Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và xác định giá thành sản phẩm tại công ty xi măng hoàng thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 68 trang )

Phạm Thị Biên
A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Lý do khách quan.
Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Bên cạnh những
mặt thuận lợi cũng không tí những mặt khó khăn thắc mắc với doanh
nghiệp. Vì vậy muốn đảm bảo ưu thế cạnh tranh thu lợi nhuận cao trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp không
ngừng tìm tòi sáng tạo, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng mẫu mã đẹp,
hợp thị yếu của người tiêu dùng, một yếu tố quan trọng khác là sản phẩm
đó phải có giá thành hạ, phù hợp với sức mua của người tiêu dùng. Muốn
vậy thì doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí để tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm cũng có nghĩa là doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác
hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Để có thể nắm bắt kịp thời
đầy đủ về các thông tin bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, các nhà
quản lý doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau, trong đó
kế toán là công cụ quan trọng không thể thiếu trong hệ thống các công cụ
quản lý sản xuất kinh doanh. Trong công tác kế toán, kế toán tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm là một phần hành quan trọng.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
tiến tới trở thành 1 quốc gia công nghiệp. Vì thế ngành sản xuất vật liệu
xây dựng cơ bản là đóng góp vai trò chủ yếu trong việc sản xuất tạo ra cơ
1
Phạm Thị Biên
sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân… các sản phẩm của ngành phục vụ
cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng
nâng cao năng lực cho nền kinh tế. Vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản đang
tăng mạnh, đòi hỏi sự quản lý nguồn vốn đầu tư có hiệu quả khắc phục
tình trạng lãng phí, chống thất thoát vốn trong sản xuất cơ bản.
1.2. Lý do chủ quan.


Nhận thức được vấn đề nêu trên, sau thời gian thực tập tại Công ty xi
măng Hoàng Thạch được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn
cùng các anh chị Phòng kế toán của công ty, kết hợp với kiến thức đã học
ở nhà trường, em đã chọn đề tài: “Nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất kinh
doanh và xác định giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hoàng
Thạch” làm báo cáo tốt nghiệp cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Xác định cơ sở khoa học của việc nghiên cứu công tác kế toán chi phí
sản xuất kinh doanh và xác định giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng
Hoàng Thạch trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất kinh doanh
và xác định giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hoàng Thạch trong
điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.
- Khảo sát thực tiễn phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh
và xác định giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hoàng Thạch trong
điều kiện áp dụng phần mềm kế toán trong thời gian thực tập.
2
Phạm Thị Biên
- Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí
sản xuất kinh doanh và xác định giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng
Hoàng Thạch trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và xác định giá thành
sản phẩm tại Công ty xi măng Hoàng Thạch trong điều kiện áp dụng phần
mềm kế toán.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất
kinh doanh và xác định giá thành sản phẩm Công ty xi măng Hoàng
Thạch thuộc loại hình doanh nghiệp. Số liệu minh họa trong tháng 05
năm 2014 tại Công ty xi măng Hoàng Thạch.

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 27/02/2014 đến 21/07/2014.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp trực quan, lý luận phân tích.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp biện chứng kết hợp.
- Phương pháp thống kê tổng hợp.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Bố cục chuyên đề.
Đề tài gồm 3 phần chủ yếu:
A- Phần mở đầu.
3
Phạm Thị Biên
B- Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương I: Một số vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất kinh
doanh và xác định giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng phần
mềm kế toán.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh
và xác định giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hoàng Thạch
trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất kinh doanh và xác định giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng
Hoàng Thạch trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.
C- Phần kết luận./
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn và các anh, chị trong
phòng kế toán tại Công ty xi măng Hoàng Thạch đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này./
4
Phạm Thị Biên
B- PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI

PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN
1.1. Những định nghĩa, khái niệm cơ bản.
1.1.1. Chi phí kinh doanh.
1.1.1.1. Bản chất, nội dung kinh tế của chi phí kinh doanh.
Cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, quá trình sản xuất là quá
trình tiêu hao các lao động sống và lao động vật hoá để tạo nên giá trị sử
dụng của các sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong
điều kiện sản xuất hàng hoá, các chi phí này được biểu hiện dưới dạng giá
trị, gọi là chi phí sản xuất.
Tương tự như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cấu thành nên sản phẩm
trong một thời kỳ nhất định.
Tuy nhiên, để hiểu đúng khái niệm trên cần phân biệt giữa chi phí và
chi tiêu. Đây là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với
nhau. Chi tiêu của Công ty là sự chi ra sự giảm đi thuần tuý của các tài
sản của Công ty.
Về số lượng, giữa chi tiêu và chi phí có sự khác nhau, chi phí không
bao gồm:
5
Phạm Thị Biên
+ Các khoản chi tiêu làm giảm tài sản này nhưng lại làm tăng tài sản
khác của Công ty, do đó không làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu (Ví dụ:
Dùng tiền để lấy ký được ký quĩ, mua bảo hiểm rủi ro chờ phân bổ ).
+ Các khoản chi tiêu làm giảm tài sản của Công ty nhưng đồng thời
cũng làm giảm khoản nợ phải trả. Trường hợp này NVCSH cũng bị tác
động.
Như vậy, thực chất chi phí là sự giảm đi của tài sản hoặc là sự tăng lên
của khoản nợ phải trả trong kỳ mà không làm tăng tài sản khác hoặc
không làm giảm nợ phải trả khác của Công ty.

Ngoài sự khác nhau về lượng giữa chi phí và chi tiêu còn có sự khác
nhau về thời gian.
Sự khác nhau là do có sự không phù hợp thời gian phát sinh các khoản
chi tiêu và thời gian phát huy tác dụng (mang lại tính lợi ích kinh tế của
chúng), tức thời gian tạo ra thu nhập của Công ty. Chính điều này đã phát
sinh khái nhiệm “chi phí trả trước” và “chi phí phải trả” trong các nguyên
tắc của kế toán dồn tích. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí là căn cứ vào
thời điểm phát sinh các nghiệp vụ chứ không căn cứ vào thời điểm phát
sinh luồng tiền.
Trong các Công ty ngoài hoạt động sản xuất chung ra còn có hoạt động
sản xuất phụ trợ khác. Do đó, chi phí sản xuất trong Công ty gồm:
Chi phí trong Công ty và chi phí ngoài Công ty.
6
Phạm Thị Biên
Chi phí trong công ty là những chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất của Công ty. Chi phí ngoài Công ty là những chi phí phát sinh ngoài
như sản xuất phụ, công tác vận chuyển và các dịch vụ khác. Trong đó chi
phí trong xây lắp là chủ yếu.
1.1.1.2. Phân loại chi phí kinh doanh.
* Theo yếu tố chi phí (nội dung kinh tế của chi phí) bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu là toàn bộ các chi phí phát sinh để mua sắm các
đối tượng lao động cần thiết cho họat động sản xuất kinh doanh của công
ty trong kỳ xem xét.
Chi phí nhân công là các chi phí liên quan đến nguồn lực lao động mà
công ty sử dụng trong kỳ xem xét bao gồm lương và các khoản kèm theo
lương (thưởng, bảo hiểm…)
Chi phí khấu hao TSCĐ là khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng
các TSCĐ của công ty trong kỳ xem xét. Khoản này được khấu trừ khỏi
thu nhập của công ty trước khi tính thuế thu nhập, nhưng là khỏan chi phí
“ảo”. Lý do là khoản này không phải là khoản thực chi của công ty và

được xem như một thành phần tạo ra tích lũy cho công ty.
Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản thanh toán cho các yếu
tố mua ngoài mà công ty thực hiện như: chi phí nhiên liệu, năng lượng,
thuê ngoài sửa chữa, kiểm toán…
7
Phạm Thị Biên
Chi phí bằng tiền khác bao gồm các khoản thuế, lệ phí phải nộp, chi
phí họat động tài chính, họat động bất thường…
Theo khoản mục (công dụng kinh tế và địa điểm) bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm những loại nguyên liệu, vật
liệu chính tạo ra thực thể của sản phẩm: sắt thép, gỗ, vải được xác định
thông qua phiếu xuất kho nguyên liệu. Chi phí về nguyên vật liệu trực
tiếp được tính thẳng vào chi phí sản xuất sản phẩm, ngoài ra trong quá
trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên liệu có tác dụng phụ
thuộc, nó kết hợp nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm
tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị hoặc rút ngắn
chu kỳ sản xuất của sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các chi phí cho lao động trực tiếp
tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm như chi phí về tiền lương, các
khoản tính theo lương được tính thẳng vào sản phẩm sản xuất ra.
Chi phí sản xuất chung là tất cả những khoản mục chi phí phát sinh tại
nơi sản xuất hay phân xưởng mà không phải là chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp và chi phí tiền lương trực tiếp được xem là chi phí sản xuất
chung bao gồm chi phí nguyên liệu gián tiếp, khấu hao tài sản cố định
(TSCĐ), sửa chữa, bảo trì, quản lý tại phân xưởng Trên giác độ toàn
công ty cũng phát sinh những khoản chi phí tương tự gắn liền với quá
trình quản lý và tiêu thụ, nhưng không được kể là một phần của chi phí
sản xuất chung.
8
Phạm Thị Biên

Chi phí bán hàng gồm lương của nhân viên bán hàng, chi phí
marketing, khấu hao TSCĐ dùng trong bán hàng (cửa hàng, phương tiện
vận tải…) và các yếu tố mua ngoài liên quan.
Chi phí quản lý công ty gồm lương của cán bộ, nhân viên quản lý công
ty, khấu hao TSCĐ dùng trong quản lý (văn phòng, máy tính… )và các
yếu tố mua ngoài liên quan, v.v…
Phân theo nguồn chi phí phát sinh: Chi phí ban đầu, chi phí chuyển
đổi.
- Chi phí nguyên liệu trực tiếp kết hợp với chi phí tiền lương trực tiếp
được gọi là chi phí ban đầu. Chi phí này có tác dụng phản ánh mức chi
phí đầu tiên, chủ yếu của sản phẩm, đồng thời phản ánh mức chi phí riêng
biệt, cụ thể từng đơn vị sản phẩm mà ta nhận diện ngay trong tiến trình
sản xuất, và là cơ sở lập kế hoạch về lượng chi phí chủ yếu cần thiết nếu
muốn sản xuất sản phẩm đó.
- Chi phí tiền lương trực tiếp kết hợp với chi phí sản xuất chung được
gọi là chi phí chuyển đổi. Chi phí này có tác dụng phản ánh mức chi phí
cần thiết để chuyển đổi nguyên liệu từ dạng thô sang dạng thành phẩm,
và là có sở để lập kế hoạch về lượng chi phí cần thiết để chế biến một
lượng nguyên liệu nhất định thành thành phẩm.
Ngoài ra, người ta có thể phân loại: chi phí kinh doanh trực tiếp, chi
phí kinh doanh gián tiếp dựa theo hình thức tính chi phí vào kết quả.
9
Phạm Thị Biên
1.1.1.3. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí kinh doanh.
* Đối tượng kế toán tập hợp chi phí kinh doanh:
Đối tượng tập hợp chi phí kinh doanh là phạm vi giới hạn mà các chi
phí kinh doanh phát sinh được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra
giám sát chi phí và yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu xác định
giá thành sản phẩm.
* Phương pháp tập hợp chi phí kinh doanh:

+ Phương pháp trực tiếp : phương pháp tập hợp trực tiếp để tập hợp chi
phí phát sinh liên quan trực tiếp đến một đối tượng kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và một đối tượng tính giá thành sản phẩm.
+ Phương pháp gián tiếp: được áp dụng để tập hợp chi phí phát sinh
liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chí phi sản xuất và nhiều
đối tượng tính giá thành. Khi đó kế toán phải tập hợp chung các chi phí
phát sinh cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức phù
hợp.
1.1.2. Giá thành sản phẩm.
1.1.2.1.Bản chất, nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản
phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
10
Phạm Thị Biên
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa
mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Trong hệ thống các chỉ
tiêu quản lý của DN, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp,
phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh
doanh (SXKD), cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà
DN đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận.
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm.
* Theo thời gian và cơ sở số liệu tính:
Trong sản xuất cần phân biệt các loại giá thành: giá thành dự toán,
thành kế hoạch và giá thành thực tế.
+ Giá thành dự toán: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở khối lượng
công tác sản xuất được duyệt, các định mức dự toán và đơn giá sản xuất
cơ bản công ty ban hành và dựa theo mặt bằng giá cả thị trường. Căn cứ
vào giá trị dự toán chúng ta có thể xác định được giá thành dự toán của
chúng .

Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lợi nhuận định mức
+ Giá thành kế hoạch: được lập dựa trên các định mức tiên tiến của nội
bộ công ty phù hợp với tình hình thực tế. Nó là cơ sở để phấn đấu hạ giá
thành công trong giai đoạn kế hoạch, nó phản ánh trình độ quản lý giá
thành của công ty. Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức:
11
Phạm Thị Biên
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - mức hạ giá thành dự
toán
+ Giá thành thực tế : Là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí sản
xuất thực tế mà các Công ty đã bỏ ra để hoàn thành một khối lượng sản
phẩm nhất định, được xác định theo số liệu kế toán cung cấp.
Giá thành thực tế không chỉ bao gồm những chi phí trong định mức mà
có thể bao gồm những chi phí thực tế phát sinh như mất mát, hao hụt vật
tư, thiệt hại phá đi, làm lại
*Theo phạm vi tính:
Giá thành sản xuất toàn bộ.
Giá thành sản xuất theo biến phí .
Giá thành sản xuất theo biến phí có phân bổ chi phí cố định hợp lý.
1.1.2.3. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí kinh doanh.
Đối tượng xác định giá thành sản phẩm:
Đối tượng xác định giá thành là các loại sản phẩm công việc do công ty
sản xuất ra cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối
tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công việc. Tính
giá thành sản phẩm nó có ý nghĩa quan trọng là căn cứ để kế toán mở các
bảng chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng
đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra đáng giá tình hình thực hiệc kế
hoạch giá thành.
12
Phạm Thị Biên

Việc xác định đối tượng tính giá thành phải dựa trên cơ sở, đặc điểm
sản xuất của công ty, các loại sản phẩm mà công ty và quy trình sản xuất
sản phẩm.
Kỳ tính giá thành: là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành yêu cầu phải
tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc
xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu
kỳ sản xuất sản phẩm để xác định
* Phương pháp xác định giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu
CPSX đã tập hợp được trong kỳ để tính toán, xác định tổng giá thành và
giá thành đơn vị sản phẩm theo đúng các khoản mục chi phí cho từng đối
tượng. Tùy thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức
sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý DN… mà các DN có thể vận dụng
một hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành sau:
- Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp).
- Phương pháp tính giá thành phân bước:
- Phương pháp hệ số.
- Phương pháp tỷ lệ
- Phương pháp loại trừ CPSXKD phô.
- Phương pháp đơn đặt hàng.
- Phương pháp định mức.
13
Phạm Thị Biên
1.1.3. Nguyên tắc kế toán chi phí kinh doanh và giá thành sản
phẩm.
Tất cả các công ty nói chung đều hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi
nhuận và công ty hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tìm kiếm lợi
nhuận. Nhưng tất nhiên hoạt động tìm kiếm lợi nhuận đó phải tuân theo
chế độ quy định về hạch toán kinh tế. Hiện nay, việc tính những khoản
chi phí vào giá thành sản phẩm là:

- Những khoản chi phí cơ bản, trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí
sản xuất chung). Còn chi phí quản lý công ty được hạch toán vào giá
thành thực tế của quá trình sản phẩm hoàn thành.
- Những khoản chi phí cơ bản,
- Những khoản chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp).
- Những khoản chi phí nhân công trực tiếp,
- Những khoản chi phí sản xuất chung.
- Những khoản chi phí quản lý công ty được hạch toán vào giá thành
thực tế của quá trình sản phẩm hoàn thành.
Những khoản chi phí sản xuất khác như: chi phí đầu tư, chi phí hoạt
động tổ chức, chi phí về các khoản bất thường, các khoản chi phí đă có
nguồn bù đắp riêng, chi phí có tính phân bổ….
1.1.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại
hình công ty chủ yếu.
14
Phạm Thị Biên
+ Phương pháp trực tiếp: phương pháp tập hợp trực tiếp để tập hợp chi
phí phát sinh liên quan trực tiếp đến một đối tượng kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và một đối tượng tính giá thành sản phẩm.
+ Phương pháp gián tiếp: được áp dụng để tập hợp chi phí phát sinh
liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chí phi sản xuất và nhiều
đối tượng tính giá thành. Khi đó kế toán phải tập hợp chung các chi phí
phát sinh cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức phù
hợp.
1.2. Lý luận cơ bản về kế toán chi phí kinh doanh và xác định
giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.
1.2.1. Tổng quan về phần mềm kế toán máy.
Kế toán là một môn khoa học và không thể thiếu trong nền Kinh tế
đang phát triển hiện nay của Việt Nam. Công ty nào cũng phải làm công

tác kế toán dù là nhỏ nhất. Hiện cả Nước đã có trên 350.000 công ty và sẽ
tăng lên con số 1 triệu công ty trong vòng 5-10 năm tới.
Các kiến thức về kế toán cơ bản cũng như nâng cao đều rất quan trọng
để các bạn hiểu được các khái niệm về kế toán. Tất cả các kiến thức đó
cần được bổ sung thêm một kỹ năng sử dụng và khai thác phần mềm kế
toán. Lý do rất đơn giản là hầu hết các công ty đều đã trang bị máy tính
và có đến trên 80% các công ty đã trang bị internet. Xu hướng cũng như
thực tiễn là phần lớn các công ty sẽ không thực hiện công tác kế toán
bằng thủ công hay excel nữa mà sẽ thực hiện công tác kế toán trên phần
15
Phạm Thị Biên
mềm. Có như vậy công tác kế toán mới đáp ứng kịp nhu cầu của Ban
Giám đốc công ty cũng như các Phòng ban khác.
Kiến thức kế toán căn bản kết hợp với kỹ năng sử dụng thành thạo
phần mềm kế toán sẽ giúp các bạn có đủ tự tin để làm nghề kế toán một
cách vững vàng và chuyên nghiệp. Dần dần, phần mềm kế toán sẽ là một
phần không thể thiếu trong quá trình học và làm kế toán, bởi lẽ kiến thức
kế toán sẽ gắn liền với việc vận dụng trên môi trường và công cụ thực
hiện như thế nào, nếu không dù hiểu về kế toán nhưng cũng không thể
vận dụng được hoặc mất quá nhiều thời gian và không hiệu quả.
Bên cạnh đó, để phản ánh nghiệp vụ kế toán chính xác, người làm kế
toán cần đọc và tìm hiểu thêm các kiến thức về quản trị kinh doanh, bản
chất vận hành của đồng tiền, hàng hóa và các kiến thức có liên quan đến
ngành đặc thù của công ty mà sau này mình sẽ tham gia làm kế toán tại
đó.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về công tác kế toán. Bên cạnh
đó, kế toán là một trong những nghề tương đối đa dạng để có thể khai
thác, các bạn có thể làm kế toán cho một công ty, có thể tham gia làm
kiểm toán, tư vấn kế toán, kiểm định và định giá. Đặc biệt, hiện nay trên
Thế Giới cũng như tại các Thành phố lớn tại Việt Nam đã có trào lưu làm

thuê kế toán (Outsourcing) hay Đại lý thuế, như vậy các bạn có thể trở
thành những chuyên gia về kế toán và làm thuê kế toán cho nhiều công ty
một lúc hoặc là các Đại lý thuế. Các công việc này rất thú vị mang lại
16
Phạm Thị Biên
nhiều tiền bạc, chủ động và tự do, các bạn có thể ngồi một chỗ làm việc
cho nhiều công ty tại Việt nam hoặc thậm chí các công ty đặt ở Nước
ngoài thông qua mạng Internet.
1.2.2. Vai trò của phần mềm kế toán trong kế toán chi phí kinh
doanh và xác định giá thành sản phẩm.
+ Phần mềm kế toán là một trong các yếu tố cấu thành nên hệ thống
thông tin kế toán.Phần mềm kế toán giúp người làm công tác kế toán tài
sản cố định và khấu hao tài sản cố định được thực hiện công việc trong
một môi trường quản trị cơ sở dữ liệu thích hợp.
Với chương trình kế toán, người dùng có thể thực hiện tất cả các chức
năng quản trị cơ sở dữ liệu kế toán cần thiết là:
- Tạo lập cơ sở dữ liệu kế toán:Nhập số liệu về các danh mục của kế
toán tài sản cố định và kế toán khấu hao tài sản cố định , vào các số dư
đầu kì, các chứng từ nghiệp vụ, các thẻ tài sản cố định.
- Hiệu chỉnh, cập nhật lại cơ sở dữ liệu kế toán theo yêu cầu, hiệu
chỉnh, bổ sung và cập nhật lại các danh mục tài sản cố định và khấu hao
tài sản cố định, chứng từ hay phiếu kế toán.
1.2.3. Nhiệm vụ kế toán chi phí kinh doanh và xác định giá
thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.
- Kế toán chi phí kinh doanh và xác định giá thành sản phẩm đóng một
vai trò rất quan trọng trong công tác hạch toán kế toán của công ty nói
chung cũng như tài sản cố định nói riêng. Khi áp dụng phần mềm kế toán
17
Phạm Thị Biên
thì nhiệm vụ của kế toán chi phí kinh doanh và xác định giá thành sản

phẩm được thực hiện như sau:
+ Tổng hợp, phản ánh số liệu chính xác, kịp thời đầy đủ về số lượng kế
toán.
Theo dõi chi phí, tập hợp chi phí đến từng sản phẩm, phân tích chi phí
theo khoản mục, yếu tố, tự động phân bổ, kết chuyển chi phí và tính giá
thành sản phẩm. Khả năng tính giá thành cho từng công đoạn cũng như
sản phẩm cuối cùng. Phương pháp áp dụng: hệ số, định mức, số phát sinh
và giá thành phân bước.
1.3. Nội dung kế toán chi phí kinh doanh và xác định giá thành
sản phẩm trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán máy.
1.3.1. Xây dựng danh mục kho hàng.
* Danh mục kho hàng
Chức năng: Cập nhật, hiệu chỉnh danh mục kho hàng trong đơn vị.
Đường dẫn: Vật tư hàng hoá\Danh mục\ Danh mục kho:
1.3.2. Xây dựng danh mục vật tư hàng hóa.
Trong công ty việc sản xuất kinh doanh, nguyên liệu- vật liệu tham
gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều loại và số lượng sản
phẩm được sản xuất ra cũng khá phong phú về chủng loại. Trong kế toán
CPKD và xác định giá thành sản phẩm, phải quản lý đến từng loại, nhóm
nguyên - vật liệu, sản phẩm và đây cũng là một chỉ tiêu trong các báo cáo
tài chính nên phải tổ chức mã hóa danh mục vật liệu, sản phẩm, hàng hóa
18
Phạm Thị Biên
để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý CPKD và xác định giá thành sản
phẩm.
* Danh mục nhóm hàng hoá vật tư:
Chức năng: Cập nhật, hiệu chỉnh danh mục nhóm hàng hoá, vật tư.
Phân loại danh mục hàng hoá, vật tư theo yêu cầu quản lý của đơn vị
Đường dẫn: Vật tư hàng hoá\Danh mục\ Nhóm hàng hoá vật tư.
* Danh mục hàng hoá vật tư:

Chức năng: Cập nhật, hiệu chỉnh danh mục hàng hoá vật tư. Khai
báo theo dõi chi tiết vật tư, hàng hoá, thành phNm.
Đường dẫn: Vật tư hàng hoá\Danh mục\ Hàng hoá vật tư.
1.3.3. Khai báo danh mục vụ việc hợp đồng.
Chức năng: Khai báo danh mục vụ việc hợp đồng nhằm mục
đích tập hợp chi phí giá thành cho từng vụ việc hợp đồng hoặc quản lý
các đối tượng khác. Thiết lập cơ sở ban đầu để tính chi phí giá thành.
Đường dẫn: Giá thành\ Danh mục\Vụ việc, hợp đồng.
1.3.4. Khai báo các bút toán kết chuyển, phân bổ tự động.
* Bút toán kết chuyển tự động:
Cuối kỳ ta thường phải thực hiện các bút toán kết chuyển sau để xác
định kết quả kinh doanh:
Kết chuyển giá vốn hàng bán.
Kết chuyển các khoản doanh thu, thu nhập.
Kết chuyển các khoản chi phí BH, QLDN, HĐTC, chi phí khác.
19
Phạm Thị Biên
Trên cơ sở các bút toán kết chuyển nêu trên đều lặp lại giống nhau
vào cuối các kỳ kế toán nên trong chương trình có chức năng cho phép
thực hiện tự động sinh ra các bút toán kết chuyển cuối kỳ.
Để thực hiện được việc kết chuyển tự động ta phải khai báo tài
khoản “chuyển”, tài khoản “nhận” cho từng nhóm bút toán một và khai
báo việc kết chuyển được thực hiện từ tài khoản ghi có sang tài khoản ghi
nợ (ví dụ 642 - 911) hoặc ngược lại (ví dụ 511 - 911).
Khi tạo bút toán kết chuyển phần mềm sẽ kết chuyển số tiền bằng
tổng số phát sinh trừ tổng số giảm trừ trong kỳ.
Để tiện dụng phần mềm cho phép các khả năng khai báo sau:
Khai báo kết chuyển từ một tài khoản chi tiết này sang một tài
khoản chi tiết khác.
Khai báo kết chuyển từ một tài khoản tổng hợp sang một tài khoản

chi tiết. Khi này phần mềm sẽ kết chuyển cho từng tài khoản chi tiết
“chuyển” sang tài khoản “nhận”.
Khai báo kết chuyển từ một tài khoản tổng hợp sang một tài khoản
tổng hợp khác. Khi này phần mềm sẽ kết chuyển tương ứng cho từng cặp
tài khoản chi tiết “chuyển - nhận” có “đuôi” tiểu khoản giống nhau.
Đường dẫn: Để tạo các bút toán kết chuyển vào phân hệ Tổng hợp\
Chức năng\ Khai báo các bút toán tự động\ Bút toán kết chuyển tự động
khi đó sẽ xuất hiện.
20
Phạm Thị Biên
* Bút toán phân bổ tự động:
Cuối kỳ ta phải phân bổ chi phí sản xuất chung (TK627), chi phí
nhân công trực tiếp (TK622) (nếu không tập hợp được trực tiếp cho từng
vụ việc) sang tài khoản liên quan để tính giá thành (TK154). Và phân bổ
chi phí bán hàng (TK641), chi phí quản lý công ty (TK 642) sang tài khoản
liên quan để tính kết quả kinh doanh (TK 911) theo các loại hình kinh
doanh khác nhau (trong trường hợp tài khoản kết quả chia nhỏ ra các tài
khoản con ứng với các loại hình kinh doanh khác nhau).
Trên cơ sở các bút toán phân bổ nêu trên đều lặp lại giống nhau vào
cuối các kỳ kế toán nên trong chương trình có chức năng cho phép thực
hiện tự động sinh ra các bút toán phân bổ cuối kỳ.
Đường dẫn: Để khai báo bút toán phân bổ tự động vào phân hệ Tổng
hợp\ Chức năng\ Khai báo các bút toán tự động\ Bút toán phân bổ tự động.
1.3.5. Tập hợp chi phí và tính giá thành.
Danh mục vụ việc:
Chức năng: Khai báo danh mục vụ việc hợp đồng nhằm mục đích
tập hợp chi phí giá thành cho từng vụ việc hợp đồng hoặc quản lý các đối
tượng khác. Thiết lập cơ sở ban đầu để tính chi phí giá thành
Danh mục tài khoản, tiểu khoản:
21

Phạm Thị Biên
Chức năng: Hệ thống tài khoản là xương sống của toàn bộ hệ thống
kế toán với hầu hết các thông tin được phản ánh trên các tài khoản. Việc
xây dựng danh mục tài khoản phụ thuộc vào 2 yếu tố sau:
1.3.6. Kiểm tra các loại sổ tổng hợp, sổ chi tiết phục vụ công tác
kế toán và quản lý.
* Báo cáo hàng nhập:
Bảng kê phiếu nhập
Bảng kê phiếu nhập của một mặt hàng, vật tư
Bảng kê phiếu nhập nhóm theo nhà cung cấp
Bảng kê phiếu nhập nhóm theo hợp đồng
Bảng kê phiếu nhập nhóm theo dạng nhập
Bảng kê phiếu nhập nhóm theo mặt hàng
Tổng hợp hàng nhập kho
Báo cáo giá trị hàng nhập theo khách hàng, hợp đồng
Báo cáo hàng nhập nhóm theo 2 chỉ tiêu
* Báo cáo hàng xuất:
Bảng kê phiếu xuất
Bảng kê phiếu xuất của một mặt hàng, vật tư
Bảng kê phiếu xuất nhóm theo khách hàng
Bảng kê phiếu xuất nhóm theo hợp đồng
Bảng kê phiếu xuất nhóm theo dạng xuất
Bảng kê phiếu xuất nhóm theo mặt hàng
22
Phạm Thị Biên
Tổng hợp hàng xuất kho
Báo cáo giá trị hàng xuất theo khách hàng, hợp đồng
Báo cáo hàng xuất nhóm theo 2 chỉ tiêu
Báo cáo hàng tồn kho:
Thẻ kho / Sổ chi tiết vật tư

Thẻ kho / Sổ chi tiết vật tư (lên cho tất cả các vật tư của một kho)
Hỏi số tồn kho của một vật tư
Tổng hợp nhập xuất tồn
* Báo cáo tồn kho:
Báo cáo tồn theo kho
Báo cáo tồn kho đầu kỳ
Báo cáo tồn kho theo phiếu nhập (giá NTXT)
Bảng giá trung bình tháng
Báo cáo chi phí giá thành:
Bảng tiêu hao nguyên vật liệu cho sản phẩm
Tính tiêu hao tiền lương, BHXH và KPCĐ
Thẻ giá thành sản phẩm
* Bảng tổng hợp giá thành:
Báo cáo quá trình sản xuất
Báo cáo quyết toán thành phẩm
Báo cáo quyết toán nguyên vật liệu
Báo cáo so sánh tiêu hao tiền lương với định mức
23
Phạm Thị Biên
Báo cáo so sánh tiêu hao nguyên vật liệu với định mức
Báo cáo chi phí theo vụ việc Bảng kê chứng từ theo vụ việc Tổng
hợp số phát sinh theo vụ việc
Tổng hợp số phát sinh lũy kế theo vụ việc Bảng cân đối số phát sinh
theo vụ việc.
24
Phạm Thị Biên
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH
DOANH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
TNHH MTV ĐẠI NGỌC TIẾN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
PHẦN MỀM KẾ TOÁN.

2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức
công tác kế toán tại Công ty TNHH Tân Trang
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Tân Trang
Địa chỉ: Ấp Yên Ngưu, Xã Tam Hiệp, H. Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Điện thoại: 04. 3647 0171 – 04. 3647 0170
MST : 0309037911
Email :
webside : www.baobitantrang.com
Hotline: 0902 33 50 59
Trước tiên Công ty TNHH Tân Trang xin trân trọng gửi lời chào thân ái
đến ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Quý Công ty xin kính chúc
Quý Công ty ngày một thành công và vững mạnh .
Là một trong những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thiết kế in ấn bao
bì giấy với đội ngũ nhân viên trẻ năng động , sáng tạo luôn tin tưởng và
hy vọng được đóng góp một phần năng lực chuyên môn của mình cho sự
25

×