1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài:
Vật lý học được xem là môn học khó đối với học sinh, trong chương trình
thi tốt nghiệp, Đại học- Cao đẳng thì nội dung cơ bản nằm trong chương trình
Vật lý lớp 12.
Trong chương trình học Vật lý 12 thì chương dòng điện xoay chiều là
chương quan trọng, chiếm tỉ lệ số lượng câu hỏi và bài tập nhiều trong các kì thi
tốt nghiệp, Đại học – Cao đẳng. Đối với chương “dòng điện xoay chiều” phần
bài toán xác định điều kiện của một đại lượng để đại lượng khác đạt giá trị cực
trị là phần toán phức tạp, học sinh thấy khó khăn khi làm loại toán này, nó tốn
rất nhiều thời gian và cần nhiều kiến thức liên quan. Chính vì vậy trong quá
trình học và thi khi gặp dạng toán này học sinh hay bỏ qua để dành thời gian cho
những bài tập khác.
Hiện nay, môn Vật lý là môn học thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan
nên vấn đề làm thế nào để có thể giải nhanh và chính xác các bài toán là vấn đề
mà cả giáo viên và học sinh rất quan tâm. Vì vậy, sau thời gian dạy Vật lý lớp
12 tôi mạnh dạn đưa ra đề tài có tên: “Kinh nghiệm vận dụng một số công thức
giải nhanh bài toán cực trị chương dòng điện xoay chiều”. Thông qua đề tài
tôi mong muốn học sinh có thể giảm bớt thời gian làm bài, không còn cảm thấy
khó khăn khi giải dạng toán này nữa.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của đề tài
Để giải được bài tập việc đầu tiên học sinh phải nắm vững các kiến thức, nội
dung lý thuyết có liên quan đến bài tập đó. Cụ thể, để giải được các bài tập về
cực trị chương dòng điện xoay chiều học sinh phải nhớ được các vấn đề như:
Định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ có R, chỉ có L, chỉ có C, có cả RLC mắc
nối tiếp, công thức tổng trở, công suất và các công thức toán học liên quan
khác,
Bài toán xác định điều kiện để một đại lượng điện xoay chiều đạt giá trị cực
trị như: Khi L thay đổi, tìm L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt
giá trị cực đại; hay khi R thay đổi tìm R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt
giá trị cực đại,
a) Những kiến thức Vật lý có liên quan là:
- Dòng điện xoay chiều
+ Khái niệm: Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên theo
thời gian với quy luật hàm côsin (hay sin)
+ Biểu thức i =I
0
cos (ωt + ϕ)
Trong đó: I
0
là cường độ dòng điện cực đại (I
0
> 0)
i là cường độ dòng điện tức thời tại thời điểm t
ω = 2πf là tần số góc của dòng điện
2
- Các giá trị hiệu dụng:
+ Cường độ dòng điện hiệu dụng:
0
2
I
I =
+ Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch:
0
2
U
U =
Chú ý: + Các số liệu ghi trên các thiết bị điện đều là các giá trị hiệu dụng.
+ Cường độ dòng điện hiệu dụng và điện áp hiệu dụng của dòng điện
xoay chiều được đo bằng Ampe kế và Vôn kế xoay chiều. Các thiết bị này
chủ yếu cũng đo giá trị hiệu dụng.
- Định luật Ôm đối với đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp:
+ Nội dung: Cường độ hiệu dụng trong một mạch xoay chiều có R, L, C mắc
nối tiếp có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng của mạch và tổng trở
của mạch.
+ Biểu thức:
U
I
Z
=
với
( )
2
2
L C
Z R Z Z
= + −
gọi là tổng trở của mạch
Z
L
= L.ω ;
1
.
C
Z
C
ω
=
- Biểu thức tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch xoay chiều có R, L, C
mắc nối tiếp
2
.P I R
=
- Một số công thức về điện áp hiệu dụng:
. ; . .
R C C L L
U I R U I Z U I Z
= = =
- Đối với những bài toán cực trị thường giải theo các bước sau:
+ Bước 1: Viết công thức của đại lượng đạt giá trị cực đại.
+ Bước 2: Biến đổi công thức ấy theo đại lượng thay đổi (biến).
+ Bước 3: Áp dụng các kiến thức liên quan để tìm ẩn.
b) Những kiến thức toán học liên quan
Ngoài những kiến thức Vật lý trên thì bài toán cực trị còn liên quan đến rất
nhiều kiến thức toán học khác như:
- Bất đẳng thức Côsi: Đối với 2 số dương a, b thì
2a b ab+ ≥
, dấu “=” xảy ra
khi và chỉ khi a = b.
VD
1
: Khi R thay đổi để công suất tiêu thụ đạt giá trị cực đại
( ) ( )
2 2
2
2 2
2
L C L C
U R U
P I R
R Z Z Z Z
R
R
= = =
+ − −
+
3
( )
2
ax
min.
L C
m
Z Z
P R
R
−
⇔ + =
Theo BĐT Côsi thì
L C
R Z Z= −
- Một parabol có phương trình là hàm số y = ax
2
+ bx + c ( y > 0)
Nếu a dương thì hàm số đạt giá trị cực tiểu ở đỉnh parabol với
0 0
;
2 4
b
x y
a a
∆
= − = −
VD: Khi điện dung của tụ thay đổi để điện áp ở hai đầu bản tụ đạt giá tri cực đại
thì
( )
2 2 2
2
2
.
2 1
C
C
L L
L C
C C
U Z
U
U
R Z Z
R Z Z
Z Z
= =
+
+ −
− +
Để U
C
đạt giá trị cực đại thì y = (R
2
+ Z
2
L
).x
2
– 2Z
L
x + 1 đạt
giá trị nhỏ nhất
(Với
1
C
x
Z
=
)
Lúc đó:
2 2
L
C
L
R Z
Z
Z
+
=
2. Thực trạng của vấn đề
Trong quá trình dạy cho học sinh khối 12 ôn thi tốt nghiệp, nhất là đối tượng
học sinh ôn tập để thi vào các trường Đại học – Cao đẳng, tôi nhận thấy khi học
sinh học đến phần liên quan đến bài toán cực trị, các em thấy khó khăn khi làm
như: Xác định hướng làm, thời gian làm bài dài, bài toán rắc rối, làm cho học
sinh giảm hứng thú khi học đến dạng toán này.
Qua tham khảo một số sách về Vật lý ôn luyện thi tốt nghiệp, Đại học – Cao
đẳng tôi nhận thấy ở các sách này có một số bài tập về bài toán cực trị và có
cách giải cho từng bài. Tuy nhiên, không có sách nào đưa ra công thức tổng quát
hay cụ thể cho từng dạng liên quan. Vì vậy, đối với mỗi bài học sinh phải tốn
nhiều thời gian mới đưa ra được công thức cho bài tập ấy nên trong các kì thi
học sinh thường hay bỏ qua bài tập này để dành thời gian cho những bài tập
khác.
Do đó, sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã tổng hợp được các công thức cụ
thể áp dụng trong một số trường hợp liên quan đến bài toán cực trị.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
a. Giải pháp
- Một số công thức dùng trong bài toán cực trị đối với mạch xoay chiều có R,
L, C mắc nối tiếp:
4
+ Công thức 1: Khi R thay đổi để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt giá trị
cực đại
Thì
L C
R Z Z
= −
và
2
ax
2
m
U
P
R
=
+ Công thức 2: Khi L hoặc C thay đổi để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt
giá trị cực đại (hay I cực đại) thì:
Z
L
= Z
C
; U
L
= U
C
;
2
axm
U
P
R
=
+ Công thức 3: Khi L thay đổi để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt
giá trị cực đại, thì:
2 2
C
L
C
R Z
Z
Z
+
=
và
2 2
axLm C
U
U R Z
R
= +
+ Công thức 4: Khi C thay đổi để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt giá trị
cực đại, thì:
2 2
L
C
L
R Z
Z
Z
+
=
và
2 2
axCm L
U
U R Z
R
= +
+ Công thức 5: Khi C thay đổi để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt
giá trị cực đại thì:
Z
L
= Z
C
và
ax
.
Lm L
U
U Z
R
=
+ Công thức 6: Khi L thay đổi để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt
giá trị cực đại , thì:
Z
L
= Z
C
và
ax
.
Cm C
U
U Z
R
=
+ Công thức 7: Khi L hoặc C thay đổi để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện
trở đạt giá trị cực đại (U
Rmax
) thì:
Z
L
= Z
C
và U
Rmax
= U
b. Tổ chức thực hiện
Đề tài này được thực hiện trong năm học 2012 – 2013, tôi áp dụng cho lớp
12B
11
.
Trước tiên, tôi sẽ cho học sinh tiếp cận với các công thức đó, làm thế nào để
có thể đưa ra được công thức. Sau đó tôi đưa ra một số bài tập đơn giản áp dụng
hệ thống các công thức trên để các em có thể hiểu, nhớ và vận dụng được công
thức vào từng bài.
5
Một số bài tập vận dụng công thức: Gồm 10 bài áp dụng trực tiếp các công
thức mà tôi đã tổng hợp trên.
- Bài tập 1: (Câu 14 mã đề 257 đề thi ĐH- CĐ năm 2009)
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V, tần số 50 Hz vào hai đầu
đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 30 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm
( )
0,4
H
π
, tụ điện có điện dung thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ thì
điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại bằng
A. 160 V B. 100 V C. 250 V D. 150 V
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức (5)
ax
120
. .40 160
30
Lm L
U
U Z V
R
= = =
⇒ Chọn đáp án A
- Bài tập 2: (Câu 48 mã đề 374 đề thi ĐH-CĐ năm 2011)
Đặt điện áp xoay chiều
2 os100u U c t
π
=
(U không đổi, t tính bằng s) vào hai
đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm
1
5
H
π
và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện
để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt giá trị cực đại. Giá trị cực đại đó bằng
3U
. Điện trở R bằng
A. 10 Ω B. 20 Ω C.
10 2
Ω
D.
20 2
Ω
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức (4)
2 2
axCm L
U
U R Z
R
= +
với Z
L
= L.ω =
1
.100 20
5
π
π
= Ω
2 2
3 20 10 2
U
U R R
R
⇔ = + ⇒ =
Ω
⇒ Chọn đáp án C
- Bài tập 3: (Câu 25 mã đề 586 thi tốt nghiệp THPT năm 2010)
Đặt điện áp
2 osu U c t
ω
=
(với U và ω không đổi) vào hai đầu một đoạn mạch
có R, L, C mắc nối tiếp. Biết điện trở thuần R và độ tự cảm L của cuộn cảm
thuần đều xác định còn tụ điện có điện dung thay đổi được. Thay đổi điện dung
của tụ điện đến khi công suất của đoạn mạch đạt cực đại thì thấy điện áp hiệu
dụng giữa hai bản tụ điện là 2U. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần
lúc đó là
A. 3U. B.
2 2U
. C. U. D. 2U.
6
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức (2)
Để P
max
thì Z
L
= Z
C
; U
L
= U
C
= 2U
⇒ Chọn đáp án D
- Bài tập 4: (Câu 31 mã đề 817 đề thi tuyển sinh Đại Học năm 2011)
Đặt điện áp xoay chiều
2 os100 ( )u U c t V
π
=
vào hai đầu đoạn mạch mắc nối
tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự
cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm đạt
giá trị cực đại thì thấy giá trị cực đại đó bằng 100 V và điện áp hiệu dụng ở hai
đầu tụ điện bằng 36 V. Giá trị của U là
A. 80 V. B. 136 V. C. 64 V. D. 48 V
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức (3):
2 2 2 2
2 2
. 100.36 36 48
C R C
L L
C C
R L C C
R Z U U
Z U
Z U
U U U U V
+ +
= ⇔ =
⇒ = − = − =
2 2 2 2
ax
ax
2 2
.
.
80
Lm C R C
R
Lm R
R C
U U
U R Z U U
R U
U U
U V
U U
= + = +
⇒ = =
+
⇒ Đáp án là A
- Bài tập 5: (Câu 20 mã đề 428 đề thi tuyển sinh Cao Đẳng năm 2008)
Một mạch RLC không phân nhánh gồm điện trở thuần 100Ω, cuộn cảm thuần
có hệ số tự cảm
1
( )L H
π
=
và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai
đầu đoạn mạch điện áp
200 2 os100 ( )u c t V
π
=
. Thay đổi điện dung của tụ cho đến
khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại. Giá trị cực đại
đó bằng
A.
100 2
V. B. 200 V. C.
50 2
V. D. 50 V
Hướng đẫn giải:
Ta có: Z
L
= L.ω = 100 Ω
Áp dụng công thức (5)
ax
200
. .100 200
100
Lm L
U
U Z V
R
= = =
7
⇒ Chọn đáp án B
- Bài tập 6: Một đoạn mạch gồm cuộn dây (
0,8
60 ,R L H
π
= Ω =
), tụ điện có điện
dung C biến đổi được. Mắc vôn kế có điện trở rất lớn vào hai đầu tụ điện. Đặt
điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 120 V, tần số 50 Hz vào hai đầu
đoạn mạch. Biến đổi C để số chỉ của vôn kế cực đại, tính C và số chỉ cực đại của
vôn kế?
A.
8 ,100F V
µ
. B.
8
,200F V
µ
π
. C.
4 ,100F V
µ
. D.
4
,200F V
µ
π
Hướng dẫn giải:
Ta có Z
L
= L.ω = 80 Ω
Áp dụng công thức (4)
2 2 2 2
6
60 80
125
80
1 1 1 8
.10
. . 125.100
L
C
L
C
C
R Z
Z
Z
Z C F
C Z
ω ω π π
−
+ +
= = = Ω
= ⇒ = = =
Và
2 2 2 2
ax
120
. 60 80 200
60
Cm L
U
U R Z V
R
= + = + =
⇒ Chọn đáp án B
- Bài tập 7: Đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần cảm có
cảm kháng 40 Ω. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 100 V vào hai
đầu đoạn mạch. Cho R thay đổi từ 0 đến rất lớn, công suất tiêu thụ của đoạn
mạch đạt giá trị cực đại khi R bằng bao nhiêu? Tìm giá trị cực đại đó?
A. 50 Ω, 125 W. B. 30 Ω, 225 W. C. 40 Ω, 125 W. D. 20 Ω, 225W
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức (1)
Để P
max
thì R = Z
L
= 40 Ω
2 2
ax
100
125 W
2 2.40
m
U
P
R
= = =
⇒ Chọn đáp án C
- Bài tập 8: Một mạch gồm điện trở thuần R = 100 Ω, tụ điện có điện dung C =
0,318.10
-4
F và cuộn cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch
điện áp xoay chiều u = 200cos100
π
t (V). Tìm L để công suất tiêu thụ của đoạn
mạch đạt giá trị cực đại, tìm giá trị cực đại đó?
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức (2)
8
4
1 1
100
. 0,318.10 .100
L C
Z Z
C
ω π
−
= = = = Ω
100 1
.
100
L
L
Z
Z L L H
ω
ω π π
= ⇒ = = =
( )
2
2
ax
100 2
200 W
100
m
U
P
R
= = =
- Bài tập 9: Mạch điện gồm điện trở thuần R = 100 Ω, cuộn cảm thuần
2
L H
π
=
và tụ điện có điện dung C biến đổi được mắc nối tiếp vào hai đầu mạch có điện
áp
120 2 os100 ( )u c t V
π
=
. Khi C thay đổi từ 0 đến rất lớn, tìm điện áp hiệu dụng
cực đại ở hai đầu L, R, C.
Hướng dẫn giải:
Ta có Z
L
= L.ω = 200 Ω
Áp dụng công thức (4)
2 2 2 2
ax
120
100 200 120 5
100
Cm L
U
U R Z V
R
= + = + =
Áp dụng công thức (5)
ax
120
. .200 240
100
Lm L
U
U Z V
R
= = =
Áp dụng công thức (7)
ax
120
Rm
U U V
= =
- Bài tập 10: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm R = 30 Ω, L có giá trị thay đổi
được, tụ điện có điện dung
4
1
.10
2
C F
π
−
=
. Đặt điện áp xoay chiều
100 2 os100 ( )u c t V
π
=
vào hai đầu đoạn mạch. Khi điện áp giữâ hai đầu cuộn
cảm đạt giá trị cực đại thì cảm kháng là
A. 200 Ω. B. 205 Ω. C. 202 Ω. D. Đáp án khác
Hướng dẫn giải:
Ta có:
1
200
.
C
Z
C
ω
= = Ω
Áp dụng công thức (3):
2 2
2 2
30 200
205
200
C
L
C
R Z
Z
Z
+
+
= = = Ω
⇒ Chọn đáp án B
9
4. Kiểm nghiệm
Tôi thực hiện quá trình kiểm nghiệm này trong năm học 2012 – 2013. Tôi
chọn ra 2 lớp 12B
11
, và 12B
12
trường THPT Yên Định 2, các em có trình độ nhận
thức tương đương nhau. Ở lớp B
12
học sinh chưa được tiếp cận với hệ thống
công thức mà tôi đưa ra, còn ở lớp B
11
học sinh đã được học và áp dụng hệ thống
công thức về cực trị mà đề tài đã nêu. Cho 2 lớp cùng làm một đề kiểm tra 15
phút.
Đề kiểm tra 15 phút
Câu 1: Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở hoạt động R, độ tự cảm
L = 0,318 H mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt điện áp
xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 141,4 V, tần số 50 Hz vào hai đầu mạch.
Tìm C để công suất tiêu thụ của mạch đạt giá trị cực đại?
A. 31,8 µF B. 3,18 µF C. 0,318 µF D. 318 µF
Câu 2: Mạch xoay chiều gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L biến đổi được
mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C = 63,6 µF, điện trở thuần R. Đặt điện áp
xoay chiều có giá trị hiệu dụng U, tần số 50 Hz vào hai đầu mạch. Với giá trị
nào của L thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt giá trị cực đại?
A. 1,59 H. B. 0,159 H. C. 2,59 H. D. 0,259 H
Câu 3: Đoạn mạch gồm một biến trở và một tụ điện có điện dung C = 61,3 µF
mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều u = 120cos100πt
(V). Cần điều chỉnh cho điện trở của biến trở đến giá trị nào để công suất trên
biến trở đạt cực đại? Tính giá trị cực đại đó?
A.50 Ω, 60 W. B. 60 Ω, 50 W. C. 52 Ω, 69 W. D. 69 Ω, 52 W
Câu 4: Một đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây (có
1,2
90 ,R L H
π
= Ω =
) và tụ
điện có điện dung C thay đổi được mắc nối tiếp với nhau. Đặt vào hai đầu đoạn
mạch điện áp xoay chiều
180 2 os100 ( )u c t V
π
=
. Mắc Vôn kế giữa hai đầu tụ điện.
Thay đổi C đến giá trị C
0
để số chỉ của Vôn kế cực đại. Giá trị cực đại đó là
A. 200 V. B. 250 V. C. 300 V. D. 350 V
Câu 5: Một mạch R, L, C mắc nối tiếp trong đó R = 120 Ω, L không đổi còn C
thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch một nguồn có U, f = 50 Hz sau đó điều
chỉnh C đến khi C =
40
F
µ
π
thì U
Cmax
, L có giá trị là:
A. 1,4/π H. B. 0,9/π H. C. 1/π H. D. 1,2/π H
Câu 6: Mạch xoay chiều gồm điện trở thuần R, tụ điện có C thay đổi, cuộn cảm
có độ tự cảm
2
L H
π
=
và điện trở r = 30 Ω mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn
mạch hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 60 V và tần số f = 50 Hz.
Điều chỉnh điện dung tụ điện đến giá trị C
1
thì công suất tiêu thụ trên mạch đạt
cực đại và bằng 30 W. Tính giá trị R và C
1
.
10
A.
4
10
120 ; F
π
−
Ω
B.
4
10
90 ;
2
F
π
−
Ω
C.
4
10
120 ;
2
F
π
−
Ω
D.
4
10
100 ;
2
F
π
−
Ω
Câu 7: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần R, một tụ điện có điện
dung
4
10
C F
π
−
=
và một cuộn dây thuần cảm, có hệ số tự cảm L = 159 mH, nối
tiếp với nhau. Hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu mạch là u = U
0
cos100πt V.
Giá trị R để công suất toả nhiệt của mạch cực đại là:
A. 150 Ω. B. 200 Ω. C. 100 Ω. D. 50 Ω
Câu 8: Trong đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp, hệ số tự cảm của cuộn
dây là L = 0,100H, tụ điện có điện dung C = 1,00 µF, tần số dòng điện f = 50
Hz. Cần phải thay tụ trên bởi tụ có điện dung C bằng bao nhiêu để trên đoạn
mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.
A. 1,01 µF. B. 2 µF. C. 101 µF. D. 200 µF
Câu 9: Một đoạn mạch RLC nối tiếp có R không đổi,
10
C F
µ
π
=
. Đặt vào hai
đầu mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50 Hz.
Để công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại thì độ tự cảm L của mạch là:
A. 10/π H. B. 5/π H. C. 1/π H. D. 50 H
Câu 10: Đặt điện áp u = U
0
cos2πft (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở
thuần R, cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi
U
R
, U
L
, U
C
lần lượt là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn
cảm và giữa hai đầu tụ điện. Trường hợp nào sau đây, điện áp tức thời giữa hai
đầu đoạn mạch cùng pha với điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở?
A. Thay đổi f để U
Cmax
. B. Thay đổi C để U
Rmax
C. Thay đổi R để U
Cmax
. D. Thay đổi L để U
Lmax
Đáp án: 1A, 2B, 3D, 4C, 5B, 6B, 7D, 8C , 9A, 10B
Kết quả đạt được:
Sau khi thu bài kiểm tra, tổng hợp kết quả thu được như sau:
Lớp Sĩ
số
Kết quả
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
12B
11
37 10 27,03 20 54,05 6 16,22 1 2,7 0 0
12B
12
36 0 0 10 27,78 16 44,44 7 19,44 3 8,34
So sánh kết quả sau khi làm bài kiểm tra 15 phút của hai lớp, thấy chất lượng
của lớp B
11
cao hơn hẳn so với lớp B
12
về loại giỏi và khá, điểm kém đã không
còn và điểm yếu thì giảm đi rõ rệt.
11
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Sau khi hoàn thành xong đề tài này tôi nhận thấy, tuy rằng đề tài phạm vi áp
dụng của nó chưa rộng đối với tất cả học sinh, nó chỉ áp dụng chủ yếu cho học
sinh theo khối A, A
1
phục vụ cho thi vào các trường Đại học – Cao đẳng nhưng
nó đã góp phần nào giúp cho các em thấy dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian
hơn khi làm những bài toán cực trị chương dòng điện xoay chiều.
Trên đây là kinh nghiệm tôi rút ra từ thực tế dạy học của bản thân và học
sinh qua một số năm, tuy nhiên cũng không tránh được những sai sót và hạn chế,
tôi rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, để tôi dần
hoàn thiện hơn và đạt được kết quả cao hơn trong công tác.
2. Đề xuất:
Đối với giáo viên phải cần không ngừng học hỏi, học mọi lúc, mọi nơi, luôn
luôn tìm tòi sáng tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của
mình.
Sau khi dạy xong mỗi chương giáo viên phải tổng hợp lại toàn bộ kiến thức
trọng tâm của chương đó, đối với mỗi dạng bài tập giáo viên phải đưa ra được
phương pháp giải cụ thể một cách nhanh nhất. Ngoài ra, giáo viên phải biết vận
dụng sáng tạo, linh hoạt, hợp lý trong quá trình dạy học sao cho phù hợp với
từng lớp, từng học sinh, làm thể nào để phát huy tính tích cực, tự giác của các
em để chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
Những phần bài tập có liên quan đến vấn đề thi Đại học – Cao đẳng nên được
đưa vào trong chương trình của sách giáo khoa, có thể chỉ là phần đọc thêm
nhưng nó sẽ giúp học sinh có thể tự mình nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức.
Xác nhận của thủ trưởng Thanh Hoá, ngày 10 tháng 5 năm 2013
đơn vị Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết không sao chép nội
dung của người khác.
Người thực hiện
Lưu Thị Hân
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý 12 cơ bản. NXB Giáo Dục
2. Sách giáo khoa Vật lý 12 nâng cao. NXB Giáo Dục
3. Sách 1234 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm điển hình Vật lý. NXB ĐHQG
Hà Nội
4. Rèn luyện kỹ năng giải toán Vật lý 12. NXB GD Việt Nam
5. Vật lý 12 những bài tập hay và điển hình. NXB ĐHQG Hà Nội
6. Tuyển tập đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH- CĐ của các trường
THPT chuyên môn Vật lý. NXB Hà Nội.
7. Sách giáo viên Vật lý 12 cơ bản. NXB Giáo Dục.
8. Sách giáo viên Vật lý 12 nâng cao. NXB Giáo Dục.
9. Giới thiệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh vào Đại học – Cao đẳng toàn
quốc môn Vật lý. NXB Hà Nội
13
MỤC LỤC
Nội dung Trang
I. Đặt vấn đề. 1
II. Giải quyết vấn đề 1
1. Cơ sở lý luận của vấn đề 1
2. Thực trạng của vấn đề 3
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 3
4. Kiểm nghiệm 9
III. Kết luận và đề xuất 11
14