Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

quá trình hình thành và tình hình hoạt động của viện khoa học tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.5 KB, 20 trang )

Ngô Thị Hường
MỤC LỤC
Toán kinh tế - K47
Ngô Thị Hường
LỜI MỞ ĐẦU
Lý thuyết và thực hành là hai mặt của một vấn đề có liên quan hệ mật
thiết với nhau, đan xen vào nhau có tác dụng bổ sung cho nhau .Thấy được
tầm quan trọng của vấn đề và mong cho sinh viên có một nền tảng kiến thức
đầy đủ trong thời gian tới chúng em sẽ đi thực tập một đơn vị thực tế để thấy
được mối quan hệ giữa những kiến thức được học và thực tiễn. Được sự giới
thiệu của lãnh đạo khoa Toán kinh tế đặc biệt của thầy Hoà và cô Ngọc trong
thời gian tới em sẽ đến thực tập tại Viện khoa học Tài chính.
Viện Khoa học Tài chính có nhiệm vụ tổ chức công tác nghiên cứu
khoa học về kinh tế, tài chính, quản lý công tác nghiên cứu khoa học trong
toàn ngành, thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng
dụng kết quả nghiên cứu khoa học về kinh tế, tài chính; tham gia các công tác
đào tạo, bồi dưỡng, hợp tác quốc tế và các hoạt động khác theo quy định của
Giám đốc Học viện Tài chính.
Sau hơn hai tuần làm việc tại Viện được sự giúp đỡ ban lãnh đạo Viện
và phòng Phân tích và dự báo em đã học tạp được rất nhiều bổ ích cho chuyên
đề thực tập tới. Em mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của ban Lãnh
đạo và thầy cô giáo để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tới.
Toán kinh tế - K47
1
Ngô Thị Hường
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KHOA HỌC TÀI CHÍNH
1.1.Quá trình hình thành và phát triển viện KHTC
Viện nghiên cứu Tài chính là cơ quan nghiên cứu trực thuộc Bộ Tài
chính, thành lập ngày 7/11/1967, với tên gọi là Viện Khoa Học Tài Chính.
Năm 1996 đổi tên thành Viên Nghiên Cứu Tài Chính. Tên giao dịch tiếng


Anh là “Institue of Finance Reseach” viết tắt là IFR.
Trước đây trụ sở làm việc của Viện số 7 Lý Thường Kiệt nay chuyển
về số 8 Phan Huy Chú.
Cuối năm 2006, Bộ xây dựng đề án thành lập Viện chiến lược và chính
sách thuế Quốc gia song đề án chưa được phê duyệt.
Nguyên các Viện trưởng:
Đ/C Vũ Ngọc Khuê (1960 – 1981)
Đ/C Nguyễn Quang Long (1981-1987)
Đ/C Võ Đình Hảo (1987-1995)
Đ/C Nguyễn Công Nghiệp (1995-1999)….
Và hiện tại là Đồng chí Quách Đức Pháp.
Viện khoa học Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài
khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của
pháp luật.
1.2 Tổ chức - bộ máy viện KHTC
Viện nghiên cứu tài chính gồm ban lãnh đạo Viện (Viện trưởng và các
Phó viện trưởng). Hội đồng Khoa học, các phòng nghiên cứu , các phòng
chức năng, Tạp chí tài chính, Trung tâm Thông tin và Dịch vụ Tài chính và
Phân viện Nghiên cứu Tài chính TP . Hồ Chí Minh.
1.2.1 Ban lãnh đạo
Toán kinh tế - K47
2
Ngô Thị Hường
Viện trưởng: Quách Đức Pháp.
Phó Viện trưởng: Lê Hải Mơ.
Phó Viện trưởng: Phạm Văn Hà.
1.2.2 Lực lượng cán bộ
Viện hiện có 62 cán bộ, trong đó có 1 giáo sư, 2 phó giáo sư, 10 tiến sỹ,
3 thạc sỹ và 45 cử nhân kinh tế, tài chính, luật; 2 kỹ thuật viên.
Ngoài ra, Viện có khoảng 300 cộng tác viên tại các trường đại học, các

việc nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, ngân hàng
ở Trung ương và địa phương.
1.2.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy
- Lãnh đạo Viện gồm có: Viện trưởng và một số Phó Viện trưởng.
Viện trưởng Viện do Bộ trưởng Bộ tài chính bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề
nghị của Giám đốc Học viện. Các phó Viện trưởng do Giám đốc Học viện bổ
nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Viện Trưởng.
- Các phòng ban:
Viện gồm có 7 phòng:
- Phòng Nghiên cứu tổng hợp và phân tích dự báo.
- Phòng nghiên cứu tài chính công.
- Phòng Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp.
- Phòng nghiên cứu tài chính doanh nghiệp.
- Phòng Nghiên cứu thị trường tài chính.
- Phòng Nghiên cứu tài chính quốc tế,
- Phòng Quản lý khoa học và Thông tin khoa học.
- Phòng Hành chính – tài vụ.
Mỗi phòng có một trưởng phòng và một số phó phòng.
Các chức danh lãnh đạo Viện có thể kiêm lãnh đạo các khoa hoặc Bộ
môn của Học viện theo qui định của Giám đốc Học viện.
Toán kinh tế - K47
3
Ngô Thị Hường
Các nghiên cứu viên thuộc Viện có trách nhiêm tham gia giảng dạy các
lớp đào tạo, bồi dưỡng theo qui định của Giám đốc Học viện.
Toán kinh tế - K47
4
Ngô Thị Hường
Sơ đồ tổ chức Viện Khoa học Tài chính
Toán kinh tế - K47

Viện trưởng
DIRECTOR
Hội đồng khoa học
Scientific Council
Các Phó viện trưởng
Deputy directors
Phân viện NCTC
Phòn
g
nghiê
n
cứu
Tổng
hợp
Phòn
g
nghiê
n
c ứu
Tài
chính
Các phòng nghiên cứu
Phòng
Phân
tích
dự báo
Phòn
g
Nghi
ên

Cứu
Thị
trườn
g
Phòn
g
Nghi
ên
cứu
Tài
chính
Quốc
Hệ thống thông tin và dịch vụ tài
chính
C ác phòng ch ức n ăng
Phòng
Quản

Khoa
học và
đào tạo
Phòn
g
Tài
vụ
Quản
tr ị
Tạp
chí
tài

chính
Trun
g
tâm
Thôn
g tin

Dịch
vụ
Th ư
vi ện
5
Ngô Thị Hường
1.3 Chức năng - nhiệm vụ của Viện
Viện Khoa học Tài chính có nhiệm vụ tổ chức công tác nghiên cứu
khoa học về kinh tế, tài chính, quản lý công tác nghiên cứu khoa học trong
toàn ngành, thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng
dụng kết quả nghiên cứu khoa học về kinh tế, tài chính; tham gia các công tác
đào tạo, bồi dưỡng, hợp tác quốc tế và các hoạt động khác theo quy định của
Giám đốc Học viện Tài chính.
1.3.1 Chức năng nhiệm vụ
Nghiên cứu lý luận cơ bản tài chính. tiền tệ, chính sách tài chính, tiền
tệ, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế.
Tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tài chính trong việc hoạch định các chính
sách tài chính và cơ chế quản lý tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tổ chức điều tra, thống kê và phân tích, đánh giá, dự báo tình hình kinh
tế, tài chính, tiền tệ.
Xây dựng hệ thống dữ liệu, cung cấp thông tin kinh tế - tài chính trong
và ngoài nước, biên soạn,xuất bản các ấn phẩm dùng làm tài liệu tham khảo
dưới hình thức “Thông tin chuyên đề”.

Hợp tác nghiên cứu, trao đổi thông tin với các viện nghiên cứu tài
chính các nước và các tổ chức quốc tế.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo quy mô quốc gia và quốc tế về tài chính,
tiền tệ.
Định kì xuất bản “Tạp chí Tài chính”, “Thông tin Tài chính”, “Thông
tin phục vụ Lãnh đạo”, “Tuần kinh tế và Tài chính Quốc tế”.
Đào tạo sau đại học một số chuyên ngành: tài chính – lưu thông tiền tệ
và tín dụng: kế toán – tài vụ và phân tích hoạt động kinh tế.
Bồi dưỡng và nâng cao trình độ tài chính.
Toán kinh tế - K47
6
Ngô Thị Hường
Tham gia xây dựng chương trình đào tạo cán bộ tài chính, biên soạn và
xét duyệt các giáo trình về tài chính, tiền tệ cho các trường đại học, trung học
và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ tài chính.
Quản lý hoạt động khoa học trong toàn nghành Tài chính.
Tổ chức, quản lý thư viện Bộ tài chính.
1.3. Quyền hạn
Được cung cấp các văn bản của nhà nước và của Bộ, các tài liệu, số
liệu về quản lý kinh tê tài chính phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của Viện.
Chủ động tổ chức tiển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc
phạm vi nghiên cứu của Viện.
Đựoc quyền kí kết, triển khai thực hiện các hợp đồng dịch vụ nghiên
cứu khoa học kinh tế, tài chính, hợp đồng chuyển giao ứng dụng kết qủa
nghiên cứu của Viện theo qui định của pháp luật; lựa chọn các đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ có tính ứng dụng cao đã được Hội đồng Khoa học Tài
chính nghiệm thu để xuất bản.
Được trực tiếp yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ báo cáo tình
hình hoạt động nghiên cứu khoa học của đơn vị để phục vụ cho việc tổng hợp
báo cáo tình hình nghiên cứu khoa học của toàn ngành.

Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học theo kế hoạch được
duyệt.
Được trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học
của Viện với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định.
Xuất bản thông tin chuyên đề, Thông tin phục vụ lãnh đạo và Thông tin
tài chính theo Giấy phép của Bộ văn hoá thông tin.
Được chủ động về tài chính trong phạm vi nhiệm vụ được giao: quản
lý, sử dụng nguồn kinh phí huy động khác theo qui định của Nhà nước và của
Học viện.
Toán kinh tế - K47
7
Ngô Thị Hường
CHƯƠNG 2
CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT
ĐƯỢC CỦA VIỆN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Các mặt hoạt động của Viện
2.1.1. Hoạt động nghiên cứu
Viện có quan hệ với các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, các trường đại
học và các cơ sở tài chính vật giá của 61 tỉnh thành phố trong cả nước để thực
hiện các chức năng nhiệm vụ được giao.
Đề xuất các chính sách tài chính quốc trong các văn kiện của Đảng,
Nhà nước về đường lối chính sách phát triển hinh tế - xã hội của đất nước
trong các thời kì.
Tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
giai đoạn 1991-2001 và giai đoạn 2001-2010.
Chủ trì xây dựng Chiến lược Tài chính quốc gia giai đoạn 1991- 2001
và giai đoạn 2001- 2010.
Hướng dẫn giúp đỡ các cơ sở tài chính - vật giá xây dựng chiến lược tài
chính địa phương phù hợp với chiến lược tài chính quốc gia.
Thường xuyên tham gia, đóng góp ý kiến với các đơn vị trong Bộ Tài

chính về xây dựng chính sách và chế độ tài chính.
Hằng năm tổ chức nghiên cưú và nghiệm thu 19-20 đề tài cấp bộ và
khoảng 20 chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu cấp viện về các lĩnh vực: tài chính
vĩ mô, ngân sách nhà nước; hệ thống thuế; tài chính doanh nghiệp; chính sách và
cơ chế đầu tư; thị trường tài chính- tiền tệ; thị trường chứng khoán….
Hàng năm tổ chức nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế.
Toán kinh tế - K47
8
Ngô Thị Hường
2.1.2 Hoạt động đào tạo
Hàng năm đào tạo 6-8 tiến sĩ thuộc chuyên ngành tài chính. Bên cạnh
đó Viện còn mở hàng chục lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ tài chính.
Hiện tại có 42 nghiên cứu sinh đang viết luận án tiến sĩ.
2.1.3 Hoạt động thông tin xuất bản
Mỗi năm xã hội hoá 9-10 cuốn sách chuyên đề từ kết quả nghiên cứu.
Hàng năm xuất bản 12 số “Tạp chí tài chính” ,24 số “Thông tin Tài
chính”, 24 số “Thông tin Phục vụ Lãnh đạo” và 52 “Tuần tin Kinh tế và Tài
chính Quốc tế ”.
Thư viện có trên 3500 đầu sách, tạp chí về lĩnh vực kinh tế, tài chính,
tiền tệ trong nước và quốc tế.
2.1.4. Hợp tác quốc tế
Viện có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, Viện khoa học tài
chính của nhiều nước, và đã được tín nhiệm chọn làm đối tác để thực hiện các
chương trình hợp tác như:
Hợp tác với OECF, nghiên cứu “cải cách tài chính và ngân sách ở Việt Nam”
(1996);
Hợp tác với UNDP nghiên cứu, soạn thảo “Khung pháp luật tài chính công”
(1997);
Hợp tác với EDF – Hà Lan nghiên cưú “Giải pháp tài chính trong chương
trình tiết kiệm năng lượng”. (1997);

Hợp tác với ADB nghiên cứu và soạn thảo cuốn “Cẩm nang về thủ tục giải
ngân và kế toán dự án ADB” (1997.1998)….
Cùng với IDRC - Canada nghiên cứu về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài ra Viện có quan hệ hợp tác Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế
giới (WB); Trường Đại học Tổng hợp Hàn Quốc, Viện Chính sách Tài chính
Toán kinh tế - K47
9
Ngô Thị Hường
và tiền tệ Nhât Bản, Học viện Tài chính tiền tệ thuộc Truờng đại học nhân
dân Trung Quốc….
2.1.5. Một số ấn phẩm của Viện
Tạp chí Tài chính – phát hành một tháng một số.
Thông tin Tài chính – phát hầnh một tháng 2 số.
Thông tin Phục vụ Lãnh đạo một tháng 2 số.
Tuần tin Kinh tế và tài chính Quốc tế phát hành ttheo tuần.
Và xuất bản các sách chuyên đề.
2.2. Tình hình hoạt động của Viện trong năm 2006-2007-2008
2.2.1. Một số kết quả nổi bật của Viện năm 2006-2007
2.2.1.1. Về yêu cầu nhiệm vụ Bộ giao
-Hoàn thành một số nhiệm vụ nổi bật Bộ giao:
+Xây dựng đề án”Thành lập Viện nghiên cứu tài cính trực thuộc
Bộ”.
+Đề án đánh giá tác động sau hội nhập WTO vầ kinh tế - tài
chính và giải pháp”.
+ Đề án “Phân tích mô hình tạp đoàn kinh tế cá nước và bài học
rút ra cho Việt Nam’.
-Hoàn thành hơn 30 báo cáo thường xuyên và đột xuất với lãnh đạô Bộ.
Một số báo cacó nổi bật:
+ Báo cáo tình hình kinh tế thế giới, ảnh hưởng tác động đếnViệt
Nam và các giải pháp đối phó” phục vụ Bộ tại kì họp thứ X, Quốc hội khoá

XI.
+ Báo cáo “Triển vọng tình hình kinh tế tài chính thế giới năm
2006 và dự áo năm 2007”.
+ Báo cáo Bộ về ‘ Nhữnh thay đổi trong chính sách kinh tế của
một số nước trên thế giới”.
Toán kinh tế - K47
10
Ngô Thị Hường
+ Báo cáo Bộ về “kinh nghiệm của các nước trong sủ dụng các
nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng”.
2.2.1.2. Về tổ chức hội thảo toạ đàm khoa học
Năm học 2006-2007, Viện tổ chứ 5 cuộc toạ đàm khoa học:
+ “Luật quản lý thuế: vấn đề đặt ra và hưởgtiển khai” (tháng
8/2006).
+ ‘Nhà máy in tiền đầu tiên của chính phủ Cách mạng tại Chi Nê
– Hoà Bình’ (tháng 12/2006).
+ “Một số vấn đề nổi bật trên thị trường chưngd khoán Việt Nam
hiện nay và dự báo” (3/2007).
+ “Nợ đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương” (thámg 5/2007).
2.2.2 Đánh giá chung về kết quả công tác năm 2008 của Viện
2.2.2.1. Về công tác phục vụ yêu cầu và nhiệm vụ bộ giao
Viện KHTC đã làm tất cả các thủ tục: từ xác định định hướng nghiên cứu,
tuyển chọn các đơn vị đảm nhận việc nghiên cứu từng đề tài , hướng dẫn các
đơn vị xây dựng đề cương, làm báo thuyết minh đề tài, bảo vệ đề cương…
để phục vụ Bộ giao 18 đề tài nghiên cứu khoa hoc năm 2008 cho các đơn vị
trong ngành, đảm bảo có chất lượng, về mặt thời gian là sớm hơn mọi năm
được hơn một quý.
2.2.2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong năm qua Viện chủ trì 2 đề tài cấp nhà nước
- “Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư NSNN ở Việt Nam”.

- “Chính sách và giải pháp phát triển bền vững thị trường chứng
khoán Việt Nam đến năm 2008”.
Bên cạnh đóViện đã chủ nhiệm 3 đề tài và 01 chương trình nghiên cứu
cấp Bộ, 23 đề tài và 3 chương trình nghiên cứu cấp Viện.
Toán kinh tế - K47
11
Ngô Thị Hường
2.2.2.3. Về công tác toạ đàm, hội thảo khoa học
Về hội thảo: đã tổ chức được 3 cuộc:
-“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN”.
-“Vấn đề phối hợp chính sách, giải pháp kinh tế - tài chính khuyến
khích xuất khẩu và hạn chế nhập siêu”.
-“Chính sách và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Về toạ đàm đã tổ chức được 6 cuộc:
- “Phương pháp biên soạn Bách khoa toàn thư tài chính”.
- “Phân tích và dự báo biến động giá cả, lạm phát năm 2008 và kiến
nghị giải pháp”.
- “Tình hình thực hiện kế hoạch tài chính ngân sách với phát triển kinh
tế - xã hội địa phương giai đoạn 2006-2010”.
-“Nghị quyết 10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về kiềm chế lạm phát
sau một thời gian thực hiện”….
2.2.2.4. Thực hiện báo cáo định kì và báo cáo đột xuất Bộ giao
Trong năm qua, Viện đã thực hiện gần 30 báo cáo định kì và báo cáo
đột xuất cho Bộ, điển hình như các báo cáo (“Báo cáo về tăng trưởng và lạm
phát của các nước”, “Chính sách lãi suất của các ngân hàng thương mại”….).
2.3. Kế hoạch nhiệm vụ công tác của Viện năm 2009
Năm 2009, Viện khoa học Tài chính tập trung làm tốt các mặt công tác sau:
2.3.1. Hoạt động nghiên cứu và quản lý khoa học
2.3.1.1. Nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước
Với chức trách là cơ quan chủ trì, Viện đã chủ động bố trí cán bộ tham gia

và thực hiện hoàn thành 02 đề tài cấp nhà nước theo đúng tiến độ và chất
lượng được giao.
2.3.1.2. Nghiên cứu và quản lý đề tài cấp bộ
Hoàn thành việc tổng hợp định hướng nghiên cứu khoa học cấp Bộ
năm 2009, trình bộ giao nhiệm vụ NCKH cấp bộ năm 2009 cho các đơn vị,
Toán kinh tế - K47
12
Ngô Thị Hường
cá nhân trong Bộ và tháng 1/2009 đảm bảo về mặt thời gian cho công tác
nghiên cứu khoa học.
Đôn đốc tiến độ đề tài năm 2008 và tổ chức nghiệm thu hết các đề tài
năm 2007 trong quý 1/2009, thu nhận và tổ chức nghiệm thu đề tài 2008 trong
quý 2/2009. Kiên quyết xử lý (thanh lý) các đề tài quá hạn, không để tình
trạng dây dưa nợ đọng trong năm 2009.
Nhằm đẩy mạnh và làm tấm gương trong hoạt động nghiên cứu, Viện sẽ
phấn đấu các đề tài do các cá nhân ở Viện làm chủ nhiệm sẽ không nộp chậm.
Trình Bộ ban hành sửa đổi quy chế 152 về tổ chức nghiên cứu và quản
lý tài chính trong công tác nghiên cứu khoa học cấp Bộ
2.3.1.3. Nghiên cứu và quản lý đề tài cấp Viện
Hoàn thành và tổ chức nghiệm thu 23 đề tài và 03 chương trình nghiên
cứu cấp viện năm 2008.
Triển khai việc giao và thực hiện đề tài và chương trình cấp Viện năm
2009 theo đúng tiến độ.
Ban hành quy chế sửa đổi quy chế 89 về tổ chức nghiên cứu và quản lý tài
chính trong công tác nghiên cứu khoa học cấp viện.
2.3.2. Hoạt động tọa đàm, hội thảo
Trước mắt là chuẩn bị tổ chức 2 hôi thảo năm 2008 đã được Bộ phê
duyệt là:
- Hội thảo quốc tế: “ Chính sách, giải pháp đảm bảo cho kinh tế Việt Nam
tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn hiện nay”

- Hội thảo: “ Vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế - tài chính của Việt Nam giai
đoạn hiện nay”
Xây dựng và trình Bộ kế hoạch hội thảo, tọa đàm khoa học năm 2009
của ngành
2.3.3. Tiếp tục triển khai cuốn Bách khoa thư Tài chính
Tiếp tục đôn đốc thu nhận các mục đã ký hợp đồng, đồng thời tập trung
cho công tác biên tập. Có thể hoàn thiện trước một, hai cuốn sách về một số
Toán kinh tế - K47
13
Ngô Thị Hường
lĩnh vực có khả năng biên tập trước (lĩnh vực tài chính công, thị trường tài
chính…)
2.3.4. Thực hiện các nhiệm vụ Bộ giao đột xuất
Hoàn thành đúng thời gian, đảm bảo chất lượng các công việc Bộ giao.
Ngoài ra, Viện còn chủ động báo cáo Bộ những vấn đề nổi cộm, bức xúc của
nền kinh tế - tài chính trong và ngoài nước để Bộ tham khảo, phục vụ công
tác quản lý và điều hành nền tài chính quốc gia.
Hoàn thành xuất bản cuốn sách về Cố Bộ trưởng Tài chính Lê Văn
Hiến.
Triển khai công tác tổng kết Chiến lược tài chính 2006 – 2010 và xây
dựng Chiến lược tài chính 2011 – 2020.
2.3.5. Hoạt động đoàn thể
Củng cố, duy trì hoạt động vững mạng của các tổ chức đoàn thể: Chi
bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công…
2.3.6. Các hoạt động khác
+. Triển khai các mặt cộng tác gắn với thực hiện tiến độ kế hoạch tài
chính ngay từ đầu năm, không để tình trạng tiền dồn vào cuối năm rồi lại
chuyển sang năm sau, vừa trái Luật ngân sách vừa khó khăn trong theo dõi
quản lý và quyết toán.
+ Triển khai và đẩy mạnh hoạt động thi đua trong toàn Viện thông qua

các hoạt động chuyên môn và hoạt động ngoại khóa như: tham gia hội diễn
văn nghệ, thể thao…
+ Thực hiện triệt để và cương quyết kỷ cương, kỷ luật với lao động…
+ Có chính sách khen thưởng và xử phạt hợp lý đối với các cán bộ,
nghiên cứu viên trong Viện.
Toán kinh tế - K47
14
Ngô Thị Hường
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.1. Một số khó khăn, thuận lợi của Viện Khoa học Tài chính
trong năm 2008
3.1.1. Thuận lợi
Có sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt của Ban giám đốc
Học viện, Lãnh đạo Bộ.
Đội ngũ cán bộ của Viện cơ bản là lực lượng trẻ, có tinh thần trách
nhiệm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Một số cán bộ của Viện theo học ở nước ngoài đã hoàn thành, về Viện
công tác nên đã bổ sung lực lượng cho Viện.
Nguồn kinh phí cho hoạt động có tăng hơn so với các năm trước.
Việc bổ sung nhân sự cho các phòng trong Viện hợp lý đã giải quyết
được căn bản các công việc của từng phòng, từng bộ phận.
3.1.2. Khó khăn:
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu thiếu kinh nghiệm, đa phần cán bộ của Viện
là cán bộ trẻ và mới (15 người chiếm 30.6%)
04 đồng chí cán bộ chuyển sang công tác tại đơn vị mới theo yêu cầu
của tổ chức, 04 đồng chí đi học dài hạn ở nước ngoài.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Viện còn hạn chế, phải chuyển trụ sở
làm việc từ số 7 Lý Thường Kiệt về số 8 Phan Huy Chú gây khó khăn cho
việc triển khai hoạt động của Viện như: diện tích bị thu hep hơn trước, cơ sơ

vật chất vẫn chưa hoàn thiện…
Toán kinh tế - K47
15
Ngô Thị Hường
Cuối năm 2006, xây dựng đề án thành lập Viên CL&CSTCQG, song đề
án chưa được phê duyệt nên cũng tạo tâm tư không ổn định, ảnh hưởng đến
công việc chung.
3.2. Một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Viện vẫn còn một số
những tồn tại hạn chế:
- Mặc dù trong công việc chung có chuyển biến tốt, nhưng vẫn còn
không đồng đều người làm nhiều người làm chưa tương xứng, người đi làm
sớm, người đi làm muộn giờ.
- Trong hoạt động nghiên cứu chưa có sự say mê trong khoa học, đội
ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu có kinh nghiệm của Viện mỏng, số cán bộ
mới nhiều, việc tham gia hoàn thành các đề án Bộ giao thường phải tập trung
vào một số người nên gặp khó khăn.
- Trong công tác quản lý khoa học: vẫn còn bị động và chưa có biện
pháp quản lý thực sự hiệu quả.
-Trong công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền: mặc dù các bài
tin đã được cải thiện song chất lượng vẫn cần phải được nâng cao.
- Công tác xã hội hoá kết quả nghiên cứu còn chậm do cả nguyên nhân
chủ quan và khánh quan.
3.3.Một số biện pháp khắc phục
- Cần nâng cao ý thức tổ chức của các cán bộ trong Viện, đi làm đúng
giờ và tiến bộ công tác được giao.
- Tạo ra các phong trào thúc đẩy hoạt động tham gia nghiên cứu khoa
học của Viện góp phần nâng cao say mê nghiên cứu khoa học Viện, khuyến
khích mọi cán bộ tham gia viết báo vừa tạo thêm kinh nghiệm và làm phong
phú thêm cho hoạt động thông tin - xuất bản của Viện.

Toán kinh tế - K47
16
Ngô Thị Hường
- Đối với đội ngũ cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm cần tổ chức lớp bồi
dưỡng, cử người đi học tạo nền tảng kiến thức sâu hơn.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất của Viện tại nơi làm việc mới tạo điều kiện
hoàn thành công tác.
- Tiếp tục hoàn thiện kế hoạch thành lập Viện CL&CSTCQG tạo tâm
tư ổn định cho cán bộ trong Viện.
Toán kinh tế - K47
17
Ngô Thị Hường
KẾT LUẬN
Qua một thời gian được làm việc tại Viện được tiếp xúc trực tiếp với
các vấn đề kinh tế phát sinh, các vấn đề tài chính nổi bật và được sự giúp đỡ
của ban lãnh đạo Viện, phòng Phân tích và dự báo tổng hợp, sự hướng dẫn tận
tình của thầy Hoà và cô Ngọc em đã tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội kết
hợp với những kiến thức trên lớp em có một số ý tưởng cho chuyên đề thưc
tập sắp tới:
+ Phân tích tác động của cơ cấu vốn đầu tư tới tăng trưởng của Việt Nam.
+ Phân tích các yếu tố tác động tới việc huy động vóôn đầu tư tư NSNN.
Em mong sẽ tiếp tục được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo Viện
và thầy cô giáo để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn.
Toán kinh tế - K47
18
Ngô Thị Hường
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện khoa học Tài chính.
2. 2. Báo cáo công tác năm học 2006-2007-2008 và kế hoạch công tác

năm học 2009 của Viên KHTC.
Toán kinh tế - K47
19

×