LỜI CẢM ƠN
Trường Đại học Kinh tế Huế được chính thức thành lập vào năm 2002 và hoạt
động với tư cách là một trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Huế. Với sứ
mệnh là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao; thực hiện nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý phục
vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả
nước.
Nhằm nâng cao kiến thức và tạo sự chuẩn bị cho đợt tốt nghiệp sắp tới, tôi đã
đươc thực tập tại Công ty TNHH Một thành viên Môi Trường và Phát triển Đô thị
Quảng Bình.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cơ quan, các cán bộ và các
hộ dân tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
của công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình đã
tận tình giúp đỡ và cung cấp nhiều thông tin, tư liệu cần thiết và tạo điều kiện cho
tôi thực hiện đề tài trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô trường Đại học Kinh Tế
Huế đã trang bị cho tôi hệ thống kiến thức làm cơ sở để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS Lê Thanh An
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đầy trách nhiệm trong suốt thời gian thực hiện đề
tài và hoàn thành khóa luận này.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã
nhiệt tình giúp đỡ và động viên khích lệ trong suốt thời gian học tập tại Đại học
Kinh tế Huế.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Hà Minh Tuấn
1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
RTSH : Rác thải sinh hoạt
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
TP : Thành phố
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
MTV : Một thành viên
VSMT : Vệ sinh môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
MT : Môi trường
PTĐT : Phát triển Đô thị
BCL : Bãi chôn lấp
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
UBNN : Ủy ban Nhân dân
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
WTP : Willingness To Pay
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
5
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tên đề tài : “Nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty
TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình, TP Đồng
Hới, Quảng Bình ”.
1. Lý do nghiên cứu
Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội những năm gần đây của TP
Đồng Hới dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của lượng rác thải sinh hoạt, công tác
quản lý RTSH trên địa bàn TP ngày càng trở nên khó khăn. Vì vậy, tiến hành
nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý RTSH trên
địa bàn TP Đồng Hới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề rác thải sinh hoạt.
- Thực trạng hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt tại của công ty TNHH Một
thành viên và Phát triển Đô thị Quảng Bình.
- Mức sẵn lòng chi trả và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của
người dân cho dịch vụ thu gom và xử lý rác thải.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu gom,vận
chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Đồng Hới.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích.
4. Kết quả nghiên cứu
- Đề tài đã đề cập sơ bộ thực trạng của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt tại TP Đồng Hới hiện nay.
- Tìm hiểu được một số đánh giá của người dân đối với công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt của công ty TNHH Một thành viên Môi trường
và Phát triển Đô thị Quảng Bình.
- Từ những khó khăn và hạn chế của công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên
địa bàn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Đồng Hới.
6
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do nghiên cứu
Công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh
mẽ, với sự hình thành và phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu
cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, lượng chất thải từ các hoạt động sản
xuất cũng ảnh hưởng đến đời sống cuộc sống và môi trường nếu không được thu
gom và xử lý. Do đó, tìm kiếm các giải pháp thu gom và xử lý chất thải trở thành
vấn đề tiên quyết trong việc bảo vệ môi trường sống cũng như cuộc sống của
người dân.
Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế - văn hóa, là đầu mối giao thông
quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, Đồng Hới có nhiều tiềm năng trong
phát triển du lịch, chẳng hạn như Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, bãi biễn
Nhật Lệ…. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã, áp lực xử lý rác thải
và ô nhiễm môi trường ngày càng lớn, nhất là rác thải sinh hoạt. Lượng rác thải trên
toàn thành phố Đồng Hới tăng qua các năm, từ 27.375 tấn (2001) tăng lên 30.293
tấn (2013), tăng 10,66% [2]. Vì vậy, đây là một vấn đề cần quan tâm đối với các
cấp, ngành có liên quan và người dân trên thành phố Đồng Hới.
Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị
Quảng Bình là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải trên địa bàn Thành phố. Công ty được thành lập vào năm 2009 với mục tiêu
góp phần cải thiện môi trường và tạo cảnh quan cho Đô thị. Hàng năm, số lượng rác
thải sinh hoạt được Công ty thu gom là 27.349 tấn (2013). Tuy nhiên, tình hình vệ
sinh môi trường Đô thị vẫn đang diễn biến phức tạp. RTSH luôn biến đổi tỷ lệ thuận
với tốc độ gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế. Vì vậy, việc thu gom, vận chuyển
và xử lý nếu không đáp ứng kịp thời sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm. Trong khi đó
hiện trạng quản lý RTSH đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, các cấp lãnh đạo
Tỉnh, Thành phố luôn đặc biệt quan tâm và coi đó là mục tiêu quan trọng cần có
biện pháp khắc phục kịp thời trong thời gian tới nhằm góp phần cải thiện hiệu quả
phương thức quản lý RTSH trên địa bàn TP Đồng Hới trong tương lai.
7
Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao chất lượng môi trường tài
TP Đồng Hới, tôi quyết định tiến hành thực hiện đề tài : “Nâng cao hiệu quả xử lý
rác thải sinh hoạt của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát
triển Đô thị Quảng Bình, TP Đồng Hới, Quảng Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Đồng Hới, từ đó đưa các giải pháp
nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của công ty TNHH Một thành viên Môi
trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình, góp phần nâng cao môi trường trên địa bàn
TP Đồng Hới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề rác thải sinh hoạt.
-Thực trạng hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt tại của công ty TNHH Một
thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình.
- Tìm hiều mức sẵn lòng chi trả của người dân trong việc nâng cao hiệu quả
xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn sàng chi trả của người dân.
- Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu gom,vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu nhập và xử lý số liệu
3.1.1. Số liệu thứ cấp
Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như : Hiện trạng rác thải, công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Các số liệu này được thu thập từ nhiều nguồn
khác nhau, chủ yếu từ Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, các báo cáo của
Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình, tài
liệu từ Phòng Quan trắc môi trường tỉnh… Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp nhiều tài
liệu qua sách, báo, mạng internet và khóa luận các khóa trước.
8
3.1.2. Số liệu sơ cấp
Phương pháp khảo sát thực địa để tìm hiểu tình hình chung về thực trạng phát
thải rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, cụ thể là TP
Đồng Hới.
Phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra 60 hộ gia đình nhằm thu thập ý kiến
của các hộ gia đình về tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của công ty TNHH Một
thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình trên địa bàn TP Đồng Hới.
3.2. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê sử dụng để tổng hợp các hiện tượng kinh tế - xã hội
theo các chỉ tiêu được lựa chọn, trình bày trong các bảng, biểu đồ.
3.2.2. Phương pháp định giá ngẫu nhiên
Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp sử dụng để lượng
hóa giá trị môi trường thông qua phỏng vấn người dân một cách ngẫu nhiên về
đánh giá của họ đối với hàng hóa dịch vụ môi trường ở vị trí cần đánh giá hay xem
xét. Trên cơ sở đó, bằng thống kê xã hội và kết quả thu được từ các phiếu điều tra,
người ta sẽ xác định được giá trị môi trường của khu vực cần đánh giá.
Cụ thể, trong phương pháp này, người dân sẽ được hỏi về mức giá sẵn sàng
chi trả để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường trong khu vực mình sinh
sống thông qua một tình huống kịch bản giả định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng rác thải tại TP Đồng Hới như nguồn phát sinh, thành
phần và khối lượng rác thải… Và tình hình quản lý rác thải của người dân đang sinh
sống trên địa bàn và công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị
Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vị nội dung : Đề tài tập trung nghiên cứu công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
9
- Phạm vị không gian : Nghiên cứu chỉ thực hiện trên địa bàn TP Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi thời gian : Từ ngày 20 – 2 đến ngày 9 – 5.
5. Hạn chế trong nghiên cứu
- Thời gian thực tập tại đơn vị còn ngắn nên chưa nắm rõ được phương thức
hoạt động của công ty.
- Đề tài chỉ thực hiện điều tra 60 hộ gia đình nên chưa thể hiểu hết được nhận
thức của người dân đối với vấn đề thu gom và xử lý rác thải.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận thì nội dung của đề tài được chia thành 3
chương :
Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2 : Nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty TNHH
Một thành viên Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình trên địa bàn thành phố
Đồng Hới.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản
lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
10
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Rác thải sinh hoạt
1.1.1. Các khái niệm
Tại khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: Chất thải
được định nghĩa chung là các dạng vật chất cụ thể ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra
từ sản xuất ,kinh doanh, dịch vụ , sinh hoạt hoặc các hoạt động khác của con người.
[5]
Rác thải sinh hoạt ( chất thải sinh hoạt ) là những chất thải có liên quan đến
các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ
quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại…. RTSH có thành phần bao
gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, thực phẩm dư thừa,
gỗ, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau củ quả v.v…
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt
Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ dân số và sự phát triển vượt bậc
của khoa học công nghệ cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế - xã hội.Vì vậy
nhu cầu về tiêu dùng cho cuộc sống ngày càng tăng cao cả về chất và lượng, đều đó
dẫn đến sự gia tăng một cách chóng mặt khối lượng rác thải.
Các nguồn phát sinh chủ yếu rác thải sinh hoạt bao gồm:
- Từ các khu dân cư : Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư
tách rời. Thành phần rác thải chủ yếu là : thực phẩm dư thừa, thủy tinh, gỗ, nhựa,
cao su…
- Từ các hoạt động thương mại : Quầy hàng, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà
trọ, các trạm sửa chữa, bảo hành dịch vụ…Thành phần rác thải cũng tương tự như
khu dân cư ( thực phẩm, giấy, catton, ).
- Từ các cơ quan, công sở, trường học : Lượng thải tương tự như ở khu vực
dân cư và thương mại nhưng với số lượng ít hơn.
11
- Từ các dịch vụ công cộng của đô thị : Hoạt động vệ sinh đường xá, phát
quan, chỉnh tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,… Rác thải bao gồm
cỏ rác,rác thải từ việc trang trí đường phố.
- Từ các công trình xây dựng : Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa
đường xá, dỡ bỏ các công trình cũ.
- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, các làng nghề thủ công – truyền
thống: Bao gồm các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, quá trình đốt nhiên
liệu, đóng gói bao bì…Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân
viên làm việc.
- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ cánh
đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,… Rác thải chủ yếu là thực phẩm dư
thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải rác từ trồng trọt, từ quá trình thu
hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
Thành phần rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là một tập hợp không đồng nhất. Sự không đồng nhất này
tạo ra một số đặc tình rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt. Xác
định thành phần của chất thải có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự lựa chọn phương
pháp xử lý, thu hồi và tái chế, hệ thống, phương pháp và quy trình thu gom. Nó là
tiền đề tại điều kiện cho công tác quản lý rác thải diễn ra dễ dàng hơn.[4]
Thành phần đặc trưng của rác thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng dưới đây :
Bảng 1.1 : Thành phần đặc trưng rác thải sinh hoạt
Thành phần rác thải Khối lượng (%)
Rau, thực phẩm, chất hữu cơ dễ phân hủy 64,7
Cây gỗ 6,6
Giấy, bao bì giấy 2,1
Plastic ( nhựa ) khó phân hủy 9,1
Cao su, đế giày dép 6,3
Vải sợi, vật liêu vải sợi 4,2
Đất đá bê tông 1,6
Thành phần khác 5,4
(Nguồn: HOWADICO, 2002)
Qua bảng 1.1 thì đối với rác thải sinh hoạt thành phần chủ yếu là rau, thực
phẩm, chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tới 64,7% khối lượng, ngoài ra các thành
12
phần khác chiếm tỉ lệ nhỏ hơn. Mỗi loại chất thải có những đặc điểm và tính chất
khác nhau nên tốc độ và thời gian phân hủy cũng khác nhau. Điều này dẫn đến việc
thu gom và xử lý rác thải sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Không những thế thành phần
chất thải sinh hoạt phát sinh ra môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc và nhiều yếu
tố như : mùa và vùng, yếu tố xã hội, trình độ công nghệ và mức sống. Vậy nên cần
có những biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt sao cho phù hợp.
1.1.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến sức khỏe con người và môi
trường
Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
Trong thành phần của rác thải sinh hoạt có chứa nhiều chất độc hại và nhiều vi
khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người, súc vật, nước thải… Vì
vậy, ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt có nguy cơ gây ra nhiều bệnh ở người như
đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da,tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,….
Ngoài ra, rác thải sinh hoạt trong quá trình phân hủy còn tạo mùi khó chịu từ bay
hơi gây ảnh hưởng rất lớn cho sức khỏe người dân xung quanh và mỹ quan khu vực.
Do vậy, rác thải sinh hoạt sau khi thải ra môi trường mà không được thu gom và xử
lý đúng quy cách sẽ gây tác động xấu đến đời sống sản xuất và sức khỏe của con
người.[8]
Ảnh hưởng đến môi trường
Rác thải có thể gây ra nhiều tác động ảnh hưởng đến môi trường xung quanh,
bao gồm cả môi trường không khí, đất và nước.
- Đối với môi trường không khí, rác thải sinh hoạt gây ra những mùi hôi thối
và làm tăng những chất khí có hại trong thành phần không khí bao gồm :Khí thoát
ra từ các hố hoặc các chất làm phân, chất thải chôn lấp rác chứa CH
4
, H
2
S, CO
2
,
NH
3
, các khí độc hại hữu cơ ; Khí từ các lò thiêu chứa bụi, SO
2
, NO
x
, CO, CO
2
,
HCI, HF, dioxin, kim loại, oxit kim loại thăng hoa ; Bụi sinh ra trong quá trình thu
gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc hại lẫn trong rác.[9]
- Đối với môi trường đất, rác thải nếu không được chôn lấp và xử lý hợp lý sẽ
làm thay đổi thành phần, pH của đất và có thể gây ô nhiễm đất. Ngoài ra rác còn là
nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm. Các loài này di động mang các vi
13
trùng gây bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng.[9]
- Đối với môi trường nước, nước từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân,
nước làm lạnh tro xỉ, nước làm sạch khí của các lò thiêu ngấm xuống làm ô nhiễm
nước ngầm. Ngoài ra, nước chảy tràn khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân,
nước làm lạnh tro xỉ, nước làm lạnh qua các lò thiêu chảy vào các mương rãnh, hồ,
ao, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt. Những nguồn nước này chứa các vi trùng gây
bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vô cơ hòa tan vượt quá tiêu
chuẩn môi trường nhiều lần.[9]
- Đối với mỹ quan đô thị, rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận
chuyển hợp lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân do ý thức của người dân
chưa cao, tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn
còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu
gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.[9]
1.1.4. Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
Ở nước ta hiện nay,việc thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn phần lớn
do các công ty Môi trường đô thị ở các thành phố đảm nhận. Công ty chịu sự kiểm
soát của Ủy ban nhân dân Tỉnh , Thành phố thông qua các Sở Khoa học Công
nghệ ,Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Giao thông vận tải .
Thu gom rác thải sinh hoạt :
Thu gom RTSH là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay
từ những điểm thu gom, chất chung lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp,
trung chuyển hay chôn lấp. Thu gom RTSH trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và
phức tạp bởi vì RTSH phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại, công nghiệp cũng
như trên các đường phố, công viên và ngay cả khu vực trống. Thu gom rác thải sinh
hoạt bao gồm các hệ thống sau:
- Hệ thống thu gom RTSH chưa, không phân loại tại nguồn
+ Ph ng pháp áp d ng cho các khu dân c bi t l p th p t ng bao g m : dch
v thu gom l ng (Curb), dch v thu gom l i i – ng h m (Alley), dch v
thu gom ki u mang i – tr v (Setout – Setback) và dch v thu gom ki u mang i
(Setout).
+ Ph ng pháp áp d ng cho các khu dân c th p t ng và trung bình : Ph ng
pháp c áp d ng ch y u các khu dân c này là dch v thu gom l ng.
14
+ Ph ng pháp áp d ng cho các khu dân c cao t ng: i v i các khu v c này
th ng s d ng các thùng ch a rác lo i l n thu gom RTSH.
+ Ph ng pháp áp d ng cho các khu th ng m i – công nghi p: ch y u s
d ng ph ng pháp th công và c khí thu gom rác th i t i khu v c này .
- H th ng thu gom RTSH ã phân lo i t i ngu n
Các loại vật liệu đã được phân chia tại nguồn cần phải được thu gom để sử
dụng cho mục đích tái chế. Phương pháp cơ bản hiện tại đang được sử dụng để thu
gom các loại vật liệu này là thu gom dọc lề đường.
- Hệ thống container di động (HSC – Hauled Container System)
Trong HSC thì các container được sử dụng để chứa RTSH và được vận
chuyển đến bãi đổ, đổ bỏ RTSH và mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí
thu gom mới. Hệ thống HSC thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng
lớn bởi vì hệ thống này sử dụng các container có kích thước lớn.
- Hệ thống container cố định (SCS – Stationnary Container System)
Trong hệ thống SCS, container cố định được sử dụng để chứa RTSH vẫn giữ ở
vị trí thu gom khi lấy tải, chúng chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn
phát sinh đến vị trí thu gom để dỡ tải. Hệ thống này chia thành 2 loại chính: Hệ
thống thu gom lấy tải cơ giới và hệ thống thu gom lấy tải thủ công. Hầu hết các xe
thủ gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang bị thiết bị ép RTSH để làm
giảm thể tích, tăng khối lượng RTSH. Nhược điểm lớn của hệ thống này là xe thu
gom có cấu tạo phức tạp gây khó khăn trong việc bảo trì.
Vận chuyển rác thải sinh hoạt
Thông thường, RTSH được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh đến bãi
chứa hoặc cơ sở tái chế. Tuy nhiên, hầu hết các nơi tiếp nhận chất thải cuối cùng
này được bố trí ngày càng xa thành phố, hoặc cách xa tuyến giao thông chính, nếu
vận chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp thì không khả thi vì chi phí vận chuyển khá
cao. Vì vậy cần có hoạt động trung chuyển, trong đó RTSH từ các xe thu gom nhỏ
được chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển chất thải
đến một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi, hoặc đến bãi đổ. Trạm trung
15
chuyển có chức năng chính là chuyển RTSH từ các xe thu gom và các xe vận
chuyển nhỏ sang các phương tiện vận chuyển lớn hơn. Có 3 loại trạm trung chuyển:
- Trạm trung chuyển chất tải trực tiếp: RTSH từ các xe thu gom nhỏ được đổ
trực tiếp vào xe vận chuyển lớn hoặc bị nén để nén chất thải vào xe lớn, hay nén
thành kiện để thuận tiện chuyển đến bãi chôn lấp.
- Trạm trung chuyển kiểu tích lũy : RTSH được đổ trực tiếp vào hố chứa. Từ
hố này, RTSH sẽ được chuyển lên xe vận chuyển nhờ các thiết bị khác. Trạm trung
chuyển kiểu tích lũy khác biệt so với trạm trung chuyển 4 chất tải trực tiếp ở chỗ
nó được thiết kế sao cho có thể lưu trũ RTSH trong khoảng 1 – 3h.
- Trạm trung chuyển kết hợp chất tải trực tiếp và chất tải tích lũy: Đây là
những trạm trung chuyển đa chức năng. Tất cả các xe thu gom khi đến trạm trung
chuyển đều phải qua khâu kiểm tra tại trạm cân. Các xe thu gom sẽ được cân, sau
đó đến sàn dỡ tải và đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển trở lại trạm cân, cân
xe và tính lệ phí.
Xử lý rác thải sinh hoạt
Hiện nay, việc xử lý rác thải có 5 hình thức chủ yếu đó là : chôn lấp hợp vệ
sinh, ủ làm phân hữu cơ, ủ tạo khí gas, thiêu đốt và thu hồi tài nguyên.
- Chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát ô phân hủy chất thải
trong đất bằng cách chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn đọng lại trong chôn
lấp bị tan rữa về mặt hóa học và sinh học rồi tạo ra các chất rắn, lỏng và khí.
Chôn lấp hợp vệ sinh : bãi chôn lấp là công nghệ đơn giản và rẻ tiền nhất (chất
thải được rải thành từng lớp, đầm nén đến thể tích nhỏ nhất và phủ đất lên), phù hợp
với các nước nghèo và đang phát triển nhưng tốn diện tích đất rất lớn và còn có
nguy cơ gây ô nhiễm mạch nước ngầm. Hai vấn đề môi trường cần lưu ý là ô nhiễm
không khí và nước rò rỉ. Do đó, bãi chôn lấp thiết kế đúng kỹ thuật phải được trang
bị hệ thống thu khí và nước rò rỉ, nước rò rỉ phải được đưa đi xử lý.
- Ủ làm phân hữu cơ
Ủ là một quá trình mà trong đó các chất thải thối rữa chuyển hóa về mặt sinh
học trong chất thải rắn, biến chúng thành phân hữu cơ gọi là compost.
16
Chất thải ở các nước đang phát triển chứa tới 70 – 80% chất thực vật dễ thối
rữa, lại có một tiềm năng thị trường đáng kể đối với Compost nhờ có phương pháp
canh tác nông nghiệp phong phú và giá cả phân bón hữu cơ cao, có sức lao động rẻ,
thuận tiện và tiết kiệm trong việc ủ phân.
- Ủ tạo khí gas
Làm tiêu hủy bằng kỵ khí, quá trình chuyển hóa sinh học của chất hữu cơ
thành hỗn hợp mêtan và cacbon dioxit gọi là sinh khí, cùng với các chất cặn bã thể
lỏng và rắn khác. Chất khí cung cấp nhiên liệu có lượng calo thấp, trong khi đó các
chất rắn ổn định sẽ giữ lại giá trị phân bón của chất nền nguyên thủy.
Tiêu hủy kỵ khí không được áp dụng ở mức độ rộng rãi để hủy chất thải rắn.
Biện pháp hủy chất thải phối hợp nay, cả về nhiên liệu và sản phẩm phân bón có
tiềm năng áp dụng ở các nước đang phát triển, chủ yếu về khía cạnh giảm nhập
khẩu nhiên liệu và phân bón đáng kể nhất là ở vùng nông thôn.
- Thiêu đốt
Thiêu đốt là quá trình chất thải dễ cháy bị chuyển hóa thành cặn bã chứa các
chất hầu như không cháy được và các chất khí phát tán vào khí quyển.
Chất cặn bã còn lại và khí thải ra thường phải được tiếp tục xử lý. Nhiệt phát
sinh trong quá trình này được thu hồi và sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Thiêu đốt không phải là một giải pháp quan trọng về kinh tế và phù hợp về kỹ thuật
đối với các thành phố ở các nước đang phát triển, xét về khía cạnh giá trị calo thấp
và nồng độ hơi nước cao trong chất thải. Trong nhiều trường hợp, công đoạn cuối
của quá trình đốt cần phải thêm nhiên liệu bổ sung. Hơn nữa, thiêu đốt là quá trình
cần phải có vốn cũng như chi phí vận hành dễ vượt quá khả năng của hầu hết các
thành phố ở các nước đang phát triển.
- Thu hồi tài nguyên
Tất cả các dạng xử lý và chôn lấp chất thải tạo ra các cơ hội để chiết và tái chế
chất thải. Tái chế có thể thực hiện tại nguồn phát sinh chất thải tại điểm thu gom và
trên các xe thu gom chuyên chở lại các trạm chuyển hoặc tại nơi chôn lấp cuối
17
cùng. Các thành phần chất thải thường được thu nhặt có thể được dùng cho công
nghiệp bao gồm giấy, kim loại, thuỷ tinh, cao su, chất dẻo…
1.2. Những vấn đề cơ bản trong định giá tài nguyên môi trường
1.2.1. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường
Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường (TEV) là tổng những lợi ích do
hàng hóa dịch vụ môi trường mang lại. Tổng giá trị kinh tế tài nguyên môi trường
sẽ bằng tổng giá trị sử dụng tài nguyên môi trường (UV) cộng với tổng giá trị phi sử
dụng tài nguyên môi trường (NUV).
TEV = UV + NUV
Tổng giá trị sử dụng (UV) là giá trị được hình thành từ việc thực sự sử dụng
thực nguồn tài nguyên môi trường bao gồm : giá trị sử dung trực tiếp, giá trị sử
dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn.
Tổng giá trị phi sử dụng (NUV) là phần giá trị thể hiện mà nguồn tài nguyên
môi trường không mang lại khi sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp nguồn tài
nguyên bao gồm giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền.
1.2.2. Thặng dư tiêu dùng
Đối với những hàng hóa đặc biệt như hàng hóa môi trường thì thất bại thị
trường thường hay diễn ra do định giá không đúng với giá trị thực tế của nguồn tài
nguyên. Mọi người có thể hưởng thụ không khí trong lành, yên tĩnh… mà hầu hết
mọi người không phải trả tiền cho việc hưởng thụ đó. Nhưng thực tế giá trị của
nguồn tài nguyên môi trường này đem lại là rất lớn.
Thặng dư tiêu dùng (CS) chính là sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu
dùng khi tiêu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ và những chi phí thực tế để có được
lợi ích đó. Sự chênh lệch này nảy sinh do độ thỏa dụng biên của các đơn vị hàng
hóa trừ đi đơn vị cuối cùng đều lớn hơn giá vì thế lượng tiền tương đương với tổng
mức thỏa dụng của hàng hóa sẽ cao hơn lượng tiền phải chi.
1.2.3. Phương pháp định giá ngẫu nhiên
Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp sử dụng để lượng
hóa giá trị môi trường thông qua phỏng vấn người dân một cách ngẫu nhiên về đánh
giá của họ đối với hàng hóa dịch vụ môi trường ở vị trí cần đánh giá hay xem xét.
18
Trên cơ sở đó, bằng thống kê xã hội và kết quả thu được từ các phiếu điều tra,
người ta sẽ xác định được giá trị môi trường của khu vực cần đánh giá.
Cụ thể, trong phương pháp này, người dân sẽ được hỏi về mức giá sẵn sàng
chi trả để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường trong khu vực mình sinh
sống thông qua một tình huống kịch bản giả định.
Thông thường phương pháp này sẽ có hai giả định về sự thay đổi là các cá
nhân sẽ được hỏi sẽ sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện hay không, hay nếu môi
trường bị ảnh hưởng thì có sẵn sàng chi trả để tránh thiệt hại không, nếu bằng lòng
thì mức chi trả là bao nhiêu.
1.3. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố
tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những
lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn
đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải
sinh hoạt phát sinh tại các đô thị ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.
Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô
thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế
của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát
sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại
từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các
nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý
triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.[10]
19
Bảng 1.2: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt nam đầu
năm 2007
Loại đô thị
Lượng CTRSH bình
quân trên đầu
người(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị phát sinh
Tấn/ngày Tấn/năm
Đặc biệt 0,84 8 2.920.000
Loại I 0,96 1.885 688.025
Loại II 0,72 3.433 1.253.045
Loại III 0,73 3.738 1.364.370
Loại IV 0,63 626 228.49
Tổng 6.453.930
(Ngu n: C c b o v môi tr ng, 2008)
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt
và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có
tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 -
0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên
một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. [10]
Ước tính lượng thải chất thải rắn đô thị đến năm 2025 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3: Chất thải rắn đô thị phát sinh tại Việt Nam
Nội dung 2009 2010 2015 2020 2025
Dân số đô thị(Triệu người) 25,5 26,22 35 44 52
% dân số đô thị so với cả nước 29,74 26,22 38 45 50
Chỉ số phát sinh chất thải rắn đô
thị(kg/người/ngày)
0,95 1,0 1,2 1,4 1,6
Tổng lượng chất thải rắn đô thị phát
sinh (tấn/ngày)
24.225 26.224 42.000 61.600 83.200
(Nguồn:TCMT tổng hợp, 2011)
Từ kết quả dự báo ở bảng 1.3 thì lượng CTR sinh hoạt đô thị năm 2015 tăng
gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng 2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2 lần so với năm 2010. CTR
gia tăng có nguyên nhân do dân số đô thị tăng (từ 25,5 triệu năm 2009 lên 52 triệu
năm 2025) và do bình quân CTR/đầu người tăng (0,95kg/người/ngày năm 2009 lên
20
l,6kg/người/ngày năm 2025). Đây sẽ là áp lực lớn đối với công tác quản lý CTR đô
thị trong thời gian tới.[1]
Công tác thu gom và vận chuyển CTR đô thị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
khi mà lượng CTR phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình không
tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước mặt,
không khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển CTR ngày càng được chính quyền
các địa phương quan tâm những vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Năng lực thu gom và vận
chuyển CTR cả về nhân lực và vật lực đều chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới
thu gom còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó do nhận thức chưa cao của người dân trong
việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên hiện tượng đổ rác thải bừa bãi vẫn còn diễn ra
phổ biến không chỉ ở khu vực nông thôn mà còn tại các khu vực nội thị. Hầu hết rác
thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và chuyển đến bãi chôn
lấp. Công việc thu nhặt và phân loại phế thải có khả năng tái chế, hoàn toàn do
những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện.
Hiện nay phương thức thu gom CTR sơ cấp (từ nơi phát sinh đến điểm tập
trung CTR) dùng xe đẩy tay 3 bánh đi qua các nhà đang bộc lộ những hạn chế :
- Phương tiện cũ kỹ và lạc hậu, bị dò nước rỉ rác trong quá trình đẩy xe đi thu gom.
- Các xe đẩy tay thường chở quá tải làm cho rác bị rơi vãi dọc tuyến đường thu gom.
- Người dân chỉ được đổ rác 1 ngày/lần, nhiều khi muốn dọn rác không có chỗ
để đổ nên cứ cho vào túi nilon rồi vút ra đường, gây mất mỹ quan đô thị và ảnh
hưởng xấu đến môi trường.
Phương thức thu gom thứ cấp (từ điểm tập trung đến trạm trung chuyển hoặc
khu xử lý CTR) hiện thường dùng các xe nén ép có dung tích lớn từ 8 - 15m
3
, thậm
chí đến 20m
3
điều này có những hạn chế sau:
- Xe chỉ đi thu gom được trên những đường lớn nên CTR từ các hộ gia đình
trong ngõ phải vận chuyển khá xa để ra đường lớn đến điểm tập kết CTR.
- Xe chỉ được phép hoạt động trong một số giờ nhất định để không ảnh hưởng
đến giao thông đô thị. Do đó CTR bị tồn đọng trong đô thị.
Công nghệ xử lý CTR còn nhiều vấn đề bức xúc, việc lựa chọn các bãi chôn
lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn có tính thuyết
21
phục và công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên
chưa thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương. Các công trình xử lý
CTR còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính nên công tác quản lý chưa
hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất…
Để công tác quản lý CTR đạt hiệu quả, việc quy hoạch quản lý CTR cần phải
được triển khai đồng bộ. Cần tiến hành thực hiện phân loại CTR tại nguồn, vạch tuyến
thu gom riêng từng loại CTR, vận chuyển theo các tuyên lộ trình đã được quy hoạch
hơp lý; Phải quy hoạch bố trí các điểm tập trung CTR tránh tình trạng thu gom ngay
dưới lòng đường; Quy hoạch các trạm trung chuyển CTR cho đô thị; Công nghệ xử lý
CTR hướng tới việc thân thiện với môi trường, vận hành đơn giản và ít tốn kém, phù
hợp với điều kiện của Việt Nam và đảm bảo tiêu chí tỷ lệ chôn lấp chỉ còn dưới 15%,
tăng cường tỷ lệ tái chế và tái sử dụng CTR. Bên cạnh đó, cần tăng phí vệ sinh của các
hộ gia đình nhưng phải minh bạch, công khai các khoản tiền đóng góp này. Đặc biệt,
cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động thông qua chương trình giáo dục ở trường
học và các phương tiện thông tin đại chúng để người dân phân loại rác ngay tại nguồn,
không vứt rác bừa bãi, tự nguyện đóng góp phí vệ sinh đầy đủ.[11]
1.4. Tình hình quản lý chất thải ở tỉnh Quảng Bình
Có thể nói,cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội cũng như sự tăng
trưởng của dân số thì vấn đề ô nhiễm đang là một vấn đề vô cùng cấp bách. Đối với
Quảng Bình, một tỉnh đang có những bước tăng trưởng về kinh tế thì đây cũng là
vấn đề đáng lo ngại. Theo số liệu của công ty TNHH MTV Môi trường và Phát triển
Đô thị Quảng Bình thì năm 2009,lượng rác thải thải ra bình quân của tỉnh Quảng
Bình vào khoảng 14.600 tấn/năm,đến năm 2010, rác thải phát sinh đã tăng lên đến
16.425 tấn/năm, và đặt 18.250 tấn/năm vào năm 2011.
Về cơ cấu thì lượng rác thải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tương đối phức tạp
bao gồm rác thải y tế, rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, rác thải xây dựng và rác
thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp. Thành phần chiếm chủ yếu là rác thải hữu
cơ, ngoài ra còn có các thành phần khác như : kim loại, giấy, thủy tinh, túi ni lông,
nhựa và một số chất khó phân hủy khác. Đặc biệt trong đó có nhiều chất thải độc
22
hại phát sinh từ các bệnh viện, cơ sở y tế và các tàn lưu còn lại của hoạt động nông
nghiệp như thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật…
Rác thải của tỉnh Quảng Bình có thể phát sinh từ nguồn gốc khác nhau : từ
bệnh viện, hộ gia đình, các khu chợ, khu công nghiệp, trường học, công sở… Đối
với rác thải y tế thì nguồn phát sinh chủ yếu là ở các bệnh viện.Quảng Bình có một
bệnh viện lớn là bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. Theo số liệu
điều tra thì rác thải sinh hoạt của bệnh viện này được cơ sở thu gom 0,5 m
3
/ngày.
Tỉnh Quảng Bình còn có chín khu công nghiệp nên lượng rác thải thải ra môi
trường là rất lớn. Đối với Quảng Bình là một tỉnh có nông nghiệp chứa tỉ lệ lớn
trong cơ cấu kinh tế tỉnh nên có một lượng lớn là rác thải nông nghiệp như rơm rạ,
phân gia súc, thuốc bảo vệ thực vật… Ngoài ra, với tiềm năng du lịch lớn từ các
danh lam thắng cảnh như Vườn Quốc giá Phong Nha – Kẻ Bàng hay các bãi biển
như Nhật Lệ, Bảo Ninh… cũng tạo điều kiện cho phát triển du lịch, nhà nghỉ từ đó
số lượng rác thải từ các hoạt động này cũng tăng lên.
Chất thải tại tỉnh Quảng Bình được công ty TNHH MTV Môi trường và Phát
triển Đô thị Quảng Binh trực tiếp quản lý, giám sát, thu gom, vận chuyển và xử lý.
Bãi rác lớn nhất của tỉnh là bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch được xây dựng trên
địa bàn xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích khoảng
22,5 ha do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và phát triển đô thị Quảng
Bình quản lý, vận hành. Bãi rác được đưa vào hoạt động năm 2008. Hiện nay cơ sở
thu gom trên địa bàn thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch với khoảng 80 - 85
tấn rác/ngày. Đối với rác thải thuộc TP Đồng Hới, huyện Bố Trạch và một số xã ở
huyện Quảng Ninh thì rác thải ở hộ gia đình , chợ, các cơ sở hành chính, trường
học… sẽ được thu gom bằng các thùng rác công cộng và các xe đẩy tay rồi đưa đến
điểm tập kết, sau đó vận chuyển đi tới bãi rác chung của TP Đồng Hới.
Đối với các huyện khác như huyện Lệ Thủy, rác thải sẽ được vận chuyển và
đem đi chôn lấp tại bãi rác riêng là bãi chôn lấp rác khu vực phía Tây xã Trường
Thủy với lượng thải trung bình 45 tấn/ngày, đủ để chôn lấp rác đến năm 2020.
Công ty TNHH MTV Môi trường và Phát triển Đô thị Quảng Bình chỉ chịu
trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải từ các hộ gia đình, các khu công
23
nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, nhà hàng và các chợ trong tỉnh. Riêng rác thải y
tế,Công ty chỉ chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý các chất thải không
độc hại, sau đó vận chuyển đi chôn lấp và xử lý riêng. Còn đối với các chất thải độc
hại thì sẽ được xử lý theo đúng quy trình của bệnh viện bằng các lò đốt rác thải y tế.
Tuy nhiên việc xử lý rác thải y tế vẫn còn nhiều bất cập như tình trạng lò đốt của
bệnh viện tuyến tỉnh hay huyện đều đang lạc hậu và xuống cấp gây nên tình trạng
khu vực quanh lò đốt có khói và mùi hôi nồng nặc bốc lên.
Nhìn chung việc quản lý chất thải ở tỉnh Quảng Bình vẫn tồn tại vấn đề như :
chưa quản lý chặt chẽ được hệ thống thu gom tại các huyện, xã xa trung tâm do khó
khăn về vấn đề vận chuyển; cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, máy móc còn
thô sơ chưa đáp ứng được nhu cầu xả thải ngày càng cao, rác thải chủ yếu là rác thải
rắn và hầu hết chưa được phân loại tại nguồn. Rác thải xây dựng và y tế chưa được
quản lý chặt chẽ, vẫn còn nhiều vấn đề như đổ thải một cách bừa bãi gây khó khăn
cho việc thu gom…
Theo thẩm định quản lý chất thải rắn đến năm 2020 của tỉnh thì mục tiêu quy
hoạch đảm bảo 90% chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý,
85% được tái chế, sử dụng; 80% chất thải rắn xây dựng được thu gom, xử lý, trong
đó 50% được thu hồi; 100% chất thải rắn y tế được thu gom; 80% các đô thị có tái
chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình Phạm vi quy hoạch trên địa
bàn toàn tỉnh, đối tượng bao gồm chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt, xây dựng, y
tế Sau khi phân tích hiện trạng xử lý chất thải rắn ở tỉnh ta, đơn vị tư vấn đã xây
dựng quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đến năm 2020 và các giải pháp thực
hiện quy hoạch. Trong đó chú trọng nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý
chất thải rắn và phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện xã hội hoá công tác quản
lý chất thải rắn; xây dựng chính sách cho giảm thiểu và tái chế chất thải rắn [3]
24
25