Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

đánh giá khả năng sinh trưởng và tính thích ứng của các xuất xứ keo tai tượng (acacia mangium) và các dòng keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) giai đoạn tuổi 1-2 tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 92 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





























ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  



NGUYỄN TIẾN ĐÁP



ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ TÍNH THÍCH ỨNG
CỦA CÁC XUẤT XỨ KEO TAI TƢỢNG (Acacia mangium) VÀ
CÁC DÒNG KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)
GIAI ĐOẠN TUỔI 1 – 2 TẠI HUYỆN SƠN DƢƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Thái Nguyên, năm 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2






ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  


NGUYỄN TIẾN ĐÁP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ TÍNH THÍCH ỨNG
CỦA CÁC XUẤT XỨ KEO TAI TƢỢNG (Acacia mangium) VÀ
CÁC DÒNG KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) GIAI
ĐOẠN TUỔI 1 – 2 TẠI HUYỆN SƠN DƢƠNG,
TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 60


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thu Hà



Thái Nguyên, năm 2011









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp này đƣợc hoàn thành tại
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo chƣơng trình đào tạo cao hoc
Lâm nghiệp hệ chính quy, khóa học 2009-2011.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn, tôi đã nhận đƣợc
sự quân tâm, giúp đỡ của của Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học và các thầy,
cô giáo Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các ban ngành, chính quyền
địa phƣơng nơi tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Nhân dịp này tôi xin chân
thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trƣớc tiên, tôi xin đặc biệt cảm ơn TS. Trần Thị Thu Hà là ngƣời
hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dƣơng, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Dƣơng, Ủy ban nhân dân xã Hợp
Thành, cán bộ - công nhân viên Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Vùng núi
phía Bắc đã tạo điều kiện cung cấp thông tin và số liệu giúp tôi hoàn thành
bản luận văn thạc sỹ lâm nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả


Nguyễn Tiến Đáp





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng, Biểu
Trang
Bảng 2.1: Thông tin về các xuất xứ Keo tai tƣợng
20
Biểu 2.2: Thông tin về các dòng Keo lai
21
Bảng 3.1: Diện tích và trữ lƣợng các loại rừng
35
Bảng 4.1: Kết quả sinh trƣởng chiều cao vút ngọn bình quân các xuất xứ Keo tai tƣợng
38
Bảng 4.2: Kết quả sinh trƣởng đƣờng kính gốc bình quân các xuất xứ Keo tai
tƣợng giai đoạn tuổi 1
41
Bảng 4.3: Kết quả sinh trƣởng đƣờng kính D

1.3
bình quân các xuất xứ Keo tai
tƣợng giai đoạn tuổi 2
43
Bảng 4.4: Sắp xếp các trị số quan sát trong phân tích phƣơng sai
47
Bảng 4.5: Phân tích phƣơng sai ANOVA
48
Bảng 4.6. Lƣợng tăng trƣởng bình quân chung của các xuất xứ Keo tai tƣợng tại
Sơn Dƣơng-Tuyên Quang
49
Bảng 4.7. Kết quả chiều cao dƣới cành của các xuất xứ Keo tai tƣợng sau khi
trồng 18 tháng (Lần đo thứ 6)
50
Bảng 4.8. Chất lƣợng cây của các xuất xứ Keo tai tƣợng ở lần đo thứ 6
53
Bảng 4.9. Tỷ lệ sống của các xuất xứ Keo tai tƣợng sau khi trồng 18 tháng
54
Bảng 4.10. Kết quả nghiên cứu sinh trƣởng chiều cao vút ngọn bình quân của
các dòng Keo lai
55
Bảng 4.11. Kết quả nghiên cứu tình hình sinh trƣởng đƣờng kính gốc của các
dòng Keo lai giai đoạn tuổi 1
59
Bảng 4.12. Kết quả nghiên cứu tình hình sinh trƣởng đƣờng kính ngang ngực
D
1.3
của các dòng Keo lai giai đoạn tuổi 2
61
Bảng 4.13: Sắp xếp các trị số quan sát trong phân tích phƣơng sai chiều cao vút

ngọn của các dòng Keo lai
65
Bảng 4.14: Phân tích phƣơng sai ANOVA
66
Bảng 4.15: Lƣợng tăng trƣởng bình quân chung của các dòng Keo lai
67
Bảng 4.16: Kết quả chiều cao dƣới cành của các dòng Keo lai ở lần đo thứ 6
68
Bảng 4.17: Chất lƣợng cây của các dòng Keo lai ở lần đo thứ 6
70
Bảng 4.18: Tỷ lệ sống của các dòng keo lai ở lần đo thứ 6
71



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Keo tai tƣợng
21
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Keo lai
22
Hình 4.1. Đồ thị biểu diễn quá trình sinh trƣởng chiều cao vút ngọn của các
xuất xứ Keo tai tƣợng
40
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn quá trình sinh trƣởng đƣờng kính gốc của các xuất

xứ Keo tai tƣợng giai đoạn tuổi 1
43
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn quá trình sinh trƣởng đƣờng kính ngang ngực D
1.3

của các xuất xứ Keo tai tƣợng giai đoạn tuổi 2
45
Hình 4.4: Đồ thị biểu thị lƣợng tăng trƣởng bình quân theo tháng chiều cao vút
ngọn và đƣờng kính D
1.3
của các xuất xứ Keo tai tƣợng
48
Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn chất lƣợng cây của các xuất xứ Keo tai tƣợng
52
Hình 4.6: Đồ thị biểu thị quá trình sinh trƣởng chiều cao vút ngọn của các dòng
Keo lai
57
Hình 4.7: Đồ thị biểu thị quá trình sinh trƣởng đƣờng kính gốc của các dòng
Keo lai
61
Hình 4.8: Đồ thị biểu thị quá trình sinh trƣởng đƣờng kính ngang ngực D
1.3
của
các dòng Keo lai giai đoạn tuổi 2
63
Hình 4.9: Đồ thị biểu thị tốc độ sinh trƣởng chiều cao vút ngọn, đƣờng kính
D
1.3
của các dòng Keo lai
65



DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh
Trang
Ảnh 01: Hiện tƣợng Keo tai tƣợng chết do mối hại cổ rễ
52



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU…… … ii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH… iii
MỞ ĐẦU… 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU… ………………… 9
1.1. Tổng quan chung về vấn đề nghiên cứu 9
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10
1.1.2. Vị trí của khảo nghiệm xuất xứ trong công tác giống cây rừng 13
1.1.3. Trật tự công việc trong công tác khảo nghiệm xuất xứ 14
1.2. Tình hình khảo nghiệm giống trên thế giới và ở Việt Nam 15
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 17
1.3. Một số đặc điểm của cây Keo tai tƣợng và Keo lai 21
1.3.1. Một số đặc điểm của cây Keo tai tƣợng 21
1.3.2. Một số đặc điểm của cây Keo lai 22

CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ……… ……………………………………………………………….25
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 25
2.2. Nội dung nghiên cứu 25
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 26
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu 29
CHƢƠNG III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU……………………………………………………………….37
3.1. Điều kiện tự nhiên 37
3.1.1. Vị trí địa lý 37


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5

3.1.2. Địa hình, địa mạo 37
3.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn 38
3.2. Đất đai và tài nguyên rừng 39
3.2.1. Tài nguyên đất 39
3.2.2. Tài nguyên rừng 41
3.3 Điều kiện kinh tế xã hội 42
3.3.1. Nguồn nhân lực 42
3.3.2. Thực trạng kinh tế xã hội 42
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…… ….….44
4.1. Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng và tính thích ứng của các
xuất xứ Keo tai tƣợng 44
4.1.1. Sinh trƣởng chiều cao vút ngọn của các xuất xứ Keo tai tƣợng 44
4.1.2. Sinh trƣởng đƣờng kính gốc của các xuât xứ Keo tai tƣợng 47

4.1.3. Đánh giá tăng trƣởng bình quân 54
4.1.4. Kết quả nghiên cứu chiều cao dƣới cành 56
4.1.5. Kết quả điều tra sâu bệnh hại 57
4.1.6. Kết quả nghiên cứu về chất lƣợng cây 58
4.1.7. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ sống 60
4.2. Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng và tính thích ứng của các
dòng Keo lai 61
4.2.1. Sinh trƣởng về chiều cao vút ngọn (Hvn) 61
4.2.2. Sinh trƣởng về đƣờng kính gốc 64
4.2.3. Lƣợng tăng trƣởng bình quân 72
4.2.4. Chiều cao dƣới cành 74
4.2.5. Kết quả điều tra sâu bệnh hại 75
4.2.6. Chất lƣợng cây 75
4.2.7. Tỷ lệ sống 77


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6

4.3. Lựa chọn một số giống tốt phục vụ cho công tác trồng rừng hiện nay đối
với tỉnh Tuyên Quang nói riêng và vùng miền núi phía Bắc nói chung 78
4.3.1. Đối với các xuất xứ Keo tai tƣợng 78
4.3.2. Đối với các dòng Keo lai 79
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ….…………………81
5.1. Kết luận 81
5.2. Tồn tại 86
5.3. Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

MỞ ĐẦU
Việt Nam đang phát triển phạm vi rộng trồng rừng với các loài cây mọc
nhanh nhằm cung cấp gỗ xẻ công nghiệp và cho các ngành công nghiệp giấy,
ván dăm và đóng đồ gia dụng khác. Đây đƣợc xem là một chiến lƣợc để bù
đắp sự thiếu hụt nhu cầu về gỗ và đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng trên
thị trƣờng bao gồm cả nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Trong
những năm trở lại đây, những loài cây mọc nhanh nhƣ cây Keo và Bạch đàn
đã đƣợc lựa chọn nhiều nhất. Khoảng 400.000 ha đã trồng thành rừng Keo ở
Việt Nam. Trong số đó, Keo tai tƣợng Acacia mangium, Keo lai giữa Keo tai
tƣợng A. mangium và Keo lá tràm A. auriculiformis là phổ biến nhất bởi tốc
độ sinh trƣởng nhanh. Tính phổ biến của cây Keo ở Việt Nam đƣợc khẳng
định bởi sự lan rộng nhanh ở các rừng trồng trên phạm vi cả nƣớc. Ƣớc tính
có khoảng 350.000 ha Keo đã đƣợc trồng. Gỗ của các loài cây Keo này không
những là rất thích hợp với nguyên liệu giấy mà còn tăng đối với nhu cầu sử
dụng sử dụng cho công nghiệp làm đồ gỗ gia dụng.
Một trong những hạn chế việc khảo nghiệm giống đối với loài Keo tai
tƣợng và Keo lai nói riêng và cũng nhƣ đối với các loài cây nhập nội khác nói
chung hầu nhƣ chƣa đƣợc tiến hành ở khu vực Đông Bắc hay Tây Bắc một
cách đầy đủ và có tính logic khoa học, bị hạn chế bởi điều kiện bố trí thí
nghiệm cũng nhƣ việc tiến hành khảo nghiệm rất phức tạp ở các điều kiện đất
dốc đòi hỏi chi phí cao. Hơn nữa ở khu vực này không có các trạm thực
nghiệm nghiên cứu giống của mạng lƣới giống quốc gia.
Cả hai loài Keo tai tƣợng và Keo lai đã đƣợc trồng ở các tỉnh Tuyên

Quang và các tỉnh phía Bắc trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, thông tin
của hầu hết các nguồn giống hạt của Keo tai tƣợng hoặc là nguồn giống bằng
hom của Keo lai là không đƣợc xác định rõ ràng. Đặc biệt để đạt đƣợc năng
suất cao nhất cho việc trồng các rừng loài Keo này cần thiết tiến hành nghiên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

cứu khả năng sinh trƣởng và hình dáng thân và khả năng thích ứng môi
trƣờng của các nguồn giống khác nhau để làm cơ sở lựa chọn giống cho việc
trồng rừng trong những năm tới. Xuất phát từ lí do trên, việc thực hiện đề tài
“Đánh giá khả năng sinh trƣởng và tính thích ứng của các xuất xứ Keo
tai tƣợng (Acacia mangium) và các dòng Keo lai (Acacia mangium x
Acacia auriculiformis) giai đoạn tuổi 1-2 tại huyện Sơn Dƣơng, tỉnh
Tuyên Quang” là hết sức thiết thực về cả mặt lý thuyết và thực tiễn.























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan chung về vấn đề nghiên cứu
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng, đặc
biệt là rừng trồng sản xuất. Không có giống đƣợc cải thiện theo mục tiêu
kinh tế thì không thể đƣa năng suất rừng trồng lên cao. Nghiên cứu của
Davidson (1996) cho một số loài cây mọc nhanh ở vùng nhiệt đới đã thấy
rằng năm đầu sau khi trồng cải thiện giống chỉ đóng góp 15% của năng suất
thì đến năm thứ ba là 50% và năm thứ sáu là 60%. Vì thế nghiên cứu chọn
tạo giống cây rừng là một khâu thể thiếu trong sản xuất lâm nghiệp.
Trong việc thực hiện dự án trồng rừng, công tác giống có vai trò hết sức
quan trọng. Dù trồng rừng sản xuất hay trồng rừng phòng hộ thì dùng giống
có chất lƣợng di truyền đƣợc cải thiện mới mau đem lại hiệu quả. Chọn loài
cây cho trồng rừng phải căn cứ vào mục tiêu kinh tế và/ hoặc phòng hộ đƣợc
đặt ra, có thị trƣờng tiêu thụ mau đạt hiệu quả và phù hợp điều kiện lập địa ở
nơi gây trồng.
Công tác giống bao gồm nhiều bƣớc đi khác nhau trong đó có 4 khâu

quan trọng nhất là chọn lọc giống, lai giống, khảo nghiệm giống và nhân
giống. Trong đó khảo nghiệm giống là biện pháp không thể thiếu đƣợc nhằm
đánh giá giá trị của giống đƣợc chọn tạo cả về năng suất, tính thích ứng sinh
thái lẫn khả năng chống sâu bệnh. Khảo nghiệm giống có thể đƣợc thực hiện
ở các mức độ khác nhau: từ khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, đến khảo
nghiệm hậu thế của các cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính, cũng nhƣ khảo
nghiệm các giống lai mới đƣợc chọn tạo. Khảo nghiệm giống không chỉ xác
định di truyền và giá trị kinh tế của giống mà còn xác định vùng trồng thích
hợp cho một giống mới đƣợc nhập hoặc mới đƣợc chọn tạo.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10

Để tăng năng suất rừng trồng bên cạnh việc sử dụng giống có chất
lƣợng di truyền đƣợc cải thiện thì phải áp dụng các biện pháp thâm canh khác
và phải quan tâm đầy đủ tới công tác bảo vệ rừng. Kết hợp sử dụng giống có
chất lƣợng di truyền đƣợc cải thiện với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh thích đáng là những biện pháp tổng hợp để tăng năng suất rừng nƣớc
ta. Nhận thức đƣợc vai trò của công tác giống, trong những năm gần đây Nhà
nƣớc đã ban hành nhiều văn bản về quản lý giống cây trồng nhƣ Pháp lệnh
giống cây trồng và pháp lệnh về chất lƣợng hàng hóa của Chủ tịch nƣớc, Nghị
định bảo hộ giống cây trồng và một số Nghị định và Nghị quyết khác của
chính phủ về công tác giống và bảo tồn nguồn gen cây rừng làm cơ sở cho cải
thiện giống cây rừng ở nƣớc ta phát triển.
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Khảo nghiệm loài và xuất xứ chính là sự lợi dụng các biến dị di truyền
có sẵn trong tự nhiên một cách có cơ sở khoa học, thông qua thực nghiệm gây
trồng trong những điều kiện mới. Đây là phƣơng pháp chọn giống nhanh nhất

và rẻ nhất. Muốn tiến hành một cách có hiệu quả các khảo nghiệm xuất xứ,
nhằm đạt đƣợc tăng thu lớn nhất từ khảo nghiệm thì cần có những hiểu biết
tối thiểu về chúng.
* Loài (species):
Loài là nhóm các sinh vật có các đặc trƣng hình thái và đặc điểm di
truyền giống nhau, có khu phân bố địa lý - sinh thái nhất định, có thể giao
phối tự do với nhau để cho ra đời sau hoàn toàn hữu thụ và cách ly với loài
khác bởi sự khó kết hợp với nhau về mặt sinh sản hữu tính.
* Nòi địa lí (geographical race):
Nòi địa lí là một nhánh phụ của loài bao gồm những cá thể giống nhau
về mặt di truyền, có quan hệ với nguồn gốc chung và chiếm một lãnh thổ
riêng biệt do đã thích ứng với lãnh thổ đó qua chọn lọc tự nhiên (Zobel và


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

Talbert, 1984) [19]. Cũng theo Zobel và Talbert (1984) thì nòi địa lí và xuất
xứ là những khái niệm tƣơng đồng. Tuy vậy, nòi địa lí là thuật ngữ mang tính
sinh thái di truyền, trong lúc xuất xứ lại mang tính chất là nguồn gốc giống,
thƣờng đƣợc dùng trong công tác chọn giống.
* Xuất xứ (provenance):
Tuỳ theo đặc điểm sinh thái mà mỗi loài cây đều có phạm vi phân bố
nhất định. Loài có biên độ sinh thái rộng thì có phạm vi phân bố lớn, loài có
phạm vi phân bố hẹp thì có phạm vi phân bố nhỏ. Mỗi một khu phân bố có
điều kiện sinh thái đặc trƣng đƣợc gọi là một xuất xứ (provenance). Xuất xứ
là địa điểm của cây bố mẹ đƣợc lấy vật liệu giống (hạt, hom cành, mô, phấn,
v.v…). Xuất xứ nguyên sinh hay xuất xứ tự nhiên là nơi lấy giống từ rừng tự
nhiên (trong trƣờng hợp này xuất xứ đồng nghĩa với nguồn gốc), xuất xứ phát

sinh là nơi lấy giống từ rừng trồng. Các xuất xứ khác nhau thƣờng gắn với các
điều kiện sinh thái địa lý khác nhau. Khi biến dị là liên tục, các xuất xứ chỉ
thể hiện khác biệt ở tỉ lệ sống và sức sinh trƣởng thì xuất xứ cũng có nghĩa là
cline (tập hợp những điểm dị biệt giữa những sinh vật đồng loại), còn khi
không có sự khác biệt cần thiết thì đó chỉ thuần tuý là nơi lấy hạt hay nguồn
hạt. Vì thế, các xuất xứ có sự khác biệt cần thiết thì hạt cần đƣợc thu hái ở
những nơi cách nhau 300m về độ cao và 160km về vĩ độ (Zobel và Talbert,
1984) [19].
* Nòi địa phƣơng (land race):
Nòi địa phƣơng là một quần thể của những cá thể đã thích ứng với điều
kiện hoàn cảnh đƣợc gây trồng và cho hạt hữu thụ (Zobel và Talbert, 1984) [19].
* Nguồn hạt (seed source):
Nguồn hạt là thuật ngữ thuần tuý để chỉ nơi lấy hạt (Zobel và Talbert,
1984) [19]. Thí dụ, Thông ba lá (Pinus kesiya) đƣợc lấy giống từ Đà Lạt để
trồng khảo nghiệm ở Zambia (Châu Phi), sau đó hạt giống thu thập từ Zambia


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

lại đƣợc dùng để trồng khảo nghiệm ở các nơi khác trên thế giới thì nguồn hạt
là Zambia còn xuất xứ gốc vẫn là Đà Lạt. Đồng thời xuất xứ Zambia cũng
đƣợc gọi là nòi địa phƣơng (Hansen, 1998) [15]. Tuy nhiên trong một số
trƣờng hợp ngƣời ta vẫn không phân biệt giữa nguồn hạt với xuất xứ (nhất là
khi không biết rõ xuất xứ gốc), trong trƣờng hợp này nguồn hạt mới vẫn đƣợc
gọi là nòi địa phƣơng.
* Lô hạt (seedlot):
Là một khái niệm để chỉ hạt giống đƣợc thu hái trong một lần cụ thể do
một nhóm ngƣời cụ thể thực hiện ở một khu rừng cụ thể (Zobel và Talbert,

1984) [19]. Một lô hạt thƣờng có một số hiệu nhất định. Vì thế một xuất xứ có
thể bao gồm một số lô hạt có chất lƣợng khác nhau. Thí dụ, trong một khảo
nghiệm xuất xứ cho Bạch đàn trắng Camal (E.camaldulensis) tại Mã Đà
(Đồng Nai) xuất xứ Katherin gồm hai lô hạt là 13801 và 13923. Sau 5 năm lô
hạt 13803 có chiều cao là 7,34m, đƣờng kính là 6,98cm, thể tích thân cây là
0,0178m
3
/cây thì lô hạt 13923 có các chỉ tiêu trên tƣơng ứng là 6,72m,
5,54cm, và 0,0102m
3
/cây (Hoàng Chƣơng, 1996) [3]. Vì vậy khi khảo nghiệm
xuất xứ bao giờ cũng phải chú ý đến lô hạt.
* Di truyền học cây rừng (Forest tree genetics): là những hoạt động giới
hạn trong các nghiên cứu di truyền ở cây rừng. Nhiệm vụ chính của di truyền
học cây rừng là nghiên cứu tính biến dị di truyền của các loài cây rừng, là xác
định mối quan hệ di truyền giữa các cây và các loài cây, là bố trí các phép lai
để xác định sơ đồ lai giống giữa các cây trong loài và khác loài. Đó chƣa phải
là mục tiêu của chọn giống.
* Chọn giống cây rừng (Forest tree breeding): là lĩnh vực nghiên cứu và
áp dụng các phƣơng pháp tạo giống cây rừng có định hƣớng nhƣ tăng năng
suất. Tạo các sản phẩm mong muốn, có tính chống chịu sâu bệnh v.v…và
nhân các giống này để phát triển vào sản xuất.
* Cải thiện giống cây rừng (Forest tree improvement): là áp dụng các
nguyên lý di truyền học và các phƣơng pháp chọn giống để nâng cao năng
suất và chất lƣợng cây rừng theo mục tiêu kinh tế cùng với việc áp dụng các
biện pháp trồng rừng thâm canh (Zobel và Talbert, 1984) [19].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13

1.1.2. Vị trí của khảo nghiệm xuất xứ trong công tác giống cây rừng
Hoạt động về giống cây rừng thực chất là hoạt động về cải thiện giống
cây rừng. Sơ đồ chung của hoạt động cải thiện giống cây rừng là:
Rừng tự nhiên hoặc rừng trồng —› khảo nghiệm loài —› khảo
nghiệm xuất xứ —› chọn lọc cây trội—› xây dựng rừng giống và vƣờn
giống —› lai giống —› nhân giống —› rừng trồng mới.

Hình 1.1: Sơ đồ chung của cải thiện giống cây rừng
A - Có liên quan trực tiếp với bảo tồn nguồn gen
B - Có liên quan gián tiếp tới bảo tồn nguồn gen
(Nguồn: Lê Đình Khả, 2003)
Rừng tự nhiên và
rừng trồng
A
Rừng giống
chuyển hóa
A
Khảo nghiệm xuất
xứ (chọn xuất xứ)
A
Vƣờn giống
A
Rừng giống
A
Lai giống
B
Rừng trồng mới
A

Vật liệu giống
(hạt, hom…)
A
Chọn lọc cây trội
B
B
Khảo nghiệm giống
A
Khảo nghiệm
loài (chọn loài)
A


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

Khảo nghiệm giống là biện pháp không thể thiếu để đánh giá giá trị của
giống đƣợc chọn tạo cả về năng suất, tính thích ứng sinh thái lẫn khả năng
chống sâu bệnh. Khảo nghiệm giống có thể đƣợc thực hiện ở các mức độ khác
nhau: từ khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, đến khảo nghiệm hậu thế
của các cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính, cũng nhƣ khảo nghiệm các
giống lai mới đƣợc chọn tạo. Khảo nghiệm giống không chỉ xác định di
truyền và giá trị kinh tế của giống mà còn xác định vùng trồng thích hợp cho
một giống mới đƣợc nhập hoặc mới đƣợc chọn tạo.
Qua khảo nghiệm những xuất xứ có năng suất cao nhất và thích hợp
nhất với điều kiện sinh thái của từng vùng sẽ đƣợc phát triển vào sản xuất,
những xuất xứ năng suất thấp hoặc không thích hợp sẽ bị loại trừ. Các xuất xứ
tốt nhất thƣờng đƣợc dùng để xây dựng rừng giống để lấy giống phát triển
vào sản xuất. Đây cũng là những quần thể làm cơ sở cho việc chọn lọc cây

trội và tiếp tục cải thiện giống về sau.
1.1.3. Trật tự công việc trong công tác khảo nghiệm xuất xứ
Để tiến hành khảo nghiệm loài và xuất xứ thành công, tránh đƣợc
những thiếu xót không đáng có, cần chú ý thực hiện các bƣớc:
- Xác định mục tiêu khảo nghiệm xuất xứ
- Tham khảo tài liệu
- Xây dựng kế hoạch khảo nghiệm
- Chọn xuất xứ cho khảo nghiệm
- Thiết kế thí nghiệm vƣờn ƣơm và đánh giá sớm
- Thiết kế xây dựng khảo nghiệm ở giai đoạn rừng trồng
- Đánh giá khảo nghiệm.
Khảo nghiệm giai đoạn đầu trồng rừng nhằm thu thập số liệu và đánh
giá ban đầu về khả năng sinh trƣởng của cây khảo nghiệm ở giai đoạn đầu và
làm tƣ liệu để tiếp tục cho khảo nghiệm ở giai đoạn tiếp theo. Đánh giá ở giai


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15

đoạn đầu của rừng trồng chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu về tỉ lệ sống, sinh
trƣởng đƣờng kính và chiều cao của cây khảo nghiệm.
Khảo nghiệm loài và xuất xứ là một công việc lâu dài, gồm nhiều nội
dung nối tiếp nhau, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, Song là một trong
những phƣơng pháp chọn giống lợi dụng đƣợc các biến dị di truyền sẵn có
trong tự nhiên một cách nhanh nhất và rẻ nhất. Đây cũng là bƣớc đi đầu tiên
hết sức quan trọng của bất kỳ một chƣơng trình cải thiện giống cây rừng. Biết
kế thừa các kết quả của những ngƣời đi trƣớc ở trong và ngoài nƣớc, biết tận
dụng hợp tác quốc tế và thực hiện nghiêm túc các bƣớc khảo nghiệm, đồng
thời biết xây dựng các khảo nghiệm tổng hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian

khảo nghiệm, mau chóng đƣa kết quả vào trồng rừng sản xuất.
1.2. Tình hình khảo nghiệm giống trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Khảo nghiệm loài và xuất xứ đầu tiên trong lâm nghiệp đƣợc Vilmorin
tiến hành cho Thông châu Âu (Pinus silvestris) tại Les Barres gần Paris của
Pháp vào năm 1821. Sau đó là khảo nghiệm xuất xứ cho thông rụng lá châu
Âu (Larix deciua) do Cieslar tiến hành tại Vienerwald ở áo vào năm 1887
(Magini, 1974) [16]. Trong các năm 1908 và 1938 Hiệp hội các tổ chức
nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (IUFRO) đã tổ chức khảo nghiệm xuất xứ cho
13 lô hạt của Thông têda (Pinus taeda) đƣợc thu nhập từ 11 nơi của các nƣớc
khác nhau (Tewari, 1994) [18]. Năm 1926, một khảo nghiệm quốc tế do 17
xuất xứ Vân sam (Picea abies) đƣợc thu nhập từ Pháp, Italia và Áo đã đƣợc
xây dựng ở Pháp và Italia (Magini, 1974). Trong các năm 1929 - 1936 nhà di
truyền chọn giống cây rừng Thụy Điển là Langlet đã có một khảo nghiệm đồ
sộ cho Pinus silvestris bằng cách thu hái hạt từ 582 quần thụ thuộc các vùng
khác nhau trong cả nƣớc để gây trồng ở một số vùng sinh thái chính (Tewari,
1994) [18].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16

Tại Indonesia từ năm 1932 đã có khảo nghiệm xuất xứ cho Tếch
(Tectona grandis). Các xuất xứ Tếch từ Lào, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ và
Indonesia đã đƣợc thu thập và xây dựng khảo nghiệm so sánh tại Indonesia
(Coster và Eidmann, 1934).
Cuối những năm 1950 hàng loạt khảo nghiệm loài và xuất xứ cho những
loài cây trồng rừng quan trọng nhất đã đƣợc xây dựng ở nhiều nƣớc trên thế
giới, trong đó phải kể đến các khảo nghiệm xuất xứ cho Thông Caribê (Pinus

Caribaea) đã đƣợc xây dựng ở Fiji vào năm 1955. Đến năm 1968 đã thấy rằng
trong các thứ (Varieti) đƣợc khảo nghiệm thì tốt nhất là các xuất xứ của Pinus
caribaea var. Hondurenssis, tiếp đến là Pinus caribaea var. bahamensis và cuối
cùng là Pinus caribaea var. caribaea (Bell, 1978) [13]. Các khảo nghiệm sau
này ở nhiều nƣớc khác cũng đi đến kết luận tƣơng tự. Khảo nghiệm xuất xứ
cho Thông ba lá (Pinus kesiya), Thông nhựa (Pinus merkusii) và một số loài
thông nhiệt đới khác cũng đƣợc xây dựng vào thời kỳ này.
Vào những năm 1970, một loạt các khảo nghiệm xuất xứ cho một số
loài cây lá rộng cũng đƣợc xây dựng ở nhiều nƣớc nhiệt đới. Đó là Tếch
(Tectona grandis), Lõi thọ (Gmelina arborea), các loài Bạch đàn Eucalyptus
camaldulensis, Eucalyptus tereticornis, Eucalyptus tereticornis, Eucalyptus
urophylla, Eucalyptus cloeziana và nhiều loài Bạch đàn khác.
Trong những năm 1980 - 1990 khảo nghiệm xuất xứ đƣợc tập trung cho
các loài keo nhiệt đới nhƣ Keo tai tƣợng (Acasia mangium), Keo lá tràm
(Acasia auriculiformis), Keo lá liềm (Acasia crassicarpa), v.v…
Đến nay, về cơ bản các nhà chọn giống cây rừng đã biết đƣợc các xuất
xứ tốt nhất trong một số loài Bạch đàn và một số loài Keo chủ yếu. Những
xuất xứ này có thể cho năng suất gấp 2 - 4 lần những xuất xứ kém nhất đƣợc
đƣa vào khảo nghiệm.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, có thể nói khảo nghiệm loài đƣợc bắt đầu từ những năm 1930
khi các nhà lâm nghiệp ngƣời Pháp xây dựng các khu khảo nghiệm cho Lim xanh
(Erythrophloeum fordii), Ngân hoa (Grevillia robusta), Bạch quả (Ginkgo biloba),
Long não (Cinnamomum camphora), Bạch đàn trắng carman (Eucalyptus

camaldulensis), Bạch đàn đỏ (Eucalyptus robusta), v.v…ở một số vùng sinh thái
chính trong cả nƣớc (Lê Đình Khả và Dƣơng Mộng Hùng, 2003) [5].
Trong những năm 1950 đã xây dựng đƣợc các khu khảo nghiệm loài cho
18 loài Bạch đàn ở vùng Đà Lạt nhƣ Eucaluptus saligna, Eucaluptus
microcorys, Eucaluptus camaldulensis, Eucaluptus maculate (syn. Corymbia
maculate), Eucaluptus robusta, Eucaluptus citriodora, Eucaluptus globulus,
Eucaluptus botroides, Eucaluptus maideni, Eucaluptus longifolia, Eucaluptus
resinifera, v.v…trong đó các loài Eucaluptus microcorys và Eucaluptus saligna
có thích ứng khá nhất và sinh trƣởng nhanh nhất tại vùng Đà Lạt. Sau 40 năm có
chiều cao 35 - 40m với đƣờng kính ngang ngực 50 - 60cm. Khảo nghiệm gần
đây cho thấy đời sau của những cây này vẫn thể hiện tính ƣu việt về sinh trƣởng
và hình dáng thân cây. Vì vậy đang đƣợc dùng làm cây mẹ để lấy giống phát
triển vào sản xuất (Lê Đình Khả và Dƣơng Mộng Hùng, 2003) [5].
Tiếp đó vào những năm 1960 đã xây dựng các khu khảo nghiệm loài tại
Đà Lạt cho một số loài cây lá kim nhƣ Pinus kesiya, Pinus caribaea, Pinus
patula, Pinus taeda, Pinus massoniana, Pinus elliottii, Pinus radiata, Pinus
taiwanensis, Pinus pinea, Pinus longifonia, Pinus thumbergii, Fokienia
hodginsii, Cupresus benthami, Cupresus .pyramidalis, Cupresus funebris,
Cupresus macrocarpa, Calitris obtuse, Calitris robusta, Calitris cupresiformis,
v.v… Đến nay chỉ còn lại một số loài nhƣ Pinus caribaea, Pinus patula,
Calitris obtuse, trong đó Pinus caribaea var Hondurensis tuy không cho hạt
hữu thụ, song là loài cây rất có triển vọng để ây trồng ở vùng Lang Hanh (có độ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18

cao 900 - 1000m) của Đà Lạt. Cùng thời gian này một số loài keo (Acacia spp.)
cũng đƣợc đƣa vào khảo nghiệm mà đến nay loài Keo lá tràm (Acacia

auriculiformis) đã đƣợc trồng nhƣ một nguồn giống tại chỗ ở vùng Đông Nam
Bộ, còn loài Mimosa (Acacia podalyriifolia) thì trở thành loài cây tƣợng trƣng
cho thành phố Đà Lạt với bài hát quen thuộc cùng tên (Lê Đình Khả và Dƣơng
Mộng Hùng, 2003) [5].
Từ những năm 1970, việc xây dựng các khu khảo nghiệm loài – xuất xứ
cho một số cây chủ yếu đã đƣợc thực hiện ở một số lập địa chính trong cả
nƣớc. Đó là các loài Thông nhƣ Pinus caribaea (với cả ba thứ là Pinus
caribaeae var.Hondurensis, Pinus caribaea var.bahamensis và Pinus caribaea
var.caribaea), Pinus oocarpa, Pinus kesiya, Pinus mercusii và các loài Thông
khác. Các loài Bạch Đàn chủ yếu đƣợc khảo nghiệm là Bạch đàn trắng camal
(Eucalyptus camaldulensis), Bạch đàn trắng têrê (Eucalyptu tereticornis) Bạch
đàn uro (Eucalyptu urophylla), và các loài Eucalyptu grandis, Eucalyptu pelita,
Eucalyptu cloeziana, v.v…Đến nay chúng ta đã biết đƣợc một số xuất xứ có
triển vọng nhất của một số loài nhƣ Pinus caribaea var.hondurensis, Pinus
kesiya, Eucalyptus camaldulensis, Eucalyptu tereticornis, Eucalyptu urophylla,
v.v Đây là cơ sở cho việc xây dựng các chƣơng trình trồng rừng Việt Nam (Lê
Đình Khả và Dƣơng Mộng Hùng, 2003) [5].
Trong những năm 1980 bên cạnh việc tiếp tục xây dựng các khảo
nghiệm loài – xuất xứ cho các loài Bạch đàn, một loạt khảo nghiệm cho các
loài Keo vùng đồi thấp đã đƣợc xây dựng ở nhiều nơi trong nƣớc. Đó là các
loài Keo lá tràm (A.auriculiformis), Keo tai tƣợng (A. mangium), Keo lá liềm
(A.crassicarpa), Keo nâu (A.aulococarpa) và Keo quả xoắn (A.cincinnata).
Qua một thời gian khảo nghiệm đến nay chúng ta đã biết những loài có triển
vọng cho các chƣơng trình trồng rừng là A.mangium, A.crassicarpa và
A.auriculiformi (Lê Đình Khả và Dƣơng Mộng Hùng, 2003) [5].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19


Từ năm 1993 khảo nghiệm cho hơn 10 loài Keo chịu hạn nhƣ A.tumida,
A.difficilis, A.torulosa, v.v… đã đƣợc xây dựng tại Tuy Phong (lƣợng mƣa
700-800 mm/năm) thuộc tỉnh Bình Thuận và Ba Vì (lƣợng mƣa
1650mm/năm) thuộc tỉnh Hà Tây(cũ). Các xuất xứ thuộc 25 loài Keo vùng
cao nhƣ A.maernsii, A.melanoxylon, v.v… cũng đƣợc xây dựng tại Đà Lạt
(1600m trên mặt biển ) và núi Ba Vì (600m trên mặt biển ) và một số nơi khác
(Lê Đình Khả và Dƣơng Mộng Hùng, 2003) [5].
Cũng trong thời gian này một bộ giống gồm 38 xuất xứ Phi lao (Casuarina
equisetifolia) đã đƣợc xây dựng ở vùng cát ven biển thuộc các tỉnh Thanh
Hoá, Nghệ An, Quảng Nam và Bình Thuận, gần đây là khảo nghiệm xuất xứ
cho Phi lao đồi (Casuarina junghuniana) tại Đà Nẵng và Ba Vì (Lê Đình Khả
và Dƣơng Mộng Hùng, 2003) [5].
Trong các năm 1994 - 1995 một loạt các khảo nghiệm xuất xứ cho các
loài Tràm nhƣ Melaleuca leucadendra, Melaleuca cajuputi, v.v… cũng đƣợc
xây dựng trên vùng đất ngập phèn ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu
Long (Lê Đình Khả và Dƣơng Mộng Hùng, 2003) [5].
Gần đây nhất là một số khảo nghiệm xuất xứ cho Xoan chịu hạn
(Azadirachtaindica) đƣợc xây dựng ở BaVì và Truy Phong (Lê Đình Khả và
Dƣơng Mộng Hùng, 2003) [5].
Có thể nói, khảo nghiệm loài và xuất xứ ở nƣớc ta đƣợc tiến hành
tƣơng đối chậm, song đã thực hiện cho nhiều loài cây trồng rừng chủ yếu trên
các vùng sinh thái chính với một nhịp độ khá khẩn trƣơng. Từ đó đã xác định
đƣợc một số xuất xứ có triển vọng nhất của một số loài, làm cơ sở cho các
chƣơng trình trồng rừng ở Việt Nam.
Đối với cây Keo, các khảo nghiệm giống để tìm ra một số loài Keo
thích hợp cho trồng rừng ở vùng thấp và trung du ở Việt Nam (nhƣ Keo tai
tƣợng Acacia mangium , Keo lá tràm Acacia mangium và Keo lai) đã đƣợc



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20

nghiên cứu và nhiều công trình đã đƣợc xuất bản. Thông tin cho các loài Keo
thích hợp cho vùng trung du và vùng cao đặc biệt là vùng núi phía Bắc là rất
hạn chế.
Các khảo nghiệm giống về các loài Keo đã có từ trƣớc đến nay, gồm:
Khảo nghiệm loài/xuất xứ Keo vùng thấp đƣợc tiến hành tại Đại Lải
(Vĩnh Phúc), Ba vì (Hà Tây), Đông Hà (Quảng Trị), Sông Mây (Đồng Nai),
Bầu Bàng (Bình Dƣơng). Khảo nghiệm này tập trung vào khảo nghiệm 5 loài
Keo (Keo lá tràm A. auriculiformis, Keo tai tƣơng A.mangium, Keo lƣới liềm
A. crassicarpa; Keo nâu A.aulacocarpa; Keo quả xoắn A. cincinnata) có
nguồn gốc giống từ Úc, Papua New Guinea và Indonexia với nhiều xuất xứ
khác nhau.
Khảo nghiệm Keo lai đƣợc tiến hành tại Ba vì (Hà Tây), Đại Lải (Vĩnh
Phúc), Bình Thanh (Hòa Bình), Hàm Yên (Tuyên Quang), Đông Hà (Quảng
Trị), Quy Nhơn (Bình Định), Long Thành (Đồng Nai), Sông Mây (Đồng Nai).
Khảo nghiệm Keo vùng cao đƣợc tiến hành tại Đà Lạt (Lâm Đồng) có
xuất xứ từ Úc.
Khảo nghiệm xuất xứ Keo chịu hạn đƣợc tiến hành tại Tuy Phong
(Bình Thuận) và Ba Vì (Hà Tây).
Kết quả của các khảo nghiệm giống nêu trên trong suốt nhiều năm qua
đã chỉ ra đƣợc một số xuất xứ của các loài Keo có triển vọng ở vùng thấp của
Việt Nam. Trong đó các loài nhƣ Keo tai tƣợng, Keo lá tràm đƣợc đánh giá
khả quan nhất. Tuy nhiên, việc khảo nghiệm giống đã đƣợc triển khai ở phạm
vi rộng của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam tuy nhiên chỉ tập trung ở một địa
phƣơng trọng điểm mà ở đó có đại diện của mạng lƣới các trung tâm nghiên
cứu giống cây rừng quốc gia thuộc Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Việt Nam.
Điểm hạn chế của các khảo nghiệm này chỉ dựa vào một số thí nghiệm tại một

số tỉnh đại diện cho các vùng miền (Bắc, Trung, Nam) của Việt Nam. Trong


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21

khi đó, sự đa dạng và phức tạp của địa hình đặc biệt khu vực miền núi phía bắc
và tiểu khí hậu của từng tỉnh, thậm chí trong phạm vị từng huyện nên các kết
quả của khảo nghiệm còn thiếu cơ sở khoa học và tính thuyết phục trong việc
lựa chọn giống tốt còn hạn chế.
Hơn nữa, với Keo lai thì các khảo nghiệm các dòng lai đƣợc tiến hành
Ba Vì (Hà Tây), Đông Nam Bộ, với khoảng 20 dòng. Kết quả đã chỉ ra đƣợc
một số dòng có triển vọng, song nghiên cứu về tính thích nghi của các giống
này với điều kiện tự nhiện của các vùng sinh thái chƣa đƣợc đề cập tới. Đặc
biệt các giống tiến bộ kỹ thuật có khả năng sinh trƣởng vƣợt trội hơn so với
các giống quốc gia song chƣa đƣợc đƣa vào khảo nghiệm do đó hiện nay các
giống này chƣa đƣợc đƣa vào sản xuất mà chỉ tồn tại ở các cơ sở thí nghiệm.
1.3. Một số đặc điểm của cây Keo tai tƣợng và Keo lai
1.3.1. Một số đặc điểm của cây Keo tai tƣợng
* Phân loại khoa học:
Giới (regnum): Thực vật (Plantate)
Bộ (ordo): Đậu (Fabales)
Họ (familia): Đậu (Fabaceae)
Phân họ (subfamilia): Trinh nữ (Mimosoideae)
Chi (genus): Keo (Acacia)
Loài (species): Keo tai tƣợng (A.mangium)
Tên hai phần: Acacia mangium Willd
Tên khác: Keo lá to, Keo đại, Keo mỡ.
* Đặc điểm hình thái: Keo tai tƣợng là cây gỗ trung bình, tuổi thành

thục thƣờng cao trên 15m, đƣờng kính 40-50cm, cây non mới mọc lúc đầu
(khoảng 1-2 tuần tuổi) có lá kép lông chim 2 lần, sau đó mới ra lá thật lá đơn
mầu trắng hoặc mầu vàng nhạt, lá keo to rộng 10cm, hoa mầu trắng hoặc
vàng, quả xoắn vặn (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999) [2].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22

* Đặc điểm sinh thái: Keo tai tƣợng là cây sinh trƣởng tƣơng đối
nhanh, trong rừng trồng có thể cao thêm 1,3 - 1,5m, đƣờng kính tăng 1,5 -
1,8cm mỗi năm. Từ tuổi 20 trở lên tốc độ sinh trƣởng chậm dần . Keo tai
tƣợng ra hoa vào tháng 9 - 10 quả chín tháng 2-3 năm sau. Cây 2 tuổi có thể
ra hoa và kết quả, Keo tai tƣợng là cây ƣa sáng, sinh trƣởng nhanh, rễ có nốt
sần, có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi tốt. Keo tai tƣợng thích hợp khí hậu
nhiệt đới ẩm, nhiệt độ bình quân 29 - 30
o
c, chỉ chịu đƣợc sƣơng giá nhẹ,
lƣợng mƣa 1000 - 4500mm/năm. Không có mùa khô kéo dài, Keo tai tƣợng
sinh trƣởng trên đất bồi tụ, dốc tụ sâu, ẩm độ tốt , trên đất xói mòn mỏng lớp
đất khô hạn nghèo dinh dƣỡng, chua PH: 4 - 5 vẫn sống, song sinh trƣởng
kém (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999) [2].
* Phân bố địa lý: Keo tai tƣợng phân bố tự nhiên ở đông Bắc Australia,
PaPua Newghine, Đông Inđônêsia, ở độ cao dƣới 100m so với mực nƣớc
biển, thƣờng mọc ven sông, vùng đồng cỏ, rừng ngập mặn, rừng tràm. ở Việt
Nam ta hiện nay đang mở rộng trồng ở hầu hết các tỉnh đồng bằng cũng nhƣ
trung du đến độ cao 400 - 500m so với mặt nƣớc biển, trên nhiều loại đất khác
nhau: Đồi bị xói mòn, chua, nghèo, xấu, khô hạn nó vẫn sinh trƣởng bình
thƣờng và ra hoa kết quả (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999) [2].

* Giá trị kinh tế: Gỗ Keo tai tƣợng có nhiều tác dụng, gỗ có giác, lõi
phân biệt, tỷ trọng 0,56 - 0,60, gỗ có sợi dài 1,0 - 1,2mm có thể làm nguyên
liệu giấy, bao bì, củi đun. Keo tai tƣợng là cây mọc nhanh, tán rậm, thƣờng
xanh, rễ phát triển mạnh, dùng làm cây che phủ đất, cải tạo và bảo vệ ở vùng
đất trống đồi núi trọc, nó cũng làm cây lục hoá, trồng trong công viên, đƣờng
phố, lá có thể làm thức ăn gia súc (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999) [2].
1.3.2. Một số đặc điểm của cây Keo lai
* Phân loại khoa học
Giới (regnum): Thực vật (Plantate)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23

Bộ (ordo): Đậu (Fabales)
Họ (familia): Đậu (Fabaceae)
Phân họ (subfamilia): Trinh nữ (Mimosoideae)
Chi (genus): Keo (Acacia)
Loài (species): Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)
* Đặc điểm hình thái: Keo lai là sự kết hợp giữa Keo tai tƣợng (Acacia
mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Keo lai là cây gỗ nhỡ
thƣờng xanh cao tới 20-30m, đƣờng kính có thể đạt tới 60 – 80cm. Thân tròn
thẳng, tám rộng phân cành thấp, vỏ màu xám nâu nứt dọc. Cây con dƣới một
tuổi lá kép lông chim hai lần, cây trƣởng thành lá dơn hình trái xoan dài hoặc
hình ngọn giáo, đầu tù men thao cuống, phiến lá dày nhẵn bông, có 3 – 5 gân
dọc gắn song song chụm lại ở đuôi lá, các gân nhỏ song song xen giữa các gân
chính. Hoa tự bông dài mọc lẻ hay mọc tập trung ở nách lá hay ở đầu cành.
Hoa đều lƣỡng tính mẫu 4, tràng hoa màu vàng, nhị hoa thƣờng vƣơn dài ra
ngoài hoa. Quả đậu xoắn, hạt hình trái xoan, hơi dẹt, màu đen. Rễ cây mọc

rộng có nhiều nốt sần cố định đạm (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999) [2].
*Đặc điểm sinh thái :
Keo lai là cây mọc nhanh ở vùng Đông Nam Bộ sau 5 năm tuổi Keo lai
có khả năng sinh trƣởng nhanh cả về đƣờng kính và chiều cao, đƣờng kính
trung bình có thể đạt tới 12.8cm và chiều cao trung bình có thể đạt tới 16.9m.
Keo lai loài cây ƣa sáng, sống đƣợc ở nơi nhiệt độ bình quân là 22
0
C tối thích
là 24 - 28
0
C và giới hạn là 40
0
C, lƣợng mƣa 1500 - 2500mm/năm. Đất đai chủ
yếu trồng trên các loại đất Feralit tầng dày tối thiểu 75cm, đất phù sa cổ, đất
xám bạc màu…Mùa ra hoa quả gần nhƣ quanh năm (Lê Mộc Châu và Vũ
Văn Dũng, 1999) [2].
* Phân bố địa lý: Keo Lai đã xuất hiện trong các rừng Keo Tai tƣợng
vào đầu những năm 1990 ở một số vùng nƣớc ta, sau đó đƣợc gây trồng để

×