Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

nghiên cứu một số yếu tố nguy cơliên quan và cách xử trí thiểu ối ở thai từ trên 387 tuần trở lên tại bệnh viện phụ sản trung ương từ tháng 2 - tháng 7 năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.34 KB, 68 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ nhiều năm nay người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của nước ối đối
với thai nhi vì nước ối có một số vai trò quan trọng sau:
-
Vai trò cơ học: nước ối như một chiếc áo khoác che chở cho thai chống
mọi va đập. Nước ối giúp cho thai cử động tự do, không bị dớnh vào
màng ối, các cơ quan dễ dàng phát triển, dõy rốn không bị chốn ép,
tuần hoàn thai dễ dàng.
-
Vai trò chuyển hoá nước - điện giải: nước ối giúp cho thai đạt được cõn
bằng nước và điện giải.
-
Nước ối duy trì thõn nhiệt của thai trong tử cung.
-
Nước ối có tác dụng kỡm hóm vi khuẩn phát triển.
-
Nước ối giúp cho thai nhi dễ thay đổi tư thế, bình chỉnh ngôi trong tử
cung, góp phần hình thành đầu ối, giúp cổ tử cung xoá mở trong
chuyển dạ.
-
Nước ối không chỉ là môi trường dinh dưỡng mà cũn là chỗ bài tiết,
đào thải của thai nhi như nước tiểu, phõn xu [66]
Do vậy mọi bất thường về nước ối đều làm tăng cao tỷ lệ tử vong và tỷ
lệ mắc bệnh chu sinh[17]. Để đánh giá lượng nước ối, người ta đã lần lượt áp
dụng nhiều kỹ thuật khác nhau nhưng ngày nay siêu âm là phương pháp thông
dụng và dễ dàng nhất được lựa chọn bởi vì sử dụng phương pháp này không gây
nguy hại cho cỏc mụ, không gây chảy máu, cho phép nhìn thấy rõ thai và các
phần phụ của thai, không đau và có thể thực hiện nhiều lần trên một người…
Chamberlain và cộng sự[29] đã thấy tỷ lệ tử vong chu sinh tăng lên 47
lần khi có thiểu ối và tăng lên 13 lần khi TTNO hạn chế so với TTNO bình
thường. Một số tác giả cho rằng tỷ lệ này tăng là do hậu quả của thiểu ối dẫn


đến cuống rốn bị chốn ép gõy suy thai trước hay trong chuyển dạ làm giảm sự
1
trao đổi chất dinh dưỡng, oxy giữa mẹ và thai gõy suy thai [1], [88]. TTNO
giảm dần đi khi thai đủ tháng, đặc biệt giảm nhiều khi thai già tháng [25].
Charles và cộng sự đã chứng minh TTNO giảm trung bình 35% khi thai 40-
41 tuần. Beischer và cộng sự đã báo cáo TTNO giảm 31% (150ml) giữa tuần
42-43, giảm 51% (170ml) giữa tuần 43-44 [22]. Trong nghiên cứu của
Vorherr, TTNO giảm trung bình 28% mỗi tuần (155ml) đối với thai giữa tuần
41 và tuần 43.
Ở Việt nam các công trình nghiên cứu về thăm dò TTNO còn ít.
Nguyễn Đức Hinh có công trình “Đánh giá chỉ số nước ối bằng siêu âm của thai
bình thường từ 28 tuần tuổi có đối chiếu với lâm sàng để phát hiện sớm nguy cơ
thai già”, Phan Trường Duyệt có nghiên cứu “Giá trị của một số phương pháp
thăm dò thai quá ngày sinh”, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu tình
trạng thiểu ối ở thai đủ tháng( từ 37 tuần trở đi) ở phụ nữ Việt nam.

Trước những nguy cơ có thể xảy ra cho thai do tình trạng thiểu ối gõy
nên, mỗi thầy thuốc có cách xử trí khác nhau và cho kết quả khác nhau. Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiờn cứu một số yếu tố nguy
cơliên quan và cách xử trí thiểu ối ở thai từ trên 387 tuần trở lên tại bệnh
viện Phụ sản trung ương từ tháng 2 - tháng 7 năm 2009”
MỤC TIấU CỦA ĐỀ TÀI:
1. Xác định tỷ lệ thiểu ối và một số yếu tố nguy cơ lien quan tvới
thiểu ối ở tuổi thai từ 378 tuần trở lên được đẻ tại bệnh viện Phụ
sản Trung ương từ tháng 2 đến tháng -7 năm 2009.
2. Nghiên cứu các phương pháp xử trí đối với thai từ 387 tuần trở
lên bị thiểu ối kể trên.ở thời điểm trên.
2
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. SINH LÝ NƯỚC ỐI
1.1.1. Nguồn gốc nước ối
Buồng ối là khoang đầu tiên xuất hiện trong phôi [51]. Phelan cho rằng
buồng ối xuất hiện ở ngày thứ 11 hay 12 sau khi thụ tinh [70]. Lúc này phôi là
một đĩa trũn dẹt gồm hai lớp và được gọi là đĩa phôi lưỡng bì [76]. Khi hình
thành, buồng ối chứa đầy dịch trong mà nguồn gốc có thể là từ huyết thanh
người mẹ, đó là nước ối [70].
Sự luân chuyển nước ối
Nước ối luôn luôn có sự luõn chuyển đi vào và đi ra khỏi buồng ối [67].
Tham gia tạo nước ối có hai nguồn chớnh là nước tiểu của thai và dịch tiết
của phổi thai, ngoài ra có một phần từ da thai nhi. Nước ối tiêu đi theo hai con
đường chớnh là thai nuốt nước ối và hấp thụ qua màng ối. Ngoài ra một phần
nước ối thoát qua màng ối và dõy rốn. Nguồn gốc tạo nước ối và tiêu nước ối
thay đổi theo tuổi thai.
1.1.1.1. Các con đường tạo nước ối
 Thận thai nhi
Nước tiểu được nhận thấy ở bàng quang của thai nhi vào đàu tuần thứ
11, tốc độ sản xuất nước tiểu hàng giờ của thai nhi tăng dần theo tuổi thai.
Theo Abramovich [16] thấy hiện tượng tạo nước tiểu có từ sớm, khi thai 10
tuần mỗi giờ đã sinh ra 0,6ml đến 0,7ml nước tiểu. Seeds [81] đã dùng siêu
õm nghiên cứu bài tiết nước tiểu theo giờ. Khi thai được 30 tuần, mỗi giờ sinh
9,6ml nước tiểu. Khi thai 40 tuần lượng nước tiểu tăng lên 27,3ml/giờ với
tổng lượng là 470ml/24 giờ và giảm xuống một chút khi thai 42 tuần
3
(24ml/giờ). Túm lại ở nửa sau thời kỳ thai nghén, mỗi ngày thai sản xuất
lượng nước tiểu bằng khoảng từ 20% đến 30% trọng lượng của thai.
Nồng độ urờ, acid uric, creatinin trong nước ối tăng dần theo sự trưởng
thành của thận thai khiến nước ối có thành phần tương tự như dịch gian bào [81].
 Phổi thai nhi
Khái niệm phổi thai chế tiết dịch mới được biết và cũn nhiềuớy kiến

chưa thống nhất giữa các nhà khoa học [23]. Thực nghiệm buộc khí quản thai
động vật có vú dẫn đến hiện tượng phổi thai bị gión to quá mức. Phổi có hoạt
động chết tiết mạnh hơn nhiều so với hấp thu, như vậy phổi đã tham gia vào
quá trình tạo nước ối. Phổi thai chỉ tham gia tạo nước ối từ sau 20 tuần. Mỗi
ngày phổi thai chế tiết một lượng dịch bằng khoảng 10% trọng lượng của thai.
Dưới 1% lượng dịch chế tiết của phổi cần thiết cho quá trình gión nở phổi
[23]. Phần dịch phổi cũn lại bị đẩy ra khỏi phổi hoặc tham gia tạo thành nước
ối hoặc bị thai nuốt vào dịch dạ dày. Năm 1994, Brace và cộng sự [24] nghiên
cứu trên cừu thấy 50% thể tích dịch tiết của phổi ( tương đương 5% trọng
lượng của thai) được thai nuốt vào dạ dày, phần cũn lại tham gia tạo nước ối.
Phổi vừa tham gia vào tạo nước ối vừa hấp thu nước ối. Hiện nay chưa có khả
năng đánh giá TTNO được hấp thu qua phổi.
 Da thai nhi
* 20 tuần đầu tiên: da thai có cấu trúc đơn giản chỉ có 4 lớp tế bào. Trên
thực nghiệm, Abramovich và cộng sự [16] đã phát hiện thấy da thai hoàn toàn
cho nước, natri, chlo, urờ và creatinin tự do đi qua. Sự vận chuyển này diễn ra
theo cơ chế thụ động.
* 20 tuần tiếp theo: da thai sừng hoá và dày lên đã làm tắc tất cả hệ thống
này. Tớnh thấm của da thai hoàn toàn biến mất. Người ta không xác định
được lượng dịch trao đổi qua da thai. Lúc này tuyến mồ hôi tham gia tạo nước
ối với một lượng đáng kể.
4
1.1.1.2. Các con đường tiêu nước ối
 Cơ quan tiờu hoỏ
Hiện tượng thai uống nước ối vào dạ dày xuất hiện từ sau tuần thứ 14
được Pritchard mô tả từ năm 1965 [77]. Theo ông quan sát mỗi ngày thai
uống 155ml/kg trọng lượng của thai (72 – 262ml/kg), như vậy mỗi ngày thai
uống từ 210 đến 760ml nước ối (trung bình là 450ml). Theo Abramovich [16]
nghiên cứu thấy mỗi ngày thai uống 18-50ml/kg trọng lượng của thai ở tuần
thứ 18, đến khi đủ tháng uống 68ml/kg trọng lượng thai. Mann và cộng sự

[54] đã chứng minh TTNO được thai uống vào tăng dần theo tuổi thai, đạt
mức tối đa là 1006ml/ngày khi thai 40 tuần. Năm 1994 Brace và cộng sự [24]
nghiên cứu thấy rằng mức độ uống nước ối khác nhau tuỳ theo từng điều
kiện:
+ Thai bình thường uống 264 ± 43 ml/24h/kg trọng lượng thai
+ Thai thiếu oxy uống 92 ± 23ml/24h/kg
+ Thai thiếu oxy đã hồi phục uống 271 ± 24ml/24h/kg.
Túm lại mỗi ngày thai uống lượng nước ối nằng khoảng 20% đến 25%
trọng lượng của thai, ít hơn so với lượng nước tiểu do thai bài tiêt ra [23].
 Màng ối
Màng ối là màng xốp có tính chất bán thấm đối với nước, các chất điện
giải, urờ, glucose, creatinin, protein. Nước ối đi qua màng ối theo cơ chế thụ
động, với chiều từ buồng ối vào cơ thể mẹ lưu lượng khoảng 100ml/24giờ [30].
 Dây rốn
Bao phủ dõy rốn là một lớp tế bào biểu mô có ít nhung mao ở cực ngọn,
liên kết với nhau bởi các cầu nối chắc. Đến nửa sau của thời kỳ thai nghén, số
lượng vi nhung mao của tế bào tăng dần lên, các cầu nối gian bào không đều,
đôi khi không cũn. Abramovich [16] chứng minh hiện tượng thấm nước và
các chất sinh học của dõy rốn chỉ thực sự bắt đầu diễn ra từ tuần thứ 18. Có
5
tác giả nghiên cứu [89] chứng minh thai đủ tháng có 50ml nước được trao đổi
qua day rốn trong 24 giờ. Hiện tượng trao đổi nước và chất diễn ra ở đoạn dõy
rốn gần thai nhiều hơn ở đoạn dõy rốn gần bánh rau [89].
Mann và cộng sự [57] chứng minh con đường trao đổi nước ối qua da
thai, dây rốn, màng ối phần bánh rau tăng dần theo tuổi thai và đạt 393ml/ngày
khi thai 40 tuần.
1.1.2. Thể tích nước ối
Thể tích nước ối tăng một cách nhanh chóng từ thể tich trung bình
60ml ở tuần thứ 12 lên đến 980ml ở tuần thứ 36[73]. Sau đó nước ối giảm dần
khi gần đến ngày sinh [69]

Ở tuần 40 lượng nước ối trung bình 800ml, sau tuần 40 lượng nước ối
là 250ml [4], [76], [82].
Theo Queenan J.T, Whitfielf C.R(1972) [73] lượng nước ối thay đổi
theo tuổi thai như sau:
Tuổi thai
(tuần)
TTNO (ml)
7 20
10 30
12 60
14
100
16
140
20
350
25 - 26
670
32 - 36
980
40
840
42
540
( Trích từ tài liệu tham khảo số[73])
6
1.1.3. Tính chất nước ối [1], [7]
1.1.1.3. Lý tính
-
Màu sắc: nước ối màu trắng trong những tháng đầu, vào gần cuối của

thời kỳ thai nghén trở nên hơi đục do lẫn chất gõy, tế bào thượng bì,
long, chất bã, tế bào đường tiết niệu, tế bào õm đạo.
-
Hơi nhớt
-
Mựi tanh nồng
-
Tỷ trọng 1001
-
Hơi kiềm: pH từ 7,1 – 7,3
1.1.1.4. Hoỏ tính
-
97% là nước, 2-3% là muối khoáng và chất hoà tan
-
Chất vô cơ: Na+, K+, Mg++, Ca++
-
Chất hữu cơ: Protein, glucose, lipid, các hormone và các chất màu.
1.2. THIỂU ỐI VÀ TỶ LỆ THIỂU ỐI.
1.2.1. Thiểu ối
Định nghĩa thiểu ối chưa hoàn toàn được thống nhất, nhiều giới hạn
thiểu ối khác nhau tuỳ theo từng tác giả. Theo Phan Trường Duyệt và Nguyễn
Đức Hinh thiểu ối là lượng nước ối giảm so với lượng nước ối bình thường
tớnh theo tuổi thai và ở dưới đường percentile thứ 5 [5], [10]. Theo Phelan
(1987) thiểu ối là khi CSNO đo được dưới 50mml. Theo Magann [55] thiểu ối
là khi TTNO dưới 500ml, theo Poissonnier là dưới 200ml [92].
1.2.2. Tỷ lệ thiểu ối
Tỷ lệ thiểu ối thay đổi tuỳ theo từng tác giả, tiêu chuẩn chẩn đoán, đối
tượng nghiên cứu, phụ thuộc phương pháp xác định thăm dò.
Theo Hill và cộng sự (1983) [49] thăm dò cho 1408 thai phụ thấy tỷ lệ
thiểu ối là 0,43%.

7
Theo Shaw và cộng sự (1997) [832] thì tỷ lệ này là 10%. Theo Divon
(1995) [40] khám cho 139 thai phụ có tuổi thai trên 41 tuần với tiêu chuẩn
chẩn đoán thiểu ối khi đo CSNO ≤ 50mmcm thì tỷ lệ này cũng là 10%.
Theo Phan Trường Duyệt (1999) [4] và Richard (1991) [76] tỷ lệ thiểu
ối từ 0,4 – 3,9%. Theo Triệu Thuý Hường (2002) [12] tỷ lệ thiểu ối là 4,07%.
1.3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THIỂU ỐI:
1.3.1. Thai bất thường
Nguyên nhõn thường gặp nhất là do bất thường hệ tiết niệu đơn thuần
hay kết hợp với các bất thường khác, chiếm 1/3 các trường hợp thiểu ối [42]
-
Bất thường về thận: Không có thận 1 bên hoặc 2 bên là nguyên nhõn
phổ biến gõy thiểu ối nặng. Theo Bastid và cộng sự (1986) [21] thấy
4,4% trường hợp thiểu ối nặng liên quan đến không có thận cả hai bên.
Theo Quetel (1992) [74] thì tỷ lệ này là 38%. Theo nghiên cứu của
Shimida và cộng sự (1994) [84] trong số 45 thai phụ thiểu ối nặng thì
có 20 trường hợp là thiểu sản thận 2 bên.
-
Thận đa nang 2%, loạn sản nang thận 2 bên(polykystose) chiếm 34%
các trường hợp thiểu ối trong nghiên cứu của Newbould (1990) [65]
-
Tắc nghẽn đường tiết niệu [42]
-
Bất thường về bộ nhiễm sắc thể: thường có bất thường về hệ tiết niệu
kốm theo thai kém phát triển trong tử cung và có thể có bất thường
khác về mặt hình thái của thai nhi. Thường gặp là ba nhiễm sắc thể 13,
18, 21 hay hội chứng Turner [90]
1.3.2. Suy thai trường diễn
Nguyên nhõn đầu tiên phải nghĩ đến là suy tuần hoàn tử cung rau.
Trong trường hợp thai bị thiếu mỏu sẽ dẫn đến hiện tượng phõn phối lại tuần

hoàn của thai: nóo và tim được ưu tiên cung cấp mỏu, các cơ quan khác bị
giảm tưới mỏu (da, phổi…) và sự bài niệu bị giảm mạnh [90].
8
Trong suy thai trường diễn, biểu hiện kốm theo thiểu ối là thai kém phát
triển trong tử cung. Nguyên nhõn của thai kém phát triển trong tử cung kốm
theo thiểu ối là [90]:
-
Suy tuần hoàn tử cung rau: trong trường hợp mẹ bị THA hay TSG
nặng, dị dạng hoặc thiểu sản tử cung, u mạch màng đệm rau.
-
Đa dị tật, bất thường bộ nhiễm sắc thể của thai, nhiễm khuẩn mẹ và thai.
-
Hội chứng cho nhận trong song thai
Sự phõn bố lại tuần hoàn của thai dẫn đến việc cung cấp bất thường
oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan của thai: mỏu được ưu tiên cung cấp
cho nóo, do đó duy trì sự phát triển của nóo, duy trì sự phát triển đường kớnh
lưỡng đỉnh, chu vi đầu bình thường trong khi chu vi bụng phát triển chậm lại.
Tiếp theo sau là giảm dòng mỏu và làm chậm lại sự phát triển của gan và các
cơ quan khác trong ổ bụng. Chiều dài của xương đùi ít thay đổi trừ trường
hợp thai kém phát triển trong tử cung thể nặng. Thai kém phát triển trong tử
cung chủ yếu liên quan đến cõn nặng và ít liên quan đến chiều dài thai.
Chẩn đoán thai kém phát triển trong tử cung thường dựa trên đo chu vi
đầu, chu vi bụng, chiều dài xương đùi để từ đó tớnh ra cõn nặng của thai tuy
nhiên có sai số từ 10% - 15%.
Có nhiều định nghĩa về thai kém phát triển trong tử cung được đưa ra,
nhưng phần lớn đều chấp nhận là trọng lượng thai nhỏ hơn đường thứ 10
percentil của tuổi thai [41], [75].
1.3.3. Do mẹ dùng một số thuốc điều trị trong quá trình mang thai
Hai nhúm thuốc chớnh được xác định là có liêen quan đến giảm thể tích
dịch ối là nhúm thuốc ức chế men chuyển (ACE) và nhúm ức chế tăng tổng

hợp prostaglandin. Indomethacin (thuộc nhúm ức chế tổng hợp prostaglandin
được sử dụng trong điều trị doạ đẻ non, đa ối, viêm đa khớp, bệnh tự miễn
làm giảm thể tích dịch ối dẫn đến thiểu ối [38].
9
Một số tác giả khác nghiên cứu nhúm thuốc ức chế men chuyển trong
điều trị cao huyết áp đơn thuần hay trong tiền sản giật thì thấy có nhiều biến
chứng trong đó có rối loạn chức năng thận thai và thiểu ối [45]
1.3.4. Thai quá ngày sinh
Hậu quả của thai quá ngày sinh (>42tuần) là tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử
vong chu sinh cao 20% các trường hợp.
Thiểu ối thường xuất hiện trong thai già tháng (khoảng 82% trường
hợp) cần phải theo dừi sát [19]. Phelan cho rằng TTNO giảm 10% mỗi tuần
khi tuổi thai từ 37 đến 41 tuần [76] và giảm 33% khi thai già.
Hầu hết các tác giả đều đồng ý hiện tượng giảm TTNO trong thai già
có liêen quan đến sản xuất nước tiểu của thai. Trong thai già thiểu ối được
giải thích là do bánh rau có hiện tượng lóo hoá làm giảm khả năng cung cấp
oxy và chất dinh dưỡng cho thai trong khi nhu cầu của thai ngày càng tăng,
thai buộc phải thích nghi với tình trạng thiếu oxy bằng cách phõn bố lại tuần
hoàn, ưu tiên cung cấp mỏu cho tim và nóo, giảm cấp mỏu đến các cơ quan
khác trong đó có hai thận [78] dẫn đến giảm TTNO, các cơ quan khác như da,
các phủ tạng khác cũng thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Hậu quả là suy thai
trường diễn, giảm cõn, đặc biệt là giảm lượng mỡ dưới da và khối lượng cơ.
Vì vậy thai sinh ra có biểu hiện của hội chứng thai già tháng - Hội chứng
Clifford. Trường hợp nặng thai có thể chết trong tử cung trước hoặc trong
chuyển dạ hoặc khi sinh ra bị ngạt với điểm số Apgar thấp, hệ thần kinh trung
ương bị tổn thương [1], [6], [88], [93]
1.3.5. Do vỡ màng ối hoặc rỉ ối
1.3.6. Không rõ nguyên nhân:
Chiếm khoảng 30% các trường hợp thiểu ối [90].
10

1.4. HẬU QUẢ CỦA THIỂU ỐI
Thiểu ối gây biến chứng từ 0,5 – 5% và cũng liên quan đến tăng tỷ lệ
bệnh tật, tỷ lệ tử vong chu sinh, tăng tỷ lệ đẻ ngôi ngược và mổ đẻ cho mẹ [29]
Theo Stoll (1990) [85] tỷ lệ biến chứng của thiểu ối là 1,9% và tỷ lệ này
ở Casey (2000) [26] là 2,3% và Chandra (1999) [30] là 4 – 5%.
1.4.1. Với con
1.1.1.5. Phân xu trong nước ối
Khi thể tích ối giảm dây rốn sẽ bị chèn ép, hoặc giảm chức năng bánh
rau và làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai, khi oxy trong
cung cấp cho thai giảm kéo dài hoặc giảm quá mức dẫn đến tình trạng phõn
bố lại tuần hoàn thai nhi nhằm cung cấp oxy cho các cơ quan của thai : tim và
nóo là các cơ quan trọng yếu cần được ưu tiên cung cấp oxy, do đó giảm cung
cấp cho da, ruột dẫn đến tăng nhu động ruột gõy tống phõn xu ra buồng ối và
nhuộm xanh nước ối.
Tỷ lệ phõn xu trong nước ối ở thai phụ thiểu ối có tỷ lệ khá cao qua
nghiên cứu của một số tác giả. Theo Mercer và cộng sự ( 1984) [60] thấy 17%
thai phụ thiểu ối đã có phõn xu trong nước ối và Lin và cộng sự (1990) [53] tỷ
lệ phõn xu trong nước ối ở thai phụ thiểu ối là 25%. Golan và cộng sự ( 1994)
[43] 29,1% thai phụ thiểu ối có phõn xu trong nước ối
Theo Nguyễn Duy Tài [14] nghiên cứu 100 thai phụ thiểu ối tại bệnh
viện Hùng Vương từ 3/2001 đến tháng 8/2001 thấy tỷ lệ phõn xu trong nước
ối là 12 %.
Curdy (1993) [38] đã tổng kết kết quả nghiên cứu của một số tác giả và
tỷ lệ phõn xu trong nước ối của thai phụ thiểu ối như sau :
Sarno 28%
Robson 36%
Phelan 71%
Rutherford 56%.
11
1.1.1.6. Sự giảm nhịp tim thai xuất hiện từ 10 – 20% số thai phụ bị thiểu ối [90].

1.1.1.7. Hội chứng Clifford
Khi thể tớch ối giảm kéo dài dẫdân đến tình trạng phõn phối lại tuần
hoàn như đã trình bày ở trên da, ruột và các cơ quan khác giảm tưới mỏu, các
chất dinh dưỡng và oxy được cung cấp không đầy đủ nên da có hiện tượng
bong, teo lớp mỡ dưới da, giảm khối lượng cơ. [1], [6], [88], [93]
1.1.1.8. Chỉ số Apgar ở phút thứ 5 < 7 điểm
Tình trạng trẻ sơ sinh ngạt khi đẻ ở thai phụ thiểu ối cao hơn so với
nhóm chứng một cách có ý nghĩa, theo Chauhan và cộng sự (1999) [31] chỉ số
Apgar ở phút thứ 5 < 7 điểm của những trẻ được sinh ra từ người mẹ có thiểu
ối là 5,2%, cũn theo Lin và cộng sự (1990) thì tỷ lệ này là 13%[53], và Golan
và cộng sự (1994) là 11,5% [43]. Theo Bastid và cộng sự (1984) chỉ số Apgar
ở phút thứ 5 của những trẻ được sinh ra từ người mẹ thiểu ối cao hơn nhiều so
với nhúm chứng (15,2% và 4%).
Mercer và cộng sự (1990) [60] nghiên cứu chỉ số Apgar ở phút nhất và
ở phút thứ 5 của những trẻ sinh ra từ người mẹ thiểu ối thu được kết quả sau :
Mức độ
thiểu ối
Chỉ số Apgar
Ở phút thứ nhất Ở phút thứ 5
Trung bình
0 - 3 4 - 6 7 - 10 0 - 3 4 - 6 7 - 10
7% 10,2% 62% 1,85% 3,26% 74,4%
Nặng 3,2% 5,1% 12,6% 2,8% 0,46% 17,7%
12
Curdy (1993) [38] tổng kết nghiên cứu của một số tác giả thấy:
Tác giả
Chỉ số Apgar < 7 điểm
Ở phút thứ nhất Ở phút thứ 5
Sarno 13% 1%
Robson 36% 0%

Phelan 86% 29%
Rutherford 30% 11%
1.1.1.9. Trẻ sơ sinh bị bệnh:
Chamberlin và cộng sự (1984) [29] đã báo cáo tỷ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh
ở nhúm thiểu ối cao hơn nhúm chứng một cách có ý nghĩa.
Thiểu ối trung bình tỷ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh là 2,5%, thiểu ối nặng là
9,4%, trong khi đó nhúm chứng tỷ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh chỉ chiếm 0,54%.
Mercer và cộng sự (1984) [60] thấy 7% thiểu ối có thai bất thường và
Golan và cộng sự (1994) [43] 11% thai bất thường ở thai phụ thiểu ối.
Trong một số nghiên cứu gần đõy của các tác giả Casey (2000) [26] thì
tỷ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh của nhúm thiểu ối là 7%, trong khi đó nhúm chứng
chỉ là 2%, sự khác biệt này có ý nghĩa với p<0,001.
Theo Fournet [90] trong các biến chứng của trẻ sơ sinh thì thiểu sản
phổi là nặng nhất. Sinh lý bệnh học rất phức tạp và sự thiểu sản phổi liên quan
đến nhiều hiện tượng : áp lực ngoài lồng ngực, cử động hô hấp của thai kém
và gradient giữa áp lực trong lòng các phế nang và khoang ối. Khả năng xảy
ra thiểu sản phổi phụ thuộc nhiều yếu tố:
- Thời điểm xuất hiện thiểu ối : nguy hiểm nhất là vào giai đoạn từ 17 đến
26 tuần vì giai đoạn này là giai đoạn hình thành và phát triển các phế nang.
- Thời gian kéo dài của thiểu ối: nhất là kéo dài trên 1 tuần
- Mức độ của trầm trọng của thiểu ối.
Tiên lượng cho các trường hợp này thường rất xấu mặc dù đứa trẻ sống
và thường để lại di chứng.
13
Ngoài ra có thể gặp các bất thường do sự nén cơ học: khoốo chõn, tay,
cứng khớp
1.1.1.10. Tử vong chu sinh
Tỷ lệ tử vong chu sinh ở những trẻ sinh ra từ thai phụ thiểu ối cao hơn
so với nhóm chứng một cách có ý nghĩa, theo Bastid và cộng sự (1986) tỷ lệ
tử vong chu sinh ở nhóm thiểu ối là 132,7/1000 và ở nhóm chứng là

14,2/1000 [21]. Theo Fournet, tỷ lệ này là 10% [90].
Casey (2000) [26] tỷ lệ tử vong ngay sau đẻ của nhóm thiểu ối là 1,4%,
của nhóm chứng là 0,3% với p< 0,03, tỷ lệ tử vong chu sinh của nhóm thiểu
ối là 5 %, nhóm chứng là 3% với p < 0,001.
Chamberlain và cộng sự (1984) [29] nghiên cứu thấy tỷ lệ tử vong ngay
sau đẻ và tử vong chu sinh cũng cao hơn nhiều nhóm chứng.
Mức độ thiểu ối Tử vong ngay sau đẻ
Trung bình 25,2/1000
Nặng 93,8/1000
Nhúm ối bình thường 0,85/1000
Mức độ thiểu ối Tử vong chu sinh
Trung bình 56,6/1000
Nặng 178,5/1000
Nhúm ối bình thường 4,65/1000
Curdy (1993) [38] tỷ lệ tử vong chu sinh ở nhúm trẻ sinh ra từ thai phụ
thiểu ối là 4 – 14%.
Mercer và cộng sự (1984) [60] nghiên cứu thấy tỷ lệ tử vong chu sinh ở
nhúm bệnh cao gấp 6 lần so với nhúm chứng. Theo Wolff (1994) [87] 7,2%
tử vong chu sinh ở thai phụ thiểu ối, cũn theo Golan (1994) [43] là 10,7%.
Christianson (1999) [34] nghiên cứu biến chứng của thiểu ối món tớnh,
ông thấy ngoài các biến chứng với thai nhi có chỉ số Apgar thấp, sơ sinh bị
bệnh, tử vong chu sinh cao, cũn một số biến chứng khác tuy không phải là
14
quan trọng nhất nhưng lại thường gặp, đó là thiểu ối làm cho buồng tử cung bị
hẹp lại, tử cung co lại gõy ra chốn ép và biến dạng chi, ông thấy rằng nếu
thiểu ối kéo dài 2 tuần thì 57% thai nhi bị chốn ép, các biến dạng xảy ra ở tay
và chõn gõy ra tay và chõn bị khoốo sau khi đẻ.
1.4.2. Với mẹ
1.1.1.11. Tăng tỷ lệ đẻ ngôi ngược do thiểu ối làm cho ngụi bỡnh chỉnh
không tốt [90]

Mercer và cộng sự (1984) [60] thiểu ối làm tăng tỷ lệ đẻ ngôi ngược từ
8 – 13%.
Golan và cộng sự (1994) [43] 17% thai phụ thiểu ối đẻ ngôi ngược.
1.1.1.12. Tăng tỷ lệ mổ đẻ
Conway và cộng sự (1998) [35] thấy tỷ lệ mổ đẻ ở nhúm thiểu ối cao
hơn so với nhúm chứng một cách có ý nghĩa (15,8% và 6,6%). Golan và cộng
sự (1994) [43] là 32,5%.
Corosu và cộng sự (1999) [36] tỷ lệ mổ đẻ ở nhúm thiểu ối vì thai có
nguy cơ suy là 66%. Casey (1998) [26] tỷ lệ mổ đẻ vì thai suy là 6%.
1.5. CHẨN ĐOÁN THIỂU ỐI
1.5.1. Lâm sàng [5], [76]
- Chiều cao tử cung nhỏ hơn so với tuổi thai, vòng bụng nhỏ.
- Thai cử dộng kém.
- Khám dễ sờ thấy các phần thai, không thấy dấu hiệu bập bềnh thai.
1.5.2. Phương pháp siờu âm để đánh giá thể tích nước ối
Khi siêu õm ra đời, chẩn đoán siêu õm đánh giá TTNO đã thay thế cho
mọi kỹ thuật trước đó. Có nhiều phương pháp đo TTNO.
1.1.1.13. Phương pháp đo độ sâu tối đa nước ối
15
Năm 1981, tác giả Hill, Manning và Platt đã đề xuất phương pháp đo
ĐSTĐNO [50]. Ban đầu ĐSTĐNO được sử dụng như là một trong nhiều
thông số để đánh giá sinh lực của thai, để phát hiện nguy cơ thai nghén cao.
Độ sõu tối đa nước ối là bề dày tối đa của vùng nước ối lớn nhất. Trong chỉ số
sinh lực thai, Manning coi tiêu chuẩn của thiểu ối là khi đo ĐSTĐNO dưới
1cm ( quy tắc 1cm). Hầu hết thường đo ở khu vực chi của thai hay gáy của
thai [50].
Năm 1984, Chamberlain và Manning [28], [29] xác định ĐSTĐNO cho
7562 thai phụ có nguy cơ cao và đã tỡm ĐSTĐNO bình thường từ 2cm –
8cm, dưới 1cm là thiểu ối, từ 1cm đến 2cm là thiểu ối ở mức giới hạn. nhưng
cũng có tác giả khác lại đưa ra tiêu chuẩn 2cm hay 3cm (Sabbagha) [79].

Phương pháp đánh giá này không tớnh đến biến đổi sinh lý của TTNO theo
tuổi thai
1.1.1.14. Phương pháp đo chỉ số nước ối (CSNO)
Năm 1987, Phelan và cộng sự đã mô tả lần đàu tiên kỹ thuật đo CSNO
[72]. CSNO là tổng ĐSTĐNO ở 4 góc của tử cung (cũn gọi là kỹ thuật đo 4
góc). Theo các tác giả này CSNO bình thường là từ 50mcm đến 200mcm,
dưới 50mcm là thiểu ối.[72].
Từ nhiều năm nay, tác giả Phan Trường Duyệt [6] ở Bệnh viện Phụ sản
Trung ương đã sử dụng phương pháp đo các túi ối rộng nhất tại 4 vùng thăm
dò trên rốn phải, trái, dưới rốn phải , trái, rồi chia 4 để có số đo trung bình.
-
Số trung bình dưới 7mm (tương đương CSNO dưới 28mm) là nước ối
quá ít thì phải đình chỉ thai nghén ngay bằng mổ lấy thai trong vòng 6h.
-
Số trung bình từ 7mm đến 10mm (tương đương CSNO từ 28mm đến
40mm) là nước ối giảm, cần theo dừi và đo lại sau 6 giờ. Nếu giảm thì
nên đình chỉ thai nghén nếu thai đã đủ tháng.
16
-
Số trung bình từ 10mm đến 15mm (tương đương CSNO trên 40mm đến
dưới 60mm) là ối trong giới hạn cho phép nhưng phải theo dừi sát
-
Số trung bình trên 15mm (tương đương CSNO trên 60mm) là ối bình
thường.
Phương pháp đo hai kích thước nước ối do Mangann và cộng sự [98] đề
xuất năm 1992. HKTNO là tích số của ĐSTĐNO với chiều ngang tối đa. Cả
hai kích thước này đều cùng đo ở một vùng nước ối rộng nhất. Các giới hạn
bình thường của HKTNO là:
-
Nước ối bình thường: 15,1cm

2
đến 50cm
2
-
Thiểu ối: dưới 15cm
2
-
Đa ối: trên 50cm
2
Về độ tin cậy của các kỹ thuật, Magann và cộng sự [56] đã tién hành
nghiên cứu so sánh mức độ chớnh xác của cả ba phương pháp ĐSTĐNO,
CSNO và HKTNO thấy rằng cả ba kỹ thuật siêu õm đều có độ chớnh xác vừa
phải trong trường hợp nước ối bình thường, đa ối hay thiểu ối. Halperin và
cộng sự [44] thấy các phương pháp đánh giá TTNO bằng siêu õm có sai lệch
trong một người đo giữa nhiều người đo rất ít, đều là những phương pháp tốt.
Magann và cộng sự [55] tiến hành nghiên cứu áp dụng qui tắc 2 x 2cm
(phương pháp HKTNO) để chẩn đoán thiểu ối. Nghiên cứu dựa trên so sánh
đối chiếu với TTNO cùng thời điểm xác định bằng phương pháp pha loóng
chất màu. Tác giả thấy rằng qui tắc 2 x 2cm đã để lọt 90% số trường hợp
thiểu ối.
Năm 1990, Moore [63] chứng minh ưu thế của CSNO so với ĐSTĐNO
trong việc xác định nước ối bất thường. Độ nhạy của chẩn đoán thiểu ối trong
ĐSTĐNO chỉ là 58% so với CSNO.
17
Năm 2004, Moore [64] nghiên cứu trên 1584 thai phụ thấy 7,9% có
CSNO dưới 5cm trong khi đó đo ĐSTĐNO chỉ có 1,4% dưới 2cm.
Theo Nguyễn Đức Hinh [11] cũng thấy rằng CSNO có tớnh ưu việt hơn
hẳn so với ĐSTĐNO vì:
-
Sai lệch của phép đo CSNO thấp hơn với sai lệch của phép đo ĐSTĐNO

-
Trong phát hiện thai già, CSNO có độ nhạy 82,7%, độ đặc hiệu 38,8%
và tỷ suất chênh là 3,0 cao hơn hẳn so với ĐSTĐNO có độ nhạy 71,2%,
độ đặc hiệu 48,7% và tỷ suất chênh là 2,3.
Các tác giả khác tiến hành nghiên cứu so sánh CSNO với ĐSTĐNO
đều đưa ra nhận định tương tự. Trong đánh giá TTNO bằng siêu õm thì kỹ
thuật CSNO được đề nghị sử dụng rộng rói [23], [11].
1.6. XỬ TRÍ
Khi thể tích ối giảm ở bất kỳ tuổi thai nào cũng cần siêu õm kiểm tra
để tỡm các bất thường về thai một cách hệ thống, đặc biệt là bất thường về hệ
thống tiết niệu của thai. Nếu phát hiện có bất thường hoặc thai kém phát triển
trong tử cung thì cần làm xét nghiệm về bộ nhiễm sắc thể của thai. Đồng thời
tiến hành khám xét phát hiên các bệnh của mẹ có liên quan như: cao huyết áp,
tiền sản giật hay các bệnh mạn tớnh khác. Tuỳ theo mức độ thiểu ối và tuổi
thai và nguyên nhõn mà có các xử trí khác nhau.
Theo Phan Trường Duyệt [5] đưa ra hướng xử trí như sau:
* Thiểu ối do dị dạng
Không điều trị gì, nếu dị dạng mà tiên lượng không nuôi được sẽ gõy
chuyển dạ ở bất kỳ tuổi thai nào [5]
18
* Thiểu ối do bệnh lý người mẹ
Điều trị bệnh lý người mẹ theo phác đồ của từng loại bệnh, đồng thời
theo dừi thai để phát hiện suy thai.
* Thiểu ối không rõ nguyên nhân [5]
- Nghỉ ngơi
- Chống cơn co tử cung.
- Truyền đạm, truyền dịch dung dich Glucose
- Theo rõi thai, nếu thai có biểu hiện suy, thai có nguy cơ chết trong tử
cung phải đình chỉ thai nghén.
* Thiểu ối ở thai quá ngày sinh [6]

Nếu CSNO ≤ 28mm tiên lượng kém, mổ lấy thai trong vòng 6giờ
Nếu 28mm < CSNO ≤ 40mm: nên đình chỉ thai nghén bằng cách gây
chuyển dạ, theo dõi bằng Monitor, nếu thấy thai có dấu hiệu suy thì mổ lấy thai.
Nếu 40mm < CSNO ≤ 60mm: Phải theo dõi sát hàng ngày bằng siêu
âm để phát hiện TTNO giảm để xử trí kịp thời
1.6.1. Siêu âm để đánh giá thể tích nước ối
1.6.2. Theo dõi nhịp tim thai bằng Monitor sản khoa [7]
Năm 1966, Hammocher lần đầu tiên đã trình bày lợi ích lõm sàng của
việc nghiên cứu các biến động của nhịp tim thai bằng Monitor sản khoa [1].
1.1.1.15. Các test thăm dò [1]
• Test không tác động (NST: Non-stress test): [1]
Là việc ghi lại biểu đồ nhịp tim thai trong điều kiện vắng mặt các cơn
co tử cung nhằm khảo sát đáp ứng tăng nhịp tim thai tiếp theo sau các cử
động của thai. thời gian thực hiện tối thiểu là 30 phút.
Test không tác động gọi là có đáp ứng nếu trong 20 phút theo dừi có ít
nhất 2-5 cử động thai và tiếp theo mỗi cử động thai là một đáp ứng tăng nhịp
tim thai. trường hợp ngược lại thì gọi là test không đáp ứng.
19
Đứng trước một NST không đáp ứng cần thiết phải loại trừ tình trạng
ngủ của thai.
• Test tác động (Stresse test): [1]
Test này nhằm đánh giá khả năng chịu đựng của thai về tình trạng thiếu
oxy do những cơn co tử cung gõy ra giảm sự tưới mỏu tử cung – rau.
Thường dùng Oxytocin để gõy cơn co tử cung hoặc kích thích núm vú.
-
Kết quả dương tớnh khi xuất hiện nhịp tim thai chậm muộn (DIP II)
thường xuyên.
-
Kết quả õm tớnh khi nhịp tim thai không thay đổi về tần số và biên độ.
-

Kết quả nghi ngờ khi thỉnh thoảng mới xuất hiện nhịp tim thai chậm muộn.
-
Kết quả này chỉ có giá trị khi không có tình trạng tăng trương lực cơ tử cung.
• Ý nghĩa của test khụng tỏc động và test tác động:
Các test này nhằm ước định những khả năng của thai nhi chống lại tình
trạng giảm tưới mỏu tử cung – rau do cơn co tử cung gõy ra, cũng như để tiên
lượng khả năng chịu đựng một cuộc chuyển dạ đẻ đường õm đạo. Ttest không
tác động có đáp ứng chứng tỏ thai không suy với độ tin cậy khá cao, ngược lại
kết quả không đáp ứng chưa khẳng định được thai suy.
Theo Phan Trường Duyệt test không tác động và test tác động chỉ có
giá trị đối với thai già tháng độ 2 (có dấu hiệu suy), nhưng không có giá trị để
chẩn đoán sớm thai già tháng độ 1 [8].
Siêu âm để đánh giá TTNO kết hợp với test không tác động rất có ý
nghĩa dự đoán tình trạng thai trong TQNS.
1.6.3. Các phương pháp gây chuyển dạ
1.1.1.16. Cổ tử cung thuận lợi:
Khi cổ tử cung thuận lợi thì kớch thớch cơn co tử cung bằng phá ối và
truyền oxytocin, cổ tử cung thuận lợi là khi điểm số Bishop > 6≥ 6 [3]. Ghazli
cũng có cùng quan điểm như trên [91].
20
1.1.1.17. Cổ tử cung không thuận lợi
Prostaglandin: Khi cổ tử cung không thuận lợi có thể khởi phát chuyển
dạ bằng cách sử dụng misoprostol (Prostaglandin E2) bằng cách ngậm trong
má hoặc đặt õm đạo ở túi cùng sau với liều 50μg, lặp lại nếu cần cách 6 giờ
một lần hoặc dung dinoprostone (prepidilgel 0,5mg) đặt trong cổ tử cung. Tuy
nhiên so sánh hiệu quả của misoprostol với dinoprostone đa số các tác giả
nhận thấy misoprostol hiệu quả hơn [91]
1.1.1.18. Mổ lấy thai
Phẫu thuật để lấy thai, rau và màng ối qua một vết mổ ở thành tử cung
đang nguyên vẹn.

Thực hiện khi :
-
CSNO ≤ 28mm
-
Có chống chỉ định khởi phát chuyển dạ.
-
Khởi phát chuyển dạ bằng thuốc không kết quảthất bại
-
Thai suy trong chuyển dạ
-
Test có tác động dương tớnh
21
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa đẻ của Bệnh viện Phụ sản Trung
ương từ tháng 2 – 2009 đến tháng 7 – 2009.
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng
- Tất cả các phụ nữ Việt nam vào đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
-
Tuổi thai từ 387 tuần trở lên tính theo ngày đầu kỳ kinh cuối
-
Chu kỳ kinh nguyệt đều, nhớ chính xác ngày đầu kỳ kinh cuối hoặc
tuổi thai được khẳng định bằng siêu âm trong quớ I của thai kỳ khi
không nhớ chính xác ngày đầu kỳ kinh cuối.
-
Có một thai và thai sống
-
Được chẩn đoán siêu âm có chỉ số ối ≤ 60mm
-

Đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
-
Các sản phụ có tuổi thai < 387 tuần
-
Các sản phụ có chỉ số ối > 60mm.
-
Các sản phụ đã có chẩn đoán là rỉ ối, vỡ ối.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang
có so sánh với nhúm không thiểu ối.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
 Cho mục tiêu 1: tớnh tỷ lệ thai thiểu ối:
Tất cả các thai phụ có thiểu ối và thoả món các điều kiện nói trên đến
đẻ tại khoa đẻ của bệnh viện phụ sản Trung ương trong thời gian từ tháng 2
22
đến tháng 7 năm 2009 đều được chọn làm đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu
theo phương pháp cắt ngang để xác định tỷ lệ thai thiểu ối.
Tỷ lệ thiểu ối(%) = Tổng số thai thiểu ối/ Tổng số đẻ x 100
 Cho phần 2 của mục tiêu 1 và mục tiêu 2:
Áp dụng công thức dùng cho nghiên cứu mô tả cắt ngang với giả thiết
nghiên cứu có độ tin cậy Z(1-α/2) là 95% và độ sai lệch kết quả là 5% thì số
sản phụ cần cho nghiên cứu là:
n = Z
2
(1-α/2)
p . q
δ
2

Trong đó:
n: Cỡ mẫu của nhúm nghiên cứu
p = 0,0781 (tỷ lệ thiểu ối ở thai 41 tuầnmắc bệnh sơ sinh ở thai thiểu ối
trở lên theo nghiên cứu của DivonTriệu Thuý Hường [124,52]**))
q = 1 – p
δ : là độ lệch sokhoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được và tỷ lệ
của quần thể với thực tế là 5%
Z(1-α/2): hệ số tin cậy với giả thiết là 95% tra từ bảng phân phối chuẩn = 1,96.
n = 139
Như vậy tính theoTừ công thức nàytrên, tổng số đối tượngthai phụ
phải nghiên cứu là: n = 111 thai phụ39 thai phụ.
Dự kiến số thai phụ bỏ theo dõi trong luc nghiên cứu la 10%
111 x 10% ≈ 11 thai phụ
Tổng số thai phụ phải nghiên cứu:
111 + 11 = 122
Như vậy, tính theo công thức này, tổng số đối tượng phải nghiên cứu là 122
thai phụ
Cách chọn mẫu: áp dụng cách chọn mẫu không xác suất(mẫu tiện lợi)
thệ thống (phương pháp chọn mẫu xác xuất). Trên cơ sở các thai phụ có tuổi
23
thai từ 387 tuần (tớnh theo ngày đầu kỳ kinh cuối cùng hoặc có siêu õm trong
quý I của thai để xác định tuổi thai) trở lên vào khoa đẻ do có CSNO ≤ 60mm
dấu hiệu chuyển dạ và/hoặc có chỉ định đình chỉ thai nghén do thiểu ốiCSNO
≤ 40mm.
Đối với nhúm so sánh: cứ 1 thai phụ có thiểu ối được chọn vào nhúm
nghiên cứu sẽ chọn ngẫu nhiên 2 thai phụ có CSNO > 60mm, có cùng các tiêu
chuẩn khác của nhúm nghiên cứu vào khoa đẻ cùng thời điểm hoặc ngay
trước, ngay sau thai phụ được chọn vào nhúm nghiên cứu. Như vậy, nhúm so
sánh có tổng số là : 2272 thai phụ.
2.2.3. Yếu tố nghiên cứu và phương pháp thăm dò

2.2.3.1. Biến số nghiên cứu
-
Phần hành chớnh : Tuổi, nghề nghiệp, nơi ở của mẹ
-
Tuổi thai: tớnh theo ngày đầu kỳ kinh cuối hoặc theo siêu âm trong quý
I thai kỳ.
-
Tiền sử sản khoa
-
Tiền sử bệnh nội ngoại khoa
-
Thăm khám khi vào viện: Nhịp tim thai (NTT), cơn co tử cung, tình
trạng xoá mở cổ tử cung, điểm số Bishop.
-
Siêu õm : đo các kích thước của thai và phần phụ, đo CSNO.
-
Theo dừi biến động nhịp tim thai bằng Monitor sản khoa
-
Kết quả của các test thăm dò
-
Cách đẻ, chỉ định của các can thiệp sản khoa, chỉ định mổ đẻ.
-
Đặc điểm sơ sinh: giới tớnh, cõn nặng, Apgar sau 1 phút, sau 5 phút,
biểu hiện của hội chứng Clifford, mức độ (nếu có), tỷ lệ mắc bệnh sơ sinh,
tình trạng sơ sinh khi ra viện.
-
Đặc điểm nước ối: số lượng, màu sắc
-
Đặc điểm của bánh rau, dõy rau.
24

2.2.3.2. Các tiêu chuẩn có liên quan đến nghiên cứu
 Biến động nhịp tim thai [7]
 Nhịp tim thai bình thường :
-
Nhịp tim thai cơ bản dao động từ 120-160 lần/ phút
-
Biên độ dao động: 5 – 25 nhịp/phỳt.
-
Tần số dao động: 2 – 6 chu kỳ/phỳt.
-
Có nhịp tim thai tăng: Là sự gia tăng nhất thời của nhịp tim thai, có
biên độ ít nhất là 15 nhịp/phỳt và kéo dài ít nhất 15 giây, thường xuất
hiện sau cử động của thai chứng tỏ tình trạng khoẻ mạnh của thai.
 Nhịp tim thai không bình thường:
-
Nhịp tim thai cơ bản nhanh: > 160lần/phỳt
-
Nhịp tim thai cơ bản chậm: < 120lần/phỳt
-
Nhịp tim thai phẳng: biên độ dao động < 5nhịp/phỳt
-
Nhịp tim thai chậm sớm (DIP I): trên Monitor xuất hiện nhịp tim thai
chậm nhất khi cơn co tử cung có cường độ cao nhất(đỉnh thấp nhất của
đường ghi nhận nhịp tim thai và đỉnh cao nhất của cơn co tử cung nằm
trên một đường thẳng
-
Nhịp tim thai chậm muộn (DIP II): Nhịp tim thai chậm nhất vào thời
điểm sau khi cơn co có cường độ cao nhất là 21 giây trở lên (đỉnh thấp
nhất của đường ghi nhận nhịp tim thai nằm sau đỉnh cao nhất của cơn
co tử cung. Sau khi hết cơn co nhịp tim thai vẫn tiếp tục chậm.

-
Nhịp tim thai chậm thay đổi (DIP biến đổi): nhịp tim thai chậm xuất
hiện một cách tự phát không liên quan đến cơn co tử cung và bất định.
 Hội chứng Clifford: [6]
25

×