Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty tnhh ô tô hoa mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.95 KB, 43 trang )

Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LỰA CHỌN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ SẢN
LƯỢNG ĐẦU RA TỐI ƯU
Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học vi mô là sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào và
sản xuất cho ai sẽ không tồn tại nếu nguồn tài nguyên là vô hạn. Thực tế thì mọi nguồn
lực trên trái đất là khan hiếm.Chính vì lý do đó mà đòi hỏi con người phải nghĩ đến vấn
đề lựa chọn kinh tế tối ưu.
Trong sản xuất , kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp chính là lợi
nhuận, nghĩa là giá trị thu về phải lớn hơn chi phí họ đã bỏ ra. Ở mọi hoàn cảnh, thời kỳ
thì doanh nghiệp vẫn luôn luôn tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận. Cho nên vấn đề lựa
chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận là vấn đề cấp
thiết của doanh nghiệp trong mọi giai đoạn.
Những năm gần đây xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Các
quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Điều này đã tạo cho nền kinh tế Việt
Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng nhiều cơ hội những cũng không
ít thách thức. Đặc biệt, hơn 2 năm trở lại đây tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất lợi,
khủng hoảng, lạm phát … tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt
Nam. Nền kinh tế trong nước chịu sự suy thoái dẫn đến hàng loạt những biến động khôn
lường về thị trường đầu ra cũng như những giới hạn về nguồn lực đầu vào. Vì vậy vấn đề
lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra sao cho tối ưu nhất, để có thể đạt được lợi
nhuận cao nhất càng trở nên quan trọng. Nó mang tính sống còn của doanh nghiệp, làm
cơ sở giúp doanh nghiệp đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh không chỉ trong ngắn hạn
và mà còn tính đến những chiến lược dài hạn với mức chi phí tối thiểu, sản lượng đầu ra
tối ưu và đạt được lợi nhuận tối đa, góp phần giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát
triển bền vững.
Công ty TNHH ô tô Hoa Mai cũng như các doanh nghiệp khác đều muốn tồn tại,
phát triển và có lợi nhuận cao nhất có thể. Là một công ty hoạt động trong ngành chế tạo
và sản xuất ô tô, để có thể tồn tại và hoạt động được đòi hỏi công ty phải có một lượng
chi phí lớn. Hơn nữa ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn non trẻ, sức cạnh tranh của


các doanh nghiệp ô tô còn yếu.Do đó các doanh nghiệp ô tô Việt Nam nói chung và công
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
1
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
ty TNHH ô tô Hoa Mai nói riêng càng khó cạnh tranh hơn, đặc biệt với các doanh nghiệp
nước ngoài. Chính vì vậy,việc nghiên cứu vấn đề lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng
đầu ra tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận là việc cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh
cũng như sức cạnh tranh của công ty.
Như vậy có thể thấy,việc lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu để tối
đa hóa lợi nhuận, từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty là
việc cần thiết và rất quan trọng.
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề , thông qua tìm hiểu thực trạng
công ty TNHH ô tô Hoa Mai cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Ninh Thị
Hoàng Lan, tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài : “ Lựa chọn chi phí sản
xuất và sản lượng đầu ra tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH ô tô
Hoa Mai”.
Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là :Nguyên tắc lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu để
tối đa hóa lợi nhuận là gì?
Hai là : Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH ô tô
Hoa Mai như thế nào?
Ba là : Mối quan hệ giữa việc lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra
với viêc tối đa hóa lợi nhuận của công ty thể hiện qua mô hình như thế nào?
Bốn là : Ưu nhược điểm của việc lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu
ra của công ty là gì? Giải pháp nào để giảm thiểu chi phí sản xuất , nâng cao sản
lượng đầu ra để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty TNHH ô tô Hoa Mai?
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Xuất phát từ tính cấp thiết cũng như tầm quan trọng nghiên cứu của đề tài, mục
tiêu nghiên cứu của luận văn bao gồm:

Về mặt lý luận, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm tìm hiểu rõ hơn cơ sở lý
luận về chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra trong doanh nghiệp, các lý thuyết về lựa
chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu của doanh nghiệp, lý thuyết về lợi nhuận
và điều kiện tối đa hóa lợi nhuận.Hệ thống hóa được các kiến thức đã học liên quan đến
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
2
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu, nắm vững các lý thuyết và các kiến
thức kinh tế đã học trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn doanh nghiệp và nền kinh tế.
Về mặt thực tiễn, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty , khảo sát tìm
hiểu việc lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu của công ty TNHH ô tô
Hoa Mai hiện nay.Qua đó phân tích đánh giá thực trạng về các vấn đề liên quan đến việc
lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra để tối đa hóa lợi nhuận của công ty .Từ đó
tìm ra những vấn đề còn tồn tại, đề xuất phương hướng và kiến nghị một số giải pháp cho
công ty.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về cả lý luận lẫn thực tiễn liên quan đến việc
lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu về sản phẩm ô tô tải của công ty
TNHH ô tô Hoa Mai. Từ đó rút ra được những ưu điểm cũng như những hạn chế và đưa
ra giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao công tác lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng
đầu ra cho công ty để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài đi nghiên cứu cụ thể vào việc lựa chọn chi phí đầu vào vốn và lao
động tối ưu trong từng trường hợp là tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa sản lượng đầu ra
nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Từ đó đề tài đưa ra các giải pháp để giảm thiểu chi phí và
nâng cao sản lượng đầu ra của công ty.
- Không gian : Đề tài tập trung nghiên cứu việc lựa chọn chi phí sản xuất và sản
lượng đầu ra tối ưu tại công ty TNHH ô tô Hoa Mai.
- Thời gian : Đề tài nghiên cứu và sử dụng số liệu từ 2007-2009 và dự tính kế hoạch

năm 2015.
1.5. NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
Các số liệu thu thập phục vụ cho bài viết là các số liệu thứ cấp , bao gồm:
- Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007-2009 của phòng kinh doanh của công
ty.
- Báo cáo tài chính các năm 2007, 2008, 2009 của phòng kế toán – công ty TNHH
ô tô Hoa Mai.
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
3
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
- Các số liệu về sản lượng, chi phi, mức vốn theo quý, mức lương lao động theo
năm của phòng kế toán tài chính – công ty TNHH ô tô Hoa Mai.
- Các số liệu về mức lao động của phòng tổ chức nhân sự.
- Số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty TNHH ô tô Chiến Thắng.
-….
1.6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài lời tóm lược, lời cảm ơn, các danh mục bảng biểu , sơ đồ , hình vẽ , danh mục
tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2 : Cơ sở lý luận về lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu của
doanh nghiệp.
Chương 3 : Đánh giá và phân tích thực trạng việc lựa chọn chi phí sản xuất và sản
lượng đầu ra tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH ô tô Hoa Mai.
Chương 4: Một số phương hướng và giải pháp lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng
đầu ra tối ưu tại công ty TNHH ô tô Hoa Mai.
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
4
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ SẢN LƯỢNG

ĐẦU RA TỐI ƯU CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT
2.1.1. Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất
Như ta đã biết, sản xuất là việc kết hợp các yếu tố hay các nguồn lực để tạo ra các
hàng hóa, dịch vụ.
Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa cách chuyển hóa các yếu tố
đầu vào của sản xuất thành các hàng hóa dịch vụ. Về mặt toán học, hàm sản xuất gồm các
yếu tố vốn (K), lao động (L), đất đai (M) được thể hiện bằng công thức :
Q= f (K.L.M) (2.1)
Hàm sản xuất xác định mức sản lượng tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất được
trong một đơn vị thời gian từ một tập hợp các yếu tố đầu vào cho sản xuất.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng ta giả định rằng tất cả các đầu vào sản
xuất có thể được phân loại là một trong hai yếu tố vốn hoặc lao động. Khi đó phương
trình (2.1) được viết lại:
Q= f (K,L) (2.2)
Trong nhiều trường hợp lao động và vốn có thể được thay thế cho nhau ở các mức
độ khác nhau. Chúng ta thấy rằng, những đầu vào này sẽ phụ thuộc vào giá tiền thuê
tương đối và ngân sách biên của các yếu tố sản xuất. Một hãng được coi là hoạt động có
hiệu quả thì hãng phải biết kết hợp các đầu vào sao cho tối thiểu hóa chi phí ứng với một
mức sản lượng đã cho hoặc nếu hãng sẽ lựa chọn kết hợp các đầu vào sao cho tối đa hóa
sản lượng đầu ra với ràng buộc chi phí nhất định.
Người ta thường phân biệt sản xuất thành hai loại sản xuất trong ngắn hạn và sản
xuất trong dài hạn.
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
5
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
Sản xuất trong ngắn hạn là sản xuất khi còn ít nhất một đầu vào cố định. Trong ngắn
hạn, thông thường vốn cố định, sản lượng thay đổi là do yếu tố đầu vào lao động thay
đổi. Hàm sản xuất trong ngắn hạn: Q = f(
K

,
L
) = f(
K
,
L
).
Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào biến đổi và sản lượng
thay đổi là do sự thay đổi của tất cả các yếu tố đầu vào. Như vậy trong dài hạn cả K và L
đều biến đổi. Do đó, hàm sản xuất trong dài hạn có dạng: Q=f(K, L).
Hàm sản xuất được gọi là hiệu quả kỹ thuật khi tối đa hóa được năng lực sản xuất
với tập hợp các yếu tố đầu vào nhất định. Việc sử dụng một đầu vào nhiều hơn mức cần
thiết để sản xuất ra cùng một mức sản lượng như cũ là không hiệu quả và gây ra sự lãng
phí nguồn lực. Tức là khi tăng việc sử dụng một đầu vào này ( ví dụ L) thì phải giảm việc
sử dụng đầu vào khác (K). Điều này được thể hiện rất rõ trên đường đồng lượng. Đường
đồng lượng là đường phản ánh tất cả tập hợp các yếu tố đầu vào có thể sản xuất ra một
mức sản lượng đầu ra. Đường đồng lượng phản ánh khi số lao động được sử dụng tăng
lên thì số lượng vốn cần cho sản xuất giảm đi để tạo ra được mức sản lượng như cũ.
Hình 1.1. Đường đồng lượng
Tại A để sản xuất ra mức sản lượng Q hãng sẽ lựa chọn K
1
đơn vị vốn và L
1
đơn vị
lao động. Giả sử bây giờ hãng muốn giảm K xuống mà không ảnh hưởng đến sản lượng
sản xuất ra. Khi đó hãng sẽ lựa chọn sản xuất tại B có K
2
< K
1
đơn vị vốn và L

2
> L
1
đơn
vị lao động. Như vậy để Q không đổi , khi K tăng thì L phải giảm và ngược lại. Vậy độ
dốc của đường đồng lượng giảm dần khi vận động dọc theo đường đồng lượng từ trên
xuống dưới, hay MRTS giảm.
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
L
3
C
Q
1
A
B
K
O
L
1
L
2
K
1
K
2
L
Q
Nguồn: Giáo trình kinh tế học vi mô
6
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại

Tỷ lệ thay thể kỹ thuật cận biên (MRTS) là tỷ lệ mà một đầu vào có thể thay thế cho
một đầu vào kia để giữ nguyên mức sản lượng. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên chính là
độ dốc của đường đồng lượng.
Công thức: MRTS= -
L
K


=
L
K
MP
MP
Nhìn vào đồ thị hình 1.1, khi tăng lao động nhưng vẫn đảm bảo mức sản lượng đầu
ra không thay đổi thì mức vốn phải giảm đi. Do đó MRTS giảm dần khi lao động thay thế
cho vốn.
Để mô tả sự đóng góp của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, người ta
thường sử dụng khái niệm sản phẩm cận biên và sản phẩm trung bình của các đầu vào.
 Sản phẩm trung bình:
Sản phẩm trung bình của vốn là mức sản phẩm tính bình quân cho một đơn vị vốn
đã sử dụng.
AP
K
=Q/K
Sản phẩm trung bình của lao động là mức sản phẩm tính bình quân cho một đơn vị
lao động đã sử dụng.
AP
L
=Q/ L
 Sản phẩm cận biên:

Sản phẩm cận biên của một đầu vào là sản phẩm tăng thêm do sử dụng thêm một
đơn vị đầu vào trong khi các đầu vào khác giữ nguyên.
Sản phẩm cận biên của lao động (MP
L
)là mức sản phẩm tăng thêm khi thuê thêm
một đơn vị đầu vào lao động với K không đổi. MP
L
là một hàm số của lao động.
MP
L
= ∆Q/ ∆L = Q’
L
Sản phẩm cận biên của vốn là mức sản phẩm (tăng thêm) khi sử dụng thêm một
đơn vị đầu vào vốn với L không đổi.
MP
K
= ∆Q/ ∆K= Q’
K
2.1.2. Hàm sản xuất Cobb Douglas
Trên thực tế có nhiều dạng hàm sản xuất khác nhau, trong đó dạng phổ biến nhất
cho mục tiêu giảng dạy và nghiên cứu là hàm sản xuất Cobb Douglas. Dạng chung của
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
7
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
hàm sản xuất Cobb Douglas trong trường hợp có hai đầu vào vốn (K) và lao động (L) là:
Q= AL
α
K
β
Trong đó A, α, β là các hệ số với giả định : 0≤ β, α ≤ 1.

α, β còn thể hiện hiệu suất tăng giảm, không đổi theo quy mô của doanh nghiệp:
α + β > 1: hiệu quả sản xuất tăng theo quy mô.
α + β < 1: hiệu quả sản xuất giảm theo quy mô.
α + β = 1: hiệu quả sản xuất không đổi theo quy mô.
2.2. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.2.1. Khái niệm và vai trò của chi phí sản xuất
 Khái niệm:
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội cần thiết được biểu hiện bằng tiền
trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”(Ngô Đình Giao, 2007,
trang 105).
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ những phí tổn mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
 Vai trò:
Chi phí sản xuất luôn là một vấn đề mà mọi doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền
kinh tế đều quan tâm. Nó có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều là lợi nhuận. Lợi
nhuận càng cao càng tốt. Nhưng doanh nghiệp muốn có được lợi nhuận không phải dễ.
Một mặt doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời xu hướng vận động của thị trường,có chiến
lược sản xuất kinh doanh đúng đắn để đẩy mạnh sản lượng đầu ra nhằm tăng doanh thu.
Mặt khác vấn đề chi phí sản xuất cũng phải được công ty quản lý chặt chẽ và có phương
án lựa chọn chi phí sản xuất tối ưu. Có quản lý chặt chẽ, tính toán một cách hợp lý mới
giảm thiểu được các chi phí phát sinh và phản ánh đúng quy mô, tình hình hoạt động của
doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở để doanh nghiệp đưa ra chiến lược phát triển chính xác
nhất, giúp nhà lãnh đạo giám đốc đưa ra được quyết định đúng đắn.
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
8
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
Ngày nay bước sang giai đoạn phát triển mới - cạnh tranh khốc liệt, sức cạnh tranh

của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Do đó vấn đề quản lý và lựa chọn chi phí sản
xuất là rất cấn thiết và rất quan trọng.
2.1.2. Các thước đo chi phí sản xuất
 Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội để sản xuất một mặt hàng là số lượng mặt hàng
khác bị giảm đi để sản xuất thêm một đơn vị mặt hàng đó. Nói cách khác chi phí cơ hội là
sự mất mát do không sử dụng nguồn lực vào việc này mà sử dụng vào việc khác.
 Chi phí kinh tế: là tổng của các chi phí thực chi và chi phí cơ hội.Nó bao gồm các
khoản chi như: tiền thuê lao động, nguyên vật liệu, tiền thuế, điện, chi phí quản lý, chi
phí máy móc thiết bị, chi phí tài sản cố định khác và chi phí cơ hội. Chi phí kinh tế là cơ
sở cho việc ra quyết định của doanh nghiệp. Do đó khi tính toán chi phí kinh tế đòi hỏi
phải tính đúng, tính đủ tất các các yếu tố đầu vào liên quan đến quá trình sản xuất và các
chi phí cơ hội đã bỏ lỡ.
 Chi phí kế toán: là những khoản chi phí bằng tiền để chi trả cho các yếu tố sản
xuất được lưu trong sổ sách kế toán .Thông thường chi phí kế toán nhỏ hơn chi phí kinh
tế.
2.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất của doanh nghiệp
 Các chỉ tiêu tổng chi phí
• Chi phí cố định ( TFC )
“Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi.”
(Ngô Đình Giao, 2007, trang 108)
Đây là những khoản chi phí doanh nghiệp buộc phải thanh toán dù có sản xuất hay
không sản xuất.Ví dụ như tiền thuê nhà, chi phí giữ gìn, bảo dưỡng thiết bị, tiền lương
của bộ máy quản lý ….
• Chi phí biến đổi ( TVC )
“Chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm cùng với sự tăng giảm của sản
lượng.”(Ngô Đình Giao, 2007, trang 108)
TVC tăng khi sản lượng tăng và ngược lại. Đó là những khoản chi phí gắn liến với
việc sản xuất ra sản phẩm như tiền mua nguyên, nhiên vật liệu, tiền công….
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
9

Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
• Tổng chi phí (TC)
“Tổng chi phí bao gồm giá trị thị trường của toàn bộ các tài nguyên được sử dụng để
sản xuất ra sản phẩm đó”. (Ngô Đình Giao, 2007, trang 107)
Tổng chi phí (TC) = chi phí cố định (TFC) + chi phí biến đổi (TVC).
Như vậy, tổng chi phí thay đổi chỉ phụ thuộc vào chi phí biến đổi.
Hình 1.2. Các đường tổng chi phí
Nhìn đồ thị ta thấy, đường TC và TVC có hình dạng giống nhau, đều có độ dốc
dương. Điều đó thể hiện rằng: khi sản lượng tăng thì tổng chi phí và tổng chi phí cố định
đều tăng và ngược lại. Còn đường TFC là đường nằm ngang thể hiện khi sản lượng tăng
(giảm) thì chi phí cố định không thay đổi. Và đường TC luôn cách đường TVC một
khoảng đúng bằng TFC= C
o.
 Các chỉ tiêu chi phí trung bình ( chi phí bình quân)
• Chi phí trung bình trong ngắn hạn
- Chi phí cố định trung bình (AFC) là mức chi phí cố định tính bình quân cho một
đơn vị sản phẩm.
Công thức: AFC=
Q
TFC
- Chi phí biến đổi trung bình (AVC) là mức chi phí biến đổi tính bình quân cho một
đơn vị sản lượng.
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
Nguồn : Giáo trình kinh tế vi mô
TFC
Q
O
C
o
TVC

C
TC
10
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
Công thức: AVC=
Q
TVC
- Chi phí trung bình ngắn hạn (AC, ATC) là mức chi phí sản xuất bình quân tính cho
mỗi đơn vị sản lượng. (Bộ giáo dục và đào tạo, 2007)
Công thức: (ATC) AC=
Q
TVCTFC +
= AFC+AVC
Hình 1.3. Các đường chi phí trung bình
Từ hình vẽ ta thấy, đường ATC và AVC có dạng hình chữ U. Nó thể hiện: ở mức
sản lượng thấp thì ATC và AVC cao, khi sản lượng càng tăng lên thì ATC và AVC giảm
dần nhưng khi đến một mức sản lượng nhất định, việc càng gia tăng sản lượng sản xuất ra
sẽ làm cho ATC và AVC lại tăng lên. Đường AFC là một đường có độ dốc âm. Thể hiện
rằng sản lượng sản xuất ra càng tăng thì AFC càng giảm.
• Chi phí trung bình dài hạn (LAC) là mức chi phí tính bình quân cho một
đơn vị sản phẩm khi tất cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp đều thay đổi.
Công thức: LAC =
Q
LTC
 Các chỉ tiêu chi phí cận biên
• Chi phí cận biên ngắn hạn (MC, SMC) là sự thay đổi của tổng chi phí khi
sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. (Bộ giáo dục và đào tạo, 2007, trang 113)
Công thức: MC=
Q
TC



= TC’
Q
=TVC’
Q
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
Nguồn: Giáo trình kinh tế vi mô
C
ATC
AVC
AFC
QO
11
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
Qua hình 1.4 ta thấy: để sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp
phải bỏ thêm chi phí biến đổi còn chi phí cố định thì không thay đổi. Ban đầu tổng chi
phí doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm là lớn do TFC cao. Ở mức sản lượng
thấp, một sự thay đổi sản lượng làm cho TC thay đổi nhưng không nhiều. Do đó SMC
thấp, càng gia tăng mức sản lượng sản xuất ra thì càng cần nhiều chi phí hơn (TC tăng).
Khi đó, SMC cũng ngày càng tăng.
Hình 1.4. Đường chi phí cận biên ngắn hạn
• Chi phí cận biên dài hạn (LMC) là sự thay đổi của tổng chi phí dài
hạn khi sản lượng thay đổi dọc theo đường mở rộng.
Công thức: LMC =
Q
LTC


Hình 1.5. Đồ thị các đường chi phí dài hạn

Đồ thị LMC có dạng hình chữ U. Khi LAC đang giảm thì LMC nằm dưới đường
LAC. Khi LAC đang tăng thì LMC nằm trên LAC. LMC luôn cắt đường LAC tại điểm
cực tiểu của LAC.
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
Nguồn: Giáo trình kinh tế vi mô
Q
O
SMC
C
LAC
Nguồn : Giáo trình kinh tế vi mô
O
C
Q
LMC
12
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất
Hàm chi phí là một hàm mô tả mối quan hệ giữa mức sản lượng sản xuất ra và tổng
chi phí tối thiểu của các đầu vào sử dụng để sản xuất ra mức sản lượng đó.
Hàm chi phí : C= C(Q,w, r) trong đó Q=f(K,L).
Như vậy các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất là:
 Giá cả của các yếu tố đầu vào:
Để có thể sản xuất doanh nghiệp cần phải có các đầu vào. Và để có các đầu vào cho
sản xuất, doanh nghiệp phải mất chi phí. Khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên sẽ làm
cho chi phí sản xuất tăng theo. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất và cạnh
tranh của doanh nghiệp.
 Khối lượng sản phẩm sản xuất ra:
Rõ ràng chúng ta có thể dễ dàng hiểu được, để sản lượng Q tăng lên thì đồi hỏi phải
sử dụng nhiều vốn, lao động, nguyên vật liệu hơn, khi đó chi phí sản xuất tất yếu phải

tăng theo.
 Các yếu tố khác :
• Môi trường kinh tế vĩ mô: Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các
doanh nghiệp đặc biệt là hệ thống luật pháp. Nó có tác động trực tiếp đến quá trình tổ
chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế xã hội như mạng lưới giao thông
vận tải, bến bãi, kho tàng Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của
doanh nghiệp.
• Trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ: Khoa học công nghệ tiên tiến làm
tăng khả năng khai thác các yếu tố đầu vào, từ đó góp phần làm tăng năng suất lao động
giảm thiểu chi phí sản xuất.
2.3. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ SẢN LƯỢNG ĐẦU RA
TỐI ƯU
2.3.1. Lý thuyết lựa chọn chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp được biểu diễn bằng các đường đồng phí. Đường
đồng phí là đường cho biết các tập hợp khác nhau về các yếu tố đầu vào có thể mua được
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
13
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
với cùng một mức chi phí trong điều kiện giá cả của các yếu tố đầu vào là cho trước.
Đường đồng phí có độ dốc âm và bằng tỷ lệ giá của hai yếu tố đầu vào.
K=
L
r
w
r
C
.−
Tập hợp đầu vào tối thiểu hóa chi phí là tập hợp được xác định tại điểm tiếp xúc
giữa đường đồng phí và đường đồng lượng. Tại điểm tiếp xúc này, độ dốc của hai đường

bằng nhau. Tức là, hãng tối thiểu hóa chi phí cho mức sản lượng xác định ở điểm mà tại
đó tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất bằng
với tỷ số giá của các đầu vào. Ý nghĩa: sản phẩm cận biên trên mỗi đơn vị tiền tệ dùng để
chi cho đơn vị sản phẩm đầu vào cuối cùng đối với vốn và lao động là như nhau.
Giả sử mức sản lượng ban đầu được xác định là Q tương ứng đường đồng lượng Q
trên hình 1.9. Bây giờ chúng ta sẽ đi xác định tập hợp đầu vào để tối thiểu hóa chi phí cho
doanh nghiệp với mức sản lượng cho trước Q.
Hình 1.9. Tập hợp đầu vào tối thiểu hóa chi phí
Giả sử doanh nghiệp phải chi dùng C
3
cho các đầu vào. Doanh nghiệp không thể
mua được một tập hợp đầu vào nào với mức chi phí C
3
để sản xuất ra mức sản lượng Q.
Nhưng với mức chi phí C
1
hoặc C
2
doanh nghiệp có thể sản xuất ra mức sản lượng Q.
Với C
1
, đường đồng phí cắt đường đồng lượng tại B và C. Tại đó doanh nghiệp đều có
thể sản xuất ra mức sản lượng Q bằng cách hoặc là kết hợp K
1
đơn vị vốn và L
1
đơn vị
lao động hoặc dùng K
2
đơn vị vốn và L

2
đơn vị lao động (hình 1.9). Nhưng C
1
chưa phải
là sự lựa chọn tối ưu vì doanh nghiệp còn có thể giảm được mức chi phí xuống thấp hơn
nữa mà vẫn có thể sản xuất được mức sản lượng Q. Với mức chi phí C
2,
đường đồng phí
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
L
2
Nguồn : Giáo trình kinh tế vi mô
L
*
L
1
K
2
K
*
K
1
C
B
A
O
Q
C
3
C

2
C
1
K
L
14
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
C
2
tiếp xúc với đường đồng lượng Q tại A xác định mức vốn tối ưu K
*
và mức lao động
tối ưu là L
*
.A(L
*
,K
*
)

chính là điểm lựa chọn tối ưu để tối thiểu hóa chi phí cho doanh
nghiệp. Tại đây độ dốc của hai đường Q và C
2
bằng nhau.
MRTS
LK
=
r
w
MP

MP
L
K
=
=>
r
MP
w
MP
KL
=
Như vậy, điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp lựa chọn các đầu vào tối ưu để tối
thiểu hóa chi phí là:





=
=
),(
0
LKfQ
r
MP
w
MP
KL

.

2.3.2. Lý thuyết lựa chọn sản lượng đầu ra tối ưu
Trường hợp này, vấn đề đặt ra là với một mức chi phí nhất định doanh nghiệp lựa
chọn sản lượng đầu ra như thế nào sao cho tối ưu nhất.
Giả sử mức chi phí ban đầu của doanh nghiệp đã định là C
0
được biểu diễn bằng
đường chi phí C
0
như hình 1.10. Bây giờ, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn mức sản
lượng đầu ra tối ưu nhất.
Hình 1.10. Lựa chọn sản lượng đầu ra tối ưu
Với mức chi phí C
0
, doanh nghiệp sản xuất ra mức sản lượng Q
1
. Đường đồng lượng
Q
1
cắt đường đồng phí tại B và C. Nhưng B và C chưa phải là sự lựa chọn tối ưu vì với
mức chi phí C
0
doanh nghiệp còn có thể gia tăng mức sản lượng sản xuất ra. Ở đường
đồng lượng Q
2
thì doanh nghiệp không thể thực hiện được sản lượng đầu ra Q
2
với mức
chi phí C
0
.

Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
K
O
L
*
K
*
Q
2
Q
0
C
B
A
Q
1
L
Nguồn : Giáo trình kinh tế vi mô
15
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
Như vậy chỉ có Q
0
là mức sản lượng tối ưu cần lựa chọn.Với Q
0
, đường đồng phí và
đường đồng lượng tiếp xúc nhau tại A. Khi đó độ dốc của hai đường bằng nhau. A là
điểm lựa chọn đầu vào tối ưu nhằm tối đa hóa sản lượng.Vậy điều kiện cần và đủ để
doanh nghiệp lựa chọn đầu vào tối ưu nhằm tối đa hóa sản lượng đầu ra là:







+=
=
KrLwC
r
MP
w
MP
KL

0
2.4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG
TRÌNH NĂM TRƯỚC
• Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trường Đại học Thương mại
Từ trước tới nay, trường Đại học Thương mại đã có không ít những công trình nghiên
cứu về vấn đề liên quan đến chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu để tối đa hóa lợi
nhuận đối với nhiều doanh nghiệp khác nhau. Nhưng đa phần các nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở các nghiên cứu định tính. Ví dụ như đề tài : Lựa chọn chi phí sản xuất và sản
lượng đầu ra tối ưu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty liên doanh TNHH Hải
Hà – KOTOBUKI (Đinh Minh Hạnh, 2008). Đề tài này đề cập đến việc lực chọn chi phí
sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu nhưng với mục tiêu là nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty liên doanh TNHH Hải Hà - KOTOBUKI mà không phải là mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận. Và đề tài mới chỉ dừng lại ở việc phân tích định tính vấn đề. Tác giả vẫn
chưa áp dụng các mô hình để định lượng một cách chính xác hơn và có cơ sở khoa học
hơn trong giải quyết vấn đề. Hay như nghiên cứu của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị
Phương Thảo (2008) về Lựa chọn mức chi phí tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận trong kinh
doanh sản phẩm thiết bị xây dựng tại công ty TNHH thiết bị và công nghệ xây dựng

Minh Chi. Thực trạng và giải pháp. (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2008). Ở đề tài này, tác
giả có đề cập tới việc lựa chọn chi phí sản xuất với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tuy
nhiên đề tài cũng chưa đề cập đến vấn đề lựa chọn sản lượng đầu ra tối ưu để tối đa hóa
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và cũng như đề tài trước, đề tài này cũng mới chỉ sử dụng
các phương pháp định tính để phân tích vấn đề mà chưa có áp dụng được các phương
đinh lượng vào bài viết.
Các nghiên cứu định lượng về lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu để
tối đa hóa lợi nhuận còn rất ít. Gần đây có bài nghiên cứu của Trần Thị Ngoãn (2009):
Lựa chọn chi phí sản xuất kinh doanh tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận ở khu vực miền Bắc
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
16
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
tại công ty cổ phần Sông Đà 11. Thực trạng và giải pháp. (Trần Thị Ngoãn, 2009). Đề tài
này đã áp dụng được cả phương pháp định tính và định lượng vào giải quyết vấn đề.
Nhưng nó cũng chỉ dừng lại ở giải quyết vấn đề lựa chọn chi phí sản xuất để tối đa hóa
lợi nhuận chứ chưa giải quyết được vấn đề lựa chọn sản lượng đầu ra tối ưu cho doanh
nghiệp.
Ngoài ra còn có một số đề tài cũng đi nghiên cứu về chi phí, lợi nhuận nhưng lại tiếp
cận theo một góc độ khác như đề tài: Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số
giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh dược phẩm để tối đa hóa lợi
nhuận tại công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc. (Bùi Thị Phương Loan, 2009). Hay
Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp để tối đa hóa lợi nhuận trong
kinh doanh thiết bị văn phòng của công ty cổ phần Đức Luân trong giai đoạn hiện nay.
(Nguyễn Thị Thanh Tiếp, 2009). Hai đề tài này tập trung sâu hơn vào mối quan hệ giữa
chi phí và lợi nhuận hơn là việc lựa chọn chi phí và sản lượng đầu ra tối ưu. Ưu điểm của
hai đề tài này cũng giống như là đề tài 3, tức là tác giả đã biết áp dụng các phương pháp
định lượng vào phân tích vấn đề.
• Các nghiên cứu liên quan đến đề tài tại công ty TNHH ô tô Hoa Mai
Qua thời gian thực tập tại công ty, tôi thấy có rất nhiều sinh viên từ các trường khác
nhau về công ty thực tập. Song chủ yếu, họ thực tập tại phòng kế toán còn phòng kinh

doanh thì rất ít. Là một trong số ít người thực tập tại phòng Kinh doanh, qua tìm hiểu tác
được biết đã có nghiên cứu sinh Ninh Thị Mai Anh (2007) từng nghiên cứu đề tài: Lựa
chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí tại công ty TNHH ô tô Hoa Mai. Thực trạng
và giải pháp. Đề tài này tác giả đã giải quyết được một số vấn đề là làm thế nào để tối
thiểu hóa chi phí cho công ty. Nhưng chưa đi sâu vào phân tích định lượng, có chăng mới
chỉ mang tính chất thống kê. Vì vậy mà việc nghiên cứu vấn đề lựa chọn chi phí sản xuất
và sản lượng đầu ra tối ưu tại công ty TNHH ô tô Hoa Mai là rất cần thiết từ đó gợi ý đưa
ra một số biện pháp giải quyết những khó khăn mà công ty đang gặp phải về vấn đề này.
Qua việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu của những năm trước, tác giả tin
tưởng đề tài của mình có nhiều điểm mới hơn so với các công trình trước đó. Trước tiên,
ở công ty TNHH ô tô Hoa Mai chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này.
Thứ hai, đề tài này sẽ đi sâu giải quyết vấn đề cả hai vấn đề là lựa chọn chi phí sản xuất
và sản lượng đầu ra tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. Đồng thời đề tài cũng kết
hợp cả phương pháp định tính và định lượng trong phân tích và giải quyết vấn đề.
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
17
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
2.5. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Đề tài nghiên cứu trong phạm vi công ty và được xem xét trong mối quan hệ biện
chứng với môi trường ngoài. Bất kể một chủ thể hoạt động kinh doanh nào đều hoạt động
trong một môi trường chung. Mọi sự thay đổi của môi trường đều ảnh hưởng tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề lựa
chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu tại công ty TNHH ô tô Hoa Mai phải đặt
trong mối quan hệ vói nền kinh tế nói chung để có thể phân tích vấn đề chính xác và đưa
ra được những giải pháp có tính thực tế, tổng hợp.
 Nghiên cứu về sản xuất, chi phí, lợi nhuận của công ty. Liên quan đến chi phí và
lợi nhuận thì có rất nhiều vấn đề và nội dung nghiên cứu như: tiết kiệm giảm thiểu chi
phí, gia tăng lợi nhuận, chi phí của các yếu tố đầu vào cụ thể như lao động, vốn…. Tuy
nhiên trong nội dung nghiên cứu của đề tài được nghiên cứu theo hướng lựa chọn chi phí
sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Dựa trên những lý luận về

tối thiểu hóa chi phí với một mức sản lượng nhất định và tối đa hóa sản lượng đầu ra với
một mức ngân sách cho trước của một doanh nghiệp mà tác giả mong muốn vận dụng
vào thực trạng của công ty, nghiên cứu cách thức đưa ra quyết định sản xuất cũng như
cách kết hợp những nhân tố đầu vào để có thể mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao
nhất cho công ty.
 Xây dựng mô hình và ước lượng hàm sản xuất thông qua sử dụng phần mềm kinh tế
lượng SPSS với những thông tin, số liệu được thu thập từ công ty.
 Đưa ra những giải pháp, khuyến nghị về vấn đề lựa chọn chi phí sản
xuất và sản lượng đầu ra tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận. Trên cơ sở kết quả phân tích các
dữ liệu của công ty, mô hình ước lượng như hàm chi phí thực nghiệm trong dài hạn, dựa
trên việc phân tích thực trạng lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu của
công ty, đồng thời cũng xem xét những tác động của các nhân tố môi trường có ảnh
hưởng đến tình hình kinh doanh nói chung từ đó đưa ra những giải pháp cho công ty và
một số đề xuất kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan.
CHƯƠNG 3
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
18
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
THỰC TRẠNG LỰA CHỌN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ SẢN LƯỢNG ĐẦU
RA TỐI ƯU ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOA
MAI
3.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1.1. Phương pháp luận
Trước hết, luận văn xác định rõ đối tượng và nội dung cần nghiên cứu. Sau đó trên
cơ sở vận dụng lý thuyết kết hợp khảo sát các số liệu thực tế, đề tài đi sâu vào phân tích
đánh giá thực trạng công tác lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu tại công
ty TNHH ô tô Hoa Mai. Tứ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác
lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
3.1.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

3.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
• Phương pháp này đã được sử dụng trong chương 3 của luận văn này nhằm thu
thập số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, số liệu về lãi suất ngân hàng
….các nguồn số liệu này sẽ góp phần vào phục vụ cho việc chạy mô hình và so sánh
phân tích với thực trạng thực hiện của công ty.
3.2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
• Phương pháp hệ thống, nghiên cứu định tính: Nó được sử dụng chủ yếu trong
chương 2 để hệ thống lại các kiến thức đã học như các lý luận chung về sản xuất và chi
phí sản xuất, lý luận chung về lợi nhuận, lý luận chung về lựa chọn chi phí sản xuất và
sản lượng đầu ra tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận.
• Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích thực trạng
lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu thông qua việc lựa chọn đầu vào vốn
và lao động tối ưu tại công ty TNHH ô tô Hoa Mai qua các năm. Từ phân tích thực trạng ,
luận văn sẽ tiến hành tổng hợp đưa ra những thành tựu cũng như những hạn chế , nguyên
nhân tồn tại trong việc lựa chọn chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tối ưu để tối đa hóa
lợi nhuận tại công ty, qua đó làm cơ sở đưa ra giải pháp khắc phục. Phương pháp này sẽ
được vận dụng chủ yếu trong chương 3 và 4 của bài.
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
19
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
• Phương pháp đối chiếu, so sánh, xử lý dữ liệu: Mục đích sử dụng phương pháp
này là để đánh giá so sánh các chỉ tiêu doanh thu ,chi phí, lợi nhuận, vốn , lao động…
giữa các quý trong các năm với nhau giúp ta thấy rõ được tình hình lựa chọn chi phí sản
xuất và sản lượng đầu ra tối ưu của công ty TNHH ô tô Hoa Mai. Nó được sử dụng trong
chương 3 của luận văn.
• Phương pháp xây dựng bảng biểu, chỉ số…: Nó được sử dụng trong chương 3
của bài giúp người đọc có thể dễ dàng so sánh đối chiếu đánh giá thực trạng của công ty
một cách tức thì.
• Phương pháp mô hình kinh tế lượng: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu
trong phân tích kinh tế vi mô (ước lượng cung cầu, chi phí , sản lượng …). Phương pháp

này được sử dụng trong chương 3 nhằm ước lượng hàm chi phí sản xuất và hàm sản
lượng. Từ đó xác định được mức chi phí và sản lượng đầu ra tối ưu để tối đa hóa lợi
nhuận cho công ty TNHH ô tô Hoa Mai.
Các bước tiến hành ước lượng hàm chi phí sản xuất và hàm sản xuất là:
Bước 1: Xác định dạng hàm chi phí sản xuât hoặc hàm sản xuất thực nghiệm.
- Hàm sản xuất thực nghiệm: Q=AL
α
K
β
Biến đổi bằng cách lấy ln hai vế ta được: lnQ=lnA+αlnL+βlnK
Đặt lnQ =Q
1
, lnA=a, lnL=L
1
, lnK=K
1
ta được hàm sản xuất mới:
Q
1
=a + αL
1
+ βK
1
Bước 2: Thu thập và xử lý dữ liệu về sản lượng, mức lao động, mức vốn theo quý
hoặc theo năm. Số liệu thu thập phải có sự điều chỉnh loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng của
lạm phát để phản ánh đúng số liệu thực tế chứ không phải là số liệu danh nghĩa.
Bước 3: Ước lượng hàm sản xuất bằng phương pháp OLS.
Sau khi ước lượng xong ta sẽ đi kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định ý
nghĩa thống kê của các tham số và hệ số chặn xem đã phù hợp dấu chưa.
3.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOA MAI

3.2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH ô tô Hoa Mai
3.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty ( tên giao dịch ) : CÔNG TY TNHH Ô TÔ HOA MAI
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
20
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
Tên GDQT: HOA MAI AUTOMOBILE ASSEMBL & MANUFACTURING
Trụ sở chính: Km34+500 quốc lộ 10 xã Quốc Tuấn- An Lão- Hải Phòng.
Điện thoại: (031)2.215.835
Fax: 0313.672.888
Website: />Công ty TNHH ô tô Hoa Mai, tiền thân là tổ hợp sản xuất dép nhựa tái sinh. Đến
năm 1985 thì chuyển thành xưởng sản xuất dịch vụ cơ khí Hoa Mai.Công ty chuyên
nghiên cứu sáng chế chế tạo ra công nông đầu ngang- sản phẩm sáng chế đầu tiên phục
vụ nhân dân Hải Phòng và các tỉnh lân cận .
Năm 1993, xí nghiệp cơ khí Hoa Mai thành lập nên công ty TNHH ô tô Hoa Mai,
tập trung sản xuất và lắp ráp ô tô tải tự đổ mang thương hiệu Hoa Mai. Công ty TNHH ô
tô Hoa Mai có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 040162 do Sở kế hoạch và đầu tư
Hải Phòng cấp lần đầu vào ngày 22 tháng 10 năm 1993 và cấp lại lần 3 vào ngày 15
tháng 2 năm 2008.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển công ty đã đạt được nhiều thành
tích và danh hiệu:
- Liên tục nhận được bằng khen của UBND thành phố Hải Phòng từ 1994 – 2001.
- Nhận bằng khen của chính phủ vào tháng 5/2001.
- Năm 2002 được thủ tướng Phan Văn Khải tặng bằng khen.
- Năm 2003 UBND thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh và được tặng cờ thi đua xuất sắc của sở công nghiệp.
- Năm 2004 ,giám đốc công ty được chủ tịch nước Trần Đức Lương tặng huân
chương lao động hạng 3.
- Năm 2005 nhận cúp vàng AFTA hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng.
- Được UBND thành phố tặng bằng khen năm 2006-2007.

3.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Năm 1993, Công ty TNHH ôtô Hoa Mai thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 040162. Đứng đầu công ty là Giám đốc trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp, tiếp nữa là phó giám đốc, các phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
21
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
chức bộ máy công ty được minh họa ở phụ lục 1.
3.2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh
- Sửa chữa, cải tạo, sản xuất, lắp ráp và đóng mới phương tiện cơ giới đường bộ
theo thiết kế đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Dịch vụ và sản xuất máy nông nghiệp.
- Đúc phôi và các chi tiết máy bằng kim loại.
- Dịch vụ và lắp ráp máy điều hòa, quạt nước.
- Lắp ráp các thiết bị dân dụng.
- Kinh doanh xăng dầu.
3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH ô tô Hoa Mai
3.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH ô tô Hoa Mai giai đoạn
2007-2009
Ngày nay thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập
WTO thì sự cạnh tranh của các ngành ở nước ta ngày càng lớn. Nó vừa tạo cho các doanh
nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức. Ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam còn non trẻ do đó thách thức sẽ rất lớn.
Tận dụng những cơ hội có được, tránh đến mức tối thiểu những thách thức xảy ra,
giám đốc và công nhân viên công ty TNHH ô tô Hoa Mai đã đạt được kết quả sản xuất
kinh doanh cao với nhiều thành tựu đáng kể góp phần phục vụ đắc lực cho nhân dân
trong tỉnh và các tỉnh khác cũng như có đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước.
Qua bảng 3.1 và hình vẽ 3.1 ta thấy:
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu cuối 2006 đầu 2007 có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về doanh thu: Công ty luôn có tốc độ tăng trưởng dương, năm sau cao hơn
năm trước nhưng tốc độ tăng trưởng giữa các năm không đồng đều. Từ năm 2007 đến
năm 2008 doanh thu chỉ tăng 15.495 tỷ đồng tương ứng với 4.2%. Trong khi đó từ 2008
đến 2009 doanh thu tăng tới 171.589 tỷ đồng tương ứng với 44.8%. Như vậy là sự chênh
lệch doanh thu giữa các năm của công ty là rất lớn. Nguyên nhân ở đây chủ yếu là do
cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vừa qua ảnh hưởng đến hầu hết
tất cả các doanh nghiệp trong đó có công ty TNHH ô tô Hoa Mai. Điều đó làm cho doanh
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
22
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
thu tăng chậm vào năm 2008. Nhưng sang năm 2009, nhìn vào tốc độ tăng trưởng doanh
thu có thể khẳng định được nỗ lực của toàn thể ban giám đốc và công nhân viên trong
việc giảm thiểu chi phí sản xuất, gia tăng sản lượng qua các năm cho công ty.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 07-09
CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 08/07 09/08
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Chênh
lệch
Tỷ lệ
%
Tổng DT ( tỷ đồng) 367,364 382,859 554,448 15,495 4,22 171,589 44,82
Tổng CP (tỷ đồng) 303,716 374,787 455,219 71,071 23,4 80,432 21,46
LNTT (tỷ đồng) 63,648 8,072 87,624 -55,576 -87,32 79,552 985,5
Nộp NSNN (tỷ đồng) 8,504 0,711 7,667 -7,793 -91,64 6,956 978,3
LNST (tỷ đồng) 55,144 7,361 79,957 -47,783 -86,65 72,596 986,2
Sản lượng (chiếc xe) 1965 2245 2525 280 14,25 280 12,47
Hình 3.1. Biểu đồ về DT – CPSXKD – LNTT của công ty TNHH ô tô Hoa Mai

(Nguồn: Báo cáo KQKD-Phòng kế toán, Công ty TNHH ô tô Hoa Mai )
Thứ 2, về CPSX: Doanh thu của công ty tăng qua các năm nhưng CPSX cũng tăng
không ngừng qua các năm. Đặc biệt là từ năm 2007-2008, tốc độ tăng của CP còn tăng
nhanh hơn tôc độ tăng của doanh thu cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Cụ thể như sau:
CPSX năm 2007 là 303,716 tỷ thì đến năm 2008 tăng thêm tới 71,071 tỷ tương ứng với
23.4% trong khi doanh thu tăng có 4,2%. Có thể thấy năm 2008, công ty hoạt động
không hiệu quả chủ yếu do lạm phát, giá cả các yếu tố sản xuất tăng vọt. Sang năm 2009
doanh nghiệp đã có thêm các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí nên tốc độ tăng tương
đối đã giảm (xuống còn 21,5%) mặc dù tốc độ tăng tuyệt đối vẫn cao hơn năm trước
(80,432 tỷ).
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
23
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
Thứ 3, về LNTT, lợi nhuận năm 2008 giảm mạnh 55,576 tỷ tương ứng với 87,3%
so với năm 2007 do chi phí sản xuất tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu của doanh
nghiệp. Nhưng sang năm 2009 nó có xu hướng tăng vọt 72,596 tỷ tăng 986% so với năm
2008. Nguyên nhân ở đây là do năm 2009 công ty đã có những biện pháp đúng đắn nhằm
giảm chi phí tăng doanh thu cho doanh nghiệp và cuộc khủng hoảng lúc này đã dần đi
qua, giá cả của các yếu tố cũng dần giảm và ổn định, sản lượng tăng mạnh so với năm
2008. Nhìn vào tỷ suất LN/DT qua từng năm ta thấy nếu như năm 2007 một đồng doanh
thu thu được công ty sẽ có 0,15 đồng lợi nhuận, sang năm 2008 một đồng doanh thu thu
được công ty công ty chi được 0,019 đồng lợi nhuận. Như vậy hiệu quả hoạt động của
công ty là không tốt. Nguyên nhân ở đây là do năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều biến
động kèm theo việc sử dụng và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa
tốt. Nhưng sang năm 2009 trong một đồng doanh thu thu được, công ty sẽ có được 0,14
đồng lợi nhuận. Có thể thấy công ty đã rất nỗ lực để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng
doanh thu thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng
sản xuất cũng như tiêu thụ.
Thứ tư, nộp NSNN: Công ty luôn là đơn vị đi đầu trong việc hoàn thành ngĩa vụ đối
với nhà nước. Năm 2008 công ty nộp NSNN 0.711 tỷ đồng giảm 97% so với năm 2007

do tình hình kinh doanh năm 2008 không được tốt. Nhưng sang năm 2009 tổng tiền nộp
NSNN của công ty tăng vọt là 6.956 tỷ đồng ứng với 978% so với năm 2008. Có thể thấy
vì nhiều lý do mà có năm sự đóng góp của công ty vào NSNN có giảm nhưng nhìn chung
là cao và tốc độ ngày càng cao, càng chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả.
3.3.2. Tình hình thực hiện chi phí sản xuất và sản lượng đầu ra tại công ty TNHH ô
tô Hoa Mai
3.3.2.1. Tình hình thực hiện chi phí sản xuất tại công ty TNHH ô tô Hoa Mai
Chúng ta đều biết rằng, chi phí là một trong những yếu tố cơ bản để đánh giá được
một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải
quản lý, kiểm soát được chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đối với
công ty TNHH ô tô Hoa Mai thì đây là việc quan trọng để có thể đạt được mục tiêu tối đa
hóa được lợi nhuận của mình.
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
24
Khoa Kinh tế Trường Đại học Thương mại
. Nhìn vào phụ lục 2 ta có thể thấy, tổng chi phí của công ty đều tăng lên năm sau cao
hơn năm trước. Cụ thể, năm 2008 tổng chi phí tăng 96258.58 triệu đồng tương ứng
27.51% so với năm 2007. Năm 2009, tổng chi phí tăng 61307.82 triệu đồng ứng với
13.74% so với năm 2008. Tỷ suất chi phí/doanh thu qua các năm 2007, 2008, 2009 lần
lượt là 82,67%, 97,89% và 82,05%. Điều này có nghĩa là để có một đồng doanh thu thì
công ty phải bỏ ra tới hơn 0.82 đồng chi phí (2007,2009) hoặc hơn 0,97 đồng chi phí
(2008). Trong khi đó, ở công ty TNHH ô tô Chiến Thắng tỷ suất chi phí/doanh thu lần
lượt qua các năm 07-09 là 75,17%, 94%, 90,69%. So với công ty TNHH ô tô Chiến
Thắng, hiệu quả sử dụng chi phí của công ty năm 2007, 2008 thấp hơn. Nhưng sang năm
2009 công ty lại thực hiện chi phí có hiệu quả hơn công ty TNHH ô tô Chiến Thắng. Tuy
vậy có thể thấy rằng, tỷ lệ tổng chi phí nằm trong tổng doanh thu tuy gần đây có giảm
song nó vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng doanh thu của công ty. Điều đó đã cho
thấy, công ty đã sử dụng chi phí chưa thật hiệu quả. Sau đây, chúng ta cùng đi phân tích
việc sử dụng từng loại chi phí trong tổng chi phí để thấy được khâu nào công ty hoạt
động đã hiệu quả và khâu nào hoạt động chưa hiệu quả.

Hình 3.2. Cơ cấu tổng chi phí của công ty TNHH ô tô Hoa Mai giai đoạn 07- 09
(Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH ô tô Hoa Mai)
Đồ thị hình 3.2, 3.3, 3.4 và phụ lục 3 cho thấy, chi phí cố định chiếm một tỷ lệ 12-
14% trong tổng chi phí và phần nào bị giảm đi qua từng năm, năm 2007-2008 tốc . Do
ảnh hưởng của lạm phát đẩy tỷ suất chi phí cố định/doanh thu năm 2008 (13,39%) tăng
vọt so với năm 2007(11,66%) và đến năm 2009 giảm dần còn 10,25%). Để tạo ra một
đồng doanh thu công ty chỉ phải bỏ ra 0,1166 (2007), 0,1339 (2008) và 0,1025 (2009)
đồng chi phí cố định. Trong chi phí cố định, chi phí nhà cửa vật kiến trúc, chi phí máy
móc thiết bị lần lượt là các loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nguyên nhân ở đây, đối
Bùi Thị Huệ 42f6 Luận văn tốt nghiệp
25

×