Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.49 KB, 62 trang )

MỤC LỤC



MỤC LỤC..........................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
1.Lý do chon đề tài: ............................................................................................................2
2.Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................4
3.Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................4
4.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................4
5.Tóm tắt nội dung nghiên cứu ...........................................................................................4
CHƯƠNG 1: ......................................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................................6
1.1KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG. ..........................................................6
1.1.1Khái niệm. Các hình thức gia công xuất khẩu ......................................................6
1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức gia công xuất khẩu. ...........................7
1.2 NHỮNG KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG THỨC GIA
CÔNG XUẤT KHẨU. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM .........................................................16
1.2.1 Bài học từ Trung Quốc .....................................................................................16
CHƯƠNG 2: ....................................................................................................................21
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NGÀNH GIÀY DA VIỆT NAM.......................................21
2.2.SƠ LƯỢC NGÀNH GIÀY DA VIỆT NAM. ..............................................................21
2.2.1.Những đặc điểm và cột mốc đáng nhớ. .............................................................21
2.2.1.1 Những cột mốc đáng nhớ: .............................................................................21
2.2.1.2.Đặc điểm của ngành da giày Việt Nam : .......................................................23
2.2.2 Vai trò của ngành giày da trong nền kinh tế Việt Nam. Vị trí trên trường quốc tế.
26
2.2.3.1. Vai trò của ngành giày da trong nền kinh tế Việt Nam. ..................................26
2.2.3.2.Vị trí trên trường quốc tế : ............................................................................28
1
2.3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DA VIỆT NAM ...............................................31


2.3.1.Kim ngạch xuất khẩu .......................................................................................31
2.3.2 Thị trường xuất khẩu: .......................................................................................35
2.4 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ: ................................................................42
2.4.1. Những thành công : ........................................................................................42
2.4.2. Những hạn chế : ..............................................................................................44
2.2.2 Nhân tố khách quan ..........................................................................................48
2.2.2.2 Thị trường EU: ..............................................................................................48
3.2 GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP ................................................................54
KẾT LUẬN......................................................................................................................56
PHỤ LỤC.........................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................59
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chon đề tài:
Giày da là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong hơn 5 năm
qua giá trị kim ngạch của ngành luôn đạt trên 3tỷ USD, đã vượt qua 4tỷ trong hai năm 2008 và
2
2009 chiếm hơn 5% giá trị xuấ khẩu cả nước. Xét về kinh nghiệm ngoại thương, giày dép
cũng là mặt hàng lâu năm với hơn 20 năm xuất khẩu đem về ngoại tệ cho nước nhà. Nhưng
thực trạng chỉ ra rằng, doanh thu cao nhưng suất sinh lời thấp. Nguyên nhân là ở đâu? Có quan
điểm cho rằng ngành giày dép “lấy công làm lãi”, giá trị xuất khẩu tuy cao nhưng giá trị gia
tăng thấp, nguyên nhân chính là sự phụ thuộc quá lớn (hơn 60% giá trị sản phẩm) vào nguồn
nguyên liệu, phải nhập khẩu. Và theo quan điểm này, giải pháp để tăng giá trị xuất khẩu ngành
phải nổ lực xây dựng phát triển ngành công nghiệp hổ trợ, ngành sản xuất nguyên phụ liệu.
Cũng có quan điểm cho rằng, Việt Nam với lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, nên tập trung
phát triển phân khúc đang có trong chuỗi cung ứng sản phẩm giày dép của thế giới. Có thể nói,
mỗi quan điểm, mỗi nhận định đều có những lý lẽ thuyết phục và đâu là sự lựa chọn tốt hơn đó
thật sự là câu hỏi lớn.
Chúng tôi, nhóm sinh viên kinh tế, cùng chung một mục tiêu, tìm ra giải pháp nâng cao
giá trị xuất khẩu cho ngành giày dép Việt Nam. Nhưng do hạn chế về kiến thức, chúng tôi giải
quyết vấn đề ở góc độ nhỏ hơn, tập trung vào việc sử dụng phương thức xuất khẩu. Ngành

xuất khẩu giày da hơn 70% sử dụng phương thức gia công xuất khẩu. Trong tình hình hiện
nay, việc hiệu suất vận dụng phương thức này vẫn chưa cao, nó ảnh hưởng không nhỏ đến
khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp. Và cũng chính lý do đó, chúng tôi đã chọn đề tài “ giải
pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phương thức gia công xuất khẩu cho ngành giày da Việt
Nam.”
Rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được tốt
hơn cũng như để chúng tôi rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu sau. Xin chân thành cám
ơn!
3
2.Mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu chính là tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức gia công
xuất khẩu cho ngành giày da, chúng tôi đề ra 3 mục tiêu thứ cấp sau :
+Xác định được hạn chế hiện nay của ngành giày da
+Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức gia công của ngành
+Học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác.
3.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính được nghiên cứu là việc sử dụng phương thức gia công xuất khẩu của
ngành giày da Việt Nam. Nó được đặt trong mối quan hệ, chịu sự tác động của các yếu tố vĩ
mô và vi mô. Do đó, đối tượng cần nghiên cứu được xem xét thêm là mối quan hệ giữa đối
tượng chính và các yếu tố khách quan chủ quan của môi trường mà nó bị chi phối.
4.Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng 2 phương pháp chính
-Phân tích thông kê để tìm ra những thành công và hạn chế
-Nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố môi trường và đối tượng chính
được nghiên cứu nhằm dự đoán các tác dộng tiêu cực hoặc tích cực
5.Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu và phân tích những nhân tố khách quan và chủ quan tác động
đến hoạt động gia công xuất khẩu của ngành giày dép Việt Nam. Thông qua đó rút ra những
kết luận và đưa ra giải pháp nhằm khắc phục vấn đề biết khó khăn thành lợi thế.
4

Sau thời gian tìm hiểu, chúng tôi nhận ra rằng hiện nay phương thức gia công xuất khẩu
giày dép Việt Nam có 3 vấn đề chính. Một, doanh nghiệp bị động trong việc giải quyết nguồn
cầu. Hai, ngành giày dép chủ tập trung vào lợi thế nhân công rẻ, mà đó là lợi thế không bền
vững. Ba, qui mô sản xuất nhỏ, không có sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Vấn đề thứ nhất
sẽ là cơ sở của các vấn đề sau. Và tiếp theo, nó sẽ là động lực cho các doanh nghiệp phải tìm
hiểu và giải quyết các vấn đề thứ hai, ba. Điều này được thể hiện rõ trong chương hai. Các
giải pháp cho doanh nghiệp sẽ được trình bài trong chương cuối của đề tài . Ngoài ra, vai trò
của Nhà nước trong các giải pháp là không thể thiếu. Nhà nước với tư cách là người điều tiết
nền kinh tế, phải tiên phong tạo ra môi trường công bằng về lợi ích, chặt chẽ về cơ chế, tất
nhiên môi trường phải thỏa mãn tiêu chí hữu dụng để doanh nghiệp có động lực và tin tưởng
khi tham gia. Bằng kiến thức có được, chúng tôi cũng có những kiến nghị với chính phủ để
hoàn thiện cho những giải pháp cho các doanh nghiệp.
Để bạn đọc dễ theo dõi chúng tôi xin tóm tắt nội dung chính của các chương:
Chương I: tìm hiểu lý thuyết về phương thức gia công xuất khẩu. Mục tiêu, phân tích
ưu điểm và khuyết điểm của phương thức này
Chương II : Tìm hiểu về thực trạng của ngành. Mục tiêu, tìm ra những thành công, hạn
chế; tìm hiểu các nhân tố thị trường để phân tích tác động đến việc sử dụng phương thức gia
công xuất khẩu của ngành giày dép
Chương III : Những kiến nghị với nhà nước và giải pháp cho các doanh nghiệp
5
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG.
1.1.1Khái niệm. Các hình thức gia công xuất khẩu
Gia công hang xuất khẩu là một phương thức sản xuất hang xuất khẩu. Trong đó, người
đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm
theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất
sản phẫm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại
cho người đặt gia công để nhận tiền công. Đây là hình thức xuất khẩu mang lại kim ngạch
ngoại tệ cho đất nước cả tỷ USD dưới dạng gia công hàng may mặc, giày dép, đồ da…

Có 3 hình thức gia công quốc tế chính:
a) Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán
thành phẩm ( không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công để chế biến sản phẩm và sau thời
gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trã phí gia công. Thực chất, đây là hình thức
làm thuê cho bên đặt gia công,bên nhận gia công không có quyền chi phối sản phẩm làm ra.
Đây là hình thức gia công xuất khẩu chủ yếu vì công nghiệp sản xaut61 nghuyên phụ liệu của
Việt Nam chưa phát triển, chưa tạo được nguyên vật liệu có chất lượng cao.
b) Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài:Bên đặt gia
công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản
xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm.
Trong trường hợp này, quyền sở hữu về nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công
sang bên nhận gia công. Vì vậy, khi nhập trở lại các giá trị thực tế tăng them đều phải chịu
6
thuế quan . Thực chất, đây là hình thức bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính ,
còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu.
c) Kết hợp 2 hình thức trên: Trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu
chính, còn bên nhận ghia công cung cấp những nguyên phụ liệu.
d)Ngoài ra còn có hình thức gia công chuyển tiếp: Hình thức gia công của hợp đồng
gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công xuất
khẩu khác tại Việt Nam ( theo sự chỉ định của bên đặt gia công ở nước ngoài)
Thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp. Theo đó:
Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công
cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.
Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân
theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.
1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức gia công xuất khẩu.
a) Ưu điểm:
Đây là hình thức rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh nghiệp vốn
đầu tư hạn chế, chưa am hiểu vế luật lệ và thị trường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểu dáng
công nghiệp nổi tiếng ; qua gia công xuất khẩu vẫn có thể thâm nhập ở mức độ nhất định vào

thị trường thế giới.
Qua gia công xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức sản xuất
hàng xuất khẩu; kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu; tích lũy vốn…
7
Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu rất ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh
đều do bên phía đối tác đặt gia công nước ngoài lo.
Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ ( ở khía
cạnh nào đó, đây là hình thức xuất khẩu lao động phổ thong tại chỗ)
Được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu, loại hình gia công xuất khẩu
b) Hạn chế:
Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, mà đơn giá gia
công ngày một giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa các đon vị nhận gia công.
Tính phụ thuộc vào đối tác nước ngoài cao.
Nếu chỉ áp dụng phương thức kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp khó có thể xây dụng
chiến lược ổn định và lâu dài vì doanh nghiệp không thể xây dụng chiến lược phát triển sản
phẩm; chiến lược giá; chiến lược phân phối; xây dựng thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp
cho sản phẩm.
Trên thực tế không phải lúc nào DN nước ngoài cũng thanh toán tiền công cho DN gia
công của VN, mà có thể thay thế bằng hình thức khác (như sản phẩm, nguyên phụ liệu thừa,
máy móc thiết bị...). Bởi vậy, một số DN đề nghị không nên yêu cầu DN xuất trình chứng từ
thanh toán tiền công khi thanh khoản hợp đồng.
8
1.2 LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỀ PHƯƠNG THỨC GIA CÔNG XUẤT
KHẨU.
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và
đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài
NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
Điều 11. Quy định chung
Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công cho

thương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại hàng gia công. Đối với hàng gia
công thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập
khẩu, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ
Thương mại.
Điều 12. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản và bao gồm các điều khoản sau:
a) Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng;
b) Tên, số lượng sản phẩm gia công;
c) Giá gia công;
d) Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;
9
đ) Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu,
phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ
liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công;
e) Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ
gia công (nếu có);
g) Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn,
nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thức hợp đồng gia công.
h) Địa điểm và thời gian giao hàng;
i) Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;
k) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Điều 13. Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật

Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư do
các bên thoả thuận trong hợp đồng gia công. Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách
nhiệm về việc sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vào đúng mục đích gia công;
trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Điều 14. Thuê, mượn, nhập khẩu máy móc thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp
đồng gia công
1. Bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực

hiện hợp đồng gia công. Việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị phải được thoả thuận
trong hợp đồng gia công.
10
2. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, kể cả máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để thực
hiện hợp đồng gia công phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu công
nghệ và quản lý xuất nhập khẩu.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
1. Đối với bên đặt gia công:
a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu vật tư gia công theo thoả thuận tại hợp
đồng gia công;
b) Nhận và đưa ra khỏi Việt Nam toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc thiết bị cho thuê
hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ
trường hợp được phép tiêu thụ, tiêu huỷ, tặng theo quy định tại Nghị định này.
c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất
lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
d) Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá.
Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng ký tại Việt Nam thì
phải có giấy chứng nhận của Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam;
đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công
và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
2. Đối với bên nhận gia công:
a) Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư
tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công;
b) Được thuê thương nhân khác gia công;
11
c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo
thoả thuận trong hợp đồng gia công và phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên, phụ liệu, vật tư mua trong nước
d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản
phẩm thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu. Đối với sản phẩm thuộc

Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải được sự chấp thuận của cơ quan
có thẩm quyền.
đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu,
nhập khẩu, sản xuất hàng hoá trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký
kết.
Điều 16. Thủ tục Hải quan
Căn cứ nội dung hợp đồng gia công đã được các bên ký kết theo quy định tại Điều 12
Nghị định này, cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và theo dõi việc xuất, nhập
khẩu liên quan đến hợp đồng gia công.
Điều 17. Gia công chuyển tiếp
1. Gia công chuyển tiếp là hình thức gia công mà sản phẩm gia công của hợp đồng gia
công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác.
2. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao theo chỉ định
của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.
3. Thủ tục giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm
gia công thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
12
Điều 18. Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công
1. Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký hợp
đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải
quan. Đối với các hợp đồng gia công có thời hạn trên 1 năm thì hàng năm, bên nhận gia công
phải thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan.
2. Căn cứ để thanh lý và thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu,
vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật
tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
3. Sau khi kết thúc hợp đồng gia công, máy móc thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng,
nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu được xử lý theo thoả thuận của hợp
đồng gia công và phải được Bộ Thương mại chấp thuận.
4. Việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm (nếu có) phải được thực hiện dưới sự giám sát
của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất cho

bên đặt gia công.
5. Việc tặng máy móc thiết bị, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm được quy
định như sau:
a) Bên đặt gia công phải có văn bản tặng;
b) Bên được tặng phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định về xuất nhập khẩu; phải
nộp thuế nhập khẩu (nếu có) và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành.
c) Được Bộ Thương mại chấp thuận.
Những hạn chế chủ yếu.
13
Thứ nhất, về cơ chế chính sách. Nội dung của Luật Thương mại còn lạc hậu, chưa bao
quát mọi loại hình kinh doanh, mọi lĩnh vực kinh doanh thương mại; tốc độ sửa đổi luật và các
văn bản dưới Luật Thương mại còn chậm, mang nặng tính tình huống "chữa cháy".
Thứ hai, về tuyên truyền hội nhập kinh tế quốc tế. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp
kinh doanh thuần tuý trên thị trường nội địa, đều bộc lộ sự thiếu am hiểu về nội dung các hiệp
định hội nhập kinh tế quốc tế; nhận thức về cơ hội và những thách thức, khó khăn do hội nhập
kinh tế quốc tế có thể mang lại còn không rõ, hoặc chưa chính xác. Nguyên nhân của tình
trạng đó một phần do việc tuyên truyền về hội nhập chưa đầy đủ; đối tượng được mời nghiên
cứu các hiệp định về hội nhập chưa chuẩn xác, chủ yếu chỉ mời các doanh nghiệp có hoạt
động kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, chất lượng các buổi báo cáo tuyên truyền về hội nhập kinh
tế quốc tế còn chưa tốt do chất lượng đội ngũ báo cáo viên còn hạn chế.
Thứ ba, tốc độ phát triển xuất khẩu cao, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế.
So với các nước ASEAN- 6, thì mức xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, chỉ bằng 1/3 so với
Thái Lan. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn so với nhập khẩu, dẫn tới nhập siêu lớn (gần
5 tỉ USD trong năm 2003).
Thứ tư, cơ cấu ngành hàng xuất khẩu đã được cải tiến nhưng còn lạc hậu, chủ yếu xuất
khẩu hàng sử dụng nhiều lao động, hàng nông sản ít qua chế biến, giá trị thấp mà tính bất ổn
trong xuất khẩu cao, sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Nhiều
mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn như sản phẩm chăn nuôi chưa được phát huy.
14

Thứ năm, sự phụ thuộc của xuất khẩu nước ta vào 4 nhóm thị trường (Mỹ, EU, Nhật,
ASEAN). Vì thế, bất cứ sự biến động nào của thị trường thế giới cũng đều ảnh hưởng đến đời
sống kinh tế - xã hội trong nước.
Thứ sáu, phương thức kinh doanh xuất khẩu còn lạc hậu. Tỷ lệ xuất khẩu gia công còn
lớn; tỷ lệ thực hiện phân phối trực tiếp trên thị trường nước nhập khẩu còn nhỏ. Sự tác động
của ngành thương mại đối với sản xuất hàng xuất khẩu còn yếu, chủ yếu mới thực hiện thương
mại cái gì ta có. Rất ít các nhà kinh doanh tác động đến sản xuất bằng đơn đặt hàng (hướng
dẫn sản xuất) bằng những hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Chưa có tập đoàn thương mại lớn có
khả năng chi phối thị trường Việt Nam và tạo được ảnh hưởng trên thị trường khu vực và quốc
tế.
Thứ bảy, thị trường nội địa chưa được coi trọng, chưa xây dựng chiến lược phát triển
thị trường nội địa trong tương lai. Phương thức kinh doanh thương mại trên thị trường nội địa
còn lạc hậu, manh mún. Quản lý thị trường nội địa chưa khoa học, còn quá nhiều kẽ hở nên
hiện tượng buôn lậu, hàng gian, hàng giả, lừa đảo trong hoạt động thương mại vẫn xảy ra, tác
động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ tám, chất lượng hàng hoá chưa cao, mẫu mã chưa độc đáo, chủng loại chưa phong
phú nên sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn thấp. Giá thành sản phẩm còn cao do
nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu, giá đất đai, giá dịch vụ cao… Hệ thống phân phối bán hàng
còn lạc hậu. Chưa tạo được nhiều thương hiệu sản phẩm, dịch vụ có uy tín trên thị trường
trong và ngoài nước. Nếu không nâng cao khả năng cạnh tranh thì chẳng những hoạt động xuất
khẩu sẽ gặp khó khăn mà có thể sản phẩm Việt Nam sẽ cạnh tranh kém so với hàng hoá của
các nước trong khu vực trên thị trường nội địa.
15
1.2 NHỮNG KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG
THỨC GIA CÔNG XUẤT KHẨU. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.2.1 Bài học từ Trung Quốc
Ngoài giá lao động rẻ, các yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng ngành GCPM ở Trung Quốc
là sự thông thoáng của các quy định và thủ tục, sự đầu tư lớn vào giáo dục công nghệ, tiến bộ
trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn
CNTT cốt lõi, và sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy có những bước tăng trưởng đầy

ấn tượng, Trung Quốc vẫn không ngừng củng cố năng lực của lực lượng lao động, nhất là về
khả năng Anh ngữ, kỹ năng quản lý dự án và kinh nghiệm cạnh tranh với Ấn Độ trên thị
trường toàn cầu.
Ngày trước, lợi thế lớn của Ấn Độ là số lượng người nói tiếng Anh đông đảo. Nhưng
nhiều chuyên viên CNTT của Trung Quốc hiện nay đã học tập tại Mỹ. Chẳng bao lâu nữa số
người nói tiếng Anh ở Trung Quốc sẽ đông hơn ở Mỹ. Chính phủ Trung Quốc biết rằng họ còn
phải đi một đoạn đường dài trong lĩnh vực này song đã có những dấu hiệu đáng khích lệ.”
Trong lúc gia tăng việc đấu thầu các dự án gia công quốc tế, các công ty CNTT Trung
Quốc cũng khai thác các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi họ có lợi thế là sự gần gũi về
địa lý và sự tương đồng về chữ viết. Lợi dụng mức lương thấp và kỹ năng sử dụng các ngôn
ngữ Đông Á của công nhân Trung Quốc, ngày càng có nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
gia công của Ấn Độ đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc. Nhờ sự ủng hộ của chính phủ cả hai
nước, nhiều doanh nghiệp Ấn – kể cả các công ty CNTT hàng đầu như Infosys, Satyam
Computer Services và Wipro Technologies, đã triển khai hoạt động tại Trung Quốc.
Năm 2006, hơn 40 % doanh thu GCPM đến từ các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Trung
Quốc. Dự báo nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong 4-5 năm tới, mở ra cơ hội tuyệt vời cho
16
các nhà cung cấp dịch vụ bằng cách giúp họ mở rộng hoạt động mà không phải cạnh tranh trực
diện với các doanh nghiệp Ấn Độ trên thị trường Âu châu và Bắc Mỹ.
Một trong những lý do hàng đầu để GCPM tại Trung Quốc ngày nay là các công ty Mỹ và
Nhật Bản đang cố nối kết các thị trường nước ngoài, chủ yếu với các trung tâm GCPM. Chỉ
mới tháng trước, Microsoft đã công bố những đơn đặt hàng gia công trị giá tới 100 triệu USD
tại các công ty Trung Quốc.
Do các nhà sản xuất thu được nhiều kinh nghiệm và bí quyết trong quá trình gia công
sử dụng thiết bị của mình (OEM= original equipment manufacturing), các doanh nghiệp mạnh
ở Trung quốc đang từng bước cải thiện sức mạnh của mình nhằm xây dựng thương hiệu trong
tương lai. Điểm bắt đầu là ODM (original design manufacturing), các nhà cung cấp không chỉ
cung cấp dịch vụ sản xuất mà còn cả dịch vụ thiết kế nữa. Khả năng thiết kế cho thấy trình độ
cao hơn về tri thức của nhà cung scấp, không những cung cấp tay nghề may khéo léo mà còn
cả trí tuệ sáng tạo.

Một nhà sản xuất ODM có thể đưa ra các nỗ lực thiết kế của mình và đưa cho khách
hàng xem. Quyền sở hữu trí tuệ của bộ thiết kế đó thuộc về nhà sản xuất ODM cho tới khi
người mua chọn mua toàn bộ quyền sử dụng những bộ thiết kế này. Nhìn chung, khi người
mua nắm toàn quyền sử dụng, nhà sản xuất ODM sẽ không tự sản xuất các bộ thiết kế tương
tự nếu không được người mua uỷ quyền (giờ là người chủ của bộ thiết kế mà anh ta mua).
Phần lớn các nhà sản xuất may mặc ở Trung quốc hiện nay đang làm các đơn hàng theo
phương thức OEM và chỉ có các công ty xuất sắc như Youngor có thể đạt được trình độ cao
của ODM. Khi nhà cung cấp đó là nhà sản xuất OBM (own brand manufacturing), đăng ký
nhãn hiệu của riêng mình. OBM yêu cầu 1 nhà sản xuất quảng bá cho thương hiệu họ đăng ký
và phát triển việc công nhận thương hiệu này trên thị trường bằng cách sử dụng thế mạnh của
17
thiết kế, sản xuất, nguồn lực tài chính và bí quyết marketing. Các lĩnh vực quan trọng trên có
thể do DN tự xây dựng hoặc làm với sự giúp đỡ từ bên ngoài. Chẳng hạn, việc thiết kế hàng
may mặc hoặc nghiên cứu các loại vải mới có thể được mua từ các đơn vị khác.
1.2.2 Bài học từ Hàn Quốc
Có thể nói, Hàn Quốc đã chọn một con đường khác biệt để gia nhập thị trường quốc tế.
Bên cạnh những yếu tố khách quan thuận lợi thời đó như nguồn viện trợ dồi dào của Mỹ, sự
non yếu của các nước láng giềng..., không thể phủ nhận vai trò của những yếu tố nội tại trong
việc nâng cấp vị thế của Hàn Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may, như:
Chính sách ưu tiên phát triển ngành dệt may của Chính phủ:
Sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng mở rộng
ngành dệt may, từ các các sản phẩm thượng nguồn như sản xuất sợi tổng hợp và sợi tự nhiên,
đến các khâu trung nguồn như dệt vải, cắt, nhuộm và cả phần hạ nguồn như như may mặc. Các
công ty ngành dệt liên kết với nhau trong Hội Liên hiệp Sợi và Dệt, phối hợp chặt chẽ ở cả thị
trường trong và ngoài nước. Nhà nước để các doanh nghiệp tự do hoạt động trên thị trường,
chỉ trợ giúp bằng cách bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, trợ giúp hoạt động xuất khẩu
như đưa ra hệ thống hạn ngạch để quản lý xuất khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc, khuyến
khích các công ty nội địa bố trí hoạt động trên hầu hết các khâu, từ thượng nguồn đến hạ
nguồn.
Chú trọng đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm:

Xuất thân là một nước nông nghiệp nghèo với nguồn tài nguyên hạn chế, cho đến
những năm 70 của thế kỷ XX, hàng hóa của Hàn Quốc vẫn chưa có uy tín cả ở trong và ngoài
nước. Nhưng khi xây dựng ngành dệt may, cả Chính phủ và các doanh nghiệp đều rất chú
18
trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngày nay, không chỉ các khâu thượng nguồn như xe sợi,
dệt vải được chú trọng, mà cả ngành tạo mẫu và phân phối ở Hàn Quốc cũng rất phát triển.
Hàng dệt may Hàn Quốc được đánh giá cao không chỉ vì nguyên liệu có chất lượng tốt, mà
còn ở mẫu mã sản phẩm, đi kèm là hệ thống phân phối chuyên nghiệp và hiệu quả. Ngành dệt
may Hàn Quốc đã chiếm vị trí độc tôn trên thị trường nội địa. Trên thị trường nước ngoài,
hàng dệt may xuất khẩu của Hàn Quốc cũng có uy tín cao, nhất là tại các nước châu Á.
Tinh thần lao động cần cù của người dân và vai trò nổi bật của các Chaebol:
Người Hàn Quốc nổi tiếng về tinh thần lao động cần cù và tính kỷ luật cao. Cho đến
nay, số giờ lao động của người Hàn vẫn thuộc loại cao nhất trên thế giới(3). Sau chiến tranh,
Chính phủ đã kêu gọi người dân thắt lưng buộc bụng, làm việc chăm chỉ với mức lương khiêm
tốn. Nhờ vậy, Hàn Quốc đã nhanh chóng tích lũy được một số vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng
và nâng cấp trang thiết bị cho các ngành công nghiệp, trong đó có ngành dệt may.
Bên cạnh đó, một mô hình tổ chức kinh doanh đặc thù của Hàn Quốc là các Chaebol cũng
đóng góp vai trò quan trọng vào sự thành công của kinh tế Hàn Quốc nói chung, ngành dệt
may nói riêng. Dù còn nhiều tranh cãi về cách thức hoạt động, nhưng không thể phủ nhận sự
năng động, tinh thần vươn lên của các Chaebol đã đóng vai trò quyết định trong thành công
của nền kinh tế Hàn Quốc. Được sự ủng hộ của Chính phủ, quy mô và vị thế độc quyền của
các Chaebol đã giúp ngành công nghiệp dệt may của Hàn Quốc dễ dàng mở rộng quy mô sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm các nguyên liệu cho ngành dệt may. Một số lượng lớn nguyên liệu
cho ngành may xuất khẩu Việt Nam được nhập từ Hàn Quốc. Các công ty Hàn Quốc cũng
tham gia tích cực trong chuỗi giá trị toàn cầu ở nước ngoài với việc đầu tư vào khâu phân phối
tại các nước nhập khẩu.
19
Phát huy vai trò của văn hóa trong marketing xuất khẩu hàng dệt may:
Thời gian gần đây, việc tham gia GVC dệt may của Hàn Quốc được tạo thuận lợi nhờ
Hallyu (Korean wave – làn sóng Hàn Quốc), do phim ảnh, âm nhạc đem lại, dẫn đến trào lưu

ưa chuộng sản phẩm thời trang Hàn Quốc ở hầu hết các nước châu Á. Yếu tố văn hóa quan
trọng này đã góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩm may mặc của Hàn Quốc sang các
quốc gia châu Á láng giềng như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản.... Nhờ vậy, khi kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường Mỹ, Tiểu vương quốc A-rập thống nhất... có xu
hướng giảm sút thì xuất khẩu sang Trung Quốc và Việt Nam lại tăng lên (13% và 35,8% năm
2003)(4). Những năm gần đây, không chỉ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Trung Quốc
và Việt Nam đều tăng, mà cả sang các quốc gia châu Á khác như In-đô-nê-xi-a và A-rập Xê-út
cũng tăng lên (7,6% và 16% năm 2005)(5).
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam :
Ngoài giá lao động rẻ, các yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng ngành GCPM ở Trung Quốc
là sự thông thoáng của các quy định và thủ tục, sự đầu tư lớn vào giáo dục công nghệ, tiến bộ
trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn
CNTT cốt lõi, và sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy có những bước tăng trưởng đầy ấn tượng, Trung Quốc vẫn không ngừng củng cố
năng lực của lực lượng lao động, nhất là về khả năng Anh ngữ, kỹ năng quản lý dự án và kinh
nghiệm cạnh tranh với Ấn Độ trên thị trường toàn cầu.
Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân
lực cũng như khám phá các thị trường mới, các cơ hội mới
20
Không chỉ cung cấp dịch vụ sản xuất mà còn cả dịch vụ thiết kế nữa. Khả năng thiết kế
cho thấy trình độ cao hơn về tri thức của nhà cung cấp, không những cung cấp tay nghề may
khéo léo mà còn cả trí tuệ sáng tạo.
Cải tiến là chìa khoá để mở cửa xây dựng thương hiệu cho DN và là 1 trong những lợi
thế cạnh tranh lớn nhất. Đó có thể là 1 phương thức mới để quản lý 1 công ty hoặc sáng kiến
công nghệ mới. Cải tiến kỹ thuật là vô cùng quan trọng, thường liên quan đến phát triển sản
phẩm. Khi 1 công ty dành vốn để cải tiến kỹ thuật, thường là với 1 nhóm nghiên cứu và phát
triển, tìm kiếm đưa ra các sản phẩm mới và/hoặc nâng cao doanh số bán hàng và lợi nhuận.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NGÀNH GIÀY DA
VIỆT NAM

2.2.SƠ LƯỢC NGÀNH GIÀY DA VIỆT NAM.
2.2.1.Những đặc điểm và cột mốc đáng nhớ.
2.2.1.1 Những cột mốc đáng nhớ:
Năm 2010 ngành da giày Việt Nam tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập. Thật ra việc sản
xuất và kinh doanh giày dép tại Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng phần lớn là sản xuất bằng
phương pháp thủ công. Việc thành lập ngành da giày Việt Nam cách đây 20 năm là mốc đánh
dấu sự ra đời của ngành công nghiệp da giày sản xuất theo phương thức hiện đại trên dây
chuyền công nghiệp, từ đó hình thành những nhà máy có quy mô từ vài trăm đến hàng chục
ngàn lao động và tham gia vào việc xuất khẩu giày dép ra thế giới.
1990-2000 :
21
Vào những năm đầu thập niên 1990, ngành giày Việt Nam chủ yếu gia công sản xuất
mũ giày cho các nước Đông Âu theo Hiệp định 19/5, tuy nhiên việc gia công này đã sớm sút
giảm do thị trường Đông Âu bị biến động mạnh.
Vì vậy, vào giữa những năm 1990, các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam phải tự
tìm kiếm thị trường và chuyển dần xuất khẩu sang các nước Tây Âu. Đến cuối năm 2000, số
liệu xuất khẩu cho thấy cả ngành da giày lúc bấy giờ đã đạt mức 1.471 triệu USD.
2000-2010 :
Từ đầu những năm 2000 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách
khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước giúp cho các doanh nghiệp da giày trong nước cơ hội
phát triển, cộng với đầu tư của nhiều doanh nghiệp sản xuất da giày từ Hàn Quốc, Đài Loan...
góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt của ngành da giày Việt Nam.
Đến hết năm 2008, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt đến 4.767 triệu USD, tăng
3,2 lần so với năm 2000 và tăng đều đặn với tỷ lệ khá cao, trên 18% mỗi năm.
Trong nước, ngành da giày được xếp hàng thứ ba trong các ngành xuất khẩu lớn, chỉ đứng sau
dệt may và dầu khí. Bên ngoài, Việt Nam được xếp hàng thứ tư trong số các nước xuất khẩu da
giày lớn trên thế giới. Điều này cho thấy những chính sách đúng đắn đã có tác động tích cực
vào ngành da giày.
Đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã có dấu hiệu chững lại với mức xuất
khẩu là 4.067 triệu USD, giảm 14,6% so với 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế

giới.
22
2.2.1.2.Đặc điểm của ngành da giày Việ t Nam :
Phần lớn các doanh nghiệp da giày của Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ vốn đầu tư hạn chế nên vẫn sản xuất dưới hình thức gia công cho nước ngoài là chủ yếu.
Hiện tỷ lệ gia công của ngành da giày Việt Nam là khoảng 70%. Về nguyên liệu, Việt Nam
chủ động hơn 90% về bao bì và đế giày, nhưng chỉ chủ động 20 - 30% nguyên liệu da cao cấp
và chủ yếu phải nhập khẩu nguyên liệu.
Về qui mô:
Theo thống kê của Hiệp hội Lefaso năm 2008 Việt Nam có 507 doanh nghiệp hoạt
động trong ngành da giày, với công suất 715 triệu đôi/năm với 90% sản phẩm là cho xuất
khẩu.
Các nhà sản xuất trong ngành da giày tại Việt Nam có thể được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 235 đơn vị liên doanh và 100% vốn nước ngoài, thường từ Đài Loan và Hàn
Quốc. Nhóm này chủ yếu là các đơn vị gia công giày cho các thương hiệu nổi tiếng Nike,
Rebok, Addidas, Clarks và một vài đơn vị cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành. Đây là lực
lượng sản xuất chính, chiếm tới 60% tổng công suất sản xuất giày dép của Việt Nam (429 triệu
đôi).
Hệ thống thiết bị công nghệ ở mức trung bình cao, có khả năng thực hiện tất cả các
công đoạn sản xuất giày. Các đơn vị sản xuất này cũng có tổ chức và trình độ quản lý sản xuất
hiện đại, hưởng lợi thế vốn, thiết bị, thiết kế, marketing và phân phối sản phẩm từ các đối tác
mua lớn.
Nhóm 230 nhà sản xuất trong nước trong đó có một số nhà máy cổ phần hóa và 6
doanh nghiệp nhà nước, còn lại là doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này chủ yếu gia
23
công hàng xuất khẩu cho các nhãn hiệu và các nhà bán lẻ lớn trên thế giới, tuy nhiên ở cấp độ
nhỏ và ít ổn định hơn so với các đơn vị có vốn nước ngoài.
Hệ thống thiết bị, công nghệ nói chung vẫn ở mức trung bình bán tự động và cơ khí,
mức độ sử dụng lao động phổ thông còn cao, do đó năng suất lao động chưa được cải thiện.
Đặc biệt, trình độ kỹ thuật, quản lý của các đơn vị này còn yếu kém do thiếu nguồn nhân lực

được đào tạo bài bản, chủ yếu được học hỏi qua kinh nghiệm vừa làm vừa học. Năng lực
marketing của nhóm này hầu như không có do bị quá phụ thuộc vào các trung gian xuất khẩu
và chỉ tập trung vào gia công các đơn hàng xuất khẩu. Hầu như không có sự hiện diện của các
doanh nghiệp trong nước sản xuất phụ kiện cho ngành da giày.
Nhóm các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công có công nghệ sản xuất đơn giản, chủ yếu
cung ứng cho thị trường nội địa các sản phẩm có mẫu mã nghèo nàn. Nhóm này chưa có khả
năng xuất khẩu.
Về sản phẩm và quy trình sản xuất:
Trong sản phẩm giày dép nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng khoảng 68 - 75% giá thành
sản phẩm lớn, trong đó chất liệu giày dép quyết định chất lượng và đẳng cấp sản phẩm. Hiện
nay, chất liệu da vẫn được đánh giá là cao cấp nhất, tiếp theo là chất dẻo và cao su và các chất
liệu khác.
Qui trình sản xuất giày dép bao gồm các công đoạn chính sau:
-Gia công nguyên liệu
-Pha cắt nguyên liệu
-Lắp ráp mũ giày
24
-Tiền chế đế giày
-Gò ráp đế và hoàn thiện giày
-KCS và đóng gói
Các loại sản phẩm khác nhau sẽ có một số công đoạn sản xuất khác nhau.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy đặc điểm gia công của ngành da giày Việt Nam là:
Phần lớn doanh nghiệp da giày Việt Nam phải nhập khẩu kĩ thuật công nghệ, nguyên
liệu và vốn của các nhà thầu và hãng giày của nước ngoài, kể cả phần thiết kế mẫu các doanh
nghiệp sản xuất phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các hãng nước ngoài.
Về nguyên liệu, Việt Nam chỉ chủ động 20 - 30% nguyên liệu da cao cấp và chủ yếu
phải nhập khẩu nguyên liệu. Một trong những nguyên liệu chính cho sản xuất giày là da thuộc,
thì cả nước hiện có khoảng 30 doanh nghiệp (có 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) chỉ
đáp ứng một sản lượng rất nhỏ nguyên liệu của toàn bộ ngành giày Việt Nam.
Ngoài ra, chưa có một cơ quan kiểm định, chứng nhận chất lượng giày dép và sản

phẩm da ở Việt Nam. Các nhà sản xuất Việt Nam thường phải gửi mẫu sản phẩm sang Hồng
Kông làm dịch vụ kiểm định theo chỉ định của khách hàng.
Sơ đồ : Quy trình sản xuất trong ngành da giày Việt Nam
25

×