dụ như việc cấp hạn ngạch đối với hàng may mặc xuất
khẩu Việt Nam.
Cùng với sự cải thiện tốt đẹp về quan hệ Việt-Mỹ trên thì phía Mỹ đưa
ra đạo luật làm ảnh hưởng xấu tới Việt Nam và có thể nói là can thiệp thô
bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam như là: “Đạo luật nhân quyền Việt
Nam” đã được hạ nghị viện Mỹ thông qua. Không những vậy một số nghị
sỹ Mỹ đã yêu cầu áp dụng luật chống phá giá và nhãn mác của nước xuất
xứ đối với hàng hóa Việt Nam.
+Về thuế quan của Mỹ là hệ thống thuế quan điều hòa. Hầu hết thuế
quan của Mỹ là thuế tính theo giá trị với tỷ lệ giao động từ dưới 1% đến
gần 40% (Mức thuế này thường cao hơn đối với hàng may mặc ).
+Về qui chế tối huệ quốc (MFN), gần như tất cả các bạn hàng buôn bán
của Mỹ đều được qui chế này. Các mặt hàng nhập khẩu từ các nước chưa
được hưởng MFN phải chịu thuế cao hơn, với qui định này, khi xuất khẩu
hàng hóa sang Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam (khi được hưởng MFN) có thể
dễ dàng thâm nhập vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, Mỹ còn áp dụng một số
trường hợp ưu đãi thuế đặc biệt như không đánh thuế đối với các loại phụ
tùng được sản xuất ở Mỹ.
+Về giá trị khai báo hải quan, Mỹ áp dụng cách thức tính giá hải quan
của tổ chức thương mại thế giới (WTO) để bảo vệ công ty Mỹ trước các
hoạt động không bình đẳng (luật thuế đối kháng và luật thuế chống phá
giá).
+Về các công cụ phi thuế quan, đó là tiêu chuẩn sản phẩm, sở hữu trí
tuệ và một số biện pháp khác để có lợi cho họ nhất.
+Về lĩnh vực may mặc: Để thực hiện luật xác định sản phẩm dệt, ngoài

các qui định có sẵn trong luật, các thông tin sau phải được ghi trên hóa
10
§Ò ¸n m«n häc §Æng Th¸i Lai
đơn thương mại của chuyến hàng sợi dệt có trị giá trên 500 USD và hàng
đó phải theo qui định về nhãn hàng hóa của luật này:
. Chất liệu sợi hoặc tổng hợp các sợi, xác định theo tên chủng loại mỗi
loại sợi thiên hoặc sợi nhân tạo theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng từ thấp đến
cao nếu loại sợi đó có trọng lượng từ 5% hoặc hơn trong tổng sản lượng
sản phẩm đó
. Tỷ lệ trọng lượng của mỗi loại sợi có trong sản phẩm
. Tên hoặc đặc điểm nhận dạng khác của nhà sản xuất hoặc của một hay
nhiều người phụ trách tiếp thị hoặc điều hành sản phẩm sợi dệt đã được
đăng kí tại ủy ban thương mại của Hoa Kỳ.
.Tên quốc gia gia công hay sản xuất sản phẩm.
.Sản phẩm len có quy định riêng về nhãn hàng hóa sản phẩm len
* Riêng nhãn hàng hóa sản phẩm len theo luật này bao gồm:
-Tỷ lệ trọng lượng của tổng các sợi có trong sản phẩm len (không kể
trọng lượng của các vật trang trí ) không quá 5% tổng trọng lượng sợi của:
a.len, b.len tái chế, c.mỗi loại sợi nếu tỷ lệ trọng lượng sợi đó bằng hoặc
lớn hơn 5% và d/tổng trọng lượng của các loại sợi khác.
-Tỷ lệ trọng lượng tối đa của sản phẩm len, của các chất liệu không
phải sợi.
-Tên của nhà xuất khẩu: Khi sản phẩm len có giá trị đến trên 500 USD
và thuộc quy định của luật này thì bắt buộc phải ghi tên nhà sản xuất.
.Tất cả các hóa đơn nhập khẩu hàng dệt sợi vào Hoa Kỳ phải có thông
tin về: trọng lượng sợi, sợi đơn hay sợi khác, sợi có dùng cho bán lẻ
không, sợi có làm chỉ may không. Nếu trọng lượng của sợi chủ yếu là tơ
thì hóa đơn phải ghi rõ tơ đó được xe lại hay là tơ sợi nhỏ. Luật xác định
sản phẩm sợi dệt và luật về nhãn hiệu sản phẩm bằng len cũng qui định chi
tiết về loại nhãn hàng hóa, cách thức gắn nhãn, vị trí của nhãn trên sản

phẩm và nhãn trên bao bì.
11
§Ò ¸n m«n häc §Æng Th¸i Lai
.Luật xác định sản phẩm sợi dệt và luật về nhãn hiệu sản phẩm bằng
len, luật này cũng qui định chi tiết về loại nhãn hàng hóa, cách thức gắn
nhãn, vị trí của nhãn trên sản phẩm và nhãn trên bao bì.
.Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, tất cả các sản phẩm sợi dệt khi
nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải được đóng dấu, niêm phong ghi nhãn
và đồng thời ghi lại cụ thể những gì do luật định. (Hầu hết các sản phẩm
hàng may mặc nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ các quy định
của luật về sản phẩm dệt dễ cháy).
Với chính sách trên, Hoa Kỳ càng thể hiện rõ ràng hơn về quyền muốn
bá chủ thế giới của họ. Bởi hầu hết các chính sách kinh tế, chính trị (vĩ mô
hay vi mô ) đều đem lại cho họ những lợi thế nhất.
3.Sức mua người tiêu dùng
Trong thập kỷ gần đây, Mỹ khảng định vị thế về một thị trường lớn
nhất thế giới, trong đó mức chi tiêu cho hàng hóa cá nhân ngày càng tăng
và tất nhiên hàng may mặc là một trong những mặt hàng tiêu dùng cao.
Bảng
2
:Xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang Hoa Kỳ (triệu USD)
1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Hàng dệt 0,11 1,78 3,9 5,326 5,053 5,83 6,212
Hàng may
mặc
2,45 15,09 20,01 20,602 21,347 28,97 31,253
Tổng 2,56 16,87 23,6 25,928 26,4 34,7 37,465
Tốc độ tăng
trởng (%)
5,9 39,9 9,75 1,97 31,44 7,95

Nguồn: Bộ khoa học Mỹ: Hướng dẫn hội thảo khoa học-Hiệp định
2
12

×