Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, TƯƠNG TÁC GIỮA NGHÈO VÀ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 92 trang )

1

UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BAN CHỈ ĐẠO 158

VĂN PHÒNG CÔNG TÁC BĐKH VIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI









PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, TƢƠNG TÁC GIỮA
NGHÈO VÀ TÍNH DỄ TỔN THƢƠNG LIÊN QUAN
ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ









Cần Thơ, ngày 28 tháng 2 năm 2013

2



Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
1.1.1 Đặt vấn đề
Người nghèo được xem là đối tượng dễ bị tổn thương nhất đối với những tác động của
môi trường bên ngoài bởi vì họ có ít nguồn lực và điều kiện để duy trì và thích ứng
sinh kế. Bên cạnh các xu thế thay đổi của nền kinh tế như chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
lạm phát, tăng giá tiêu dùng, đô thị hóa làm di cư lao động từ nông thôn ra thành thị,
thì thiên tai và các thay đổi bất thường của thời tiết cũng được xem là một trong những
nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nguy cơ tổn thương của người nghèo.
Giai đoạn 1993-2006 hơn 34 triệu trong tổng số 85 triệu người dân Việt Nam đã thoát
nghèo nhờ vào các chính sách phát triển, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và sự cam
kết mạnh mẽ của Chính phủ (DFID, 2008). Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH ước
tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 9,5% trong đó, tỷ lệ hộ nghèo
ĐBSCL là 7,32%. Đối với thành phố Cần Thơ, theo kết quả điều tra hộ nghèo năm
2010, tỉ lệ hộ nghèo ở Cần Thơ là 7,84% (tương đương với 22,9 nghìn hộ) và hộ cận
nghèo chiếm 6,43%, tương đương 18,8 nghìn hộ (Sở Lao động Thương binh và Xã hội
thành phố Cần Thơ, 2012). Tuy nhiên, nguy cơ tái nghèo rất cao đối với những hộ gia
đình vừa thoát nghèo trong một vài năm trở lại đây do mức sống, thu nhập đang ở gần
ngưỡng của chuẩn nghèo mới (nhóm đối tượng có nguy cơ nghèo chủ yếu là do thiếu
hụt các nguồn vốn sinh kế như lao động, vốn, quan hệ xã hội, ) nên rất dễ bị tái nghèo
nếu gặp phải những “cú sốc” về kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh các quốc gia đang bị
ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa, hàng loạt những thay đổi của nền kinh tế như chuyển dịch
cơ cấu, lạm phát, tăng giá tiêu dùng, đô thị hóa làm di cư lao động từ nông thôn ra
thành thị, cộng với các yếu tố khắc nghiệt thời tiết, thay đổi môi trường do tác động
của biến đổi khí hậu (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2012) đã trở thành các yếu
tố "cộng hưởng" khiến cho các đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo ở đô thị
càng khó khăn hơn nhất trong điều kiện họ có ít nguồn lực và điều kiện để duy trì và
thích ứng sinh kế.

1.1.2 Sự cần thiết của nghiên cứu
Thành phố Cần Thơ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long - Việt Nam và là một trong những địa phương có tốc độ đô thị
hoá cao trong thời gian qua và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, đặc biệt là
những tác hại của thiên tai và các thay đổi bất thường của thời tiết. Cũng giống như
các đô thị đang phát triển khác, bên cạnh những chuyển biến tích cực của nền kinh tế
làm diện mạo đô thị ngày càng thay đổi hiện đại hơn, đời sống người dân nói chung
được cải thiện hơn, tiến trình đô thị hóa ở Cần Thơ cũng làm xuất hiện một bộ phận
3

người nghèo mất đất nông nghiệp, hoặc một nhóm người dễ bị tổn thương do phải
chuyển đổi ngành nghề (những đối tượng bị ảnh hưởng phải di dời tái định cư, mất
công ăn việc làm, thay đổi sinh kế, ). Thêm vào đó, sự phát triển của thành phố Cần
Thơ đã tạo ra "lực hút" đối với làn sóng di cư lao động (chủ yếu là những người nghèo
tìm kiếm việc làm) đến từ các vùng nông thôn lân cận làm gia tăng nhóm đối tượng
nghèo và dễ bị tổn thương, gây khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của
thành phố.
Thời gian qua chính quyền thành phố đã có chủ trương huy động mọi nguồn lực giúp
các nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương vươn lên thoát nghèo thông
qua các chính sách trợ giúp về phát triển kết cấu hạ tầng, phục vụ sản xuất, đất đai, tín
dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm, Tuy nhiên việc giải
quyết các chính sách xã hội đối với nhóm đối tượng này vẫn đang là thách thức lớn
cho mục tiêu phát triển bền vững và các vấn đề lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
của thành phố.
Trong điều kiện xuất hiện các biểu hiện tác động của biến đổi khí hậu (nhiệt độ cao,
bão/lốc xoáy, ngập lụt, hạn hán, triều cường, sạt lở bờ sông, hoặc các thay đổi bất
thường của mùa và thời tiết bất từng năm) khiến cho các nhóm đối tượng người nghèo,
cận nghèo và dễ bị tổn thương (bao gồm cả dân bản địa và lao động di cư) phải đối
mặt với "khó khăn kép" đó là: vừa phải đối phó với các khó khăn trong tìm kiếm công
ăn việc làm, thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội vừa phải ứng phó với tác động

của biến đổi khí hậu làm cho tính dễ bị tổn thương (trong đời sống và sinh kế) của
nhóm đối tượng này càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Xuất phát từ tình hình trên, nghiên cứu hiện trạng, tƣơng tác giữa nghèo và tính dễ
bị tổn thƣơng liên quan đến biến đổi khí hậu ở khu vực đô thị thành phố Cần
Thơ được thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương cho cư
dân nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương ở đô thị làm cơ sở định hướng, đề xuất
chính sách trong lập các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và hỗ trợ hiệu quả cho
chính quyền và các Sở ngành có liên quan của thành phố Cần Thơ trong các vấn đề về
giảm nghèo, giải quyết an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững.
1.1.3 Giải thích và giới hạn phạm vi sử dụng từ ngữ/khái niệm trong nghiên cứu
+ Ngƣời nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thƣơng: trong nghiên cứu này người nghèo
và dễ bị tổn thương (bao gồm cả đối tượng nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo và lao
động nhập cư vào thành phố Cần Thơ) được hiểu là nhóm đối tượng có chất lượng
cuộc sống thấp và gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội (chẳng hạn
nhà ở tạm bợ, thiếu tiện nghi sinh hoạt, thiếu vốn sản xuất, con em không được đến
trường hoặc không có điều kiện học lên cao, không có điều kiện khám chữa bệnh,
không tiếp cận được với thông tin xã hội, không có thời gian và điều kiện để vui chơi
giải trí, ít tham gia các phong trào địa phương, );
4

+ Dịch vụ xã hội cơ bản: được hiểu là hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng
những nhu cầu cơ bản của con người, bao gồm (i) dịch vụ đáp ứng nhu cầu vật chất
như nhà ở, ăn uống, vệ sinh ; (ii) dịch vụ y tế như các hình thức khám chữa bệnh,
điều dưỡng phục hồi chức năng về thể chất, tinh thần; (iii) dịch vụ giáo dục như học
tập nâng cao trình độ, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, ; (iv) dịch vụ về giải trí, hoà nhập
tốt hơn với cộng đồng,
+ Biến đổi khí hậu: trong nghiên cứu này, biến đổi khí hậu được hiểu là những thay
đổi liên quan đến khí hậu (nhiệt độ cao, bão/lốc xoáy, ngập lụt, hạn hán, triều cường,
sạt lở bờ sông, ) hoặc các thay đổi dị thường (thay đổi mùa, hay thời tiết bất thường
của từng năm) và được gọi chung là thiên tai và các thay đổi bất thường của thời tiết.

1.1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi:
(i) Đối tượng dễ bị tổn thương ở đô thị gồm những ai? Họ đến từ đâu? Cuộc sống
trước đây của họ thế nào? Đời sống và thu nhập hiện tại của họ như thế nào? Họ tiếp
cận với các dịch vụ y tế, xã hội ra sao? Có sự khác nhau về mức độ tổn thương giữa
các nhóm đối tượng hay không?
(ii) Người nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương cảm nhận thế nào về diễn tiến/xu
hướng phát triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa và thiên tai, thời tiết bất thường đang diễn
ra xung quanh họ?
(iii) Có sự tương tác nào giữa các xu hướng phát triển xã hội và BĐKH đến tính dễ bị
tổn thương hay không? BĐKH có làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn hay
không? Người nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương mong muốn điều gì để chống
chịu/thích ứng trong hiện tại và trong tương lai? Mong muốn thoát nghèo giữa nam và
nữ giới có khác nhau không? Có sự khác biệt về giới liên quan đến nghèo và dễ bị tổn
thương hay không?
(iv) Chính quyền địa phương và các ngành chức năng có liên quan đang phải đối mặt
với những thách thức nào trong công tác giảm nghèo và dễ bị tổn thương? Cần có
những giải pháp, chính sách cụ thể nào để hỗ trợ và nâng cao năng lực ứng phó với
BĐKH của các nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương?
1.1.5 Khung phân tích lý thuyết
Vấn đề nghiên cứu được tiếp cận trong khuôn khổ khung phân tích lý thuyết của các
chuyên gia nghiên cứu về nghèo và biến đổi khí hậu. Theo đó, năng lực ứng phó với
BĐKH và xây dựng khả năng phục hồi của các đô thị được xem xét trong một tổng thể
các yếu tố con người, tác nhân, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị và mối liên
quan của các thể chế xã hội dưới tác động phơi nhiễm của BĐKH; từ đó giúp cải thiện
kinh tế - xã hội được tốt hơn (Stephen Tyler and Marcus Moench, 2012).
5




Hình 1.1 Khung phân tích lý thuyết (Stephen Tyler and Marcus Moench, 2012)
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích hiện trạng và mối tương quan giữa nghèo, dễ bị tổn thương với tác động của
BĐKH ở đô thị thành phố Cần Thơ; tìm hiểu mong muốn của các đối tượng này để đề
xuất các giải pháp giảm nhẹ tổn thương và nâng cao năng lực thích ứng BĐKH.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(i) Mô tả đặc điểm và xác định cơ cấu của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương theo
các tiêu chí: nhóm đối tượng, nguyên nhân tổn thương, giới tính, ;
(ii) Phân tích diễn tiến/xu hướng phát triển kinh tế-xã hội và thay đổi bất thường của
thời tiết/thiên tai ở thành phố Cần Thơ và ảnh hưởng của các xu hướng này đến sinh kế
của người nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương; nhận dạng những nguy cơ, tác động
tiềm tàng của BĐKH đối với các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương;
(iii) Phân tích mối tương quan và năng lực ứng phó, mong muốn sinh kế của của các
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương với xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi bất
thường của thời tiết và BĐKH;
(iv) Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ tính tổn thương và xây dựng các đề án cụ thể hóa
chính sách nâng cao năng lực thích ứng BĐKH của thành phố Cần Thơ.
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Các đối tượng nghiên cứu, bao gồm:
PHƠI NHIỄM KHÍ HẬU
CÁC HỆ THỐNG
Bị thiệt thòi
CÁC THỂ CHẾ
XÂY DỰNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI
CÁC TÁC NHÂN
Nâng cao năng lực
Yếu ớt
CÁC HỆ THỐNG

Phục hồi
CÁC TÁC NHÂN
XÃ HỘI VÀ KINH TẾ
ĐƯỢC CẢI THIỆN
6

+ Con người: cư dân đô thị Cần Thơ và lao động di cư từ các địa phương khác. Đặc
biệt là nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo có chất lượng cuộc sống thấp và gặp nhiều
hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương: hoàn cảnh sống, xu hướng xã hội,
xu hướng kinh tế và BĐKH.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi 05 quận nội ô thành phố Cần Thơ, bao gồm
Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn và Thốt Nốt. Địa bàn lấy mẫu nghiên cứu
được thực hiện tại các phường của các quận nội ô nêu trên; đồng thời thu thập số liệu
thứ cấp ở các cấp độ Sở ngành, địa phương.
1.4 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1 Thu thập và nghiên cứu dữ liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu thống kê hộ nghèo, cận nghèo của các nguồn Cục Thống kê TPCT,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPCT và các quận/huyện, phường/xã (UBND,
phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) và thông tin về tình hình lao động nhập cư.
- Tổng hợp các tài liệu, báo cáo có liên quan đến biến đổi khí hậu (đặc biệt là những
tác hại của thiên tai và các thay đổi bất thường của thời tiết, công tác phòng chống lụt
bão, thiên tai) và người nghèo và cận nghèo của Việt Nam, ĐBSCL và Cần Thơ để
hiểu rõ hiện trạng chung của thành phố (có so sánh quận/huyện, phường/xã/thị trấn).
1.4.2 Phỏng vấn ngƣời am hiểu (key informants panel - KIP)
Phỏng vấn các đối tượng là cán bộ quản lý, các nhà hoạch định chính sách cấp Sở
ngành, bao gồm:
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội;
2. Sở Y tế;

3. Sở Nội vụ;
4. Sở Giáo dục và Đào tạo;
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư;
6. Sở Công Thương;
7. Sở Thông tin và Truyền thông;
8. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch;
9. Sở Tài nguyên Môi trường;
10. Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ;
11. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ;
7

12. Hội Nông dân Việt Nam thành phố Cần Thơ;
13. Thành Đoàn Cần Thơ;
14. Hội Chữ Thập đỏ thành phố Cần Thơ;
15. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ;
và 42 phường của 5 quận (Ninh Kiều: 13 phường; Bình Thủy: 8 phường;
Cái Răng: 7 phường; Ô Môn: 7 phường, Thốt Nốt: 9 phường).
1.4.3 Đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA)
Thảo luận nhóm tập trung (focus group discussion) các cộng đồng có chất lượng cuộc
sống thấp và gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với hai nhóm
(i) cư dân bản địa của thành phố Cần Thơ và; (ii) người nhập cư vào thành phố Cần
Thơ. Sử dụng các công cụ:
+ Biểu đồ thời gian và xu hướng (timeline): xác định các mốc thời gian và sự kiện ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cộng đồng, mức độ ảnh hưởng (i) các sự kiện xảy ra
đối với cộng đồng trong thời gian 20 năm trở lại đây; (ii) xu hướng nghề nghiệp, việc
làm của cộng đồng, mức độ tiếp cận với việc làm, thu nhập; (iii) ảnh hưởng của diễn
biến kinh tế - xã hội đến đời sống của cộng đồng; (iv) ảnh hưởng của các quy hoạch,
dự án quy hoạch, di dời, nếu có; (v) tình trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế và hưởng
thụ văn hóa, giải trí, tín ngưỡng; (vi) cảm nhận của cộng đồng về ảnh hưởng của thời
tiết như tăng nhiệt độ, sạt lở, ngập lụt, hạn hán, lốc xoáy đến đời sống và sản xuất.

+ Phân loại và xếp hạng (classification and scoring): cộng đồng mô tả đặc điểm các
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, chấm điểm tiêu chí phân loại.
+ Lịch mùa vụ/việc làm trong năm (seasonal calendar): tình hình sản xuất, nhu cầu lao
động cho sản xuất; ảnh hưởng của thời tiết đến công ăn việc làm.
+ Sơ đồ tổ chức cộng đồng (institutional mapping) - biểu đồ Venn: xác định các mối
liên kết, vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể có ảnh hưởng đến cộng đồng.
+ Cây vấn đề (problem tree): xác định các khó khăn, nguyên nhân và giải pháp để
nâng cao năng lực thích ứng với tính dễ bị tổn thương và BĐKH của cộng đồng.
1.4.4 Điều tra xã hội học các đối tƣợng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc đối với các hộ gia đình thuộc nhóm đối
tượng nghiên cứu.
1.4.5 Phỏng vấn chuyên sâu (deep interview)
Phỏng vấn chuyên sâu hộ gia đình để xây dựng "câu chuyện" điển hình (case-study).
8

1.5 Quy mô chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nghiên phân tầng theo địa bàn và nhóm đối
tượng nghiên cứu, cụ thể:
+ Phỏng vấn chuyên gia: 30 cán bộ Sở ngành (2 cán bộ x 15 đơn vị) và 84 cán bộ
phường (2 cán bộ x 42 phường) của 05 quận nội ô TPCT như đã liệt kê ở Mục 4.2
+ Đánh giá nhanh cộng đồng (3 cộng đồng x 5 quận, mỗi cộng đồng 15 người) trên cơ
sở các nhóm đối tượng (i) cư dân bản địa của Cần Thơ và; (ii) người nhập cư.
+ Điều tra xã hội học 850 hộ gia đình ta
̣
i 05 quận nội ô TPCT (mỗi quận 170 hộ).
+ Phỏng vấn chuyên sâu 15 hộ được chọn từ 850 hộ điều tra xã hội học.
1.6. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Áp dụng các phương pháp sau đây để phục vụ phân tích các chỉ tiệu/thông số cần thiết
phản ánh thực trạng vấn đề nghiên cứu
+ Thống kê mô tả: phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp và số liệu điều tra hộ, cụ thể:

- Số trung bình, giá trị nhỏ nhất/lớn nhất, trung vị, mode; phân phối tần số và tần số
tích lũy, tần số cộng dồn, để mô tả đặc điểm phân bố của bộ số liệu điều tra.
- Phân tích bảng chéo (cross tabulation) để phân tích mối tương quan giữa các tiêu
chí/biến số nghiên cứu.
+ Phân tích phƣơng sai và so sánh số trung bình của các biến số nghiên cứu
+ Phân tích thừa số (phân tích khám phá nhân tố) để xác định những yếu tố ảnh
hưởng đến tính dễ bị tổn thương, sử dụng mô hình:
X
i
= A
ij
+ A
i2
F
2
+ … + A
im
F
m
+V
i
U
i
Trong đo
́
:
X
i
: biến độc lập thư
́

i
A
ij
: hê
̣
số hồi quy bô
̣
i cu
̉
a biến độc lập
F : nhân tố chung
U
i
: nhân tố duy nhất cu
̉
a biến i (nhân tố duy nhất tương quan vơ
́
i như
̃
ng
nhân tố kha
́
c va
̀

́
i ca
́
c nhân tố chung ). Các nhân tố chung có sự kết hợp tuyến tính
của các biến quan sát F

i
= w
ij
+ w
i2
x
2
+ … + w
i
k
xk
F
i
: ước lượng nhân tố thứ i
W
i
: trọng số hay hệ số điểm nhân tố
K : số biến
9

+ Phân tích hồi quy tƣơng quan đa biến - hàm Binary Logistic: xác định mô hình
tương quan của các biến số bằng mô hình toán:

trong đó:
Y: thu nhập bình quân của hộ gia đình
X
i
(i=1 k): biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập
D
j

(j=1 k): là các biến phân loại (biến giả)
ε: các biến động không giải thích được trong mô hình
Sử dụng các phần mềm chuyên dụng phân tích thống kê như Excel, SPSS để hỗ trợ
phân tích số liệu.
10


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA CƢ DÂN ĐÔ THỊ
2.1 Tổng quan thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ bao gồm 9 đơn vị hành chính là: 5 quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô
Môn, Thốt Nốt, Cái Răng và 4 huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền với
85 đơn vị cấp xã phường (44 phường, 5 thị trấn, 36 xã).
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cần Thơ được xem đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, với
tổng diện tích đất tự nhiên năm 2010 là 140.895 ha. Tứ cận của thành phố bao gồm:
Bắc giáp tỉnh An Giang, Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang, Đông giáp tỉnh Đồng
Tháp và tỉnh Vĩnh Long và phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Cách Thành phố Vĩnh
Long 34 km, Thành phố Long Xuyên 62 km, Thành phố Sóc Trăng 63km và Thành
phố Mỹ Tho 104 km, Rạch Giá 116 km, Châu Đốc 117 km và cách Cà Mau 179km.
Cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km.


Hình 2.1 Bản đồ hành chánh thành phố Cần Thơ
11

2.1.2 Tài nguyên đất
Đất phù sa chiếm 84% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo sông Hậu, cách sông
từ 8-12 km. Đất phù sa bao gồm 5 loại: đất phù sa bồi ven sông chiếm khoảng 1,9%,
đất phù sa đốm gỉ có gley chiếm khoảng 58%, đất phù sa đốm gỉ chiếm khoảng 15,3%,

đất phù sa loang lổ chiếm khoảng 4,9%, đất phù sa gley chiếm khoảng 4,1%.
Đất phèn chiếm 16% diện tích tự nhiên. Toàn bộ đất phèn hoạt động, bao gồm đất
phèn hoạt động nông chiếm khoảng 2,5%, đất phèn hoạt động sâu chiếm khoảng 7,0%,
đất phèn hoạt động rất sâu chiếm khoảng 6,4% (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn TPCT, 2012).
Bảng 2.1: Diện tích và mục đích sử dụng đất chủ yếu các quận, huyện
Địa bàn
Diện tích
(ha)
Mục đích sử dụng chủ yếu
Quận Ninh Kiều
2.296,5
Đất đô thị (thương mại và du lịch)
Quận Ô Môn
13.221,6
Đất đô thị và sản xuất nông nghiệp
Quận Bình Thủy
7.068,2
Đất đô thị, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
Quận Cái Răng
6.832,5
Đất đô thị và sản xuất nông nghiệp
Quận Thốt Nốt
11.801,2
Đất đô thị, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
Huyện Vĩnh Thạnh
29.832,4
Đất sản xuất nông nghiệp
Huyện Cờ Đỏ
31.115,4

Đất sản xuất nông nghiệp
Huyện Phong Điền
12.525,6
Đất sản xuất nông nghiệp
Huyện Thới Lai
25.580,6
Đất sản xuất nông nghiệp
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010
Năm 2009, Cần Thơ có tổng diện tích đất gần 141.000 ha, chiếm 3.5% diện tích khu
vực đồng bằng sông Cửu Long và 0.43% diện tích đất tự nhiên quốc gia. Cơ cấu đất ở
Cần Thơ bao gồm đất nông nghiệp (chiếm gần 82% tổng diện tích) đất phi nông
nghiệp (18%) và một phần nhỏ của đất chưa sử dụng (Bảng 2.2).
Số liệu này cho thấy, đất nông nghiệp vẫn chiếm một phần lớn ở thành phố Cần Thơ
và xuất hiện hầu hết ở các khu vực đô thị hành chính cấp quận (trừ quận Ninh Kiều).
Do vậy tuy được công nhận là thành phố loại 1 trực thuộc Trung ương, cộng với tốc độ
đô thị hóa khá nhanh trong thời gian vừa qua; đồng thời với việc thực thi chiến lược
công nghiệp hóa, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng phần lớn
dân cư đô thị của thành phố vẫn sống lệ thuộc vào nông nghiệp (các quận Cái Răng,
12

Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt). Đây là đặc điểm khá đặc thù đối với đô thị Cần Thơ
và yếu tố này cũng tác động mạnh mẽ đến sinh kế của người nghèo khu vực đô thị. Chỉ
một bộ phận nhỏ dân cư đô thị tiếp cận được với các hoạt động sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ là các ngành nghề mang lại việc làm có thu
nhập tương đối cao và ổn định. Hầu hết người dân vẫn sống dựa vào sản xuất nông
nghiệp, nhất là người nghèo. Trong điều kiện thiếu thốn các tài sản sinh kế về đất sản
xuất, vốn, lao động và trình độ học vấn, trình độ sản xuất người nghèo buộc phải di cư
về các đô thị trung tâm như Ninh Kiều, hoặc tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp tại
các trung tâm quận đối với các quận chậm chuyển dịch cơ cấu lao động trong khi
người lao động chưa được trang bị các điều kiện cần thiết như: nghề nghiệp, trình độ

học vấn, kỹ năng việc làm, khiến cho đời sống của họ đã khó khăn càng khó khăn
hơn.
2.1.3 Khí hậu và thời tiết
Theo (Sở Nông nghiệp thành phố Cần Thơ, 2012), thành phố Cần Thơ nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng V đến tháng XI,
mùa khô từ tháng XII đến tháng IV).
Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm từ 26,8 - 28
o
C (dao động
trong khoảng 24-29
o
C). Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất
không quá 5
o
C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng VII, thấp nhất là tháng XII. Tuy
nhiên chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lại khá lớn, vào mùa khô có trị số 8–10
o
C. Thời
gian chiếu sáng khá dài (bình quân là 2.382-2.582 giờ/năm), cao hơn các tỉnh phía Bắc
từ 500 - 700 giờ/năm. Những tháng mùa khô có số giờ chiếu sáng cao (250-260
giờ/tháng).
Độ ẩm không khí tương đối ổn định từ 79,0-83,4%, biên độ nhiệt trung bình giữa các
tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển quanh
năm của cây trồng và vật nuôi.
Lượng mưa trung bình từ 1.548 - 1.840mm/năm (xấp xỉ ở mức trung bình của vùng
ĐBSCL). Lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào tháng 9 và tháng 10, kết hợp
với ảnh hưởng lũ của sông Mêkông đã gây ngập úng ruộng đồng, đường giao thông,
khu dân cư đặc biệt ở huyện Vĩnh Thạnh, quận Thốt Nốt gây khó khăn cho sản
xuất và đời sống của cư dân.
2.1.4 Nguồn nƣớc và chế độ thủy văn

+ Nguồn nước
Nguồn nước là nước ngầm, nước mưa và nước từ sông Hậu. So với các tỉnh khác trong
vùng ĐBSCL, Cần Thơ là một trong những địa phương có điều kiện cung cấp nước
ngọt thuận lợi nhất với nguồn nước dồi dào, chất lượng tốt, nhiều khu vực có thể lợi
13

dụng thủy triều tưới tiêu tự chảy. Nước ngầm chủ yếu được khai thác phục vụ mục
đích sinh hoạt.
+ Chế độ thủy văn
Phần lớn diện tích trên địa bàn Thành phố chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều
không đều của biển Đông, tổng chiều dài dòng chảy là 3.405 km với mật độ sông rạch
trung bình là 1,80 km/km2. Dòng chảy chính là sông Hậu chảy qua địa bàn Thành phố
dài trên 55 km, nằm trong khu vực trung chuyển giữa nguồn và triều, lưu lượng nước
trong thời kỳ đỉnh lũ ứng với tần suất 50% vào khoảng 12.800 m3/s. Ngoài ra, các
kênh rạch quan trọng khác là: các kênh rạch chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và
bán đảo Cà Mau (kênh Cái Sắn, kênh Thốt Nốt, kênh Ô Môn-Thị Đội, kênh Xà No);
các kênh song song với sông Hậu (trục Bốn Tổng-Một Ngàn) và các sông rạch tự
nhiên ảnh hưởng triều (sông Cái Răng và các rạch triều nhỏ từ Trà Nóc đến Cái Cui).
Vào mùa lũ (tháng 7 đến tháng 11) Cần Thơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng lũ từ
sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên, nhưng ảnh hưởng triều vẫn rõ nét; tuỳ vào biến
động hàng năm của lũ, khu vực ngập sâu (>100cm) có diện tích từ 9.700 - 35.600 ha,
khu vực ngập trung bình (50-100 cm) khoảng 87.800 - 88.400 ha.
Nhìn chung, chế độ dòng chảy trên hệ thống sông, rạch và kênh của thành phố chịu sự
chi phối của dòng chảy sông Mêkông, thủy triều biển Đông, mưa nội vùng và hệ thống
hạ tầng cơ sở, trong đó sự giao thoa giữa chế độ dòng chảy thượng nguồn sông
Mêkông và chế độ triều biển Đông chi phối mạnh nhất. Có thể lợi dụng thủy triều để
tưới tiêu tự chảy cho cây trồng, cấp thoát nước cho nuôi thủy sản gần như toàn bộ diện
tích của thành phố. Vào mùa mưa, nhất là tháng 9-11, đỉnh triều lên cao nhất
(+163†+173 cm) kèm theo mưa lớn, lũ từ thượng nguồn đổ về gây khó khăn cho tiêu
thoát nước, dẫn đến tình trạng ngập úng khá sâu ở những nơi có địa hình thấp trũng,

nhất là quận Bình Thủy. Đỉnh lũ thường xuất hiện cuối tháng 9 đến hết tháng 10, với
thời gian ngập giảm dần theo hướng từ bắc xuống nam. Tình trạng ngập lũ gây tốn
kém cho xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng (Theo
kết quả phỏng vấn KIP, 2012).
2.1.5 Dân số - Lao động việc làm
+ Dân số
Thành phố Cần Thơ được xem là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học công
nghệ của ĐBSCL. Tổng dân số năm 2010 là 1.199.817 người, trong đó dân số khu vực
nông thôn 408.762 người, chiếm 34,1%. Tổng số lao động đang làm việc trong nền
kinh tế năm 2010 là 588.340 người, lao động nông nghiệp 248.521 người, chiếm
42,1%. Dân số của thành phố có xu hướng tăng chậm từ 1.087.243 người năm 2000
lên 1.148.991 người năm 2005, đạt tốc độ tăng bình quân 1,11%/năm, thấp hơn tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên trung bình giai đoạn 2001-2005 (1,14%) và tăng lên 1.199.817
người năm 2010, đạt tốc độ tăng bình quân 0,87%/năm, thấp hơn tỉ lệ tăng dân số tự
14

nhiên trung bình giai đoạn 2006-2010 (1,08%). Tính đến năm 2011, TPCT có 1,2 triệu
dân, chiếm khoảng 7% dân số ĐBSCL (khoảng 17.300.000 người) và xếp thứ 9 trong
số 13 đơn vị hành chính của ĐBSCL (Tổng cục Thống kê, năm 2010 và 2011).
Cơ cấu dân số ở TPCT chủ yếu là người Kinh (chiếm đến 97% dân số). Các dân tộc
khác bao gồm người Khmer chiếm 1,9%, sống chủ yếu ở Ninh Kiều và Ô Môn và
người Hoa chiếm 1,2% (Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2011). Bảng 2.2
Bảng 2.2: Dân số thành phố Cần Thơ phân theo địa bàn giai đoạn 2005 - 2011
Năm
Địa bàn
2005
2006
2007
2008
2009

2010
2011
Ninh Kiều
215,951
217,252
219,187
221,429
244,065
246,743
249,451
Ô Môn
125,437
125,851
126,568
127,219
130,274
131,465
131,972
Bình Thủy
98,624
100,659
102,593
103,897
111,306
113,289
116,349
Cái Răng
78,864
79,933
81,185

82,326
86,328
87,423
88,432
Thốt Nốt
195,614
198,063
200,558
201,618
159,461
160,558
161,563
Vĩnh Thạnh
155,051
156,631
157,525
158,749
112,888
113,470
114,358
Cờ Đỏ
180,220
182,812
184,923
186,109
124,245
124,818
124,789
Phong Điền
99,230

99,339
99,448
99,557
99,667
100,166
100,026
Thới Lai
-
-
-
-
121,321
121,885
122,252
Cần Thơ
1,148,991
1,160,540
1,171,987
1,180,904
1,189,555
1,199,817
1,209,192
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2010 và 2011
Dân số đô thị và nông thôn tại 9 quận huyện của TPCT khá ổn định trong giai đoạn
2005-2008 và có sự biến động lớn từ sau năm 2009 do việc nâng cấp một số khu vực
nông thôn lên quận đô thị (Bảng 2.3)
Bảng 2.3: Biến động dân số nông thôn và thành thị giai đoạn 2005 - 2011
Năm
Địa bàn
2005

2006
2007
2008
2009
2010
2011
Nông thôn
574.145
575.622
563.768
565.400
406.541
408.762
409.333
Thành thị
574.846
584.918
608.219
615.504
783.104
791.055
799.859
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2010 và 2011
Giai đoạn 2009- 2011 cho thấy xu hướng "di cư từ nông thôn ra thành thị", cụ thể: (i)
dân số nông thôn trong giai đoạn 2009-2011 tăng nhẹ (0,7% trong hai năm và 0,35%
trung bình mỗi năm), mức tăng này thấp hơn so với mức cân bằng tự nhiên tại thành
phố Cần Thơ; (ii) tỷ lệ tăng dân số ở thành thị giai đoạn 2009- 2011 đạt 2,14% trong
15

hai năm và tốc độ trung bình khoảng 1% mỗi năm (trong khi tốc độ tăng dân số của

thành phố giai đoạn 2006-2010 là 0,87%/năm, với tăng dân số tự nhiên là 0,2%/năm).
Biến động dân số thành thị và nông thôn những năm rất gần đây đặt ra vấn đề đáng
quan tâm cho Cần Thơ là có một lượng dân di cư với mức độ trung bình từ nông thôn
ra các trung tâm đô thị địa phương và một số ít dân di cư từ các tỉnh khác đến. Mặc dù
không có số liệu cụ thể, tuy nhiên theo nhận định từ kết quả phỏng vấn các Sở ngành
(Kết quả KIP, 2012) lao động di chuyển chủ yếu tập trung ở các quận trung tâm như
Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng.
+ Mật độ dân số: Mật độ dân số của thành phố Cần Thơ được xếp thứ tư trong các
thành phố của Việt Nam, trung bình 856 người/km², thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh
(3.530 người/km²), Hà Nội (1.962 người/km²), Hải Phòng (1.221 người/km²) cao hơn
so với Đà Nẵng (722 người/km²). Tổng dân số tại thành phố Cần Thơ vẫn còn khá thấp
so với thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong thành phố Cần Thơ, mật độ cao nhất
tại quận Ninh Kiều: 8.602 người/km² năm 2011 và mật độ thấp nhất là ở huyện Vĩnh
Thạnh (385 người/km² năm 2011).
+ Lao động việc làm: năm 2010, tổng lao động xã hội của thành phố chiếm 67,4% so
với dân số (tăng 6,7% so với năm 2000), trong đó lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế chiếm 72,8% trong tổng lao động xã hội (tăng 4,4% so với năm 2000),
lao động dự trữ chiếm 27,2%. Như vậy, tỉ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế
tăng chậm hơn so với nguồn lao động xã hội tăng thêm, tạo áp lực việc làm. Tỉ trọng
lao động ngành nông nghiệp của thành phố có xu hướng giảm liên tục và năm 2010 là
42,1%, giảm 11,3% so với năm 2000, thấp nhất so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL,
thấp hơn so với mức bình quân cả nước (48,7%) và so với vùng ĐBSCL (59,7%).
Trong tổng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản, lao động thủy sản có xu hướng
tăng khá nhanh từ 2,1 ngàn người năm 2000 (chiếm 0,9%) lên 9,1 ngàn người năm
2010 (chiếm 2,0%).
Bảng 2.4 Lao động TP. Cần Thơ thời kỳ 2000 – 2010
Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Năm
Tốc độ tăng
(%/năm)
2000
2005
2010
2001-
2005
2006-2010
1. Tổng lao động xã hội
1000 ngƣời
660,0
734,8
808,2
2,17
1,92
Tỉ lệ so với tổng dân số
%
60,7
64,0
67,4
1,05
1,04
2. Lao động làm việc trong
các ngành kinh tế
1000 ngƣời
451,4
525,4
588,3
3,08

2,29
Nông nghiệp - thủy sản
1000 người
241,0
247,2
247,5
0,51
0,02
- Nông, lâm nghiệp
1000 người
238,9
242,2
238,4
0,28
-0,32
- Thủy sản
1000 người
2,1
5,0
9,1
19,06
12,82
Phi nông nghiệp
1000 người
210,4
278,2
340,8
5,74
4,14
Niên Giám Thống kê Cần Thơ năm 2005 và 2010

16

Năng suất bình quân của lao động năm 2010 đạt 75,1 triệu đồng/người, cao hơn so với
mức bình quân cả nước (40,4 triệu đồng/người) và cao nhất so với các tỉnh ở vùng
ĐBSCL, gấp 1,6 lần năng suất lao động của tỉnh cao kế cận là Kiên Giang (46,7 triệu
đồng/người) và gấp 3,2 lần của tỉnh thấp nhất là Trà Vinh (28 triệu đồng/người).
Năm 2011, lao động có việc làm thuộc khu vực nông nghiệp của thành phố Cần Thơ
vẫn còn khoảng 40% trong cơ cấu, khu vực công nghiệp - xây dựng sử dụng trên 21%
và số còn lại là lao động thuộc khu vực dịch vụ (Bảng 2.4). Thực tế cho thấy trừ quận
Ninh Kiều hoạt động sản xuất nông nghiệp không đáng kể, các quận còn lại như Bình
Thủy, Cái Răng Ô Môn và Thốt Nốt mặc dù đã được chuyển thành quận nhưng sản
xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng.
Bảng 2.5: So sánh phân bổ lao động ở thành phố Cần Thơ năm 2005 và 2011
Khu vực
Hoạt động
Năm 2005
Năm 2011
Số lƣợng
%
Số lƣợng
%
Nông
nghiệp
Nông lâm nghiệp
242.247
46,10
237.622
39,94
Thủy sản
4.974

0,95
9.199
1,55
Công
nghiệp
CN khai thác mỏ
197
0,04
281
0,05
CN chế biến
69.891
13,30
85.568
14,38
Sản xuất điện, nước
2.499
0,48
4.165
0,70
Xây dựng
24.679
4,70
36.994
6,22
Thương
mại dịch
vụ
Thương nghiệp
103.066

19,62
125.075
21,02
Giao thông vận tải
25.576
4,87
26.999
4,54
Ngành khác
52.306
9,95
69.103
11,61

Cộng
734.787
100
815,988
100
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2011
Mặc dù vậy đã có sự sụt giảm đáng kể lao động nông nghiệp từ năm 2005 (lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến 47%) do thành phố Cần Thơ có sự tác động của
quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa và cùng với sự tăng trưởng của lĩnh vực
thương mại, dịch vụ và các ngành công nghiệp trên địa bàn (Bảng 2.5).
2.2 Diễn tiến và các xu hƣớng ảnh hƣởng nghèo và tính dễ bị tổn thƣơng
2.2.1 Diễn tiến và tác động của các yếu tố bất lợi của thời tiết, thiên tai
Do vị trí ở vùng hạ lưu ở sông Mêkong thuộc khu vực ĐBSCL, Cần Thơ thỉnh thoảng
phải bị ảnh hưởng bởi các loại thiên tai như lũ lụt, sạt lở bờ sông, lốc, sấm sét, ngập
lụt, hạn hán, bão và áp thấp nhiệt đới. Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển
dâng cho TPCT năm 2011, thành phố trong tương lai sẽ chịu tác động mạnh mẽ trước

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.Theo báo cáo của CCCO (2010) phân tích
các điểm nóng về rủi ro thiên tai tại Cần Thơ đã xác nhận rằng các thiên tai điển hình
nhất là nhiệt độ tăng, hạn hán, lũ lụt, mưa lớn, gió bão và xói lở bờ sông. Trong đó, lũ
lụt, sạt lở bờ sông, ngập lụt thường do thủy triều và mưa lớn cùng lốc xoáy và sấm sét
là năm loại thiên tai gây ra tác động lớn nhất cho con người và tài sản ở Cần Thơ. Cụ
thể, thực trạng của các yếu tố bất lợi của thời tiết và thiên tai tại TP Cần Thơ như sau:
17

+ Nhiệt độ không khí gia tăng: Theo báo cáo của CCCO (2010) cho thấy từ năm 1978
đến 2008 nhiệt độ không khí trung bình tại Cần Thơ gia tăng khoảng 0,5
O
C (Hình 2.2).
Nhiệt độ gia tăng khiến cho đời sống của cư dân đô thị gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
người nghèo sống trong điều kiện thiếu thốn luôn phải chống chịu với các điều kiện
nắng nóng, oi bức,

Hình 2.2 Gia tăng nhiệt độ không khí trung bình tại Cần Thơ (CCCO, 2010)
Số liệu thực tế thống kê và số liệu mô hình dự báo đều cho thấy nhiệt độ trung bình
của không khí tăng cao trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Khi nhiệt độ không khí
tăng thì đồng nghĩa với nhiệt độ nước, đất và mọi vật dụng có liên quan không khí sẽ
bị tăng theo. Nhiệt độ tăng, độ ẩm cao làm gia tăng sức ép về nhiệt đối với cơ thể con
người, nhất là người già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới,
bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật
chủ mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường suy giảm. Sự gia tăng của
nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như năng lượng, giao thông vận tải,
công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại, liên quan đến chi phí tăng thêm cho việc
làm mát, thông gió, bảo quản và vận hành thiết bị, phương tiện, sức bền vật liệu
(CCCO, 2010).
+ Hạn hán và xâm nhập mặn vào mùa khô: Theo số liệu ghi nhận trong quá khứ lưu
lượng thấp nhất vào mùa khô của sông Mêkong là 2.500m

3
/s thì hiện nay chỉ còn
khoảng 1.600m
3
/s. Lưu lượng nước sông mùa khô giảm, gây khô hạn ở vùng thượng
nguồn (quận Thốt Nốt) và xâm nhập mặn ở vùng thấp (quận Cái Răng) do nước biển
không có đối lực nên đi sâu vào đất liền, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, thủy
sản và cung cấp nước sạch và ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp và dịch vụ (CCCO,
2010).
+ Lũ lụt hàng năm: thường xảy ra trong mùa mưa, từ cuối tháng IX đến tháng XI. Do
sự di chuyển của khối lượng nước lũ lớn từ thượng nguồn sông Mêkong kết hợp với
18

thủy triều dâng và mưa nhiều trong thời gian ngắn gây ra lụt trên địa bàn thành phố
Cần Thơ. Diễn tiến lũ được nhận định chung là: mực nước tăng dần từ tháng 7 đến
tháng 10, tràn từ Tây Bắc sang Đông Nam, đổ vào các cánh đồng rộng lớn và thông
qua các con sông lớn và mạng lưới kênh rạch đổ ra Vịnh Thái Lan. Do vậy, lũ ở Cần
Thơ không chỉ gây ngập úng các cánh đồng lúa mà còn gây ngập và thiệt hại đối với
hệ thống hạ tầng. Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Cần Thơ (2012), trận lũ năm
2011 gây ngập 28.029 ngôi nhà và gây thiệt mạng 10 ngư dân địa phương. Mặc tích
cực của lụt là cung cấp phù sa cho các cánh đồng lúa và tăng đa dạng sinh học, mang
lại nguồn lợi thủy sản vì vậy không chỉ người dân nông thôn mà cả người đô thị (đối
với một số quận đầu nguồn như Thốt Nốt) vẫn duy trì tập quán duy trì sinh kế trong
mùa lũ bất chấp các nguy hiểm. Đây là điều cần được quan tâm trong các vấn đề nâng
cao năng lực chống chịu và giảm nhẹ tổn thương đối với hiểm họa này.
+ Sạt lở bờ sông: thường xảy ra các quận ở Bình Thủy, Cái Răng, Ninh Kiều, Thốt
Nốt, Ô Môn và huyện Phong Điền. Sạt lở chủ yếu do xói mòn bởi dòng chảy và gây
thiệt hại cho sản xuất, nhà ở, tài sản và cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến cuộc sống của
các hộ gia đình ở khu vực thành thị. Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và cứu nạn
thành phố Cần Thơ (2012), ghi nhận năm 2011 có 12 trường hợp xói mòn bờ sông gây

thiệt mạng 02 người và làm bị thương 05 người khác. Ước tính thiệt hại kinh tế do sạt
lở bờ sông năm 2011 tại Cần Thơ là 3,565 triệu đồng. Hiện nay, có 38 đia điểm sạt lở
bờ sông phân bố trên toàn thành phố đã được ghi nhận (Ngân hàng Thế giới, 2009).
+ Ngập lụt do triều cường và mưa lớn: địa bàn thành phố Cần Thơ, đặc biệt là khu vực
đô thị thường xuyên bị ngập do triều cường hoặc vào các thời điểm mưa lớn (trung
bình 3 - 5 lần một năm ở Quận Ninh Kiều). Các khu vực bị ảnh hưởng thường bị ngập
sâu một vài cm đến vài chục cm trong thời gian ngắn (khoảng vài giờ). Trong các khu
vực bị ảnh hưởng bởi thủy triều, đặc biệt là các khu vực có hạ tầng chưa được nâng
cấp, hệ thống thoát nước chưa được cải tạo thì các hộ gia đình nghèo có nền nhà thấp
đều bị ngập vào các thời điểm triều cường trong mùa mưa (hai lần một ngày, kéo dài
trong vài tuần trong một năm).
Một thực tế góp phần làm nghiêm trọng hơn tình trạng ngập do triều cường và mưa
lớn là do hệ thống thoát nước trong khu vực đô thị của thành phố Cần Thơ từ xưa đã
được dựa vào các con sông nhỏ, kênh rạch để thoát nước nhưng kể từ khi thành phố
phát triển các sông rạch bị lắp dần, đường phố và công trình được xây dựng bê-tông
hóa che phủ diện tích thấm nước tự nhiên khiến cho việc thoát nước mưa ngày càng
khó khăn. Hiện tại, dự án nâng cấp đô thị đang được thực hiện đã giúp tăng cường
mạng lưới thoát nước thải, chủ yếu ở Ninh Kiều thông qua việc mở rộng mạng lưới
kênh rạch thoát nước để giảm ngập lụt trên đường phố trong thời gian mưa và tránh
nước thải chảy trên bề mặt đường phố. Song song với các dự án nâng cấp đô thị, ở các
khu vực có mạng lưới thoát nước ngầm đã được triển khai thực hiện, chính quyền
thành phố đã tính toán thiết kế vỉa hè cao hơn từ 20cm - 30cm so với đường phố và cốt
19

nền xây dựng cao hơn từ 10cm - 40cm so với vỉa hè nên giúp tăng cường khả năng
ứng phó của cư dân đô thị và chính quyền đối với tình trạng ngập lụt.
Mặc dù vậy, đối với một số khu vực người nghèo ở đô thị vẫn chưa được tiếp cận các
hệ thống tiêu thoát nước bởi chỉ mới có một phần của khu vực đô thị được lắp đặt hệ
thống thoát nước, khu vực nghèo và trung lưu ở Ninh Kiều và Cái Răng không có hệ
thống cống thải ngầm, các vùng ven đô thị chủ yếu sử dụng các kênh rạch như hệ

thống thoát nước (Kết quả phỏng vấn KIP, 2012).
+ Gió lốc và giông: hiện tượng thời tiết nguy hiểm này thường xảy ra từ tháng 4 đến
tháng 10 mỗi năm ở hầu hết các khu vực của thành phố Cần Thơ. Trong giai đoạn
2000 - 2011, giông và gió lốc gây thiệt mạng 27 người, phá hủy và gây thiệt hại nhiều
ngôi nhà, phòng học, văn phòng cơ quan công quyền, và các cơ sở kinh doanh. Thiệt
hại về tài sản do những sự kiện thời tiết nguy hiểm này là khá nghiêm trọng: chẳng hạn
năm 2011 có đến 39 cơn gió lốc gây thiệt hại 1.450 triệu đồng. Theo báo cáo hàng
năm của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Cần Thơ từ 2003 - 2011, thành phố hiếm
khi bị ảnh hưởng bởi bão. Trong suốt 11 năm qua, thành phố Cần Thơ chỉ ảnh hưởng
nhỏ và gián tiếp bởi cơn bão Durian tháng 12 năm 2006.
+ Ô nhiễm môi trường: đánh giá tình trạng môi trường gần đây thành phố Cần Thơ
(2005-2009 và 2010) được thực hiện bởi Sở Tài nguyên Môi trường cho thấy môi
trường không khí và môi trường đất trong thành phố chưa bị ô nhiễm và hầu như tất cả
các các chỉ số đo lường đều nằm trong ngưỡng quy định. Tuy nhiên, thành phố Cần
Thơ đang phải đối mặt với ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, đặc biệt là nước trên bề
mặt các kênh rạch và sông Hậu. Nuôi trồng thủy sản được báo cáo là nguyên nhân đầu
tiên và nguy hiểm nhất cho tình trạng ô nhiễm nước tại Cần Thơ. Giống như các tỉnh
khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhiều hộ gia đình ở Cần Thơ sử dụng
diện tích mặt nước tự nhiên để nuôi cá da trơn mà không có một cách tiếp cận bảo vệ
môi trường thích hợp. Nước thải cùng với bùn, hóa chất để điều trị bệnh cho cá và
thức ăn thừa từ các ao nuôi cá được xả trực tiếp vào nguồn nước tự nhiên. Diện tích
nuôi cá da trơn ở Cần Thơ phát triển nhanh chóng từ năm 2004 khi nhu cầu thị trường
xuất khẩu tăng tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê của thành phố, diện tích mặt nước
được sử dụng cho nuôi cá da trơn đạt mức cao nhất vào năm 2007 với 13 449 ha (90%
ở Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ). Trong những năm gần đây, diện tích mặt nước
nuôi cá tại Cần Thơ đã giảm nhẹ, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm nước theo dõi trong năm
2010 không có nhiều thay đổi so với các năm trước.
Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm nước tại Cần Thơ là sinh hoạt của người dân. Cần
Thơ không có hệ thống cống và thoát nước đầy đủ, do đó, nước thải sinh hoạt hàng
ngày của người dân được thải trực tiếp ra kênh rạch. Với dân số khoảng 1,2 triệu

người, Cần Thơ có hơn một nghìn đơn vị cơ sở hạ tầng xã hội trong các khu vực dân
20

cư (chợ, bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế…) thải ra chất thải rắn như sắt, lưu huỳnh,
amoniắc, phốt pho và các vi sinh vật hiếu khí, (Kết quả phỏng vấn KIP, 2012).
Phát triển công nghiệp trong thành phố là nguyên nhân thứ ba gây ô nhiễm nước trên
kênh rạch và hệ thống sông ở Cần Thơ. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước từ các hoạt động
công nghiệp đã trở nên nghiêm trọng nhất ở khu công nghiệp Trà Nóc I và Trà Nóc II:
đây là hai khu công nghiệp lớn nhất trong thành phố, nằm dọc theo sông Hậu ở quận
Bình Thủy và Ô Môn. Chỉ có 28 trong số 130 nhà máy ở Cần Thơ đã lắp đặt hệ thống
xử lý nước thải, trong khi tổng khối lượng nước thải từ hai khu vực này là hơn 12 000
m³/ngày qua 17 cống thải trực tiếp vào sông.
Ngoài các nguyên nhân trên, sản xuất nông nghiệp cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn
nước trong thành phố. Căn cứ vào Báo cáo hiện trạng môi trường Cần Thơ năm 2012,
nước bề mặt ở nông thôn bị ô nhiễm do chất hữu cơ, các vật chất, vi khuẩn và các chất
hóa chất được sử dụng trong hoạt động nông nghiệp. Do sự gia tăng sản xuất lúa từ 2
đến 3 vụ/năm nên gia tăng các hóa chất nông nghiệp, chủ yếu là thuốc trừ sâu và phân
bón làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực
tiếp sức khỏe, đời sống con người (Kết quả phỏng vấn KIP, 2012).
2.2.2 Diễn tiến và ảnh hƣởng của tăng trƣởng kinh tế và các vấn đề xã hội
Thành phố Cần Thơ đã và đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp sang
công nghiệp, thương mại-dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao. Các ngành công
nghiệp dẫn đầu bao gồm công nghiệp chế biến thủy sản, chế biết xay xát gạo, trái cây
và rau quả, thuốc, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến gỗ. Đối với nông
nghiệp, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và tạo ra các vùng sản xuất lớn, sản
xuất sản phẩm chất lượng cao. Các khu dân cư cũng đã bắt đầu được phát triển, chủ
yếu thuộc khu vực Nam sông Cần Thơ (quận Cái Răng). Hệ thống thương mại, nhà
hàng, khách sạn và các trung tâm du lịch phát triển mạnh. Nền kinh tế của thành phố
Cần Thơ trong 10 năm qua phát triển khá nhanh và toàn diện với kết quả cụ thể:
2.2.2.1 Tăng trƣởng kinh tế

Tốc độ tăng GDP (theo giá so sánh năm 1994) nền kinh tế của thành phố đạt mức cao,
cụ thể giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng GDP của thành phố đạt 13,5%/năm và giai
đoạn 2006-2010 đạt 15,1%/năm, cao hơn gấp hơn 2 lần mức tăng của cả nước. Đặc
biệt là tăng ở tất cả các ngành kinh tế, trong đó: công nghiệp – xây dựng tăng cao nhất
(17,3%/năm và 18,1%/năm), kế đến là dịch vụ (13,9%/năm và 17,3%/năm), thấp nhất
là nông nghiệp (7,5%/năm và 1,5%/năm). Xu thế tăng trưởng này phù hợp với chủ
trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố (Bảng 2.6).
21

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu kinh tế thành phố Cần Thơ thời kỳ 2000-2010
Chỉ tiêu

Đơn vị
tính
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
Tốc độ tăng
(%/năm)
01-05
06-10
I. GDP (giá SS 1994)
tỷ đồng
4.544
8.546
17.290
13,5

15,1
1. Nông, lâm nghiệp và thủy
sản
tỷ đồng
1.149
1.647
1.770
7,5
1,5
2. Công nghiệp - xây dựng
tỷ đồng
1.308
2.906
6.665
17,3
18,1
3. Dịch vụ
tỷ đồng
2.087
3.994
8.855
13,9
17,3
II. GDP (giá thực tế)
tỷ đồng
5.905
14.278
44.172
19,3
25,3

1. Nông, lâm nghiệp và thủy
sản
tỷ đồng
1.337
2.670
4.686
14,8
11,9
Tỉ lệ so với tổng GDP
%
22,6
18,7
10,6
-3,8
-10,7
2. Công nghiệp - xây dựng
tỷ đồng
1.837
5.689
19.508
25,4
28,0
Tỉ lệ so với tổng GDP
%
31,1
39,8
44,2
5,1
2,1
trong đó công nghiệp chế biến

tỷ đồng
1.304
4.740
16.626
29,5
28,5
Tỉ lệ so với GDP công
nghiệp - xây dựng
%
71,0
83,3
85,2
3,3
0,5
3. Dịch vụ
tỷ đồng
2.731
5.919
19.978
16,7
27,5
Tỉ lệ so với tổng GDP
%
46,2
41,5
45,2
-2,2
1,8
III. GDP/ngƣời (giá thực tế)
triệu đồng

5,4
12,4
36,8
18,0
24,3
IV. Vốn đầu tƣ xã hội
tỷ đồng
1.665
7.350
26.282
34,6
29,0
1. Đầu tư nông lâm nghiệp
thủy sản
tỷ đồng
167
82
476
-13,3
42,2
Tỉ lệ so với tổng đầu tư
%
10,0
1,1
1,8
-35,6
10,2
2. Đầu tư phí nông lâm nghiệp
thủy sản
tỷ đồng

1.498
7.268
25.807
37,2
28,8
Tỉ lệ so với tổng đầu tư
%
90,0
98,9
98,2
1,9
-0,1
V. Giá trị xuất khẩu
triệu USD
155
348
903
17,6
21,0
1. Hàng nông, lâm, thủy sản
triệu USD
120
270
642
17,5
18,9
Tỉ lệ so với tổng kim ngạch
xuất khẩu
%
77,8

77,5
71,1
-0,1
-1,7
2. Hàng phi nông lâm nghiệp
thủy sản
triệu USD
34
78
261
17,9
27,1
Tỉ lệ so với tổng kim ngạch
xuất khẩu
%
22,2
22,5
28,9
0,3
5,1
Nguồn: Niên Giám Thống kê Cần Thơ năm 2005 và 2010.

2.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu hàng hóa
Cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế) của thành phố chuyển đổi theo hướng tích cực, trong
đó: tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng liên tục từ 31,1% năm 2000 lên 39,8%
năm 2005 (tăng 8,7%) và lên 44,2% năm 2010 (tăng 4,4%); tương ứng các năm, tỉ
trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm liên tục từ 22,6% xuống 18,7% (giảm
22

3,9%) và xuống 10,6% (giảm 8,1%); tỉ trọng dịch vụ giảm từ 46,2% xuống còn 41,5%

(giảm 4,7%) và tăng lên 45,2% (tăng 3,7%).
Giá trị xuất khẩu tăng nhanh từ 155 triệu USD năm 2000 lên 348 triệu USD năm 2005
(tăng bình quân 17,6%/năm) và lên 903 triệu USD năm 2010 (tăng bình quân
21,0%/năm), trong đó giá trị xuất khẩu hàng nông thủy sản tuy có giảm nhẹ nhưng vẫn
chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của thành phố (71,1%). Điều
này thể hiện thế mạnh về phát triển nông thủy sản và vai trò của xuất khẩu đối với phát
triển nông nghiệp của thành phố.
2.2.2.3 Đầu tƣ xã hội
Tổng vốn đầu tư xã hội cho nền kinh tế của thành phố (theo giá thực tế) tăng nhanh từ
1.665 tỉ đồng năm 2000, lên 7.350 tỉ đồng năm 2005 (đạt tốc độ tăng bình quân
34,6%/năm) và lên 26.282 tỉ đồng năm 2010 (đạt tốc độ tăng bình quân 29,0%/năm).
Tuy nhiên, mức đầu tư cho ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản lại có xu thế giảm từ
10% trong tổng đầu tư xã hội năm 2000 còn 1,8% trong năm 2010.
2.2.2.4 Thu nhập dân cƣ
GDP bình quân đầu người tăng nhanh từ 5,4 triệu đồng năm 2000 lên 12,4 triệu đồng
năm 2005 (đạt tốc độ tăng bình quân 18,0%/năm) và lên 36,8 triệu đồng năm 2010 (đạt
tốc độ tăng bình quân 24,3%/năm), tương đương khoảng 1.950 USD, cao hơn nhiều so
với mức bình quân toàn ĐBSCL, cao hơn thành phố Hải Phòng (1.750 USD), thấp hơn
không nhiều so với thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng (2000 USD) nhưng thấp
hơn nhiều so với thành phố Hồ Chí minh (2.800 USD).
2.2.3 Xu hƣớng nghề nghiệp, việc làm
Theo báo cáo số liệu cung lao động thành phố Cần Thơ năm 2011, hiện nay lực lượng
lao động trong độ tuổi lao động của các quận đô thị thành phố Cần Thơ có khoảng
318.017 người, chiếm 55,86% lao động trong độ tuổi lao động của thành phố Cần Thơ,
trong đó: số người đang lao động sản xuất trong các lĩnh vực nông nghiệp là 83.176
người; Lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là 159.980 người; lao động tham
gia trong lĩnh vực công nghiệp là 70.347 người; còn lại một bộ phận là lao động trong
các lĩnh vực như: làm việc trong các cơ quan nhà nước, lao động là nội trợ, hoặc đang
đi học
+ Lao động trong sản xuất nông nghiệp: ở Cần Thơ bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và

các dịch vụ liên quan. Trồng trọt góp phần chính trong giá trị sản xuất của ngành nông
nghiệp (khoảng 87%). Do thành phố Cần Thơ được quy hoạch để là thành phố công
nghiệp trước năm 2020 nên tỷ trọng của lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chỉ còn khoảng
10% tổng giá trị sản xuất vào năm 2020. Số liệu thống kê ở Cần Thơ cho thấy rằng tỷ
lệ các sản phẩm nông nghiệp trong ngành nông - lâm - thủy sản đã giảm từ 91% năm
2000 xuống còn 72% trong năm 2010, trong khi tỷ lệ các sản phẩm thủy sản đã tăng từ
23

8% năm 2000 lên đến 30% năm 2010. Đây là thách thức lớn đối với lao động việc làm
của cư dân đô thị thành phố Cần Thơ, bởi như đã trình bày ở phần trên một bộ phận cư
dân đô thị ở các quận Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng và Thốt Nốt vẫn sống lệ thuộc vào
sản xuất nông nghiệp.
+ Lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp: thực tế khảo sát cho thấy, hầu hết
cư dân đô thị không có đất sản xuất nông nghiệp (chủ yếu ở quận Ninh Kiều và các
trung tâm quận còn lại) người nghèo tham gia các ngành nghề phi nông nghiệp đòi hỏi
tay nghề, trình độ học vấn cao rất hạn chế. Chủ yếu người nghèo tham gia các hoạt
động nghề nghiệp chỉ đòi hỏi sức lao động, hoặc lao động giản đơn như: phụ việc, làm
thuê mướn hưởng lương,
Trong những năm tới, với việc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố
Cần Thơ để thật sự là một thành phố trung tâm của vùng ĐBSCL. Việc tạo công ăn
việc làm và chuyển một lực lượng lao động nông nghiệp còn lại của các quận đô thị
sang lĩnh vực lao động phi nông nghiệp là việc làm rất cần thiết, đòi hỏi các cấp các
ngành phải quan tâm tạo công ăn việc làm, có hướng đào tạo nghề cụ thể.
2.2.4 Tiếp cận và hƣởng thụ các dịch vụ xã hội
Trong xu thế phát triển thành trung tâm vùng ĐBSCL thời gian vừa qua thành phố Cần
Thơ đã phát triển mạnh rất nhiều loại hình dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, thương
mại,
+ Đối với thương mại - dịch vụ: Cần Thơ phát triển rất mạnh kênh mua sắm hiện đại.
Tập trung hầu hết các siêu thị và khu thương mại lớn như: Metro, Co-op Mart,
Vinatex, Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Nguyễn Kim, Big C, phục vụ nhu cầu mua

sắm, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị.
+ Dịch vụ giao dịch tài chính: thành phố Cần Thơ đang đảm đương nhiệm vụ Trung
tâm dịch vụ tài chính ngân hàng với tốc độ phát triển cao, nhiều chi nhánh của các
ngân hàng lớn như: Nông nghiệp, BIDV, Vietcombank, Eximbank, Sacombank,
Vietinbank, Seabank, SCB, Ngân hàng Quân đội, phát triển mạnh mẽ ở Cần Thơ.
+ Giáo dục: Cần Thơ hiện có các trường: Đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ,
Đại học Dân lập Tây Đô, Đại học FPT (phân hiệu Cần Thơ), và hệ thống các trường
Cao đẳng, các trường trung cấp chuyên nghiệp (như trường Cao đẳng Cần Thơ, trường
Cao đẳng kinh tế đối ngoại, trường Cao đẳng Y tế, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật, trường trung cấp Văn hóa – nghệ thuật, trung cấp Du lịch Cần Thơ, ) cùng với
hoạt động của các Viện nghiên cứu (Viện lúa ĐBSCL, Viện Phát triển ĐBSCL, Viện
nghiên cứu Công nghệ Giáo dục, ) là cơ hội tốt để cư dân đô thị, đặc biệt là người
nghèo tiếp cận với việc học tập nâng cao trình độ văn hóa, học nghề chuyên môn cao
phục vụ sản xuất.
24

+ Y tế: Cần Thơ có nhiều bệnh viện có đội ngũ y, bác sĩ với trình độ chuyên môn và y
đức cao như Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ (quy mô 700 giường), bệnh viện Nhi
đồng Cần Thơ, bệnh viện Thành phố Cần Thơ 30 - 4, bệnh viện Tai Mũi Họng Cần
Thơ, Răng hàm mặt,… và các bệnh viện, trạm xá thuộc các phường, quận, huyện và
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và hệ thống các bệnh viện tư nhân, trung tâm dịch
vụ y tế… phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho người dân.
+ Dịch vụ vui chơi giải trí và văn hóa: khu du lịch Mỹ Khánh,, Du lịch sinh thái Phong
Điền, vườn lan Bình Thủy; nhiều loại hình giải trí như phim ảnh, ca múa nhạc (các hạ
tầng như Rạp chiếu phim Ninh Kiều, nhà hát Hậu Giang,…) người dân có thể vui chơi
giải trí thư giãn tại các công viên lớn, các khu du lịch.
2.3 Tác động của các thách thức phát triển đô thị
Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn vừa qua, việc cải tạo, nâng cấp chỉnh trang đô thị
theo hướng văn minh, hiện đại được quan tâm. Nhiều khu đô thị, khu dân cư, khu tái
định cư, khu du lịch, hạ tầng giao thông mới ra đời đã làm thay đổi đáng kể diện mạo

của thành phố. Với 5 đô thị trung tâm thuộc 5 quận, tốc độ đô thị hóa bình quân giai
đoạn 2001 – 2005 là 10,16%/năm, giai đoạn 2006 – 2010 đạt 6,57%/năm. Tỷ lệ đô thị
hóa tăng từ 32,59% năm 2000 lên 50,03% năm 2005 và đạt 65,84% năm 2010.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, nhiều công trình, dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng và phát
huy hiệu quả; nhiều khu đô thị tái định cư mới được đầu tư xây dựng cùng với việc cải
tạo, nâng cấp, chỉnh trang đô thị, cải tạo cảnh quan, trật tự đô thị theo hướng văn minh,
hiện đại, góp phần phát triển thành phố theo hướng đô thị loại I trực thuộc Trung
ương.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá diễn ra không đồng đều. Mật độ dân số khu vực nội
thành năm 2010 đạt 2.471 người/km
2
, có sự chênh lệch về sự phát triển đô thị ở các
quận: quận trung tâm Ninh Kiều mật độ dân số cao, các hoạt động kinh tế, xã hội, văn
hóa và kết cấu hạ tầng mang tính đô thị rõ nét. Trong khi các quận Cái Răng, Ô Môn,
Bình Thủy, Thốt Nốt mật độ dân số còn rất thấp: 1.050 – 1.350 người/km
2
(trừ khu
vực trung tâm và phần ven quốc lộ 1A, quốc lộ 91), phần lớn địa bàn còn mang dáng
dấp nông thôn, ngay trong quận Ninh Kiều vẫn còn có sự khác biệt về mật độ giữa các
phường trung tâm (Tân An, Thới Bình, An Nghiệp, An Hội, An Cư, An Phú, An
lạc,…) và các phường ngoại vi (An Bình, An Khánh, Hưng Lợi) theo UBND thành
phố Cần Thơ (2012).
2.3.1 Phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây đã
được chú trọng, đặc biệt là từ khi cầu Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, cảng Cái Cui, đưa
vào sử dụng đã tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội ở Cần Thơ nói chung.
25

2.3.1.1 Giao thông

+ Đường bộ: Cần Thơ có 1.064 tuyến đường với tổng chiều dài 2.106,1 km, trong đó:
Quốc lộ có 6 tuyến, đường tỉnh 11 tuyến, đường quận/huyện 783 tuyến và đường nông
thôn 264 tuyến (Bảng 2.10). Mật độ đường các loại bình quân 1,5 km/km
2
, trong đó
mật độ đường chính (đường quận, huyện trở lên) là 0,92 km/km
2
, vào loại trung bình
so với cả nước, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị.
Chất lượng đường nhìn chung còn yếu, tỉ lệ đường nhựa mới đạt 84,2% đối với đường
huyện, 47,7% đối với đường đô thị và 49,5% đối với đường nông thôn. Đặc biệt là
thành phố vẫn một số xã, phường chưa có đường ô tô đến trung tâm; hệ thống cầu trên
đường tỉnh và đường huyện còn ở cấp thấp, nhiều cầu chỉ đảm bảo thông xe 4 bánh tải
trọng nhỏ hoặc xe 2 bánh, hạn chế không nhỏ đến khả năng vận chuyển vật tư, hàng
hóa nông sản.
Bảng 2.10 Thống kê hiện trạng hệ thống đƣờng bộ TP. Cần Thơ
Loại đường

Chiều
dài
(km)
Số
tuyến
Kết cấu mặt (km)
Tỉ lệ
nhựa
hóa
(%)

tông

nhựa
Nhựa +
Xi măng
Cấp phối
đá hoặc
đường đất
Quốc lộ
135,8
6
88,2
47,6
0,0
100,0
Đường tỉnh
158,6
11
52,5
106,1
0,0
100,0
Trục chính đô thị
23,5
4
23,5
0,0
0,0
100,0
Đường huyện
160,9
23

0,0
135,5
25,4
84,2
Đường đô thị
822,8
756
281,1
111,0
430,7
47,7
Đường xã
804,5
264
263,8
134,2
406,5
49,5
TỔNG CỘNG
2.106,1
1.064
709,1
534,4
862,6
59,0
Nguồn: Quy hoạch giao thông thành phố Cần Thơ đến năm 2020
+ Đường thủy nội địa: Thế mạnh giao thông thủy của TP. Cần Thơ là sông Hậu (đoạn
chạy qua thành phố dài 50 km) và các tuyến vận tải quốc gia, gồm: TP.HCM – Cà
Mau (sông Hậu – sông Cần Thơ – kênh Xà No), TP. HCM – Kiên Lương (sông Hậu –
kênh Rạch Sỏi), rạch Ô Môn – kênh Thị Đội – cửa sông Cái Bé. Đường thủy nội địa

địa phương, gồm: 6 tuyến do Thành phố quản lý với chiều dài 85 km và các tuyến do
quận, huyện quản lý với chiều dài 380 km. Ngoài ra, thành phố còn có hàng ngàn km
sông, kênh, rạch nhỏ tự nhiên và kênh thủy lợi nối liền các thôn, ấp. Nhìn chung mạng
lưới đường thủy phân bố khá đều, thuận lợi cho vận chuyển sản phẩm từ các tỉnh về
thành phố và giữa các địa phương trong thành phố, nhưng nhiều tuyến bị bồi lắng và bị
lấn chiếm.
+ Hạ tầng giao thông đường thủy: sông Hậu là tuyến hàng hải quốc tế chính ở vùng
ĐBSCL, đoạn qua Cần Thơ có 3 cảng lớn là Hoàng Diệu (cách trung tâm thành phố 8
km về phía thượng lưu), Trà Nóc (cách trung tâm thành phố 15 km về phía thượng
lưu) và Cái Cui (cách trung tâm thành phố 10 km về phía hạ lưu), có khả năng lưu
thông tầu 1-2 vạn tấn.

×