Đặt vấn đề
Hàng năm có khoảng 60 ngàn trẻ được sinh ra tại thành phố Hà nội,
và từ năm 2008 khi thành phố Hà nội được mở rộng sẽ có khoảng 100 ngàn
trẻ sẽ được sinh ra [24]. Trong số những trẻ sinh ra, có những trẻ phát triển
không bình thường về trí tuệ, thể chất hoặc cả hai. Tỉ lệ những trẻ có bất
thường sinh ra đã được ghi nhận qua nhiều báo cáo tại các cơ sở y tế và các
nghiên cứu của các nhà chuyên môn. Một số nghiên cứu tại (BVPSTƯ) cho
thấy tỉ lệ thai nhi sinh ra có dị tật bẩm sinh là 0,9% theo nghiên cứu hồi cứu
của Nguyễn Khắc Liêu từ những thập niên 60; nghiên cứu của Nguyễn Thị
Xiêm và Đinh Xuân Tửu năm 1986 là 1,7%; của Nguyễn Đức Vy trong 3
năm 2001 - 2003 tỉ lệ là 2,7%; của Nguyễn Việt Hùng, Trịnh Văn Bảo tại
BV Bạch Mai trong 5 năm 1999 - 2003 là 1,3%[23]; nghiên cứu của Nguyễn
Duy Ánh tại BVPSHN năm 2006 là 2,4% [4]. Như vậy chóng ta cũng thấy
được thai bất thường thực sù là một vấn đề cần có sự quan tâm can thiệp
của xã hội và đặc biệt là của ngành sản phô khoa.
Hiện nay trên thế giới chương trình sàng lọc trước sinh đang được
phát triển. Tại nước ta từ năm 1999 chương trình sàng lọc sơ sinh được thực
hiện, và từ năm 2006 chương trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh cũng bắt
đầu được triển khai tại một số tỉnh, thành phè. Các phương pháp bao gồm
như siêu âm hình thái thai nhi, xét nghiệm sàng lọc sinh hoá, chọc hút nước
ối để phân tích nhiễm sắc thể thai, đã bước đầu được triển khai. Chẩn đoán
trước sinh giúp xác định khá chính xác tình trạng bất thường của thai ngay
từ trong bụng mẹ và giúp cho các cặp vợ chồng có thông tin để sớm có các
quyết định phù hợp như chuẩn bị các biện pháp điều trị, có kế hoạch về chế
độ chăm sóc sau sinh, chuẩn bị tâm lý và các vấn đề có thể ảnh hưởng đến
cuộc sống gia đình, hoặc quyết định tiếp tục giữ thai hoặc đình chỉ thai.
1
Trước thực tế về tình trạng thai dị tật trong cộng đồng, khả năng tiếp
cận với các phương pháp chẩn đoán trước sinh một cách hiệu quả và sự chấp
nhận cao của xã hội nhất là của các cặp vợ chồng muốn sinh những đứa con
thật sự khỏe mạnh, tại Hà nội, hiện nay đã có 2 cơ sở đang thực hiện sàng
lọc, chẩn đoán trước sinh là Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh Viện
Phụ Sản Hà nội. Các phương pháp chẩn đoán được áp dụng là siêu âm hình
thái thai nhi, xét nghiệm sàng lọc sinh hóa và chọc hút nước ối phân tích
NST. Theo các nghiên cứu xác định thai dị tật qua chọc hút nước ối nuôi cấy
tế bào phát hiện bất thường nhiễm sắc thể của thai cho thấy kết quả rất có
giá trị mà kỹ thuật có thể triển khai được thuận lợi khi có đủ điều kiện. Theo
NC Trần Danh Cường, Nguyễn Hữu Cốc (2004) tại Bệnh viện Phụ Sản
Trung ương, tỉ lệ bất thường NST trên 95 thai phô là 42,1% [10], NC Hoàng
Thị Ngọc Lan, tỉ lệ trên 75 thai phô là 21,3%[19]; Tỉ lệ thai bất thường
không phản ánh chính xác thực trạng thai dị dạng do bất thường nhiễm sắc
thể vì chỉ tập trung trên các thai phô nguy cơ cao nên cần tìm hiểu rộng hơn
trong nhóm thai phụ có nguy cơ sau sàng lọc. Đây thực sự là một công tác
có ý nghĩa, nhưng trong giới hạn khả năng cho phép, nhằm góp một phần
nhỏ vào việc phát hiện sớm thai có bất thường do rối loạn nhiễm sắc thể để
đưa ra các can thiệp phù hợp cho bà mẹ cũng như các khuyến nghị về quá
trình theo dõi thai nghén và đánh giá về khả năng áp dụng kỹ thuật chọc hút
nước ối tại cơ sở, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực này tại hai
bệnh viện Phụ sản Hà nội và bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể từ tế bào ối nuôi cấy qua
chọc hút nước ối tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện
Phụ sản Hà nội từ 01/01/2008 – 30/06/2009.
2
2. Bước đầu nhận xét kỹ thuật chọc hút nước ối thực hiện tại
BVPSHN - BVPSTƯ.
CHƯƠNG 1
TổNG QUAN
1.1. Một số khái niệm chung về thai dị tật và các phương pháp sàng lọc,
chẩn đoán trước sinh
1.1.1. Một số khái niệm về thai dị tật
1.1.1.1. Định nghĩa: Theo định nghĩa của Tổ chức y tế Thế giới
(WHO) năm 1972, bất thường bẩm sinh (BTBS) là tất cả những bất thường
về cấu trúc, chức năng hoặc sinh hoá có mặt lúc mới sinh cho dù chúng có
được phát hiện ở thời điểm đó hay không[1].
Bất thường bẩm sinh bao gồm:
• Những dị tật bẩm sinh (DTBS) do di truyền.
• Sự phát triển bị ngắt quãng do các nhân tố gây quái thai
• Những biến dạng gây nên do các nguyên nhân cơ học trong tử
cung của mẹ [45].
Khái niệm DTBS cũng được các tác giả gọi bằng những thuật ngữ khác
như khiếm khuyết khi sinh (Birth defect), bất thường bẩm sinh, sai sót bẩm
sinh (inborn error) (WHO - 1993)
Khái niệm DTBS có thể tuỳ theo mục đích mà các tác giả đề cập nhưng
đều thống nhất ở các điểm sau:
• Đây là những bất thường có nguyên nhân từ trước sinh.
• Các bất thường này thể hiện ở mức độ cơ thể, mức độ tế bào hoặc phân tử.
3
• Những bất thường này thể hiện ngay khi mới sinh hay ở những
giai đoạn muộn hơn [41], [42].
1.1.1.2. Bất thường bẩm sinh có thể biểu hiện:
• Bất thường hình thái bẩm sinh: là những bất thường có thể quan sát
được (hay gọi là dị dạng bẩm sinh)
• Bệnh di truyền: là bất thường về chức năng do rối loạn vật chất di
truyền, cã nguyên nhân từ trước sinh. Biểu hiện có thể có hay không
có dị dạng kèm theo.
• Bệnh miễn dịch là bệnh của hệ thống miễn dịch có tính chất di truyền.
• Bệnh do sự hình thành các khối u có tính di truyền: khối u có thể lành
tính hay ác tính, xuất hiện trước sinh hay sau sinh nhưng có nguyên
nhân di truyền trước sinh.
• Chậm phát triển trí tuệ: là bệnh có thể do đột biến đơn gen, đột biến
nhiễm sắc thể hoặc do di truyền đa nhân tố, thường có kèm rối loạn
hành vi, cư xử
BTBS tương ứng dị tật bẩm sinh, hoặc dị dạng bẩm sinh. Dị dạng
bẩm sinh thực ra chỉ bao gồm các bất thường về hình thái
Tần số xuất hiện bất thường bẩm sinh khá cao và thay đổi tùy theo
giai đoạn phát triển: ở sơ sinh khoảng 3% trẻ sinh ra có BTBS. Tần số xuất
hiện theo cơ quan: 1% bất thường về não, 0,4% bất thường về thận, 0,3%
bất thường về tim, 0,2% về chi, 0,6% các cơ quan khác. Ở phôi thai tỉ lệ bất
thường bẩm sinh từ 10% - 12%[3].
4
1.1.2. Khái niệm về sàng lọc trước sinh
Sàng lọc trước sinh là những phương pháp nhằm phát hiện và xác
định những trường hợp thai nhi có nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể.
Sàng lọc trước sinh trên thế giới được tiến hành từ những thập niên
60. Lúc đầu chỉ đơn thuần là lấy nước ối để chẩn đoán bệnh lý liên quan đến
giới tính. Từ cuối thập niên 70, siêu âm sàng lọc các dị tật bẩm sinh của thai
nhi đã được tiến hành rộng rãi ở Anh và sau đó là Thuỵ Điển và Hoa Kỳ.
Ngày nay với sự phát triển và hoàn thiện của các thế hệ máy siêu âm 2D, 3D
và 4D, siêu âm đã phát hiện được hầu hết các dị tật ống thần kinh như: thai
vô sọ, não úng thuỷ, hội chứng Dany Walker: não trước không phân chia,
thoát vị não, màng não, nang đám rối mạch mạc, tật nứt đốt sống và thoát vị
tuỷ. Ngoài ra, siêu âm còn phát hiện được các dị tật bẩm sinh vùng cổ
ngực, các dị tật bẩm sinh vùng mặt, thoát vị thành bụng trước, bất thường
của hệ thống xương khớp, của hệ tiết niệu, hệ tiêu hoá và các trường hợp
đa thai bất thường.
Các phương pháp được áp dụng trong sàng lọc trước sinh là các xét
nghiệm sinh hóa, phân tích bệnh phẩm của thai. Xét nghiệm (test) sàng lọc
có thể giúp xác định các thai phụ có nguy cơ cao sinh dị tật bẩm sinh như
hội chứng Down (trisomy 21), hội chứng Edward (trisomy 18). Các loại test
sàng lọc gồm 2 loại: αFP và βhCG (double test) hay 03 loại: αFP, βhCG uE3
( triple test) và có thể kết hợp sàng lọc thêm với PAPP – A (Plasma Protein
A) Inhibin – A là một protein có nguồn gốc bào thai để phát hiện các thai
nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Các kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm di truyền cũng phát
triển như: sinh thiết tế bào da, tế bào máu, nội soi thai, nội soi phôi, chọc
hút nước ối, chọc hút gai rau để chẩn đoán các bệnh di truyền trước sinh.
5
Sàng lọc trước sinh ở Việt Nam:
Tại bệnh viện Từ Dũ từ năm 1999 - 2003 nghiên cứu về các bệnh lý
trước sinh được xác định dựa vào siêu âm và xét nghiệm αFP tuỳ theo tuổi
thai. Năm 2003 đã sử dụng thêm xét nghiệm βhCG trong sàng lọc trước sinh
và đến năm 2004 mới tiến hành chọc ối xác định các rối loạn NST. Tại Bệnh
Viện Phụ Sản Trung ương, trường Đại học Y Hà nội chương trình sàng lọc
trước sinh được triển khai từ năm 2006 và tại Bệnh viện Phụ Sản HN từ năm
2007 hoạt động này cũng bắt đầu được triển khai.
1.1.3. Khái niệm về chẩn đoán trước sinh
Chẩn đoán trước sinh là phương pháp phát hiện sớm những bất
thường của thai nhằm mục đích cho ra đời những đứa trẻ khoẻ mạnh và có
hình thái bình thường. Chẩn đoán trước sinh được bắt đầu vào những năm
sáu mươi của thế kỷ trước và thật sự được phát triển mạnh mẽ từ khi phương
pháp siêu âm được ứng dụng vào trong sản khoa năm 1967 và phương pháp
thu nhận tế bào thai nhi bằng chọc hút nước ối vào năm 1972.
Chẩn đoán trước sinh là một phương pháp sử dụng nhiều các biện
pháp và các phương tiện khác nhau như chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán di
truyền và tế bào, các xét nghiệm sinh hoá, các xét nghiệm về huyết thanh
trong chẩn đoán nhiễm khuẩn thai nhi và cuối cùng là của giải phẫu bệnh lý.
Trong các phương pháp trên thì chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan
trọng đó là sử dụng phương pháp siêu âm hình thái học thai nhi vào tuổi thai
12 - 14 tuần và 21 - 24 tuần nhằm phát hiện các dị dạng thai và sau đó sử
dụng các phương pháp lấy tế bào thai nhi để xem xét các biến đổi về di
truyền hay là nghiên cứu các biến đổi về bộ nhiễm sắc thể của thai nhi. ĐÓ
thực hiện được điều này người ta sử dụng phương pháp sinh thiết rau thai
6
hoặc chọc hút nước ối hoặc chọc máu tĩnh mạch rốn và chủ yếu vẫn là chọc
hút nước ối.
7
1.2. Phân loại và một số nguyên nhân gây dị tật cho thai
1.2.1. Phân loại dị tật của thai nhi
• XÕp theo thời gian phát triển phôi thai thì: Dị tật bắt nguuồn từ giai
đoạn tiền phôi gọi là bệnh hợp tử, nếu ở giai đoạn tạo cơ quan gọi là
bệnh của phôi.
• XÕp theo mối liên quan bộ phận của cơ thể và cơ thể thì có dị tật đơn
thân, dị tật dính thân.
• Theo WHO 1992 DTBS của từng cơ quan được xếp theo hệ thống mã
hoá từ Q 00 đến 99 (1)
- Dị tật của hệ thần kinh ( Q00 – Q07 )
- Dị tật tai, mắt, mặt cổ ( Q10 – Q18 )
- Dị tật hệ tuần hoàn (Q20 – Q28 )
- Dị tật hệ hô hấp ( Q30 – Q34 )
- Sứt môi hở vòm miệng (Q35 – Q37 )
- Dị tật hệ tiêu hoá ( Q38 – Q45 )
- Dị tật hệ sinh dục ( Q50 – Q59 )
- Di tật hệ tiết niệu ( Q60 – Q64 )
- Dị tật hệ xương ( Q65 – Q79 )
- Những dị tật khác ( Q80 – Q89 )
- Những rối loạn nhiễm sắc thể ( Q90 – Q99 )
- Rối loạn chuyển hoá bẩm sinh ( E70 – 90 )
Phân loại bệnh tật quốc tế: (ICD = International classification of diseases)
8
• Theo sự biểu hiện của các cơ quan
- Đơn khuyết tật: khuyết tật chỉ có ở 1 cơ quan hoặc 1 bộ phận trong
cơ thể
- Đa khuyết tật: khuyết tật có từ 2 cơ quan, bộ phận trở lên. VÝ dô
nh tứ chứng Fallot (dày thất phải - hẹp động mạch phổi - động
mạch chủ mở vào cả 2 tâm thất và thông liên thất). Phức hợp
Eisenmenger: động mạch chủ lệch sang phải, thông liên thất, phì đại
thất phải. Tam chứng Fallot: hẹp thân chung các động mạch phổi –
thông liên nhĩ – phì đại thất phải. Hội chứng Down: do rối loạn
nhiễm sắc thể - đầu tròn nhỏ, trán hẹp, lưỡi dày, 2 mắt xa nhau
chậm phát triển trí tuệ, có thể dị tật ở tim, ống tiêu hóa. Hội chứng
Patau: Đầu nhỏ, nhãn cầu nhỏ hoặc không có nhãn cầu, tai thấp sứt
môi, tay sáu ngón, dị dạng tim mạch, tiêu hóa, niệu sinh dục [3].
1.2.2. Nguyên nhân phát sinh dị tật bẩm sinh
DTBS có thể do sự thụ tinh của các giao tử bất thường, hoặc do sự phát
triển bất thường của phôi thai dưới tác động của các nhân tố môi trường.
DTBS phân bố khác nhau tuỳ theo cơ quan: ở chân tay 26%, ở hệ thống thần
kinh trung ương 17%; ở hệ thống niệu sinh dục 14%; ở mắt 9%; ở hệ thống
tiêu hoá 8%; ở hệ thống tim mạch 4%; ở nhiều cơ quan của cơ thể 23%. Nó
có thể là những dị tật nặng hay nhẹ nếu xếp theo mức độ trầm trọng, hoặc là
những dị tật đơn thuần hay đa dị tật nếu xếp theo sự biểu hiện [3], [15]. Sau
đây là một số nhóm nguyên nhân cụ thể:
• Bất thường đã có sẵn ở cơ thể bố mẹ nh bệnh di truyền: 3 nhóm đột
biến nhiễm sắc thể
- Đột biến đơn gen
9
- Rối loạn di truyền
- Đa nhân tố
• Đột biến mới phát sinh trong quá trình tạo giao tử: đột biến nhiễm sắc
thể, đột biến gen
• Đột biến phát sinh trong quá trình phát triển phôi.
• Bất thường của cơ thể mẹ khi mang thai: mẹ bị dị dạng, khối u tử cung.
• Mẹ bị các bệnh bất thường chuyển hóa: sinh con quái thai
• Mẹ nghiện rượu, thuốc lá, dinh dưỡng kém, thai suy sinh dưỡng, dị tật
thần kinh cao.
1.2.3. Dị tật liên quan đến đột biến gen
Đột biến đơn gen (mét gen bị đột biến): Gen đột biến có thể là trội
hoặc lặn, gen đột biến có thÓ ở trên NST thường, hoặc trên NST giới tính
(chủ yếu trên NST X). Cần phát hiện người bệnh đồng hợp tử, những người
dị hợp tử có nguy cơ truyền bệnh và gen bệnh cho con cái, ví dụ như tật
thừa ngón, cơ chế di truyền thường do đột biến một gen trên NST thường, di
truyền theo cơ chế di truyền trội.
Nếu cặp nam nữ thanh niên đều không bị thừa ngón hoặc dính ngón
thì không có nguy cơ sinh con bị dị tật này, dù rằng trong gia đình có người
bị tật thừa ngón hoặc dính ngón, còn nếu một trong hai người bị tật này thì
có nguy cơ cao sinh con bị tật này tuy rằng họ vẫn có khả năng sinh con
lành với xác xuất 50%.
Bệnh teo cơ: nếu trong gia đình có trẻ trai bị teo cơ, không đi lại được
có thể nguyên nhân do đột biến gen lặn trên NST X (xác định chẩn đoán dựa
vào phân tích gia hệ, các xét nghiệm đặc hiệu như phân tích ADN). Người
10
phụ nữ mang gen lặn ở dạng dị hợp tử sẽ không biểu hiện bệnh nhưng sẽ
truyền gen bệnh cho con, nếu là con gái thì sẽ không biểu hiện bệnh nhưng
50% sè con gái sẽ là người mang gen bệnh như mẹ nhưng không biểu hiện
bệnh còn nếu là con trai thì sẽ có 50% con trai không bị bệnh và cũng không
mang gen bệnh còn 50% con trai sẽ mang gen bệnh và bị bệnh. Trong
trường hợp những bệnh di truyền lặn trên NST thường thì tránh không nên
để các gen lặn có cơ hội gặp nhau có nghĩa là khuyên những người dị hợp tử
không nên kết hôn với nhau.
Đột biến nhiều gen: Trong một số bệnh di truyền phát sinh do đột
biến của nhiều gen đồng thời có sự tác động của nhân tố môi trường, vì vậy
nhóm bệnh này được gọi là bệnh di truyền đa nhân tố, ví dụ như tật thai vô
sọ, não úng thuỷ. Trong gia đình đã có người mắc tật này thì nguy cơ tái
mắc cao hơn những người gia đình không mắc tật này. Tỷ lệ nguy cơ cụ thể
tuỳ theo mức độ quan hệ huyết thống (bố mẹ – con, anh chị em ruột với
nhau ). Tỷ lệ tái mắc ở họ hàng bậc 1 của bệnh nhân là 2 - 6%. Đối với tật
sứt môi và nứt khẩu cái thuộc di truyền đa nhân tố, khả năng tái xuất hiện ở
họ hàng bậc 2 khoảng 0,7% thấp hơn nhiều so với họ hàng bậc 1 là khoảng
4% (trong đó tái mắc ở trẻ nam là 6,3%, ở trẻ nữ là 2,3%) [2].
1.2.4. Đột biến nhiễm sắc thể
Hội chứng Down
Hội chứng Down (HC Down) do bác sĩ Langdon Down lần đầu tiên
mô tả tình trạng bệnh năm 1887. Đến năm 1957 nguyên nhân bệnh được
phát hiện là do thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gen còn gọi là ba NST
21 hoặc trisomy 21[3].
11
Hội chứng Down hay gặp nhất trong các hội chứng có biểu hiện rối
loạn NST ở trẻ sơ sinh sống. Hội chứng Down gặp khoảng 1/700 – 1/800 trẻ
sơ sinh. Tần số này không có sự khác biệt nhau giữa các chủng tộc và giữa
các tầng lớp xã hội trên thế giới[3], [15].
Tỷ lệ giới tính: 3 nam: 2 nữ
Triệu chứng lâm sàng: Hội chứng Down có những biểu hiện điển hình
rất dễ nhận biết: Đầu nhỏ, ngắn, mặt tròn, gốc mũi tẹt, khe mắt xếch, nếp
quạt, khẩu cái hẹp, vòm cung cao, lưỡi to và dày hay nứt nẻ, thường thÌ ra
ngoài làm cho miệng không đóng kín (nửa mở). Tai nhỏ, có khi biến dạng,
vị trí thấp. Cổ ngắn, gáy phẳng rộng, bàn tay rộng, các ngón ngắn. Chậm
phát triển trí tuệ, chỉ số IQ trung bình khoảng 30 - 50. Giảm trương lực cơ
12
và nhão dây chằng. Thường gặp là dị tật tim, tần số được xếp theo thứ tự là
thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch. Dị tật ống tiêu hóa: chủ
yếu là hẹp tá tràng, không hậu môn và phình to đại tràng (Megacolon)[3].
Trường hợp gia đình đã có người mắc bệnh Down cần xác định rõ
người mắc bệnh Down do thừa NST sè 21 hay do chuyển đoạn giữa NST 21
với 1 NST khác. Đối tượng có tiếp xúc với các yếu tố độc hại (có thể là các
tác nhân vật lý, tác nhân hoá học, tác nhân sinh vật học ) sẽ tiến hành các
xét nghiệm di truyền như phân tích NST, phát hiện các đột biến NST như
đứt gãy NST, dạng NST bất thường
Chẩn đoán trước sinh: có hai lọai xÐt nghiệm để phát hiện HC Down ở
thai gồm xét nghiệm sàng lọc và xÐt nghiệm chÈn đoán. Xét nghiệm sàng
lọc giúp ước lượng được nguy cơ HC Down ở thai và xét nghiệm chẩn đoán
gióp xác định chÝnh xác HC Down ở thai.
Các xÐt nghiệm chÈn đoán cã khả năng phát hiện HC Down và mét
sè rối loạn nhiễm sắc thÓ khác với độ chÝnh xác hơn 99%. Do xÐt nghiệm
đòi hái phải thực hiện một số thủ thuật xâm lấn trong tử cung như chọc hót
dịch ối hoặc sinh thiết rau thai nên cã liên quan đến nguy cơ sÈy thai và các
tai biến khác ở thai. Vì thế xÐt nghiệm chÈn đoán thường chỉ áp dụng cho
các thai phụ có nguy cơ cao hội chứng Down.
Hội chứng Edwards
Hội chứng Edwards xảy ra khi bệnh nhân bị thừa một nhiễm sắc thÓ
số 18 trong bộ gen còn gọi là ba NST 18 hoặc trisomy 18. Trisomy 18 được
bác sĩ John H. Edwards mô tả lần đầu vào 4/1960 trên tạp chí y học Lancet.
Là trisomy phổ biến hàng thứ hai sau trisomy 21 với tỉ lệ bị khoảng 1: 3000
đến 1: 8000 trẻ sơ sinh, HC Edwards thường gây chết thai hoặc tử vong sớm
sau sinh, 80% trẻ bị HC Edwards chết trong tuần đầu sau sinh [15]. Một số
13
Ýt có thể sống hơn một tháng. Khoảng 5 - 10% có thÓ sống hơn một năm
tuổi [3]. HC Edwards không thÓ điều trị khái tuy nhiên có thÓ chÈn đoán ở
giai đoạn sớm thai kỳ.
Thai gồm 46 nhiễm sắc thÓ, trong đó có 23 nhiễm sắc thÓ từ mẹ và
23 nhiễm sắc thÓ từ cha. HC Edwards thai có 47 nhiễm sắc thÓ thừa một
nhiễm sắc thÓ số 18. Tình trạng khảm cã thÓ xảy ra khi một số tế bào trong
cơ thÓ bình thường với 46 nhiễm sắc thÓ trong khi những tế bào khác lại cã
47 chiếc. BÐ gái cã khuynh hướng bị nhiều hơn bÐ trai gấp 3 lần [15].
ĐiÒu này cã thÓ là do thai cã giới tÝnh nam bị trisomy 18 thường bị sÈy
sớm. Một số nguyên nhân cã thể là do bất thường nhiễm sắc thÓ 18 ở cha
hoặc mẹ, do sự phân chia và tái tổ hợp trong quá trình tạo trứng hoặc tinh
trùng bị bất thường. Nguy cơ sinh con bị HC Edwards gia tăng ở phụ nữ
mang thai lớn tuổi hoặc cã tiền sử bản thân hoặc gia đình từng sinh con bị
HC Edwards.
Thai bị trisomy 18 thường chậm phát triÓn trong tử cung và ngừng
phát triÓn khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ. Chức năng của não ở trẻ bị HC
Edwards không hoàn thiện, trẻ thường bị rối loạn các chức năng sinh tồn cơ
bản như bó, nuốt, thở và thiểu năng trÝ tuệ nghiêm trọng. Thường cã nhiều
dị tật bẩm sinh được phát hiện trong thai kú hoặc ngay sau sinh.
• Thai đa ối do bất thường về khả năng nuốt của thai, thiểu ối do bất
thường ở thận, bánh rau nhá, một động mạch rốn duy nhất, thai chậm
phát triển trong tử cung, cử động thai yếu hoặc suy thai, sinh nhẹ cân.
• Các bất thường về đầu mặt như đầu nhỏ, cằm nhỏ, tai đóng thấp, nang
đám rối mạch mạc ở não. Cột sống bị chẻ đôi và thoát vị tủy sống ra
ngoài. Xương ức ngắn, tim bị thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống
động mạch hoặc hẹp động mạch chủ. Bất thường ở bụng và cơ quan nội
tạng như thoát vị rốn, hở thành bụng, teo thực quản, thận đa nang, tinh
14
hoàn ẩn. Bàn tay co quắp, thiểu sản mãng tay, bàn tay quặp. Các xÐt
nghiệm chẩn đoán cã khả năng phát hiện HC Edwards và một số rối loạn
nhiễm sắc thể khác với độ chÝnh xác cao hơn 99%.
Hội chứng Turner
Người bị HC Turner do mất một NST X và bộ NST còn duy nhất một
NST giới tÝnh X chiếm khoảng 50% (ký hiệu là 45, X hoặc 45, X0).
Khoảng 1/3 các trường hợp nữ bị HC Turner cã đủ 2 nhiễm sắc thể X,
nhưng một chiếc trong số này lại bị mất đi một đoạn. Cũng cã nhiều trường
hợp nữ bị HC Turner cã bộ NST thể khảm. Trong cơ thể của họ cã 2 dòng tế
bào tồn tại song song với nhau: 46, XX và 45, X. Đôi khi cũng cã trường
hợp HC Turner khảm với sự tồn tại của dòng tế bào chứa một phần NST Y
quy định giới tÝnh nam [3]. Tuy nhiên phần NST Y không nhiều nên không
tạo ra kiểu hình giới tÝnh nam cho bệnh nhân. Những phụ nữ trong trường
hợp này cã nguy cơ bị khối u buồng trứng cao. Người bị HC Turner thường
cã đặc điểm vóc dáng nhỏ, suy buồng trứng, nếp da dày ở gáy, dị tật bẩm
sinh tim, khiếm thÝnh nhẹ. Tóc mọc thấp, mắt sụp.
Tim: Cã thể bị hẹp động mạch chủ, van động mạch chủ 2 lỗ (bình
thường 3 lỗ). Tăng huyết áp xảy ra ở 1/3 các trường hợp.
Thận: 30% người HC Turner bị bất thường thận. Nhiều bất thường
không gây ra bệnh cảnh lâm sang nhưng lại cã thểdẫn đến nhiễm trùng
đường tiết niệu và cao huyết áp.
Tuyến giáp: Thường xảy ra thiểu năng tuyến giáp do miễn dịch.
HC Turner được chẩn đoán xác định bằng xÐt nghiệm NST đồ hay
còn gọi là karyotype. XÐt nghiệm này cã thể thực hiện trước sinh trên tế bào
dịch ối hoặc chẩn đoán sau sinh trên tế bào máu ngoại vi.
15
Hội chứng Patau hội chứng 3 nhiễm sắc thể 13 được Patau mô tả
vào năm 1960, tần số mắc 1/5000 – 1/10000 trẻ sinh và nữ mắc nhiều hơn
nam. Đặc điểm: đầu nhỏ, nhãn cầu nhỏ hay không có nhãn cầu, tai ở vị trí
thấp và biến dạng, thường bị điếc, sứt môi 2 bên, có thể nứt khẩu cái, bàn
chân vẹo, 6 ngãn. Dị tật kèm theo ở tim, ống tiêu hóa. Khoảng 80% trẻ sinh
ra chết trong năm đầu [3].
Chẩn đoán dựa vào siêu âm và xét nghiệm NST
Ba nhiễm sắc thể 9
Karyotyp 47,XX,+9 hoặc 47,XY,+9 biểu hiện chính dị dạng phần đầu
mặt, đầu nhỏ và dài, mắt sâu, khe mắt nhỏ và xếch, môi trên chùm lên môi
dưới. Dị dạng xương khớp, tim mạch.
Đa số chết trong những tháng đầu.
1.2.5. Bất đồng nhóm máu Rh
Trong trường hợp người phụ nữ có nhóm máu Rh âm, nếu kết hôn
với người có nhóm máu Rh
+
thì có khả năng thai là Rh
+
và như vậy có thể
gây nên bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con và có thể gây sẩy thai.
16
1.2.6. Các nguyên nhân khác
1.2.6.1. Tuổi của cha mẹ:
Tuổi của mẹ có thể ảnh hưởng đến tần số sinh con DTBS. Mẹ cao
tuổi khi mang thai liên quan đến sinh ra các con bị dị tật đặc biệt con bị
trisomy. Mẹ ≥ 35 tuổi tỉ lệ sinh con Down tăng. Một số nghiên cứu cũng
cho thấy mẹ còn quá trẻ cũng tăng nguy cơ đẻ con bị DTBS. Một số
nghiên cứu đề cập đến tuổi của cha quá cao cũng là yếu tố làm tăng nguy
cơ sinh con DTBS [2].
17
1.2.6.2. Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai:
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng trong thời gian mang thai có thể ảnh
hưởng đến tần số sinh con DTBS. Thiếu các chất P, Mg và các yếu tố vi
lượng khác có thể dẫn đến biến dạng bộ xương và xuất hiện còi xương bẩm
sinh. Thiếu các vitamin khác như biotin có thể làm loạn dưỡng sụn, dính
ngón và các tật khác của hệ xương khớp [11].
Sự thiếu dưỡng khí cho bào thai: Sự thiếu dưỡng khí là do thiếu oxy
máu ở mẹ, có thể do sự tắc nghẽn cuống rau hoặc bong rau. Theo
V.I.Bodiazhina thì dân cư ở vùng núi cao có tỷ lệ thai chết rất lớn [27]. Theo
Penaloza và CS (1964) thì sự giảm oxy không khí gây nên dị tật còn ống
động mạch ở 1% trẻ học đường sống ở những vùng có độ cao từ 4 - 4,5 km
so với mực nước biển [41].
1.2.6.3. Mẹ bị những bệnh rối loạn quá trình trao đổi chất
Trường hợp mẹ bị đái tháo đường thể phụ thuộc insulin có thể sinh
con quái thai. Theo Karlsson và Kjellmer (1972), Chung và
Myrianthopoulos (1975) thì 8% con của những bà mẹ đái tháo đường thể
phụ thuộc insulin bị những dị tật tim mạch và hệ thần kinh trung ương [41].
Mẹ đái tháo đường thể phụ thuộc insulin có nguy cơ con bị bất thường di
truyền nặng (khoảng 6%) và nguy cơ này có thể giảm nếu điều trị tốt khi
mang thai.
1.2.6.4. Mẹ bị bệnh phenylxeton niệu (PKU)
Bệnh này làm 25% con bị chết lúc mới sinh và tần số DTBS rất cao:
10% não nhỏ, 10% dị tật tim, 90% bị chậm phát triển trí tuệ. Vì vậy mẹ bị
bệnh PKU thì khuyên không nên có thai hoặc Ýt nhất phải kiểm tra thật tốt
chế độ ăn trước khi có thai [47], [42).
18
1.2.6.5. Mẹ bị bệnh động kinh
Bệnh cũng gây nên DTBS, và thai nhi chủ yếu là bị sứt môi, khuyết tật
của hệ tim mạch mà nguyên nhân là do mẹ điều trị bằng các thuốc chống
động kinh.
1.2.6.6. Mẹ nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma tuý
Đây cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng tần số con bị DTBS. Tác hại của
ethyl alcohol gây dị tật bẩm sinh đã được biết rõ. Theo Jones và Cs (1974)
thì 30% con của mẹ bị nghiện rượu mãn tính bị DTBS. Những dị tật ở đây là
tật ở sọ, mặt, tật tim, dị dạng chi, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ
[41].
1.2.6.7. Sự không tương hợp miễn dịch giữa mẹ và con.
Sự bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con cũng là 1 nguyên nhân gây
tăng tần số con DTBS. Nếu mẹ Rh
-
, con Rh
+
sẽ là nguyên nhân sẩy thai liên
tiếp hay ngắt quãng. Vì vậy trước khi có thai phải kiểm tra nhóm máu Rh
của cha mẹ để phát hiện những thai có nguy cơ bất đồng Rh giữa mẹ và con.
Người ta ngăn ngõa biến cố cho con bằng cách bổ sung loại Globulin anti-D
cho tất cả các bà mẹ Rh
-
kết quả đã làm giảm hơn 90% thai chết trước sinh
và những biến chứng lâu dài liên quan đến bệnh tan huyết do không tương
hợp Rh mẹ con.
19
1.2.6.8. Các tác nhân gây đột biến, quái thai và ung thư từ môi trường
Các nhân tố độc hại của môi trường có thể tác động đến sự phát triển
cá thể gây DTBS ở bất cứ giai đoạn nào, đặc biệt là giai đoạn phôi thai.
1.2.6.9. Tác nhân vật lý
Nhân tố phóng xạ: Theo N.P.Dubinin thì liều lượng nào của phóng
xạ cũng gây đột biến NST [26]. Những phụ nữ có thai sống sót sau vụ nổ
bom nguyên tử ở Hirosima và Nagasaki có 28% bị sẩy thai, 25% con sinh ra
bị chết trong năm đầu và trong số trẻ được sinh ra có 25% bị dị tật nặng nề
của hệ thần kinh (Frezal.J) [38]. Tránh và hạn chế chiếu tia Rơnghen trong
thời gian có thai. Theo Piontovskii-1959 thì việc sử dụng chụp chiếu
Xquang cũng có thể gây nên rối loạn sự phát triển hình thái các cơ quan của
bào thai [26]. Ngoài ra người ta còn đề cập đến tác hại của các tia γ, tia tử
ngoại cũng có thể gây nên các DTBS.
1.2.6.10. Tác nhân hoá học.
Hoá chất sử dụng trong chiến tranh, trong sản xuất: như chất diệt cỏ,
làm trụi lá, hoá chất bảo vệ thực vật đều có thể gây nên các DTBS như dị tật
của chi, dị tật mắt, dị tất mặt và miệng, các biến cố sinh sản như sẩy thai,
thai chết lưu, đẻ con, chửa trứng [17].
Ví dụ như Thuỷ ngân: Những người phụ nữ Nhật khi ăn cá biển bị
nhiễm thuỷ ngân ở vùng vịnh Minamata đã sinh ra những đứa con có triệu
chứng thần kinh giống như tổn thường vùng vận động ở não [17].
1.2.6.11. Các dược phẩm
Các Hocmon như Progesteron và Androgen mà người mẹ dùng khi có
thai sẽ gây bất thường cơ quan sinh dục như phì đại âm vật trong 20% và
20
nam hoá rõ trong 9% trẻ em gái sau dùng Norethisterone (20mg/ngày) trong
3 tháng đầu có thai (Jacobson-1962; Schảdein-1980) [41].
Các thuốc an thần, chống co giật ví dụ như thuốc an thần loại
Thalidomid. Thuốc này là loại an thần nhưng khi người mẹ có thai ở thời kỳ
đầu dùng thuốc này đã sinh con DTBS mà nhiều nhất là khuyết tật của từng
bộ phận chân tay [26], [17). Những phụ nữ khi có thai dùng loại thuốc này
đã sinh con dị tật như: không có chi (amelia), chi hải cẩu (phocomelia), tật
thiếu chi (ectromelia), cẳng tay ngắn [38]. Các thuốc chống sốt rét như
Quinin, Cloridin, bigumal có thể gây nên sẩy thai và điếc bẩm sinh cho đứa
trẻ [26]. Chất kháng axit folic (aminopterin) là thuốc kháng chuyển hoá
dùng trong hoá liệu pháp điều trị ung thư có thể gây DTBS cho trẻ nhất là
khuyết tật vùng sọ mặt. Theo Thiersch thì 40% thai của mẹ sau dùng
aminopterin ở 10 tuần thai dầu tiên thì thai có bị khuyết tật vùng sọ mặt.
Những bất thường ống thần kinh có thể giảm nếu bổ sung axit folic cho mẹ
ở giai đoạn trước khi có thai.
21
1.2.6.12. Tác nhân vật lý
Do tăng tạo ra các gốc tự do, các yếu tố gây tăng tạo gốc tự do được
các tác giả nhắc tới nhiều là nhiễm xạ và tác động của các chất dị sinh. Dưới
tác động của các chất phóng xạ và các chất dị sinh, quá trình tạo gốc tự do
sẽ tăng lên tới mức nghiêm trọng, các gốc tự do sinh ra nhiều sẽ tác động
vào ADN và Protein gây các thay đổi đặc trưng ở các bazơ trong ADN dẫn
tới đột biến và gây ung thư [12].
1.2.6.13. Các tác nhân sinh vật học tác động tới thai.
Mẹ bị nhiễm virus
Virus Rubella: năm 1964 - 1965 xảy a 1 vụ dịch Rubella lớn, toàn thế
giới có 20.000 - 30.000 trẻ sinh ra có hội chứng Rubella do mẹ bị mắc bệnh
Rubella lúc có thai [11]. Người mẹ bị mắc bệnh Rubella đứa con mắc DTBS
như tật mắt nhỏ chiếm 70% trường hợp, đục nhân mắt bẩm sinh, tật của tai
trong, dị tật tim, tật của não, tật của thành mạch, dị tật răng, tật chậm lớn.
Ngăn ngừa bệnh Rubella bẩm sinh bằng tiêm vacxin cho trẻ và phụ nữ
không có thai, và nghiên cứu một cách hệ thống kháng thể ở phụ nữ có
thai. Đề nghị nên phá thai ở những phụ nữ bị nhiễm Rubella ở thời kỳ đầu
thai nghén.
Megalocytovirus: những dị tật gây ra bởi virus này là hậu quả của sự
nhiễm virus từ cơ thể mẹ sang phôi thai 1 cách tiềm tàng. Ở Mỹ, Anh và
Wales mỗi năm có tối thiểu 5.000 trẻ em sinh ra với những mức độ khác
nhau của tổn thương não do Megalocytovirus, và có khoảng 200 đến 600 trẻ
em hàng năm sinh ra có tổn thương não chắc chắn là do Megalocytovirus [11].
Virus Herpes, Varicella-zoster, Parvovirus B19, virus Coxsackie B,
Adenovirus cũng có thể gây nên các DTBS ở các mức độ khác nhau.
22
1.3. Các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán trước sinh phát hiện các
thai nhi bị bất thường
Các phương pháp thường được sử dụng hiện nay
Phương pháp siêu âm
Xét nghiệm sàng lọc sinh hoá
Lấy bệnh phẩm của thai làm NST
1.3.1.Phương pháp siêu âm hình thái
Là một phương pháp để sàng lọc và chẩn đoán trước sinh thông qua
phân tích các hình ảnh về hình thái của thai nhi bằng siêu âm. Với kỹ thuật
siêu âm hình thái sớm trong quí đầu và siêu âm hình thái vào quí hai của
thời kỳ thai nghén có thể phát hiện và chẩn đoán được các bất thường của
thai. Siêu âm sàng lọc và chẩn đoán trước sinh được thực hiện vào 3 thời
điểm cố định.
Lần 1: 12 - 14 tuần (12 tuần)
Lần 2: 21 - 24 tuần (22 tuần)
Lần 3: 30 - 32 tuần (32 tuần)
Siêu âm lần 1 rất quan trọng để đo khoảng sáng sau gáy, đây là một chỉ tiêu
để sàng lọc các bệnh lý liên quan đến dị dạng nhiễm sắc thể của thai
Siêu âm lần 2: Siêu âm hình thái, để phát hiện gần như tất cả các dị dạng
hình thái của thai
Siêu âm lần 3: Đánh giá sự phát triển của thai, phát hiện thai chậm phát triển
trong tử cung và một số bất thường của tim và của não thai nhi.
Siêu âm lần 1: Các chỉ số cần xác định khi siêu âm thai quí đầu 12 - 14 tuần
- Số lượng thai
- Cử động thai
- Tần sè tim thai
- Chiều dài đầu mông
23
- Đường kính lưỡng đỉnh
- Chiều dài xương đùi
- Bờ xương sọ
- Cấu trúc của não
- Bề dầy của gáy (1/10mm)
- Hình ảnh của dạ dày
- Sự toàn vẹn của thành bụng trước
- Hình ảnh của bàng quang
- Cột sống
- Có 4 chi và mỗi chi 3 đoạn
- Thể tích nước ối
- Bánh rau có cấu trúc bình thường
Đo khoảng sáng sau gáy
Khoảng sáng sau gáy đó là một vùng thưa âm vang sau gáy nó được
giới hạn phía trước đó là tổ chức phần mềm phía sau của cột sống và phía
sau đó là da thai nhi. Đây là một tổ chức sinh lý nó xuất hiện ở tất cả các thai
nghén có tuổi thai từ 12 - 14 tuần, nhưng đây là một tổ chức nó xuất hiện một
cách tạm thời và biến mất một cách tự nhiên sau 14 tuần [7].
Tăng khoảng sáng sau gáy: là khoảng sáng sau gáy từ 3,0mm trở
lên, các nghiên cứu trên thế giới đều thấy rằng, khi đo khoảng sáng sau gáy
trong khoảng tuổi thai từ 11 - 14 tuần rất có giá trị đánh giá nguy cơ dị dạng
nhiễm sắc thể của thai, nguy cơ tăng gấp 10 lần, nhất là T21, T13 và T18.
Khoảng sáng sau gáy càng tăng thì nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể ở thai nhi
càng cao. Nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể tăng gấp 3 lần khi khoảng sáng sau
gáy đo được là 3,0mm. Nguy cơ này tăng 18 lần khi đo khoảng sáng sau gáy
là 4,0 mm và gấp 28 lần khi đo khoảng sáng sau gáy là 5,0mm.
24
Khi khoảng sáng sau gáy trên 7,0mm thai nhi chết 100%. Khi khoảng
sáng sau gáy lớn hơn hoặc bằng 3,0mm thì 90% thai nhi bị T13 hoặc T18,
80% thai nhi bị T21 và 5% thai nhi bình thường [7].
Siêu âm lần 2: Nghiên cứu các yếu tố về hình thái thai nhi, phát hiện
các bất thường của thai, chẩn đoán tuổi thai cũng như theo dõi sự phát triển
của thai. Tuổi thai lý tưởng để thực hiện siêu âm hình thái thai nhi: 21- 24
tuần (22 tuần).
Các chỉ số cần xác định khi siêu âm thai ở quí đầu vào 21 - 24 tuần
- Số lượng thai
- Cử động thai
- Đường kính lưỡng đỉnh
- Đường kính ngang bông
- ĐK giữa 2 hố mắt,xương sống mũi
- Chiều dài xương đùi, bàn chân
- Vòng xương sọ
- Não thất bên
- Cấu trúc của đường giữa
- Tiểu não
- Hè sau
- Hình ảnh của lỗ mũi
- Môi
- Gáy
- Phổi
- Vị trí của tim
- Tim 4 buồng cân đối
- Tần sè tim
- Vị trí dạ dày
- Thể tích dạ dày
- Vị trí của túi mật
- Hình ảnh của ruột non
- Thành bụng trước
- Vị trí của bàng quang
- Thể tích của bàng quang
- Thận 2 bên,thể tích,tính chất
- Cột sống
- Da phủ cột sống
- Bàn chân, bàn tay
- Bàn tay mở
- Dây rèn 3 mạch máu
- Thể tích nước ối
- Vị trí bánh rau
- Độ canxi hoá bánh rau
Siêu âm lần 3: Siêu âm quí 3 được thực hiện vào tuổi thai 30-32
tuần, đây là lần siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai. Phát hiện một số
25