Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Sử dụng Bản đồ tư duy để dạy các tiết ôn tập, sơ kết, tổng kết lịch sử ở trường THCS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 31 trang )

Sử dụng Bản đồ tư duy để dạy các tiết ôn tập, sơ kết, tổng kết lịch sử ở
trường THCS.
Phần mở đầu: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận: Việc giảng dạy các tiết ôn tập, sơ kết, tổng kết lịch sử ở
trường THCS là một mảng kiến thức khó, khô khan, ít hấp dẫn. Trong quá trình lựa
chọn các tiết dạy để tham dự hội giảng, viết sáng kiến kinh nghiệm đại đa số giáo
viên thường ngại hoặc né tránh nội dung này. Mục tiêu, yêu cầu của các tiết dạy
ôn tập, sơ kết, tổng kết là đòi hỏi học sinh không chỉ ghi nhớ kiến thức của cả một
giai đoạn, một tiến trình lịch sử mà còn phải biết khái quát, tổng hợp kiến thức,
biết liên hệ, so sánh từ đó rút ra quy luật và bài học lịch sử.
Số tiết ôn tập, sơ kết, tổng kết trong chương trình lịch sử chiếm tỉ lệ không
nhiều song lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Học sinh có cái nhìn tổng thể về lịch
sử hay không, có được mở rộng và khắc sâu kiến thức lịch sử hay không phụ thuộc
vào việc học các nội dung ôn tập.
Phương pháp dạy học lịch sử phổ biến hiện nay thường là giúp học sinh ghi
chép thông tin bằng các kí tự, đường cong, con số. Với cách ghi chép này chúng ta
mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái mà chưa sử dụng kĩ năng bên não
phải nơi giúp chúng ta xử lí các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, không gian…
Cách ghi chép thông thường khó nhớ được tổng thể cả vấn đề, dễ nhàm chán và
nhanh quên.
Sử dụng Bản đồ tư duy để dạy các tiết ôn tập, sơ kết, tổng kết, học sinh có thể
dễ dàng ghi chép thông tin của bài học bằng hệ thống sơ đồ mở đơn giản, dễ vẽ, dễ
thể hiện, phù hợp với mọi trình độ nhận thức của các em đồng thời cũng phát huy
được khả năng sáng tạo của người học. Đây là cách ghi chép mới kết hợp giữa
mạch kiến thức với nét vẽ, hình ảnh, màu sắc nên kích thích được trí tò mò, sức
tưởng tượng của học sinh, giúp các em nắm chắc được nội dung bài học, có khả
năng tổng hợp, khái quát cao đồng thời nhớ rất lâu, đáp ứng được mục tiêu, yêu
cầu của tiết học.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay ở trường THCS đã có những bước tiến đáng


kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Một thực tế đang diễn ra
là thế hệ trẻ biết, hiểu rất mơ hồ về lịch sử, không chỉ lịch sử thế giới mà cả lịch sử
dân tộc. Điều này được phản ánh phần nào qua các kỳ thi học sinh giỏi hàng năm, thi
vào cấp III, đặc biệt là thi vào đại học, điểm trung bình các bài thi lịch sử thấp nhất
trong các môn. Đặc biệt trong nhiều năm gần đây, tình trạng học sinh học vẹt, học
thuộc lòng mà không nắm được ý chính là phổ biến. Nhiều em không biết cách
học, cách ghi kiến thức vào bộ não. Các em chỉ học một cách máy móc, thuộc
nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được sự kiện nổi bật,
không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức với nhau.
Đa số học sinh hiện nay không thích học môn lịch sử nhất là đối với các bài
ôn tập, tổng kết do đặc trưng bài học thường phải ghi chép dài, sự kiện nhiều, ngày
tháng khó nhớ. Các tiết ôn tập cần có sự tổng hợp, liên kết, xâu chuỗi kiến thức
1
nhưng thường được giảng dạy qua loa, ít được đầu tư Tâm lí phụ huynh và dư
luận xã hội đều coi đây là môn phụ, vì môn học không được sử dụng phổ biến
trong thi cử để phục vụ cho việc lựa chọn ngành nghề sau này. Một số em yêu
thích lịch sử, học tập chăm chỉ nhưng thành tích học tập chưa cao. Các em thường
học bài nào biết bài đó, học phần sau không biết liên hệ với phần trước, không biết
hệ thống kiến thức, liên kết kiến thức, vận dụng kiến thức với nhau.
Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi luôn nung
nấu một điều là làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy học các tiết ôn tập,
sơ kết, tổng kết lịch sử trong các nhà trường trung học, nhất là cấp THCS.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu về hệ thống phương pháp dạy học, chúng tôi
nhận thấy việc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử phát huy tác dụng rất
tốt. Với việc ghi chép bằng hình ảnh, đường nét, màu sắc giúp chống lại lối học
vẹt, giúp ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy trong dạy
học lịch sử làm tăng tính độc lập, chủ động sáng tạo, phát triển tư duy người học.
Do những ưu điểm của Bản đồ tư duy trong dạy học như vậy nên trong phạm vi đề
tài này chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng
thành công Bản đồ tư duy trong quá trình giảng dạy các nội dung ôn tập lịch sử để

trao đổi cùng đồng nghiệp.
II. Phạm vi, giới hạn đề tài:
Việc sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử là một chủ đề rộng phụ
thuộc vào kinh nghiệm và trình độ giảng dạy của mỗi đồng chí giáo viên. Đề
tài có thể áp dụng ở tất cả các khối lớp, từ lớp 6 – lớp 9.
Tuy nhiên ở lớp 6,7 chỉ sử dụng bản đồ ở mức đơn giản vì khả năng tư duy,
tổng hợp của các em còn thấp so với lớp 8,9, mức độ tư duy, tổng quát, suy luận
tốt hơn nên việc sử dụng phương pháp cũng được nâng cao hơn.
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ
của bản thân đã áp dụng thành công phương pháp Bản đồ tư duy trong quá trình
giảng dạy các tiết ôn tập, sơ kết, tổng kết lịch sử ở trường mình, khối 8,9.
Đề tài gồm 6 nội dung lớn:
A. Những vấn đề lí luận chung về Bản đồ tư duy
B. Các bước tạo lập Bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử
C. Phương pháp dùng BĐTD để dạy các tiết ôn tập, sơ kết, tổng kết lịch sử 8, 9.
D. Giới thiệu một số kiểu BĐTD thường sử dụng
E. Giáo án minh họa
G. Kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế.
III. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều tra hứng thú học tập bộ môn của học sinh lớp 8,9
2. Phương pháp phân tích tổng hợp
3. Nghiên cứu khảo nghiệm qua dự giờ thăm lớp
4. Phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh
IV. Bản quy ước viết tắt
2
- Cách mạng tư sản: CMTS
- Bản đồ tư duy: BĐTD
- Chủ nghĩa tư bản: CNTB
- Chủ nghĩa xã hội: CNXH
3

Phần hai: NỘI DUNG
A. Những vấn đề lí luận chung về Bản đồ tư duy
I. Lịch sử phương pháp sử dụng Bản đồ tư duy
Người sáng lập ra phương pháp Bản đồ tư duy là tác giả Tony Buzan( 1942 –
London). Phương pháp của ông có tên là Bản đồ tư duy Minmad. Hiện nay trên thế
giới có khoảng 500 công ty và tập đoàn tư bản lớn đang sử dụng phần mềm Minmad.
Tại Việt Nam, tiến sĩ Trần Đình Châu và tiến sĩ Đặng Thị Thu Thủy là hai tác
giả đầu tiên phổ biến công cụ này tới các trường phổ thông. Từ năm 2010, phương
pháp đã được triển khai thí điểm ở 355 trường học trong toàn quốc. Hè năm 2011,
các đợt tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên được thực hiện ở 63 tỉnh thành.
Do phương pháp này có nhiều ưu điểm, phù hợp với điều kiện kinh tế và cơ
sở vật chất của nhà trường nơi mình đang công tác nên tôi mạnh dạn áp dụng
phương pháp, đưa vào giảng dạy môn lịch sử tại nhà trường.
II. Khái niệm Bản đồ tư duy
Nghĩa của cụm từ Bản đồ tư duy không hiểu theo nghĩa của cụm từ bản đồ
thông thường như bản đồ địa lí mà Bản đồ tư duy được hiểu là một hình thức ghi
chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ
viết. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế Bản đồ tư duy theo mạch tư duy
của mỗi người.
Bản đồ tư duy không yêu cầu tỷ lệ chi tiết, khắt khe như bản đồ địa lý, có thể
vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dựng màu sắc,
hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung nhưng có thể “thể
hiện” nó dưới dạng Bản đồ tư duy theo một cách riêng. Do đó việc lập Bản đồ tư
duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mọi người.
Sơ đồ minh hoạ
III. Vai trò của BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học
4
BĐTD là hình thức ghi chép, sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào
sâu các ý tưởng. BĐTD - một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó
thành một kỹ thuật hình họa giữa sự kết hợp các từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, đường

nét phù hợp với cấu trúc hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai
thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc với mạng lưới
liên tưởng( các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với
nhau, vì vậy có thể sử dụng vào dạy học các kiến thức mới, củng cố kiến thức sau
mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương…
BĐTD giúp học sinh học được phương pháp chủ động, tích cực. Vì đặc
trưng môn lịch sử là môn học dài, khó nhớ, đòi hỏi phải nhớ chính xác sự kiện,
không thể “bịa” lịch sử hoặc “Râu ông nọ cắm cằm bà kia” được. Do đó đại đa số
học sinh có tâm lý ngại hoặc sợ học môn lịch sử.Việc học tập chỉ mang tính ép
buộc khô khan, nhàm chán, không hiệu quả.
BĐTD giúp học sinh học tập tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Việc học sinh vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của người học.
Các em được tự do chọn màu sắc( xanh, đỏ, tím, vàng…); đường nét đậm, nhạt,
thẳng, cong. Các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách
trình bày kiến thức của từng học sinh và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em
sẽ yêu quý, trân trọng “tác phẩm của mình”.
BĐTD giúp học sinh ghi chép rất hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên
người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi thông
tin cần thiết nhất và lôgic nhất. Vì vậy sử dụng BĐTD sẽ giúp học sinh dần dần
hình thành cách ghi chép hiệu quả.
BĐTD có thể sử dụng được với bất kỳ điều kiện vật chất nào của các trường
hiện nay. Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ… dùng phấn màu, bút chì,
tẩy hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm BĐTD. Với những trường có điều kiện
công nghệ thông tin tốt, có thể cài đặt phần mềm Minmad cho giáo viên, học sinh; sử
dụng bằng cách vào trang wed www.dowload . Com.vn gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ
Minmad, ta có thể tải về miễn phí ConceptDraw Mindmap 5 professional.Việc sử
dụng phần mềm này khá đơn giản, dễ lưu trữ, dễ thay đổi và dễ chỉnh sửa. Trước mắt
dùng phấn màu vẽ BĐTD lên bảng và dùng bút màu vẽ trên giấy, bìa đối với học
sinh.

Tóm lại với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, BĐTD sẽ
giúp các em:
1. Sáng tạo hơn: học sinh được thoải mái thể hiện sức sáng tạo trên bản đồ
dựa trên nội dung cơ bản của bài học.
2. Tiết kiệm thời gian hơn: thay vì việc ngồi ôm sách, đọc đi đọc lại một bài
học, mất nhiều thời gian, mệt mỏi, nhàm chán thì bây giờ học sinh chỉ việc ngồi vẽ
sơ đồ đơn giản, mất 10 – 15 phút với hứng thú học tập và khả năng sáng tạo cao.
3. Ghi nhớ tốt hơn: Sử dụng BĐTD giúp huy động được khả năng làm việc
tối đa của 2 bán cầu não( não trái và não phải), kết hợp giữa màu sắc, đường nét,
hình ảnh sẽ lưu trữ trong óc lâu hơn so với việc học thuộc lòng từ đầu đến cuối.
5
Học sinh cho biết kiến thức lưu lại trong đầu các em rất lâu nếu tự tay vẽ BĐTD
cho bài học.
4. Nhìn thấy bức tranh tổng thể: BĐTD giúp người học có thể chụp được
nội dung bài học một cách tổng thể như người nhiếp ảnh chụp một bức ảnh vậy.
Do đó giúp người học nhìn được tổng thể nội dung kiến thức. Từ đó có sự liên hệ,
so sánh tốt hơn.
5. Tổ chức và phân loại suy nghĩ: để sử dụng tốt phương pháp này, điều
quan trọng là giáo viên hướng cho học sinh có thói quen lập BĐTD trước hoặc sau
khi học một bài, một chủ đề hay một chương để giúp các em có cách sắp xếp một
cách khoa học, lôgic.
B. Các bước tạo lập BĐTD trong dạy học lịch sử( 3 bước)
Bước I. Chọn hình ảnh trung tâm và chủ đề của bài học:
- Mở đầu bài học giáo viên giúp học sinh chọn một hình ảnh trung tâm ở
giữa bản đồ.
Tại sao phải dựng hình ảnh trong dạy học lịch sử? Vì một hình ảnh có thể
giúp giáo viên diễn đạt cả ngàn từ. Nhất là đối với các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết,
sự kiện nhiều, khó nhớ, đòi hỏi phải nhớ chính xác nên hình ảnh là phương tiện
trực quan rất tốt thay thế cho ngôn ngữ và tùy học sinh mặc sức thể hiện trí tưởng
tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm giúp học sinh tập trung vào được vào

chủ để và làm cho các em hưng phấn hơn.
- Tiếp theo giáo viên hướng dẫn học sinh chọn một chủ đề, một từ khóa
của bài học.
Sơ đồ minh họa bài: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại( từ 1917 – 1945), lịch sử 8.
+ Hình ảnh trung tâm: biểu tượng cánh chim hòa bình
+Chủ đề, từ khóa của bài học: “Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945 ”
Bước II. Chọn màu sắc: Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não
như hình ảnh. Màu sắc luôn tạo ra sự mới mẻ, hứng khởi và thu hút sự chú ý của
học sinh.
6
Bước III. Từ một chủ đề chính, trung tâm đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý
lớn thứ hai, thứ ba…mỗi ý lớn lại được nối với các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý
nhỏ lại có các ý nhỏ hơn…các ý này như “bố”, “mẹ”, rồi “con”, “cháu”, “chắt”,
“chút chít”…các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong. Các đường
kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm càng được tô dày hơn, đậm hơn. Khi học sinh
nối các đường với nhau, các em sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não
làm việc bằng sự liên tưởng.
Sơ đồ minh họa bài: Ôn tập lịch sử Việt Nam( từ 1858 – 1918), lịch sử 8,
phần II. Từ khoá là “Nội dung lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918”. Từ chủ đề này
triển khai ra 7 nhánh lớn: Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam; nguyên nhân
nước ta rơi vào tay thực dân Pháp; phong trào Cần Vương 1885 – 1896. Khởi
nghĩa Hương Khê; nhận xét phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX, những chuyển
biến kinh tế, xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX; nhận xét phong trào yêu nước đầu thế
kỉ XX; hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Từ 7 nhánh đó lại tiếp tục triển
khai lần lượt thành các nhánh nhỏ hơn. Cứ như vậy cho đến hết nội dung bài học.
* Một số lưu ý khi tạo lập BĐTD trong dạy học lịch sử
- Khi vẽ BĐTD cần sắp xếp các từ, hình ảnh, các ý rõ ràng, đứng riêng và
cùng trên một nhánh để đảm bảo dễ quanh sát, dễ học. Các từ ngữ cần được lựa
chọn sao cho cô đọng, chuyển tải được nhiều nội dung nhất.
- Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình( Kiểu đường kẻ, màu sắc…)Mỗi

học sinh có thể tạo ra cho mình một kiểu BĐTD riêng, không ai giống ai, tuỳ vào
trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo các em, miễn là đảm bảo trong bản đồ thể
hiện đúng, đủ nội dung kiến thức của bài học.
7
- Nên dùng các đường kẻ cong vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ
thu hút được sự chú ý của mắt rất nhiều hơn so với đường thẳng. Tuy nhiên đối với
các bài ôn tập, tổng kết có thể dùng xen kẽ với đường kẻ thẳng để đảm bảo vẽ gọn
bản đồ trong một khổ giấy nhất định.
- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm để đảm bảo các hình ảnh
phân bố đều, cân đối, dễ nhìn, dễ học, không bị rối.
C. Phương pháp dùng BĐTD để dạy các tiết ôn tập, sơ kết, tổng kết lịch sử 8, 9.
Có nhiều cách khai thác BĐTD để dạy các tiết ôn tập, sơ kết, tổng kết lịch sử. Sau
đây là một số cách cơ bản:
Cách 1: Dùng BĐTD để kiểm tra bài cũ:
Trong quá trình kiểm tra thường xuyên ở lớp như kiểm tra miệng, thời gian
không nhiều, giáo viên căn cứ vào nội dung bài học tiết trước để lựa chọn hình
thức vẽ BĐTD sao cho phù hợp, đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến trình tiết dạy
mà vẫn kiểm tra được việc học bài cũ của các em.
Sau khi đưa ra yêu cầu kiểm tra, giáo viên có thể gọi học sinh nêu chủ đề
chính cần kiểm tra và mời vài em khác cùng lên bảng vẽ một BĐTD của bài học.
Tùy vào các nhánh kiến thức nhiều hay ít mà giáo viên gọi số học sinh lên bảng
cho phù hợp.
Ví dụ: Trước khi dạy bài Ôn tập lịch sử thế giới cận đại( Giữa thế kỉ XVI –
1917), giáo viên chọn một nội dung trong số những nội dung đã học để kiểm tra
bài cũ, chẳng hạn chọn về chiến tranh thế giới thứ nhất:
Giáo viên vẽ hình ảnh trung tâm bằng phấn màu lên bảng, sau đó hướng dẫn
học sinh tìm chủ đề chính là “ Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918”, các đơn
vị kiến thức cần kiểm tra về cuộc chiến tranh này là: Nguyên nhân bùng nổ chiến
tranh, diễn biến chính của cuộc chiến.
Giáo viên đưa ra mô hình BĐTD như sau:

Trên cơ sở đó gọi 2 em lên bảng hoàn thiện BĐTD với 2 nhánh kiến thức
vừa nêu. Sau khi học sinh vẽ xong sẽ cho các học sinh khác, nhóm khác nhận xét
bổ sung. Có thể cho học sinh vẽ thêm các đường, các nhánh khác để kiểm tra mở
rộng kiến thức về kết quả và tính chất của cuộc chiến tranh và ghi thêm các chú
thích để hoàn thiện nâng cao kĩ năng vẽ BĐTD cho các em.
Một số ví dụ minh hoạ
8
9
Cách II: Dùng BĐTD để dạy bài mới
Trong quá trình dạy các tiết ôn tập, sơ kết, tổng kết, giáo viên dùng BĐTD
để dạy bài mới, đảm bảo việc ghi chép ngắn gọn, dễ hiểu, nhìn thấy tổng thể cả bài
học.
Hầu hết các nội dung ôn tập trong chương trình lịch sử 8,9 đều được thiết kế
theo 2 phần, phần 1là lập bảng niên biểu về những sự kiện lịch sử, phần 2 là tìm
hiểu về nội dung của những sự kiện đó.Vì vậy khi dạy các tiết ôn tập này bằng
BĐTD có thể sử dụng 2 hình thức sau:
1. Dùng BĐTD để dạy một phần của bài học ngay trên lớp( thường áp
dụng cho phần 2 của bài ôn tập). Với hình thức này giáo viên vừa tổ chức khai thác
nội dung bài học vừa hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ sao cho kết thúc tiết học, học
sinh cũng hoàn thiện BĐTD về bài học đó.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Ôn tập lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI –
1917”, lịch sử 8, sau khi cho học sinh lập bảng niên biểu các sự kiện chính của lịch
sử thế giới cận đại( phần I), giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy phần II.
Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại.
- Mở đầu, giáo viên hướng dẫn học sinh chọn chủ đề chính: Lịch sử thế giới
cận đại( Giữa thế kỉ XVI – 1917)
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sgk, căn cứ vào những sự kiện vừa nêu
ở phần I, khái quát lần lượt những nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại. ( 5
nội dung cơ bản).
- GV chiếu lần lượt 5 nội dung chính trên bản đồ, học sinh quan sát và vẽ vào vở.

1. CMTS và sự xác lập của CNTB
2. Sự xâm lược thuộc địa của CNĐQ
3. Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ.
4. Khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật phát triển
5. Chiến tranh thế giới thứ nhất( 1914 – 1918).
10
Sơ đồ minh hoạ phần II, bài “ Ôn tập lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ
XVI – 1917”, lịch sử 8.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt khai thác từng nội dung:
Với nội dung thứ nhất: 1. CMTS và sự xác lập của CNTB.
Giáo viên hỏi: Nguyên nhân nào làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản?
Học sinh trả lời, giáo viên diễn giải và chốt lại: Thế kỉ XV, trong lòng xã hội
phong kiến bắt đầu xuất hiện những yếu tố mới của nền sản xuất – các công trường
thủ công có tính chuyên môn hoá cao Chế độ phong kiến kìm hãm nền sản xuất
mới, tư sản giàu có nhưng không có quyền lực Xuất hiện mâu thuẫn giữa chế độ
phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân. Kết quả của những mâu thuẫn này
làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
Giáo viên kết luận và chiếu nội dung : Vậy nguyên nhân bùng nổ các cuộc
CMTS là do: sự xuất hiện các công trường thủ công có tính chuyên môn hoá
cao , mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản và nhân dân trở nên sâu sắc.
- Em hãy kể tên các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu đã học?( Đầu tiên và
các cuộc CMTS khác).
- Giáo viên chiếu nội dung: tên các cuộc CMTS tiêu biểu. Sau đó đi sâu vào
tìm hiểu CMTS Pháp: CMTS Pháp nổ ra nhằm thực hiện nhiệm vụ gì? Sự kiện nào
chứng tỏ CMTS Pháp triệt để nhất? Đánh giá đây là cuộc Đại cách mạng( Lật đổ
chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hoà, chuyên chính dân chủ cách mạng,
giải quyết quyền lợi cho dân).
Thảo luận nhóm: Rút ra đặc điểm chung về các cuộc CMTS?( Nhiệm vụ,
lãnh đạo, phương pháp – hình thức và kết quả)
Giáo viên kết luận và chiếu nội dung đặc điểm chung về CMTS:

11
Nhiệm vụ: lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ TBCN
Lãnh đạo: giai cấp tư sản
Phương pháp – hình thức: trực tiếp và gián tiếp
Kết quả: CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới.
Với nội dung thứ hai: 2. Sự xâm lược thuộc địa của CNTB
Giáo viên hỏi: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước TBCN có đặc
điểm gì? ( Sự xuất hiện các công ti độc quyền)
Giáo viên chiếu lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa yêu cầu học sinh nhận xét
về hệ thống thuộc địa của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ
Giáo viên hỏi: Vì sao cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản đẩy mạnh
việc xâm chiếm thuộc địa? Từ đó học sinh khái quát lại đặc điểm của 4 nước đế quốc
trên.
Giáo viên: Những biểu hiện nào về kinh tế; chính trị, ngoại giao chứng tỏ CNTB đã
chuyển sang chủ nghĩa đế quốc? Học sinh trả lời, giáo viên kết luận: Sự xuất hiện các
công ti độc quyền, mở rộng xâm lược thuộc địa. Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn
phát triển cao nhất của CNTB.
Giáo viên hỏi: Vì sao đồng thời với sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc, phong
trào GPDT lại không ngừng phát triển?
Học sinh trả lời, giáo viên diễn giải: Sự phát triển của CNTB nảy sinh nhu
cầu về thuộc địa và thị trường. Chủ nghĩa đế quốc tăng cường bóc lột thuộc địa →
phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh (Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam
Á). Chỉ có Thái Lan và Nhật Bản không bị biến thành thuộc địa Chủ nghĩa đế
quốc là phòng chờ của cách mạng vô sản, của CNXH.
Giáo viên kết luận và chiếu những nội dung của nhánh thứ 2: CNTB chuyển
sang chủ nghĩa đế quốc, xuất hiện các công ty độc quyền ; phong trào giải phóng
dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á bùng nổ.
Với nội dung thứ ba: 3. Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ.
Giáo viên: Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân được chia thành 2 giai
đoạn: Giai đoạn đầu giữa thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, giai đoạn sau: giữa thế kỉ

XIX - đầu XX.
- Giai cấp công nhân ra đời đầu tiên ở nước nào? ( Anh, Pháp, Mĩ )Vì sao
ngay từ khi mới ra đời, họ đã nổi dậy đấu tranh?
Bài tập: Hoàn thành nội dung bảng sau về phong trào công nhân?
Thời kỳ Giữa thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ
XIX
Giữa thế kỉ XIX - đầu XX.
Mục đích
đấu tranh.
Hình thức
đấu tranh.
- Giáo viên gọi học sinh chữa bài, các em khác nhận xét.
12
- Giáo viên chiếu đáp án chuẩn:
Thời kỳ Giữa thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX Giữa thế kỉ XIX - đầu XX.
Mục đích
đấu tranh.
Đòi miếng cơm, manh áo thông
thường( tăng lương, giảm giờ
làm ).
Đòi quyền chính trị
Hình thức
đấu tranh.
Đập phá máy móc, đốt công xưởng
( Đấu tranh tự phát)
Mít tinh, biểu tình, khởi nghĩa
vũ trang nhằm thẳng vào giai
cấp tư sản.
( Đấu tranh tự giác)
Giáo viên kết luận và chiếu nội dung nhánh nhỏ thứ 3: Trải qua 2 hình thức

đấu tranh: tự phát và tự giác( do được giác ngộ lí luận của chủ nghĩa Mác). Phong
trào công nhân lúc này đã có sự liên kết quốc tế.
Với nội dung thứ tư: 4. Khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật phát triển.
- Gv yêu cầu học sinh nhắc lại những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng kĩ
thuật, khoa học đã học.
Ý nghĩa của cuộc cách mạng này đối với lịch sử phát triển của nhân loại? Tuy
nhiên cuộc cách mạng cũng còn có những hạn chế gì?
Giáo viên kết luận và chiếu nội dung nhánh nhỏ thứ 4: Như vậy đây là bước tiến
thứ hai trong lịch sử phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa sau cách mạng công
nghiệp thế kỉ XVIII
Với nội dung thứ năm: 5. Chiến tranh thế giới thứ nhất( 1914 – 1918)
Nội dung này giáo viên vừa kiểm tra ở đầu giờ học. Vì vậy chỉ yêu cầu học
sinh nhắc nhanh nguyên nhân bùng nổ chiến tranh? Nêu sự kiện mở đầu và kết thúc
chiến tranh? Đi sâu vào phân tích kết cục và tính chất của cuộc chiến này để học sinh
thấy được đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Giải thích khái niệm chiến tranh thế giới?
Đây là sự xung đột mở đầu của khối TBCN trên quy mô toàn thế giới. Sang thế kỉ
XX, lịch sử còn gánh chịu sự xung đột thứ 2 lớn hơn gấp nhiều lần, gây hậu quả
nghiêm trọng( Chiến tranh thế giới thứ hai).
Học sinh kết hợp vừa nghe, trả lời câu hỏi, làm việc theo sự hướng dẫn của
giáo viên vừa vẽ BĐTD bài học vào vở.
Kết thúc tiết học, học sinh đã có BĐTD chọn vẹn về bài ôn tập.
13
2. Với những bài nội dung kiến thức dài, không đảm bảo thời gian vẽ
trên lớp, giáo viên có thể đưa ra từ khoá và hướng dẫn học sinh các ý chính
bậc 1, 2 để học sinh trên cơ sở đó về nhà hoàn thiện BĐTD dựa trên bài giảng
của giáo viên.
Cách III. Dùng BĐTD để củng cố bài học:
Sau khi kết thúc tiết học, giáo viên có thể sử dụng BĐTD để củng cố bài. Đây là
hình thức được sử dụng thường xuyên. Vì việc vẽ BĐTD loại này không cần cầu kỳ,
tốn ít thời gian nhưng có tác dụng lớn trong việc chốt lại kiến thức của toàn bài. Khi

xây dựng BĐTD loại này, giáo viên cần lựa chọn từ ngữ sao cho ngắn gọn, cô đọng để
đảm bảo tóm tắt nội dung bài vừa học một cách dễ hiểu nhất.
Ví dụ: Vẫn là nội dung bài bài “ Ôn tập lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ
XVI – 1917”, lịch sử 8 nêu trên, sau khi dạy xong bằng phương pháp thông
thường, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau để củng cố bài.
14
Cách IV. Sử dụng BĐTD để hỗ trợ quá trình ôn tập, ôn thi, tự học ngoài
giờ lên lớp nhằm phát triển tư duy lôgic.
Có thể sử dụng BĐTD để luyện thi học sinh giỏi và ôn thi vào cấp III vì khi
luyện thi học sinh giỏi và ôn thi vào cấp III đòi hỏi học sinh phải nắm được một
lượng kiến thức lớn, có sự khái quát hoá, tổng kết hoá theo chương, theo mảng
kiến thức, nâng cao vấn đề. Nếu học bằng phương pháp thông thường sẽ rất khó
nhớ. Do đó BĐTD ngoài việc giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản của
bài( Mức thông thường dành cho học sinh trung bình) thì còn giúp học sinh mở
rộng kiến thức, nâng cao kiến thức. Đây được coi là phần mở của BĐTD (Phần
dành cho học sinh khá giỏi).
Ngoài ra học sinh có thể sử dụng BĐTD để hỗ trợ quá trình tự học ở nhà: tìm
hiểu trước bài mới, củng cố kiến thức, ôn tập cuối học kỳ bằng cách vẽ BĐTD trên
giấy, bìa…hoặc để tư duy một vấn đề mới. Vì hầu hết học sinh đều có khả năng tự
học nhất định song khả năng đó chưa cao và chưa đạt yêu cầu. Sự chú ý và ghi nhớ
trong học tập còn kém. Do vậy nếu sử dụng thường xuyên thì sẽ giúp hình thành và
phát triển kĩ năng thực hành cho các em. Qua đó phát triển khả năng tư duy lôgic,
củng cố khắc sâu kiến thức và kĩ năng ghi chép.
Học sinh có thể trực tiếp làm việc với máy tính, sử dụng phần mềm
Minmad, phát triển khả năng ứng dụng công ghệ thông tin, sử dụng máy tính
trong học tập. Có thể lúc đầu sẽ gặp khó khăn khi tập cho học sinh vẽ BĐTD
nhưng khi đã hình thành thói quen rồi thì các em sẽ rất thích thú sử dụng để có
Sự xâm lược
thuộc địa của
CNĐQ

Phong trào công
nhân quốc tế
Chiến tranh thế
giới thứ nhất
( 1914 – 1918)
CMTS và sự xác
lập của CNTB
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CẬN ĐẠI
( Giữa thế kỉ XVI – 1917)
Nguyên
nhân,
diễn biến,
kết quả,
tính chất.
- Nguyên
nhân bùng
nổ CMTS
- Các cuộc
CMTS tiêu
biểu
Đặc điểm
chung của
CNĐQ,
phong trào
GPDT
Đấu tranh tự
phát và tự
giác
Cuộc cách

mạng KHKT
- Những
thành tựu
- Ý nghĩa và
tác động
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
HIỆN ĐẠI
( Từ 1917 - 1945)
15
thể tự làm việc ở nhà. Việc vận dụng BĐTD để tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ
lên lớp là việc làm hết sức cần thiết vì ở trường học sinh phải học một lượng kiến
thức tương đối dài, thời gian ít. Vì thế giáo viên chỉ tập trung vào những vấn đề
cốt lõi, không khai thác hết được tất cả các kiến thức liên quan đến nội dung bài
học. Nhiều vấn đề giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự vận dụng.
Với việc hướng dẫn của giáo viên ở cuối bài sẽ giúp học sinh hoàn thiện BĐTD
kiến thức khi học ở nhà.
D. Giới thiệu một số kiểu BĐTD thường sử dụng khi dạy các nội dung
ôn tập.
Có rất nhiều kiểu BĐTD được sử dụng. Việc vẽ như thế nào là tuỳ thuộc vào
trí tưởng tượng và khả năng của người vẽ, không có một khuôn mẫu cố định nào
cả. Song trong thực tế chúng ta thường bắt gặp những kiểu BĐTD sau đây:
- BĐTD hình cây: Bản đồ này thường được dùng cho những bài nội dung
kiến thức ngắn, chuyển tải ít kênh chữ.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh ôn tập về cách mạng tư sản thế kỉ XVIII –
XIX có thể sử dụng sơ đồ sau:
- BĐTD hình quả: Dùng cho những bài, những phần nội dung kênh chữ vừa
phải, các nội dung rõ ràng, đứng độc lập với nhau.
16
Ví dụ khi dạy bài: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại( từ 1917 – 1945), lịch sử
8, có thể vẽ BĐTD như sau:

- BĐTD hình dây: đó là các đường cong, các nét mảnh… được nối với
nhau. Kiểu bản đồ này thường được áp dụng cho những bài nội dung kiến thức
tương đối dài, có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Từ ý lớn triển khai ra ý nhỏ, từ
ý nhỏ triển khai thành các nhánh nhỏ hơn (Đã giới thiệu ở trên).
- BĐTD hình khối( Sơ đồ): Bản đồ này thường được dùng khi dạy các nội
dung bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi vì phải ghi chép nhiều, phải chuyển tải
một nội dung kiến thức lớn của cả một chương, một giai đoạn, một tiến trình lịch
sử. Sử dụng BĐTD hình khối sẽ tiết kiệm được giấy vẽ đồng thời ghi chép được
nhiều kênh chữ hơn.
Ví dụ 1: Khi củng cố bài Tổng kết lịch sử thế giới từ sau 1945 – nay, lịch sử
9, ta có thể vẽ BĐTD sau:
Ví dụ 2: Sơ đồ tư duy bài “ Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế
giới thứ nhất đến năm 2000”.
17
- BTD kiu suy ra mc n gin: Kiu bn ny thng c dựng
khi cn ụn luyn mt lng kin thc nhiu nh ụn tp cui hc k, luyn thi hc
sinh gii, ụn thi vo cp III Khi s dng bn ny ũi hi ngi hc phi nm
c kin thc c bn ca mt giai on hoc mt tin trỡnh lch s. Vic v bn
nhm ụn li, cng c nhanh kin thc, tit kim c thi gian ụn tp.
Cú th kt hp kiu suy ra mc n gin ny vi vic lp bng biu so sỏnh nh
vớ d di õy:
Sau khi hc xong 3 phong tro cỏch mng 30 31, 36 39, 39 45 trong
chng trỡnh lch s 9, ta cú th cho hc sinh v bn t duy sau nhm ụn tp
kin thc.
S minh ho:


C IM CA 3 PHONG TRO
PHONG TRO
NI DUNG

30 - 31 36 - 39 39 - 45
K thự ế quốc Pháp + phong kin
Bọn phản động Pháp
và tay sai
quc Phỏp + phỏt
xớt Nht
Nhim v
Chng quc ginh c lp
dõn tc, lt phong kin em
li rung t cho dõn cy.
Chng phỏt xớt, chng
chin tranh chng bn
phn ng, ũi t do,
cm ỏo, ho bỡnh
Chng phỏt xớt,
chng chin tranh
18
Khẩu hiệu
- Tăng lương, giảm giờ làm;
chia ruộng đất; ủng hộ Xô
viết…
Chống phát xít, chống
chiến tranh, chống bọn
phản động, đòi tự do,
cơm áo, hoà bình
- Người cày có
ruộng
- Nhật, Pháp bắn
nhau và hành động
của chúng ta

Mặt trận
Hội Ái hữu, nông hội, công
hội…
MTNDPĐĐD =
MTDCĐD( năm
1938)
Mặt trận Việt Minh
Hình thức
đấu tranh
Bí mật, bất hợp pháp
Hợp pháp, nửa hợp
pháp, công khai, bán
công khai
Đấu tranh công khai
Phương
pháp đấu
tranh
Chính trị kết hợp với vũ trang Đấu tranh chính trị
Chính trị kết hợp với
vũ trang
19
E. Giáo án minh hoạ
(Lịch sử 9)
Tiết 15: BÀI 13 : TỔNG KÊT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945
ĐẾN NAY
I Mục tiêu bài học:
- Qua tiết học giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học về lịch
sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay . Nắm được những
nét nổi bật nhất cũng là nội dung chủ yếu mà thực chất là những nhân tố chi phối
tình hình thế giới từ sau năm 1945. Học sinh thấy được những xu thế hiện nay của

thế giới.
- Rèn kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp kiến thức.
- Giáo dục học sinh tinh thần học hỏi vươn lên trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- GV: giáo án, sgk, đồ dùng giảng dạy
- HS chuẩn bị giấy A4, màu vẽ.
III.Tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Tiến trình bày học:
Giới thiệu bài: Giáo viên chiếu 2 bức hình về tổng thống Mĩ Ru - dơ - ven và
Xta – lin. Từ đó khái quát mối quan hệ quốc tế giữa Mĩ và Liên Xô, cũng là nội
dung bao chùm phần lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 – nay. Để hiểu rõ hơn về vấn
đề này, chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay.
Giáo viên nêu nhiệm vụ nhận thức: Bài học hôm nay tập trung vào mấy vấn
đề lớn? Đó là những vấn đề nào? Học sinh trả lời, giáo viên chiếu 2 vấn đề lớn để
các em quan sát.
I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay
( Thực hiện bằng phương pháp vẽ bản đồ tư duy)
- Trước khi vào khai thác nội dung, giáo viên chiếu hình ảnh của bài học
( quả địa cầu), sau đó yêu cầu học sinh chọn chủ đề( từ khóa) của bài : “Lịch
sử thế giới từ 1945 - nay”.
- Giáo viên chiếu chủ đề, hướng dẫn học sinh vẽ vào vở.
- Giáo viên giải thích từ “ đến nay”, tức là đến năm 2000, tuy nhiên trọng
tâm nhất là đến năm 1991, khi hệ thống XHCN sụp đổ ở Liên Xô.
Với phần thứ nhất I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau
năm 1945 đến nay.
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem phần mục lục cuối sách giáo khoa định
hình về phần lịch sử thế giới từ 1945 – nay.

20
Giáo viên giới thiệu: 5 chương trong phần mục lục đó phản ánh những nội dung
chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 – nay. Vậy em hãy khái quát lại nội
dung của từng chương?
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt ý đúng, bao gồm 5 nội dung lớn, chiếu lên
bảng: 1. Hệ thống các nước XHCN
2.Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và MLT
3. Những nét nổi bật của hệ thống TBCN( Sau chiến tranh thế giới thứ 2)
4. Quan hệ quốc tế
5. Cuộc cách mạng KHKT lần 2
Ở phần II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Giáo viên định hướng
cho các em nhớ lại có 4 xu thế.
Sau đó giáo viên chiếu sơ đồ minh hoạ 5 nội dung và 4 xu thế như hình dưới
đây đồng thời hướng dẫn học sinh vẽ vào vở.
Sơ đồ minh hoạ:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác lần lượt 5 nội dung trên.
*Với nội dung thứ nhất: 1. Hệ thống các nước XHCN
Giáo viên hỏi: CNXH được ra đời đầu tiên ở đâu, sau đó lan sang những khu
vực nào trên thế giới?
- Học sinh trả lời: Liên Xô 1922 ( Châu Âu).
Tiếp theo đó, ở châu Á, ở Mĩ La Tinh.
- Giáo viên chốt nhánh nhỏ thứ nhất: như vậy CNXH từ một nước trở
21
thành hệ thống thế giới.
- Học sinh trả lời: Trong khối các nước XHCN, Liên Xô lớn mạnh nhất. là cường
quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, khoa học kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu vượt
bậc( bằng Mĩ và vượt Mĩ). Liên Xô luôn ủng hộ và giúp đỡ phong trào cách mạng thế
giới(giúp đỡ Trung Quốc, VIệt Nam, Cu Ba trong kháng chiến ).
Giáo viên chốt nhánh nhỏ thứ hai: CNXH có ảnh hưởng to lớn đến tiến
trình phát triển của thế giới( là thành trì, là chỗ dựa vững chắc )

Giáo viên hỏi: CNXH bị sụp đổ hoàn toàn ở Đông Âu và Liên Xô vào
khoảng thời gian nào?
Giáo viên dẫn: Tuy nhiên hệ thống XHCN tồn tại đến năm 1991 thì bị sụp
đổ hoàn toàn do nhiều nguyên nhân. (Xây dựng CNXH theo một mô hình chưa
đúng, chưa phù hợp, bị các thế lực thù địch chống phá).
Giáo viên diễn giải và chốt nội dung nhánh nhỏ thứ 3: CNXH tan vỡ ở
Đông do mắc phải những sai lầm
- Học sinh thảo luận theo bàn: Sự sụp đổ CNXH ở Đông Âu và Liên Xô để lại
những hậu quả gì cho khối XHCN và phong trào cách mạng thế giới? Sau sự sụp đổ này
CNXH trên thế giới có sụp đổ không? Vì sao?
- Học sinh trả lời, giáo viên phân tích:
+Hậu quả: Đây là tổn thất nặng nề chưa từng thấy trong lịch sử, người anh
cả của hệ thống XHCN đã gục ngã, phe XHCN và phong trào cách mạng thế giới
bị trao đảo.
+ Tuy nhiên: các nước XHCN còn lại đã nhanh chóng lấy lại được thăng bằng,
vươn lên mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI(Trung Quốc, Việt Nam ).
* Đối với nội dung thứ hai: 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở
châu Á, châu Phi và MLT
Giáo viên hỏi: Kể tên các phong trào đấu tranh GPDT tiêu biểu ở châu Á,
châu Phi và Mĩ - la - tinh mà em đã học? Kết quả của các phong trào này?
- Học sinh trả lời: Hệ thống thuộc địa của CNĐQ sụp đổ, nhiều quốc gia
giành được độc lập.
- Giáo viên chiếu hình Mao Trạch Đông, Nen – xơ - ma - đê – lan, Phi đen
Cát – xtơ – rô
- Giáo viên chốt nhánh nhỏ thứ nhất: Hệ thống thuộc địa của CNĐQ sụp
đổ, hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi ra đời.
- Sau khi giành được độc lập, các nước Á, Phi ,MLT thực hiện nhiệm vụ gì
tiếp theo? công cuộc xây dựng đất nước?
- Học sinh trả lời: họ thực hiện công cuộc xây dựng đất nước.
Giáo viên phân tích thêm: Nhiều nước đạt được những thành tựu to lớn

( Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao bậc nhất thế giới 9,6 – 10%, Ấn Độ
vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, các nước ASEAN).
- Giáo viên chốt lại: Nhiều nước đạt được những thành tựu to lớn trong
công cuộc xây dựng đất nước(Trung Quốc, Ấn Độ)
22
Giáo viên: Một trong những nước thành công rực rỡ trong công cuộc xây
dựng CNXH phải kể đến là trung Quốc. Yếu tố quyết định đưa đến sự thành công
này của Trung Quốc là do đảng và nhà nước đã đề ra được đường lối đúng đắn,
sáng tạo. Vậy đường lối đổi mới đó là gì?
Học sinh làm bài tập: Chọn một đáp án đúng
Nội dung cơ bản trong đường lối cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ 1978
– nay là:
A. Tiếp tục xây dựng CNXH như các giai đoạn trước
B. Thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò của đảng cộng sản
C. Xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc, đổi mới kinh tế làm trọng tâm
D. Xa rời nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lê nin
Giáo viên chữa bài, chiếu đáp án đúng: ý C và phân tích thêm đường lối đổi mới
này của Trung Quốc khác hoàn toàn với đường lối đổi mới của Liên Xô
năm 1985. Vì vậy Trung Quốc thành công trên con đường xây dựng CNXH
còn Liên Xô thì thất bại, sụp đổ
* Đối với nội dung thứ ba: 3. Những nét nổi bật của hệ thống TBCN
( Sau Chiến tranh thế giới thứ 2)
Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về nền kinh tế của các nước Mĩ, Nhật Bản,
Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- Phát triển nhanh, mạnh( Mĩ giữ vị trí số 1 thế giới, Nhật Bản trở thành người
khổng lồ về kinh tế, các nước Tây Âu: Pháp, Đức vươn lên mạnh mẽ).
- Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có tham vọng muốn làm bá chủ
thế giới?
- Học sinh trả lời: Vì Mĩ có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất thế giới.
Giáo viên phân tích: Mĩ đẩy mạnh xâm lược Triều Tiên, Việt Nam

Giáo viên chiếu sơ đồ minh họa 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
- Giáo viên chốt lại:
+ Kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, mạnh.
+ Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới có mưu đồ thống trị thế
giới.
Giáo viên: Cùng với sự lớn mạnh của CNTB, xuất hiện xu hướng liên kết
khu vực. Kể tên tổ chức kinh tế, chính trị lớn nhất ở Châu Âu sau chiến tranh thế
giới thứ hai mà em biết ?
- Cộng đồng than thép Châu Âu( 6 nước) Cộng đồng năng lượng nguyên
tử châu Âu Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC Cộng đồng châu Âu EC(Liên
minh châu Âu EU) – chung về tiền tệ, ngân hàng và một chính sách đối ngoại và
an ninh chung. Giáo viên phân tích và chốt lại: Xu hướng liên kết khu vực về
kinh tế, chính trị ngày càng phổ biến (Liên minh châu Âu EU).
Đối với nội dung thứ tư: 4. Quan hệ quốc tế
23
Giáo viên chiếu bức hình 22, sách giáo khoa, nhận biết đây là hội nghị gì?
Kết quả của hội nghị này?
- Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại: + Trật tự 2 cực I – an – ta được xác lập
giữa Mĩ và Liên Xô.
Giáo viên: Sự mâu thuẫn, đối đầu gay gắt giữa Mĩ và Liên Xô dẫn đến hậu quả gì?
- Học sinh: Thế giới trở nên căng thẳng, bùng nổ “Chiến tranh lạnh”
Giáo viên phân tích những biểu hiện của chiến tranh lạnh, tính chất của
chiến tranh lạnh.
- Giáo viên chốt lại: + Thế giới căng thẳng, bùng nổ “Chiến tranh lạnh”
Đối với nội dung thứ năm: 5. Cuộc cách mạng KHKT lần 2
- Giáo viên: yêu cầu học sinh nêu một số thành tựu tiêu biểu của cuộc
CMKHKT lần 2? Ý nghĩa và hệ quả của cuộc cách mạng này?
- Giáo viên phân tích nhấn mạnh về đặc điểm của cách mạng lần này so
với lần 1, chiếu một số thành tựu minh hoạ và chốt lại:
+ Đạt được nhiều thành tựu phi thường

+ Ý nghĩa: nâng cao chất lượng cuộc sống
+ Hệ quả: nhiều mặt không lường hết được( ô nhiễm môi trường, dịch
bệnh, chế tạo vũ khí )
* Sau khi phân tích hết 5 nội dung của lịch sử thế giới từ 1945 – nay. Gv
nhấn mạnh lại: trong đó nội dung thứ 4 là nội dung bao trùm toàn bộ giai đoạn lịch
sử thế giới kéo dài từ 1945 – 1991, chi phối mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến đời
sống chính trị thế giới và quan hệ quốc tế. Vì sự đối đầu giữa 2 phe XHCN và
TBCN Ảnh hưởng đến các nước XHCN, các nước TBCN, các bên căng thẳng,
tăng cường chạy đua vũ trang để lại hậu quả khôn lường
Giáo viên hỏi: Trật tự 2 cực I – an – ta chính thức bị phá vỡ khi nào? Học sinh trả lời.
Giáo viên diễn giải: từ đó quan hệ quốc tế có sự thay đổi. Các xu thế phát
triển mới được hình thành. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta đi tìm hiểu nội dung
thứ hai của bài. II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập sau:
Tìm những biểu hiện khác nhau của thế giới trong hai thời kỳ sau?
Nội dung Thế giới trong thời kỳ chiến
tranh lạnh( 1945 – 1991)
Thế giới sau chiến tranh
lạnh
( 1991 – nay)
Mối quan hệ
giữa khối TBCN
và XHCN
Hình thành các
trung tâm
24
Chiến lược phát
triển của các
nước
Nguy cơ chiến

tranh
Giáo viên gọi đại diện học sinh chữa bài . Các em khác theo dõi, nhận xét.
Giáo viên chốt đáp án đúng.
Nội dung Thế giới trong thời kỳ chiến
tranh lạnh( 1945 – 1991)
Thế giới sau chiến tranh lạnh
( 1991 – nay)
Mối quan hệ
giữa khối
TBCN và
XHCN
Đối đầu, xung đột quân sự
căng thẳng
Hòa hoãn, hòa dịu là xu thế
chủ đạo trong quan hệ quốc tế.
Hình thành các
trung tâm
Hình thành trật tự thế giới 2
cực
( Xô – Mĩ) và 3 trung tâm.
Trật tự thế giới mới đa cực
nhiều trung tâm.
Chiến lược
phát triển của
các nước
Tập trung vào quân sự, chạy
đua vũ trang
Điều chỉnh chiến lược phát
triển, lấy kinh tế làm trọng
điểm.

Nguy cơ chiến
tranh
Nhiều cuộc chiến tranh xâm
lược. Nguy cơ bùng nổ chiến
tranh thế giới.
Thế giới ổn định, nhiều khu
vực vẫn xảy ra xung đột, nội
chiến.
Giáo viên phân tích và chốt lại: sau chiến tranh lạnh, 4 xu thế của thế giới đã
được hình thành, được khái quát thành xu thế phát triển chung như sau:
Xu thế chung: hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển
Giáo viên chiếu lần lượt 4 xu thế trên bản đồ, học sinh vẽ vào vở.
Thảo luận: Với xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển sẽ tạo ra những
thời cơ và những thách thức gì cho các dân tộc?
Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện các nhóm báo cáo, giáo viên chiếu
đáp án đúng.
Thời cơ Thách thức
Các nước có điều kiện giao lưu, hợp
tác về kinh tế, KHKT với khu vực và
thế giới.
Nếu không biết chớp thời cơ để phát
triển thì sẽ bị tụt hậu, bị các nước
khác cạnh tranh.
Có điều kiện giao lưu văn hóa, học hỏi
kinh nghiệm quản lí nhà nước
Hội nhập không khéo sẽ trở thành
hòa tan.
Từ phần thảo luận trên yêu cầu học sinh liên hệ với Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập hiện nay?
25

×