Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu Luận Quy Trình Canh Tác Cây Hành Lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.08 KB, 18 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN










BÀI TIỂU LUẬN







GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY HÀNH LÁ VÀ KĨ THUẬT TRỒNG HÀNH
LÁ TẠI XÃ MỸ HÒA HƯNG THÀNH PHỐ LONG XUYÊN




MÔN CÂY RAU

NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT












An Giang, Tháng 10. 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN






BÀI TIỂU LUẬN






GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY HÀNH LÁ VÀ KĨ THUẬT TRỒNG HÀNH
LÁ TẠI XÃ MỸ HÒA HƯNG THÀNH PHỐ LONG XUYÊN




MÔN CÂY RAU

NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT






GVHD: Nguyễn Thị Minh Châu
Nhóm 10 – DH12BT1:
1. Mai Phước Bình
2. Thị Mỹ Duyên
3. Khưu Hồ Nhựt Thanh
4. Dương Thị Ánh Thi
5. Nguyễn Thị Ánh Thoa
6. Hồ Vũ Thương














An Giang, Tháng 10. 2014
Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

1

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Nước ta vốn xuất phát từ một nước nông nghiệp, với khoảng 75% dân số là nông dân. Đời sống
của họ gắn liền với nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa. Để tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cây trồng
tăng thêm thu nhập, trong mấy năm qua nhiều bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển sang các
loại cây trồng khác, có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, chi phí đầu tư thấp, nhằm tăng
thêm thời vụ, tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống người dân. Trong nhiều loại cây trồng đó có
các cây rau màu, đặc biệt là cây hành lá, nhờ cây hành mà trong nhiều năm liền đời sống người
dân nhiều vùng nông thôn đã trở nên khấm khá hơn, nhiều nơi đã thoát nghèo vươn lên khá giả.
Chính vì vậy, ở nhiều vùng cây hành đã trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của
địa phương.
Với nhiều ưu thế vượt trội như vậy, cây hành đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, trong đó
vấn đề mà họ đặc biệt quan tâm đến là quy trình kĩ thuật trồng cây hành. Làm sao tạo ra được
môi trường sống thích hợp cho chúng sinh trưởng, phát triển tốt nhất và đem lại năng suất cao
như mong đợi.
Là sinh viên ngành Bảo Vệ Thực Vật thì việc tìm hiểu kỹ thuật trồng hành lá là rất cần thiết. Để
từ đó có thể truyền đạt toàn bộ kiến thức đã lĩnh hội được về cách chọn giống, làm đất, cách
trồng, chăm sóc và thu hoạch hành lá cho các em hiểu.Vì phần lớn các em đều xuất thân từ nông
dân, nên các kiến thức em học được sẽ là nền tảng để có thể áp dụng vào thực tế sau này.
Đồng thời qua đề tài này, chúng tôi có thể áp dụng kỹ thuật trồng hành lá đã nghiên cứu từ các
hộ nông dân vào trong sản xuất ở địa phương. Xuất phát từ thực tế trên nhóm tôi tiến hành điều
tra về kĩ thuật trồng cây hành lá.
1.2 Mục Tiêu

- Tìm ra kĩ thuật canh tác tốt nhất, đúng cách chăm sóc để hành lá luôn đạt được chất lượng tốt
và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
- Thực trạng về kĩ thuật trồng của nông dân tại xã Mỹ Hòa Hưng thành phố Long Xuyên.








Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

2

Hình: Cây Hành
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Một Số Đặc Điểm Của Hành Lá
Cây Hành lá tên khoa học là Allium fistulosum thuộc bộ Măng tây- Asparagales, họ Hành –
Alliaceae, chi Hành tây- Allium.
Cây thân thảo, sống lâu năm, phát triển bằng căn hành.
Thân: Thân hành nhỏ, cao 30-50 cm, tép trắng hay nâu đỏ,
không phù lắm, to 7 - 15 mm.
Rể: Rể hình bóng đèn, ít phù, kéo dài, hơi bất đối xứng, phía
dưới có chùm rể màu trắng, mọc khỏe trên đất tơi, xốp.
Lá: Lá xanh mốc, bọng 3 cạnh ở dưới, hình trụ ở trên có thể lên
đến 50 - 80 cm và 2,5 cm đường kính, bẹ dài bằng ¼ phiến.
Hoa: Trục mang cụm hoa cao bằng lá. Cụm hoa hình đầu tròn,
gồm nhiều hoa có cuống ngắn; bao hoa có các mảnh hình trái
xoan nhọn màu trắng có sọc xanh.

Hoa lưỡng tính, hình chuông, cánh hoa 6 xếp thành 2 luân sinh,
phiến hoa cao 5 mm, rời, trắng có sọc xanh, có mùi, 6 tiểu nhụy,
noản sào xanh dợt, bầu noản thượng, 3 buồng, vòi nhụy mảnh.
Cây ra hoa vào mùa xuân, mùa hè.
Quả: Quả nang, viên nang hình cầu khoảng 5 mm đường kính,
khai theo chiều dọc, chứa ít hạt.
Hạt: Hạt 3 -4 mm x 2 - 2,5 mm màu đen.
Hành lá là loại gia vị không thế thiếu trong các bữa ăn hàng ngày, mặc dù tốn nhiều công lao
động chăm sóc cao hơn các loại rau khác, nhưng việc trồng hành vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đồng thời hành cũng là một vị thuốc nam được dùng để chữa nhiều loại bệnh: thuốc ho, trừ
đờm, lợi tiếu sát trùng
Hành có đặc trưng rất nổi bật: có mùi và vị rất hăng. Đó là vì trong hành có chứa allyl propyl
disulphide (gồm tinh dầu và hợp chất lưu huỳnh). Tinh dầu dễ bay hơi này là thủ phạm chính
gây ra kích ứng, chảy nước mắt khi làm hành.
2.2 Quy Trình Trồng Hành Lá
2.2.1 Giống
Sử dụng giống địa phương, có hai loại gốc thân trắng và gốc thân đỏ có đặc điểm sinh trưởng
tương đương nhau, thời gian sinh trưởng 42-50 ngày.
Hành Hương: lá nhỏ, bụi nhỏ, có mùi thơm, năng suất 1 tấn/1.000 m
2
, dễ nhiễm bệnh vàng lá.
Hành Trâu: lá to, bụi lớn, năng suất 1-1,5 tấn/1.000 m
2
, thị trường rất ưa chuộng.
Hành Đá: lá, bụi thuộc dạng trung gian, năng suất 1-1,5 tấn/1.000 m
2
, trồng phổ biến, thị trường
rất ưa chuộng, thích hợp trồng dày.
Chọn những bụi hành tương đối đồng đều, đúng tuổi, sinh trưởng tốt, không bị nhiễm sâu bệnh.

Lượng giống: tùy chất lượng cây giống, thường cần khoảng 180-240 kg hành giống/1.000 m
2

Xử lý giống: để đảm bảo không còn sâu bệnh lây lan sang vụ tới, trước khi nhổ hành giống 1-2
ngày, tiến hành phun Regent 800WP hoặc Map-permethrins 50EC, nếu sâu nhiều có thể xử lý
bằng Secure 10EC theo nồng độ khuyến cáo.
Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

3

2.2.2 Kỹ Thuật Trồng
Thời vụ: hành lá có thể được trồng quang năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn vào mùa
mưa. Thời gian sinh trưởng 45-50 ngày. Trồng hành trong mùa nắng chú ý sâu xanh da láng,
mùa mưa thì bệnh khô đầu lá.
Chuẩn bị đất
Yêu cầu: đất nhiều mùn, thoát nước, ít chua, pH thích hợp từ 6,0-6,5, nếu pH thấp hơn 5,0 cần
bón thêm vôi và tro bếp.
Đất trồng hành cần được phơi ải. Kỹ thuật lên liếp hành thay đổi tùy chân đất và tập quán canh
tác. Lên liếp vồng cao 35-45 cm, chân liếp rộng 1 m, khoảng cách giữa hai liếp là 30 cm để thoát
nước và đi lại chăm sóc.
Xử lý đất: tiến hành xử lý đất ở 3 ngày trước trồng, sử dụng 1 kg Mocap/1000 m
2
. Rải thuốc lên
liếp rồi đảo đều lớp đất mặt.
Tủ rơm kín mặt liếp ngay trước khi trồng. Lên liếp và tủ rơm trước khi trồng hành. Khoảng cách
trồng hành 20 x10 cm.
Khoảng cách trồng:
Hàng cách hàng x cây cách cây: 20 x 10 cm
Phân bón
Tổng lượng phân dùng cho 1.000 m

2
: phân chuồng hoai 1-2 tấn + 30 kg tro + 12,5 kg urea, 28 kg
super lân, 8 kg kali.
Dạng phân có thể sử dụng Urea, DAP, NPK, có thể tăng cường sử dụng thêm các chế phẩm vi
lượng (muối borat), chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá để tăng cường dinh dưỡng cho hành
và giảm hiện tượng cháy đầu lá. Trong trường hợp hành sinh trưởng xấu có thể dùng Super hume
để phun lên hành.
Bón lót: 1-2 tấn phân chuồng hoai + 30 kg tro + 28 kg super lân + 5 kg kali
Bón thúc: Nguyên tắc bón phân thúc: hòa nước, tưới bằng thùng vòi hoa sen. Tưới phân đầu tiên
khi hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sau trồng), 7 ngày tưới phân 1 lần (khoảng 4-5 lần/vụ) tùy
theo sinh trưởng của hành và tùy theo mùa vụ. Thời gian cách ly là 10 ngày trước khi thu hoạch.
Có thể sử dụng khuyến cáo sau (nếu sử dụng khuyến cáo này thì không bón lót phân lân):
+ Lần 1 (7 NST): 4,5 kg urea
+ Lần 2 (14 NST): 14 kg DAP + 1,5 kg KCl
+ Lần 3 (21 NST): 19 kg NPK 16-16-8 + 1,5 kg KCl
+ Lần 4 (28 NST): 17 kg DAP + 2,5 kg KCl
+ Lần 5 (nếu có, 35 NST): 4,5 kg urea
Phân bón lá và vi lượng (nếu có) có thể phun kết hợp khi phun thuốc bảo vệ thực vật. Khuyến
cáo không nên lạm dụng các chất điều hòa tăng trưởng (ProGib, ) dễ dẫn đến hiện tượng rã bẹ,
cây vóng, yếu. Có thể sử dụng chế phẩm EM hoặc Crop-master cho hành lá. Nếu dùng Super
hume phun 3 lần (lần 2, 4, 5) thì có thể giảm 1/3 lượng đạm dùng cho hành và hạn chế hiện
tượng vàng lá, tăng sức đề kháng cho hành.
Chăm sóc
- Chú ý làm cỏ kịp thời, không để cỏ chụp hành.
- Tưới đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt.
- Tưới phun cho hành lá; Giữ mực nước tưới thấm trong rảnh hành lá.
Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

4


- Để tận dụng và tăng hiệu quả sử dụng đất, có thể trồng xen ngò rí, cải xanh hoặc cải ngọt
quanh mép liếp.
- Cải xanh được trồng xung mép liếp hành lá; Ngò Rí trồng xen với hành lá.
Phòng trừ sâu bệnh:


Các đối tượng sâu bệnh hại chính: sâu xanh da láng Spodoptera exigua (xuất hiện rất sớm và gây
hại đến cuối vụ), dòi đục lá (xuất hiện muộn), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), bù lạch (Thrips
tabaci), bệnh cháy đầu lá, hiện tượng rã bẹ, bệnh đốm tím Alternaria pori
Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, bắt sâu trưởng thành, sâu non, ngắt bỏ ổ trứng, kết hợp làm
cỏ bón phân, phun thuốc vào lúc trời mát.
Nguyên tắc phòng trừ sâu hại bằng thuốc hóa học, sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học, lưu
ý dùng đúng thuốc, đúng thời điểm, ưu tiên sử dụng các thuốc vi sinh, điều hòa sinh trưởng, gốc
cúc tổng hợp. Bắt đầu phun khi có sâu hại. Đảm bảo thời cách ly 7-10 ngày.
Khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu xanh da láng hại hành lá thì không thể dùng một
loại thuốc cho mỗi lần phun mà phải dùng hỗn hợp theo khuyến cáo sau (thường phun kết hợp
trừ sâu xanh da láng và các đối tượng khác).
- Lần 1: Atabron 5EC
- Lần 2: Cascade 5EC + Mimic 20F
- Lần 3: Dipel 3.2WP + Cascade 5EC
- Lần 4: Mimic 20F + SeNPV
- Lần 5: Dipel 3.2 WP + SeNPV
Không sử dụng Furadan 3H trên hành lá và hạn chế sử dụng Padan.
Nếu có bệnh đốm tím, bệnh khô đầu lá thì dùng Antracol 50WP, Dithan M45.

Hình: Phun Thuốc Trừ Sâu
Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

5


2.2.3 Thu hoạch
Tiến hành thu họach khi hành đủ tuổi (42-45 ngày sau trồng) tùy tình hình sinh trưởng và sâu
bệnh. Trường hợp hành xấu có thể lưu thêm và ngày, nhưng không nên kéo dài quá. Hành lá khi
đưa ra thị trường phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2.3 Giá Trị Dinh Dưỡng Và Giá Trị Kinh Tế Của Cây Hành Lá
Giá tri dinh dưỡng: Ớ bất cứ đâu hành lá cũng rất phổ biến bởi giá trị dinh dưỡng và những ích
lợi giống thuốc thảo dược của nó. Hành chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất
xơ và một lượng đáng kể canxi, phốt pho và kali. Thành phần chủ yếu trong hành là nước (nước
chiếm khoảng 86,8% trong lOOgram). Hành chứa ít calo (50 calo/ lOOgram hành). Thân hành
chứa 1 lượng đáng kể carotene và chất sắt.
Giá tri kinh tế: Hầu như trong các bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình, không thể vắng bóng
cây hành, do đó hành lá được trồng quanh năm để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Hành lá có thể trồng quanh năm để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Hành lá có thế
trồng trong chậu, đất trống quanh nhà hoặc thâm canh, xen vụ trên diện tích lớn. Đe trồng hành
lá không kén lắm có thế trồng trên dất sét pha thịt, đất thịt, hoặc dất thịt pha cát Tuy nhiên tốt
nhất là trên đất thịt.

Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

6

Chương III: Phương Tiện Và Phương Pháp Điều Tra
3.1. Phương Tiện
- Xe gắn máy, bút, máy ảnh, sổ ghi chép,…
3.2. Phương Pháp
- Phỏng vấn trực tiếp nông dân tại huyên chợ mới.
- Phiếu điều tra nông dân.




Hình: Xe Máy
Hình: Sổ Ghi Chép Và Bút
Hình: Máy Ảnh
Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

7

PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ VỀ QUẢN LÝ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP
TRÊN CÂY HÀNH LÁ

A. THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên:…………………………… Năm sinh:……………Nam/Nữ……
Dân tộc: ………………………………………… Quốc tịch:…………………………….
Nghề nghiệp chính…………………………………Nghề nghiệp phụ……………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
Ông (bà) trồng hành lá từ khi nào?
Diện tích trồng:……………………………………………………………………………
Giống hành lá:…………………………………………Tuổi…………………………… ngày
Mô hình: Chuyên canh: ; Xen canh .
 Loại cây trồng xen:
………………………………………………………………………
 Diện tích cây trồng xen: ……………………………………/diện tích ruộng
Ruộng có thường bị ngập nước : Có ; Không .
Thời gian ngập nước bao lâu:………………………………………………………………
B. CÁC BIỆN PHÁP ICM
I. CHỌN ĐIẠ ĐIỂM SẢN XUẤT, GIỐNG VÀ CÂY TRỒNG:
1. Đất trồng cải là loại đất gì?
 Đất phèn
 Đất cát pha sét
 Đất ruộng phơi khô

 Loại đất khác:
2. Giống hành lá hiện đang canh tác là:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
3. Giống hành lá hiện đang trồng có nguồn gốc từ đâu?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
4. Trồng bằng phương pháp:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
5. Có xử lý giống trước khi gieo không:
 Có.
Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

8

 Không.
Nếu có, thì xử lý giống như thế nào?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
6. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu sản xuất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ,…)?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
II. QUẢN LÝ ĐẤT VÀ DINH DƯỠNG

7. Chuẩn bị đất trước khi trồng:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
8. Có xử lý đất trước khi trồng không?
 Có.
 Không.
9. Nếu câu 8 chọn Có thì xử lý đất bằng gì?
 Hóa chất:…………………………………………………………………………
Liều lượng……………………………… /100m
2
.
 Bón vôi.
Liều lượng……………………………… /100m
2
.
 Nấm đối kháng Trichoderma.
Liều lượng……………………………… /100m
2
.
 Khác: …………………………………………………………………………….
Liều lượng……………………………… /100m
2
.
10. Trông quá trình trồng có xử lý đất và cải tạo đất hay không?
 Không
 Có. Số lần:………… /mùa.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
11. Xử lý, cải tạo bằng phương pháp gì?
 Biện pháp cơ giới.

 Biện pháp hóa học.
 Biện pháp sinh học.
 Kết hợp: ………………………………………………………………………….
12. Thời gian bắt đầu trồng xen:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Trước khi gieo (cấy), có bón lót không?
 Không.
 Có.
Loại phân: …………………………………………………………………………
Liều lượng:…………………………………………………………………1000/m
2
13. Có sử dụng phân bón lá không?
 Không.
 Có.
Loại phân: ………………………………………………………………………….
Liều lượng:…………………………………………………………………1000/m
2

14. Trong quá trình trồng, có dùng phân bón thúc không?
 Không.
 Có.

Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

9


15. Có bón nguồn vật liệu để cung cấp dinh dưỡng cho đất không?
 Không.

 Có.
Nguồn vật liệu Liều lượng (kg/1000m
2
) Giai đoạn sử dụng
 Bột giấy, giấy vụn

 Rác thải sinh học

 Vật liệu khác.



III. QUẢN LÝ NƯỚC
16. Nguồn nước tưới lấy từ đâu?
 Kênh, rạch
 Ao, hồ
 Nước ngầm
 Nguồn khác:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
17. Nguồn đó có đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới không?
 Có.
 Không.
Nếu không thì làm cách nào để đáp ứng được nhu cầu nước?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
LOẠI PHÂN LIỀU
LƯỢNG
CÁCH BÓN GIAI ĐOẠN BÓN

Hữu cơ


Vôi


Phân chuồng


Urê


Lân



NPK

16-16-8


20-20-15


30-20-0


KCL (muối ớt)



Phân khác


Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

10


18. Nguồn nước tưới cho cây có đảm bảo không bị ô nhiễm không?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

IV. QUẢN LÝ DỊCH HẠI
19. Vệ sinh đồng ruộng:
 Không.
 Có.
Số lần:………./tuần.
Thời điểm:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Định kỳ thăm đồng như thế nào?
 1 ngày/lần
 2 ngày/lần
 3 ngày/lần
Khác:…………………………………………………………………………………
20. Giai đoạn nào của cây hành lá mẫn cảm nhất với sâu, bệnh hại? Tại sao?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
21. Các loài sâu hại thường xuất hiện trên cây hành lá:
Loài sâu hại

chính
Thời gian xuất
hiện
Lần phun/ vụ Thời điểm phun Loại thuốc













Các loài bệnh hại thường xuất hiện trên cây hành lá:
Loài bệnh hại
chính

Thời gian xuất
hi

n

Lần phun/ vụ Thời điểm phun

Loại thuốc





Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

11

















V. QUẢN LÝ CHẤT LƯƠNG VÀ AN TOÀN NÔNG SẢN
22. Dấu hiệu nhận biết hành lá có thể thu hoạch được:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Có thể thu hoạch hành lá vào buổi nào? Tại sao:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Quy trình thu hoạch hành lá như thế nào?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Sau khi hành lá được thu hoạch xong sẽ được vận chuyển đi đâu?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Trước thu hoạch vài ngày hay 1 tuần có phun thuốc gì cho cây hành lá không?
 Không.
Vì:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
 Có.
Loại thuốc: …………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……Liều lượng……………………………

23. Khi thu hoạch hành lá xong, ta có làm gì tiếp theo không ?
 Có.
 Không

VI. QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ MÔI TRƯỜNG
24. Tàn dư trên đồng ruộng được xử lý như thế nào?

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Bao bì, chai lọ thuốc trừ sâu, bệnh hại cây hành lá được xử lý như thế nào?
 Đào hố chôn.
 Bỏ trên đồng ruộng để tự tiêu hủy.
 Gom lại một chỗ và đốt

 Khác
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….…………
Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

12

VII. HIỆU QUẢ KINH TẾ
25. Chi phí:
26. Sản lượng thu được:

 Vụ 1:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
 Vụ 2:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
27. Doanh thu đạt được ở
 Vụ 1:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
 Vụ 2:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
28. Lợi nhuận của cả năm:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

C. Ý KIẾN PHẢN HỒI
29. Ý kiến nông dân:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
30. Nhận định của người điều tra:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………





CHI PHÍ (ngàn đồng)

VỤ TRONG NĂM


Vật tư
Phân bón













Thuốc trừ sâu, bệnh hại



Lao động



Con người


Công nhà



Công mướn

… Ngày……….tháng……….năm 2014
Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

13

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ
4.1. Kỹ Thuật Trồng Cải Của Nông Dân
- Đối với nông dân xã Mỹ Hòa Hưng có nhiều năm kinh nghiệm trồng hành lá. Vậy nên kĩ thuật
trồng khá tốt đem lại năng suất, cũng như có lợi nhuận cao giúp cải thiện đời sống gia đình.
Các khâu canh tác:
- Chọn giống: thường chọn giống địa phương đôi khi ở địa phương khác (Chợ Mới).
+ Thông thường nông dân ít xử lý giống trước khi cấy.
+ Lượng giống: 420 – 480 kg/1000m

2
- Chuẩn bị đất:
+ Cày xới ruộng trước khi gieo trồng. Mùa mưa không nên xới
đất vì sẽ làm đất giữ nước làm cải dễ ngập úng. Vì thế nên làm
liếp thấp hoặc làm đất chảy.
+ Bón 80 kg vôi/ công (1.000 m
2
)
+ Lên líp: rộng 90-120 cm, cao 20-30 cm.
+ Rãnh: rộng 30-40 cm, sâu 20-30 cm.


- Thời vụ: vùng có đê bao có thể canh tác quanh năm. Còn
những vùng không có đê bao thì có thể trồng từ tháng 10-11
âm lịch đến tháng 5-6 âm lịch.
- Làm cỏ: đầu vụ xịt diệt mầm (Dual, Onecide …)
- Cấy cây con: mỗi cây cách nhau 20 cm.
- Phủ rơm: rơm được mua hoặc lấy từ ruộng nhà để phủ 1
công lúa/công rẫy.
-Chăm sóc:
* Bón lót: super lân rãi trên mặt liếp liều lượng 50 kg/1000m
2
.
* Bón thúc: sử dụng phân N-P-K (20-20-15, 16-16-8) sau khi cấy 15 ngày và các lần tiếp theo
10-7- 5 ngày bón lần mỗi lần 10kg/công, Ure và super lân sau khi cấy 1 tháng liều lượng
10kg/công chia nhiều lần bón.
- Phòng trừ sâu, bệnh hại: áp dụng nhiều biện pháp quản lí sâu, bệnh hại như: biện pháp canh tác,
cơ lý, hóa học, sinh học…
+ Luân canh ớt, cải để đem lại hiệu quả kinh tế cao
+ Sâu, bệnh xuất hiện nhiều với cây hành lá: dòi đục lá, sâu xanh da láng, thán thư, vàng lá, thối

rễ.
4.2. Hiệu Quả Kinh Tế
- Năng suất: 30-50 tạ/1000m
2
(60kg/tạ).
- Giá bán: Tùy thời điểm 250000 -900000 đ/tạ (60kg/tạ).
- Với năng suất trung bình 40 tạ/1000m
2
giá 450000đ/tạ thu được 18 triệu đồng, chi phí từ 8-9
triệu đồng, lợi nhuận 9-10 triệu/1000m
2
(60kg/tạ).
Hình: Líp hành
Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

14

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết Luận
- Mô hình luân canh hành lá với các loại cây trồng khác: ớt, xà lách, rau dền, mồng tơi, cải
xanh tốt nhất nên luân canh với các cây họ hoà thảo như: bắp, lúa nước đem lại hiệu quả kinh
tế cao, giảm sâu bệnh, tăng suất vụ trồng, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân.
- Cây hành lá là rau dễ trồng, thị trường tiêu thụ rộng. Cây hành lá có chứa nhiều vitamin, còn có
công dụng chữa nhiều bệnh.
- Nông dân đang dần áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật tiến bộ vào canh tác và sản xuất.
5.2. Kiến Nghị
- Mở nhiều lớp tập huấn, hội thảo giới thiệu nhiều biện pháp phòng trừ thân thiện với môi trường
cho nông dân, nâng cao được kĩ thuật trồng rau màu, đặc biệt là hành lá.
-Bình ổn giá thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ nâng cao giá cả, tạo mọi điều kiện về thủy
lợi tốt cho nông dân yên tâm canh tác.

- Khuyến khích nông dân tham gia nghiên cứu, phát triển mô hình trồng rau ngoài đồng ruộng,
theo hướng rau sạch, an toàn, hiệu quả kinh tế cao.









Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

i

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Đồng Nai. 08/10/2010. Phương Pháp Trồng Hành Lá.

/>phap-trong-hanh-la (đọc ngày: 20/10/2014)
Sieuthihatgiong.net. Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây hành lá. />thuat-trong-rau/ky-thuat-trong-va-bon-phan-cho-cay-hanh-la.html (đọc ngày: 20/10/2014)
Trần Thị Ba. Kỹ thuật trồng cây hành lá. />1124576.html (đọc ngày: 20/10/2014)
Tạ Thị Thu Cúc (1979). Giáo trình trồng rau. Hà Nội, nxb: Nông Nghiệp, 191 trang.

Kĩ Thuật Trồng Hành Lớp DH12BT1- Nhóm 10

ii

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt Vấn Đề 1
1.2 Mục Tiêu 1
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 Một Số Đặc Điểm Của Hành Lá 2
2.2 Quy Trình Trồng Hành Lá 2
2.2.1 Giống 2
2.2.2 Kỹ Thuật Trồng 3
2.2.3 Thu hoạch 5
2.3 Giá Trị Dinh Dưỡng Và Giá Trị Kinh Tế Của Cây Hành Lá 5
Chương III: Phương Tiện Và Phương Pháp Điều Tra 6
3.1. Phương Tiện 6
3.2. Phương Pháp 6
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ 13
4.1. Kỹ Thuật Trồng Cải Của Nông Dân 13
4.2. Hiệu Quả Kinh Tế 13
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
5.1. Kết Luận 14
5.2. Kiến Nghị 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
MỤC LỤC ii










×