ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG
NĂM 2012 -2013
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ BÀI:
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con đường mòn nơi nghĩa địa trong truyện ngắn
Thuốc của Lỗ Tấn.
Câu 2. (3 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn sau:
Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc.
(Viết không quá 400 từ)
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu
3a, hoặc 3b)
Câu 3a. (Theo chương trình chuẩn)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2007, trang 89)
Câu 3b. (Theo chương trình nâng cao)
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN
Câu 1. ( 2 điểm)
-Con đường mòn chính là “ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém
hoặc chết tù, ở về phía tay trái và nghĩa địa những người nghèo, ở về phía tay phải. Cả hai
nơi, mộ dày khít, lớp này, lớp khác như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ”.
-Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa:
+Không hề có sự phân biệt giữa những người làm cách mạng hi sinh vì đất nước với
những kẻ trộm cắp, giết người. Vô hình trung, những chiến sĩ cách mạng cũng bị xem là
“giặc”.
+ Số người bị chết chém hoặc chết tù cũng nhiều như số người bị chết vì nghèo đói. Một
con số gợi lên thực trạng xã hội vừa đen tối lại vừa tàn bạo của đất nước Trung Hoa cũ.
+Con đường mòn không chỉ là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vô hình của lòng
người, của những định kiến xã hội. Đó là sự ngăn cách giữa quần chúng và những người làm
cách mạng.
Câu 2.( 3 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội- một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ,
rõ ràng, lập luận chắc chắn; diễn đạt sáng rõ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau:
-Quan niệm sống được đặt ra trong luận đề:
+Tiền bạc có sức mạnh vạn năng trong nền kinh tế hàng hoá, là thước đo của mọi sản
phẩm, thoả mãn được nhiều nhu cầu của con người trong đời sống .
+Tiền không mua được hạnh phúc bởi tiền không thể sản sinh ra tình yêu, niềm vui, nỗi
buồn, ước mơ, khát vọng, sự sẻ chia, động viên, an ủi…
-Quan niệm trên là một quan niệm đúng:
+ Trong cuộc sống, con người nhiều khi có đầy đủ mọi nhu cầu vật chất song vẫn không
tìm thấy hạnh phúc.
+Tiền bạc có thể kích thích sự nỗ lực, phấn đấu của con người; nâng cao chất lượng
cuộc sống cho con người nhưng nếu xem tiền là trên hết thì rất dễ rơi vào bi kịch.
+Nói thế, cũng không nên phủ nhận vai trò của tiền (vật chất). Có điều phải biết coi
trọng đời sống tinh thần: con ngưòi cần có tình yêu, khát vọng, lí tưởng sống…và hạnh phúc
chính là hoàn thành mỹ mãn những điều đó…
-Cần phê phán những kẻ sống nặng vì tiền mà quên nghĩa tình, đạo đức. Mỗi một chúng
ta nên hiểu đúng về giá trị của tiền và giá trị của hạnh phúc để có một thái độ sống tích cực
nhất.
-Vận dụng những dẫn chứng trong văn học (thứ yếu) và trong thực tế (chủ yếu)để làm
sáng tỏ cho ý tưởng.
Câu 3a. (5 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phát biểu cảm nhận về
đoạn thơ trữ tình - ở đây là phân tích một hình tượng nghệ thuật. Kết cấu chặt chẽ, hành văn
trôi chảy, lưu loát; không mắc lỗi về chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp…
Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả và bài thơ Tây Tiến (QD), những đặc sắc nghệ thuật của
đoạn thơ, cần làm nổi bật hình tượng người lính trong đoạn thơ ấy:
-Về nội dung: Đoạn thơ khắc hoạ hình ảnh người lính với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và
bi tráng.
+Khí phách oai phong lẫm liệt, sức mạnh phi thường bên trong hình hài tiều tụy.
+Tâm hồn trẻ trung, hào hoa, lãng mạn.
+Tinh thần xả thân vì lí tưởng, sự hi sinh cao cả vì Tổ quốc.
-Về nghệ thuật:
+Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; hình ảnh gợi cảm gây ấn
tượng sâu sắc.
+Sử dụng nhiều từ Hán-Việt; giọng thơ gân guốc, chắc khoẻ, giàu nhạc tính; ngôn ngữ
tạo hình độc đáo.
Câu 3b. (5 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc- hiểu để phân tích một vấn đề
trong tác phẩm (đoạn trích). Kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy, lưu loát; không mắc lỗi về
chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp…
Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững nội dung tác phẩm, đoạn trích, hình tượng cây xà nu và nghệ thuật
xây dựng hình tượng của Nguyễn Trung Thành, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
-Cây xà nu là một hình tượng đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện: từ cảm hứng say
mê, mãnh liệt và ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cây xà nu, NTT đã kết cấu truyện theo lối đầu
cuối tương ứng, làm nền cho câu chuyện của dân làng Xôman. Đặc biệt trong đoạn mở đầu,
với ngòi bút đầy chất hoạ, chất thơ của NTT, cây xà nu như được chạm nổi trước mắt người
đọc với hình khối, đường nét, màu sắc, hương vị…
-Cây xà nu có mặt suốt chiều dài tác phẩm, tham dự vào đời sống sinh hoạt, những sự
kiện trọng đại của dân làng đồng thời gắn bó, hoà nhập, ứng chiếu với con người.
-Xà nu vừa mang ý nghĩa tả thực về loại cây của núi rừng Tây Nguyên vừa mang ý
nghĩa biểu tượng cho đức tính, phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên trong chiến
tranh:
+Tượng trưng cho những đau thương, mất mát, niềm uất hận…
+Tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, không bị khuất phục…
+Tượng trưng cho các thế hệ nhân dân Xôman kế tiếp nhau trưởng thành…
+Biểu tượng về con người Tây Nguyên khao khát tự do,vươn theo ánh sáng Cách mạng.
-Hình tượng cây xà nu là thành công xuất sắc trong nghệ thuật dựng truyện của NTT:
cảm xúc dào dạt, ngôn ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Nó đem đến cho thiên
truyện cảm hứng sử thi hào hùng, tráng lệ.
-HẾT-
ĐỀ THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN
(Ôn tập thi tốt nghiệp THPT)
Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm) :
Câu 1 : (2,0 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn ?
Câu 2 : (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói :
" Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố "
(Trích Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm)
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3a : Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Những đường Việt Bắc của ta.
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp, trùng trùng.
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn.
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày.
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
(Ngữ văn 12 Chuẩn - Tập 1)
Câu 3b : Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật chánh án Đẩu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
(Ngữ văn 12 - Tập 2)
Sở GD&ĐT Quảng Nam
Trường THPT Phạm Phú Thứ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN
Đáp án và thang điểm:
Đáp án Điểm
I. PHẦN CHO CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1
(2,0 đ)
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn
a) Cuộc đời:
- Chu Thụ Nhân (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng Trung Quốc. 0,25
- 13 tuổi chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh vì không có thuốc mà chết ông ôm ấp
nguyện vọng học nghề thuốc.Nghề hàng hải, nghề khai mỏ.
0,25
- Nhờ học giỏi, ông được nhận học bổng của Nhật, ông chọn học ngành y. Một lần xem
phim thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh hăm hở xem quân Nhật chém một người
Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông giật mình nhận ra rằng : Chữa bệnh thể
xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần.Ông chuyển sang làm văn nghệ
0,5
b) Sự nghiệp:
- Làm văn nghệ ông dùng ngòi bút để phanh phui các " Căn bênh tính thần " của quốc
dân lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.
0,5
- Tác phẩm tiêu biểu : tập truyện Gào thét; Bàng hoàng; Truyện vừa: AQ chính truyện ;
Các tập tạp văn : Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng,
0.5
Câu 2
(3,0 đ)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu
nói :
" Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố "
(Trích Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu vế kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chúng phải hợp lí; phẩm chất
cao đẹp của con người.
+ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
- Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội.
- Câu nói khẳng định: Cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước
khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan (Đây là vấn đề nghị luận)
0,5
+ Giải thích, chứng minh vấn đề:
- Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
- Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
0,5
+ Khẳng định, bàn bạc mở rộng vấn đề:
- Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp,
sống thật đẹp và hào hùng.
- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian nan, thử thách,
phải có nghị lực và bản lĩnh.
-Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ:Trong học tập,cuộc sống bản thân phải luôn có
ý thức phấn đấu vươn lên.Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông
gai,mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có
được điều này thì cần phải làm gì ?
0,5
0,5
1,0
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3a
(5,0 đ)
Theo chương trình chuẩn
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
a) Yêu cầu về kĩ năng :
Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, thí sinh có thể trình bày theo nhiều
cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
+ 8 câu thơ có thể xem như bức tranh "Việt Bắc ra quân" đã được Tố Hữu miêu tả thật là
hoành tráng, với hào khí ngất trời của những con người mới xuất quân mà như đã cầm
chắc chiến thắng trong tay.
0,5
+ Câu 1 và 2 : nét tả khái quát con đường hành quân nhưng để nói lên khí thế dũng 0,75
mãnh của những người ra trận.
+ Câu 3 và 4 : Hình ảnh đoàn quân rất đẹp, một hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng
mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.
0,75
+ Câu 5 và 6 : Hình ảnh đoàn dân công phục vụ tiền tuyến trong kháng chiến chống
Pháp
0,75
+ Câu 7 và 8 : Hình ảnh đoàn xe ra trận sau nghĩa thực câu thơ mang nghĩa bóng, nghĩa
tượng trưng trong một hình ảnh lạc quan phơi phới.
0,75
+ Nghệ thuật : Thơ lục bát, biện pháp so sánh, cường điệu, từ láy, 1,0
+ Đánh giá chung về đoạn thơ. 0,5
Câu 3b
(5,0 đ)
Theo chương trình nâng cao
Phân tích nhân vật chánh án Đẩu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu.
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, biết cách phân tích một hình tượng nhân
vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền
ngoài xa, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản
sau:
+ Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5
+ Đẩu là chánh án toà án huyện,thường giải quyết những chuyện bất hoà trong gia đình
bằng cách hoà giải.Anh mời người đàn bà đến toà án khuyên chị bỏ chồng điều đó cho ta
thấy Đẩu là một người tốt bụng,đầy thiện chí, hiểu luật pháp, khuyên như vậy là một
cách giải phóng người phụ nữ khỏi người chồng vũ phu.
1,0
+ Những người đàn bà kiên quyết không chịu bỏ chồng. Anh không hiểu lòng tốt của anh
đã trở thành phi thực tế ; kiến thức sách vở mà anh đã được học trở thành vô nghĩa trước
những lí lẽ sâu sắc nhưng đầy trải nghiệm của người đàn bà quê mùa, thất học.
1,0
+ Anh ngộ ra những nghịch lí của đời sống và hiểu được rằng chỉ có thiện chí và những
kiến thức sách vở sẽ không giải thoát được những cảnh đời tối tăm, đau khổ
1,0
+ Thông qua nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc đừng nhìn cuộc đời, con người
một cách đơn giản, phiến diện ; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ
đa chiều, nhiều chiều.
1,0
+ Đánh giá chung về nhân vật 0,5
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Ý nghĩa nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Câu 2 (3 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về mục đích của việc học: “Học để
chung sống”.
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (Câu 3a hoặc Câu 3b)
Câu 3a (5 điểm): Theo chương trình Chuẩn
Phân tích hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Câu 3b (5 điểm): Theo chương trình Nâng cao
Cảm nhận của anh (chị) về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn thơ sau:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhỏ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong 4.000 lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 2 trang)
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
(Trích “Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm)
… … … .HẾT. … … …
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
KỲTHI TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ BÀI:
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Anh/ chị hãy cho biết cảm nhận và thái độ của Phùng qua hai phát hiện của anh trong
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Câu II. (3,0 điểm)
Nhạc sĩ Pháp S.Gunô có lần nói : “Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có
tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói : “Tôi và Môda”. Bốn mươi tuổi tôi nói : “Môda và tôi”. Còn
bây giờ tôi chỉ nói : “Môda” ”.
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý
kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a
hoặc câu III.b)
Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm)
Một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Tố Hữu là giọng thơ tâm tình, ngọt ngào và tính
dân tộc đậm đà. Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích Việt Bắc (trích Việt Bắc) của Tố
Hữu.
Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm)
Vợ chồng APhủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân là hai truyện ngắn đều viết về số
phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động.
Em hãy phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng
của từng tác phẩm.
Hết
Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HOC PHỔ THÔNG
ĐỀ LUYỆN THI Môn thi: NGỮ VĂN
SỐ 17 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ BÀI:
I/ PHẦN CHUNG: (5,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm): Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác bản Tuyên
ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.
Câu 2 ( 3 điểm ) : Nhân vật PaVen Cooc - Sa- Ghin trong tác phẩm " Thép đã tôi thế đấy "
đã từng nói : " Đời người chỉ sống có một lần phải sống sao cho khởi ân hận xót xa vì những
năm sống hoài sống phí "
Anh ( chị ) có suy nghĩ gì về quan niệm trên ?
II/ PHẦN TỰ CHỌN: (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu
3a, hoặc 3b)
Câu 3a ( dành cho học sinh học sách chuẩn)
Anh ( chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước” ( trích trường ca “ Mặt
đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm:
“ Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đât Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
( Ngữ văn 12, tập 1, Nxb giáo dục, 2008, trang 119)
CÂU 3b( dành cho học sinh học sách nâng cao)
Một đặc điểm lớn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là khuynh hướng sử thi. Hãy
phân tích truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành để khẳng định điều đó.
Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm