Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

rửa tiền và phòng chống rửa tiền ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.53 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I.Khái niệm rửa tiền 2
1. Rửa tiền là gì ? 2
2. Nguồn gốc xuất hiện tiền bẩn 2
3. Các con đường tẩy rửa tiền bẩn 3
4. Quy trình rửa tiền 4
5. Hậu quả của nạn rửa tiền 6
II.Thực trạng rửa tiền ở Việt Nam 6
1. Hoạt động rửa tiền ở Vệt Nam 6
2. Nguyên nhân của hiện trạng 8
3. Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam 9
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có
tình hình chính trị ổn định và an toàn trên Thế giới. Tuy nhiên vấn đề an
ninh xã hội thì phức tạp, nền kinh tế thì lạc hậu, kém phát triển và thua xa
nhiều nước, đồng nghĩa với việc mức sống của dân ta nằm ở tầng dưới
của nhân loại. Do đó, để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước thì Hội nhập toàn cầu là xu hướng tất yếu. Nó là điều kiện
để phát triển kinh tế quốc gia, đưa nước ta tham gia vào sân chơi Thế
Giới. Trong quá trình này, nước ta đã đón được rất nhiều ngọn gió lành,
nhưng từ đó cũng xuất hiện không ít ngọn gió độc…Tội phạm kinh tế
tăng nhanh với mức độ, tính chất tinh vi hơn nhiều. Không trực tiếp ảnh
hưởng đến tính mạng và tài sản của con người, không mấy liên quan đến
đời sống hàng ngày của mỗi người dân, và dường như có vẻ vô hại bởi nó
chẳng giết người, cướp của, không nạn nhân, không mất mát…nhưng
“Rửa tiền” hàng ngày đang ảnh hưởng đến từng chủ thể trong nền kinh tế


và trở nên mối lo ngại của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối với Việt
Nam thì đây là loại hình tội phạm tương đối mới mẻ nên càng ít người
dân hiểu và quan tâm đến nó, càng tạo điều kiện cho loại hình phạm tội
này ăn sâu vào nền kinh tế. Vì bản chất rửa tiền là một hoạt động ngầm
nên khó có thể đo lường một cách chính xác, khó có thể đưa ra những
thông số cụ thể. Do đó, ở đề tài này tôi tìm hiểu khái quát về hoạt động
rửa tiền thông qua các khái niệm, các hình thức rửa tiền, tác động của nó
tới nền kinh tế, song song đó là tìm hiểu hiện trạng phòng chống rửa tiền
ở nước ta hiện nay và đưa ra những kiến nghị trong công cuộc phòng
chống này.
Bài tiểu luận gồm 2 phần chính :
I. Khái niệm rửa tiền
II.Thực trạng rửa tiền ở Việt Nam hiện nay
I.Khái niệm rửa tiền
1. Rửa tiền là gì ?
Theo Nghị định số 74/2005/NĐ- CP, thuật ngữ rửa tiền được sử
dụng và giải thích như sau:
“Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hoá
tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan
đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;
b) Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng,
vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội
mà có;
c) Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh
nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác
minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc
quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có”.
Như vậy, hiểu một cách khái quát thì rửa tiền (money laundring)
là thuật ngữ dùng để chỉ một hành vi chuyển hóa đồng tiền và thu

nhập bất minh thành những đồng tiền có vỏ bọc hợp pháp.
2. Nguồn gốc xuất hiện tiền “ bẩn”
Những đồng tiền bẩn cần được tẩy rửa thường có được từ các hoạt
động phạm tội siêu lợi nhuận như :
 Từ buôn hàng cấm và tổ chức tội phạm: Buôn bán trong
nước hoặc qua biên giới như: ma túy, vũ khí, và rượu, thuốc lá … nhằm
thu lợi bất hợp pháp. Bên cạnh đó là các tổ chức tội phạm như làm tiền
giả, tống tiền, tổ chức đánh bạc, hoạt động bảo kê, mại dâm, cướp bóc
 Từ lạm dụng thân thế chính trị hoặc các yếu nhân đặc
biệt: Tiền do những người làm lãnh đạo cấp cao, hay chính người thân
của họ nhận tham ô hối lộ, hay là việc lợi dụng chức vụ như: lợi dụng
việc biết trước các thông tin về chủ trương, chính sách, qui hoạch để
trục lợi, điển hình là trường hợp con lợi dụng uy tín cha trong vụ mua bán
quota ở Bộ Thương mại
 Từ gian lận thương mại: Tiền này bắt nguồn từ việc trốn
thuế, lãng phí và thất thoát trong xây dựng cơ bản hay do hoạt động
chuyển giá giữa các công ty thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ –
con. Hoặc là việc gian lận, biển thủ và mua bán nội gián… thường phổ
biến trong các doanh nghiệp và thị trường đang tăng trưởng và có lợi
nhuận.
3. Các con đường tẩy rửa tiền bẩn
Tiền bẩn được hình thành đa số từ những nguồn bất hợp pháp đó sẽ
được “tẩy rửa” càng sạch càng tốt trước khi được tham gia vào thị trường
tài chính qua các con đường thông dụng sau :
 Ngân hàng: Các ngân hàng thường được chọn lựa vì chúng có
thể giao dịch với các khoản tiền rất lớn, và một khi đồng tiền lọt được vào
tài khoản của ngân hàng, nó lập tức trở thành một đồng tiền sạch, từ đó có
thể thực hiện được ngay các lệnh thanh toán với số lượng lớn đến bất kỳ
đâu, mà không gây ra bất cứ một sự nghi ngờ gì về tính hợp pháp của
chúng. Việc chuyển tiền giữa các ngân hàng có thể không thuộc phạm vi

báo cáo nghi vấn rửa tiền, nên các nhân viên ngân hàng bị mua chuộc có
thể tạo điều kiện dễ dàng hơn để che đậy việc chuyển những khoản tiền
lớn bất hợp pháp giữa các tài khoản với nhau. Do vậy Ngân hàng Thuỵ Sĩ
chính là thiên đường của bọn rửa tiền vì ở đây có chất lượng dịch vụ tốt
và nguyên tắc tôn trọng bí mật khách hàng khá nổi tiếng. Ở một số nước,
hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đắt đỏ mà lại quan liêu. Do
đó, trong cộng đồng những người nước ngoài tại các quốc gia này tồn tại
hệ thống ngân hàng không chính thức gọi là ngân hàng “ngầm”. Hệ thống
ngân hàng ngầm này hoạt động và luân chuyển tài chính như các ngân
hàng chính thức nhưng với chi phí dịch vụ rẻ hơn, bí mật hơn các ngân
hàng hợp pháp.Các ngân hàng ngầm có đại diện ở nhiều nước khác nhau
để thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nước này sang nước khác hoặc từ
thành phố này sang thành phố khác trong cùng một quốc gia. Sự hoạt
động của ngân hàng này chủ yếu dựa trên niềm tin giữa ngân hàng và bạn
hàng nên thủ tục giấy tờ gọn nhẹ. Bọn tội phạm lợi dụng nguyên tắc giữ
bí mật của những ngân hàng này đã đem tiền đến gửi và yêu cầu nhận lại
ở một thành phố khác. Những địa chỉ cần nhận tiền tẩy rửa thông thường
là những quốc gia khao khát đầu tư tài chính nhưng ít quan tâm đến
nguồn gốc đồng tiền, việc thanh toán qua ngân hàng chưa phải là yêu cầu
bắt buộc và phổ biến, hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền chưa
nghiêm
 Thông qua kênh đầu tư nước ngoài: trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, các quốc gia đang phát triển tăng cường kêu gọi đầu tư
nước ngoài, tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho nhà đầu tư nước
ngoài vào đầu tư trong nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động
rửa tiền. Chúng mang tiền vào thuê quyền sử dụng đất, lập nhà xưởng,…
Trong quá trình hoạt động, lợi nhuận được chuyển đến một số địa chỉ
theo mong muốn. Một thời gian sau, chúng tuyên bố phá sản hoặc biến
mất, những đồng tiền bẩn đã được khoác vỏ bọc hợp pháp.
 Các trung tâm giải trí, sòng bạc, xổ số, cá cược (như cuộc đua

ngựa hay cá độ đá bóng…) : đây là những lĩnh vực kinh doanh có tỉ lệ
thanh toán tiền mặt cao, nên nó chính là con đường rửa tiền nhanh nhất.
Lợi dụng các casino, sòng bạc này, bọn tội phạm tổ chức đánh bạc, việc
thắng thua không quan trọng, cái chính là sau khi ra khỏi đây, chúng có
giấy chứng nhận đã thắng với một khoản tiền lớn của các ông chủ Casino.
Hoặc chúng có thể tìm mua những vé xổ số, cá cược trúng thưởng có giá
trị lớn để chứng minh cho nguồn thu nhập của mình là hợp pháp.
 Rửa tiền qua mạng: được xem là con đường phạm tội kinh tế
nguy hiểm nhất và phát triển mạnh nhất hiện nay. Thông thường thì một
hacker cao tay có thể chiếm được quyền kiểm soát những trang web bán
hàng qua mạng, và hắn sẽ có được một cơ sở dữ liệu chứa đầy thông tin
thẻ tín dụng, thông tin thanh toán: tất cả những gì cần thiết để sử dụng
trái phép thẻ tín dụng đó…Tội phạm mạng có nhiều mánh khóe để rửa
tiền hoặc tẩu tán "chiến lợi phẩm" trên Internet. FATF cho biết các dịch
vụ thanh toán trực tuyến, như PayPal (Mỹ) hay Neteller (Anh) thực sự rất
có ích với những ai muốn mua bán qua Internet nhưng sợ để lộ thông tin
tài chính. Chúng cho phép khách hàng giao dịch ẩn danh mà không để lại
dấu vết như trên giấy tờ.
 Đầu tư: Tiền bất hợp pháp thường được đầu tư vào các lĩnh vực
nhà hàng, sòng bạc, sàn nhảy, khu du lịch, khu vui chơi và thậm chí là
công ty ma. Sau đó chúng báo cáo khống lợi nhuận qua các hóa đơn
chứng từ khống, từ đó tiền bẩn của chúng nghiễm nhiên trở thành đồng
tiền hợp pháp có được do công sức lao động.
 Thông qua thị trường chứng khoán: việc rửa tiền qua con đường
này là rất dễ dàng do đặc thù của chứng khoán là mọi người có quyền
mua đi bán lại cổ phiếu và tái đầu tư trong khi giá cổ phiếu lại lên xuống
thất thường, nên không thể kiểm soát nổi tài sản của những người chơi
chứng khoán. Những đồng tiền bẩn được dùng để mua cổ phiếu, sau một
thời gian, số cổ phiếu này được bán lại với giá thấp hơn. Số tiền mà bọn
tội phạm nhận được thông qua hệ thống tài chính nên được xem là hợp

pháp.
4. Quy trình rửa tiền:
Để có được vỏ bọc hợp pháp cho đồng tiền bất chính, bọn tội phạm
phải trải qua một quá trình chuyển đổi và đưa vào lưu thông trong đời
sống kinh tế xã hội mà không gây ra sự nghi ngờ cho cơ quan thực thi
pháp luật hoặc không làm lộ tội phạm gốc. Hoạt động rửa tiền thường
được tiến hành qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có thể có tên gọi khác
nhau nhưng nội dung tương đối thống nhất:
 Giai đoạn thứ nhất : “Gửi tiền” :
Đây là bước đầu tiên của quá trình tẩy rửa, nhằm chuyển tiền từ thu
lợi bất chính sang nơi khác, che dấu nguồn gốc xuất xứ, thay đổi hình thái
tồn tại của “tiền bẩn” để đi vào hệ thống tài chính, ngân hàng. Chúng đầu
tư phân tán bằng cách chia các khoản “tiền bẩn” thành nhiều khoản tiền
nhỏ dưới mức quy định.
 Giai đoạn thứ hai : “Trộn lẫn” :
Đây là giai đoạn bước đầu cắt đứt mối quan hệ với tội phạm gốc
thông qua các thao tác nghiệp vụ tài chính, kế toán để che dấu nguồn gốc
tài sản. Trong giai đoạn này vai trò của các chuyên gia tài chính, tổ chức
tín dụng rất quan trọng, bọn tội phạm có thể tiến hành phạm tội dễ dàng
hay không phụ thuộc rất nhiều vào những nhân tố này
 Giai đoạn thứ ba : “Đầu tư hợp pháp”:
Sau một quá trình tẩy rửa, đồng tiền trở về với bọn tội phạm với vỏ
bọc hợp pháp và được phân phối trở lại vào nền kinh tế mà không bị tìm
ra nguồn gộc tội phạm của mình. Giai đoạn này được tiến hành bằng các
hành vi tiêu dùng, đầu tư vào các doanh nghiệp và đầu tư tài chính. Thủ
đoạn của chúng lúc đầu thường chuyển đổi sang chi phí trên quảng cáo
trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo cho chúng vỏ bọc uy tín,
làm ăn có lãi, tài trợ từ thiện, trả lương hộ, đóng góp xây dựng hoặc mua
bất động sản, mua ô tô đắt tiền, xây dựng các công trình,… Sau đó bán lại
để thu tiền, hay đóng góp cổ phần vào các công ty lớn, sau đó chuyển

nhượng cổ phần.
Có thể mô hình hóa hoạt động trên như sau:
Yêu cầu cơ bản để việc rửa tiền được thành công là phải khéo léo
xóa được mọi dấu vết giấy tờ giao dịch. Tránh khai báo hải quan, xâm
nhập cài người vào hệ thống ngân hàng, trì hoãn cung cấp chứng từ là
những thủ đoạn phổ biến giúp bọn tội phạm đạt mục đích này
5. Hậu quả của nạn rửa tiền:
 Làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính: các dòng tiền phi
pháp này mà chảy vào một quốc gia thì sớm muộn gì nền kinh tế cũng sẽ
bị lũng đoạn, hệ thống tài chính bị tàn phá, khó có thể mà quản lý được
tài sản, tiền nợ và sự hoạt động của nó. Ngoài ra nó còn làm mất uy tín
của quốc gia và do đó làm giảm đi những cơ hội tăng trưởng từ nguồn
đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư không còn thấy cơ hội để đầu tư vào
quốc gia đó nữa. Gây sai lệch các thông số kinh tế, vì rửa tiền là hoạt
động kinh tế ngầm, do đó nhà nước ta không thể thực thi các chính sách
tiền tệ hiệu quả
 Ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô: Hệ thống ngân hàng bị suy
yếu, thậm chí còn bị bọn tội phạm thao túng, cầu tiền tệ đột biến và lãi
suất cùng với tỉ giá hối đoái bất ổn. Kinh tế không ổn định, hướng đầu tư
xấu đi và chuyển từ các khoản đầu tư cẩn trọng sang đầu tư rủi ro cao làm
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hoạt động rửa tiền vừa lãng phí nguồn
lực kinh tế của xã hội (vào các hoạt động tội phạm sinh ra tiền bẩn, thay
vì vào các hoạt động sản xuất thật sự hữu ích), vừa bóp méo sự phân bố
các nguồn lực ấy.
 Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập quốc dân: Các hoạt động
phi pháp sẽ hướng thu nhập từ người tiết kiệm cao sang ít tiết kiệm, hoặc
từ những khoản đầu tư cẩn trọng sang những khoản đầu tư rủi ro hơn
hoặc chất lượng thấp hơn gây ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh
tế Tổng tài sản “sạch hoá” hàng năm ở các nước có thể lớn hơn GDP
của quốc gia đó làm tăng nguy cơ mất ổn định, vận động không hiệu quả

về kinh tế.
II. Thực trạng rửa tiền ở Việt Nam hiện nay:
1. Hoạt động rửa tiền ở Việt Nam:
Theo Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) ở Việt Nam, khó có thể thống kê chính xác thời điểm hành vi
rửa tiền xuất hiện, nhưng có những dấu hiệu cho thấy, các nhóm tội phạm
quốc tế đã nhắm đến Việt Nam để thực hiện hành vi rửa tiền. Hoạt động
rửa tiền ở Việt Nam có những vấn đề đáng ngại sau:
Việt Nam đang đối mặt với một làn sóng ngầm rửa tiền từ nước
ngoài chuyển về dưới dạng đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp, thậm chí
dưới dạng kiều hối hoặc "xách tay". Đã có nhiều cá nhân, đường dây
được phát hiện, đơn cử mới đây nhất là vụ phi công của VA bị Úc bắt vì
tham gia vào hoạt động rửa tiền với quy mô lớn.
Việc rửa tiền ngược từ Việt Nam ra nước ngoài được thực hiện
dưới nhiều hình thức tinh vi như chuyển tiền cho người thân đi học, khám
chữa bệnh, theo những nguồn tin tham khảo không chính thống thì số
tiền này chủ yếu là do tham nhũng
Càng ngày thì hình thức rửa tiền ở nước ta càng có nhiều thủ đoạn
tinh vi hơn và phát triển mạnh mẽ như đầu tư vào càng, BĐS, và kênh
đáng lo ngại nhất là Thị Trường Chứng Khoán.
Điển hình như một số vụ án gần đây:
 Tháng 10/2008 công an Đà Nẵng đã phát hiện vụ rửa tiền
xuyên quốc gia, thủ phạm là Baggio Carlitos Linska, quốc tịch
Mozambique đã mở 2 tài khoản tại chi nhánh của Ngân hàng thương mại
Đà Nẵng với 4,1 tỷ đồng được chuyển ngay vào tài khoản. Theo điều tra
thì số tiền trên là khoản tiền tội phạm đánh cắp từ một tài khoản nước
ngoài.
 Từ tháng 4/2004 đến tháng 7/2006, các cơ quan chức năng đã
phát hiện James Edmund Corbett (công dân Australia, tạm trú tại phường
Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) có dấu hiệu bất

thường, nghi vấn là rửa tiền. James E.Corbett đã mở các tài khoản vãng
lai USD tại một số ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua các
tài khoản này, đã nhận hơn 3,2 triệu USD từ nước ngoài chuyển vào Việt
Nam, sau đó lần lượt chuyển cho một số công ty ở Việt Nam và ở nước
ngoài.
 Việt kiều Lê Thị Phương Mai đầu tư tiền từ hoạt động ma
tuý vào các dự án của Công ty Viet - Can Resorts & Plannation Inc. Theo
hồ sơ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Lê Thị Phương Mai là nhân
vật đã đứng ra tổ chức một tập đoàn tội phạm quốc tế lớn tại Bắc Mỹ,
hoạt động theo qui trình khép kín từ sản xuất, tiêu thụ ma túy đến rửa
tiền. Đầu năm 2004, trước khi bị FBI bắt khoảng 3 tháng, Mai cùng một
số người khác dưới danh nghĩa người của Công ty Viet - Can Resorts &
Plantation Inc., có trụ sở tại 857, Unit 1, Somerset St. WestOttawaOntario
(Canada), đã về Việt Nam tìm “cơ hội đầu tư”. Mai đã xin phép đầu tư 25
triệu USD vào dự án khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê tại Dốc Lết, thuộc
huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Cùng lúc, Công ty Viet - Can Resorts
& Plantation cũng lập một website trên mạng internet để quảng bá dự án
du lịch cùng một dự án khác ở tỉnh Lâm Đồng. Tháng 2/2004, UBND
tỉnh Khánh Hoà có văn bản đồng ý về mặt chủ trương cho phép đầu tư
khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê với diện tích khoảng 70 ha tại Dốc Lết.
Dự án chưa kịp hoàn thành thủ tục thì Mai bị bắt giữ.
 Hoặc như vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhận
được email từ một số doanh nhân Nigeria yêu cầu mở tài khoản 28 triệu
USD, hứa hẹn sẽ chi lại 15% tổng số tiền Trong thời gian gần đây, lực
lượng công an Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Thông tin phòng
chống rửa tiền của NHNN (nay là Cục Phòng chống rửa tiền) đã phát
hiện nhiều giao dịch nghi vấn liên quan đến hoạt động này.
2. Nguyên nhân của hiện trạng trên:
 Nền kinh tế sử dụng tiền mặt là chủ yếu trong giao dịch và các
luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn khiến cho việc kiểm soát

trong giao dịch trở nên khó khăn, trong khi hệ thống thanh tra, giám sát,
hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng còn kém phát
triển nên Việt Nam là địa điểm thu hút nhiều tội phạm rửa tiền.
 Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, cơ chế kiểm soát chưa đồng
bộ và hiệu quả. Hiện nay các qui định về chống tội phạm rửa tiền được
qui định rải rác tại các văn bản khác nhau, văn bản pháp lý cao nhất chỉ
dừng ở mức Nghị Định.
 Sự tồn tại của hoạt động kinh tế ngầm, đó là các giao dịch tài
chính “bẩn” của các vụ buôn bán ma túy xuyên quốc gia, hoặc các đối tác
nước ngoài sử dụng nguồn tiền bất hợp pháp vào đầu tư, kinh doanh ở
nước ta với mục tiêu rửa tiền hoặc chuyển tiền cho các tổ chức, cá nhân
trong nước âm mưu lật đổ chế độ, làm mất ổn định chính trị.
 Trong nước tình trạng trốn thuế, buôn lậu, tham nhũng, sản xuất
và buôn bán hàng giả, các vụ đầu cơ trên thị trường chứng khoán, bất
động sản, vàng ngày càng gia tăng, các đối tượng được hưởng lợi cũng đã
thông qua các hoạt động hợp pháp như gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư vào
chứng khoán, bất động sản, vàng, một số khác chuyển tiền gửi sang các
nhà băng nước ngoài, nơi có luật bí mật ngân hàng , tình trạng đó đã đe
dọa an ninh chính trị, kinh tế trong nước và đặc biệt làm giảm uy tín của
nước ta trước con mắt của bạn bè quốc tế
 Tác động của cuộc cách mạng thông tin. Ở bất cứ nước nào
ngân hàng cũng là công nghiệp đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào ứng
dụng sớm và nhanh nhất. Ngày nay, hầu hết dịch vụ tài chính đều có thể
thực hiện trong nháy mắt từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Phí giao dịch
cũng hạ thấp: chi phí trực tiếp cho một ngân hàng giảm 40% khi khách
hàng giao dịch qua điện thoại thay vì đích thân đến ngân hàng, và giảm
98% khi dịch vụ ấy được thực hiện qua internet. Những thành quả này
của cuộc cách mạng thông tin đã được những người rửa tiền lợi dụng triệt
để. So với họ, các cơ quan công lực chậm chạp hơn nhiều, nhất là khi các
cơ quan này cần phối hợp giữa nhiều địa phương, xuyên quốc gia.

 Công tác quản lý vĩ mô của nước ta kém, chưa thể kiểm soát
được thị trường tài chính, chưa điều hành được nền kinh tế đúng mức.
3. Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam và những kiến nghị:
a. Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam:
Năm 2005, 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV, ACB xin lập văn
phòng đại diện tại Mỹ nhưng bị từ chối vì Việt Nam chưa có luật chống
rửa tiền, điều này đã tạo ra tiếng vang lớn trong hệ thống pháp luật Việt
Nam. Với sự hỗ trợ của WB (ngân hàng Thế Giới), ADB (Ngân hàng
Phát Triển Châu Á), IMF (quỹ tiền tệ quốc tế), Việt Nam đã và đang
chuẩn bị cho cuộc chiến chống tội phạm rửa tiền:
 Văn bản Pháp luật:
Bộ luật hình sự Việt Nam (sửa đổi bổ sung năm 1999) có 1 số
điều liên quan như 41, 154, 250…Trực tiếp nhất là Nghị Định
74/2005/NĐ- CP, văn bản pháp luật đầu tiên quy định riêng về loại tội
phạm rửa tiền và phân công trách nhiệm đối tượng phòng chống loại tội
phạm này, đã tạo được hành lang pháp lý cho quá trình phòng chống rửa
tiền.
Tuy nhiên, nghị định 74/2005/NĐ-CP cũng còn nhiều bất cập:
việc ban hành Nghị định 74 về phòng chống rửa tiền là một việc phải
thực hiện theo cam kết quốc tế, nhưng sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế và
tạo tâm lý lo ngại cho người dân có tiền gửi tiết kiệm cũng như các doanh
nghiệp, hệ quả có thể nhìn thấy trước là, thay vì gửi tiền vào ngân hàng
để hưởng lãi tiết kiệm thì người dân sẽ đầu tư vào vàng, đôla Mỹ hoặc
nhà đất để bảo đảm bí mật, nguồn kiều hối gửi về nước vì thế cũng sẽ
giảm đi nhanh chóng. Còn các doanh nghiệp sẽ ưu tiên phương thức
thanh toán bằng tiền mặt để khỏi bị “nhòm ngó” mỗi khi giao dịch qua
ngân hàng với giá trị lớn. Bản thân các ngân hàng thương mại cũng rất
miễn cưỡng khi nghĩ tới chuyện phải tuân thủ hoàn toàn các điều khoản
trong Nghị định, một phần vì lo ngại sẽ mất khách và tổng giá trị giao
dịch của một khách hàng đạt 200-500 triệu đồng phải báo cáo là khối

lượng vô cùng lớn.
 Hoạt động của Trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền: Ngân
hàng nhà nước Việt Nam đã thành lập Trung tâm thông tin phòng chống
rửa tiền, nay là Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Giám sát và
Thanh tra NHNN, đã có những hoạt động như:
-Tổ chức bộ máy để thu thập, phân tích thông tin báo cáo của các
tổ chức tín dụng và tổ chức khác theo quy định của Nghị định.
- Làm đầu mối phối hợp với Bộ Công an, các ngành như Tổng cục
Thuế, Hải quan, Ủy ban Chứng khoán
- Ngày 10/12/2008, đã tổ chức lễ ký kết giữa NHNN với Cục
Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế C15, Văn phòng Interpol Việt Nam
được cụ thể hóa bằng “Quy chế phối hợp trao đổi thông tin về phòng,
chống rửa tiền”
- Ngày 17- 20/3/2008, đoàn Việt Nam bao gồm 5 đại diện thuộc
các Bộ, ngành: Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài
chính, Bộ Công an và NHNN Việt Nam đã tham gia hội thảo và tập huấn
cho các quốc gia được đánh giá trong năm 2008 – 2009 tổ chức tại
Singapore, do nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG)
đã kết hợp với lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF),
cùng sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân
hàng thế giới (WB), Cơ quan viện trợ phát triển Úc (AusAID).
- Nhiều hoạt động khác như hợp tác quôc tế về phòng chống rửa
tiền với Malasya hoặc tổ chức khoá học về của Chương trình hỗ trợ kỹ
thuật và đào tạo ASEAN, Mỹ (USAID) cho các chuyên gia phòng chống
rửa tiền của Việt Nam .
• Quan hệ hợp tác quốc tế: nước ta loại hình tội phạm rửa tiền này
xuất hiện sau muộn hơn các nước khác, nên ta có thể học tập kinh
nghiệm. Ta phối hợp với ACC Australia, DEA Mỹ để phá các đường dây
buôn may túy, rửa tiền xuyên quốc gia.
b. Những kiến nghị về phòng chống rửa tiền ở Việt Nam hiện nay:

Trên đây là bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động rửa tiền ở
nước ta hiện nay. Nhà nước ta đã có những biện pháp tích cực để phòng
chống. Tuy nhiên đây là loại hình tội phạm khá mới mẻ nên công cuộc
phòng chống rửa tiền của ta cũng còn khá nhiều bất cập.
Sau đây là một số kiến nghị:
 Hoàn thiện hệ thống các phương tiện pháp lý: không chỉ làm cơ
sở cho nước ta phòng chống rửa tiền mà còn đưa Việt Nam vào sân chơi
Thế Giới. Quy định mới cần dễ hiểu, đơn giản, tương thích với các quy
định pháp luật hiện hành, liệt kê rõ ràng tội danh có liên quan đến rửa
tiền.
 Hạn chế sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế: đây là vấn đề bức
thiết cho nước ta hiện nay. Trở ngại lớn nhất là thói quen lâu đời của
người dân. Do đó ta có thể sử dụng chính sách ưu đãi về thuế cho các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường các
lợi ích kinh tế từ việc giảm thuế giá trị gia tăng với các giao dịch không
dùng tiền mặt.
 Thực hiện tốt công tác phòng chống tội phạm nguồn: chỉ khi nào
việc chống các tội phạm nguồn như buôn lậu, ma túy, trốn thuế…và đặc
biệt là tham nhũng được quan tâm đúng mức thì phòng chống rửa tiền
mới thành công được. Do đó ta nên có cơ chế kiểm soát chặt chẽ nguồn
thu nhập của các cá nhân, tổ chức, nguồn gốc của tài sản có giá trị. Khi
phát hiện ra trường hợp phạm tội thì nên phạt tài chính thật nặng. Bên
cạnh đó ta nên khuyến khích cán bộ, công chức thành lập doanh nghiệp vì
hiện tại đồng lương quá ít ỏi nếu không cho cán bộ, công chức tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển thu nhập thì vô tình đẩy
họ vào con đường tham nhũng. Ta cũng nên lập cục điều tra tham nhũng
ở địa phương.
 Cần tìm hiểu kĩ thông tin nhà đầu tư: để hạn chế việc xuất hiện
tội phạm dưới nhiều hình thức như: thành lập công ty ma, khu du lịch,
nghỉ dưỡng, nhà hàng… thì khi cấp giấy phép kinh doanh phải tìm hiểu kĩ

về hồ sơ
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chúng ta cần vốn
đầu tư nhưng không có nghĩa phải mạo hiểm sẵn sàng chấp nhận tất cả
các đầu tư trên mà phải kiểm ra và xem xét kĩ lưỡng.
 Tăng cường hợp tác quốc tế chống rửa tiền và học hỏi kinh
nghiệm từ các nước khác, đặc biệt là Mỹ rất hiệu quả với 2 chính sách
được áp dụng “Nhận biết khách hàng” và “Báo cáo các giao dịch đáng
ngờ”
KẾT LUẬN
Từ “ rửa tiền” (money laundering) là một từ hình tượng diễn tả một
cách bóng bảy nhưng khá chính xác hành động nhằm tẩy sạch đồng
tiền Đồng tiền, như một tục ngữ phương Tây đã từng nói, vốn không có
mùi, có nghĩa dù bẩn dù sạch, nó vẫn được mọi người quý trọng như nhau
vì đều có quyền năng “có tiền mua tiên cũng được”. Nhưng đồng tiền phi
pháp, theo một nghĩa bóng, là những đồng tiền đã nhuồm bẩn tội ác, thậm
chí vấy máu. Và nhũng kẻ phạm tội đều tìm mọi cách che giấu nguồn gốc
của các đồng tiền tội ác hòng xoá sạch dấu vết các hành động tội phạm
của mình bằng cách “ rửa” chúng, tức là muốn biến chúng thành những
đồng tiền “sạch”, những đồng tiền có nguồn gốc hợp pháp, để cho những
tài sản mà họ mua được từ những đồng tiền đó sau này cũng sẽ mang tính
chất hợp pháp. Ngày nay, do sự bành trướng của nạn tham nhũng tại
nhiều quốc gia, nạn buôn bán mà tuý và buôn lậu vũ khí trên toàn cầu với
doanh số mỗi năm ước lượng đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đô la Mỹ, thêm
vào đó là các tổ chức khủng bố quốc tế với khả năng tài chính và nhu cầu
cung cấp tiền cho mạng lưới khủng bố trên toàn thế giới rất lớn ,đã khiến
cho việc rửa tiền trở thành một dịch vụ béo bở cho một thị trường ngày
càng rộng lớn, do đó ngày càng trở nên tinh vi hơn, khéo léo hơn, với kỹ
thuật cao cấp hơn. Vậy nhiệm vụ đặt ra ở đây là gì? Là phải hạn chế đến
mức tối thiểu lượng tiền bẩn được sản sinh ra. Việt Nam ta làm được
điều đó không, khi nạn tham nhũng có lẽ đã quá ăn sâu vào mỗi người

dân. Không chỉ từ các luồng vốn đầu tư khổng lồ trong nước hay ngoài
nước, không chỉ từ ngân sách chi tiêu cho các công trình công cộng… mà
tham nhũng xảy ra ở khắp mọi nơi, ngay cả những chương trình hỗ trợ
cho người nghèo cũng bị bòn rút từ trên xuống dưới, và thậm chí các giao
dịch hằng ngày của một công chức bình thường cũng được hối lộ, đa
phần nền kinh tế ta đều đi cửa sau. Tầng lớp đi trước như vậy đã hình
thành luồng tư tưởng cho tầng lớp trẻ tiếp theo sau đó. Có thể tới 90%
sinh viên chúng tôi nếu được hỏi sau này có tham nhũng không thì câu trả
lời sẽ là có, bởi từ lúc gia đình định hướng nghề nghiệp cũng đã định
hướng luôn phần “ngành nào ăn nhiều hơn” hay “ngành nào dễ ăn hơn”…
Vậy mới thấy để thực hiện tốt công cuộc chống rửa tiền ở nước ta không
hề đơn giản tí nào, nó có môi quan hệ mật thiết đến nhiều vấn đề, nhiều
khía cạnh, trong khi nền kinh tế nước ta lại có quá nhiều bất cập. Trong
số nhiều khó khăn đó thì khó khăn trong công cuộc giáo dục lại nhận
thức, tư tưởng của người dân cũng không đơn giản tí nào…Tóm lại, rửa
tiền đang là một mối đe doạ nguy hiểm đặt ra cho toàn thế giới, đòi hỏi sự
hợp tác cũng mang tính chất toàn cầu của các quốc gia trên thế giới nhằm
ngăn chặn hiểm hoạ này. Việc đất nước chúng ta ban hành các quy định
về chống rửa tiền và triển khai các biện pháp phòng chống hành vi này là
điều tất yếu trên tiến trình hội nhập ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Văn bản luật:
Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền.
Sách báo, tạp chí:
Văn Tạo và Kim Anh –Phòng chống rửa tiền, kinh nghiệm các
nước và bài học cho Việt Nam –Tạp Chí Ngân Hàng, số 1/2010
Nguyễn Trọng Hoài và Nguyễn Hoài Bảo –Rửa tiền trở ngại cho
phát triển kinh tế Việt Nam –Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, 7/2005
Nguyễn Hải Bình –Phòng chống rửa tiền trên Thế Giới và một số
lưu ý tại Việt Nam –Tạp Chí Ngân Hàng, 11/2005

Nguyễn Thị Minh Quế -Một số ý kiến về rửa tiền và phòng, chống
rửa tiền trong các giao dịch tài chính –Tạp Chí Ngân Hàng, 6/2005
Trần Ngọc Thơ –Chống rửa tiền nhưng chống ai? –Tạp Chí Phát
Triển Kinh Tế số 11, 7/2005
Võ Thu Hương –Phòng Chống Rửa Tiền tại Việt Nam, 2008
Trương Quang Thông –Rửa tiền điện tử -Tạp Chí Phát Triển
Kinh Tế số 12, 8/2005
Các webside:
Trần Hữu Dũng –Rửa tiền và toàn cầu hóa
o/kinhte/index_a.htm
Bảo Minh –Nghị định về phòng chống rửa tiền có thực sự đáng lo
ngại />tien/10914104/87/
An Khang –Những thủ đoạn rửa tiền trên mạng của tội phạm Việt
Nam /> Vương Tịnh Mạch –Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế
/>Phòng chống rửa tiền ở Việt Nam
/>chinh/phong-chong-rua-tien-o-vie.html

×