Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác tài nguyên năng lượng đến môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.55 KB, 11 trang )

I. Đặt vấn đề:
Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của
một quốc gia. Là động lực cho các ngành kinh tế, công nghiệp năng lượng được coi như
bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất. Việc phát triển ngành
công nghiệp này kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp khác như công nghiệp cơ
khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Công nghiệp năng lượng cũng thu hút những
ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng như luyện kim màu, chế biến kim loại, chế
biến thực phẩm, hoá chất, dệt
Bên cạnh lợi ích về kinh tế như vậy thì quá trình khai thác, vận chuyển các nguồn
năng lượng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường. Thực trạng nhiều
nguồn tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên dầu khí và những nguồn tài nguyên biển
không tái tạo khác đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững, nạn phá hủy rạn san
hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũng ngày một tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Theo ước
tính, cỏ biển đã mất 30 – 60% và rừng ngập mặn – chiếm 1/3 diện tích rừng thế giới
– mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô trên toàn cầu đã bị phá hủy hoàn toàn
trước năm 1998. Trong vòng 20 năm qua, các nước Đông Nam Á đã mất đi 12% số rạn
san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Điều này
không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn gây phát sinh nhiều vấn đề
kinh tế-xã hội do sự thiếu hụt thực phẩm cung cấp cho những cư dân sống ở các đảo và
các vùng ven biển, kéo theo những cuộc di dân hàng loạt từ các vùng ven biển vào các
vùng trung tâm…
II. Đánh giá tác động của việc khai thác và sử dụng tới môi trường:
Tài nguyên năng lượng của thế giới rất phong phú và đa dạng. Ngoài nguồn năng lượng
truyền thống như củi, gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, đá cháy, con người đã phát hiện và đưa
vào sử dụng các nguồn năng lượng mới, có hiệu quả cao như năng lượng thuỷ triều, năng
lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, năng lượng gió và năng lượng sinh khối
Những tác động về mặt môi trường sinh thái cũng những tiến bộ về khoa học công nghệ
đã làm tăng việc sử dụng các nguồn năng lượng mới.
Năng lượng được chia thành 2 dạng năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
1. Năng lượng không tái tạo:
a. Năng lượng hóa thạch:


Việc khai thác sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch không có tác động tích cực đến
môi trường, chủ yếu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
• Ảnh hưởng đến bề mặt địa hình, cảnh quan:
Khai thác than hầm lò đã làm thay đổi bề mặt địa hình khu vực, tạo các vết nứt trên bề
mặt địa hình. Di chuyển đất từ khu vực chuẩn bị khai mỏ sẽ làm thay đổi hoặc phá hủy
nhiều đặc tính tự nhiên của đất và có thể giảm năng suất nông nghiệp hoặc đa dạng sinh
học.
Hình ảnh tương phản tại dãy núi Madison, Tây Virginia khi một bên là khu mỏ Hobet và
một bên là phần núi còn sót lại sau khi Hobet xây dựng.
Hoạt động khai thác chủ yếu là khai thác lộ thiên nên lượng đất đá đổ thải ra lớn làm
ảnh hưởng đến các khu vực lân cận.
Việc lắp đặt các dàn khoan trên biển làm thay đổi môi trường cảnh quan biển, khai
thác trên thềm lục địa gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, không khí, nước. Khai thác
trên biển gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do khai thác trên
biển).
• Ảnh hưởng đến không khí:
Quá trình khai thác than đã phát thải vào khí quyển một khối lượng lớn các loại
bụi, khí độc và cả tiếng ồn làm ô nhiễm không khí.
Những hoạt động làm đường chuyên chở than, tổn trữ đất mặt, di chuyển chất thải và
chuyên chở đất và than làm tăng lượng bụi xung quanh vùng khai mỏ. Bụi làm
giảm chất lượng không khí tại ngay khu khai mỏ, tổn hại thực vật, và sức khỏe của
công nhân mỏ cũng như vùng lân cận. Hàng trăm ha đất dành cho khai mỏ bị bỏ
hoang chờ đến khi được trả lại dáng cũ và cải tạo.
Đốt than tạo ra khí SO
2
, CO
2
. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than
công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO 2 , 18.000 tấn N0 X ,
11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn

Không khí ở mỏ than của công ty CP Núi Béo
Dầu mỏ đem đốt cũng gây ra ô nhiễm vì sinh ra nhiều khí như SO
2
, CO
2
. Xe cộ,
máy móc chạy bằng xăng góp phần làm Trái Đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính
Đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra các axít như sulfuric, cacbonic và nitric, các chất
có nhiều khả năng tạo thành mưa axít và ảnh hưởng đến các vùng tự nhiên và hủy
hoại môi trường. Các tượng điêu khắc làm bằng cẩm thạch và đá vôi cũng phần
nào bị phá hủy do axít hòa tan cacbonat canxi.
• Ảnh hưởng đến động và thực vật:
Hàm lượng trầm tích cao có thể làm chết cá, lấp nơi sinh sản; giảm xâm nhập của
ánh sáng vào nước; bồi lấp ao hồ; theo nước suối loang ra một vùng nước sông rộng lớn
và làm giảm năng suất của những động vật thủy sinh làm thức ăn cho những loài khác.
Những thay đổi này cũng hủy hoại sinh cảnh một số loài có giá trị và có thể tạo ra những
sinh cảnh tốt cho những loài không mong đợi. Ô nhiễm trầm tích nặng nề nhất có thể xảy
ra trong khoảng từ 5 đến 25 năm sau khi khai mỏ. Ở những nơi không có cây cối thì xói
mòn còn có thể kéo dài đến 50 - 60 năm sau khi khai mỏ.
Khai thác lộ thiên gây ra những tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp đến động, thực vật
hoang dã. Những loài vật di động như thú săn bắn, chim và những loài ăn thịt phải rời
khỏi nơi khai mỏ. Những loài di chuyển hạn chế như động vật không xương sống, nhiều
loài bò sát, gặm nhấm đào hang và những thú nhỏ có thể bị đe dọa trực tiếp.
Các rặn san hô: Sự ô nhiễm dầu có thể dẫn đến tử vong trên diện rộng của san hô
và các động vật đáy không xương sống khác như trai, sò, động vật da gai và loài giáp sát.
Các cặn dầu và các phần dầu nhẹ dễ tan trong nước hơn sẽ làm các loài cá và động vật
không xương sống bị nhiễm bẩn (có mùi), đặc biệt là các loài sống bằng cách ăn lọc. Về
lâu dài, một rặng san hô lớn bị tiêu diệt sẽ dẫn đến việc xói mòn lớp nền của vỉa đá ngầm
do sóng và các sinh vật gây xói mòn sinh học. Đến một mức độ nào đó sự xói mòn bờ
biển trên diện rộng sẽ xảy ra

Rừng ngập mặn ven biển: Môi trường sống trong rừng ngập mặn rất đa dạng nuôi
sống rất nhiều loài cá, động vật không xương sống, chim, các loài thực vật và đóng vai
trò vô cùng quan trọng đối với các hệ sinh thái biển. Vì các lớp rong biển, hồ và đặc biệt
là đầm lầy xuất hiện nơi nước nông và thường nổi rõ khi triều thấp, chúng dễ bị tổn
thương do ô nhiễm dầu dòng triều và gió về bờ có thể đưa vết dầu về phía bờ. Việc suy
thoái sẽ dẫn đến các môi trường sống này bị mất một số cá lớn và vừa, một số loài giáp
sát có giá trị.

Các loài động vật bị ảnh hưởng do tràn dầu
• Ảnh hưởng đến môi trường nước:
Chất lượng nước sông, suối có thể bị giảm do axit mỏ chảy tràn, thành phần độc tố
vết, hàm lượng cao của những chất rắn hòa tan trong nước thoát ra từ mỏ và lượng
lớn phù sa được đứa vào sông suối. Chất thải mỏ và những đống than tổn trữ cũng
có thể thải trầm tích xuống sông suối, nước rỉ từ những nơi này có thể là axít và
chứa những thành phần độc tố vết.
Nước thải từ khai trường chảy ngoài pH, hàm lượng lơ lửng cao còn chứa bùn đất
và than, khí thoát nước mỏ bùn đất và than được bơm cùng nước ra ngoiaf mỏ
chảy vào các suối làm thay đổi tốc độ và lưu lương của dòng chảy. nước mưa thấm
qua các bãi thải hòa tan các thành phần khoáng chất có trong đất và tăng độ đục
gây ô nhiêm nguồn nước.
Sông Diễn Vọng bị ô nhiễm nghiêm trọng do hoạt động khai thác than của
Công ty khai thác than Quang Hanh
Bên cạnh đó, việc cung cấp nước ngầm có thể bị ảnh hưởng do khai thác mỏ lộ
thiên. Những tác động của việc khai thác này làm hạ thấp mực nước ngầm của
những vùng lân cận và thay đổi hướng chảy trong mạch nước ngầm, ô nhiễm nước
ngầm.
Những hồ được tạo ra trong quá trình khai thác than lộ thiên cũng có thể chứa
nhiều a xít nếu có sự hiện diện của than hay chất phế thải chứa than, đặc biệt là
những chất này gần với bể mặt và chứa pi rít. Hóa chất còn lại sau khi nổ mìn
thường là độc hại và tăng lượng muối của nước mỏ và thậm chí là ô nhiễm nước.

Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng
sản Việt nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá, khoảng 70 triệu m3 nước
thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như
Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả
Dâu mỏ bị tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống sinh vật biển.
Các hiện tượng tràn dầu, rò rỉ dầu gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cho môi
trường, như làm hủy hoại hệ sinh thái động thực vật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống con người
Các vụ tràn dầu nghiêm trọng trên thế giới:
- Ngày 16/3/1978 tại biển PORTSALL của Pháp tàu chở dầu Amoco
Cadiz là tràn trên 68 triệu gallon.( 1gallon = 3,78541178 lít).
- Tiếp đó 3/6/1979 tại vịnh Mexico: Giếng tàu thăm dò IXTOC 1 bị vỡ,
tràn ra khoảng 80 triệu gallon dầu thô ra biển. Đến 1/11/1979 đã xảy ra
vụ va chạm giữa tàu BURMAH- AGATE với tàu chở hang Mimosa làm
2,6 triệu gallon dầu tràn ra biển.
- 25/11/1991 nam Kuwait: trong chiến tranh vùng vịnh, Iraq cố tình bơm
khoang 60 triệu gallon dầu thô vào vịnh Ba tư.
- 10/8/1993, vịnh Tampa: Xà lan Bouchard B155, tàu chở hàng Balsa 37
và Xà lan Ocean 255 va vào nhau làm tràn khỏang 336 gallon dầu.
- 15/2/1996 Biển xứ wales: Siêu tàu chở dầu Sea Empress va vào đất liền
tại vịnh Milford Haven, làm tràn 70 triệu lít dầu thô.
- 18/2/2000 ngoài khơi Rio de Janeiro, Brazil: đường ống dẫn dầu bị vỡ
làm tràn 343200 gallon dầu nặng vào vịnh Guanbara.
Vụ tràn dầu tại vịnh Mexico
Về môi trường trầm tích biển,theo chứng minh của các nhà môi trường biển thì
hoạt động cảng biển làm ô nhiễm dầu là khó tránh khỏi. Điều này đã và đang gây sức ép,
tác động tiêu cực tới các hệ sinh thái biển.
• Ảnh hưởng đến môi trường đất:
Chủ yếu do các hoạt động đào bới trong khai thác làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc
các tầng đất, suy giảm chất lượng đất nghiêm trọng, phá hủy hệ sinh thái đất. Khi có mưa

to gây xóa mòn, rửa trôi . Khu mỏ Uông Bí chủ yếu là đất chua đến rất chua (pH dao
động 2,39-5,52), hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng ở mức trung bình và
nghèo. Đất không có kết cấu , dể bị rửa trôi, nghèo dinh dưỡng, có xu hướng bị axit hóa.
b. Năng lượng nguyên tử:
 Tích cực:
Năng lượng hạt nhân là một giải pháp
kinh tế an toàn và là nguồn năng lượng bền
vững trên thế giới.
Lượng chất thải phóng xạ phát sinh trong nhà
máy điện nguyên tử rất ít so với lượng chất
thải công nghiệp thông thường, do vậy có thể
quản lý được một cách chặt chẽ, cất giữ và
bảo quản an toàn.
Lò phản ứng hạt nhân thực sự không
phát thảt khí hiệu ứng nhà kính, sử dụng
chúng để phát triển điện có thể giúp kiềm chế
được mối nguy hiểm nóng lên toàn cầu và thay đổi khí hậu. Các nhà máy điện hạt nhân
hàng năm giúp tránh thải 2,5 tỷ tấn CO2 một lượng tương đương một nửa số khí thải cua
ngành vận tải thế giới. Mở rộng công suất hạt nhân đồng nghĩa giảm thải chất gây hiệu
ứng nhà kính được nhiều hơn.
Công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến và đa dạng tạo điều kiệnphát triển tương
lai bền vững cả ở nước công nghiệp và nước đang phát triển. Lò phản ứng hạt nhân còn
được dùng để khử mặn nước biển nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch ngày càng tăng trên
thế giới. Những thế hệ lò phản ứng hạt nhân mới đang được kỳ vọng để sản xuất hiđrô và
năng lượng lớn cung cấp nhiên liệu cho ô tô năng lượng sạch.
 Tiêu cực:
Trong dây chuyền sản xuất nhiên liệu hạt nhân, hai khâu khai thác và chế biến
quặng urani có tác động xấu nhất đối với con người và môi trường.
Ngoài ra, khả năng nước rỉ chứa asen, urani… đặc biệt nguy hiểm trong môi trường
axit vì các đồng vị phóng xạ ở dạng cơ động hơn bình thường làm ô nhiễm cả nước ngầm

lẫn nước bề mặt. Vì chu kỳ bán rã của nhiều chất phóng xạ quá dài nên để bảo đảm an
toàn, bãi phế liệu phải được củng cố bằng đập đá hay bê-tông. Trong quá khứ, nhiều vụ
vỡ đê bảo hộ khiến hàng ngàn tấn bùn và hàng triệu lít nước ô nhiễm tràn ra ngoài, thí dụ
như ở Hoa Kỳ năm 1977, 1979 và ở Canađa năm 1984.
Sự cố hạt nhân không chỉ xảy ra đối với nhà máy điện hạt nhân khi vận hành, mà
còn tiềm ẩn nguy cơ khi vận chuyển nhiên liệu hạt nhân; đặc biệt là ở khâu xử lý chất thải
hạt nhân (nhiên liệu đã qua sử dụng), có thể gây ô nhiễm môi trường.
Chất thải nhiễm phóng xạ hạt nhân là nguyên nhân dẫn tới sự đột biến gene của động vật
sống trong nước
Các lực lượng đang khắc phục sự cố rò rỉ phóng xạ ở nhà máy
điện hạt nhân Fukushima
2. Năng lượng tái tạo:
Trước tình hình tài nguyên ngày càng
cạn kiệt, môi trường sống bị hủy hoại nghiêm
trọng, việc khai thác sử dụng một nguồn năng
lượng sạch và vô hạn như năng lượng mặt
trời, năng lượng gió…. là một lựa chôn vô
cùng thông minh. Những nguồn nguyên liệu
này không phát thải các chất như: CO
2
,
SO
2
… không gây hại nhiều đến môi trường.
Nhưng bên cạnh những lợi ích đó những
nguồn năng lượng này cũng có ảnh hưởng
đến môi trường.
 Tích cực:
Không gây ô nhiễm môi trường. Các nguồn năng lượng này không thải ra CO
2

nên
thân thiện với môi trường.
Giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, giúp phân tán rủi ro và tăng cường an ninh năng
lượng, giảm ô nhiễm môi trường. Phát triễn công nghiệp năng lượng sạch sẽ góp phần
thay thể các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kình.
Phát triễn năng lượng này là phù hợp với nguyên tắc phát triễn bền vững.
Năng lượng sinh khối tận dụng chất thải làm nhiên liệu, do đó nó vừa làm giảm
lượng rác vừa biến chất thải thành sản phẩm hữu ích. Phát triễn năng lượng sinh khối làm
giảm sự thay đổi khí hậu, giảm hiện tượng mưa axit, giảm sức ép về bãi chôn lấp. Biogas
được mệnh danh là cuộc cách mạng nâu trong lĩnh vực năng lượng mới. Biogas sử dụng
nguyên liệu đa dạng, thường là tận dụng các chất thải, phế thải, phế phẩm trong nông lâm
ngư nghiệp. không chỉ xử lí chất thải hữu cơ, làm sạch môi trường, biogas còn cung cấp
bã thải là phân bón có giá trị cao cho nông nghiệp, tăng độ phì cho đất.
Năng lượng thủy triều bảo vệ đường
bờ biển khỏi những mối nguy hiểm từ bão.
Giúp cải thiện giao thông và các đập chắn có
thể làm cầu nối qua sông.
 Tiêu cực
• Ảnh hưởng của tiếng ồn:
Các chong chóng gió gây ô nhiễm
tiếng ồn khi quay, và làm chim hoảng sợ. Độ
ồn được xác định ở tình trạng tubin điện gió
hoạt động đạt 95% công suất.
Chim hoảng sợ khi bay qua những cánh đồng quạt gió
• Ảnh hưởng đến cảnh quan, địa hình:
Việc lắp đặt các turin gió, mặt
trời, thủy triều…sẽ làm ảnh hưởng đến
cảnh quan tự nhiên của khu vực.
Khi mặt trời chiếu sáng tuabin điện gió hoạt động sẽ gây ra hiện tượng nhấp nháy
gây khó chịu.

Nếu tăng cường sử dụng gỗ như một nguồn nguyên liệu sinh khối thì sẽ gây ra những tác
động tiêu cực đến môi trường. khai thác gỗ dẫn đến phá rừng. xóa mòn đất, sa mạc hóa
và những hậu quả nghiêm trọng khác.
Việc xây dựng các nhà máy phát điện có thể ảnh hưởng đến sự ổn định nền đất của khu
vực xung quanh.
• Ảnh hưởng đến các hệ sinh thái:
Việc đặt turbin điện gió ngoài khơi làm tăng độ ồn và độ rung trong nước biển.
Việc lắp đặt dây cáp dẫn điện có thể xáo trộn sự sinh sống của những sinh vật sống
dưới biển cũng như hệ sinh thái biển.
Xây dựng các đạp chắn thủy triều tại cửa sông làm thay đổi mực thủy triều ở lưu
vực sông.
Bên cạnh các khí hòa tan, nước nóng từ nguồn địa nhiệt có thể chứa các nguyên tố
vết nguy hiểm như thủy ngân, arsen và antimon nếu nó được thải vào các con sông sẽ
gây ô nhiễm sông.
• Ảnh hưởng đến động, thực vật:
Xây dựng các đập chắn thủy triều làm ảnh hưởng tới sự di chuyển của các sinh vật
dưới nước, nhiều loại sinh vật sống dưới sâu có thể bị chết bởi các turbin. Phá hủy nơi
sinh sống của các loài động thực vật ở gần đập.
Sử dụng quạt gió có thể làm thay đổi dòng không khí, ảnh hưởng đến các loài chim
lưu trú.
Theo báo cáo năm 2005 do Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên của nước Đức thực hiện thì
mỗi năm có khoảng 5 triệu trường hợp chim và các loài động vật bị tai nạn do va chạm
vào đường dây tải điện
Lắp đặt chân đế và đóng trụ trên nền biển có thể ảnh hưởng đến sự sinh sống của cá
voi và cá heo
• Ảnh hưởng đến không khí:
Trong quá trình khai thác năng lượng đại nhiệt các dòng nước nóng được bơm lên
từ dưới sâu trong lòng đất có thể chứa một vài khí đi cùng với nó như điôxít
cacbon và hydro sunfua. Khi các chất ô nhiễm này thoát ra ngoài môi trường, nó sẽ góp
phần vào sự ấm lên toàn cầu, mưa axít, và các mùi độc hại đối với thực vật xung quanh

đó. Các nhà máy phát điện địa nhiệt hiện hữu phát thải trung bình 90–150 kg CO
2
trên
1MWh điện, và cũng là một phần nhỏ so với các nhà máy phát điện sử dụng nhiên liệu
hóa thạch.

Một số nhà máy được yêu cầu phải có hệ thống kiểm soát lượng phát thải
nhằm làm giảm lượng axít và các chất bay hơi.
Năng lượng mặt trời không thải ra CO
2
nhưng quá trình sản xuất tấm pin mặt trời
thải ra lượng khí CO
2
lớn.
III. Kết luận:
Tài nguyên năng lượng và môi trường là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Nếu chỉ
tính đến tài nguyên mà không tính đến môi trường thì chúng ta sẽ trở thành kẻ bóc lột
tương lai để tìm sự phát triển trước mắt. Vì thế, cần kết hợp giữa khai thác tài nguyên với
môi trường để giảm bớt các hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên, để nó không đẻ ra
di họa tương lai có chất lượng môi trường của việc khai thác ấy.
Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo một cách hợp
lí, sử dụng các công nghệ tiên tiến giảm thiểu đến mức tối đa các ảnh hưởng đến môi
trường.
Việc khai thác các nguồn năng lượng có sẵn cũng đặt ra một thách thức lớn của
khoa học kỹ thuật. Rõ ràng, để phát triển năng lượng sạch hiệu quả cần phải có nhiều
phát minh trong việc chế tạo thiết bị chuyển hoá năng lượng.
Cùng với bối cảnh môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề toàn cầu,
con người đang phải đối mặt với nhiều áp lực trong công tác quản lý, khai thác tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Vì vậy cần có sự phát triễn hợp lí giữa tài nguyên năng
lượng và môi trường vì sự phát triễn bền vững

×