Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

đánh giá kết quả điều trị ung thư gan bằng phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 132 trang )

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ
1. Tên đề tài: Đánh giá kết quả điều trị ung thư gan bằng phương
pháp đốt nhiệt sóng cao tần.
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Đào Văn Long.
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai.
4. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
5. Thư ký đề tài: Ths . Lưu Thị Minh Diệp
6. Danh sách nh ng ng i th c hi n chính:ữ ườ ự ệ
Họ và tên Nơi công tác
A Chủ nhiệm đề tài:
PGS.TS. Đào Văn Long
Khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai
B Cán bé tham gia nghiên cứu
1.
GS.TS Nguyễn Khánh Trạch Khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai
2.
PGS. TS Phạm Thị Thu Hồ
Khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai
3.
Ths. Lưu Thị Minh Diệp Khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai
4.
Ts. Nguyễn Vân Hồng
Khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai
5.
Bs CK II Mai Minh Huệ
Khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai
6.
Bs CK II Lê Tuyết Anh
Khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai
7.
Bs CK II Trần Minh Phương


Khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai
8.
Ths. Vũ Trường Khanh
Khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai
9.
TS. Trần Ngọc ánh Trường Đại học Y Hà Nội
10.
Th.S. Phạm Thị Thu Hiền Khoa Tiêu hoá BV Bạch Mai
11.
Th.S. Lê Vân Anh Khoa Tiêu hoá BV Bạch Mai
12.
BS. Đặng Ngọc Lan Khoa Tiêu hoá BV Bạch Mai
13.
PGS.TS Trần Văn Hợp Khoa GPB BV Bạch Mai
14.
PGS.TS Phạm Minh Thông Khoa CĐHA BV Bạch Mai
15.
BS Nguyễn Bích Hà Khoa Tiêu Hóa BV Bạch Mai
Đề tài nhánh: không có
Thời gian thực hiện: từ tháng 10/2005 đến tháng 5/2008
1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFP Alpha Feto Protein
BN Bệnh nhân
ĐSCT Đốt sóng cao tần
ĐT Điều trị
HBV Hepatitis B Virus
HCV Hepatitis C Virus
HCC Ung thư biểu mô tế bào gan
HSP Hạ sườn phải

KT Kích thước
PP ĐT Phương pháp điều trị
TSM Tăng sinh mạch
RF Radio Frequency
RFA Radio Frequency Ablation
RFTA Radio Frequency Thermal Ablation
TOCE Transarterial Oily Chemo Embolisation
PEIT Percutaneous Ethanol Injection Therapy
Mục lục
Báo cáo tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài 6
Báo cáo chi tiết 12
A.2. Tóm t t báo cáoắ 8
1. t v n Đặ ấ đề 11
Ch ng 1ươ 13
2
T ng quanổ 13
1.1. D ch t b nh ung th bi u mô t b o ganị ễ ệ ư ể ế à 13
1.2. Nguyên nhân gây ung th gan v các y u t nguy cư à ế ố ơ 14
1.3. Các ph ng pháp ch n oán HCC.ươ ẩ đ 16
1.4. Các ph ng pháp i u tr HCCươ đề ị 24
1.5. i u tr ung th bi u mô gan b ng nhi t sóng cao t n:Đề ị ư ể ằ ệ ầ 29
1.6. Tình hình nghiên c u v i u tr ung th bi u mô t b o gan ứ àđề ị ư ể ế à
b ng ph ng pháp i u tr b ng nhi t sóng cao t nằ ươ đề ị ằ ệ ầ 41
Ch ng 2 i t ng v ph ng pháp nghiên c uươ đố ượ à ươ ứ 45
2.1. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 45
2.2. Ph ng pháp nghiên c u:ươ ứ 46
2.3. ánh giá tr c i u tr :Đ ướ đề ị 46
2.4. i u tr :Đề ị 48
2.5. Theo dõi sau i u tr :đề ị 52
2.6. Nh n nh k t qu :ậ đị ế ả 53

2.7. X lý v phân tích s li uử à ố ệ 55
Ch ng 3 K t qu nghiên c uươ ế ả ứ 56
3.1. c i m c a b nh nhân:Đặ để ủ ệ 56
3.2. K t qu i u trế ảđề ị 62
3.3. Thay i lâm s ng v c n lâm s ng:đổ à à ậ à 65
B n lu nà ậ 76
4.1. c i m c a b nh nhân tr c i u tr :Đặ để ủ ệ ướ đề ị 76
4.2. K t qu thu c sau i u tr :ế ả đượ đề ị 83
K t lu nế ậ 102
Ki n nghế ị 104
3
MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU
B ng 3.1. Tu i c a i t ng nghiên c uả ổ ủ đố ượ ứ 56
B ng 3. 2. Tri u ch ng c n ng u tiênc a b nh nhân HCCả ệ ứ ơ ă đầ ủ ệ 57
B ng 3.3. Tri u ch ng th c th b nh nhân HCC.ả ệ ứ ự ểở ệ 57
B ng 3.4. T l nhi m virus viêm gan B, viêm gan Cả ỷ ệ ễ 58
B ng 3.5. M c AFP tr c i u tr .ả ứ ướ đ ề ị 59
B ng 3.6. S kh i u m i b nh nhân.ả ố ố ở ỗ ệ 60
B ng 3.7. Kích th c kh i u trên siêu âm:ả ướ ố 60
B ng 3.8. m echo c a kh i u trên siêu âm.ả Đậ độ ủ ố 60
B ng 3.9. Tính ch t t ng sinh m ch c a kh i u trên siêu âm Dopplerả ấ ă ạ ủ ố 62
B ng 3.10. Tính ch t ng m thu c c a kh i u trên CLVT tr c i u trả ấ ấ ố ủ ố ướ đề ị 62
B ng 3.11. S l n t sóng cao t n m i b nh nhân:ả ố ầ đố ầ ở ỗ ệ 63
B ng 3.12. Th i gian t sóng cao t n trong m t l n l m th thu t:ả ờ đố ầ ộ ầ à ủ ậ 63
B ng 3.13. Th i gian i u tr trung bình b ng t nhi tả ờ đề ị ằ đố ệ 63
theo kích th c kh i:ướ ố 63
B ng 3.14. i n n ng tiêu th các nhóm kích th c u:ả Đệ ă ụở ướ 64
B ng 3.15. au sau th thu tả Đ ủ ậ 64
B ng 3.16. S t sau th thu tả ố ủ ậ 65
B ng 3.17. Các tai bi n sau th thu t :ả ế ủ ậ 65

B ng 3.18. Thay i tri u ch ng au sau i u trả đổ ệ ứ đ đề ị 65
B ng 3.19. Thay i cân n ng sau i u tr :ả đổ ặ đề ị 67
B ng 3.20. Thay i Bilirubin, ALT, AST tr c v sau RFA:ả đổ ướ à 67
B ng 3.21a: Bi n i AFP sau i u tr c a nhóm RFA n thu n:ả ế đổ đề ị ủ đơ ầ 69
B ng 3.21 b: Bi n i AFP sau i u tr nhóm k t h p TOCE - RFA.ả ế đổ đề ị ở ế ợ 69
B ng 3.22 a : Thay i kích th c u t ng nhóm i u tr .ả đổ ướ ở ừ đề ị 70
B ng 3.22 b : Thay i kích th c u t ng nhóm i u tr .ả đổ ướ ở ừ đề ị 70
B ng 3.23: M c t ng sinh m ch các th i i m c a t ng nhóm.ả ứ ă ạ ở ờ để ủ ừ 71
B ng 3.24: Thay i d u hi u ng m thu c t ng nhóm i u trả đổ ấ ệ ấ ố ở ừ đề ị 72
B ng 3.25: Th i gian xu t hi n kh i m i:ả ờ ấ ệ ố ớ 73
4
Phần A. báo cáo tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
a.1. bản tự đánh giá
1. Tên đề tài:
“đánh giá kết quả điều trị ung thư gan bằng phương pháp đốt
nhiệt sóng cao tần ”
2. Thuộc chương trình: không.
3. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Đào Văn Long.
4. Cơ quan chủ trì đề tài: bệnh viện Bạch Mai
5. Thời gian thực hiện: từ năm 2005 đến năm 2008
6. Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 200.000.000 đồng vn
a. Kinh phí từ ngân sách nhà nước: 200.000.000đồng vn
b. Nguồn khác: 0 đồng
7. Về tình hình thực hiện đề tài so với đề cương nghiên cứu đã được
phê duyệt.
7.1 Về mức độ hoàn thành khối lượng công việc:
Đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra:
- Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng sóng cao tần.
- Đưa ra những nhận xét ưu - nhược điểm của quy trình kỹ thuật đốt sóng
cao tần. Đánh giá các tác dụng phụ, tai biến và các biện pháp hạn chế tai biến.

7.2 Về các yêu cầu khoa học và chỉ tiều cơ bản của các sản phẩm khoa
học công nghệ:
Điều trị đốt sóng cao tần khối u gan cho 81 bệnh nhân ung thư biểu mô tế
bào gan: lâm sàng tốt lên, bệnh nhân giảm triệu chứng đau, tăng cân, khối u
giảm kích thước, AFP giảm, thời gian sống thêm trung bình trên 3 năm.
7.3 Về tiến độ thực hiện đề tài:
Theo đề cương được phê duyệt, đề tài được thực hiện trong hai năm
(2005-2007) trong quá trình thực hiện do gặp một số khó khăn nên thời gian
thực hiện bị kéo dài đến cuối năm 2008.
5
8. Về những đóng góp khoa học và những đóng góp mới của đề tài:
-Lần đầu tiên nghiên cứu cơ bản và hệ thống về hiệu quả của đốt sóng cao
tần trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Kết quả điều trị được đánh giá
đầy đủ trên các phương diện: thay đổi các triệu chứng lâm sàng, thời gian
sống của bệnh nhân, tác dụng phá hủy tại chỗ khối u, thay đổi hình ảnh khối u
sau đốt sóng cao tần.
- Nghiên cứu chỉ ra độ an toàn của phương pháp: các tai biến thường gặp,
các phương pháp hạn chế tai biến và tăng cường tác dụng phá hủy khối u như
bơm dung dịch NaCl 3% vào khối u trước đốt sóng cao tần.
- Nghiên cứu đưa ra những nhận xét chi tiết về thay đổi hình ảnh khối u
sau đốt sóng cao tần, từ đó đưa ra chỉ định, chống chỉ định, khuyến cáo quy
trình kiểm tra định kỳ với những bệnh nhân sau điều trị để phát hiện và điều
trị sớm những trường hợp điều trị chưa triệt để hoặc có tái phát.
9. Về đào tạo
1. Hướng dẫn hai học viên cao học bảo vệ thành công hai luận văn thạc sỹ
Y khoa:
-Bác sỹ Đỗ Nguyệt ánh bảo vệ thành công luận văn năm 2005 với đề tài “
Bước đầu đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt sóng
cao tần tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai”
-Bác sỹ Lưu Thị Minh Diệp bảo vệ thành công luận văn năm 2006 với đề

tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh ung thư
biểu mô tế bào gan trước và sau đốt sóng cao tần”
2. Chuyển giao thành công kỹ thuật cho hai cơ sở là bệnh viện Hữu nghị
Việt Xô và bệnh viện trường Đại học Y Hà nội
3. Có năm bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước:
- Đào Văn Long và cộng sự (2004). “ứng dụng nhiệt độ của sóng cao
tần trong điều trị ung thư gan nguyên phát“ . Tạp chí nghiên cứu
khoa học số 4 năm 2004.
- Lưu Thị Minh Diệp, Đào Văn Long, Trần Minh Phương (2007).”
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, alphafeto protein và hình
6
ảnh ung thư biểu mô tế bào gan sau điều trị bằng nhiệt tần số
radio”. Tạp chí nghiên cứu y học phụ trương 53(5)- 2007: 23-29.
- Đào Văn Long, Đỗ Nguyệt ánh (2007). Kết quả bước đầu điều trị
ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt sóng cao tần. Tạp chí khoa học
Tiêu hóa Việt Nam, tập II, sè 5,284 –291.
- Đào Văn Long và Lưu Thị Minh Diệp (2007) Nghiên cứu một số
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh khối ung thư biểu mô
tế bào gan trước và sau điều trị bằng đốt điện với sóng radio(radio
frequency ablation). Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, tập II, sè
8, tr 489-491.
- Đào Văn Long, Lưu Minh Diệp, Trần Minh Phương (2008). Nghiên
cứu kết quả điều trị ung thư gan nguyên phát bằng sóng cao tần.(Kỷ
yếu các công trình nghiên cứu khoa học, hội nghị khoa học Bệnh
viện Bạch Mai lần thứ 27).Volum I, 282-287.
Xây dùng quy trình kỹ thuật chuẩn được công nhận và in trong quy trình
kỹ thuật bệnh viện.
7
A.2. Tóm tắt báo cáo
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

1. Đánh giá kết quả điều trị ung thư gan nguyên phát bằng nhiệt của sóng
cao tần.
2. Nhận xét những ưu - nhược điểm về kỹ thuật của phương pháp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu.
Đối tượng nghiên cứu :
Là những bệnh nhân được chẩn đoán xác định HCC và điều trị bằng
nhiệt sóng cao tần tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch mai từ tháng 8/ 2002 đến
tháng 10/ 2007. Những bệnh nhân này được chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: bệnh nhân điều trị bằng sóng cao tần đơn thuần (RFA).
Nhóm 2: bệnh nhân điều trị bằng nút mạch hóa dầu u gan kết hợp với
đốt nhiệt sóng cao tần (TOCE-RFA).
Tiêu chuẩn chẩn đoán HCC:
Những bệnh nhân có hình ảnh khối u gan trên siêu âm hai chiều kèm theo
mét trong các tiêu chuẩn sau:
- Kết quả tế bào học hoặc mô bệnh học là ung thư biểu mô tế bào gan.
- Có AFP huyết thanh cao > 500 ng/ml và hình ảnh điển hình của khối
ung thư biểu mô tế bào gan trên CLVT, chụp mạch.
Tiêu chuẩn chọn vào các nhóm:
Nhóm 1: điều trị bằng sóng cao tần đơn thuần (RFA):
- Khối u có kích thước ≤5 cm.
- Khối u kích thước > 5 cm nhưng có Ýt mạch.
- Bệnh nhân từ chối các biện pháp điều trị khác.
8
Nhóm 2: điều trị kết hợp nút mạch hóa dầu với sóng cao tần (TOCE-
RFA):
- Khối u có nhiều mạch.
- Bệnh nhân có nguyện vọng điều trị kết hợp 2 phương pháp nút mạch
hóa dầu và sóng cao tần.
Các tiêu chuẩn loại trừ

- Khối u ở vị trí dễ có tai biến khi tiến hành thủ thuật RFA: sát vòm
hoành, túi mật, rốn gan, sát tim.
- Xơ gan giai đoạn Child Pugh C.
- Huyết khối tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch trên gan, di căn hạch và các cơ
quan khác.
- Có rối loạn đông máu nặng.
- Có các bệnh khác kèm theo: suy tim, suy thận.
Điều trị:
Nút mạch hóa dầu khối u gan:
- Bệnh nhân HCC ở nhóm điều trị phối hợp sẽ được nút mạch hóa dầu
tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai.
- Thủ thuật được tiến hành trên hệ thống máy chụp mạch máu xóa nền
một bình diện ADVANTX của hãng GE.
Sau nút mạch một tháng bệnh nhân được đốt nhiệt u gan bằng sóng cao
tần tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai.
Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng sóng cao tần:
Bệnh nhân HCC ở nhóm 2 sau khi nút mạch và bệnh nhân ở nhóm 1 sẽ
được điều trị bằng sóng cao tần tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch mai.
- Sử dụng máy đốt sóng cao tần ELECTROTOM 106 HITT của hãng
BERCHTOLD cộng hoà liên bang Đức.
9
- Kim điện cực: kim đơn cực với đầu tạo nhiệt dài 3 cm.
- Có bơm tiêm điện tự động truyền dung dịch NaCl 3% để làm nguội kim
điện cực.
2.3. Kết quả nghiên cứu:
- Đã đưa ra các nhận xét đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào
gan bằng sóng cao tần: lâm sàng tốt lên, bệnh nhân giảm triệu chứng đau,
tăng cân, khối u giảm kích thước, AFP giảm, thời gian sống thêm trung bình
trên 3 năm.
- Đưa ra những nhận xét ưu - nhược điểm của quy trình kỹ thuật đốt sóng

cao tần. Phương pháp tương đối an toàn, Ýt tác dụng phụ, tỷ lệ tai biến thấp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các biện pháp hạn chế tai biến và các phương pháp
làm tăng hiệu quả đốt sóng như bơm 10ml dung dịch NaCl 3% vào khối u
trước đốt sóng để đồng nhất môi trường điện giải của khối.
2.4. Kết luận:
Đề tài đã đạt được các mục tiêu đề ra thể hiện qua kết quả nghiên cứu.
Đề tài đảm bảo kinh phí và tiết kiệm
10
Phần B: báo cáo chi tiết
kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ
1. Đặt vấn đề
Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là một bệnh ác tính khá phổ biến.
Hàng năm, trên thế giới có thêm khoảng một triệu người mới mắc và gây tử
vong cho hơn 250.000 người. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, ước tính
đạt mức cao nhất vào năm 2015-2020 [55]. Theo đánh giá mới nhất, HCC
đứng hàng thứ năm trong các loại ung thư [35],[55]. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh
khác nhau giữa các khu vực và có liên quan với tình hình nhiễm virus viêm
gan B và C [28],[35],[61],[45],[73],[81]. Số bệnh nhân HCC ở châu Á chiếm
khoảng 70% tổng số bệnh nhân HCC trên thế giới [55]. Ở Việt Nam hiện nay
chưa có số liệu trên phạm vi toàn quốc nhưng theo thống kê ở một số tỉnh
thành thì HCC là một bệnh khá thường gặp.
Ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư có tiên lượng xấu, gây tử
vong nhanh. Kết quả nghiên cứu của hai chương trình giám sát dịch tễ quốc tế
SEER (Surveillance, Epidemiology and End Results) và Eurocare cho thấy
bệnh nhân HCC có thời gian sống thêm thấp nhất trong 11 loại ung thư
thường gặp [30]. Thời gian sống trung bình của bệnh nhân HCC nếu để tiến
triển tự nhiên là 5 tháng (2-8 tháng) [45]. Tiên lượng bệnh có liên quan với
kích thước khối u và chức năng gan [45],[74],[72]. Okuda và cộng sự đã phân
chia ung thư gan theo ba giai đoạn. Thời gian sống thêm trung bình của bệnh
nhân ở các giai đoạn I, II, III lần lượt là 8,3 tháng, 2 tháng và 0,7 tháng trong

trường hợp không được can thiệp [72]. Với tính chất phổ biến và ác tính của
bệnh, HCC thực sự là một thách thức lớn đối với y học hiện đại.
Ngày nay, y học đã có những tiến bộ lớn trong chẩn đoán và điều trị
HCC. Những phương pháp điều trị mới đã giúp kéo dài thời gian sống và cải
thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
11
Trong các phương pháp điều trị HCC, phẫu thuật cắt bỏ khối u gan được
đánh giá là phương pháp điều trị tốt nhất. Tuy nhiên chỉ có khoảng 15-20%
bệnh nhân còn khả năng phẫu thuật do phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh
thường xuất hiện trên nền gan xơ và một số bệnh nhân từ chối phẫu thuật
[45],[73],[28],[81]. Do vậy phần lớn bệnh nhân HCC được điều trị bằng các
phương pháp không phẫu thuật. Trong đó các phương pháp loại bỏ khối u
bằng tác nhân vật lý, hóa học như nút hóa dầu động mạch gan, phá hủy khối u
qua da bằng tiêm cồn tuyệt đối, tiêm axit axetic, bằng đông lạnh hoặc bằng
nhiệt của sóng cao tần được sử dụng rộng rãi.
Năm 1993 lần đầu tiên phương pháp điều trị khối u gan bằng đốt sóng
cao tần (Radio frequency ablation) được Rossi báo cáo. Cho đến nay phương
pháp này được sử dụng ở nhiều trung tâm trên thế giới và trở thành phương
pháp chủ yếu để điều trị khối u gan nhá [55],[81]. Đã có nhiều tiến bộ về kỹ
thuật, phương tiện giúp nâng cao hiệu quả điều trị và có nhiều công trình nghiên
cứu được công bố. Các kết quả nghiên cứu cho thấy đây là phương pháp khá an
toàn, hiệu quả và tương đối dễ áp dụng [33], [45], [46], [97], [74], [81].
Từ tháng 8/ 2002 tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, phương pháp
điều trị ung thư gan bằng nhiệt sóng cao tần được tiến hành cho khá nhiều
bệnh nhân. Cho đến nay đã có một vài nghiên cứu trong nước về ứng dụng
đốt nhiệt cao tần trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan, song mới chỉ là
những nhận xét bước đầu do hạn chế về thời gian và số lượng bệnh nhân.
Chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ hiệu quả điều trị và đặc điểm kỹ
thuật của phương pháp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả
điều trị ung thư gan bằng phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần” với mục

tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả ứng dụng điều trị ung thư gan nguyên phát bằng nhiệt
của sóng cao tần.
2. Nhận xét những ưu- nhược điểm về kỹ thuật của phương pháp.
12
Chương 1
Tổng quan
1.1. Dịch tễ bệnh ung thư biểu mô tế bào gan
Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là một bệnh ác tính phổ biến trên thế
giới. Tần suất mắc bệnh khác nhau theo từng khu vực địa lý và chủng tộc. Tỷ
lệ mắc bệnh rất cao ở các nước châu Á, châu Phi nhưng tương đối thấp ở châu
Âu, châu Mỹ. Có thể chia tần suất mắc bệnh thành ba khu vực [28] [30] [45],
[73],[61].
Khu vực có tần suất mắc bệnh thấp như Bắc Âu, Bắc Mỹ, Óc, Canada tỷ
lệ mắc bệnh < 5/100.000 dân. Ở Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân HCC tăng lên trong
mười năm qua, tần suất bệnh tăng từ 3,3/100.000 dân lên đến 5,4/100.000
dân, năm 2005 có 17550 ca mới mắc và 15420 ca tử vong [30].
Khu vực có tần suất mắc bệnh trung bình: Đông Âu, Caribe, các nước
Địa Trung Hải 5-10/100.000 dân.
Khu vực có tần suất mắc bệnh cao và rất cao gồm nhiều nước châu Á
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung phi với tỷ lệ mắc 30-
150/100.000 dân. Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, số bệnh
nhân HCC chiếm 55% tổng số bệnh nhân trên toàn thế giới, tử vong do HCC
đứng hàng thứ 2 trong các nguyên nhân tử vong do ung thư [30].
Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là 2,5/1. Ở các nước có tần suất mắc
bệnh cao, tỷ lệ này có thể là 8/1. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và độ tuổi hay gặp
cũng khác nhau tùy theo từng khu vực. Tại châu Á và châu Phi, tuổi hay gặp
là 20 đến 40 tuổi. Các khu vực có tần suất mắc bệnh thấp tuổi hay gặp từ 60
đến 80 tuổi [28],[45],[81].
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có số liệu thống kê trên toàn quốc, nhưng

điều tra ở một số tỉnh thành cho thấy đây là một bệnh khá phổ biến. Theo kết
quả nghiên cứu dịch tễ gần đây nhất: từ 2001-2004, tại 5 tỉnh thành là Hà Nội,
13
Hải Phòng, Thái nguyên, Thừa Thiên Huế và Cần Thơ, tổng sè ca mắc mới là
3068, chiếm 9,3% các ca ung thư. Tỷ lệ giữa nam và nữ là 7/2. Ung thư gan xếp vị
trí thứ nhất ở Thừa Thiên Huế và Cần Thơ. Tại Cần Thơ, cả nam và nữ đều có tỷ
lệ mới mắc cao nhất, ở nam: 27,4/100.000, đứng hàng đầu trong mười loại ung
thư phổ biến nhất, ở nữ: 7,9/100.000 xếp thứ 3. Tại Hà Nội, tỷ lệ mắc mới ở nam
là 19,8/100.000 xếp thứ 3, nữ là 4,5/100.000 xếp thứ 8 [6]. Kết quả này cũng
tương đương với kết quả của tác giả Phạm Hoàng Anh từ 1990-1995 tại Hà
Nội [1]. Tại thành phố Hồ Chí Minh bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại
ung thư ở nam và xếp thứ 5 ở nữ [10].
1.2. Nguyên nhân gây ung thư gan và các yếu tố nguy cơ
1.2.1. Virus viêm gan
Nhiễm virus viêm gan B:
Virus viêm gan B là một yếu tố quan trọng nhất trong bệnh nguyên và
bệnh sinh HCC. Có mối liên quan chặt chẽ giữa tần suất nhiễm HBV và HCC
[55]. Những khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao như châu Á (chiếm
3/4 tổng số người nhiễm HBV trên thế giới), châu Phi thì tỷ lệ mắc HCC còng
cao[61]. Nguy cơ mắc HCC tăng gấp 200 lần ở người nhiễm virus B mạn tính
so với người không mang virus viêm gan B [28],[45],[81].
Khi nhiễm virus viêm gan B mạn tính, DNA của virus có thể sẽ hòa nhập
vào bộ máy di truyền của tế bào gan, tạo thành tác nhân gây ung thư. Rượu
làm tăng khả năng kết hợp DNA với bộ gen của tế bào chủ. Tổn thương gen
của tế bào gan do DNA virus viêm gan được coi là điểm khởi đầu của quá
trình sinh ung thư [28],[45].
Ở khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao, có đến 90% bệnh nhân HCC mang
HBsAg (+). Bosch FX và cộng sự thống kê tại châu Á thấy tỷ lệ nhiễm HBV
ở bệnh nhân HCC là 60% (40-90%) [35]. Ở Việt nam, theo tác giả Phan Thị
Phi Phi tỷ lệ này là 82% [19], của Hoàng Gia Lợi: 81,5% [15] và của Trần

Văn Huy: 85% [11].
14
Nhiễm virus viêm gan C:
Virus viêm gan C cũng là tác nhân sinh ung thư. Tại Nhật Bản và một số
nước châu Âu tỷ lệ nhiễm HCV là 40-80% ở bệnh nhân HCC [28]. Ở Nhật
Bản, sau chương trình tiêm chủng mở rộng phòng virus HBV thì HCV trở
thành nguyên nhân chính gây HCC. Từ 1977-1978 tỷ lệ nhiễm HBV ở bệnh
nhân HCC là 42%, đến năm 1998-1999 tỷ lệ này là 16% nhưng anti HCV (+) ở
70% bệnh nhân HCC [30]. Tử vong do ung thư gan tăng gấp đôi và trên 35.000
người mỗi năm, do gia tăng tỉ lệ nhiễm virus viêm gan C. Sau năm 1995 tần
suất mắc ung thư biểu mô tế bào gan do HCV là 80-85% [30]. Một nghiên cứu
gần đây nhất cho thấy: ở các nước phương tây và Nhật Bản, ước tính có
khoảng 20- 30% trong 170 triệu người nhiễm HCV phát triển thành xơ gan và
hàng năm có từ 3-5% trong số này phát triển thành HCC. 1/3 số bệnh nhân có
HCV sẽ tiến triển thành HCC trong cả cuộc đời [55].
Virus viêm gan C không xâm nhập vào bộ gen của tế bào gan. Cơ chế
sinh ung thư chủ yếu của virus viêm gan C là cơ chế gián tiếp thông qua quá
trình phát triển xơ gan [45].
1.2.2 Xơ gan
Mối liên quan giữa xơ gan và HCC đã được thấy từ lâu. 70-80% HCC
phát triển trên nền xơ gan [45],[55]. Xơ gan do các nguyên nhân khác nhau
được coi là yếu tố tiền ung thư. Ở châu Âu nguyên nhân xơ gan chủ yếu do
rượu. ở Italia người ta nêu vai trò của rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ung
thư gan. còn tại châu Á, châu Phi nguyên nhân chủ yếu do viêm gan virus B ,
trong khi viêm gan virus C là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan ở Nhật Bản
và các nước phương Tây [40],[45],[55].
Quá trình tăng tổng hợp ADN trong xơ gan cũng là nguy cơ chuyển thành ác
tính. Gan xơ cũng tăng nhạy cảm với các yếu tố sinh ung thư khác [45].
15
1.2.3 Aflatoxin

Aflatoxin là độc tố của nấm Aspegilus Flavus và Aspegilus
paraciticus. Những loại nấm này thường có trong các loại ngũ cốc được bảo
quản lâu dài trong điều kiện nóng Èm. Aflatoxin B1 có độc tính gây ung thư
mạnh. Người ta đã tìm thấy phức hợp Aflatoxin B1_DNA trong mô gan của
bệnh nhân HCC. Gen p53 là gen ức chế khối u (tumor supressor gene) bị đột
biến ở codon 249 trên các bệnh nhân HCC sống ở những vùng phơi nhiễm
aflatoxin[28],[97].
1.2.4. Rượu và các nguyên nhân khác [23],[28][45]:
Mối liên quan giữa rượu và HCC đã được chứng minh qua nhiều nghiên
cứu, có từ 7-50% bệnh nhân HCC có liên quan đến rượu. Rượu là nguyên
nhân chủ yếu gây xơ gan và HCC ở một số nước châu Âu. Xơ gan là nền tảng
hình thành HCC.
Một số bệnh chuyển hóa như bệnh nhiễm sắc tố sắt của mô
(hemochromatosis), bệnh Wilson′s, bệnh thiếu hụt alpha 1- antitrypsin (AAT)
cũng là nguyên nhân gây HCC trên nền gan xơ.
Ngoài ra một số yếu tố khác như dùng thuốc tránh thai kéo dài, tiếp xúc
với các hóa chất như Dioxin, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ, sán lá gan cũng
được coi là có liên quan tới HCC.
1.3. Các phương pháp chẩn đoán HCC.
1.3.1. Xét nghiệm dấu Ên ung thư:
Dấu Ên sinh học quan trọng nhất được sử dụng để chẩn đoán HCC là
alpha feto protein (AFP). 1964 tác giả Y.S Tatarinop đã phát hiện loại protein
bào thai này ở người [45]. AFP là một glycoprotein được tổng hợp chủ yếu ở
gan và một phần nhỏ ở ống tiêu hóa. AFP được tổng hợp chủ yếu trong thời
16
kỳ bào thai. Nồng độ AFP khi mới sinh rất cao khoảng 70.000 ng/ml và giảm
dần về giá trị bình thường là < 20 ng/ml sau 9- 12 tháng [23] [45].
Có nhiều phương pháp xác định sự có mặt của AFP trong huyết thanh.
Hiện nay các phương pháp miễn dịch gắn men (ELISA), phương pháp miễn
dịch phóng xạ (RIA) cho phép định lượng chính xác hàm lượng AFP. Mức

tăng AFP cho phép chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan hiện còn bàn cãi.
Một số tác giả lấy mức trên 400ng/ml để chẩn đoán HCC [60] [88],[92],[81].
Phần lớn các tác giả lấy mức > 500 ng/ml để chẩn đoán HCC.
Định lượng AFP rất có giá trị trong chẩn đoán sớm HCC. Khám định kỳ
định lượng AFP kết hợp siêu âm giúp phát hiện u gan khi còn nhỏ mang lại
thành công trong điều trị [28].
Mối liên quan giữa AFP với kích thước u và thời gian nhân đôi không
hoàn toàn chặt chẽ. Nhưng sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc đáp ứng với
điều trị thì AFP giảm nhanh chóng và tăng trở lại khi bệnh tái phát [45].
Như vậy AFP có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi kết quả
điều trị và tiên lượng bệnh.
Tuy vậy có khoảng 20-30 % bệnh nhân HCC có AFP âm tính và AFP
còn tăng trong một số bệnh gan như viêm gan cấp, xơ gan [28],[97],[45]. Gần
đây người ta nhận thấy rằng có sự khác nhau ở cấu trúc AFP huyết thanh ở
bệnh nhân xơ gan và HCC. AFP ái lực với Lectin (AFP-L3) và AFP ái lực với
Erythro Agglutinin. Phytohemaglutinin (AFP P4+P5) có giá trị phân biệt
HCC với các bệnh gan khác vì các AFP này chỉ tăng ở bệnh nhân HCC.
Ngày nay người ta còn nói đến một số dấu Ên quan trọng như Des
gamma carboxy prothrombin (DCP), một số men như Gamma glutamyl
transpeptidase (GGT). DCP tăng thực sự đặc hiệu nhưng không nhạy với
HCC. Trong một nghiên cứu ở 878 bệnh nhân do các tác giả ở Philippin tiến
17
hành cho thấy DCP đặc hiệu với HCC hơn AFP [29]. DCP dương tính 80-
60% trong HCC [45]. Tuy vậy DCP còn tăng ở những bệnh nhân thiếu hụt
vitamin K hoặc đang dùng kháng vitamin K, bệnh gan cấp mạn tính khác
[97]. Để chẩn đoán sớm HCC người ta còn đề cập đến vai trò của tiền
Prothombin (PIKAII-protein induced by vitamin K antagonis II) [45].
1.3.2. Phương pháp chẩn đoán mô bệnh học và tế bào học:
Chẩn đoán tế bào học: là phương pháp thường được xử dụng để chẩn
đoán xác định HCC. Hiện nay phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ dưới

hướng dẫn của siêu âm vừa an toàn, chính xác và giá trị chẩn đoán cao với độ
nhạy 90-95% và độ đặc hiệu 91-93% [16]. Nhiều tác giả thống nhất các đặc
trưng giúp cho chẩn đoán của tế bào ung thư gan là:
- Tế bào ung thư biểu mô gan thường có kích thước to nhỏ khác nhau,
đứng riêng rẽ từng đám hoặc từng bè gợi lại cấu trúc tế bào gan.
- Có thể có các giọt mật nằm trong nguyên sinh chất của tế bào. Trên tiêu
bản nhuộm giêmsa những giọt mật này bắt màu xanh lục và không có loại tế
bào nào trong cơ thể có đặc điểm này.
- Nhân tế bào lớn, kiềm tính, có thể có nhân quái, nhân chia, có nhiều hạt
nhân, nhân trần không điển hình.
- Có thể thấy một số đặc điểm khác có giá trị chẩn đoán: xuất hiện hốc
sáng bên trong bào tương các tế bào ung thư, các thể vùi ưa axit hoặc bazơ
Tính chất biệt hóa của tế bào gan bị ung thư ở ba mức độ: cao, vừa, thấp
có liên quan đến chẩn đoán phân biệt và tiên lượng bệnh.
Chẩn đoán mô bệnh học:
Sinh thiết được tiến hành bằng kim nhỏ hoặc súng sinh thiết dưới hướng
dẫn của siêu âm hoặc CT đảm bảo an toàn, chính xác. Mô bệnh học được chia
18
thành các thể bệnh như sau: ung thư gan thể bè, thể ống tuyến, thể nhú, thể
không điển hình.
1.3.3 Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:
1.3.3.1. Siêu âm
Siêu âm là phương pháp thăm dò hình ảnh được lựa chọn đầu tiên vì
không gây chảy máu, không độc hại, có thể thăm dò nhiều lần, cho kết quả
nhanh chóng, có vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư gan [5],
[22],[43].
Hình ảnh siêu âm của khối HCC có thể là khối giảm âm, tăng âm, khối
hỗn hợp âm, dấu hiệu mắt trâu, thể khảm. Ngoài ra còn một số đặc điểm khác:
dấu hiệu viền giảm âm quanh khối u, dấu hiệu bóng cản tiếp tuyến hai bên
khối u, dấu hiệu tăng âm sau khối u [5],[25],[82],[85].

Mật độ siêu âm của khối u phụ thuộc vào cấu trúc mô học của nó (mạch
máu, mỡ , hoại tử, xơ và vôi hóa) [25], [85].
Những khối u nhá 2-3 cm thường giảm âm hơn so với nhu mô gan xung
quanh, có ranh giới rõ ràng, trên vi thể gồm duy nhất tế bào ung thư. Theo
thời gian những khối u to dần và trở nên tăng âm hơn do có hiện tượng loạn
dưỡng mỡ, xơ hóa khoảng kẽ, hoại tử chưa hóa lỏng, giãn các xoang hang
trong u. Thể khảm thường gặp ở những khối u trên 5 cm liên quan đến sự tạo
thành vách và sự không đồng nhất của các tổ chức ở bên trong khối u [90].
Viền giảm âm bao xung quanh khối u trên siêu âm có kích thước 1-2mm.
Trên mô bệnh học viền giảm âm này tương ứng với vỏ xơ và nhu mô gan lành bị
Ðp khi khối u phát triển.
Siêu âm không chỉ có giá trị trong phát hiện tổn thương khu trú ở gan mà
còn có thể xác định các tổn thương gan như xơ gan. Các dấu hiệu xơ gan trên
19
siêu âm: bề mặt gan bất thường, kích thước gan nhỏ, các dấu hiệu của tăng áp
lực tĩnh mạch cửa như lách to, giãn tĩnh mạch cửa, cổ trướng [7],[8].
Siêu âm Doppler là phương tiện hữu Ých để thăm dò mạch máu của các
khối u gan đặc biệt là mạch máu của các khối HCC. Các kiểu siêu âm
Doppler bao gồm siêu âm Doppler liên tục, siêu âm Doppler xung, siêu âm
Doppler màu, siêu âm Doppler với chất tương phản.
Siêu âm Doppler màu là loại siêu âm Doppler xung được thể hiện dưới
dạng 2D (Bidimensional) thời gian thực (Real- time) với màu sắc được mã
hóa nhằm ghi được sự dịch chuyển của dòng máu trong lòng mạch về không
gian và thời gian. Từ đó ta đánh giá được tín hiệu mạch, phổ Doppler xung động
mạch, xác định được tốc độ dòng chảy của động mạch, tĩnh mạch [7].
Trên siêu âm Doppler, dấu hiệu Doppler tốc độ cao chỉ gặp ở khối HCC.
Dấu hiệu này liên quan đến sự chênh lệch áp lực lớn gây ra bởi thông động
tĩnh mạch và sự gập góc của của mạch máu trong khối u. Tốc độ dòng máu ở
động mạch nuôi khối rất lớn có thể lên đến 70-90 cm/s. Trên siêu âm Doppler
màu những động mạch này tạo thành mạng lưới dòng chảy phong phú. Mẫu

hình ảnh mạch máu đi vào trong khối kèm phổ động mạch dạng đập của mạch
máu cho phép chẩn đoán HCC với độ nhạy 75-80%, độ đặc hiệu 70-100%
[89]. Siêu âm Doppler màu mã hóa cho thấy tình trạng tăng sinh mạch ngay
cả khi khối u còn nhỏ giúp phân biệt với các ổ tân tạo và tăng sản tuyến lành
tính. Kỹ thuật Doppler năng lượng khắc phục được hiện tượng loạn sắc
(aliasing) và nhạy với với dòng chảy vận tốc thấp nên giá trị hơn Doppler qui
ước trong khảo sát sự phân bố mạch máu HCC.
Hình ảnh về tưới máu của HCC được thể hiện bằng các kiểu:
- Dòng chảy dạng giỏ: mạng lưới mao mạch bao quanh khối u phân
nhánh vào u.
20
- Dòng chảy bên trong u: dòng động mạch đi vào u và chia nhánh trong u.
- Dòng chảy dạng uốn lượn: các mạch máu uốn lượn quanh khối u
- Dòng chảy dạng chấm: Biểu hiện bằng những chấm màu trong u.
Siêu âm Doppler có giá trị chẩn đoán và xác định mức độ tăng sinh mạch
trong khối u từ đó giúp Ých thầy thuốc lựa chọn phương pháp điều trị. Nếu
khối có tăng sinh mạch nhiều thì nên điều trị bằng nút mạch hóa chất, nếu
khối không tăng sinh mạch thì nút mạch không có hiệu quả mà nên điều trị
bằng tiêm ethanol, đốt nhiệt cao tần khối u. Siêu âm Doppler cũng được sử
dụng trong khi tiến hành các kỹ thuật này.
Một tiện Ých nữa của siêu âm Doppler là đánh giá theo dõi kết quả điều
trị, xác định vùng u chưa đáp ứng giúp điều trị triệt để hơn. Ngay sau thủ
thuật nút mạch, tiêm cồn và đốt sóng cao tần có hiệu quả, mức độ tăng sinh
mạch trong khối u giảm rõ rệt [28],[32],[58].
- Trên siêu âm Doppler màu mức độ tăng sinh mạch trong khối u được
tính theo chỉ số mạch máu trên một đơn vị diện tích CDVI (Color Doppler
Vascularity Index) và chia thành các mức độ: không tăng sinh mạch, tăng sinh
mạch Ýt, tăng sinh mạch nhiều [39].
Siêu âm với chất tương phản [67]:
Siêu âm với chất tương phản cho phép thấy rõ hơn đặc điểm tổn thương và

phân bố mạch máu ở khối u gan. Kỹ thuật siêu âm được tăng cường bằng thuốc
cản quang qua đường động mạch với truyền bóng khí cực nhỏ vào động mạch
gan. Đây là phương pháp kết hợp giữa siêu âm và chụp mạch máu. Hình ảnh
khối HCC là khối tăng âm toàn bộ khối u và có bốn loại sau: Khối tăng sinh
mạch, khối có mạch máu giống mạch máu của nhu mô gan, khối giảm sinh mạch
và khối có những đám tăng sinh mạch xen kẽ vùng giảm sinh mạch.
1.3.3.2. Soi ổ bụng:
21
Khi chưa có siêu âm và các phương pháp thăm dò hình ảnh hiện đại thì
soi ổ bụng góp một vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư gan. Phương
pháp này cho phép quan sát mặt trên, mặt dưới gan nên có thể thấy: vị trí,
kích thước các khối u gan ở trên bề mặt, các khối di căn trong ổ bụng, cổ trư-
ớng và phần gan còn lại bình thường hay bị xơ. Qua soi ổ bụng có thể phân
biệt được ung thư gan nguyên phát hay thứ phát. Có thể chọc hút tế bào hoặc
sinh thiết gan để chẩn đoán [23],[45].
Soi ổ bụng là phương pháp thăm dò chảy máu, có thể có tai biến và
không nhìn thấy những tổn thương sâu trong gan. Ngày nay chỉ định soi ổ
bụng trong chẩn đoán đã thu hẹp nhiều nhờ sự ra đời của các kỹ thuật thăm
dò hình ảnh hiện đại.
1.3.3.3 Chụp cắt lớp vi tính (CLVT): [7],[8],[28], [45],[50],[98],[56],[ 78].
Chụp CLVT (Computer Tomography) cho phép chẩn đoán HCC nhỏ hơn
3cm với độ nhạy 97,2% và độ đặc hiệu 84%. Nó còn giúp phân biệt HCC với
một số tổn thương khác như u máu (Hemangioma), tăng sản nốt vùng (Focal
Nodular Hyperplasia), u tuyến gan (Adenoma).
Đặc điểm của HCC khi chụp CLVT: một khối giảm tỷ trọng so với mô gan
lành xung quanh. Khối u thường có tỷ trọng không đồng nhất. Nhiều khối u
được bao bọc bởi một viền giảm tỷ trọng mà trên giải phẫu bệnh là vỏ xơ dày.
Sau khi tiêm thuốc cản quang hầu hết các khối u thấy rõ hơn và có thể
thấy một số đặc điểm đặc hiệu để chẩn đoán HCC: thể khảm, vỏ khối u, thông
động tĩnh mạch và nhận xét kiểu ngấm thuốc của khối u.

Kỹ thuật chụp CLVT xoắn ốc ba pha (spiral CT) cho phép thu được hình
ảnh: pha động mạch, pha tĩnh mạch cửa và pha muộn. Thuốc cản quang với
liều là 2ml/kg cân nặng được tiêm vào tĩnh mạch ngoại vi với tốc độ 3-5ml/s.
22
Pha động mạch thu được sau khi tiêm thuốc cản quang 25-30s, pha tĩnh mạch
cửa được thực hiện sau 60-70s và pha muộn sau 5phót [50].
Hình ảnh của HCC khi chụp bằng phương pháp này như sau:
- Khi chưa tiêm thuốc cản quang: khối u giảm tỷ trọng so với nhu mô
gan, khối có thể có tỷ trọng không đồng đều do hoại tử, vôi hóa, chảy máu
trong khối. Chảy máu trong khối có hình ảnh tăng tỷ trọng tự nhiên.
- Pha động mạch: khối ngấm thuốc nhanh ở thì này, thể hiện rõ khối
HCC tăng sinh mạch bằng hình ảnh tăng tỷ trọng hơn so với nhu mô gan.
Khối có thể ngấm thuốc không đồng đều do hiện tượng hoại tử chảy máu
trong khối.
- Pha tĩnh mạch cửa: khối u hầu như không ngấm cản quang, thể hiện
bằng hình ảnh giảm tỷ trọng.
- Pha muộn: khối thoát thuốc nhanh nên tỷ trọng của khối sẽ thấp hơn tỷ
trọng của nhu mô gan.
Hiện nay chụp CLVT xoắn ốc ba pha được sử dụng rộng rãi trong chẩn
đoán và theo dõi hiệu quả điều trị HCC bằng các phương pháp như đốt sóng
cao tần, tiêm ethanol vào khối u, nút mạch hóa chất [44].
1.3.3.4. Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging -MRI) [45]:
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp sử dụng kỹ thuật tạo ảnh dưới tác
dụng của từ trường và sóng radio. Phương pháp này cho phép phát hiện được
những khối u với kích thước nhỏ hơn 2cm với độ nhạy là 82%. MRI có ưu
điểm hơn CT trong bộc lộ đường mật.
Hình ảnh khối HCC trên MRI: khối u có hình ảnh giảm tín hiệu ở T1 và
tăng tín hiệu ở T2, phân biệt rõ với nhu mô xung quanh. Có thể thấy đồng tín
23
hiệu trên T1 hoặc tăng tín hiệu trên T1 nếu có chảy máu trong khối. Sau khi

tiêm đối quang từ khối u tăng tín hiệu trên cả T1 và T2, thải thuốc nhanh.
Chụp MRI có thể đánh giá chi tiết những đặc điểm của khối u như vỏ
bọc khối, nhân vệ tinh, xâm lấn mạch máu. Cho phép chẩn đoán phân biệt
HCC với u máu, u gan thứ phát với độ nhạy 87%, độ đặc hiệu 98%.
1.3.3.5 Chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền (Digital Subtration Angiography-
DSA) [45]:
Phương pháp này thường được tiến hành cùng với các thủ thuật điều trị qua
động mạch như nút mạch hóa chất khối u gan.
Hình ảnh của khối HCC là động mạch nuôi khối u giãn to, tăng tốc độ
dòng chảy so với nhu mô gan lành, tốc độ dòng máu chảy chậm trong tổ chức
u, tăng sinh mạch máu, có thể có hình ảnh thông động tĩnh mạch ở thì động
mạch. Chụp mạch có khả năng phát hiện khối HCC nhỏ có tăng sinh mạch với độ
nhạy cao, nhưng có thể bỏ sót các khối u không tăng sinh mạch hoặc vô mạch.
1.3.3.6 Chụp nhấp nháy phóng xạ (Scintigraphy) [45]:
Đồng vị phóng xạ thường được sử dụng là Technetium 99,sau khi đưa
vào cơ thể, chất này sẽ tập trung ở gan. Hình ảnh xạ hình gan được thu nhận
qua một hệ thống phát hiện và ghi nhận độ tập trung của chất đồng vị phóng
xạ và sự phân bố của nó trong gan. Các tổn thương trong gan là các vùng
giảm hoặc không bắt phóng xạ.
Người ta còn dùng kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên của khối u
như AFP, CEA gắn với đồng vị phóng xạ để ghi hình khối u. Ghi xạ hình sẽ
thấy rõ vị trí, kích thước khối u.
1.4. Các phương pháp điều trị HCC
24
1.4.1. Phẫu thuật cắt gan:
Phương pháp cắt gan có thể cắt nhân ung thư, cắt gan hạn chế, cắt hạ
phân thùy, một thùy gan.
Các chống chỉ định của cắt gan bao gồm: nhiều khối, đã có di căn, xâm
lấn tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch gan, suy chức năng gan: vàng da, giảm
albumin, rối loạn đông máu, tăng áp lực tĩnh mạch cửa [45].

Chức năng gan, vị trí, kích thước khối u là những yếu tố chính ảnh
hưởng đến tiên lượng sau phẫu thuật. Người ta còn thấy rằng những khối u có
vỏ xơ bao bọc, khối u chưa xâm lấn qua vỏ và chưa có những khối vệ tinh là
những yếu tố làm cho tiên lượng sau mổ tốt hơn. Những bệnh nhân có xơ gan
Child A, Child B, tỷ lệ sống sau phẫu thuật 3 năm tương ứng là 50%, 30%.
Bệnh nhân xơ gan Child C thì không còn chỉ định phẫu thuật [45]. Tại Trung
quốc nghiên cứu trên 2171 bệnh nhân sau phẫu thuật thấy tỷ lệ sống sau 5
năm là 65,1% khi khối u < 5cm và 38,8% với khối u có kích thước >5cm
[91]. Một nghiên cứu tại Thái Lan cho thấy thời gian sống trung bình sau
phẫu thuật là 20,4 tháng [31]. Ở Việt Nam, tổng kết tại bệnh viện Việt Đức
cho thấy thời gian sống trung bình sau phẫu thuật cắt u gan là 9,3 tháng [20].
Tỷ lệ tái phát sau mổ còn cao khoảng 25% mỗi năm và là nguyên nhân
chính gây tử vong. Theo thống kê ở Nhật Bản tại bệnh viện Ung thư quốc gia
tỷ lệ tái phát sau mổ ở những bệnh nhân có khối u < 5cm là 54% sau 15 tháng
[73]. Một nghiên cứu ở Đài loan còng cho thấy tỷ lệ tái phát sau 2 năm ở
những bệnh nhân không có xơ gan là 39% [73].
1.4.2. Phẫu thuật ghép gan:
HCC là một trong những chỉ định của ghép gan, đặc biệt HCC trên nền
bệnh gan mạn tính. Có nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian sống sau ghép gan
25

×