Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang năm 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 117 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÊ ANH TUẤN





ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƢƠNG TẠI HUYỆN
NA HANG,TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2010 -2011


CHUYÊN NGHÀNH: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60 62 01



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lân


PGS.TS. Luân Thị Đẹp







Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi
rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2011
Ngƣời viết cam đoan


Lê Anh Tuấn









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đề tài,
tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cô giáo TS. Nguyễn Thị Lân,
PGS.TS Luân Thị Đẹp. Các cô đã chỉ bảo tận tình về phương pháp nghiên
cứu, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn.
Tôi cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo.
Khoa sau đại học, chính quyền địa phương, các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. Cô giáo TS. Nguyễn Thị Lân, giáo viên khoa Nông học Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên. Cô đã trực tiếp hướng dẫn, dành cho tôi sự giúp
đỡ tận tình và sâu sắc trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
2. Cô giáo PGS.TS Luân Thị Đẹp đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình
thực tập và hoàn chỉnh luận văn.
3. Các thầy cô giáo trong khoa sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
4. Các bạn đồng nghiệp, gia đình và chính quyền địa phương xã Năng
Khả, huyện Na Hang đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2011
Tác giả


Lê Anh Tuấn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU


Đ/c : Đối chứng
TGST : Thời gian sinh trưởng
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
STT : Số thứ tự
TB : Trung bình
PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sỹ
CS : Cộng sự
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Số lượng mẫu giống đậu tương được nhập nội giai đoạn 2001-2005 12
Bảng 2: Các giống đậu tương được tuyển chọn từ nguồn vật liệu nhập nội 13
Bảng 3: Các giống đậu tương được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu
tính 14
Bảng 4: Các giống đậu tương chọn tạo được bằng xử lý đột biến 15
Bảng 5: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 5 năm gần đây 17
Bảng 6: Tình hình sản xuất đậu tương ở Mỹ 5 năm gần đây 18

Bảng 7: Tình hình sản xuất đậu tương ở Brazil 5 năm gần đây 19
Bảng 8: Tình hình sản xuất đậu tương của Achentina 5 năm gần đây 20
Bảng 9: Tình hình sản xuất đậu tương ở Trung Quốc trong 5 năm gần đây 21
Bảng 10: Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 5 năm gần đây 22
Bảng 11: Tình hình sản xuất đậu tương của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang năm 2005-2010 24
B¶ng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm
năm 2010 – 2011 33
Bảng 3.2: Đặc điểm thực vật học của các giống đậu tương thí nghiệm 36
Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm 38
Bảng 3.4. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm 41
Bảng 3.5. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương
tham gia thí nghiệm 43
Bảng 3.6. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương tham
gia thí nghiệm 45
Bảng 3.7. Một số loài sâu hại chính và khả năng chống đổ của các giống
đậu tương tham gia thí nghiệm 47
Bảng 3.8. Hàm lượng protein, lipit của các giống đậu tương thí nghiệm 49
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết của các
giống đậu tương thí nghiệm 51
Bảng 3.10. Năng suất thực thu của các giống đậu tương thí nghiệm 53
Bảng 3.11. Năng suất thực thu của các giống đậu tương sản xuất thử trên
đồng ruộng nông dân vụ xuân năm 2011 55
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá của người dân đối với các giống đậu tương
sản xuất thử trên đồng ruộng nông dân vụ xuân năm 2011 56



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


v
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 3
3. Yêu cầu của đề tài 3
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 4
1. 2. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và
Việt Nam 5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương trên thế giới 5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam 11
1.3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam 17
1.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 17
1.3.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 21
1.3.3. Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
23
Chƣơng II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 25
2.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 25
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 25
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương 32
3.2. Đặc điểm thực vật học của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm 36
3.3. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương 38

3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý của các giống đậu tương 40
3.4.1. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm 40
3.4.2. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương tham
gia thí nghiệm 42
3.4.3. Khả năng tích lũy vật chất khô của các giống đậu tương tham
gia thí nghiệm 45
3.5. Một số loại sâu hại chính và khả năng chống đổ của các giống đậu
tương thí nghiệm 46
3.6. Hàm lượng protein, lipit của các giống đậu tương thí nghiệm 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương
tham gia thí nghiệm 50
3.7.1. Khả năng hình thành quả và hạt của các giống đậu tương 50
3.7.2. Năng suất thực thu của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm 53
3.8. Kết quả thí nghiệm trên đồng ruộng của nông dân 54
3.8.1. Năng suất thực thu của các giống đậu tương sản xuất thử trên đồng
ruộng nông dân vụ xuân năm 2011 54
3.8.2. Đánh giá của người dân đối với các giống đậu tương sản xuất thử trên
đồng ruộng nông dân vụ xuân năm 2011 56
Chƣơng IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
5.1. Kết luận 58
5.2. Đề nghị 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
PHẦN MỞ ĐẦU

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương (Glycine Max.(L) Merrill) hay còn gọi là đậu nành,
thuộc cây họ đậu, là một trong những cây có dầu quan trọng vào bậc
nhất trên thế giới và là cây trồng đứng vị trí thứ tư trong các cây làm
lương thực thực phẩm sau lúa mỳ, lúa nước và cây ngô. Cây đậu tương
là cây công nghiệp ngắn ngày được xem là “cây thần diệu”, hoặc được
ví là “vàng mọc từ đất” Sở dĩ được đánh giá cao như vậy là do cây
đậu tương có giá trị về nhiều mặt và giá trị kinh tế cao. Sản phẩm của
nó cung cấp thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu
cho chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra đậu tương là
cây trồng ngắn ngày nên rất thích hợp trong luân canh, xen canh, gối
vụ với nhiều loại cây trồng khác vì có tác dụng cải tạo đất rất tốt (Ngô
Thế Dân và cs, 1999) [10]
Thành phần dinh dưỡng trong hạt đậu tương rất cao. Qua phân tích
sinh hoá cho thấy, hạt đậu tương chứa từ 38% - 45% protein, 18 % - 22%
lipit, hyđrat các bon từ 15-16% và nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng
cho sự sống (Phạm Văn Thiều, 2006)[44]. Trong hạt đậu tương có chứa
đầy đủ và cân đối các loại axít amin, đặc biệt là các axit amin cần thiết
cho cơ thể con người mà không thể thay thế được như: Triptophan,
leuxin, valin, lizin, methionin. Ngoài ra còn có các muối khoáng như: Ca,
Fe, Mg, Na, P, K…, các vitamin B1, B2, D, K, E… Đậu tương được chế
biến thành 600 loại thực phẩm khác nhau, bao gồm các loại thức ăn cổ
truyền: đậu phụ, tương chao, sữa đậu nành tới các loại thực phẩm, chế
phẩm hiện đại như: Kẹo, bánh đậu tương, bacon đậu tương, hotdogs đậu
tương, đậu hũ cheese, các loại thịt nhân tạo (Trần Đình Long,
2000)[22] tất cả các loại sản phẩm đều thơm ngon và có giá trị dinh
dưỡng cao.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2

Kết quả nghiên cứu của Bùi Tường Hạnh (1997)[13] cho thấy trong hạt
đậu tương có chất IZOFLAVONE có tác dụng làm giảm đáng kể lượng
cholesterol trong máu khi sử dụng sản phẩm làm từ đậu tương. Trong công
nghiệp dầu đậu tương được sử dụng làm si, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo,
cao su nhân tạo…
(Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996) [21].
Đậu tương còn
cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm dược, ngành công nghiệp
ép dầu.
Hiện nay, đậu tương đang cung cấp 10 – 20% nhu cầu dinh dưỡng đạm
cho người và 50% thức ăn cho gia súc trên toàn thế giới với sản lượng 245
triệu tấn/năm (năm 2002)
(Hội thảo đậu tương quốc gia, 2003)[13]
.
Một tác
dụng có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng của cây đậu tương trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp đó là khả năng cố định đạm do vi khuẩn nốt sần
Rhizobium Japonicum sống cộng sinh ở rễ cho nên đậu tương là một trong
những cây trồng có khả năng cải tạo đất rất tốt. Các nốt sần ở bộ rễ cây đậu
tương được coi như những “nhà máy phân đạm tí hon”, bởi những vi khuẩn
trong nốt sần hoạt động rất cần mẫn tổng hợp đạm khí trời, làm giàu đạm cho
đất, không gây ô nhiễm môi trường, mặt khác nó còn làm sạch bầu khí quyển
giúp không khí trong lành hơn.
Sau một vụ thu hoạch cây đậu tương đã trả lại cho đất một lượng đạm
đáng kể khoảng 50-80 kg đạm/ha, ngoài lượng đạm rễ cây cung cấp cho đất
thì thân lá của cây đậu tương cũng là nguồn đạm có tác dụng tốt làm tăng

thêm độ xốp, màu mỡ cho đất. Cây đậu tương có vai trò quan trọng trong việc
luân canh, cải tạo đất, tăng độ phì cho đất (Lê Hoàng Độ và cs.,1997)[7]. Sản
phẩm đậu tương không chỉ có giá trị trong xuất khẩu thu đổi ngoại tệ, mà nó
còn là động lực thúc đẩy nghành chăn nuôi trong nước phát triển

Na Hang là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, trong những
năm qua Huyện đã không ngừng nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo
hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đưa những cây có giá trị kinh kế cao
nhằm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các dân tộc trong
Huyện. Mặc dù đậu tương là một trong những cây trồng trọng điểm trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
chiến lược phát triển nông nghiệp của huyện, nhưng việc mở rộng diện tích
đậu tương còn rất chậm nguyên nhân chính là do nông dân chủ yếu sử dụng
các giống địa phương năng suất thấp, chất lượng kém dẫn đến hiệu quả kinh
tế chưa cao. Vì vậy cần phải nhanh chóng thay thế bộ giống mới có năng
suất và chất lượng cao hơn. Trong chọn tạo giống đậu tương có thể sử dụng
phương pháp lai tạo, đột biến hoặc nhập nội. Tuy nhiên, các giống trước khi
đưa vào sản xuất cần phải có những nghiên cứu so sánh, thử nghiệm để chọn
được giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu
tương tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang năm 2010 - 2011”.
2. Mục đích của đề tài
Chọn được những giống đậu tương có khả năng sinh trưởng, phát triển

tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với vụ xuân và vụ đông nhằm
bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Na Hang

nói riêng.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu
tương tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng chống chịu và một số chỉ tiêu sinh lý.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Sản xuất thử một số giống đậu tương có triển vọng trong vụ xuân
năm 2011 trên đất một vụ lúa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, có tính bền vững cao
thì sản xuất nông nghiệp phải dựa trên cơ sở áp dụng một cách khoa học giữa các
yếu tố giống, phân bón, nước, kỹ thuật thâm canh, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, tránh ô nhiễm môi trường. Trong đó sử dụng giống tốt có năng suất cao, chất
lượng tốt, chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu, bệnh hại, có khả năng cải tạo
và bảo vệ đất, hạn chế ô nhiễm môi trường là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Đậu tương được sản xuất với các mục tiêu khác nhau. Cho nên công tác
giống cần tập trung vào một số mục tiêu:
- Chọn tạo giống cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của
từng vùng.
- Chọn tạo giống cho chất lượng hạt tốt phục vụ ngành công nghiệp chế
biến xuất khẩu.
- Chọn tạo giống có hàm lượng dầu cao phục vụ chương trình sản xuất

dầu thực vật.
Điều kiện khí hậu, đất đai của Việt Nam rất thuận lợi cho cây đậu
tương sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, mỗi giống yêu cầu điều kiện đất
đai, khí hậu và chế độ canh tác khác nhau vì vậy trước khi đưa vào sản xuất
cần nghiên cứu để đánh giá khả năng thích ứng của chúng trong từng điều
kiện cụ thể.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang nói riêng, diện tích đất hoang hoá còn rất nhiều, tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
trung chủ yếu ở những vùng không chủ động nước, đất đồi thấp. Một số vùng
được trồng một số loại cây trồng có giá trị kinh tế không cao. Thực tế diện
tích đất bằng chưa sử dụng của huyện Na Hang còn 1393,6 ha, diện tích đất
đồi núi chưa sử dụng còn 5077 ha, đất 1 vụ lúa là 1.224 ha (theo niên giám
của cục thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2010). Do đó, việc đưa cây trồng cạn
nói chung và cây đậu tương núi riêng vào sản xuất là rất cần thiết, nhằm tăng
hiệu quả sử dụng đất, góp phần cải tạo đất, chống xói mòn, thoái hoá đất,
nâng cao thu nhập cho nông dân, cải thiện đời sống cộng đồng.
1. 2. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tƣơng trên thế giới và
Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
Nhận thức được tầm quan trọng của cây đậu tương, cũng như nhu cầu
sử dụng các sản phẩm được chế biến từ đậu tương ngày một gia tăng trong khi
diện tích gieo trồng không phải là vô hạn, nên nhiều Quốc gia trên thế giới đã
đầu tư lớn cho việc chọn tạo giống, và thâm canh tăng năng suất. Do vậy đòi
hỏi các nhà khoa học trong lĩnh vực chọn tạo giống đậu tương cần sử dụng
các kỹ thuật như lai tạo, nhập nội, chọn lọc hoặc dùng các tác nhân vật lý, hoá

học để tạo giống mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt khả năng
thích ứng rộng để thường xuyên bổ sung giống mới cho sản xuất.
Hiện nay nguồn gen đậu tương được lưu giữ ở 15 nước trên thế giới:
Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật
Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Liên Xô (cũ) với
tổng số 45.038 mẫu (Trần Đình Long, 2005)[25].
Thí nghiệm quốc tế về đánh giá giống đậu tương thế giới (ISVEX) lần
thứ nhất vào năm 1973 đó tiến hành với quy mô là 90 điểm thí nghiệm được
bố trí ở 33 nước đại diện cho các đới môi trường. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: Trong phạm vi các địa điểm thí nghiệm từ xích đạo đến vĩ tuyến 30
0


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
độ cao dưới 500m có mức đổ cây, năng suất trung bình và trọng lượng
hạt giảm khi vĩ tuyến tăng. Tuy vậy, chiều cao cây không đạt mức tối ưu
ở tất cả các đới. Mức tách quả rụng hạt đều không nặng ở tất cả các đới
(Hoàng Văn Đức,1982)[12].
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC) đã thiết
lập hệ thống đánh giá (Soybean- Evaluation trial- Aset) giai đoạn 1 đã phân
phát được trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước Nhiệt Đới
và Á Nhiệt Đới. Kết quả đánh giá giống của Aset là đã đưa vào trong mạng
lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 2006)[34].
Mỹ là quốc gia luôn đứng đầu về năng suất và sản lượng đậu tương đã
tạo ra nhiều giống đậu tương mới. Năm 1893 Mỹ có trên 10.000 mẫu giống
đậu tương thu thập từ các nước trên thế giới. Mục tiêu của công tác chọn tạo
giống đậu tương của Mỹ là chọn ra những giống có khả năng thâm canh, phản
ứng với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, hàm

lượng protein cao, dễ bảo quản và dễ chế biến (Johnson H. W. và Bernard R.
L.,1976)[47].
Trung Quốc trong những năm gần đây cũng tạo ra nhiều giống đậu
tương mới. Bằng phương pháp đột biến thực nghiệm đã tạo ra giống
Tiefeng 18 do xử lý bằng tia gama có khả năng chịu được phèn cao, không
đổ, năng suất cao, phẩm chất tốt. Giống Heinoum N06, Heinoum N016 xử lý
bằng tia gama có hệ rễ tốt, lóng ngắn, nhiều cành, chịu hạn, khả năng thích
nghi rộng. Tại Viện Hàn lâm Khoa học Tilin– Trung Quốc, Liu X.H
(1990)[49] khi phân tích khả năng kết hợp và di truyền của hàm lượng
protein, dầu và thành phần của chúng ở F2. Ông thấy có 3 giống từ Trung
Quốc cho 11 đặc tính tốt gồm: năng suất hạt và protein tổng số/đơn vị diện
tích và sản lượng dầu tổng số 5 giống của Mỹ có những đặc tính như:
protein, axit oleic và axit linolenic bởi giá trị khả năng kết hợp chung và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
giá trị di truyền cho dầu, axit oleic và axit linolenic, protein tổng số và sản
lượng dầu tổng số/đơn vị diện tích cao, những đặc tính đó sẽ đạt được ở thế
hệ F2.
Đài Loan bắt đầu chương trình chọn tạo giống đậu tương từ năm 1961
và đã đưa vào sản xuất các giống Kaoshing 3, Tai nung 3, Tai nung 4, cho
năng suất cao hơn giống khởi đầu và vỏ quả không bị nứt. Đặc biệt giống Tai
nung 4 được dùng làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo
giống ở các cơ sở khác nhau như trạm thí nghiệm Major (Thái Lan), Trường
Đại học Philippin (Vũ Tuyên Hoàng và cs., 1995) [14].
Ấn Độ tiến hành khảo nghiệm các giống địa phương và nhập nội tại
trường Đại học tổng hợp Pathaga. Tổ chức AICRPS (The India Coordinated
Research Rroject on Soybean) và NRCS (National Research Center for
Soybean) đã tập trung nghiên cứu và phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp với

khí hậu nhiệt đới, đồng thời phát hiện những giống chống chịu cao với bệnh
khảm virus (Brown D. M., 1960)[41].
Thái lan với sự phối hợp giữa hai trung tâm MOAC và CGPRT nhằm
cải tiến giống có năng suất cao, chống chịu với một số bệnh hại chính (gỉ sắt,
sương mai, vi khuẩn,…) đồng thời có khả năng chịu được đất mặn, chịu được
hạn hán và ngày ngắn (Judy W. H. và Jackobs J. A., 1979) [43].
Tại Indonesia các nhà nghiên cứu chọn tạo nhằm mục đích cải tiến
giống có năng suất cao trồng được ở vùng đất thấp sau vụ thu hoạch lúa, với
thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 70- 80 ngày, chống chịu bệnh gỉ sắt và có
hạt dạng thon dài. 13 giống có năng suất cao được tạo ra và khuyến cáo gieo
trồng trong đó có giống Wilis được trồng phổ biến nhất, giống này có thời
gian sinh trưởng 85 ngày, khả năng chống đổ tốt, thích ứng với môi trường
không thuận lợi (đất không cày bừa; đất khó tiêu nước). Việc cải tiến giống đã
góp phần đưa năng suất đạt 25 tạ/ha, chất lượng hạt được tăng lên rõ rệt
(Sumarno và T.Adisan wanto, 1991) [53]. Qua chọn lọc họ cũng chọn được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
một số giống trồng được trên đất ướt sau vụ thu hoạch lúa với việc làm
đất tối thiểu hoặc không làm đất trong mùa khô mà vẫn cho năng suất
14,7- 16,8 tạ/ha như các giống Kerinci, Lompobatang, Rinjani, (Buitrago
G,L.A và cs., 1971) [40]
Theo Kamiya và cs., (1998) [45]: Viện Tài Nguyên sinh học Nông
nghiệp Quốc gia Nhật Bản đang lưu giữ khoảng 6000 mẫu giống đậu
tương khác nhau, trong đó có 2000 mẫu giống được nhập từ nước ngoài
về phục vụ cho công tác chọn tạo giống.
Một trong những hướng cơ bản của việc nghiên cứu sự biến dị và
di truyền ở đậu tương là xác định hệ số di truyền của các tính trạng khác
nhau. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã dùng các phương pháp xác định

hệ số di truyền khác nhau, các đối tượng nghiên cứu khác nhau và thực
hiện ở các điều kiện gieo trồng khác nhau nên kết quả thu được không
đồng nhất. Bằng phương pháp hồi qui của giá trị trung bình các dòng F3
trên sự biểu hiện của từng cá thể F2 đã xác định được hệ số di truyền về
năng suất và ngày chín tương ứng là 15,66% và 85%.
Khi nghiên cứu về hệ số di truyền Liu.X.H (1990)[49] cho rằng
năng suất hạt có hệ số di truyền thấp nhất và kích thước hạt có hệ số di
truyền cao nhất. Còn Dencescu (1983)[42] lại cho rằng cả hai tính trạng
về năng suất và kích thước hạt đều có hệ số di truyền thấp nhất.
Theo Alams và cs., (1983) [38] đã xác định được hệ số di truyền có
giá trị cao đối với số hạt/quả và thời gian sinh trưởng. Đánh giá hệ số
tương quan di truyền và kiểu hình trên cây đậu tương của tất cả các dạng
kết hợp có thể của bảy tính trạng ở ba quần thể đậu tương thế hệ F2, cho
thấy năng suất hạt có mối tương quan thuận chắc chắn với thời gian sinh
trưởng và khối lượng hạt.
Khi nghiên cứu hệ số tương quan kiểu hình và di truyền của mười
một tính trạng số lượng ở ba tổ hợp lai đậu tương cũng cho thấy năng
suất hạt có mối quan hệ với thời gian sinh trưởng, số cành/cây, số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
quả/cây, số hạt/quả và hàm lượng dầu trong hạt, số đốt/cây có hệ số
tương quan di truyền thuận với năng suất hạt. Ở kết quả nghiên cứu
khác, năng suất có tương quan thuận với số quả/cây (0,72); khối lượng
1000 hạt (0,255) và thời gian sinh trưởng (0,16) (Banadjanegara và
Umar, 1998) [39].
Qua nghiên cứu Sanbuchi và Gotok, (1969)[51] đã xác định được
hệ số hồi qui cho 5 giống đậu tương ở Hohkaido – Nhật Bản từ số liệu
lấy ở 7 nơi trong sáu năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy với giống có tính

thích ứng rộng về không gian thì lại nhạy cảm về mặt thời gian; còn một số
giống có thích ứng rộng cho thời vụ gieo trồng trong năm thì lại thích ứng
hẹp về nơi trồng. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính ổn định của các
thành phần khác nhau, một số kết quả cho biết, sự thích ứng hạn chế của
cây đậu tương về năng suất chủ yếu là do yêu cầu về quang chu kỳ và cũng
có thể là do cảm ôn (Leng, 1968)[48]. Còn Smith và cs, (1967)[53] đã xác
định được tính ổn định của cành cấp một, chiều cao cây, thời gian sinh
trưởng, số quả/cây và sự nhạy cảm của giai đoạn từ ra hoa đến chín là nhân
tố chính của tính ổn định về năng suất hạt của đậu tương.
Khi tiến hành nghiên cứu khả năng cho năng suất của đậu tương
với những cặp bố mẹ khác nhau về hàm lượng protein tại Mỹ. Mục đích
việc nghiên cứu nhằm xác định sự kết hợp sẽ xảy ra rất ít bằng sự tạp
giao của những dòng có hàm lượng protein cao và bình thường còn năng
suất hạt như nhau. Hartwig E.E và KilenT.C (1992) [44] cho rằng năng
suất đậu tương thường không kết hợp với protein thô. Thế hệ F2 của
1.000 cây trưởng thành được thu hoạch riêng và xác định hàm lượng dầu
sử dụng kỹ thuật cộng hưởng sức hút hạt nhân. Với sự tương quan
nghịch giữa protein thô và dầu, thì quần thể có hàm lượng dầu thấp chắc
chắn sẽ cung cấp những dòng có hàm lượng protein cao. Lấy 200 cây từ
hai quần thể trên, tiếp tục như vậy làm tới đời F6, F7 thu được mười tám
dòng có hàm lượng đạm cao nhất và tiếp tục dùng mười tám dòng này để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
đánh giá trong năm môi trường cho năng suất hạt, dầu và protein, thì thấy
năng suất hạt trung bình giảm 6% ở hầu hết các dòng có hàm lượng protein
cao so với dòng có hàm lượng dầu cao.
Bằng việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng
người ta đã tạo ra được các giống cây đậu tương vượt trội về năng suất. Hiện

nay, hầu hết các giống đậu tương được trồng ở Mỹ là cây biến đổi gen. Giống
đậu tương oleic axit là giống chuyển gen có hàm lượng axit oleic tới 80%, đây
là giống có triển vọng thoả mãn nhu cầu dầu ăn của con người. Các giống này
hiện đang được trồng ở Australia, Canada, Nhật Bản, Mỹ …
Hiện nay, công tác nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới đã được
tiến hành với qui mô rộng lớn. Nhiều tập đoàn giống đậu tương được tổ chức
quốc tế khảo nghiệm ở rất nhiều vùng sinh thái nhằm thực hiện một số nội
dung chính: thử nghiệm tính thích nghi của giống ở từng điều kiện, môi
trường nhằm so sánh ưu thế của giống địa phương và giống nhập nội, đánh
giá phản ứng của các giống với điều kiện môi trường .
Nhiều nghiên cứu đã xác định được một số dòng, giống tốt có tính ổn
định và khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. Buitrago
và cs., 1971 [40] đã xác định được một số giống có khả năng thích ứng rộng
với tất cả các môi trường nghiên cứu, song có một số giống khác lại chỉ thích
ứng với môi trường riêng rẽ khi nghiên cứu 14 dòng, giống qua bốn vụ.
Tại Braxin các kết quả nghiên cứu của Silva và cs., (1970) [52] cho
thấy có những giống chỉ cho năng suất cao ở môi trường thuận lợi và ngược
lại. Qua thực nghiệm Santos và Vieira đã xác định được bốn giống đậu tương
có năng suất cao và ít nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện môi trường và
ba giống có tính ổn định trung bình ở tất cả các điều kiện môi trường nhưng
có năng suất thấp hơn trung bình.
Khi nghiên cứu sáu giống đậu tương, Rohwal (1970)[50] đã tìm được
giống Bragg và giống Lee thích hợp cho vùng có năng suất cao, giống Punjabl

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
và giống Pelican thích hợp cho vùng có năng suất thấp ở Ấn Độ. Tuy nhiên,
ông không tìm được giống lý tưởng phù hợp với mọi môi trường.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đậu tương trong nước mà không lệ thuộc

vào việc nhập khẩu, nhiều quốc gia tại châu Âu đó quan tâm tới việc nghiên
cứu và phát triển sản xuất cây đậu tương trong nước. Ở Liên Xô cũ, từ năm
1945 thì A. Kosenco đã xác định được hiệu quả đột biến cao nhất của các liều
lượng chiếu xạ đối với hạt đậu tương khô là 5 kr, còn với mầm non và cây
đang nở hoa là 2 kr. Enken, 1957 bằng gây đột biến phóng xạ đã tạo ra được
các dạng chín sớm, năng suất cao, có hàm lượng protein cao, chịu rét khá.
Theo nghiên cứu của Masenco (1955- 1956) khi tiến hành xử lý tia gamma và
hoá chất Ethylenimin (EI), Diethylsunphat (DES) sẽ tạo ra các giống chín
sớm hơn giống khởi đầu từ 8- 12 ngày, một số giống khác lại có năng suất
vượt giống khởi đầu từ 23- 24%.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam
* Chọn tạo giống bằng phương pháp nhập nội
Đây là con đường cải tiến giống nhanh nhất và rẻ tiền nhất. Thực tiễn
nhập nội cho thấy rằng, nhiều khi cây được nhập vào lại sinh trưởng và phát
triển mạnh mẽ hơn, có năng suất và chất lượng tốt hơn ở nơi cội nguồn (Trần
Duy Quý, 1999) [28].
Theo Trần Đình Long và cs., (2005) [25] trong giai đoạn 2001- 2005 các cơ
quan nghiên cứu của Việt Nam đó nhập nội 540 mẫu giống đậu tương từ các nước
Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Úc bổ sung vào tập
đoàn giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
Bảng 1: Số lượng mẫu giống đậu tương được nhập nội giai đoạn 2001-2005
STT
Tên cơ quan nhập
Số lƣợng nhập
1
Viện KHKTNNVN

177
2
Viện Di truyền NN
19
3
Viện KHKTNNMN
67
4
Trường Đại học Cần Thơ
277
Tổng số
540
( Nguồn: Trần Đình Long và cs., 2005) [25].
Nguyễn Thị Út và cs.,(2006) [34] nghiên cứu tập đoàn quỹ gen đậu
tương gồm 330 mẫu giống đậu tương thu thập tại Việt Nam và nhập nội, căn
cứ vào thời gian sinh trưởng đã phân lập chúng thành 5 nhóm giống. Tác giả
cũng đã xác định được một số giống có các đặc tính quý làm vật liệu cho công
tác chọn giống.
Năm 1999- 2002, Andrew James, GS.VS. Trần Đình Long và cs., [23]
đã tiến hành khảo nghiệm tập đoàn giống đậu tương có nguồn gốc từ nhiều
quốc gia khác nhau và đã chọn được một số mẫu dòng có triển vọng, năng
suất ổn định như: dòng 95389 cho năng suất từ 14- 26 tạ/ha, thời gian sinh
trưởng 90- 96 ngày; dòng CM60 đạt 13- 29 tạ/ha, dòng MSBR20 đạt 23,87
tạ/ha thích hợp với vùng chuyên canh đậu tương ở Miền Bắc trong vụ đông-
xuân và vụ xuân.
Tổng hợp các nguồn tài liệu của Trần Đình Long và cs., (2005)
[25], Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh (2006) [26] cho biết: Trong
giai đoạn 2001- 2005 các nhà chọn tạo giống đậu tương của Việt Nam đã
tiến hành khảo sát được 9482 lượt mẫu giống đậu tương và xác định
được 83 mẫu dòng, giống có các đặc tính quý là 4 giống có TGST cực

sớm dưới 72 ngày; 6 giống có năng suất cá thể cao; 30 dòng kháng bệnh
phấn trắng; 25 dòng kháng bệnh gỉ sắt. Theo tác giả giai đoạn này các
nhà chọn tạo giống đậu tương của Việt Nam đã thực hiện được 430 tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
hợp lai và xử lý đột biến với 9 giống đậu tương. Kết quả đã phân lập
được 1425 dòng đậu tương làm vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống.

Theo Trần Đình Long và cs., (2005) [25], Bộ NN và PTNT (2001) [2]
trong vòng 20 năm (1985- 2005), đã chọn tạo thành công 28 giống mới, trong
đó có 8 giống được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật thông qua việc tuyển
chọn từ tập đoàn giống nhập nội.
Bảng 2: Các giống đậu tương được tuyển chọn từ nguồn vật liệu nhập nội
TT
Giống
Nguồn gốc
TGST
(ngày)
M
1000

hạt
Năng
suất
(tạ/ha)
Năm
công
nhận

1
AK03
G 2261 từ AVRDC
80-85
130-140
13-16
1990
2
AK05
G 2261 từ AVRDC
95-105
130-150
15-18
1995
3
VX9-2
Giống nhập nội của Philippin
90-95
140-160
18-22
1995
4
VX9-3
Giống nhập nội của Philippin
95-100
150-160
16-20
1990
5
ĐT12

Giống nhập từ Trung Quốc
72-78
150-160
13-22
2002
6
ĐT2000
GC00138-29 từ AVRDC
105-110
130-140
20-30
2004
7
HL-203
GC84058-18-4 từ AVRDC
80-90
140-160
15-17
2004
8
HL-92
ASG327 từ AVRDC
70-75
120-140
15-20
2002
(Nguồn: Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005) [25]
* Chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính
Lai là một phương pháp cơ bản để tạo ra các vật liệu chọn giống.
Nhờ lai giống mà người ta có thể phối hợp những đặc tính và tính trạng

có lợi của các dạng bố mẹ vào con lai (Trần Duy Quý, 1999) [28]. Đậu
tương là cây tự thụ phấn nên lai để tạo ra tổ hợp thường thành công với
tỷ lệ rất thấp. Tuy vậy có nhiều giống đậu tương được tạo ra bằng
phương pháp lai cho năng suất cao. Trong giai đoạn 1985- 2005 các nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
chọn tạo giống đậu tương Việt Nam đã lai tạo được 15 giống đậu tương
được công nhận là giống quốc gia (Trần Đình Long và Nguyễn Thị
Chinh, 2005) [25].
Bảng 3: Các giống đậu tương được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính
TT
Giống
Nguồn gốc
TGST
(ngày)
KL1000
hạt
(gam)
Năng
suất
(tạ/ha)
Năm
công
nhận
1
ĐT80
V70/ Vàng Mộc Châu
95- 110

140-150
15-25
1995
2
ĐT92
DDH4/TH84
100-110
120-140
16-18
1996
3
ĐT93
Dũng 82/134
80-82
130-140
15-18
1998
4
TL.57
DDT95/VX93
100-110
150-160
15-20
1999
5
Đ96-02
DDT74/VX92
95-110
150-180
15-18

2002
6
DN42
DDH4/VX93
90-95
130-140
14-16
1999
7
DT94
DT84xEC2044
90-96
140-150
15-20
1996
8
HL2
Nam Vang xXV87-C2
86-90
130-140
12-16
1995
9
Đ9804
VX9-3 x TH184
100-110
130-150
22-27
2004
10

D140
DL02 x ĐH4
90-100
150-170
15-28
2002
11
DT96
DT84 x DT90
90-95
190-220
18-32
2004
12
DT99
IS- 011 x Cúc mốc
70-80
150-170
14-23
2002
13
DT90
G7002 x Cọc chùm
90-100
180-220
18-25
2002
14
ĐVN5
Cúc tuyển x Chiang Mai

85-90
160-180
18-25
2004
15
ĐT22
DT95 x ĐT12
90-95
140-160
17-25
2006
(Nguồn: Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005) [25]
* Chọn tạo bằng phương pháp xử lý đột biến
Xử lý đột biến là một trong những phương pháp được các nhà chọn tạo
giống đậu tương của Việt Nam áp dụng. Xử lý đột biến có thể sửa chữa, khắc
phục từng mặt, tổng hợp nhiều tính trạng kinh tế và hình thái như thấp thành
cao cây và ngược lại, tăng số lượng quả, tăng khối lượng 1000 hạt, tăng hoặc
giảm thời gian sinh trưởng. Khắc phục được tương quan nghịch giữa năng
suất và hàm lượng protein trong hạt. Cải thiện được tổ hợp các đặc tính kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

15
tế ở các giống địa phương theo hướng có lợi mà vẫn giữ được các đặc tính
tính quý của giống gốc (Mai Quang Vinh và cs., 2005) [36].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Vinh và Tăng Đức Hùng (2006)
[37] về ảnh hưởng của liều lượng xạ gamma lên hình thái, đặc tính nông học,
thành phần năng suất giống đậu tương MDD7 cho biết: Liều lượng xử lý có
ảnh hưởng đến tần xuất biến dị. Liều lượng thích hợp để gây biến dị đậu
tương từ 7 – 12 krad. Bằng phương pháp lai tạo và xử lý đột biến, trong vòng

20 năm (1985-2005) viện Di truyền Nông nghiệp đã chọn tạo thành công 4
giống quốc gia và 4 giống khu vực hóa (Mai Quang Vinh và cs., 2005) [26].
Bằng phương pháp xử lý đột biến, giai đoạn 1985- 2005 nước ta đã tạo được 5
giống đậu tương mới. Trong đó, giống M103 là giống đậu tương đầu tiên
được tạo ra bằng phương pháp này (Trần Đình Long và Đoàn Thị Thanh
Nhàn, 1994) [24].
Bảng 4: Các giống đậu tương chọn tạo được bằng xử lý đột biến
TT
Giống
Tác nhân đột biến
TGST
(ngày)
KL1000
hạt (gam)
Năng suất
(tạ/ha)
Năm công
nhận
1
AK06
Tia gamma 10Kr và EI
0,02%ĐT74
85-95
160-180
17-25
2002
2
M103
Co
60

/V70
80-85
180-200
17-25
1994
3
DT84
Co
60
/DL8-33
80-85
180-200
15-20
1995
4
DT95
Co
60
/AK04
95-97
150-160
15-25
1998
5
V48
Natriazit (Na
3
N
3
)/V74

90-95
120-135
14-15
1995
(Nguồn: Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005) [25]
* Chọn tạo giống bằng phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học
Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác chọn tạo giống là một
hướng nghiên cứu mới đối với nước ta. Nguyễn Thúy Điệp và cs., 2005)[11]
khi nghiên cứu về khả năng tái sinh của một số dòng giống đậu tương phục vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

16
cho kỹ thuật chuyển gen cho biết: Môi trường MS-B5 có bổ sung
10mg/12,4D cho tỷ lệ tạo callus cao nhất từ mẫu lá mầm, giống cho tỷ lệ cao
nhất ở môi trường MS-B5 + 1mg/l zeatin + 0,2 mg/l GA
3
+ 30mg/l Glutamin
saccaroza + 0,3% phytagel.
Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Xử lý đột
biến, phương pháp lai hữu tính, chọn lọc cá thể, nhập nội hay phương
pháp ứng dụng công nghệ sinh học cho đến nay tập đoàn các giống đậu
tương ở Việt Nam khá phong phú.
Xét về cơ bản đậu tương ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm:
nhóm chín sớm, nhóm chín trung bình và nhóm chín muộn. Nhóm chín
sớm: có thời gian sinh trưởng ngắn từ 75-80 ngày. Một số giống chín sớm
thuộc các giống cũ, địa phương như: Cúc Lục Ngạn, Lơ Hà Bắc được
trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng và Trung du miền núi phía Bắc có đặc
điểm là khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nhưng năng suất thấp, hiện nay
vẫn được trồng ở Miền Bắc nhưng với diện tích nhỏ.

Nhóm chín trung bình: thời gian sinh trưởng từ 81-100 ngày, năng
suất cũng khá cao đạt 15- 18 tạ/ha. Các giống địa phương như Vàng
Mường Khương, Xanh Hà Bắc là những giống được trồng phổ biến ở
miền Bắc, còn giống Nam Vang trồng phổ biến ở Miền Nam. Các giống
mới như: MTD6, VL1, V48, TL57… là các giống phù hợp với hướng
thâm canh tăng năng suất ở các vùng đất nương bãi ở Trung du, Miền
Núi, những nơi khó có điều kiện tăng vụ do khô hạn.
Nhóm chín muộn: có thời gian sinh trưởng dài, trên 100 ngày, năng
suất cao đạt trên 18 tạ/ha. Chủ yếu là các giống đậu địa phương như các
giống Lạng Sơn, đậu Trùng Khánh (Cao Bằng), giống Cúc Kim Quan
(Lào Cai, Yên Bái), Nông Tiến (Tuyên Quang). Giống AK05 được chọn
ra từ dạng hình phân ly của G-2216 nhập từ AVRGC, là giống chịu rét
khá, thích hợp cho vụ xuân hè và vụ đông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

17
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về đậu tương ở Việt Nam trong
thời gian qua đó thu được nhiều thành tựu to lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao,
góp phần làm phong phú thêm bộ giống đậu tương.
1.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, bởi giá trị kinh
tế, dinh dưỡng và giá trị cải tạo đất. Xuất phát từ giá trị đó mà cây đậu tương
được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đầu tư sản xuất, nên diện tích, năng
suất và sản lượng cũng đựơc tăng dần qua các năm. Trên thế giới các nước
sản xuất đậu tương lớn gồm có: Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ,
Tây Ban Nha, Úc…trong đó khoảng 80% sản lượng đậu tương được sản xuất
ở 4 nước là: Mỹ
(52%); Brazil(17%); Achentina(10%) và Trung Quốc(10%). Tình hình

sản xuất đậu tương trên thế giới trong nhữmg năm gần đây được trình bày ở
bảng 5.
Bảng 5: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 5 năm gần đây
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2005
91,39
23,00
209,53
2006
92,99
23,82
221,50
2007
94,90
24,36
219,70
2008
96,87
23,84
230,95
2009
99,50
22,43
223,18

(Nguồn: FAOSTAT Database,2011) [46]
Số liệu bảng 5 cho thấy sản xuất đậu tương trên thế giới tăng lên cả về
diện tích và sản lượng. Về diện tích: Năm 2005 diện tích trồng đậu tương trên
thế giới là 91,39 triệu ha, năm 2009 cả thế giới trồng được 99,50 triệu ha tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

18
8,11 triệu ha. Về năng suất: Năm 2005 năng suất đậu tương thế giới đạt 23,00
tạ/ha đến năm 2009 giảm xuống còn 22,43 tạ/ha. Mặc dù năng suất đậu tương
giảm nhưng diện tích tăng nhanh nên sản lượng đậu tương trên thế giới năm
2009 vẫn đạt 223,18 triệu tấn.
Trước năm 1970 chỉ có Mỹ và Trung Quốc là hai nước sản xuất đậu
tương lớn nhất thế giới. Tốc độ phát triển đậu tương ở Mỹ nhanh hơn Trung
Quốc. Sản lượng đậu tương của Mỹ trên thế giới tăng từ 60% năm 1960 lên
đỉnh cao là 75% năm 1969, trong khi sản lượng đậu tương của Trung Quốc
giảm từ 32% xuống 16% trong cùng thời kỳ.
Bảng 6: Tình hình sản xuất đậu tương ở Mỹ 5 năm gần đây
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2005
28,83
28,91
83,36
2006

30,19
29,03
87,66
2007
29,33
22,77
66,77
2008
29,93
28,60
85,74
2009
28,84
28,72
82,82
(Nguồn: FAOSTAT Database,2011)) [46]
Trong vòng 5 năm trở lại đây diện tích đậu tương của Mỹ có sự giảm
xuống đáng kể từ 30,19 triệu ha năm 2006 xuống 28,84 triệu ha năm 2009,
sản lượng đạt cao nhất năm 2006 đạt trên 87 triệu tấn, đây là năm mà nước
Mỹ đạt đỉnh cao cả về diện tích cũng như năng suất và sản lượng, khẳng định
vị trí số một của mình về sản xuất đậu tương. Tới năm 2009 năng suất đậu
tương của Mỹ giảm gần 1 tạ/ha so với năm 2006, do đó sản lượng đậu tương
giảm còn 82,82 triệu tấn. Mặc dù giảm cả về năng suất và sản lượng nhưng
Mỹ luôn là nước đứng đầu về sản xuất đậu tương trên thế giới. Cây đậu

×