Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

kiến trúc, trạm khắc đền vua đinh, vua lê ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cố đô – mảnh đất được coi là địa linh nhân kiệt, nơi chứa đựng những tinh túy của
trời đất, từ lâu là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Những đền đài,
cung điện cùng những giá trị về văn hóa lịch sử luôn là điều thu hút đối với các nhà
sử gia, kiến trúc sư và cũng có ảnh hưởng nhất định đối với khách du lịch. Những
kiến trúc chạm khắc mang đậm dấu ấn cổ xưa, là niềm tự hào của con cháu đất Việt
về một thời lịch sử lừng lẫy của ông cha ta. Những di tích lịch sử ấy không những
đem lợi lợi ích về mặt kinh tế mà nó còn mang lại cơ hội việc làm cho nhiều người,
quảng bá địa danh và hướng tới bảo tồn cho các giá trị có một không hai ấy.
Cố đô Hoa Lư được hình thành từ xa xưa. Đây là tài nguyên vật thể vẫn còn tồn tại
ở tỉnh Ninh Bình. Nhắc đến cố đô Hoa Lư là một cách nói gián tiếp đến đền vua
Đinh và vua Lê, vì đây là hai di tích chính trong quần thể cố đô Hoa Lư. Được
phục dựng lại trong những năm 1600 - 1606 từ nguyên bản cũ của cung điện vua
Đinh và vua Lê thế kỷ thứ X. Tuy mang đậm dấu ấn kiến trúc của thế kỷ XVII và
XIX, nhưng đền vua Đinh và vua Lê lại có những đặc sắc trong kiến trúc riêng, thể
hiện trên hoa văn, họa tiết. Không chỉ thế, hai ngôi đền còn chứa đựng những giá
trị văn hóa, lịch sử lớn lao mà thế hệ đời sau cần biết đến
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Kiến trúc, Trạm khắc đền Vua Đinh,
vua Lê Ninh Bình” làm hướng nghiên cứu, qua đó mong muốn tìm hiểu sâu hơn
những giá trị văn hóa, lịch sử cũng như kiến trúc trạm khắc của ông cha ta thời xa
xưa.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trực tiếp về kiến trúc đền vua Đinh, vua Lê tại Ninh Bình trong chuyến
đi thực tế
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu nét độc đáo trong kiến trúc cùng những giá trị văn hóa, lịch sử của đền
vua Đinh, vua Lê.
- Nhận xét của bản thân về kiến trúc 2 ngôi đền
NỘI DUNG
I. Những hiểu biết về đền vua Đinh, vua Lê


1. Lịch sử hình thành đền vua Đinh
Sau khi Ngô Vương Quyền mất (năm 944), vào khoảng từ năm 950, ở nước
Việt cổ xảy ra “loạn 12 sứ quân” do nhiều thủ lĩnh nổi dậy cát cứ khắp nơi. Cục
diện ấy kết thúc vào năm 967, khi người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp được tất
cả các sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế (năm 968), hiệu là Đại
Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (nay thuộc
xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Đinh Bộ Lĩnh sinh năm Giáp Thân (924) ở làng Đại Hữu, tổng Đại Hoàng
(nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn). Thân phụ ông là Đinh Công Trứ, Thứ sử
Hoan Châu (Nghệ An) đời Dương Đình Nghệ và Ngô Vương Quyền. Ông là người
anh hùng dân tộc, có công thống nhất đất nước, thiết lập nhà nước phong kiến
trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta.
Nhà Đinh tồn tại được 12 năm. Năm 979, vua Đinh cùng con trai trưởng
Đinh Liễn bị hãm hại, con út Đinh Toàn lúc ấy mới 6 tuổi lên nối ngôi. Năm 980,
nhà Tống lăm le xâm lược nước ta. Trước tình cảnh đó, được sự ủng hộ của triều
thần và Thái hậu Dương Vân Nga, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được tôn lên
ngôi Hoàng đế, lập nên nhà Tiền Lê, thay thế nhà Đinh, dẫn dắt quân dân Đại Cồ
Việt phá Tống, bình Chiêm, giữ vững nền độc lập tự chủ của đất nước.
Năm 1010, sau khi lên ngôi thay nhà tiền Lê, vua Lý Thái Tổ quyết định dời
đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sai dỡ cung điện chuyển về kinh đô mới, lấy tên là
Thăng Long. Trên nền cung điện cũ ở Hoa Lư, đền thờ vua Đinh được dựng lên.
Từ năm 1600 đến 1606, đền vua Đinh được xây lại, sau đó được trùng tu vào các
năm 1676, 1696, 1823, 1898… Ngày nay, ngôi đền vẫn còn các sập đá, bia đá và
những mảng chạm khắc trên vì kèo gỗ từ thế kỷ XVII – XVIII – XIX có giá trị cao
về lịch sử và nghệ thuật.
1.2 Lịch sử hình thành đền vua Lê
Vua Lê Đại Hành tên thật là Lê Hoàn (941 – 1005) vốn là tướng giỏi của
Đinh Tiên Hoàng, từng lập nhiều chiến công trong cuộc dẹp loạn 12 sứ quân. Năm
971, ông được vua Đinh phong làm Thập đạo tướng quân (tức Tư lệnh quân đội).
Năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng cùng con cả Đinh Liễn bị sát hại. Hoàng tử Đinh

Toàn 6 tuổi lên nối ngôi, ông tự lập làm Phó vương. Năm 980, giặc Tống đe dọa bờ
cõi nước ta, ông được các tướng sĩ và Thái hậu Dương Vân Nga tôn lên làm vua,
mở đầu triều Tiền Lê. Năm 981, ông chỉ huy quân dân Đại Cồ Việt đại thắng quân
Tống ở Bạch Đằng và Bính Lỗ. Năm 982, ông thân cầm quân chinh phạt Chiêm
Thành thắng lợi. Năm 1005, ông mất, Thái tử Lê Long Việt lên ngôi, nhưng chỉ
được 3 ngày thì bị em trai là Lê Long Đĩnh giết chết, cướp ngôi, sử gọi là Lê Ngọa
Triều (phải nằm cả lúc thiết triều). Cuối năm 1009, vua Ngọa Triều chết, triều Tiền
Lê chấm dứt. Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn được triều thần tôn lập lên ngôi
vua, mở đầu triều nhà Lý.
Sau khi Lý Công Uẩn dời đô ra thành Đại La, đền thờ vua Lê Đại Hành cũng
được xây dựng lần đầu tiên như đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Sau đó được dựng
lại vào năm 1600 – 1606 và được trùng tu nhiều lần. Ngày nay, đền vẫn giữ được
các sập đá, bia đá và những chạm khắc cổ trên vì kèo từ thế kỷ XVII và XIX.
II. Kiến trúc đền vua Đinh và đền vua Lê.
Cả hai đền vua Đinh và đền vua Lê tuy đều nằm trong một cụm di tích, với kiến
trúc được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, mang dấu ấn nghệ thật của thế kỷ
XVII và của nghệ thuật dưới thời Nguyễn, tuy nhiên, mỗi ngôi đền đều có nét
riêng trong từng cụm kiến trúc nhỏ. Chính điều này làm nên nét khác biệt cho từng
ngôi đền.
1. Kiến trúc đền vua Đinh.
Toàn bộ kiến trúc của đền vua Đinh được theo bố cục không gian : “nội công
ngoại quốc” (bên trong chữ “Công”, bên ngoài chữ “Quốc”), đều quay mặt về
hướng Đông, nhưng riêng Ngọ Môn Quan (cổng ngoài) lại quay mặt về hướng
Bắc.
Ngọ Môn Quan là cổng ngoài dẫn vào đền, có kiến trúc gạch trát vữa, trên
có vòm cuốn theo lối cổ, có niên đại từ thời Nguyễn. Trên vòm cửa cong là hai con
lân vờn mây. Phía trên cổng là hai tầng mái che với tám dao mái cong vút. Mặt
ngoài cổng đắp nổi bốn chữ : “ Bắc môn tỏa thược”, nghĩa là khóa chặt cửa Bắc, có
ý nhắc nhở con cháu về bài học cảnh giác với họa xâm lăng từ phương Bắc. Mặt
trong cổng đắp nổi bốn chữ khác: “ Tiền triều phượng quyết” (có tài liệu ghi là “

Tiền triều phượng các”), nghĩa là cửa phượng trước triều.
Ngọ Môn Quan (cổng ngoài)
Khu di tích đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần
đạo. Bắt đầu từ hồ Bán Nguyệt và kết thúc ở Chính cung. Hồ Bán Nguyệt ở ngoài
cùng, phía đông của đền vua Đinh, bên phải cổng ngoài. Trước hồ vốn là đường
nước nhánh của song Sào Khê, sau được cải tạo và xây dựng thành hồ nước theo
kiểu kiến trúc cung đình xưa. Trong hồ thả hoa súng, có lối xuống hồ được xây bậc
từ hai bên chụm lại, được đắp nổi hình chim phượng. Sau hồ Bán Nguyệt là bức
bình phong. Theo thuật phong thủy, bình phong để án ngữ gió độc. Ở giữa bình
phong là bông gió với họa tiết kiểu hoa cúc, ý nói lên sự trường tồn.
Qua Ngọ môn quan hơn 10m, quay đầu nhìn lại, bức bình phong chắn mặt
hồ nhìn theo hướng tây là “thần đạo” xuyên suốt, tạo ra trục đối xứng của đền vua
Đinh. Cổ vật đầu tiên án ngữ “ thần đạo” là Long Sàng (giường vua, gọi là Long
Sàng ngoài để phân biệt với Long Sàng chính đặt trong sân chầu) được tạc đá, tạo
hình kiểu chiếc sập, trên mặt Long Sàng chạm nổi hình “ rồng yên ngựa” cuộn với
nhiều chi tiết tinh tế. Sập có niên đại vào thế kỉ XVII.
Ngay sau Long Sàng ngoài là Nghi Môn ngoại (cửa ngoài) với dạng kiến
trúc tam quan truyền thống: cổng có ba cửa, vì kèo gỗ, lợp ngói cổ. Trên hai đầu
nóc mái có đôi rồng đắp vữa, niên đại thời Nguyễn. Đặc biệt hai bên Nghi Môn
ngoại có đôi tượng nghê đá đặt chầu, được tạc từ đá xanh nguyên khối, chạm khắc
công phu.
Qua Nghi Môn ngoại, đi dọc theo đường “ thần đạo ” chạy giữa hai hồ sen
khoảng 25m là đến Nghi Môn nội ( cửa trong ). Nghi Môn nội gần giống với Nghi
Môn ngoại vì kiến trúc cũng là dạng tam quan truyền thống. Tuy nhiên, các chạm
khắc trên các vì kèo gỗ thì rất đẹp với những dải hoa văn múa lượn cùng tiên nữa,
lại được sơn son thếp vàng rực rỡ. Trên các bức cuốn chạm khắc nổi hình người và
thú rất sống động.
Đi tiếp theo đường “ thần đạo” để đến đền vua Đinh, sẽ thấy bên tay trái là
nhà Khải Thánh, và phía bên tay phải là nhà trưng bày những cổ vật và hình ảnh
liên quan đến triều Đinh. Nhà Khải Thánh là tòa kiến trúc cổ, nơi thờ phụ công

quốc mẫu vua Đinh Tiên Hoàng theo đúng lễ nghi phong kiến. Nhà Khải Thánh có
kiến trúc từ thời Nguyễn, trong đền có hai pho tượng đồng Vương Phụ và Vương
Mẫu được một dòng họ cúng tiến vào năm 2010. Nhà trưng bày trước đây là nhà
Vọng, là nơi để các bô lão trong làng bàn việc tế lễ, sửa lễ và thụ lộc. Đến nay, nhà
Vọng được dùng làm nơi trưng bày các cổ vật khai quật từ trong lòng đất cố đô
Hoa Lư như gạch đúc hoa văn, ngói cổ, hay những hình ảnh chụp di tích và các
bản đồ lịch sử.
Đến với đền Đinh, nếu như không nhìn ngắm kĩ hai cột Trụ Biểu ở ngay
trước sân chầu, thì sẽ không thể nào thấy hết được sự uy nghi của ngôi đền này.
Với hai cột trụ cao ngất được xây gạch, đắp vữa thành những chữ và hoa văn
( dạng kiến trúc thời Nguyễn ), dù nhìn ở góc độ nào, vẫn có cảm giác như đây
tượng trưng cho cánh cổng canh giữ đền vua Đinh.
Trụ Biểu của đền vua Đinh
Bên trái các Trụ Biểu, sát các tường bao là nhà bia. Đây là kiến trúc bằng gỗ,
kiểu cổ, vì kèo gỗ, có ngạch cửa cao để mỗi khi bước vào người ta phải cúi xuống.
Bên trong có ba tấm bia khắc chữ Hán, kèm niên đại, cho biết mục đích xây dựng
và lịch sử ngôi đền. Tấm bia cổ nhất ở bên tay phải lối vào, có niên đại Hoằng
Định thứ 9 ( 1680 ). Tấm bia muộn nhất ở bên trái lối vào, có niên đại Thiệu Trị
thứ 3 ( 1843 ). Đặc sắc nhất là tấm bia ở chính giữa, có niên đại Chính Hòa thứ 17
( 1696 ), trán bia chạm nổi mặt trời, đôi phượng chầu, hoa lá. Dưới chân bia chạm
hình chuột rình cua trông rất sống động.
Qua hai Trụ Biểu hoặc hai cánh cửa nhỏ ở hai bên tường bao là vào Sân
chầu. Sân chầu rộng khoảng 752m
2
, được lát gạch từ ngay sau hai cột Trụ Biểu và
trước mặt tòa Bái Đường. Trong sân có hệ thống đá lỗ chôn thành hàng lối để cắm
cờ ngày lễ hội. Nổi bật giữa trục thần đạo, trước mặt tòa Bái Đường, là Long Sàng
( Long Sàng chính ) tạc bằng đá xanh nguyên khối.
Long Sàng ở đền vua Đinh
Long Sàng có kích thước 1,80m x 1,40m, chạm khắc tinh vi, điêu luyện, có

độ nét cao và chưa bị phong hóa như Long Sàng bên ngoài cửa đền. Hai bên long
sàng là tượng hai con nghê chầu bằng đá xanh thuộc thế kỷ XVII. Trên mặt Long
Sàng cũng chạm rồng cuộn với nhiều chi tiết được tỉa kĩ lưỡng theo kiểu rồng của
thời Lý. Con rồng được chạm khắc cuộn nổi trên nền đá, thân mập, đuôi thẳng, phủ
vảy đơn, đầu ngẩng cao thể hiện vẻ khí phách, hai cụm bờm lớn bay ngược lên, với
hai dải râu dài mềm mại thả lỏng phía dưới, trải đều như đôi cánh phượng, tay nắm
sừng có chẻ chạc ba. Các thợ đá xưa còn thêm thắt nhiều họa tiết phủ kín tất cả các
mặt bên của Long Sàng như: các đường kỉ hà, hình chim, rồng, cá, tôm, cầy, cáo,
chuột… Tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp này có niên đại thế kỷ XVII, thể hiện đậm
nét tính chất dân gian trong nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Hiện nay, ở Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam có một bản sao của chiếc Long Sàng này được đem ra
trưng bày.
Ngay sau Long Sàng chính là đền vua Đinh. Kiến trúc chính của đền thờ vua
Đinh gồm có tòa Bái đường và Chính cung song song với nhau, nhưng được nối
thông ở giữa bởi tòa Thiêu hương. Bộ khung kiến trúc là hệ vì kèo – cột gỗ ( có
một phần còn giữ được từ thế kỉ XVII ) nhưng xây tường bao kín, chỉ mở các cửa
chính về phía trước mặt Bái đường, hướng ra sân chầu. Toàn bộ các cột gỗ đều
được đôn lên trên các chân cột và ngưỡng cửa đá cao tới 60cm ( vào năm 1898,
thời Thành Thái thứ 10 ).
Ngưỡng cửa đá chạm rồng.
Tòa Bái đường quay mặt ra sân chầu gồm một hàng 6 cột quân, bộ cửa gỗ
lùi vào hàng cột cái bên trong, tạo ra khoảng trống hàng hiên. Giữa tòa Bái đường
có treo bức hoành phi sơn son thếp vàng 3 chữ : “ Chính thống thủy” ( mở đầu nền
chính thống ) và các câu đối ở hai bên hàng cột. Đáng chú ý là đôi câu đối treo dọc
hai cột cái bên trong được coi là “ Tuyên ngôn” độc lập tự chủ của nước ta ở thế kỉ
X:
Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Tràng An.
( Nước Cồ Việt ngang hàng nước Tống niên hiệu Khai Bảo
Kinh đô Hoa Lư chẳng kém gì Tràng An thời Hán ).

Đặc sắc nhất ở Bái đường là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ và đá. Dày đặc
trên các vì kèo là các phiến đoạn chạm nổi với những rồng, lân, phượng, mây, hoa
lá…được tô màu hết sức sinh động. Các chân cột và ngưỡng cửa đá cũng được
chạm nổi đề tài rồng, mây…
Chạm khắc trên ván gió của vì kèo đền vua Đinh
Bên trong Bái Đường, các nghệ nhân đã tạc đôi xà cổ ngỗng châu lên vì nóc,
rồi sơn son thếp vàng, tạo ra không gian huyền bí một cách hiếm có trong các ngôi
đền ở Việt Nam. Bên dưới đôi xà cổ ngỗng, giữa hai cột cái còn có những mảng
chạm gỗ, thếp vàng rất tinh tế, nhất là ba tấm chạm thủng gọi là “ thỷ môn”, tượng
trưng cho bức rèm thêu ngày xưa.
Điểm đặc biệt là khi chạm rồng, những nghệ nhân xưa không chạm độc long
( một rồng ), mà các bức chạm được thể hiện có cả rồng mẹ rồng con…trên các
bức cốn xà dọc, xà ngang.
Thiêu hương còn gọi là “ ống muống”, thường là nơi đặt bàn thờ chính trong
các chùa hay đền ở Việt Nam. Thiêu hương đền vua Đinh thờ các công thần của
nhà Đinh. Trên cao có bức hoành phi thếp vàng, nổi lên ba chữ : “ Chính thống
thủy” ( khởi đầu chính thống ) và ba bộ câu đối treo dọc các cột. Tài sản nghệ thuật
quý báu nhất ở đây là bộ đồ thờ, trong đó có chiếc hương án cao nhất, chạm gỗ,
sơn son từ thế kỷ XVII với vô số họa tiết trang trí dày đặc, tinh tế.
Chính cung là nơi thờ tự các vị vua. Chính cung đền vua Đinh đặt tượng thờ
vua Đinh và tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn cùng hai hoàng tử là hoàng tử Đinh
Hạng Lang và hoàng tử Đinh Toàn. Tất cả những pho tượng này đều được làm từ
thời Nguyễn, sơn son thếp vàng.
Đáng chú ý là ở hai bên bệ thờ vua Đinh có tạc hai con rồng đá mang phong
cách của thế kỷ XVII, mềm mại, khéo léo, lại được thêm các chi tiết phụ như cá,
tôm… Dưới bụng con rồng bên phải chạm cảnh cá chép hóa rồng, dưới bụng con
rồng bên trái chạm hình con cá chép ngậm đuôi tôm, lấy bối cảnh là núi Quèn Ổi –
lối vào hiểm yếu phía Bắc kinh thành Hoa Lư với huyền tích “ Lý ngư quần hà”
( cá chép đuổi bắt tôm ).
2. Kiến trúc đền vua Lê

Đền được xây theo kiểu nội công ngoại quốc nhưng có quy mô nhỏ hơn đền
vua Đinh. Như đã giới thiệu ở trên, trước mặt đền vua Lê là khu quảng trường
trung tâm cố đô Hoa Lư và núi Đèn nằm bên sông Sào Khê, sau đền là hào nước
bảo vệ chạy dưới chân núi Đìa.
Ngay trước mặt đền vua Lê có một sập đá cổ, bề mặt nhẵn thin, chỉ có các
mặt linh thú chạm ở bốn góc và giữa bốn cạnh bên, chứ không chạm cầu kì, tinh
xảo như sập đá ở đền vua Đinh.
Sau sập đá là Nghi Môn ngoại. Nghi Môn ngoại ở đền vua Lê là kiến trúc
cổng cổ, vì kèo gỗ, tường được xây bít đốc, nhưng có điểm khác biệt so với Nghi
Môn ở đền vua Đinh là có hai mái.
Nghi Môn ngoại ở đền vua Lê
Đi thẳng theo đường thần đạo là đến Nghi Môn nội ( còn gọi là Tam quan
nội ), dạng cổng cổ, vì kèo gỗ, lợp ngói cổ, có ba cửa. Trên vì kèo của Nghi Môn
nội, các nghệ nhân đã chạm khắc rất khéo léo và tinh xảo hình tiên cưỡi rồng, mây,
hoa lá… Các hoa văn được chạm nổi, và đều được thếp vàng.
Qua Nghi Môn nội, đi tiếp thẳng một đoạn nữa ta thấy có hai ngôi nhà nhỏ ở
hai bên, đó là nhà Tả Vu ( bên trái ), và nhà Hữu Vu ( bên phải ), thực chất đó là
nhà Vọng. Cũng giống như nhà Vọng ở đền vua Đinh, nhà Vọng ở đền vua Lê
cũng là nơi dân làng sửa soạn những đồ lễ vào dịp những ngày giỗ chính của đền.
Nhà Tả Vu hiện nay còn đang để những cỗ kiệu sơn son thếp vàng, phục vụ cho
ngày hội nơi đây.
Nhà bia ở đền vua Lê khác với nhà bia ở đền vua Đinh. Nếu như ở nhà bia
của đền vua Đinh chỉ có một với kiến trúc bằng gỗ, thì ở đền vua Lê lại có hai nhà
bia xây đối xứng nhau qua đường trục thần đạo với kiến trúc thời Nguyễn : xây
gạch, trát vữa, cửa thông thoáng. Nhà bia có hai tấm bia cổ, có niên đại Mậu Thân
1608 và Nhâm tý 1612, ghi việc trùng tu, tạc tượng thờ ở đền vua Lê.
Trụ Biểu ở đền vua Lê án ngữ trục thần đạo, giữa vườn và sân chầu. Đôi cột
Trụ Biểu ở đền vua Lê không cao bằng cột Trụ Biểu ở đền vua Đinh, cũng không
có những đường nét hoa căn được đắp nổi trên đó, nhưng điểm chung là Trụ Biểu ở
cả hai đền đều có đôi nghê bằng đá trên đỉnh cột, càng làm tăng thêm sự uy nghi

cho ngôi đền.
Cột Trụ Biểu ở đền vua Lê
Ở chính giữa sân chầu có đặt Long Sàng. Long Sàng này có bề mặt phẳng
lỳ, chỉ có đôi chút đường nét trang trí ở các mặt bên, chứ không cầu kì, tạc rồng
như ở đền vua Đinh.
Long Sàng ở đền vua Lê
Điểm giống nhau hiếm hoi có thể nhận thấy ở hai ngôi đền, chính là kiến
trúc. Kiến trúc chính của đền vua Lê gồm hai tòa Bái đường và Chính cung song
song với nhau, được nối thông ở giữa bởi tòa Thiêu hương vuông góc, tạo thành
chữ “ Công”. Bộ khung kiến trúc cũng là gỗ, có tường bao ngoài. Khác biệt cơ bản
nhất so với đền vua Đinh là các chân cột đền vua Lê không được kê cao trên đá
tảng và ngưỡng cửa đá ( chỉ có chân đá cao khoảng 5cm) nên đền vua Lê thấp hơn
đền vua Đinh.
Ngưỡng cửa đền vua Lê
Tòa Bái đường của đền vua Lê quay mặt ra sân chầu, có 6 cột quân, các cửa
lùi vào hàng cột cái bên trong, tạo ra khoảng trống hàng hiên. Màu sắc cổ xưa
nhưng lộng lẫy vì có hai hệ màu khác nhau : cột và cửa được sơn son thếp vàng,
còn các chạm trổ trên cốn, bẩy, ván lá gió được tô màu sơn trộn phù sa, tạo ra màu
ngũ sắc hơi phai bạc mà cổ kính. Hệ vì kèo đền vua Lê còn giữ được nhiều phiến
đoạn chạm khắc cổ từ thế kỷ XVII. Đây là những chạm khắc chất lượng đỉnh cao
trong kho tàng nghệ thuật cổ Việt Nam : nhiều rồng, phượng, lân, tiên nữ, mây, hoa
lá được chạm nổi, chạm lộng, chạm thủng hết sức sinh động. Bên trong Bái đường
còn có ba tấm hoành phi sơn son thếp vàng, ở giữa là tấm : “ Trường Xuân linh
tích” ( điện Trường Xuân còn dấu tích linh thiêng ), hai bên là các tấm “ Xuất
thánh minh ” ( thánh anh minh xuất hiện ), và “ Dương thần vũ ” ( oai phong võ
công ). Trên vì kèo Bái đường có những con lân và đầu rồng được tạc khá tinh vi
và thếp vàng rực rỡ. Đặc biệt ở đây có đôi xà tạc hình ngà voi châu vào giữa vì
nóc, giống như đôi xà cổ ngỗng bên đền vua Đinh.
Ở giữa là tòa Thiêu hương thờ các công thần, danh tướng triều Tiền Lê. Đặc
sắc nhất về mặt nghệ thuật là một hương án gỗ thế kỷ XVII được chạm công phu,

đẹp đẽ. Vách ngăn giữa Thiêu hương và Chính cung được chạm thủng thành 5 tấm
đồ án trang trí theo chiều đứng, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Trên cao có những lớp
rèm gỗ chạm thủng, cũng được sơn son thếp vàng, gọi là “ Thỷ môn”.
Gian giữa Chính cung thờ Lê Hoàn ngồi hướng về phía trước, bên phải là Lê
Long Đĩnh quay về hướng bắc, bên trái là hoàng hậu Dương Vân Nga quay hướng
nam về phía đền vua Đinh. Theo lý giải của dân gian thì mặc dù bà đã xuất giá làm
vợ vua Lê Đại Hành nhưng vẫn hướng về người chồng cũ là Vua Đinh Tiên Hoàng.
Nét độc đáo ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã
đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Tương truyền, bà mẹ mơ thấy hoa sen mà
sinh ra Lê Hoàn, trong lúc đi cấy ở cạnh ao sen. Bà đã ủ Lê Hoàn trong khóm trúc
và được con hổ chúa rừng xanh ấp ủ. Sau lời cầu xin của bà mẹ con hổ bỏ đi. Sau
này lớn lên Lê Hoàn đã lập ra nghiệp lớn: “Phá Tống, bình Chiêm” lừng lẫy. Vì
vậy mà nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam của các nghệ nhân ở đây cũng
thống nhất với truyền thuyết về các đề tài ca ngợi Lê Hoàn.
3. Nhân vật được thờ phụng
Hai ngôi đền được xây dựng và tôn tạo nhiều lần nhằm thờ phụng hai vị vua
của triều Đinh và triều Lê, là vua Đinh Tiên Hoàng, và vua Lê Đại Hành. Bước vào
trong đền, sẽ dễ dàng để nhận ra, nhân dân không chỉ thờ phụng hai vị vua trên, mà
còn thờ cả những nhân vật quan trọng trong triều đình nước Việt khi ấy.
Chính cung của đền vua Đinh – là nơi đặt tượng thờ vua Đinh và các con
trai. Đây là những pho tượng được làm vào thời Nguyễn và đều được sơn son thếp
vàng. Tượng Đinh Tiên Hoàng đế đúc bằng đồng, đầu đội mũ bình thiên như các
hoàng đế phương Bắc, ngồi trên bệ chính giữa với dáng oai phong, long ngai bằng
đá nguyên khối.
Tượng vua Đinh Tiên Hoàng
Bên tay trái vua là tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn. Ông là con trai trưởng
của vua Đinh Tiên Hoàn, bị sát hại cùng với vua cha năm 979. Sinh thời, ông được
nhà Tống phong làm Kiểm hiệu Thái sư, Tĩnh Hải quân tiết độ sứ An Nam đô hộ.
Bên tay phải vua là tượng Thái tử Đinh Hạng Lang và Hoàng tử Đinh Toàn.
Thái tử Đinh Hạng Lang là con út của vua, được phong làm thái tử năm 978,

nhưng bị anh trai của mình là Đinh Liễn giết hại vào năm 979. Còn hoàng tử Đinh
Toàn, sau khi vua Đinh và người anh cả Đinh Liễn bị sát hại, đã lên ngôi khi mới 6
tuổi. Tuy nhiên, hoàng tử Đinh Toàn cũng là vị vua cuối cùng của triều Đinh, vì
năm 980, trước tình thế quân Tống sang xâm lược, triều đình đã suy tôn Lê Hoàn
lên làm vua, bắt đầu triều Tiền Lê.
Cả bốn bức tượng đều mang thần thái riêng, nhưng tất cả đều toát lên vẻ uy
nghi và oai phong. Chốn thờ tự trong chính cung này lúc nào cũng nghi ngút khói
nhang của những người dân khắp nơi về đây tỏ lòng thành kính.
Chính cung của đền vua Lê (hay còn gọi là Hậu cung) nằm phía sau tòa
Thiêu Hương, thờ vua Lê Đại Hành, vua Lê Long Đĩnh và Thái hậu Dương Vân
Nga. Sự sắp xếp các nhân vật thờ tự cũng giống ở đền thờ vua Đinh. Ở chính cung
đền vua Lê, tượng vua Lê Đại Hành được đặt ở tư thế ngồi chính giữa, đầu vua đội
mũ Bình Thiên, có khắc chữ Vương trên mũ ở ngay phía trước. tượng được làm
bằng gỗ, sơn son thếp vàng, tạc vào năm Hoằng Định thứ 12 (năm 1611).
Tượng vua Lê Đại Hành
Phía tay trái của vua là tượng Thái hậu Dương Vân Nga. Thái hậu Dương
Vân Nga (952 – 1000), là hoàng hậu của hai triều vua trong lịch sử Việt Nam. Bà
là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng, sau trở thành Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành. Bà
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang
nhà Lê. Sau khi vua Đinh mất, Đinh Toàn lên làm vua lúc mới 6 tuổi. Tuy nhiên,
năm 980 giặc Tống đe dọa nước ta. Trước tình thế vua còn nhỏ tuổi, mà giặc kéo
sang với sức mạnh lớn, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng là người có tầm nhìn
xa trông rộng, bà đã bỏ qua lợi ích dòng họ mà đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu,
cùng quần thần suy tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua, đánh tan quân
giặc, giữ yên đất nước. Mặc dù hành động của bà bị các sử gia phong kiến đặc biệt
chỉ trích, tuy nhiên, cần phải nhìn nhận lại, nếu không có sự cương quyết của thái
hậu Dương Vân Nga, nhân dân Đại Cồ Việt khi ấy có lẽ đã phải chịu cảnh đầu rơi
máu chảy. Vì thế, cần phải khẳng định, hành động của Thái hậu Dương Vân Nga là
hành động sáng suốt và mưu trí.
Tượng thờ Thái hậu Dương Vân Nga.

Phía bên tay phải vua là tượng vua Lê Long Đĩnh. Là vị vua cuối cùng của
thời Tiền Lê.
Tượng vua Lê Long Đĩnh
Các pho tượng đều được tạc bằng gỗ, sơn son thếp vàng, mang phong cách
điêu khắc thời Nguyễn (dấu ấn của sự tôn tạo vào năm Minh Mạng thứ 4). Cũng
giống như đền thờ vua Đinh, ở đền thờ vua Lê khói hương cũng luôn nghi ngút,
của nhân dân bày tỏ lòng thành kính đến các bậc đế vương xưa.
Không chỉ ở đền thờ vua Đinh và vua Lê nhân dân mới thờ phụng các vị vua
ấy, mà ở rất nhiều nơi, đền thờ hai vị vua cùng các tướng lĩnh cũng được lập nên ở
các tỉnh khác, như Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải
Phòng, Hải Dương…đền thờ hai vị cũng được nhân dân hương khói hết sức chu
đáo. Đặc biệt, vua Đinh Tiên Hoàng còn được thờ ở nhiều nơi của huyện Hoa Lư,
Nho Quan, Gia Viễn; trong đó có đền Văn Bòng xã Gia Phương ghi dấu ấn quê
hương; đình Mỹ Hạ xã Gia Thủy và động Hoa Lư xã Gia Hưng ghi dấu ấn tuổi thơ
tập trận cờ lau nuôi chí giúp nước của ông.
III. Tóm lược vấn đề và đưa ra quan điểm bản thân
Qua việc tìm hiểu kiến trúc của đền vua Đinh và vua Lê, có những điểm
chính nổi bật lên như sau:
Hoa văn và họa tiết trang trí trên những tấm vì kèo gỗ, ngưỡng cửa, Long
Sàng… đều mang phong cách của thế kỷ XVII, gồm: rồng, lân, phượng hoàng
chạm nổi, hoa sen, chuột, cá, tôm… và được tạc ở rất nhiều nơi trong hai ngôi đền.
Do đền vua Đinh và vua Lê là sản phẩm được phụng dựng vào những năm 1600
đến 1606, chính vì vậy mà hai ngôi đền này mang dấu ấn của thế kỷ XVII.
Đền vua Đinh và đền vua Lê tuy được tạo ra trong cùng một khoảng thời
gian, nhưng lại có những điểm khác biệt cơ bản trong cách trang trí hoa văn, cũng
như quy mô của hai ngôi đền:
- Đền vua Đinh cao hơn, được chạm khắc rồng rất tinh tế cũng những hoa văn
rất tỉ mỉ, dễ nhận thấy nhất là ở Long Sàng (cả Long Sàng ngoài và Long
Sàng chính) đều được chạm khắc rồng ở trên bề mặt và bốn mặt bên, bậc đá
cao và được chạm rồng, cùng những khóm trúc và chim phượng hoàng ở các

hòn đá kê chân cột.
- Đền vua Lê thấp hơn, quy mô cũng nhỏ hơn đền vua Đinh, các chi tiết chạm
khắc đều được đơn giản hóa. Như ở Long Sàng, hoa văn chỉ được chạm
khắc ở bốn mặt bên, còn bề mặt thì lại nhẵn thín, ngưỡng cửa vào đền thì
thấp hơn, và cũng không cầu kỳ họa tiết như ở đền vua Đinh.
Bản thân biểu tượng “rồng” tượng trưng cho trời, cho vua. Ở trong hai ngôi
đền này, biểu tượng “rồng” chủ yếu xuất hiện ở đền vua Đinh và rất ít khi xuất hiện
ở đền vua Lê. Lý giải cho điều này, ta cần nghiêng về các sự kiện lịch sử.
Vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi
Hoàng đế, mở đầu cho nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở nước ta, xây
dựng một đất nước độc lập tự chủ. Vua Lê Đại Hành từng là một triều thần thân tín
của vua Đinh Tiên Hoàng. Sau khi vua Đinh Bộ Lĩnh bị ám hại, hoàng tử Đinh
Toàn lên ngôi khi quá nhỏ tuổi. Năm 980, giặc Tống xâm lược, đứng trước hoàn
cảnh nhà vua còn quá nhỏ để có thể huy mạnh sức mạnh ba quân, triều thần cùng
Thái hậu Dương Vân Nga đã tôn Lê Hoàn lên làm vua. Thực chất đây chỉ là một
cuộc soán ngôi, nhưng soán ngôi không đổ máu. Mặc dù sau khi lên ngôi, với
những cuộc chiến chống quân xâm lược, đem lại thái bình cho muôn dân, nhưng
vua Lê Đại Hành vẫn bị coi là “cướp ngôi”, vì thế vẫn không được nhân dân thừa
nhận. Chính vì vậy, biểu tượng “rồng”, với ý nghĩa tượng trưng cho vua, chỉ xuất
hiện ở đền vua Lê.
Từ xưa, với bản tính hướng nội cùng sự khúc xạ nền văn hóa nông nghiệp
của mình, người dân Việt Nam thường xây những ngôi nhà ở nhỏ, với vật liệu chủ
yếu bằng tre, gỗ, chiều cao không bao giờ quá ngọn cây. Với bản tính này, họ áp
dụng vào những công trình có bề thế. Ngay cả Hoàng thành Thăng Long, đền
Hùng và đền vua Đinh vua Lê…cũng được xây dựng nhỏ nhắn như vậy. Khác với
người láng giềng Trung Quốc với xu hướng hướng ngoại, mọi công trình đều được
xây dựng với quy mô to lớn, huy động mọi nguồn lực của quốc gia như: Vạn Lý
Trường Thành, hay Tử Cấm Thành…thể hiện ý muốn chinh phục tự nhiên, thì
những công trình bề thế ở Việt Nam lại ẩn mình, mang nét mềm mại và hài hòa với
thiên nhiên, thể hiện ý chí “lấy nhu thắng cương”. Nằm ở vị trí phía trước là núi,

phía sau là sông, trong khuôn viên của vườn cây tỏa bóng mát, đền vua Đinh và
vua Lê quả là những đại diện tiêu biểu cho bản tính hướng nội và sự khúc xạ của
văn hóa nông nghiệp trong lĩnh vực nhà – đình – đền của người Việt Nam.
NHẬN XÉT
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Điểm bằng số Điểm bằng chữ
Cán bộ chấm thi thứ nhất Cán bộ chấm thi thứ hai

×