Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an giai đoạn 2011 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.13 KB, 109 trang )

Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà
Nội, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa Tài nguyên và
Môi trường, dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Quang Học tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất xã Hùng
Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020".
Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài, để có được kết quả này ngoài sự
nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong bộ
môn Quy hoạch cũng như các thầy cô giáo trong khoa Tài Nguyên và Môi
Trường cùng cán bộ địa chính xã Hùng Tiến tạo điều kiện để tôi hoàn thành
đề tài tốt nghiệp.
Nhân dịp này cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
các thầy cô giáo trong khoa Tài Nguyên và Môi Trường cùng cán bộ địa
chính và tập thể UBND xã Hùng Tiến đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong thời gian thực tập tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên
tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hùng Tiến, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Sinh viên
Hoàng Thị Phương Loan
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
1
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
Danh mục viết tắt:
BTNMT Bộ Tài Nguyên môi trường
KHKT Khoa học kỹ thuật
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
HTX Hợp tác xã
CN-TTCN Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
GPMB Giải phóng mặt bằng


QSDĐ Quyền sử dụng đất
NTTS Nuôi trồng thủy sản
CN-XD Công nghiệp-xây dựng
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
LLVT Lực lượng vũ trang
NVL Nguyên vật liệu
UBND ủy ban nhan dân
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
2
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
MỤC LỤC
1.Tính cấp thiết của đề tài: 7
4. Yêu cầu: 8
5. Phạm vi nghiên cứu: 9
PHẦN 2: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
PHẦN 3 18
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.2.1. Điều tra số liệu, tài liệu hiện trạng 18
3.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai 18
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 23
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế 23
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 23
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 23
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp 23
2.2.2. Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 25
2.3.1. Dân số 26

2.3.2. Lao động 26
2.3.3. Việc làm và thu nhập 26
2.4. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn 27
B. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 30
1.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản đồ hành chính 30
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
3
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
1.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập hồ sơ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất 31
1.1.4. Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 31
1.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 31
1.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất 32
1.1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 32
1.1.8. Quản lý tài chính về đất đai 32
1.1.9. Quản lý và phát triển thị trường chuyển quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 33
1.1.10. Quản lý, giám sát thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất 34
1.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm
pháp luật về đất đai 34
1.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử
dụng đất 35
1.1.13. Quản lý các dịch vụ công về đất đai 35
1.2. Đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý Nhà nước
về đất đai trên địa bàn xã 35
1.2.1. Những kết quả đạt được 35
1.2.2. Những tồn tại cần được khắc phục 36
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT 36
2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất 36
2.1.1. Đất nông nghiệp 37

2.1.2. Đất phi nông nghiệp 38
2.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất 40
2.2.1. Biến động sử dụng đất nông nghiệp 40
2.2.2. Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp 42
2.2.3. Biến động sử dụng đất chưa sử dụng 43
2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất 43
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
4
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất 45
2.4. Những tồn tại trong việc sử dụng đất: 47
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC 48
3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 48
3.2.3. Nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế 50
I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 50
1.1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 50
. 1.1.1. Tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp 50
1.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển khu công nghiệp, xây dựng khu dân cư
nông thôn 52
1.2.1. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển công nghiệp 52
1.2.2. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn 52
D. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 53
1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 54
1.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp 54
1.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp 55
1.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ 55
1.3.1. Dân số 56
1.3.2. Lao động và việc làm 56
1.3.3. Thu nhập 57
1.4. Chỉ tiêu phát triển các khu dân cư nông thôn 57

1.5.1. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật 58
1.5.2. Chỉ tiêu hạ tầng xã hội 60
2.1.1. Đất nông nghiệp 63
2.1.2. Đất phi nông nghiệp 63
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
5
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
2.1.3. Đất khu dân cư nông thôn 66
2.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất 66
4.1.1. Giai đoạn 2011 - 2015 80
4.1.1.1. Đất nông nghiệp 80
4.1.1.2. Đất phi nông nghiệp 80
4.1.2.2 Đất nông nghiệp chuyển sang đất khu dân cư nông thôn 83
4.3.1. Kỳ đầu 2011 - 2015 83
4.3.2. Kỳ cuối 2016 – 2020 84
PHẦN 5 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
1. Kết luận 89
2. Kiến nghị 89
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
6
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Đất đai là nguồn vốn, nguồn nội lực to lớn có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001
- QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội quy định "Nhà nước thống nhất quản lý
đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có
hiệu quả".

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng nhằm định hướng cho các ngành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết
trên địa bàn lãnh thổ; là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất
đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất…vv, và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời việc lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước
nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu
quả, ngăn chặn các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ cân
bằng môi trường sinh thái, kìm hãm phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã
hội.
Xuất phát từ những vấn đề trên nên tôi chọn đề tài "Xây dựng
phương án quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020". thực hiện công tác quy hoạch sử dụng
đất tại xã góp phần vào sự nghiệp quản lý đất đai trên địa bàn huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An.
2. Căn cứ để xây dựng quy hoạch:
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
việc thi hành Luật Đất đai;
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
7
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đàn giai
đoạn 2007 – 2015;
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện Nam Đàn, báo cáo kinh tế,
xã hội của UBND huyện Nam Đàn, báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Đảng Bộ huyện Nam Đàn về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hùng Tiến, Nghị quyết Hội đồng nhân
dân xã Hùng Tiến về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai xã Hùng Tiến năm 2010;
- Các tài liệu về bản đồ về địa chính, hiện trạng sử dụng đất xã Hùng
Tiến năm 2010.
- Niên giám thống kê của huyện các năm từ 2007-2010.
3. Mục đích:
- Quy hoạch sử dụng đất nhằm điều tra, đánh giá hiện trạng và tiềm
năng đất đai của xã để có phương án tái phân bố lại quỹ đất một cách hợp lý
cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định hướng phát triển không gian,
phát triển kinh tế - Xã hội về lâu dài của xã, đồng thời đáp ứng được nhu cầu
của các ngành các các cấp đến năm 2020 và trong tương lai xa hơn.
- Tạo cơ sở pháp lý cho việc xúc tiến đầu tư, tiến hành các thủ tục thu
hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục
đích, có hiệu quả; từng bước ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất.
- Làm căn cứ pháp lý để quản lý đất đai theo Pháp luật , thực hiện tốt
các quyền của người sử dụng đất, bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái, phát
triển và sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả và bền vững.
4. Yêu cầu:
- Khảo sát điều tra, đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất đai của xã để
có kế hoạch và phương án đầu tư sử dụng hợp lý các loại đất trong từng giai
đoạn và phát triển kinh tế - xã hội.
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
8
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
- Quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo quy định của Thông tư
19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, cụ thể là:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của xã Hùng Tiến

phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- Xã hội của huyện,
của tỉnh và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã, đảm bảo các nhu
cầu sử dụng đất được tính toán đến từng công trình, từng thửa đất, xây dựng
kế hoạch sử dụng đất cụ thể giai đoạn đầu (2011- 20015).
- Đảm bảo hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế, xã hội, quốc phòng
an ninh với việc bảo vệ tài nguyên, cải thiện môi trường sinh thái để phát triển
bền vững, đề xuất được các giải pháp thực hiện quy hoạch.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong địa giới xã Hùng
Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: Đề tài bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2012 đến
ngày 30/4/2012.
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
9
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
PHẦN 2: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất.
Để sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao bất kỳ một tư liệu sản xuất nào
cũng cần phải nghiên cứu kỹ các tính chất cũng như đặc điểm của nó. Đối với
đất điều đó lại càng có ý nghĩa. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay nhu cầu sử
dụng đất trên thế giới ngày một tăng, cùng với sự phát triển không ngừng của
nền kinh tế và sự gia tăng mạnh mẽ của dân số trên toàn cầu làm cho đất đai
ngày càng trở nên khan hiếm. Đối với nước ta là nước có nền kinh tế chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp (nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu), mật độ
dân số cao so với thế giới thì càng phải có các chính sách đất đai. Chính sách
đất đai là một phần trong chính sách chung của nhà nước đang thực hiện các
vấn đề bao trùm liên quan tới quyền sở hữu đất đai, quyền phân phối và
chuyển dịch, giá cả và các vấn đề liên quan tới đất đai. Do đó, Đảng và Nhà
nước đã và đang quan tâm sâu sắc tới vấn đề sử dụng đất của quốc gia thông
qua công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đây là một trong 13 nội dung

quản lý nhà nước về đất đai, được ghi nhận tại điều 6 Luật đất đai năm 2003.
2.1.1. Khái niệm quy hoạch sữ dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính
chất đặc thù. Đây là một hiện tượng vừa mang tính khoa học, vừa mang tính
pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý
bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, có tính đặc trưng của tính phân dị giữa các cấp
vùng lãnh thổ theo quan điểm tiếp cận hệ thống để hình thành các phương án
tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo pháp luật của nhà nước.
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng vừa mang tính kỹ thuật, kinh
tế vừa mang tính pháp chế. Biểu hiện của tính kỹ thuật là ở chỗ đất đai được
đo đạc, vẽ thành bản đồ, tính toán và thống kê diện tích, thiết kế, phân chia
khoảnh thửa để giao cho các mục đích sử dụng khác nhau. Về mặt pháp lý,
đất đai được nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
10
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
vào các mục đích khác nhau. Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy để
điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Trong khi đó các đối tượng sử dụng đất
có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách về đất đai
của nhà nước. Khi giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cần xác định
rõ mục đích của việc sử dụng. Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai
thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng đất, thể hiện tính kinh tế của quy
hoạch sử dụng đất. Song điều đó chỉ thực hiện được khi tiến hành đồng bộ
cùng với các biện pháp kỹ thuật và pháp chế.
Chính vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh
tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và
có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ
chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác
gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ

đất và bảo vệ môi trường.
2.1.2. Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ở nước ta, Luật đất đai năm 2003 quy định về việc lập quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất cụ thể từ Điều 21 đến Điều 30 như sau: Quy hoạch sử dụng
đất đai theo lãnh thổ hành chính và theo ngành, được lập từ tổng thể đến chi
tiết, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch
kế hoạch sử dụng đất cấp trên. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ và
theo ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước căn cứ vào chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về
điều kiện đất đai hiện có để xây dựng tổng thể sử dụng các loại đất, các ngành
chức năng căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai phải đi trước một
bước và có định hướng cho quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành hay nói
cách khác, quy hoạch theo ngành là một bộ phận cấu thành của quy hoạch sử
dụng đất đai theo lãnh thổ.
Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính có các dạng sau:
- Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước.
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
11
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh và thành phố
trực thuộc trung ương).
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (bao gồm các huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh).
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã (bao gồm các xã, phường, thị trấn).
Đây được gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành
chính bao gồm: Tổ chức sử dụng đất trong phạm vi ranh giới từng đơn vị sử
dụng đất, đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, các chủ sử dụng đất. Quy
hoạch sử dụng đất thực hiện phân phối và tái phân phối quỹ đất của nhà nước
cho các ngành và các chủ sử dụng. Được sử dụng làm cơ sở để lập kế hoạch

sử dụng đất đai 5 năm và hàng năm, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước
về đất đai.
Theo Luật đất đai năm 2003 quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất theo ngành, bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ quốc phòng.
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ công an.
Quy hoạch sử dụng đất được phân kỳ là mười năm và thực hiện theo kế
hoạch năm năm và hàng năm.
Kế hoạch sử dụng đất được phân kỳ là năm năm, kế hoạch sử dụng đất
đai cũng được lập theo đơn vị hành chính và theo ngành nhưng phải có sự kết
hợp chặt chẽ và phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.
- Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên một địa bàn nhất
định.
- Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước
trong các ngành và trên địa bàn lãnh thổ.
- Đạt hiệu quả đồng bộ cả ba lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.
Nội dung công tác quy hoạch sử dụng đất không phải lúc nào cũng cố
định, mà còn phải thay đổi bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
12
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
của trình độ sản xuất và quản lý kinh tế. Vì vậy giữa các loại hình quy hoạch
có sự khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau và
đều nằm trong hệ thống các biện pháp nhằm tổ chức sử dụng đất đai hợp lý
trong quá trình sản xuất xã hội.
2.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu
qua. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều hình thức văn bản

pháp luật hướng dẫn thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước.
Điều 17, 18, chương II Hiến pháp nước cộng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992 quy định rõ: “Đất đai thuộc sử hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo
sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”.
Tổng cục Địa chính đã ban hành công văn số 1814/CV-TCĐC, ngày
12/10/1998 về việc hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị
hành chính các cấp để đưa công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào nề
nếp, đúng chế độ.
Trong Luật đất đai năm 2003 Mục 2, chương II từ Điều 21 đến Điều 30
đã nêu nguyên tắc, căn cứ, nội dung, thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy
hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công bố quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng.
Và một số văn bản dưới luật như:
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành Luật đất đai đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua.
Thông tư số: 30/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập,
điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và phù hợp với Luật đất đai năm
2003.
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
13
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
Chỉ thị 274/TTg ngày 28/4/1995, chỉ thị số: 254/TTg ngày 24/6/1996
của Thủ tướng Chính phủ đã quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thi hành Luật Đất đai.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Nam Đàn lần thứ XXII.
Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Nam Đàn giai đoạn 2000 -
2015 được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại quyết định số 1126/QĐ-UB
ngày 10 tháng 4 năm 2002.
Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Nam Đàn giai đoạn 2003 - 2010.
Các tài liệu, số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của huyện Nam Đàn và
xã Hùng Tiến.
Như vậy, quy hoạch đất đai phải xử lý tổng hợp toàn bộ dữ kiện, hành
động xảy ra trên toàn bộ lãnh thổ từng vùng, từng tỉnh, từng cơ sở sử dụng đất
phân tích các dữ kiện để xây dựng kế hoạch mang tính chất khả thi.
2.3. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước.
2.3.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới.
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ
nhiều năm trước đây. Vì vậy họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và công
tác này càng được chú trọng và phát triển. Nó chiếm vị trí quan trọng trong
quá trình phát triển sản xuất, đặc biệt là phát triển sản xuất nông nghiệp.
Theo FAO, quy hoạch sử dụng đất là khâu kế tiếp của công tác đánh
giá đất. Kết quả đánh giá đất sẽ đưa ra những loại hình sử dụng đất hợp lý,
nhất là đối với các đơn vị đất đai trong vùng.
Ở Liên xô (cũ), Anh và Pháp đã có cơ sở lý luận của ngành quản lý đất
đai tương đối hoàn chỉnh và ngày càng tiến bộ. Ở Thái Lan, quy hoạch sử
dụng đất được chia theo 3 cấp: Quốc gia, vùng, địa phương. Quy hoạch đất
đai nhằm thực hiện cụ thể hoá các chương trình phát triển kinh tế xã hội của
Hoàng Gia, gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý Nhà nước. Các dự án
phát triển của Hoàng Gia xác định vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
14
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
trọng về kinh tế, xã hội, chính trị ở Thái Lan. Các dự án tập trung vào các vấn
đề đất đai, nước, nông nghiệp, thị trường, lao động…

Ở Nam Phi đã thiết lập quy hoạch mặt bằng cấp Quốc gia do Chính phủ
thiết kế với sự tham gia của chính quyền cấp tỉnh (Cấp trung gian). Một dự án
cấp quốc gia cho thấy sự phân bổ hợp lý các khu vực sử dụng đất đai.
Để có một phương án chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy
hoạch đất đai nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả bền vững, đáp ứng tốt
nhất những yêu cầu của hiện tại và bảo đảm an toàn cho tương lai, chú trọng
đến hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường gắn liền với khả năng bền vững.
Phương pháp quy hoạch sử dụng đất của FAO đáp ứng cả ba cấp: Quốc gia,
cấp huyện, cấp xã, nhưng mức này không nhất thiết phải kế tiếp nhau, sự
tương tác giữa ba cấp này càng lớn sẽ càng tốt hơn.
2.3.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong nước.
Ở nước ta công tác quy hoạch sử dụng đất là một ngành còn non trẻ,
kinh nghiệm thực tế ít, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đơn giản. Do vậy
việc áp dụng các khoa học kỹ thuật vào công tác thiết kế xây dựng các đồ án
quy hoạch còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên vấn đề xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng
được nhà nước quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng văn bản pháp luật
và coi như một luận chứng phát triển của một đất nước, điều này được thể
hiện qua từng giai đoạn sau:
Giai đoạn 1975 – 1980: Chính phủ đã lập ban chỉ đạo phân vùng quy
hoạch nông, lâm nghiệp để triển khai trong cả nước. Kết quả là cuối năm
1980 các phương án quy hoạch phân vùng nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế
biến nông sản trong cả nước để lập và được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên,
tính khả thi của các phương án chưa cao vì chưa xem xét đến lượng vốn đầu
tư mà phương án quy hoạch đòi hỏi.
Giai đoạn 1981 – 1986: Đại hội Đảng toàn quốc lấn thứ 5 đã quyết
định: “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
15
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020

lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, dự thảo kế
hoạch, triển vọng phát triển để chuẩn bị kế hoạch 5 năm sau (1986-1990).
Giai đoạn 1986 – 1990: Để thực hiện nghị quyết Đại hội kịp thời xây
dựng kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1986-1990). Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã
yêu cầu các ngành, các địa phương, các cơ quan khoa học tập trung chỉ đạo và
khẩn trương triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực
lượng phát triển ở nước ta trong thời kỳ này. Một trong những mục tiêu và
yêu cầu đặt ra với tổng sơ đồ là: Tổng sơ đồ phải là cơ sở cho việc tiến hành
các vùng quy hoạch các vùng chuyên môn hoá lớn, các vùng trọng điểm về
lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp các quy hoạch xây dựng vùng (khu
cụm công nghiệp, du lịch, xây dựng thành phố ).
Kết quả là phần quy hoạch sử dụng đất đai trong tổng sơ đồ về nội
dung và cơ sở khoa học đã được nâng lên một bước. Quy hoạch sử dụng đất
đai lãnh thổ hành chính đã được đề cập đến ở cấp huyện, tỉnh và cả nước. Còn
quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề cập đến, thời kỳ này chủ yếu là
quy hoạch HTX nông nghiệp.
Cuối năm 1987 Luật đất đai đầu tiên của nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được ban hành đã có một số điều nói về quy hoạch đất đai.
Tuy nhiên Luật đất đai năm 1987 chưa đưa ra nội dung của quy hoạch sử
dụng đất đai.
Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: Ngày 15/04/1991, Tổng cục quản lý
ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ra thông tư số:
106/QHKH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai. Đây là thông tư
đầu tiên của Tổng cục kể từ khi thành lập về vấn đề quy hoạch đất đai. Trong
những thông tư này đã quy hoạch sử dụng đất đai một cách tương đối cụ thể.
Qua 2 năm thực hiện, nhiều tỉnh đã lập kế hoạch cho một nửa số xã trong tỉnh
bằng kinh phí địa phương, tuy nhiên các cấp lãnh thổ chính lớn hơn chưa
được triển khai.
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
16

Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
Nhà nước ta đang triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội tất cả các tỉnh, thành thành phố trực thuộc trung ương gồm 2 tam giác
trọng điểm phát triển kinh tế và 8 vùng kinh tế.
Tổng cục địa chính cho triển khai: Quy hoạch sử dụng đất cả nước, quy
hoạch sử dụng đất một số tỉnh, quy hoạch sử dụng đất một số huyện. Hầu hết
các địa phương đang xúc tiến việc định hình quy hoạch đến năm 2000 và sau
năm 2000. Khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực tỉnh Nam Định đã cho tiến
hành thực hiện kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ địa chính
trên các địa bàn của tỉnh theo Luật năm 2003 và quy phạm (tạm thời năm
2004) đến nay cũng đã gần hoàn thành.
Đến nay để phù hợp với tình hình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước, Bộ tài nguyên và Môi trường đã ra
thông tư số 30/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, điều chỉnh
và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, của tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, của huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quy
hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, phường, thị
trấn, quy hoạch sử dụng đất chi tiết của các khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Quy hoạch sử dụng đất của các vùng lãnh thổ là một phần nội dung của quy
hoạch sử dụng đất của cả nước. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng,
an ninh không thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư này
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
17
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên đất đai trong mối quan hệ với
điều kiện sinh thái, kinh tế xã hội của Xã Hùng Tiến – Nam Đàn – Nghệ An.
3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Điều tra số liệu, tài liệu hiện trạng
3.2.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý.
- Địa hình, địa mạo.
- Đặc điểm khí hậu, nguồn nước, thủy văn.
- Tài nguyên đất.
- Tài nguyên nhân văn.
- Môi trường sinh thái.
3.2.1.2. Điều tra điều kiện kinh tế - xã hội:
- Tình hình dân số, lao động, phân bố khu dân cư và vấn đề gia tăng
dân số trong năm năm trở lại đây.
- Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội.
- Thu nhập và mức sống của người dân.
- Tình hình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.
3.2.1.3. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng
- Các công trình xây dựng cơ bản.
- Hệ thống giao thông.
3.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai
- Tình hình quản lý đất đai của xã.
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2010: Đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp và đất chưa sử dụng.
- Tình hình biến động đất qua một số năm và theo tổng kiểm kê.
- Tình hình thực hiện quy hoạch kỳ trước.
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
18
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
- Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng của xã.
3.2.3. Xác định mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và
phương hướng sử dụng đất đến năm 2020

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc sử dụng đất giai
đoạn 2011 – 2020, phương hướng tổng quát phát triển kinh tế xã hội, các mục
tiêu đến năm 2020.
- Lập phương án quy hoạch sử dụng đất: quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp, đất phi nông nghiệp.
- Lập kế hoạch sử dụng đất với các giai đoạn cụ thể: Giai đoạn 2011 –
2015 và giai đoạn 2016 – 2020.
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của xã, các giải pháp thực
hiện.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu
Tiến hành điều tra nội nghiệp và ngoại nghiệp nhằm thu thập số liệu về
kinh tế xã hội và các thông tin cần thiết, phục vụ cho công tác đánh giá hiện
trạng sử dụng đất.
3.3.2. Phương pháp phân tích thống kê số liệu thu thập.
Dùng để thống kê toàn bộ diện tích đất đai của của huyện theo hướng dẫn
thống nhất của Bộ Tài nguyên & Môi trường, phân nhóm các số liệu điều tra
để xử lí.Thống kê toàn bộ tài liệu, số liệu về công tác quản lý đất đai trên địa
bàn huyện.
3.3.3. Phương pháp dự báo.
Sử dụng phương pháp dự báo để dự báo chỉ tiêu định hướng kinh tế xã
hội, dự báo quy mô dân số - số hộ, số hộ có nhu cầu cấp đất ở mới, nhu cầu sử
dụng đất vào mục đích nông nghiệp và các mục đích khác.
3.3.4. Phương pháp tính toán theo định mức.
Đây là phương pháp được áp dụng để dự đoán và tạo ra các hình thức
tổ chức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính toán thời gian, chi phí vật
chất, vốn, lao động…phương pháp này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống định
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
19
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020

mức trên cơ sở khoa học và nó ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả.
3.3.5. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ (dùng công nghệ số hoá bản đồ
và các phần mềm vi tính để thể hiện kết quả quy hoạch sử dụng đất).
Đây là phương pháp đặc thù của quy hoạch, mọi thông tin cần thiết được
biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạo thành lập bản đồ bao gồm: Bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Sử dụng phần
mềm tin học chuyên ngành: MapInfo Professional 6.0.
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
20
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI.
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Hùng Tiến nằm cách thị trấn Nam Đàn 3 km về phía đông.
Phía Bắc giáp xã Nam Lĩnh, Xuân Hòa
Phía Tây giáp xã Nam Lộc
Phía Nam giáp xã Hồng Long
Phía Đông giáp xã Kim Liên, xã Nam Xuân
Xã Hùng Tiến có diện tích tự nhiên là 1032,84 ha.
1.1.2. Địa hình, địa mạo.
Địa hình đồng bằng có độ cao mặt đất cao thấp không đều nhau. Mùa
mưa lũ thường bị úng cục bộ gây khó khăn cho xây dựng giao thông nội đồng
sản xuất nông nghiệp.
Địa hình đồi núi có độ dốc lớn, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm,
cây ăn quả. Nhưng đường giao thông thường bị bào mòn khi mùa mưa lũ tới.
1.1.3. Khí hậu.
Hùng Tiến nằm trong luồng khí hậu của huyện Nam Đàn, diễn biến
phức tạp. Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn khá là khắc nghiệt. Hàng

năm mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ
tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa hàng năm
cao nhất là 2,228 mm, thấp nhất là 1,402 mm, trung bình là 1,428 mm. Bão
lụt thường xảy ra vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, gây úng lụt trên diện
tích rộng, có lúc kéo dài trong một thời gian dài.
Qua thực tiễn sản xuất nông nghiệp có thể phát huy những lợi thế của
khí hậu thời tiết. Đồng thời cần bố trí cơ cấu mùa vụ cây trồng hợp lý để tránh
thiên tai.
1.1.4. Thuỷ văn.
Trên địa bàn xã không có con sông nào chảy qua nên nguồn nước tự
nhiện cho sản xuất nông nghiệp là khá hạn chế. Tuy nhiên diện tích ao hồ đào,
lại có chất lượng nước tốt với cao trình mặt đất canh tác là 2 đến 3 mét nên
toàn bộ diện tích canh tác cũng được tưới tiêu khá chủ động thông qua hệ
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
21
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
thống kênh mương trên địa bàn xã. Ngoài ra xã cũng có nguồn nước ngầm vô
cùng phong phú, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong xã.
1.2. Các nguồn tài nguyên.
1.2.1. Tài nguyên đất.
Theo kết quả điều tra khảo sát và kết quả tổng hợp được từ bản đồ thổ
nhưỡng tỉnh Nghệ An Tỷ lệ 1: 100.000 trên địa bàn xã Hùng Tiến có các loại
đất chính như sau:
- Đất vàng nhạt trên sa thạch và cuội kết ( Fu) :
Tầng đất khá sâu, độ phì trung bình, thích hợp với các loại cây ăn quả
và cây lâu năm.
- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) :
Đất có độ phì khá thích hợp với nhiều loại cây trồng
- Đất Feralit đỏ vàng trên núi ( Hs) :
Đất hình thành trên vùng núi, độ dốc hầu hết trên 30

0
thuộc các khu vực
rừng đầu nguồn. Nên dành để phát triển sản xuất lâm nghiệp.
- Đất phù sa (Fa) :
Đây là loại đất rất thích hợp cho trồng lúa và hoa màu.
1.2.2. Tài nguyên nước.
* Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu do các hồ, đập nhân tạo chứa nước cung cấp.
Đây là nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong toàn xã.
*Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm có chất lượng tốt, cung cấp tương đối ổn định cho
nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân. Tuy nhiên, vào mùa khô, nguồn
tài nguyên này lại rất hạn chế gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người
dân.
1.2.3. Tài nguyên nhân văn.
Là địa phương có truyền thống cách mạng, lao động cần cù sáng tạo.
1.3. Thực trạng môi trường.
Xã Hùng Tiến có nhiều ao hồ tự nhiên, hiện đang là nơi thả cá của dân
địa phương với diện tích khoảng 28 ha và hệ thống các rãnh nước rộng
khoảng 4 – 5 m chạy xung quanh xã, đây vừa là hệ thống tưới tiêu cho sản
xuất nông nghiệp, vừa tạo nên môi trường cảnh quan cho khu vực.
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
22
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
Ngoài ra, hệ thống các làng mạc lâu đời với nhiều đình, đền, chùa và
các di tích lịch sử văn hóa lâu đời, tạo cho khu vực có cảnh quan đẹp và môi
trường sinh thái hấp dẫn.
Xã Hùng Tiến là 1 xã thuần nông do đó ít chịu ảnh hưởng của việc phát
triển công nghiệp và đô thị, ô nhiễm môi trường ít.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.

2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế có bước phát triển và tăng trưởng khá, hệ thống kết cấu hạ tầng
được tăng cường đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị sản xuất ( giá cố định 94) bình
quân thời kỳ 2006 – 2010 là 9,4%.
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 57095 triệu đồng đạt 65,7% so
với mục tiêu đại hội 2010.
Tỷ trọng giá trị nông nghiệp chiếm 58,6%, TTCN – xây dựng chiếm
19,5%, dịch vụ thương mại chiếm 21,8%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 16,2 triệu đồng.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 – 2010
Về cơ cấu kinh tế theo ngành từ 2006 – 2010: nông lâm thủy sản: 74 %
năm 2006 giảm còn 66% vào năm 2010, công nghiệp – xây dựng đạt 20%
năm 2006 xuống còn 23% năm 2010 và dịch vụ thương mại 5.9% năm 2006
tăng lên 8.5% năm 2010.
Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch đúng hướng, ngành nông lâm
thủy sản giảm dần, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thương mại phát triển
tăng dần trong cơ cấu kinh tế.
(Chi tiết được thể hiện trong Phụ biểu)
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Giai đoạn 2006 – 2010 ngành nông, lâm thủy sản có bước phát triển
đều, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 7%, trong đó
trồng trọt chiếm 50,6%, chăn nuôi chiếm 49,4%, cơ cấu mùa vụ, giống cây
trồng, vật nuôi chuyển đổi khá theo hướng tăng giá trị trên đơn vị diện tích.
Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản năm 2010 ước đạt 28,514 tỷ
đồng.
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
23

Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
Tỷ trọng trong kinh tế năm 2006 chiếm 75.9% trong nền kinh tế, năm
2009 đạt 66% giảm 6.9%.
a. Nông nghiệp
* Về trồng trọt
Việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất ngày càng mở rộng như
đưa lúa lai ở vụ xuân hàng năm đạt từ 70 – 72% lúa giống, lúa chất lượng cao
từ 10 -15% diện tích là những cây cho năng suất và giá trị kinh tế cao trên đất
2 lúa. Đến nay 100% diện tích đất nông nghiệp cho giá trị sản xuất 35 triệu
đồng trở lên/ha/năm, trong đó 56,1 % diện tích đất nông nghiệp đạt giá trị sản
xuất trên 50 triệu đồng/ha/năm, có khoảng 20 ha ( cây hoa lý, ương nuôi cá
giống) đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm.
Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2010 ước đạt 5315 tấn.
* Về chăn nuôi
Với phương thức chủ yếu là hình thức bán công nghiệp và chăn nuôi
tận dụng tại hộ gia đình, bằng các mô hình chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, sinh
sản, bò lai sin, lợn hướng nạc, nuôi lợn theo hướng bán công nghiệp, chăn
nuôi gà, vịt tập trung ngày càng phát triển.
Tổng đàn trâu bò năm 2010 ước đạt 1750 con. Tổng đàn lợn năm 2010
ước đạt 4500 con. Sản lượng thịt trâu bò hơi xuất chuồng 480 tấn, sản lượng
thịt lợn hơi xuất chuồng 490 tấn. Tổng đàn gia cầm năm 2010 ước đạt 76600
con.
Về dịch vụ nông nghiệp được quan tâm hơn, đáp ứng nhu cầu thiết yếu
cho sản xuất nông nghiệp như dịch vụ giống, cây con, phân bón và đặc biệt là
khâu làm đất đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất.
b. Lâm nghiệp - kinh tế vườn
Kinh tế vườn từng bước được chú trọng nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn
phá vỡ bờ rào, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, rau màu như: hoa lý, cam,
chanh, hồng xiêm, nhãn… được khẳng định cho thu nhập cao, diện tích vườn
đạt giá trị thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm là 85 ha chiếm 84% diện tích

đạt 100% chỉ tiêu đại hội.
c. Thủy sản
Chăn nuôi cá phát triển khá mạnh cả chăn nuôi cá lúa, cá 3 vụ, ao cá
thâm canh diện tích năm 2010 là 185 ham đặc biệt là nuôi ương cá giống cho
thu nhập cao. Sản lượng cá năm 2010 ước đạt 485 tấn, đạt 103% chỉ tiêu đại
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
24
Quy hoạch sử dụng đất xã Hùng Tiến giai đoạn 2011 - 2020
hội. Kinh tế trang trại, tiểu trang trại từng bước được hình thành và phát triển
nhất là sau chuyển đổi ruộng đất, đến nay toàn xã có 37 trang trại vừa và nhỏ.
(Chi tiết được thể hiện trong Phụ biểu 02)
2.2.2. Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
- TTCN tiếp tục phát triển khá, tập trung vào sản xuất và khai thác các
sản phẩm, ngành nghề có lợi thế như: khai thác cát sạn, gạch nung, gạch
không nung, chế biến nông, lâm sản, mộc nề, cưa xẻ, gò hàn… Tổng giá trị
sản xuất ngành nghề TTCN năm 2010 ước đạt 4830 triệu đồng. Đạt tốc độ
tăng trưởng 19,1%.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng: thực hiện phương châm phát huy nội lực
trong nhân dân và tích cực tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, 5 năm qua kết
cấu hạ tầng được phát triển nhanh. Đã xây dựng được 29,9 km đường cứng
( trong đó 2,4 km đường nhựa, 22,5 km đường bê tông, 5km đường cấp phối).
3,5km kênh xây, xây dựng đài truyền thanh, nhà văn hóa xã, xây mới 13 nhà
văn hóa xóm.
Ngoài ra một số công trình ở trường học, trạm y tế được đầu tư xây
dựng nhằm đảm bảo cho công tác dạy học và nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đặc biệt trong 5 năm qua, thu nhập của
người dân ngày một tăng cao nên xây dựng cơ bản trong nhân dân phát triển
mạnh đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn.
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ thương mại
Các hoạt động thương mại dịch vụ có bước phát triển nhanh và ngày

càng đa dạng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, cung ứng kịp thời
hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân như dịch vụ buôn bán lẻ hàng hóa, dịch vụ
vận tải, dịch vụ lao động xây dựng, dịch vụ làm đất, xay bóc lạc, tuốt lúa,
ngô, dịch vụ giống, vật tư phân bón….
Giá trị thương mại dịch vụ năm 2010 ước đạt 11300 triệu đồng. Tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn là 10,6%.
HTX nông nghiệp đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý, đã đầu
tư nâng cấp hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, tổ chức cung ứng kịp
thời các khâu dịch vụ nông nghiệp như điện, nước, thú y và giống cây con
đồng thời có cơ chế khuyến khích cho hộ gia đình dám đầu tư cho sản xuất và
mở rộng các trung tâm dịch vụ, ki ốt kinh doanh.
2.3. Dân số lao động việc làm và thu nhập.
Báo cáo thuyết minh chi tiết Hoàng Thị Phương Loan
25

×