Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường mĩ của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.72 KB, 37 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài thảo luận này, trước hết nhóm 04 chúng tôi gửi lời tới cô giáo-
giảng viên bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế trường Đại Học Thương Mại
lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Với sự quan tâm dạy dỗ chỉ bảo tận tình chu đáo của cô, nhóm 04 chúng tôi có thể
hoàn thành bài thảo luận với đề tài: Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất
khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam.
Do điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của nhóm sinh
viên nên bài thảo luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm 04 chúng tôi rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của cô và các bạn để nhóm có điều kiện bổ sung, nâng
cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác sau này và đạt thành tích tốt nhất trong
học tập.

Nhóm trưởng Thư kí
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại diễn ra
hết sức mạnh mẽ, chính đặc điểm này của nền kinh tế thế giới đã và đang làm cho các
nước đang phát triển gặp không ít khó khăn trong quá triình công nghiệp hóa-hiện đại hóa
đất nước là vì vốn, công nghệ và kĩ thuật… Và Việt Nam cũng là một trong số nước chịu
ảnh hưởng. Mặt khác, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại cũng tạo ra rất nhiều những
thuận lợi cho các nước đang phát triển nhất là về xuất nhập khẩu. Do đó, để thực hiện
mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, Đảng và nhà nước ta khẳng định
“Chiến lược phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là xu hướng thay nhập khẩu bằng
xuất khẩu”.
Trong hơn một thập kỉ qua, thủy sản là một trong 14 mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam. Thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên hơn 80 quốc gia trên Thế
giới và chinh phục được một số thị trường nhập khẩu lớn của Thế giới như: EU, Nhật
Bản, ASEAN, Mỹ, Trung Quốc,… Đặc biệt phải kể tới thị trường thủy sản Mỹ- một thị
trường thủy sản đầy tiềm năng. Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong thời gian vừa
qua xảy ra nhiều bất cập và khó khăn. Để góp phần giúp ngành thủy sản ngày càng phát
triển ra xa hơn nữa đặc biệt và thị trường Mỹ và để tháo gỡ những khó khăn đó nên nhóm


nghiên cứu thực hiên đề tài “Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
thủy sản sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam.”
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận về thương mại giữa các đương sự
có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.
Bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán và dịch vụ, là
sự thảo thuận của các bên kí kết hợp đồng. điều cơ bản của hợp đồng là phải thể hiện
được ý chí thực sự thỏa thuận không được cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau và có những nhầm
lẫn không thể chấp nhận được. Hợp đồng thương mại quốc tế giữ vai trò quan trọng trong
kinh doanh TMQT, nó xác nhận những nội dung dao dịch mà các bên đã thỏa thuận và
cam kết thực hiện. Các nội dung đó, nó xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của các bên
trong quá trình dao dịch thương mại.
Hợp đồng là cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu các
bên đối tác thực hiện các nghĩa vụ của họ. Hợp đồng còn là cơ sở để đánh giá mức độ
thực hiện nghĩa vụ của các bên, là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu nại khi bên đối tác
không thực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đã thỏa thuận.
Hợp đồng càng quy định chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh
chấp.
Việc ký kết hợp đồng cần xác định nội dung đầy đủ, chuẩn bị thận trọng và chu
đáo.
1.2 Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng TMQT có thể được phân loại như sau:
- Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại hợp đồng: Ngắn
hạn và dài hạn.
- Theo nội dung quan hệ kinh doanh có: Hợp đồng XK, hợp đông xuất
khẩu.
- Theo nội dung mua bán: các hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng
mua bán dịch vụ. Hợp đồng tư vấn, hợp đồng đại lý, hợp đồng mô giới, hợp đồng
ủy thác… là hợp đồng mua bán dịch vụ.

- Xét theo hình thức hợp đồng có các loại: Hình thức văn bản và hình
thức miệng.
- Theo hình thức hợp đồng: Bao gồm hợp đồng một văn bản, hợp đồng
nhiều văn bản
1.3 Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các nội dung cơ bản sau: Chuẩn bị hàng
hóa xuất khẩu; kiểm tra hàng xuất khẩu; thuê phương tiện vận tải; mua bảo hiểm cho hàng
hóa; làm thủ tục hải quan; khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có).
1.3.1. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, số lượng,
phù hợp với chất lượng, bao bì kí mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian quy định
trong hợp đồng laoTMQT. Chuẩn bị hàng xuất khẩu gồm các nội dung sau:
a. Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng:
Tập trung hàng xuất khẩu là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng phù hợp về
chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí. Tạo nguồn hàng là toàn bộ biện
pháp, cách thức tác động đến nguồn hàng để tạo nguồn hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ,
kịp thời hàng hóa cho doanh nghiệp xuất khẩu.
b. Bao gói hàng xuất khẩu:
Việc tổ chức đóng gói bao bì là khâu quan trọng trong trong việc chuẩn bị hàng
hóa. Yêu cầu đối với bao bì hàng hóa xuất khẩu:
+ Bao bì phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển
+ Bao bì phải phù hợp với các điều kiện bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản
+ Bao bì phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định và thị hiếu tiêu dùng của thị
trường xuất khẩu cũng như tập quán của ngành hàng.
+ Bao bì cần hấp dẫn thu hút khách hàng, hướng dẫn tiêu dung, thuận tiện khi
sử dụng.
+ Bao bì hàng xuất khẩu cần đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế
Khi lựa chọn bao bì đóng gói cần căn cứ vào các cơ sở khoa học sau:
+ Căn cứ vào hợp đồng ký kết
+ Căn cứ vào loại hàng hóa cần đóng gói

+ Căn cứ vào các điều kiện vận tải
+ Căn cứ vào điều kiện pháp luật và tập quán ngành hàng
c. Kẻ ký mã hiệu hàng hóa
Kẻ kí mã hiệu làm khâu cần thiết và là khâu cuối cùng trong quá trình chuẩn bị
hàng xuất khẩu. Để kẻ kí mã hiệu người quản trị cần quyết định:
+ Nội dung kẻ ký mã hiệu
+ Vị trí kẻ ký mã hiệu
+ Chất lượng kẻ ký mã hiệu
1.3.2. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu là công việc cần thiết, là sự tiếp tục quá trình các
công đoạn thực hiện hợp đồng Thuwng mại quốc tế. Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu là
kiểm tra mức độ phù hợp của hàng hóa xuất nhập khẩu so với yêu cầu đề ra trong hợp
đồng Thương mại quốc tế. Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có trách nghiệm kiểm
tra trọng lượng, phẩm chất, số lượng, nếu hàng hóa lá động vật, thực vật, hàng thực
phẩm thì phải kiểm tra khả năng lây nan bệnh dịch. Hệ thống kiểm tra hàng hóa phải được
thực hiện ở 2 cấp:
- Ở cơ sở: kiểm tra về chất lượng, số lượng và trọng lượng
- Ở cửa khẩu người quản lý phải xác định:
+ Cơ quan giám định
+ Nội dung giám định
+ Căn cứ để giám định
+ Thời gian và địa đểm giám định
+ Yêu cầu về chúng thư giám định
1.3.3. Thuê phương tiện vận tải
Thông thường trong các hợp đồng xuất nhập khẩu đã quy định loại phương tiện
vận tải. Khi thuê phương tiện vận tải, nhà quản trị phải quyết định: loại phương tiện đó
như thế nào; hình thức thuê; thời điểm thuê; thuê của hãng vận tải nào;…
a. Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải
-căn cứ vào hợp đồng TMQT
-căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa

-căn cứ vào điều kiện vận tải
b. Tổ chức thuê phương tiện vận tải
-phương thức thuê tầu chợ: Tầu chợ là tàu chạy theo 1 hành trình và thời gian xác
định
-phương thức thuê tầu chuyến: Thuê tầu chuyến là chủ tầu cho người thuê toàn bộ
chiếc tầu để chuyên chở hàng hóa giữa 2 hay nhiều cảng và nhận tiền cước thuê tầu do 2
bên thỏa thuận.
1.3.4. Mua bảo hiểm hàng hóa.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa, trong
những điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong
quá trình vận chuyển. Chính vì vậy, những người kinh doanh xuất nhập khẩu thường mua
bảo hiểm cho hàng hóa để giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra.
a. Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Căn cứ vào điều kiện giao hàng trong hợp đồng TMQT.
- Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển.
- Căn cứ váo điều kiện vận chuyển.
b. Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Xác định nhu cầu bảo hiểm.
- Xác định loại hình bảo hiểm.
- Lựa chọn công ty bảo hiểm.
- Đàm phán, ký kết hợp đồng bảo hiểm.
1.3.5. Làm thủ tục hải quan
Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoặc ủy quyền
cho đại lý làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập
khẩu theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau đây:
a. Khai và nộp hồ sơ hải quan.
Người khai hải quan phải và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa trong thời gian
quy định. Có 2 hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử.
- Khai thủ công là người khai hải quan trực tiếp đến cơ quan để thực
hiện khai trên tờ khai hải quan, đây là hình thức khai truyền thống, nhưng tốn kém

thời gian và thủ tục hải quan bị kéo dài.
- Khai điện tử là doanh nghiệp tiến hành khai trên giấy tờ hải quan và
truyền đến cơ quan hải quan thông qua Internet. Đây là hình thức khai tiến bộ được
nhiều nước trên thế giới áp dụng. Nếu hệ thống của cơ quan hải quan hiện đại và
được tích hợp, đồng thời chấp nhận chứng từ điện tử, áp dụng hệ thống quản lý rủi
ro tự động sẽ hiện đại hóa được thủ tục hải quan và rút ngắn thời gian thông quan.
Người khai hải quan sau khi khai vào tờ khai hải quan, cùng với chứng từ tạo
thành hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan nhập khẩu hàng hóa thường chứng từ phức tạp hơn
hồ sơ hải quan xuất khẩu hàng hóa và số chứng từ còn phụ thuộc vào từng chủng loại
hàng hóa và thị trường xuất nhập khẩu.
Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở hải quan.
Trong các trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nộp 1 số chứng từ cho đến trước thời điểm
kiểm tra hàng hóa thực tế của hải quan.
Hồ sơ hải quan sau khi tiếp nhận được thông qua hệ thống quản lý rủi ro tự động
phân luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Hồ sơ luồng đỏ kiểm tra thực tế hàng hóa.
b. Xuất trình hàng hóa
Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để cơ quan
kiểm tra thực tế hàng hóa. Hệ thống rủi ro tự động xác định các hình thức kiểm tra:
-Kiểm tra đại diện không quá 10% đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu là nguyên
liệu sản xuất hàng xuất khẩu và gia công xuất khẩu, hàng cùng chủng loại,…
-Kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khaaurcuar chủ hàng đã vi phạm nhiều
lần pháp luật hải quan, lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
Khi xuât trình hàng hóa doanh nghiệp phải thống nhất với cơ quan hải quan về địa
điểm và thời điểm kiểm tra hàng hóa vừa đảm bảo đúng quy định của cơ quan hải quan
vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình giao nhận hàng hóa và tối ưu được chi
phí.
c. Nộp thuế và thực hiện các quy định của hải quan
Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng và kiểm tra
thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định sau:
-Cho hàng qua biên giới.

-Cho hàng qua biên giới có điều kiện như phải sửa chữa khắc phục lại, phải nộp bổ
sung thuế XNK.
-Không được phép XK.
1.3.6. Tổ chức giao nộp hàng với phương tiên vận tải.
a. Giao hàng XK.
 Giao nhận khi chuyên chở bằng container
 Giao hàng đủ 1 container
 Giao hàng cho người vận tải đường sắt.
 Giao hàng cho người vận tải đường bộ
 Giao hàng cho người vận tải đường hàng không.
b. Nhận hàng từ phương tiện vận tải
 Nhận hàng từ tầu biển
 Nhận hàng chuyên chở bằng container.
 Nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt
 Nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ
 Nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không.
1.3.7. Thanh toán hàng hóa xuất khẩu.
a. Thanh toán bằng phương thức tín dụng.
 Thực hiện hợp đồng XK
- Nhắc nhở mở L/c.
- Kiểm tra L/c.
- Sửa L/C.
- Giao hàng và chuận bị chứng từ thanh toán.
 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
- Mở L/C.
- Kiểm tra chứng từ.
b. Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.
c. Phương thức chuyển tiền.
d. Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền.
1.3.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

a. Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua.
 Người mua khiếu nại người bán trong các trường hợp sau:
- Giao hàng không đúng trọng lượng, số lượng, quy cách.
- Hàng giao không đúng phẩm chất, nguồn gốc như hợp đồng quy
định.
- Bao bì, ký mã hiệu sai quy cách không phù hợp với điều kiện vận
chuyển, bảo quản làm hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyện.
- Giao hàng chậm, cách thức giao hàng sai so với thỏa thuận giữa 2
bên như chuyển tải hàng hóa, giao hàng từng phần.
- Không giao hàng mà không phải do trường hợp bất khả kháng gây
ra.
- Không giao hoặc giao chậm tài liệu kỹ thuật không thông báo hoăc
thông báo chậm hàng hóa đã lên tầu, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
khác như thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa hoặc giao hàng
hóa đang bị tranh chấp với bên thứ 3.
 Người bán khiếu nại người mua vì người mua vi phạm các điều
khoản đã quy định trong hợp đồng như: thanh toán chậm, không thanh toán, thanh
toán không đúng lịch trình. Không chỉ định phương tiện đến chậm, đơn phương
hủy bỏ hợp đồng.
Để khiếu nại, người khiếu nại phải lập hồ sơ khiếu nại bao gồm: đơn khiếu nại,
bằng chứng về sự vi phạm và các chứng từ có lien quan khác.
b. Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm
Chương 2: Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
thủy sản sang thị trường Mĩ của các doanh nghiệp Việt Nam.
2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường

2.1.1. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Mỹ
2.1.1. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Mỹ
Hoa Kỳ là thị trường thủy sản lớn thứ ba trên thế giới, sau Nhật Bản và Trung
Quốc. Mức tiêu thụ thủy sản hàng năm của Hoa Kỳ khoảng năm tỷ pound. Theo số liệu

của Công ty Nghiên cứu thị trường Mintel, năm 2010, tổng doanh số bán lẻ của thị trường
cá và thủy sản Hoa Kỳ đạt 15,8 tỷ USD.
Hoa Kỳ là nước thuần nhập khẩu thủy sản và chỉ có ngành nuôi trồng thủy sản rất
nhỏ so với các nước khác. Do đó, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng thủy sản nuôi của
Hoa Kỳ rất lớn. Theo Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ
(National Oceanic and Atmospheric Administration – NOAA), người Mỹ tiêu thụ khoảng
từ 6 triệu đến 7 triệu tấn thủy sản tự nhiên và nuôi trồng hàng năm, trong số đó 84% được
nhập khẩu và một nửa là thủy sản nuôi. Tổng sản lượng thủy sản của Hoa Kỳ chỉ chiếm
khoảng 2% tổng tiêu thụ của cả nước. Do đó, thâm hụt thương mại thủy sản của Hoa Kỳ
năm 2011 ước tính khoảng 9 tỷ USD.
Bảng 1: Nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Kim ngạch nhập khẩu (tỷ
USD)
16,891 16,897 18,298
Khối lượng nhập khẩu (triệu
tấn)
2,505 2,520 2,560
(Nguồn: Tổng hợp từ nguồn VASEP)
Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ đạt 16,9 tỷ USD,
tương đương với năm 2011. Khối lượng nhập khẩu đạt 2,52 triệu tấn, tăng 14.648 tấn
(tương đương 0,6%) so với khối lượng nhập khẩu năm 2011. Năm 2012, tổng khối lượng
nhập khẩu các loại thủy sản làm thực phẩm gồm 2.052.008 tấn sản phẩm tươi sống và
đông lạnh đạt giá trị 14,3 tỷ USD; 310.964 tấn sản phẩm đóng hộp đạt giá trị 1,9 tỷ USD;
42.502 tấn sản phẩm đã qua xử lý đạt giá trị 300 triệu USD; 2.610 tấn sản phẩm trứng cá

đạt giá trị 33 triệu USD và 33.432 tấn sản phẩm khác đạt giá trị 178 triệu USD.
Theo Cơ quan quản lý Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), năm 2013 giá trị nhập
khẩu thủy sản tăng 8,3% tương đương khoảng 1,4 tỉ USD đạt 18,3 tỉ USD, cao hơn so với
16,9 tỉ USD của năm 2012, khối lượng nhập khẩu chỉ tăng 1,6% tương đương 32.000 tấn
từ 2,52 triệu tấn trong năm 2012 lên 2,56 triệu tấn năm 2013.
Người Mỹ có thói quen tiêu thụ các loại thủy sản tươi sống. Ngành nuôi trồng thủy
sản của Hoa Kỳ cũng nhập một lượng lớn thủy sản nhằm phát triển và mở rộng ngành sản
xuất trong nước. Dựa trên nhu cầu và các dự đoán về tốc độ tăng dân số của Hoa Kỳ,
NOAA dự tính mức thiếu hút về nguồn cầu hàng thủy sản so với sản lượng trong nước sẽ
vào khoảng từ 2 triệu đến 4 triệu tấn, tính đến năm 2025.
2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu
Thủy sản là một ngành truyền thống và có nhiều thế mạnh của nước ta. Những
năm gần đây, phần đóng góp của ngành thủy sản cho nền kinh tế quốc dân ngày càng lớn.
Là một ngành kinh tế hướng về xuất khẩu nên trong chiến lược phát triển của ngành thủy
sản nước ta việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu và thị trường chiến lược là một yêu cầu rất
quan trọng.
Từ đầu những năm 2000, Mỹ (Hoa Kỳ) đã trở thành một trong ba thị trường
tiêu thụ nhiều nhất thủy sản của Việt Nam, mặc dù có hai vụ kiện “chống bán phá
giá” (CBPG) đối với tôm và philê cá tra đông lạnh. Mấy năm gần đây, giá trị xuất khẩu
sang Mỹ thường chiếm khoảng 16-20% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Bảng 2: Xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ năm 2006 – 2013
Chỉ tiêu Ký
hiệu
N
ăm
2006
N
ăm
2007
N

ăm
2008
N
ăm
2009
N
ăm
2010
N
ăm
2011
N
ăm
2012
N
ăm
2013
Kim ngạch
xuất khẩu hàng thủy
sản sang Hoa Kỳ (tỷ
USD)
A
0,665

0,729

0,739

0,711


0,956

1,159

1,166 1
,518
Kim ngạch
xuất khẩu hàng thủy
sản cả nước (tỷ USD)
B
3
,36
3
,76
4
,51

4
,25
5
,02
6
,11
6
,09
6
,69
Tỷ trọng trong
tổng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản cả

C=
(A/B)*100 1
9,80
1
9,39
1
6,39
1
6,73
1
9,04
1
8,97
1
9,15
2
2,69
nước (%)
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ tăng dần qua mỗi năm trừ
năm 2009 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản sang Mỹ vẫn ở mức cao trong tổng số kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả
nước. Từ năm 2006 đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đã tăng 0,501
tỷ USD. Kể từ thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ liên tục đạt được mức kim ngạch và
tốc độ tăng khả quan, duy chỉ có năm 2009 là tụt giảm. Cụ thể, khởi điểm năm 2006, xuất
khẩu thủy sản sang Mỹ đạt 0,665 tỷ USD chiếm 19,80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản cả nước. Sang năm 2007, con số này đạt 0,729 tỷ USD, tăng gần 9,63% so với
năm trước. Đến năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu
nhóm hàng này bị suy giảm (giảm 3,79%) với mức kim ngạch là 0,711 tỷ USD. Trong

năm 2010 và năm 2011, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khởi sắc với mức kim ngạch và tốc
độ tăng lần lượt là 0,956 tỷ USD, 34,46% và 1,159 tỷ USD, 21,23. Có thể nói xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam đã dần lấy được vị thế trên thị trường Mỹ. So với các nước nhập
khẩu khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…thì tính đến thời điểm cuối năm 2012, Mỹ là
đối tác lớn nhất của ta trong hoạt động xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài.
Nếu xét những năm trước đây thì EU là thị trường lớn nhất của ta chứ không phải
Mỹ. Tuy nhiên vào năm 2012 Mỹ chính thức vượt EU trở thành thị trường dẫn đầu về
nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam với kim ngạch đạt 1,166 tỷ USD, chiếm 19,15%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước.
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang EU và Hoa
Kỳ năm 2006 -2012
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Năm 2012, trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ thì
hàng thủy sản đứng thứ 4 với tỷ trọng chiếm 5,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước sang thị trường Mỹ (sau hàng dệt may, giày dép và sản phẩm từ gỗ với tỷ trọng lần
lượt là 37,9%, 11,4% và 9%).
Năm 2013 Mỹ chiếm khoảng 22% thị phần thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 vào thị trường này đạt 1,518 tỷ USD, tăng 27,4%
so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 155,631 triệu USD, tăng 87,8% so
với cùng kỳ năm 2013.
Trong 3 thị trường chính của thủy sản Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản thì thị
trường Hoa Kỳ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2013 và đầu năm 2014 (tăng
27,4% trong năm 2013 và 87,8% trong tháng 1 năm 2014) và góp phần quan trọng trong
thành tích của xuất khẩu thủy sản Việt Nam (năm 2013 tăng 9,6% và trong tháng 1 năm
2014 tăng 19,9%). Động lực chính của sự tăng trưởng này chủ yếu là do mức tăng trưởng
mạnh của mặt hàng tôm và sự hồi phục của nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2013 và năm
2014.
2.2 Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang
thị trường Mĩ của các doanh nghiệp Việt Nam và nguyên nhân
2.2.1. Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản

sang thị trường Mĩ của các doanh nghiệp Việt Nam
2.2.1.1. Những rủi ro trong lựa chọn đối tác, đàm phán và kí kết hợp đồng
Thông tin thị trường, hiểu biết về hệ thống luật lệ và quy định trên thị trường Mỹ
của các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn hạn chế. Vì vậy, họ lúng
túng trong việc tìm kiếm các đối tác làm ăn, ký kết hợp đồng và thỏa thuận giá cả. Mặc dù
đã có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tuy nhiên hầu như
chưa có doanh nghiệp nào mở được văn phòng đại diện tại Mỹ. Do vậy các doanh nghiệp
Việt Nam ít có cơ hội giao thương với các nhà phân phối Mỹ, nhất là để tìm hiểu luật tại
thị trường này. Nếu không nghiên cứu kĩ trước khi ký hợp đồng sẽ phải gánh chịu những
thua thiệt trong kinh doanh và gặp phải một số rủi ro như:
 Rủi ro do mạo danh:
Đó là việc một cá nhân hay tổ chức sử dụng trái phép danh nghĩa một cá nhân hay
tổ chức khác trong quá trình giao dịch với khách hàng. Đại bộ phận các trường hợp mạo
danh đều là hành vi lừa đảo, nhưng cũng có một số ít trường hợp là các bên thiều kiến
thức pháp lý. Cùng với hành vi mạo danh, không ít thương nhân trong quá trình giao dịch
còn cung cấp cho đối tác những thông tin sai lệch về năng lực kinh doanh của mình, về
thông tin sản phẩm,… để thực hiện hành vi lừa đảo trong đàm phán, mưu lợi cho mình.
 Rủi ro do đối tác không đủ năng lực thực hiện hợp đồng và do hợp
đồng soạn thảo thiếu chặt chẽ, có nhiều sơ hở:
Đây là rủi ro chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong số các rủi ro trong lựa chọn đối tác
và đàm phán hợp đồng. Các nội dung về hàng hóa và giá cả không chặt chẽ, không tính
hết các yếu tố biến động của thị trường và khu vực. Ngoài ra còn có các trường hợp do
chủ quan, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam xem nhẹ vai trò của hợp đồng,
thiết lập hợp đồng mang tính chiếu lệ sẽ dẫn đến hợp đồng bị hủy bỏ, hoặc bị kéo dài, mất
đi cơ hội kinh doanh, phát sinh nhiều chi phí để giải quyết sự cố dẫn đến những thiệt hại
cả về tài chính và uy tín của doanh nghiệp.
2.2.1.2. Những rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu
 Rủi ro do khan hiếm nguồn hàng cung ứng cho xuất khấu.
Nguyên nhân dẫn tới khan hiếm nguồn hàng xuất khẩu thủy sản có thế là khách
quan (ảnh hưởng của thời tiết dịch bệnh, cạn kiệt nguồn nguyên liệu…) và cũng có thể là

chủ quan (hạn chế xuất khẩu của chính phủ, không tổ chức tốt công tác thu mua…).
Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp thường là không có kế hoạch bền vững và nhất quán
trong sản xuất và cung ứng hàng xuất khẩu, không gắn kết được kế hoạch xuất khẩu với
thu mua hàng hóa để có được những thỏa thuận hợp lý với đối tác.
Điều này xảy ra gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp
xuất khẩu có thể bị phạt do vi phạm hợp đồng, suy giảm lợi nhuận, suy giảm uy tín, nguy
cơ mất thị trường, khách hàng, phát sinh nhiều chi phí để giải quyết lượng hàng đã được
chuẩn bị nhưng không xuất khẩu được….
Mới đây theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP) cho biết, hiện nay nhu cầu nhập khẩu cá tra của các thị trường châu Âu, Mỹ
tăng cao, nhưng sản lượng cá tra nguyên liệu trong nước lại giảm mạnh khiến doanh
nghiệp bỏ lỡ cơ hội tăng xuất khẩu. Nhiều nhà máy chế biến cá tra ở đồng bằng sông Cửu
Long đã giảm công suất tới 50% do thiếu nguyên liệu. Chỉ những doanh nghiệp tự nuôi,
chủ động được nguyên liệu mới duy trì được sản xuất.Theo Hiệp hội Chế biến và xuất
khẩu Thủy sản Việt Nam, giá cá tra hiện đạt mức 24.000 đồng/kg nhưng không có nguyên
liệu để mua. Dự báo thiếu hụt nguyên liệu sẽ kéo dài đến hết năm 2014. Điều này khiến
các Doanh nghiệp thủy sản lỡ cơ hội tăng xuất khẩu cá tra.
Thiếu nguyên liệu, vấn đề cốt lõi của ngành thủy sản Việt Nam từ nhiều năm nay
được coi là nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp. Theo báo cáo của ngành thủy sản, từ đầu
năm đến nay, các doanh nghiệp chế biến chỉ hoạt động từ 50% đến 60% công suất do
thiếu nguyên liệu. Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy
sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (Baseafood) Nguyễn Công Huyên cho biết: Từ đầu năm đến
nay, công ty luôn trong tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến. Để chủ động
nguồn nguyên liệu, những năm gần đây, công ty tăng cường nhập khẩu 20-30% sản lượng
từ các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,… Việc nhập khẩu có ưu thế là đảm bảo
chất lượng và giúp doanh nghiệp chủ động trong khâu sản xuất tuy nhiên, không phải mặt
hàng nào cũng nhập khẩu được và không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ tiềm lực
tài chính để thu mua nguyên liệu. Vì vậy, thiếu nguyên liệu là bài toán khó giải nhất hiện
nay không chỉ của riêng công ty nào mà của toàn ngành thủy sản nước nhà.
 Rủi ro do sự biến động giá cả hàng hóa.

Sự biến động giá cả hàng hóa diễn ra một cách thường xuyên dưới tác động của
hàng loại yếu tố từ môi trường kinh tế vĩ mô và những điều chỉnh trong chính sách vĩ mô
của quốc gia. Rủi ro thường xảy đến do giá cả tăng dẫn tới việc thu mua khó khăn hơn, lợi
nhuận suy giảm thậm chí đến mức thua lỗ. Nguy cơ hàng giao không đủ số lượng hoặc
chậm giao hàng hoặc từ chối giao hàng là rất cao.
Gần đây ở cảng cá Vĩnh Lương, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, thị trường
thủy sản rối loạn vì thương nhân Trung Quốc. Cá hố - mặt hàng thủy sản thường có ở
cảng Vĩnh Lương có những thời điểm giá tăng cao bất thường, hơn 30%, thậm chí gấp đôi
so với giá bán thông thường do thương nhân Trung Quốc mua gom cá hố. Tất nhiên,
những đầu mối thu mua thủy sản trong nước, trong đó có thị trường Mỹ không thể đẩy giá
cao lên được, chấp nhận không mua được thủy sản.
Thương nhân nước ngoài tranh mua thủy sản đã khiến các doanh nghiệp chế biến
thủy sản xuất khẩu rơi vào cảnh khó khăn. Nhà máy chế biến tôm của Công ty Cổ phần
Thủy sản Thông Thuận - Cam Ranh từ mỗi ngày mua vào 60 tấn tôm nguyên liệu, những
tháng qua chỉ còn từ 10-15 tấn. Nguyên nhân không gì khác là các thương nhân nước ngoài
hoặc trực tiếp lộ diện, hoặc thông qua các đầu mối trung gian ở trong nước tranh nhau mua
tôm, đẩy giá tôm nguyên liệu cao hơn từ 15-20%. Trong khi đó, từ doanh nghiệp nhỏ đến
doanh nghiệp lớn ở trong nước đều khó có thể đưa ra mức giá thu mua tôm cao hơn so với
các thương nhân nước ngoài ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu thủy sản sang thị trường
Mỹ.
 Rủi ro mất khả năng kiểm soát về chất lượng và số lượng hàng hóa xuất khẩu.
Mất kiểm soát về chất lượng và số lượng có thể là hàng hóa được chuẩn bị không
đủ số lượng, không đúng chất lượng, bị lẫn chủng loại, bị sai quy cách, bao bì thiếu hoặc
không phù hợp dẫn đến nguy cơ suy giảm chất lượng trong vận chuyển và bảo quản…
Khi đó người xuất khẩu có thể phải thay thế hàng hóa, tiến hành bổ sung thay thế bao bì.
Mức độ thiệt hại phụ thuộc nhiều vào mức độ vi phạm về số lượng và chất lượng so với
hoạt động hoặc thỏa thuận.
Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp không thể kiểm tra được số lượng và
chất lượng lô hàng do tập kết số lượng lớn, thiếu phương tiện kiểm tra chất lượng, do điều
kiện thời tiết bất lợi… Thủy sản Việt Nam đã gặp nhiều rắc rối với các rào cản kỹ thuật,

nhiều lô hàng không vượt qua việc kiểm tra các chất không cho phép. Thủy sản bị cảnh
báo chủ yếu về các chỉ tiêu: Chloramphenicol, Salmonella, Histamine, Listeria, vi tạp
chất, thuốc thú y và nhiễm bẩn. Trong đó đặc biệt lưu ý về các cảnh báo về
Chloramphenicol, Salmonella và vi tạp chất. Việt Nam bị Cơ quan quản lí thực phẩm và
dược phẩm Mĩ cảnh báo 57 lô nhiễm khuẩn Salmonella trong năm 2012.
Mặc dù vậy nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam vẫn đang bị cảnh báo nhiễm
Enrofloxacin (thuộc nhóm Fluoroquinolones). Trong thực tế, dù đã bị cấm sử dụng trong
nuôi trồng thủy sản ở nước ta, nhưng nhóm kháng sinh Fluoroquinolones vẫn đang được
lén lút sử dụng đây đó. Ở Mỹ, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA:
Food and Drug Administration) đã không chấp nhận sự tồn lưu kháng sinh nhóm
Fluoroquinolones trong sản phẩm thủy sản. Theo đó, cơ quan quản lí thực phẩm và dược
phẩm Mĩ (FDA) sẽ có biện pháp tăng cường kiểm tra hoạt chất Enrofloxaxin trong tôm
nhập từ Việt Nam. Mĩ sẽ qui trách nhiệm giải trình của nhà nhập khẩu, yêu cầu nhà nhập
khẩu xác nhận nhà sản xuất ra hàng hóa mà họ nhập về đã thực hiện đầy đủ các biện pháp
tại cơ sở sản xuất để đảm bảo các sản phẩm đều an toàn hay chưa.
Bên cạnh đó phải thông qua một cơ quan thứ ba có chức năng giám sát chất
lượng đạt tiêu chuẩn của Mĩ để cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất thực phẩm ở
nước ngoài. Ngay trong những ngày đầu năm nay, các doanh nghiệp thủy sản đang rất lo
lắng trước cảnh báo của thông tin Cơ quan quản lí thực phẩm và dược phẩm Mĩ sẽ có
biện pháp tăng cường kiểm tra hoạt chất Enrofloxacin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
 Rủi ro do những biến đổi phẩm chất hàng hóa xuất khẩu
Trong quá trình chuẩn bị, hàng hóa có thể bị suy giảm chất lượng do những tác
động từ môi trường tự nhiên cũng như từ ý thức và hành vi của con người (chất xếp
không đúng, vận chuyên sai quy định, bảo quản không tốt…) Ngoài các trường hợp có thể
thấy rõ như vỡ bao bì còn có trường hợp biến đổi về chất lượng trong giai đoạn này.
Thủy sản là mặt hàng cần có phương pháp bảo quản hợp lý, nếu không sẽ dẫn tới suy
giảm chất lượng, mà Mỹ lại là một thị trường rất khắt khe về điều này. Rủi ro này xảy ra
có thể khiến các doanh nghiệp xuất khẩu chịu các chi phí thay thế hàng hóa hoặc bị trả lại
lô hàng không đảm bảo chất lượng như đảm bảo.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì tình trạng tổn thất sau khai thác ngành

thủy sản ở nước ta còn rất lớn, ước tính hàng năm từ 20 - 30% tổng sản lượng khai thác.
Thành phố Đà Nẵng có 1.368 chiếc tàu cá, trong đó số tàu đánh bắt xa bờ công suất từ
90cv trở lên là 201 chiếc, sản lượng khai thác hàng năm vào khoảng 35.000 tấn. Hiện nay,
khai thác xa bờ và dài ngày trên biển đóng góp một phần rất quan trọng trong tổng sản
lượng thủy sản hàng năm của cả nước. Tuy nhiên, khâu bảo quản sau khai thác còn nhiều
yếu kém, nên thất thoát nhiều. Những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên tuyên truyền tập huấn kiến
thức và hỗ trợ nhiều mô hình bảo quản sản phẩm cho bà con ngư dân, nhưng tình hình tổn
thất sau khai thác vẫn còn. Một số phương tiện tàu cá xa bờ, sản phẩm sau khai thác chưa
được bảo quản đúng cách làm giảm chất lượng sản phẩm dẫn đến thiệt hại về kinh tế.
2.2.1.3 Những rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa
 Rủi ro do người bán không giao đúng số lượng, chất lượng và chủng
loại hàng hóa
Trong thực tiễn kinh doanh, có thể vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó
phần nhiều là do những nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp xuất khẩu, hàng hóa đã
không được cung cấp đúng như quy định trong hợp đồng hoặc trong L/C (về số lượng,
chất lượng và chủng loại) mặc dù người nhập khẩu đã mở L/C hoặc thực hiện kí quỹ tại
ngân hàng. Sự chủ quan của doanh nghiệp xuất khẩu trong chuẩn bị hàng hóa, giá cả hàng
hóa biến động tăng gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu tìm
kiếm được hợp đồng xuất khẩu có lợi hơn, doanh nghiệp xuất khẩu không tin tưởng khả
năng nhận hàng và thanh toán của doanh nghiệp nhập khẩu, sự thỏa thuận không rõ ràng
trong hợp đồng về số lượng, chất lượng và chủng loại, sự suy giảm chất lượng hàng hóa
trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu, mất khả năng kiểm soát về số và chất lượng của
doanh nghiệp xuất khẩu, các hạn chế xuất khẩu của chính phủ thường là những nguyên
nhân được nhắc đến nhiều hơn khi đề cập đến nhóm rủi ro này. Những sai lệch nay
thường không phải ít gặp khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang thị
trường Mỹ. Đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ, tiêu chuẩn về vệ sinh an
toàn thực phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt
Nam cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng thủy sản để tạo uy tín trên thị trường Mỹ.
 Rủi ro do chậm giao hàng hoặc không giao hàng

Người xuất khẩu có thể chậm giao hàng theo như tiến độ đã quy định trong hợp
đồng và không ít trường hợp họ còn không có khả năng giao hàng. Việc xác định rạch ròi
giữa chậm giao hàng và không giao hàng không phải khi nào cũng dễ dàng khi trong hợp
đồng không quy định cụ thể thời hạn cuối cùng và trong các hợp đồng có thời hạn giao
hàng kéo dài, giao từng phần. Rủi ro do chậm giao hàng có thể do nhiều nguyên nhân
khác nhau cả chủ quan và khách quan. Mức độ thiệt hại của trường hợp này về cơ bản
cũng như trường hợp không giao đủ lượng hàng, sẽ làm suy giảm đáng kể lợi nhuận, làm
mất đi cơ hội kinh doanh và tạo ra những thiệt hại liên đới cho người nhập khẩu. Tuy
nhiên rủi ro này cũng mang đến những tổn thất nhất định cho cả bên xuất khẩu (ngoại trừ
trường hợp họ cố ý không giao hàng vì lợi ích của riêng mình).
Tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu, cũng như trong việc nắm bắt các quy định của
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước cũng dẫn tới tình trạng giao hàng chậm
hoặc không giao đủ hàng. Ví dụ như nghêu lụa là một loại đặc sản của tỉnh Kiên Giang,
đã được xuất khẩu rất nhiều suốt hơn 10 năm qua, đặc biệt nhu cầu nhập khẩu ở thị
trường Mỹ rất lớn. Thế nhưng từ đầu năm 2014 đến nay, hàng chục doanh nghiệp ở các
tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang đang “khóc ròng” vì không
thể xuất khẩu do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang không cấp
giấy chứng nhận xuất xứ khi các doanh nghiệp này mua hàng. Theo các doanh nghiệp,
năm nào họ cũng mua một số lượng lớn nghêu lụa ở tỉnh Kiên Giang có giấy chứng nhận
khai thác. Giấy này Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp cho các cơ sở, doanh
nghiệp thu mua trong tỉnh. Chính vì thế khi tỉnh Kiên Giang thông báo công khai lịch
mùa vụ khai thác thì các doanh nghiệp cũng lo tìm khách hàng ký hợp đồng vì đinh ninh
sẽ mua được nguyên liệu như các năm trước. Hạn giao hàng đã trễ, các khách hàng Mỹ
đang hối thúc và dọa sẽ kiện đòi bồi thường hợp đồng càng khiến các doanh nghiệp xuất
khẩu trong nước gặp nhiều khó khăn. Lý giải tình trạng trên, ông Quảng Trọng Thao - phó
giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang - nói sở đã làm đúng
quy định. Chỉ những tàu có đăng ký, đăng kiểm mới được sở cấp phép khai thác nhuyễn
thể hai mảnh vỏ và chỉ có nguyên liệu do các tàu này khai thác thì mới được cấp giấy
chứng nhận xuất xứ. Năm 2013, sở có linh động giải quyết cấp chứng nhận xuất xứ cho
một lượng nguyên liệu tồn đọng, nhưng năm nay chỉ cấp cho những lô hàng được cấp

phép khai thác.
 Rủi ro do người mua không nhận hàng
Trong trường hợp này, thiệt hại mà người bán phải gánh chịu thường là chi phí
khiếu kiện, thời gian lưu tàu, lưu kho và đôi khi là rất lớn do phải tái nhập khẩu hoặc
chuyển bán lô hàng sang một khu vực thị trường khác.
Hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ cần chú trọng về cả tên hàng hóa và nhãn hiệu, điều
này tuy nhỏ nhưng nếu không làm đúng ngay từ đầu sẽ gây khó khăn khi xuất khẩu sang
thị trường Mỹ. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mắc lỗi về ghi nhãn dẫn đến hàng
hóa không xuất khẩu vào được Hoa Kỳ. Điển hình là việc cố gắng tránh sự cố về nhãn,
các doanh nghiệp đã sao chép nhãn của người khác hoặc chỉ tuân theo một phần của luật.
Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản nước ta chỉ cần bán được sản phẩm cho các đối tác ở
Mỹ, mà không quan tâm đến việc sau đó sản phẩm đến với người tiêu dùng với nhãn mác
nào. Thị trường Mỹ vốn rất đa dạng và đôi khi xảy ra những việc rất kỳ cục, chỉ riêng việc
đặt tên cho cá tra, cá basa cũng đã gây rất nhiều phiền nhiễu cho xuất khẩu thủy sản của
nước ta vào năm 2010. Lúc đó, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào Mỹ vẫn đang
phấp phỏng chờ cơ quan chức năng của Mỹ kết luận xem sản phẩm này có phải là cá da
trơn hay không. Bộ Nông nghiệp Mỹ thì cố tình thúc cơ quan chức năng phải gọi những
loài cá này là cá da trơn vì cá da trơn ở Mỹ được bán rất đắt do đó e ngại cá tra, cá ba sa
của Việt Nam với mức giá rẻ hơn rất nhiều sẽ cạnh tranh với mặt hàng này .
Việt Nam mỗi năm thiệt hại hơn 14 triệu đô la Mỹ do các thị trường nhập khẩu trả
về từ các thị trường chính như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc. Nghiên cứu dữ liệu từ
chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam, ông Spencer Henson từ Viện nghiên
cứu phát triển (IDS) cho hay, có nhiều nguyên nhân khiến thủy sản của Việt Nam bị trả
về, song nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn. Ông Henson cho hay ở bốn thị trường
lớn EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc thì Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu về số vụ bị
từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản, cao hơn so với các nước nhập khẩu khác, ngoại trừ
thị trường Úc. Cụ thể, Việt Nam đứng đầu trong số các nước xuất khẩu sang EU và Hoa
Kỳ về số vụ từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản trên 1 triệu đô la Mỹ trong giai đoạn
2002 đến 2010, lần lượt khoảng 160 và 380 vụ.
Trước tình hình trên, thì đây sẽ là rủi ro lớn, gây ảnh hưởng đến uy tín khi xuất

khẩu sang thị trường Mỹ vì vậy doanh nghiệp cần chủ động thực hiện nghiêm túc các biện
pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, tránh rủi ro không đáng có cho hoạt động sản xuất
kinh doanh thủy sản của doanh nghiệp.
2.2.1.4. Những rủi ro trong quá trình vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Với đặc điểm hàng hóa xuất nhập khẩu thường có khối lượng lớn với nhiều chủng
loại hàng hóa đa dạng, phải di chuyển qua biên giới của ít nhất 1 quốc gia, đặc biệt vận
chuyển thường xuyên bằng đường biển nên luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây rủi ro và khi
bị rủi ro, mức thiệt hại thường rất lớn. Thực tế, những rủi ro gặp phải trong quá trình vận
chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa thường chiếm tỉ lệ rất cao và rất đa dạng so với các
quá trình khác của quy trình tác nghiệp thương mại quốc tế.
 Các rủi ro do lựa chọn hãng tầu không đủ tin cậy, lừa đảo hàng hải.
Người bán có nghĩa vụ thuê tầu, nhưng có rủi ro xảy ra trên đường vận chuyển thì
người mua phải gánh chịu – một động lực để cho bên có nghĩa vụ thuê tầu tìm mọi cách
thuê tầu sao cho có lợi nhất có thể. Chính vì vậy, rủi ro thuê tầu và và lựa chọn hãng tàuu
không đủ tin cậy, gặp các trường hợp lừa đảo diễn ra khá phức tạp và với tỷ lệ không nhỏ
Thuê tàu không đủ khả năng đi biển là trường hợp khá phổ biến, trong đó, bên thuê
tầu đã thuê những con tầu không có khả năng đi biển( chi phí thấp), hoặc chủ tầu đã cung
cấp những con tầu không có khả năng đi biển để chuyên chở hàng hóa. Trong hành trình,
những con tùa không có khả năng đi biển, có khả năng gặp trực trặc và kéo theo rất nhiều
chi phí phát sinh, lịch trình bị kéo dài, hư hỏng hàng hóa…tổn thất mà người mua phải
gánh chịu đôi khi rất lớn.
Thuê tầu của những chủ tầu người thuê tầu định hạn để chuyên chở hàng hóa
không có năng lực tài chính nên khi có sự cố dọc đường chủ hàng thường tìm mọi cách để
thoái thác trách nghiệm với hàng hóa trên tầu có khi bỏ rơi con tầu. Tổn thất mà doanh
nghiệp phải gánh trịu trong trường hợp này rất lớn, có khi mất trắng lô hàng chuyên chở.
Thuê phải con tầu “ma” là trường hợp thuê tầu những chủ tầu lừa đảo, những con
tầu không có lý lịch rõ rang, giả mạo hồ sơ để lừa đảo. trong hàng hóa quốc tế, có rất
nhiều con tầu đã bị bọn hải tặc, cướp biển bắt giữ và chúng thay đổi tên, quốc tịch tầu, lập
hồ sơ giả để lừa đảo. hàng hóa được xếp lên những con tầu này sẽ được bán bất hợp pháp
khi con tầu rời khỏi cảng và thiệt hải của chủ hàng bị mất trắng lô hàng nhưng không thể

khiếu kiện vì sẽ không tìm được chủ tầu của những con tầu.
 Các rủi ro do xếp hàng không đúng quy cách, chuyên chở không
đúng lịch trình, chuyển tải hàng hóa.
Đây là những rủi ro chủ yếu do hành vi của con người gây ra, có thể là xếp hàng
trong khoang tầu không đúng quy định và không phù hợp với đặc tính của hàng hóa gây
lẫn mùi… nguyên nhân của tình trạng này có thể do chủ hàng không cung cấp đầy đủ
thông tin về hàng hóa và những yêu cầu đối với việc chấp xếp hàng hóa tên tầu, hoặc do
sơ suất, chủ quan, sự thiếu trách nhiệm của người chuyên chở cũng như bên xếp hàng
trong quá trình xếp hàng trên tầu. Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân khách qua
khác như chiến tranh, bạo động, thiên tai… hoặc cấm vận buộc tầu thay đổi lịch trình và
tuyến đường để đảm bảo an toàn cho hành trình.
Chuyên chở không đúng lịch trình cũng dễ dàng gây ra những tổn thất cho hàng
hóa vận chuyển như biến dạng, suy giảm chất lượng do thời gian vận chuyển có thể bị
kéo dài, tầu đi vào vùng biển có nguy hiểm, độ ẩm quá cao. Hậu quả có thể không dừng
lại ở chất lượng hàng hóa bị suy giảm mà còn chậm thời gian cung ứng, dẫn đến những
thiệt hại liên đới trong thỏa thuận kế tiếp, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Những tổn thất này
khó đo lường 1 cách chính xác như những tổn thất hàng hóa thông thường khác.
Một số rủi ro do vận chuyển không đúng lịch trình và chất xếp không đúng quy
cách có thể dẫn đến phải chuyển tải hàng hóa như trong trường hợp tầu bị sự cố, hàng bị
đổ vỡ buộc phải chuyển sang phương tiện khác hoặc xếp dỡ hàng hàng lên bờ thường kéo
theo thiệt hại không chỉ cho chủ hàng mà còn cho người vận chuyển. chi phí khắc phục sự
cố có thể bao gồm rất nhiều bao gồm chi phí kéo tầu, phí sửa chữa, phí dỡ hàng và chuyển
tải, lệ phí qua cảng và hàng loạt thiệt hại từ sự suy giảm chất lượng, đổ vỡ, thay thế hàng
hóa.
 Các rủi ro do những tai họa tiềm ẩn trong quá trình vận chuyển.
Thủy sản được xuất khẩu chủ yếu qua vận chuyển qua đường biển, đây được coi là
nhóm những rủi ro phức tạp nhất nên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần chú ý đặc
biệt. Vận chuyển bằng đường biển luôn tiềm ẩn những tai họa cả trên mặt và dưới mặt
biển, các va chạm phải những vật thể không phải là nước, sự khắc nghiệt và bất thường
của những hiện tượng tự nhiên gió bão, động đất băng tan, băng trôi…các hiện tượng do

con người do bạo động, cấm vận, đình công, chiến tranh.
 Các rủi ro do mất cắp hàng hóa, trục lợi bảo hiểm, cướp biển.
Hàng hóa vận chuyển có thể bị mất cắp do chính những người vận chuyển hoặc do
người khác. Cũng có thể, lợi dụng những sự cố trên biển, người chuyên chở đã tìm cách
lấy cắp hàng hóa và quy hợp lý cho những tổn thất chung hoặc trục lợi bảo hiểm. Cướp
biển cũng là rủi ro có nguy cơ bùng phát trong thời gian gần đây. Vì vậy, các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ cần có các biện pháp phối hợp ngăn chặn
để phòng tránh những rủi ro này.
Ngoài các rủi ro trên hiện tại các doanh nghiệp vận tải cũng gặp khó khăn lớn về
thuê phương tiên vận tải. Phương tiện vận tải, chủ yếu là tàu biển là một khó khăn khá lớn
với các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay. Bởi lẽ ở Việt Nam hiện nay các cơ sở đóng sửa
tàu thuyền phần lớn quy mô nhỏ, phân tán và công nghệ lạc hậu. Các doanh nghiệp Nhà
nước về đóng tàu thuyền không đủ khả năng đầu tư đổi mới thiết bị, ít khách hàng. Nhân
lực kỹ thuật quá ít ỏi, công nhân đóng sửa tàu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống,
hạn chế về tiếp thu công nghệ mới. Điều này gây bất lợi lớn khi xuất khẩu thủy sản sang
Mỹ bởi khoảng cách giữa Mỹ và Việt Nam quá lớn, nếu không có các đội tàu lớn chúng ta
không thể dành được quyền vận chuyển trong buôn bán và không chủ động được trong
việc cung ứng hàng.
2.2.1.5. Những rủi ro trong quá trình thanh toán tiền hàng:
Thanh toán tiền hàng luôn là khâu quan trọng trong quy trình tác nghiệp thương
mại quốc tế, đặc biệt đối với người xuất khẩu. Có rất nhiều phương thức thanh toán quốc
tế khác nhau và mỗi phương thức lại có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Sử dụng

×